Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Xác định sự sai khác di truyền và khả năng đáp ứng miễn dịch của gà ác đối với vaccine gumboro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.33 KB, 8 trang )



XÁC ĐỊNH SỰ SAI KHÁC DI TRUYỀN VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA
GÀ ÁC ĐỐI VỚI VACCINE GUMBORO
Nguyễn Thị Quỳnh Châu, Trần Xuân Hoàn, Phạm Thị Phƣơng Mai,
Trần Xuân Toàn, Nguyễn Thị Nga
Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Tế bào Động vật
Tóm tắt
Thí nghiệm trên 50 cá thể gà Ác thuần (40 con thí nghiệm, 10 con đối chứng) về khả năng đáp ứng vacxin
Gumboro liên quan tới sự sai khác di truyền gen BF, Interferon γ. Tại thời điểm sau khi nhỏ vacxin 20 và 60 ngày,
lấy máu gà kiểm tra hiệu giá kháng thể, kết quả HI=2215, HI=2997 tương ứng hai thời điểm lấy mẫu trên, tuy nhiên
sự sai khác là không đáng kể (P>0,05). Từ kết quả phân tích đa hình gen BF và Interferon-γ bằng kỹ thuật PCR-
RFLP với tổng số 150 mẫu, sử dụng enzym giới hạn Tsp 509I và Bsr BI, chúng tôi đã thu được các kiểu gen mong
muốn: đa hình gen IFN γ: thu được hai kiểu gen (78%AA, 22%AG, 0%GG); 4 kiểu gen thu được từ phân tích đa
hình BF2 – cặp mồi CCI-8 (44%FF, 12%LF và 8%LL), cặp mồi CCI-9 (48%LL, 22%LF, 2%FF), trong đó xuất hiện
kiểu gen không bị cắt bởi enzym giới hạn, kiểu gen này chỉ có ở gà Ác của Việt Nam, không xuất hiện ở giống gà
Leghorn và Fayoumi đã nghiên cứu. Đây là một phát hiện mới, một đặc điểm riêng về mặt di truyền của giống gà
Ác Việt Nam. Giải trình tự đoạn exon 3 gen BF2 nhân lên từ cặp mồi CCI-9 phát hiện 45 điểm đa hình khác nhau.
Trong đó, phát hiện 2 điểm (Nu 104 G>T, Nu 196 A>G) đa hình là vị trí cắt của enzym Bsr BI. Bước đầu, chúng tôi
đã xác định được tổ hợp kiểu gen AAIFNFFCCI-8LLCCI-9, tổ hợp hai gen dị hợp tử và một gen đồng hợp tử có
mối liên quan với đáp ứng miễn dịch tốt với vacxin Gumboro.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc chọn lọc các giống vật nuôi có khả năng đáp ứng miễn dịch tốt đang là vấn đề quan
tâm của các nhà khoa học trong nước và trên thế giới. Các gen MHC được các nhà khoa học về
giống gia cầm quan tâm nhiều là do chúng có mức độ đa hình cao và có mối liên kết với các tính
trạng kháng bệnh của gà. Các gen MHC mã hóa glycoprotein bề mặt tế bào gồm nhóm I, nhóm II
và nhóm IV hay tương ứng với B-F, B-L và B-G, có khả năng kháng bệnh đã được nghiên cứu
trên các giống vật nuôi nói chung và gia cầm nói riêng.
Qua các công trình nghiên cứu, nhiều nhà khoa học đã tìm thấy mối liên quan của đa hình
gen MHC của gà với sự kháng hay tính mẫn cảm với mầm bệnh (Susan J.Lamont 1989, Zekarias
2001), bao gồm các bệnh về vi khuẩn, ký sinh trùng và virút (Bacon, 1987). Nhiều kết quả


nghiên cứu đã chỉ ra tác động của các gen MHC (gen BF2) của gà đến khả năng đáp ứng miễn
dịch và kháng bệnh như bệnh Gumboro, bệnh Marek (Schat 1994, Lakshmanan 1997, Kaufman
1998, Macklin 2002, Zhou 2003, Juul-Madsen 2006, Boonyanuwat 2006, Ewald 2006).
Bệnh viêm túi Bursa truyền nhiễm (bệnh Gumboro), là một bệnh truyền nhiễm cấp tính
nguy hiểm do Birnavirus gây ra. Bệnh thường xảy ra ở các đàn gà từ 3-8 tuần tuổi. Đây là một
trong những bệnh gây thiệt hại kinh tế lớn trong chăn nuôi gà.
Theo Zhou và cs (2001) gen Interferon-γ làm tăng khả năng biểu hiện các gen MHC gà
nhóm I và nhóm II. Zhou đã sử dụng kỹ thuật PCR-RFLP phân tích đa hình vùng promoter của
gen IFN-γ cho thấy sự ảnh hưởng đáng kể của đa hình gen đến lượng kháng thể đáp ứng với
kháng nguyên hồng cầu cừu (SRBC) và Brucella abortus (BA).


