Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Sàng lọc và nghiên cứu chủng xạ khuẩn có khả năng đối kháng nấm colletotrichum musae và alternaria alternata gây bệnh trên chuối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 81 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC
-------------***-------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
SÀNG LỌC VÀ NGHIÊN CỨU CHỦNG
XẠ KHUẨN CÓ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG NẤM
COLLETOTRICHUM MUSAE VÀ ALTERNARIA
ALTERNATA GÂY BỆNH TRÊN CHUỐI.

Hà Nội - 2022


HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CƠNG NGHỆ SINH HỌC
-------------***-------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
SÀNG LỌC VÀ NGHIÊN CỨU CHỦNG
XẠ KHUẨN CÓ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG NẤM
COLLETOTRICHUM MUSAE VÀ ALTERNARIA
ALTERNATA GÂY BỆNH TRÊN CHUỐI.

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN THU HÀ


Mã sinh viên

: 637376

Lớp

: K63CNSHD

Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. NGUYỄN THANH HUYỀN
Bộ môn

: Công nghệ vi sinh

Hà Nội - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Các số liệu sử dụng trong khố luận này là do tơi thu đƣợc từ các thí nghiệm
nên có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả này chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ
nghiên cứu nào khác.
Các tài liệu đƣợc trích dẫn trong khoá luận đã đƣợc nêu trong danh mục tài
liệu tham khảo và mọi sự giúp đỡ đã đƣợc cảm ơn.
Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2022
Sinh viên

Nguyễn Thu Hà

i



LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, cho phép tôi gửi lời cảm
ơn chân thành nhất tới Ban Giám đốc, các phòng, ban của Học viện Nông
nghiệp Việt Nam, Khoa Công nghệ Sinh học, Bộ môn Công nghệ Vi sinh, các
thầy, cô đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình
học tập, nghiên cứu và hồn thành khố luận.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến ngƣời hƣớng dẫn tôi: ThS.
Nguyễn Thanh Huyền, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ, động
viên tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành khố luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới PGS.TS. Nguyễn Xuân Cảnh, PGS.TS.
Nguyễn Văn Giang, ThS. Trần Thị Đào, ThS. Trần Thị Hồng Hạnh, CN. Dƣơng
Văn Hoàn và CN. Nguyễn Thị Thu đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu.
Cuối cùng, với tất cả lịng kính trọng và biết ơn vô hạn, tôi xin gửi lời cảm
ơn đến bố, mẹ, ơng, bà, ngƣời thân và tồn thể bạn bè đã giúp đỡ, động viên và
tạo động lực cho tôi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2022
Sinh viên

Nguyễn Thu Hà

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii

MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... viii
TĨM TẮT .......................................................................................................... viii
PHẦN I. MỞ ĐẦU................................................................................................ 1
1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................... 2
4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 2
5. Ý nghĩa của đề tài............................................................................................. 2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
2.1. Tổng quan về chuối (Musa ssp.) .................................................................... 3
2.2. Tổng quan về nấm Colletotrichum musae gây bệnh thán thƣ trên chuối ...... 5
2.2.1. Giới thiệu về nấm Colletotrichum musae ................................................... 5
2.2.2. Triệu chứng của bệnh thán thƣ trên chuối .................................................. 6
2.2.3. Cơ chế gây bệnh của Colletotrichum musae ............................................... 7
2.2.4. Mức độ thiệt hại của bệnh thán thƣ trên chuối............................................ 8
2.3. Tổng quan về nấm Alternaria alternata gây bệnh đốm nâu trên chuối......... 9
2.3.1. Giới thiệu về nấm Alternaria alternata ...................................................... 9
2.3.2. Triệu chứng của bệnh đốm nâu trên chuối ................................................ 11
2.3.3. Cơ chế gây bệnh của Alternaria alternata ................................................ 11
2.3.4. Mức độ thiệt hại của bệnh đốm nâu trên chuối ......................................... 12
2.4. Biện pháp phòng trừ bệnh hại cây trồng do nấm Colletotrichum musae và
Alternaria alternata gây ra ................................................................................................ 13
iii


2.5. Tổng quan về xạ khuẩn ................................................................................ 15
2.5.1. Giới thiệu về xạ khuẩn .............................................................................. 15

2.5.2. Môi trƣờng sống của xạ khuẩn .................................................................. 17
2.5.3. Ứng dụng của xạ khuẩn trong nông nghiệp, y học và đời sống................ 19
2.6. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc và thế giới về xạ khuẩn đối
kháng nấm bệnh hại cây trồng ............................................................................ 20
2.6.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc .............................................................. 20
2.6.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................ 21
Phần III. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 23
3.1. Vật liệu nghiên cứu ...................................................................................... 23
3.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................. 23
3.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................ 23
3.1.3. Hoá chất, dụng cụ và thiết bị..................................................................... 23
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 25
3.2.1. Sàng lọc và tuyển chọn chủng xạ khuẩn có hoạt tính kháng nấm ............ 25
3.2.2. Ảnh hƣởng của môi trƣờng nuôi cấy đến sự sinh trƣởng của xạ khuẩn ... 25
3.2.3. Phƣơng pháp xác định đặc điểm hình thái của chủng xạ khuẩn ............... 26
3.2.4. Ảnh hƣởng của một số điều kiện nuôi cấy tới sự sinh trƣởng của chủng xạ
khuẩn ................................................................................................................... 26
3.2.5. Phƣơng pháp xác định đặc điểm hoá sinh của chủng xạ khuẩn................ 27
3.2.6. Đánh giá khả năng ức chế bào tử nấm nảy mầm của chủng xạ khuẩn
(Phuakjaiphaeo & cs., 2016) ............................................................................... 28
3.2.7. Định danh chủng xạ khuẩn đƣợc tuyển chọn ............................................ 28
Phần IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 32
4.1. Sàng lọc chủng xạ khuẩn có hoạt tính kháng nấm ....................................... 32
4.2. Ảnh hƣởng của mơi trƣờng nuôi cấy đến sự sinh trƣởng của chủng xạ khuẩn
tuyển chọn ........................................................................................................... 34
4.3. Đặc điểm hình thái của chủng xạ khuẩn tuyển chọn ................................... 35
4.3.1. Đặc điểm hình thái khuẩn lạc ................................................................... 35
iv