Do đó nghiên cứu sự sai khác di truyền một số gen của gà là cơ sở khoa học cho việc
chọn lọc và lai tạo các giống gà có khả năng đáp ứng miễn dịch tốt với một số bệnh ở gà, góp
phần vào việc phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững.
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là giống gà Ác. Giống gà Ác đã được công nhận là dòng thuần và
được nuôi giữ tại trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương thuộc Viện Chăn Nuôi.
Số lượng 50 con (10 con đối chứng, 40 con thí nghiệm), nuôi từ 1 ngày đến 90 ngày tuổi.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp lấy mẫu
Nhỏ mắt, mũi vacxin Gumboro của Indonesia sản xuất cho gà lúc 7 và 14 ngày tuổi. Sau
khi sử dụng vacxin 20 ngày và 60 ngày lấy máu tách huyết thanh để xác định hiệu giá kháng thể.
2.2.2. Phương pháp ELISA
Xác định hiệu giá kháng thể kháng virut gây bệnh Gumboro (thực hiện tại Trung tâm
Chẩn đoán thú y Trung ương).
2.2.3. Phương pháp tách chiết ADN
Từ mỗi mẫu máu đã được chống đông, lấy 100µl hỗn hợp máu để tiến hành tách ADN
bằng kít của hãng Bioneers.

2.2.4. Phương pháp PCR-RFLP phân tích đa hình gen BF2 và Interferon-γ
Trong nghiên cứu chúng tôi sử dụng các cặp mồi IFN (EMBL), CCI-8 (Zhou, 2003),
CCI-9 (Zhou, 2003) để nhân tương ứng các phân đoạn gen Interferon-γ (kích thước 670 bp), BF2
(kích thước 304 bp) và exon3 của BF2 (kích thước 503 bp), mỗi cặp mồi gồm một mồi xuôi và
mồi ngược riêng biệt. Sử dụng kỹ thuật PCR để nhân đoạn gen mong muốn trên cơ sở trình tự
của mạch ADN khuôn.
- Trình tự cặp mồi IFN:
Mồi xuôi: 5’-GT AAG GAA CTT CAG CCA TTG -3’
Mồi ngược: 5’-GAC GAA TGA ACT TCA TCT GCC-3’
Trình tự cặp mồi CCI-8:
Mồi xuôi: 5’-TGCAGTGGGAGCCCCGGAG-3’
Mồi ngược: 5’-ATTCCACGTATCTCCGCAGCCAC -’3
- Trình tự cặp mồi CCI-9:
Mồi xuôi: 5’-GGTACATCCAAACGGCGATGAC-3’
Mồi ngược: 5’-TACATCCACTGCACCGTGTGAG -’3
Sản phẩm PCR của các gen sau khi được kiểm tra bằng điện di, được xử lý với enzym
giới hạn tương ứng: sản phẩm PCR nhân lên từ cặp mồi IFN và CCI-8 được cắt bởi enzym Tsp
509I; còn sản phẩm PCR nhân lên từ cặp mồi CCI-9 được cắt bởi enzym Bsr BI.


2.2.5. Phương pháp giải trình tự gen và phân tích kết quả giải trình tự
2.2.5.1. Phương pháp giải trình tự gen BF2
Tinh sạch sản phẩm PCR nhân đặc hiệu đoạn ADN của cặp mồi CCI-9 theo Purelink


PCR Purification Kit của hãng Invitrogen. Sản phẩm PCR làm sạch được sử dụng là nguyên liệu
cho phản ứng sequencing (theo BigDye Terminator V 3.1 Cycle Sequencing Kit của hãng AB)
theo hai chiều riêng biệt mồi xuôi và ngược của cặp mồi CCI-9. Sau đó, tinh sạch sản phẩm sau
phản ứng sequencing thực hiện theo kít BigDye
®