4.3.2. Đặc điểm hình thái hệ sợi, cuống sinh bào tử và bào tử ........................... 36
4.4. Ảnh hƣởng của một số điều kiện nuôi cấy tới sự sinh trƣởng của chủng xạ
khuẩn ................................................................................................................... 38
4.4.1. Ảnh hƣởng của nhiệt độ tới sự sinh trƣởng của chủng xạ khuẩn ......38
4.4.2. Ảnh hƣởng của pH tới sự sinh trƣởng của chủng xạ khuẩn...................... 40
4.4.3. Ảnh hƣởng của nồng độ muối tới sự sinh trƣởng của chủng xạ khuẩn .... 43
4.4.4. Khả năng đồng hoá nguồn cacbon của chủng xạ khuẩn ........................... 45
4.4.5. Khả năng sử dụng nguồn nitơ của chủng xạ khuẩn .................................. 47
4.5. Đặc điểm hoá sinh của chủng xạ khuẩn tuyển chọn .................................... 49
4.5.1. Khả năng hình thành sắc tố melanin của chủng xạ khuẩn ........................ 49
4.5.2. Khả năng sinh enzyme ngoại bào của chủng xạ khuẩn ............................ 50
4.6. Khả năng ức chế bào tử nấm nảy mầm của chủng xạ khuẩn tuyển chọn .... 51
4.7. Định danh chủng xạ khuẩn đƣợc tuyển chọn ............................................... 54
4.7.1. Tách chiết và xác định nồng độ DNA tổng số .......................................... 54
4.7.2. Khuếch đại trình tự DNA bằng phản ứng PCR ........................................ 55
4.7.3. Định danh chủng xạ khuẩn tuyển chọn bằng phƣơng pháp giải trình tự
đoạn gen 16S rRNA ............................................................................................ 56
Phần V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 60
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 60
5.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 61
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 69

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt


Chú thích

cs.

Cộng sự

µl

Microliter

µm

Micrometer

nm

Nanomet

ml

Millilit

cm

Centimeter

mg

Milligram


CMC

Carboxymethyl cellulose

ISP

International Streptomyces Project

PDA

Potato dextrose agar

SCA

Starch casein agar

RNA

Ribonucleic acid

DNA

Deoxyribonucleic acid

KTKS

Khuẩn ty khí sinh

KTCC


Khuẩn ty cơ chất

A. alternata

Alternaria alternata

C. musae

Colletotrichum musae

S. katrae

Streptomyces katrae

C. gloeosporioides

Colletotrichum gloeosporioides

B. cinerea

Botrytis cinerea

P. capsici

Phytophthora capsici

S. amritsarensis

Streptomyces amritsarensis


vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Cặp mồi sử dụng cho phản ứng PCR ................................................. 30
Bảng 3.2. Thành phần của phản ứng PCR (20µl) ............................................... 30
Bảng 4.1. Kết quả sàng lọc đối kháng của sáu chủng xạ khuẩn thí nghiệm với
hai chủng nấm C. musae và A. alternata ................................................... 32
Bảng 4.2. Ảnh hƣởng của môi trƣờng nuôi cấy đến sự sinh trƣởng ................... 35
của chủng xạ khuẩn ............................................................................................. 35
Bảng 4.3. Đặc điểm hình thái khuẩn lạc của hai chủng xạ khuẩn tuyển chọn ... 36
Bảng 4.4. Ảnh hƣởng của nhiệt độ tới sự sinh trƣởng của chủng xạ khuẩn ....... 38
Bảng 4.5. Ảnh hƣởng của pH tới sự sinh trƣởng của chủng xạ khuẩn ............... 40
Bảng 4.6. Ảnh hƣởng của nồng độ muối tới sự sinh trƣởng............................... 43
của chủng xạ khuẩn ............................................................................................. 43
Bảng 4.7. Khả năng đồng hoá nguồn cacbon khác nhau của.............................. 45
hai chủng xạ khuẩn tuyển chọn ........................................................................... 45
Bảng 4.8. Khả năng sử dụng các nguồn nitơ khác nhau của .............................. 47
hai chủng xạ khuẩn tuyển chọn ........................................................................... 47
Bảng 4.9. Đƣờng kính vịng phân giải (mm) của hai chủng xạ khuẩn ............... 50

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Bệnh thán thƣ trên quả chuối do nấm C. musae gây ra.................................. 6
Hình 2.2. Đặc điểm hình thái của A. alternata ................................................... 10
Hình 4.1. Kết quả đối kháng của sáu chủng xạ khuẩn với nấm A. alternata (A-nấm

A. alternata, B-XK-111 đối kháng nấm, C-XK-116 đối kháng nấm, D-XK-45
đối kháng nấm, E-XK-48 đối kháng nấm, F-XK-112 đối kháng nấm) ..............33
Hình 4.2. Kết quả đối kháng của sáu chủng xạ khuẩn với nấm C.musae ...................33
Hình 4.3. Sự sinh trƣởng của chủng XK-111 trên các mơi trƣờng ..............................35
Hình 4.4. Sự sinh trƣởng của chủng XK-116 trên các môi trƣờng ..............................35
Hình 4.5. Hình thái hệ sợi và chuỗi sinh bào tử (A), phát tán bào tử (B) của chủng xạ
khuẩn XK-111 ..........................................................................................................37
Hình 4.6. Hình thái hệ sợi và chuỗi sinh bào tử (A), phát tán bào tử (B) của chủng xạ
khuẩn XK-116 ..........................................................................................................37
Hình 4.7. Sự sinh trƣởng của chủng XK-111 ở điều kiện nhiệt độ khác nhau ...........39
Hình 4.8. Sự sinh trƣởng của chủng XK-116 ở điều kiện nhiệt độ khác nhau ...........39
Hình 4.9. Sự sinh trƣởng của chủng XK-111 ở các điều kiện pH khác nhau.............41
Hình 4.10. Sự sinh trƣởng của chủng XK-116 ở các điều kiện pH khác nhau...........42
Hình 4.11. Sự sinh trƣởng của chủng XK-111 ở điều kiện muối khác nhau ..............44
Hình 4.12. Sự sinh trƣởng của chủng XK-116 ở điều kiện muối khác nhau ..............44
Hình 4.13. Khả năng đồng hoá các nguồn cacbon của chủng XK-111 ......................46
Hình 4.14. Khả năng đồng hố các nguồn cacbon của chủng XK-116 ......................46
Hình 4.15. Khả năng sử dụng các nguồn nitơ của chủng XK-111 ..............................48
Hình 4.16. Khả năng sử dụng các nguồn nitơ của chủng XK-116 ..............................48
Hình 4.17. Chủng XK-111 (A) và chủng XK-116 (B) trên môi trƣờng ISP6 sau 7
ngày ni cấy............................................................................................................49
Hình 4.18. Khả năng sinh enzyme ngoại bào của chủng XK-116 và XK-111 ..........50
Hình 4.19. Ảnh hƣởng của dịch nuôi cấy XK-111 và XK-116 đến sự nảy mầm của
bào tử nấm C. musae sau 6 giờ ...............................................................................51
viii


Hình 4.20. Ảnh hƣởng của dịch ni cấy XK-111 đến sự nảy mầm của bào tử nấm
C. musae sau 12 giờ .................................................................................................52
Hình 4.21. Ảnh hƣởng của dịch ni cấy XK-116 đến sự nảy mầm của bào tử nấm

C. musae sau 12 giờ .................................................................................................52
Hình 4.22. Ảnh hƣởng của dịch ni cấy XK-111 đến sự nảy mầm của bào tử nấm
A. alternata sau 12 giờ.............................................................................................53
Hình 4.23. Ảnh hƣởng của dịch ni cấy XK-116 đến sự nảy mầm của bào tử nấm
A. alternata sau 12 giờ.............................................................................................53
Hình 4.24. Kết quả điện di sản phẩm DNA tổng số của hai chủng xạ khuẩn tuyển
chọn trên gel agarose 1%.........................................................................................55
Hình 4.25. Kết quả điện di sản phẩm PCR của hai chủng xạ khuẩn tuyển chọn trên
gel agarose 1.5% ......................................................................................................56
Hình 4.26. Cây phát sinh chủng loại dựa trên trình tự gen 16S rRNA của chủng xạ
khuẩn XK-111 ..........................................................................................................57
Hình 4.27. Cây phát sinh chủng loại dựa trên trình tự gen 16S rRNA của chủng xạ
khuẩn XK-116 ..........................................................................................................58
Hình 1. Hình thái khuẩn lạc của chủng XK-111 trên hệ thống ISP.............................69
Hình 2. Hình thái khuẩn lạc của chủng XK-116 trên hệ thống ISP.............................69

ix


TĨM TẮT

Cây chuối nhờ đặc tính dễ trồng và khả năng tiêu thụ cao đã trở thành mặt
hàng lƣơng thực xuất khẩu tiềm năng ở nhiều nƣớc trên thế giới. Đây là lợi thế
lớn đối với ngành dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa nhằm mang lại sự phát triển
đáng kể cho nền kinh tế. Hiện nay nhu cầu tiêu thụ chuối ngày càng tăng cao và
khơng có dấu hiệu giảm xuống. Tuy nhiên, trong những năm gần đây một số
bệnh do vi sinh vật gây ra, đặc biệt là bệnh thán thƣ và đốm nâu hại chuối đã
gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thƣơng mại chuối tồn cầu. Cho
đến nay, phịng trừ sinh học đang đƣợc xem là giải pháp cần thiết để thay thế
cho việc sử dụng thuốc hóa học. Với mục tiêu nghiên cứu thêm nhiều nguồn vật

liệu sinh học có thể đối kháng với các tác nhân gây bệnh hại nghiêm trọng đến
cây chuối. Mục đích của nghiên cứu là xác định những chủng xạ khuẩn có tính
đối kháng cao với nấm Colletotrichum musae và Alternaria alternata gây bệnh
thán thƣ và đốm nâu trên chuối. Nghiên cứu đã sàng lọc đƣợc 5 chủng xạ khuẩn
trong số 20 chủng xạ khuẩn thí nghiệm có khả năng đối kháng với hai chủng
nấm gây bệnh. Đã tuyển chọn đƣợc 2 chủng xạ khuẩn XK-111 và XK-116 có
hoạt tính kháng nấm mạnh nhất. Khảo sát khả năng sinh trƣởng trên môi trƣờng
phát triển mạnh nhất là Gause I cho thấy XK-111 và XK-116 có khả năng sinh
trƣởng tốt ở nhiệt độ 30ºC, trên dải pH khá rộng (7-10), đồng thời, chúng có khả
năng chịu muối tƣơng đối cao (lên đến 3-5%). Khảo sát khả năng sinh trƣởng
trên mơi trƣờng ISP9 cho thấy XK-111 và XK-116 có khả năng sử dụng nhiều
nguồn đƣờng và nitrogen khác nhau. Ngoài ra, hai chủng xạ khuẩn cịn cho thấy
hoạt tính một số loại enzyme khá mạnh và dịch ni cấy có thể ức chế bào tử
nấm bệnh nảy mầm. Kết hợp các đặc điểm hình thái, ni cấy, sinh lý, sinh hóa
và phân tích sinh học phân tử có thể xác định chủng XK-111 là lồi
Streptomyces toxytricini, chủng XK-116 có thể xác định là loài Streptomyces
globosus.

x


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Bệnh hại trên cây trồng, đặc biệt là bệnh do nấm gây ra là một trong
những nguyên nhân gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp. Bệnh
hại cây trồng không chỉ ảnh hƣởng nghiêm trọng mùa màng ở Việt Nam mà còn
tại các khu vực khác ở Châu Á và trên thế giới. Nấm bệnh có mặt ở khắp mọi
nơi và tồn tại trong nhiều loại cây trồng. Nấm sinh sản rất nhanh và phát triển
thành bệnh ảnh hƣởng đến năng suất, chất lƣợng cây trồng.
Chuối là loại trái cây đƣợc sản xuất và tiêu thụ rộng rãi trên thế giới. Bệnh