XTerminator
™-
Purification của hãng AB, cuối
cùng giải trình tự trên máy giải trình tự tự động AB- 3130.
2.2.5.2. Các phương pháp phân tích kết quả giải trình tự:
Các file kết quả thu được sau khi giải trình tự trên máy AB-3130 được đọc bởi phần mềm
phân tích trình tự Sequencing Analysis version 5.2.0. Quá trình đọc trình tự sai khác được thực
hiện nhờ phần mềm Novosnp version 2.0.3 và Stadenpacker-PreGap4 version1.5. Trình tự đột
biến điểm trong phân đoạn gen CCI-9 được so sánh trên .
Xử lý số liệu thống kê theo phương pháp phân tích phương sai (ONE WAY ANOVA)
trên phần mềm MINITAB 14.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Khả năng đáp ứng miễn dịch của gà Ác với vaccine Gumboro
Gà Ác được lấy huyết thanh để xác định hiệu giá kháng thể vào thời điểm sau khi nhỏ
vacxin Gumboro 20 ngày và 60 ngày. Kết quả hiệu giá kháng thể thu được trình bày ở bảng 1:
Bảng 1. Hiệu giá kháng thể đáp ứng vacxin Gumboro ở gà Ác (Log2)
Sau 20 ngày
Sau 60 ngày
Số cá thể (n)
M ± SE
Số cá thể (n)
M ± SE
10
2215 ± 856
40
2997 ± 257

Kết quả này cho thấy gà Ác sau 20 ngày nhỏ vacxin, khả năng đáp ứng miễn dịch chậm,
chỉ có 25% số cá thể đáp ứng với vacxin, với hiệu giá kháng thể trung bình HI là 2215. Đến thời
điểm 60 ngày sau nhỏ vacxin thì toàn bộ 40 cá thể gà có đáp ứng miễn dịch với vacxin Gumboro

với giá trị HI là 2997. Tuy nhiên sự sai khác về hiệu giá kháng thể ở hai thời điểm này là không
đáng kể ( P>0,05).
3.2. Phân tích sai khác di truyền
Sản phẩm PCR nhân lên từ các cặp mồi IFN, CCI-8, CCI-9 đều chỉ thu được một phân
đoạn ADN duy nhất có kích thước tương ứng là 670 bp, 304 bp và 503 bp.
3.2.1. Phân tích đa hình gen Interferon-γ bằng enzym giới hạn Tsp 509I
Sau khi sử dụng enzym giới hạn Tsp 509I cắt sản phẩm PCR được nhân lên từ cặp mồi
IFN của 50 cá thể gà Ác, chúng tôi thu được hai kiểu gen tương ứng là: AA và AG. Tỷ lệ kiểu
gen và tần số alen của gen IFN được trình bày trong bảng 2.


Bảng 2. Tỷ lệ kiểu gen và tần số alen của gen IFN
Số cá thể (n)
Tỷ lệ kiểu
gen AA (%)
Tỷ lệ kiểu
gen AG (%)
Tỷ lệ kiểu
gen GG (%)
Tần số alen
A
Tần số alen
G
50
78
22
0
0,89
0,11


Qua bảng trên cho thấy phân tích đa hình gen IFN của gà Ác, chúng tôi chỉ thu được hai
kiểu gen AA (123 bp, 99 bp, 88 bp) và AG (168 bp, 123 bp, 99 bp, 88 bp). Trong đó, kiểu gen
AA chiếm số lượng khá lớn là 39 cá thể tương ứng 78%, tiếp đó là kiểu gen AG với 11 cá thể
chiếm tỷ lệ tương ứng 22% và không có cá thể nào mang kiểu gen GG. Khác với nghiên cứu của
Zhou (2001) khi phân tích đa hình gen IFN-γ trên gà Leghorn và gà Fayoumi đều thu được ba
kiểu gen: AA, AG, và GG.
Do cá thể mang kiểu gen đồng hợp tử AA chiếm ưu thế so với cá thể mang kiểu gen dị
hợp tử AG, do đó tần số alen A xuất hiện với tần số cao 0,89 so với tần số alen G chỉ chiếm 0,11.
3.2.2. Phân tích đa hình gen BF2 nhân lên từ cặp mồi CCI-9 bằng enzym Bsr BI
Theo kết quả nghiên cứu của Zhou (2003) phân tích đa hình đoạn gen nhân lên từ cặp
mồi CCI-9 từ hai giống gà Leghorn và Fayoumi thu được ba kiểu gen: FF ( 503 bp, 404 bp, 99
bp), LL ( 503 bp, 305 bp, 198 bp), và LF ( 503 bp, 404 bp, 305 bp, 198 bp, 99 bp). Trong nghiên
cứu của chúng tôi lại thu được 4 kiểu gen. Ngoài 3 kiểu gen trên chúng tôi còn thu được một
kiểu gen mới là kiểu gen không bị cắt bởi enzym Bsr BI (503 bp). Như vậy, ta thấy có sự khác
biệt di truyền giữa giống gà Ác của Việt Nam với hai giống gà ngoại Leghorn và Faymoumi.
Đoạn gen BF2 nhân lên từ cặp mồi CCI-9 của gà Ác có locut gen không mang điểm cắt
của enzym Bsr BI. Đây là một đặc điểm riêng của giống gà Ác Việt Nam.
Tỷ lệ các kiểu gen BF2 thu được khi cắt sản phẩm PCR nhân lên từ cặp mồi CCI-9 bằng
enzym Bsr BI được trình bày trong bảng 3.
Bảng 3. Tỷ lệ các kiểu gen BF2 thu được sau khi phân tích bằng enzym giới hạn Bsr BI
Kiểu gen
Số cá thể (n)
Tỷ lệ kiểu gen (%)
Kiểu gen không cắt (Một băng)
14
28
FF
1
2
LL