thán thƣ do nấm Colletotrichum musae và đốm nâu do nấm Alternaria alternata
gây ra trên cây chuối làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sản lƣợng chuối đƣợc
tiêu thụ ra thị trƣờng. Do vậy, trong sản xuất nông nghiệp cần thực hiện kết hợp
nhiều biện pháp để phòng và điều trị bệnh do nấm gây ra.
Bên cạnh kiểm sốt hóa học, các tác nhân kiểm soát sinh học đã đƣợc
nghiên cứu và sử dụng. Đối kháng vi sinh vật là một cách tiếp cận mới, đƣợc sử
dụng rộng rãi để quản lý sự phát triển của mầm bệnh trong quá trình bảo quản
trƣớc và sau thu hoạch. Trong đó, xạ khuẩn và vi khuẩn là nhóm tác nhân phịng
trừ sinh học có triển vọng trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Các đối tƣợng vi
sinh vật này có thể ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh thơng qua q trình
cạnh tranh dinh dƣỡng, sản xuất kháng sinh hay tiết enzyme ngoại bào,...
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Sàng lọc và nghiên cứu chủng xạ
khuẩn có khả năng đối kháng nấm Colletotrichum musae và Alternaria
alternata gây bệnh trên chuối” đã đƣợc thực hiện nhằm định hƣớng tìm ra
đƣợc biện pháp phòng, điều trị bệnh thán thƣ và đốm nâu gây hại trên chuối,
cũng nhƣ phát huy tiềm năng của nguồn vi sinh vật trong hệ sinh thái cây trồng
chuyên biệt.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu
 Sàng lọc và tuyển chọn đƣợc chủng xạ khuẩn đối kháng nấm gây bệnh

thán thƣ (C. musae) và đốm nâu (A. alternata) trên cây chuối.
 Nghiên cứu đƣợc một số đặc điểm của các chủng xạ khuẩn tuyển chọn.

3. Đối tƣợng nghiên cứu
Các chủng xạ khuẩn và nấm gây bệnh (C. musae và A. alternata) trên cây
chuối đƣợc lƣu trữ tại phịng thí nghiệm bộ môn Công nghệ vi sinh, khoa Công

nghệ sinh học, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.
4. Nội dung nghiên cứu
 Sàng lọc và tuyển chọn chủng xạ khuẩn có khả năng kháng nấm C.

musae và A. alternata cao.
 Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh học của chủng xạ khuẩn đã

tuyển chọn.
 Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số điều kiện nuôi cấy đến khả năng sinh

trƣởng của chủng xạ khuẩn đƣợc tuyển chọn.
5. Ý nghĩa của đề tài
 Ý nghĩa khoa học: cung cấp thông tin khoa học hữu ích cho các nghiên

cứu về vi sinh vật đối kháng nấm bệnh hại cây trồng.
 Ý nghĩa thực tiễn: đƣa ra những kết luận có vai trị quan trọng trong việc

sản xuất chế phẩm sinh học có ích cho nông nghiệp.

2


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về chuối (Musa ssp.)
Chuối (Musa spp.) là một trong những mặt hàng nơng nghiệp có giá trị
nhất tồn cầu. Những cây chuối có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới ở Đơng Nam Á
và Úc. Ngày nay, chuối đƣợc trồng khắp các vùng nhiệt đới trên thế giới. Nhiều
lồi chuối dại vẫn cịn mọc lên ở Việt Nam, New Guinea, Malaysia, Indonesia,
và Philippines.
Cây chuối thƣờng mọc lên cao, thẳng và vững nên nó thƣờng bị nhầm lẫn

với thân cây thật, trong khi "thân" chính của nó là một "thân giả" (pseudostem).
Một số lồi thân giả có thể cao 2-8 mét, với lá kéo dài 3.5 mét, là loài thân thảo
lớn nhất. Mỗi thân giả có thể ra một buồng chuối màu vàng, xanh hay đỏ, trƣớc
khi chết và bị thay bằng thân giả mới. Lá chuối ra theo hình xoắn và có thể kéo
dài 2.7 mét và rộng 60cm. Chuối có rất nhiều công dụng. Chúng không chỉ đƣợc
tiêu thụ dƣới dạng trái cây tƣơi mà cịn đƣợc nấu chín, giống nhƣ quả rừng.
Ngoài quả, các bộ phận khác của cây cũng đƣợc sử dụng: phần thân giả đƣợc sử
dụng làm vật nổi và lá đƣợc sử dụng để làm nơi trú ẩn hay mái nhà hoặc làm
màng bọc để nấu ăn ở Philippines. Ở Thái Lan, nụ hoa của các giống đƣợc sử
dụng trong các chế biến ẩm thực khác nhau.
Theo nhiều báo cáo cho thấy, so với táo, cam, nho và dƣa thì chuối có sản
lƣợng khá cao, đồng thời giá trị thƣơng mại trên thế giới rất lớn. Chuối đƣợc
trồng ở hơn 120 quốc gia thuộc khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên 5 lục địa.
Có hơn 1000 giống chuối đƣợc sản xuất và tiêu thụ tại địa phƣơng trên thế giới,
nhƣng đƣợc thƣơng mại hóa nhiều nhất là loại chuối Cavendish, chiếm khoảng
47% sản lƣợng toàn cầu. Khoảng 50 tỷ tấn chuối Cavendish đƣợc sản xuất trên
toàn cầu mỗi năm (theo FAO - Tổ chức Nông lƣơng Liên hợp quốc).
Chuối đặc biệt có ý nghĩa ở một số nƣớc kém phát triển và có thu nhập
thấp, thiếu lƣơng thực, vì chúng khơng chỉ đóng góp vào an ninh lƣơng thực hộ
gia đình nhƣ một loại lƣơng thực chính mà cịn tạo ra thu nhập nhƣ việc kinh
doanh kiếm tiền. Dựa trên số liệu xuất khẩu năm 2016, ngành công nghiệp chuối
3


toàn cầu tạo ra khoảng 8 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, chỉ có 15% sản lƣợng
chuối đƣợc bn bán trên thị trƣờng quốc tế, phần còn lại đƣợc tiêu thụ trong
nƣớc, đóng góp phần lớn vào khẩu phần ăn của ngƣời dân.
Chất xơ và chất chống oxy hóa là hai chất bổ dƣỡng đặc biệt có trong
chuối. Bên cạnh đó, chuối cịn có ích trong q trình giảm cân, hỗ trợ tim mạch,
cải thiện sức khỏe cho thận, giúp giảm nguy cơ bị chuột rút khi tập luyện thể

thao,... Do các giá trị dinh dƣỡng mà chuối mang lại nên nhu cầu ăn chuối của
ngƣời dân ngày càng tăng cao, đặc biệt là những nƣớc sản xuất hàng đầu cũng là
những ngƣời tiêu dùng hàng đầu nhƣ Brazil, Philippines, Ấn Độ và Trung Quốc.
Việc tiêu thụ chuối về cơ bản đã trở nên phổ biến đối với ngƣời tiêu dùng châu
Âu và Bắc Mỹ. Các nhà nhập khẩu lớn nhất là EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên
bang Nga và Nhật Bản.
Theo số liệu năm 2017 (FAOSTAT), có khoảng 5.6 triệu ha đất đƣợc
dành cho sản xuất chuối trên toàn cầu. Sự mở rộng nhanh chóng của ngành cơng
nghiệp chuối đƣợc thể hiện rõ qua sự thay đổi diện tích thu hoạch theo thời gian,
lên tới 3.6 triệu ha vào năm 1993 và 4.6 triệu ha vào năm 2000 (FAOSTAT). Dữ
liệu hiện có chỉ ra rằng từ năm 2000 đến năm 2017, sản lƣợng chuối trên toàn
cầu đã tăng với tốc độ 3.2% mỗi năm, đạt kỷ lục 114 triệu tấn vào năm 2017,
tăng so với khoảng 67 triệu tấn vào năm 2000. Thƣơng mại chuối thế giới đã mở
rộng lên mức cao chƣa từng có trong những năm gần đây, với khối lƣợng xuất
khẩu khoảng 21 triệu tấn vào năm 2019.
Tuy nhiên, xuất khẩu chuối toàn cầu giảm ƣớc tính khoảng 7% về số
lƣợng vào năm 2021, sự gián đoạn đáng kể đầu tiên của tốc độ tăng trƣởng
nhanh cho đến năm 2019. Dữ liệu sơ bộ cho thấy lƣợng xuất khẩu toàn cầu đã
giảm khoảng 1.5 triệu tấn so với mức năm 2020, xuống còn khoảng 20 triệu tấn
vào năm 2021. Chuối là một loại trái cây nhiệt đới đòi hỏi phƣơng pháp thu
hoạch, bảo quản và vận chuyển kĩ lƣỡng, điều này tạo gánh nặng cho việc tiếp
thị. Đây là một trong những cây lƣơng thực dễ bị nhiễm bệnh nhất, cũng chính
là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng sản lƣợng chuối trong những

4


năm gần đây. Nhiễm nấm trên cây trồng là nguyên nhân thƣờng xuyên nhất gây
ra tình trạng mất trắng năng suất trên diện rộng trong nông nghiệp.
Một mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp sản xuất chuối

là Tropical race 4 (TR4), chủng nấm gây bệnh héo Fusarium (hay còn gọi là
bệnh Panama) trên giống Cavendish và một loạt các giống khác, hiện đã đƣợc
xác nhận ở 17 quốc gia sản xuất chuối. Trong hầu hết các trƣờng hợp đƣợc báo
cáo, khi một mảnh đất nông nghiệp đã bị nhiễm TR4, việc quản lý dịch bệnh là
một thách thức và tốn kém. TR4 là một mầm bệnh trong đất tấn công rễ cây và
làm tắc nghẽn hệ thống mạch của nó. Lồi nấm đặc biệt này đƣợc phát hiện lần
đầu tiên vào những năm 1990 ở Malaysia, Indonesia, lan nhanh sang Trung
Quốc và nhiều nƣớc khác. Sản xuất chuối ở Indonesia, Malaysia và Philippines
cũng bị ảnh hƣởng nghiêm trọng bởi TR4, khiến cho ngƣời nông dân phải đối
diện với những khó khăn và thách thức lớn. Bên cạnh đó, một nƣớc có nền nơng
nghiệp vững chắc nhƣ Úc cũng không thể tránh khỏi những thiệt hại do dịch
bệnh gây ra và họ hiện đang nghiên cứu, áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt
hơn để ngăn chặn các đợt bùng phát.
Ngồi ra, cịn một số mầm bệnh khác cũng đe dọa tới ngành công nghiệp
sản xuất chuối chẳng hạn nhƣ bệnh thán thƣ do nấm C. musae hay bệnh đốm
nâu do nấm A. alternata gây ra. Hai chủng nấm này cũng đƣợc xác nhận là hai
chủng nấm gây bệnh nghiêm trọng trên chuối sau khi thu hoạch.
2.2. Tổng quan về nấm Colletotrichum musae gây bệnh thán thƣ trên chuối
2.2.1. Giới thiệu về nấm Colletotrichum musae
Colletotrichum musae thuộc chi Colletotrichum sp., họ Glomerellaceae,
bộ Glomerellales. Nấm C. musae là mầm bệnh thực vật phổ biến trên quả chuối,
phân bố rộng theo địa lý, nơi trồng chuối. Nó đƣợc biết đến nhiều nhất là
nguyên nhân gây ra bệnh thán thƣ (các đốm đen và nâu) cho cây chuối, là một
trong những bệnh phá hoại nghiêm trọng nhất đối với lá và quả chuối, phân bố
rộng rãi tại hầu hết các vùng trồng chuối trên thế giới, gây ảnh hƣởng vô cùng
lớn đối với thƣơng mại chuối trên toàn cầu. Về mặt kinh tế, mầm bệnh rất đáng
quan ngại vì nó gây ra tổn thất sau thu hoạch và cả tổn thất ở cấp độ đồng ruộng
5



(Bonnarme & cs.,1990), là một yếu tố hạn chế chất lƣợng, ảnh hƣởng đến việc
thƣơng mại hóa trái cây.
2.2.2. Triệu chứng của bệnh thán thƣ trên chuối
Bệnh thán thƣ là một bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn, trong đó các bào tử nấm
nhiễm vào chuối non trên ruộng nhƣng khơng có triệu chứng cho đến khi xuất
hiện các vết bệnh màu nâu sẫm hoặc đen trên quả xanh. Thời gian từ khi nhiễm
trùng đến khi phát triển các triệu chứng của bệnh có thể kéo dài hơn năm tháng
(Thompson & cs.,2011). Sự lây nhiễm cao và nghiêm trọng hơn khi các mầm
bệnh độc lực kết hợp tấn công trái cây. Điều kiện bảo quản sau thu hoạch có thể
đẩy nhanh sự phát triển của bệnh.
Các triệu chứng ban đầu có thể nhìn thấy trên quả xanh và đƣợc đặc trƣng
bởi các vết lõm trịn màu nâu sẫm ngả đen có viền nhạt trên vỏ. Trên những quả
màu vàng, những tổn thƣơng này có kích thƣớc thay đổi và có thể kết hợp lại
thành những mảng lõm đen khá lớn. Phần trung tâm phát triển thành nấm màu
cà rốt ngả hồng cam. Các triệu chứng cũng có thể bắt đầu xuất hiện trên đầu quả
do hoa bị nhiễm bệnh trƣớc đó. Quả bị ảnh hƣởng có thể chín sớm với phần thịt
dần bị thối rữa. Các triệu chứng đầu tiên cũng có thể xuất hiện sau khoảng thời
gian dài sau khi thu hoạch, trong quá trình vận chuyển hoặc lƣu trữ.