24
48
LF
11
22

Kết quả cho thấy kiểu gen đồng hợp LL chiếm tỷ lệ cao nhất với 48%, tiếp đó là kiểu gen
không cắt xuất hiện ở 14 cá thể chiếm 28%, dạng dị hợp tử xuất hiện ở 11 cá thể chiếm tỷ lệ
tương ứng 22%, và thấp nhất là kiểu gen đồng hợp FF chỉ duy nhất có ở 1 cá thể gà chiếm 2%.
Theo nghiên cứu của Zhou (2003) cho thấy gà mái mang kiểu gen đồng hợp LL có đáp
ứng sinh kháng thể cao hơn đáng kể so với hai dạng kiểu gen còn lại.
Kết quả giải trình tự đoạn gen nhân lên từ cặp mồi CCI-9


Sau khi giải trình tự đoạn exon3 (503 bp) của gen BF2 nhân lên từ cặp mồi CCI-9 chúng
tôi phát hiện có 45 điểm đa hình khác nhau. Trong đó, khi so sánh trình tự đoạn gen này của hai
dòng gà Leghorn G-B1 và M5-1, Zhou (2003) chỉ phát hiện ra một điểm đa hình. So sánh giữa
gà Leghorn và gà Fayoumi, tác giả cho biết trong đoạn gen này có 28 điểm đa hình khác nhau
giữa hai giống gà. Như vậy, kết quả giải trình tự cho thấy mức độ đa hình trong exon 3 của gen
BF2 là rất cao.
Từ 45 điểm đa hình chúng tôi phát hiện được 2 điểm có thể sử dụng enzym giới hạn Bsr
BI để cắt sản phẩm PCR nhận biết điểm đa hình. Tại nucleotid 104 (G T), và tại nucleotid 196
(A G) sẽ tạo ra điểm cắt đa hình bằng Bsr BI.
3.2.3. Phân tích đa hình gen BF2 nhân lên từ cặp mồi CCI-8 bằng enzym Tsp 509I
` Sau khi sử dụng enzym giới hạn Tsp 509I cắt sản phẩm PCR được nhân lên từ cặp mồi
CCI-8 của 50 cá thể gà Ác, chúng tôi thu được 4 kiểu gen. Kết quả điện di thể hiện trong hình 1.

M
1
2

3
4
5
6
PCR


Hình 1. Phân tích đa hình gen BF2 nhân lên từ cặp mồi CCI-8 bằng enzym Tsp 509I
M: Marker 100 bp. Sản phẩm PCR: 7. Kiểu gen FF: 1. Kiểu gen LF: 4, 6. Kiểu gen LL: 5. Kiểu gen
không cắt: 2, 3

Tương tự như phân tích đa hình đoạn gen nhân lên từ cặp mồi CCI-9, ngoài 3 kiểu gen
mong đợi như kết quả nghiên cứu của Zhou (2003) là FF (304 bp, 254 bp, 50 bp), LL (304 bp,
154 bp, 150 bp), LF (304 bp, 254 bp, 154 bp, 150 bp, 50 bp), chúng tôi còn phát hiện ra kiểu gen
không bị cắt bởi enzym Tsp 509I chính là sản phẩm PCR (kích thước 304 bp). Tỷ lệ các kiểu gen
được trình bày trong bảng 4.
Bảng 4. Tỷ lệ các kiểu gen BF2 CCI-8 thu được sau khi phân tích bằng enzym Tsp 509I
Kiểu gen
Số cá thể (n)
Tỷ lệ kiểu gen (%)
304 bp


Kiểu gen không cắt (Một băng)
18
36
LL
4
8
FF

22
44
LF
6
12
Qua bảng 4 ta thấy kiểu gen đồng hợp FF chiếm ưu thế nhất với 22 cá thể mang gen
tương ứng 44%, tiếp đó là kiểu gen không cắt chiếm 36%, hai kiểu gen còn lại LL và LF chiếm
tỷ lệ thấp tương ứng 8% và 12%.
Theo kết quả thu được cho thấy có 6 cá thể gà Ác mang kiểu gen BF2 đồng thời không
chứa điểm cắt đa hình bởi Tsp 509I và Bsr BI trong exon 2 và exon 3 chiếm tỷ lệ 12%.
3.3. Mối liên quan của kiểu gen với khả năng đáp ứng miễn dich của gà Ác
Trong số các tổ hợp gen thu được, khi phân tích mối quan hệ giữa kiểu gen và hiệu giá
kháng thể thu được, cho thấy tổ hợp kiểu gen đồng hợp tử AA
IFN
FF
CCI-8
LL
CCI-9
, và tổ hợp kiểu
gen gồm một kiểu đồng hợp và hai kiểu dị hợp là có sự khác biệt về hiệu giá kháng thể
Gumboro. Trong đó có 7 cá thể mang gen đồng hợp AA
IFN
FF
CCI-8
LL
CCI-9
có hiệu giá kháng thể
là 3501 và 5 cá thể mang tổ hợp gen gồm một kiểu đồng hợp tử và hai kiểu dị hợp tử với hiệu giá
kháng thể trung bình là 1457. Sự khác biệt về hiệu giá kháng thể ở hai nhóm gà mang kiểu gen
khác nhau là đáng kể (P=0,029). Kết quả được trình bày ở bảng 5.

Bảng 5. Mối quan hệ giữa kiểu gen đáp ứng miễn dịch tốt với vacxin Gumboro và hiệu giá
kháng thể
Kiểu gen
Số cá thể (n)
Hiệu giá kháng thể (Log2)
M ± SE
AA
IFN
FF
CCI-8
LL
CCI-9

7
3501 ± 631
Hai gen dị hợp, một gen đồng hợp
5
1457 ± 521
P
0,029

Để đánh giá sự ảnh hưởng của kiểu gen đặc trưng của gà Ác tới khả năng đáp ứng miễn
dịch, chúng tôi so sánh hiệu giá của 6 cá thể mang kiểu gen không chứa điểm cắt đa hình bởi các
enzym giới hạn Tsp 509I và Bsr BI với những cá thể còn lại. Kết quả cho thấy hiệu giá kháng thể
của nhóm gà Ác mang kiểu gen đặc thù (HI = 2920 ± 272) có xu hướng thấp hơn nhóm gà mang
kiểu gen khác (HI = 3146 ± 290), tuy nhiên sự sai khác là không đáng kể (P>0,05).
Như vậy, trong chọn giống gà Ác có thể nên chọn lọc các cá thể gà có tổ hợp kiểu gen
đồng hợp tử AA
IFN
FF

CCI-8
LL
CCI-9
để nuôi thì khả năng đáp ứng miễn dịch đối với vacxin
Gumboro sẽ tốt hơn. Tuy nhiên cần phải thực nghiệm với số lượng cá thể lớn hơn.
4. Kết luận
Có 25% cá thể gà có đáp ứng miễn dịch (HI=2215) sau nhỏ vacxin 20 ngày. Sau 60 ngày,
100% cá thể có đáp ứng miễn dịch với vacxin Gumboro (HI=2997), với p = 0,232