Hình 2.1. Bệnh thán thƣ trên quả chuối do nấm C. musae gây ra
(Nguồn: Agrolink)

6


2.2.3. Cơ chế gây bệnh của Colletotrichum musae
Bệnh thán thƣ do nấm C. musae gây ra, tồn tại trong lá khơ hoặc lá đang
hoai mục và thậm chí là trên cả quả chuối. Các bào tử nấm này có thể đƣợc phân
tán bởi gió, nƣớc, cơn trùng cũng nhƣ chim và chuột ăn chuối. Chúng xâm nhập
vào quả thông qua các vết thƣơng nhỏ ở vỏ rồi phát triển và bắt đầu biểu hiện

các triệu chứng. Điều kiện môi trƣờng dễ gây nhiễm bệnh là nhiệt độ cao, độ ẩm
cao và mƣa thƣờng xuyên. Các triệu chứng có thể phát triển ở quả đang chín
trên buồng hoặc sau thu hoạch trong q trình lƣu trữ. Đây là loại bệnh chính
ảnh hƣởng đến chất lƣợng của quả chuối trong quá trình vận chuyển và bảo
quản. Bệnh phát sinh ở những vƣờn đã trồng từ hai năm trở lên, có lá dày, nhiều
lá và trồng dày. Trong cùng một cây, lá ngoài cùng bị trƣớc rồi lần lƣợt đến các
lá trong. Tốc độ lây lan và phá hoại mạnh khiến cây chết khô, gây vết đốm trên
vỏ quả ngay từ khi vừa tròn cạnh nên ảnh hƣởng nhiều đến năng suất và chất
lƣợng thu hoạch.
Trong điều kiện thuận lợi, bào tử của C. musae nảy mầm trên bề mặt của
quả chƣa trƣởng thành, trong vòng 6 đến 8 giờ, tạo ra một ống mầm, đƣợc coi là
cơ quan bám dính (Goos & Tschirsch, 1962). Cơ quan này giúp mầm bệnh tồn
tại trong điều kiện môi trƣờng bất lợi, trƣớc khi xâm nhập vào mơ vật chủ. Đối
với các trái cây vẫn cịn non thì khi mới xâm nhập nấm C. musae chƣa hoạt
động, nhƣng khi chuối bắt đầu q trình chín, sợi nấm phát triển nhanh và xâm
nhập sâu vào bên trong quả chuối, gây ra những triệu chứng đặc trƣng, dễ dàng
quan sát đƣợc.
Leu & Chang (1988) đã khẳng định C. musae hình thành lớp đệm từ các
ống mầm bào tử phụ thuộc vào loại chất nền mà nó tìm thấy. Sự nảy mầm của
bào tử quan sát đƣợc lớn hơn khi trên bề mặt của quả chín. Mặt khác, Goos &
Tschirsch (1962) báo cáo rằng, ngoài pH 6.0 đƣợc coi là tối ƣu cho sự nảy mầm

7


của bào tử C. musae thì cƣờng độ sáng, liên quan đến thời gian tiếp xúc, cũng
ảnh hƣởng đến tốc độ nảy mầm của bào tử.
Về nhiệt độ tối ƣu cho sự phát triển của sợi nấm, sự hình thành bào tử và
sự nảy mầm của bào tử C. musae, Goos & Tschirsch (1962) cho rằng 27-30ºC là
khoảng nhiệt độ thích hợp, trong khi Cox & Irwin (1988) là 26-28ºC. Tuy nhiên,

đối với các loài Colletotrichum khác, phạm vi tối ƣu có thể thay đổi từ 20-30oC.
2.2.4. Mức độ thiệt hại của bệnh thán thƣ trên chuối
Bệnh thán thƣ trên chuối do nấm C. musae gây ra đƣợc ghi nhận là loại
bệnh gây thiệt hại nặng nề nhất ở tất cả các nƣớc sản xuất và kinh doanh chuối
trên thế giới, có thể làm thất thốt từ 30-40% quả bán ra thị trƣờng (Setu Baize
& cs., 2014).
Chuối là lƣơng thực chính cho hơn 400 triệu ngƣời, hơn 100 triệu tấn
đƣợc sản xuất trên toàn thế giới với khoảng 5 triệu ha và diện tích canh tác dự
kiến sẽ tăng trong tƣơng lai (theo FAO - Tổ chức Nông lƣơng Liên hợp quốc,
2017). Theo một số thống kê có thể thấy rằng, chuối xanh và chuối chín đều có
thể bị nhiễm C. musae, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến năng suất và chất
lƣợng chuối (Brat & cs., 2020; da Costa & cs., 2021). Trái cây bị nhiễm nấm sẽ
nhanh chín, dẫn đến sản phẩm chất lƣợng thấp, nghèo chất dinh dƣỡng và không
đƣợc chấp nhận để tiêu thụ (Lamenew Fenta & cs., 2019). Đây là một trong những
bệnh chính ảnh hƣởng đến năng suất và chất lƣợng chuối xuất khẩu của Tây Ấn,
các đảo Caribe của Pháp, Philippine và hầu hết các quốc gia trồng chuối trên thế
giới.
Chuối, với diện tích cây trồng khoảng 3500 mẫu Anh, là một trong những
loại cây ăn quả quan trọng nhất ở đông nam Iran. Báo cáo của Amani & cs.
(2014) đã xác định đƣợc nấm bệnh C. musae cùng một vài nấm khác gây thối
quả trên cây chuối (Musa acuminata L.) ở các tỉnh Hormozgan, Sistan và