Phân tích đa hình gen Interferon-γ bằng enzym Tsp 509I, thu được: 78% AA, 22% AG.
Trong đó, f(A) = 0,89; f(G) = 0,11.
Phân tích đa hình gen BF2 nhân lên từ cặp mồi CCI-9 bằng enzym Bsr BI thu được 4
kiểu gen: 48% LL, 28% kiểu gen không cắt, 22% LF và 2% FF. Sự xuất hiện kiểu gen không bị
cắt bởi enzym thể hiện sự sai khác về mặt di truyền giữa giống gà nội của Việt Nam và giống gà
ngoại (Leghorn và Fayoumi).
Phân tích đa hình gen BF2 nhân lên từ cặp mồi CCI-8 bằng enzym Tsp 509I thu được 4
kiểu gen: 44% FF, 36% kiểu gen không cắt, 8% LL và 12% LF.
Giải trình tự exon 3 gen BF2: phát hiện 45 điểm đa hình khác nhau, trong đó có 2 vị trí
cắt đa hình của enzym giới hạn Bsr BI tại nucleotit 104 và nucleotit 196.
Phân tích mối liên quan giữa kiểu gen và hiệu giá kháng thể cho thấy chỉ tổ hợp kiểu gen
AA
IFN
FF
CCI-8
LL
CCI-9
, và tổ hợp kiểu gen gồm một gen đồng hợp và hai gen dị hợp là có đáp ứng
miễn dịch tốt với vacxin Gumboro (P<0,05).
Giá trị HI ở nhóm gà Ác mang kiểu gen đặc thù (không bị cắt bởi hai enzym giới hạn) có

xu hướng thấp hơn nhóm gà mang kiểu gen khác, tuy nhiên sự sai khác là không đáng kể (P>
0,05).
Tài liệu tham khảo
1. Bacon L.D (1987). “Influence of the Majorhistocompatibility complex on disease resistance productivity”,
Poultry Science 66: 802-811
2. Boonyanuwat K, Sawat Thummabutra, Nearmit Sookanee, Voravit Vatchavalkhu and Vara Siripholvat
(2006). “Influence of major histocompatibility complex class I haplotypes on avian influenza virus disease
traits in Thai indigenous chickens.”, Animal Science Journal 77: 285-289.
3. Susan J. Lamont, Marie-Helene Pinard-van der Laan, Avigdor Cahaner, Jan J. van der Poel and Henk K.
Parmentier (1989). “ Selection for Disease Resistance: Direct selection on the Immune Response”
(Poultry genetics, breeding and biotechnology), p.399
4. Ewald S.J; Y e X; Avendano S; McLeod S; Lamont S.L and Dekkers C.M (2006). “Association of BF
alleles with antibody titre and production traits in commercial pure line broiler chickens.”, Animal
Genetics 38:174-176.
5. Juul-Madsen, H.R., T. S. Dalgaard, and M. Afanassieff (2006). “Molecular characterization of major and
minor MHC class I and II genes in B21-like haplotypes in chickens.”, Anim. Genet. 31:252-261
6. Kaufman J. & Venugopal K (1998). “The importance of MHC for Rous sarcoma virus and Marek disease
virus-some Payne-ful considerations.”, Avian Pathology 27, S82-87
7. Lakshmanan, N. and Lamont, S.J. (1997). Research Note: “Rfp-Y region polymorphism and Marek’s
disease resistance in multitrait immunocompetence-selected chicken lines”, Poultry Science 77, 538-541.
(khả năng miễn dịch)
8. Macklin K.S., S.J. Ewald, R.A. Norton (2002. “Major histocompatibility complex effect on cellulitis
among different chicken lines”, Avian Pathology, Vol 31, p. 371-376
9. Schat K.A; Taylor Jr.R.L & Briles W.E (1994). “Resistance to Marek’disease in chicken with recombinant
haplotypes of the Major histocompatibility (B) complex.”, Poultry Science 73:502-508


10. Zekarias B., Landman W,J.M., Tooten P.C.J., Gruys E. (2000). “Leukocyte responses in two breeds of
layer chicken that differ in susceptibility to induced amyloid arthropathy”, Vet. Immunol.
Immunopathology 77 (2000) 55-69

11. Zhou H, Lamont S.J. (2003). “Chicken MHC class I and II gene effects on antibody response kinetic in
adult chickens”, Immunogenetics. Jun; 55(3):133-40
12. Zhou H, Buitenhuis A. J. Weigend S. and Lamont S. J. (2001). “Candidate gene Promoter polymorphisms
and Antibody response kinetics in chickens: Interferon- γ and Immunoglobulin Light Chain”, Poultry
Science 80:1679-1689
13. Trần Xuân Hoàn, Phạm Thị Phương Mai, Nguyễn Thị Quỳnh Châu, Trần Xuân Toàn, Nguyễn Thị Nga,
Phùng Đức Tiến, Vũ Chí Cương, Jean-Charles Maillard (2008). “Sự sai khác di truyền trong exon 2 gen
BF2 và khả năng đáp ứng miễn dịch của gà Ri và gà H’Mông” Báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi 2008,
phần CNSH và các vấn đề khác.


×