8


Bluchestan trong giai đoạn 2005-2007. Đây là báo cáo đầu tiên về sự xuất hiện
của những loại nấm này trên cây chuối ở Iran.
Brazil là một trong năm nhà sản xuất lớn nhất thế giới, với diện tích 457
nghìn ha dành riêng cho vụ mùa và mức năng suất 7.1 triệu tấn mỗi năm. Sản
xuất diễn ra quanh năm làm cho cây chuối trở thành một nguồn thu nhập quan

trọng cho các hộ sản xuất nhỏ, vừa và lớn. Năng suất tăng của Brazil trong
những năm gần đây có liên quan đến việc phát hiện các giống cây trồng mới, cải
tiến quản lý cây trồng tổng thể và áp dụng công nghệ mới của nông dân
(Nomura & cs., 2019). Tuy nhiên, vẫn còn một số yếu tố hạn chế sản xuất và
thƣơng mại chuối, mà nguyên nhân chính là bệnh do nấm gây ra (Cordeiro &
cs., 2017).
2.3. Tổng quan về nấm Alternaria alternata gây bệnh đốm nâu trên chuối
2.3.1. Giới thiệu về nấm Alternaria alternata
Nấm Alternaria alternata thuộc nhóm sinh vật nhân chuẩn Eukaryota,
giới Fungi, ngành Ascomycota, lớp Dothideomycetes, bộ Pleosporales, họ
Pleosporaceae, chi Alternaria sp. (nguồn: CABI - Centre for Agriculture and
Bioscience International, 2012).
Bệnh đốm nâu do nấm A. alternata xuất hiện khắp nơi trên thế giới, bệnh đã
đƣợc ghi nhận tại Úc, Canada, Indonesia, Kenya, Mauritius, New Zealand, New
Guinea, Nam Phi, Tanzania, Hoa Kỳ và Zambia (Phan Thị Thu Hiền & cs., 2021).
Hệ sợi nấm có màu nâu sáng, mảnh, phân nhánh mạnh, sợi nấm có vách
ngăn trƣớc hết là gian bào, sau đó có thể trở thành nội bào. Mỗi tế bào thƣờng có
nhiều nhân (Nguyễn Văn Bá & cs., 2015). Các nấm thuộc chi Alternaria sp. sinh
sản chủ yếu bằng cách tạo bào tử đính. Kiểu sinh sản bào tử này đƣợc thể hiện
bằng một cuống bào tử đơn và trên đỉnh cuống bào tử đính những nhánh bào tử
dạng chuỗi với những bào tử nhỏ thứ cấp trên những cành bào tử ngắn riêng lẻ.

9


Hình 2.2. Đặc điểm hình thái của A. alternata
(a, b) Khuẩn lạc A. alternata trên đĩa PDA; (c) Nhóm hệ sợi của A. alternata; (d)
Bào tử của A. aternata (Yong-ting Yu & cs.,2015)
Alternaria sp. thƣờng tạo ra độc tố trên nhiều loại cây trồng nhƣ lúa mì,
lúa miến, lúa mạch, trên các loại hạt có dầu (dầu hƣớng dƣơng, hạt ngũ cốc, cải

dầu, cà chua, táo, cam, quýt, oliu,...) và trên nhiều loại rau củ quả khác. Nấm A.
alternata là loài gây hại nhiều nhất trên các loại cây rau quả và là loài sản sinh
ra những độc tố quan trọng nhất (EFSA, 2011). Một số kiểu bệnh của loài A.
alternata cũng đã đƣợc xác định dựa trên sự hiện diện của các độc tố chuyên
tính (Somma & cs., 2011; Thomma, 2003).
Trong nghiên cứu của Slavov & cs. (2004) về khả năng sản sinh ra các
độc tố chuyên tính từ nấm A. alternata, tác giả cho rằng có ít nhất 12 loại độc tố
thực vật chuyên tính (HSTs - Host Specific Toxins) đƣợc sinh ra từ các loài nấm
Alternaria khác nhau, hầu hết 12 loại độc tố này đƣợc sinh ra từ các dòng lai của
nấm A. alternata.
Chủng nấm A. alternata đƣợc chứng minh là có khả năng sinh một loạt
các enzyme có chức năng phân hủy vách tế bào. Các hợp chất chuyển hóa thứ
cấp này đóng vai trị quan trọng trong việc xâm nhập và gây bệnh của các chủng
nấm này. Các hợp chất chuyển hóa thứ cấp cho phép các loại nấm làm suy giảm
10


các polyme thành tế bào, chẳng hạn nhƣ cellulose, hemicelluloses và pectin
(Walton, 2000).
A. alternata là một loại nấm đã đƣợc ghi nhận gây ra bệnh đốm lá và các
bệnh khác trên hơn 380 lồi thực vật ký chủ. Trong đó, chuối là cây trồng bị ảnh
hƣởng năng suất và chất lƣợng quả nghiêm trọng bởi sự phá hoại khủng khiếp
của A. alternata.
2.3.2. Triệu chứng của bệnh đốm nâu trên chuối
Ban đầu tổn thƣơng xuất hiện trên lá non, những đốm nhỏ màu nâu ngả
đen có quầng sáng vàng nổi bật, thƣờng ở gần mép lá. Các tổn thƣơng mở rộng
thành các vùng hoại tử trịn hoặc khơng có hình dạng nhất định bao phủ một khu
vực lớn trên lá. Sau đó các vị trí bị hoại tử hoặc úa vàng có thể lan dọc theo gân
lá. Các tổn thƣơng đồng màu và có thể nhìn thấy ở cả hai mặt lá. Các tổn thƣơng
cũ hơn có kết cấu bề mặt giịn mỏng nhƣ giấy ở chính giữa.

Quả non xuất hiện các đốm đen hơi lõm có quầng sáng màu vàng. Sau đó
các tổn thƣơng có thể khác nhau từ các đốm nhỏ đến các vết lõm sâu. Vỏ trái
hình thành một hàng rào mô sần nhƣ thể nhô từ bề mặt. Khi mơ sần này thối
hóa, có thể nhìn thấy đƣợc các vết lõm. Trái non bị rụng sớm.
2.3.3. Cơ chế gây bệnh của Alternaria alternata
Bào tử A. alternata có thể tồn tại giữa các mùa vụ canh tác trên các tàn dƣ
thực vật và đất bị nhiễm bệnh, trong các bộ phận bị nhiễm bệnh của cây trồng. Ở
vùng khí hậu ơn đới, bào tử A. alternata trải qua giai đoạn ngủ đơng và sợi nấm
có thể chịu đƣợc điều kiện môi trƣờng bất lợi nhƣ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng
mặt trời, khô, lạnh. Vào mùa xuân, bào tử đóng vai trị nhƣ là nguồn bệnh chủ
yếu cho sự khởi đầu của quá trình gây bệnh (Phan Thị Thu Hiền & cs., 2021).
Các bào tử nấm lan truyền trong khơng khí nhờ gió hoặc nƣớc bẩn. Mƣa
hoặc độ ẩm thay đổi đột ngột tƣơng đối có lợi cho việc sản sinh và giải phóng
bào tử từ các cấu trúc nấm trên cành cây, lá hoặc quả. Đốm nâu xen kẽ thƣờng
lan rộng giữa các lùm cây trên các vƣờn ƣơm trong quá trình vận chuyển của
con ngƣời. Trên lá non, triệu chứng xuất hiện đầu tiên trong khoảng từ 36 đến
11


48 giờ sau khi bị nhiễm bệnh. Trái dễ bị nhiễm bệnh trong thời gian từ 4 tháng
sau khi rụng cánh hoa.
Bệnh phát sinh nhiều vào mùa mƣa từ tháng 7 đến tháng 9, cao điểm gây
hại vào tháng 8 - là thời điểm mƣa nhiều, cây và quả đang phát triển mạnh. Nấm
phát triển thuận lợi trong điều kiện ẩm ƣớt, mƣa nhiều, nhiệt độ khoảng 2028oC, độ ẩm cao trên 85% và ở những vƣờn có mật độ trồng dày. Nấm xâm nhập
vào cây qua vết thƣơng cơ giới, vết gây hại của cơn trùng và qua khí khổng mặt
dƣới lá. Nấm tồn tại trên tàn dƣ lá bệnh. Bào tử nấm lan truyền nhờ gió, nƣớc mƣa,
nƣớc tƣới, côn trùng, dụng cụ và con ngƣời qua quá trình chăm sóc cây.
2.3.4. Mức độ thiệt hại của bệnh đốm nâu trên chuối
Nấm A. alternata có khả năng gây bệnh trên nhiều loại cây trồng khác
nhau. A. alternata gây ra bệnh đốm đen trên nhiều loại trái cây và rau quả trên

khắp thế giới. Đây là một loại nấm tiềm ẩn phát triển trong quá trình bảo quản
lạnh trái cây, có thể nhìn thấy đƣợc trong giai đoạn tiếp thị do đó gây ra tổn thất
lớn sau thu hoạch.
Năm 2013, Parkunan & cs. đã có báo cáo đầu tiên về đốm lá Alternaria
trên chuối do nấm A. alternata gây ra ở Hoa Kỳ. Sự xuất hiện của bệnh trên một
số giống chuối ở Georgia cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà sản xuất và
những giống đƣợc quan sát là có khả năng kháng bệnh có thể phù hợp hơn để
sản xuất. Năm 2014, bệnh đốm lá đầu tiên xuất hiện trên giống chuối lùn
(Ensete lasiocarpum) ở Trung Quốc (Zhang & cs., 2014). Trong khi trƣớc đó
vào năm 2011, bệnh đốm lá đã đƣợc ghi nhận ở khu vực trồng chuối ở một công
viên thuộc tỉnh Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc.
A. alternata gây ra những vết bệnh trên lá, cành và trái làm giảm năng
suất, chất lƣợng trái của nhiều loại quýt (Citrus reticulata) và các giống lai của
chúng. Các đợt bùng phát nghiêm trọng của đốm nâu Alternaria đƣợc quan sát
thấy trên cây ở miền nam São Paulo, các bang miền nam Minas Gerais ở Brazil,
các tỉnh Misiones và Corrientes ở Argentina. Mặc dù Brazil có vị trí nổi bật về
việc trồng cây có múi, các vƣờn cây ăn quả vẫn phải chịu ảnh hƣởng của các
12


yếu tố sinh học và phi sinh học làm hạn chế sản lƣợng và trong một số trƣờng
hợp, gây ra thiệt hại nghiêm trọng dẫn đến việc phá hủy toàn bộ đồn điền
(Cerqueira & cs., 2004).
2.4. Biện pháp phòng trừ bệnh hại cây trồng do nấm Colletotrichum musae
và Alternaria alternata gây ra
Hiện nay tổn thất hàng hóa thực phẩm sau thu hoạch là một thách thức
toàn cầu và ngƣời ta ƣớc tính rằng gần 30–50% sản phẩm tƣơi bị thất thốt trong
q trình bảo quản sau thu hoạch do mầm bệnh tấn cơng trong q trình bảo quản,
vận chuyển hoặc đóng gói khơng đúng cách. Sự tấn cơng của mầm bệnh trong quá
trình bảo quản sau thu hoạch đƣợc coi là yếu tố chính gây ra tổn thất sau thu hoạch.

Thơng thƣờng, thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt nấm hóa học đƣợc sử dụng để
kiểm sốt sự tấn cơng của mầm bệnh và nâng cao thời hạn sử dụng của các sản
phẩm thực phẩm. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học khơng
thích hợp và liên tục dẫn đến các tác động tiêu cực nhƣ dƣ lƣợng hóa chất, sản
phẩm chất lƣợng thấp và gây ơ nhiễm môi trƣờng hoặc kháng phytopathogens. Xét
đến việc nâng cao nhận thức của ngƣời tiêu dùng về các vấn đề môi trƣờng và sức
khỏe con ngƣời, nhu cầu cấp thiết là phải phát triển các tác nhân an toàn, hiệu quả
và thân thiện với mơi trƣờng để kiểm sốt bệnh sau thu hoạch của chuối.
Một số phƣơng pháp để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Bao gồm:
 Sử dụng cây giống khỏe mạnh từ các nguồn đƣợc chứng nhận.
 Bón phân cho cây một cách hợp lý để tăng sức đề kháng tự nhiên cho

cây, tránh bón quá nhiều đạm.
 Cung cấp hệ thống tƣới và thoát nƣớc tốt vì thiếu nƣớc hoặc tƣới q

nhiều nƣớc có thể làm nứt quả. Tránh tƣới từ trên cao. Tạo độ thông thoáng
bằng cách tăng khoảng cách giữa các cây.
 Sử dụng màng bọc nilong khi cây ra buồng để bảo vệ chúng khỏi bị

nhiễm bệnh.
 Kiểm tra kịp thời cây trồng hoặc ruộng vƣờn để nhận diện đƣợc triệu

chứng bệnh hại.
13


×