Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Đề cương khoá luận quản lý xã hội đối với lễ hội truyền thống ở huyện hoa lư, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.98 KB, 14 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Việt Nam là một đất nước có rất nhiều lễ hội cổ truyền đa dạng, độc
đáo ở khắp các vùng miền của đất nước. Tại mỗi vùng miền, sẽ có những
lễ hội mang lại những nét tiêu biểu và giá trị khác nhau, nhưng mục đích
chung đều hướng tới các đối tượng tâm linh cần suy tôn. Các lễ hội truyền
thông là dịp để con người giao lưu, truyền tải những đạo đức, luân lý về
khát vọng cao đẹp, qua đó nhắc lại nhiều câu chuyện về các đối tượng
được tôn vinh như những vị anh hùng chống giặc ngoại xâm, những người
có cơng chống đất nước…
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chủ
trương, chính sách nhằm phát huy sức mạnh đại đồn kết của dân tộc.
Trong đó cơng tác quản lý xã hội luôn được coi trọng nhằm đảm bảo người
dân được tham gia lễ hội một cách an tồn, văn minh. Những lễ hội truyền
thống đã góp phần khơi gợi tinh thần đồn kết dân tộc, góp phần tạo nên
thành cơng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Tỉnh Ninh Bình nơi khơng chỉ được thiên nhiên ban tặng cho những
danh lam thắng cảnh đẹp, nổi tiếng như Quần thể danh thắng Tràng An –
Tam Cốc – Bích Động…mà cịn say mê du khách bởi những nhiều lễ hội
truyền thống. Ninh Bình được đánh giá là tỉnh thành có thế mạnh về văn
hố, du lịch, phát triển mạnh mẽ kinh tế, đặc biệt tại huyện Hoa Lư nơi tập
trung nhiều lễ hội tiêu biểu như: lễ hội cố đô Hoa Lư, lễ hội đền Thái Vi, lễ
hội truyền thống thờ Đức Thánh Minh Mạng Đại Vương… Tuy nhiên
trong q trình cơng nghiệp hố – hiện đại hố của tỉnh đang có xu hướng
làm biến dạng, mai một những giá trị cốt lõi của những về hội truyền
thống. Nhận thức được điều trên tỉnh Ninh Bình đã vơ cùng tích cực xây
dựng những quy chế, kết hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tại địa



phương trong công tác quản lý xã hội đối với lễ hội truyền thống trên địa
bàn tỉnh.
Vì những lý lẽ trên, nhằm góp phần gìn giữ, phát huy những lễ hội
truyền thống ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, nâng cao hiệu quả trong
công tác quản lý xã hội đối với lễ lội truyền thống, em xin chọn đề tài
“Quản lý xã hội đối với lễ hội truyền thống ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh
Bình” làm khố luận tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý xã hội tại Học viện
Báo chí và Tuyên truyền.
2. Tình hình nghiên cứu.
Việc quản xã hội nhằm duy trì và phát huy những lễ hội truyền thống
của dân tộc đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà
lãnh đạo, quản lý. Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập tới việc
quản lý xã hội về lễ hội truyền thống ở những mức độ và phạm vi khác
nhau:
Cuốn sách “ Lãng du qua một số lễ hội độc đáo ở Việt Nam” của tác
giả Châu Thành An (2017). Tác giả đã nhận định rằng sinh hoạt lễ hội là
vùng văn hóa rất đặc trưng, nó hầu như có mặt ở khắp mọi miền đất nước.
Lễ hội ở Việt Nam bao giờ cũng hướng tới đối tượng thiêng liêng cần suy
tôn, giúp con người nhớ về nguồn cội, hướng thiện. Chính vì thế, tác giả đã
tuyển chọn và biên soạn một số lễ hội ở Việt Nam, giúp người đọc hiểu rõ
hơn các lễ hội độc đáo ở nước ta, từ đó có những hành động nhằm gìn giữ
và phát huy tinh thần của những lễ hội truyền thống.
Viện Văn hoá nghệ thuật Việt Nam có xuất bản cuốn sách “Bảo tồn
và phát huy lễ hội truyền thống trong xã hội Việt Nam đương đại” năm
2012. Cuốn sách đã tổng hợp 75 bài tham luận trong Hội thảo khoa học
quốc tế "Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong xã hội đương đại. Các


học giả trình bày và thảo luận đã đề cập đến nhiều vấn đề của lễ hội cổ
truyền như: Lý thuyết - phương pháp tiếp cận nghiên cứu lễ hội cổ truyền;

sự thay đổi của lễ hội cổ truyền trong xã hội đương đại; quản lý lễ hội và
phát triển du lịch, bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong xã hội đương
đại; các trường hợp lễ hội ở Việt Nam và thế giới.
Tác giả Bùi Hoài Sơn, năm 2009 xuất bản cuốn sách “Quản lý lễ hội
truyền thống của người Việt”. Cuốn sách đã khái quát hệ thống văn bản
của Nhà nước ta về quản lý lễ hội, đánh giá ưu, nhược điểm về công tác
quản lý lễ hội và đưa ra một số giải pháp tăng cường quản lý lễ hội từ góc
độ quản lý di sản văn hóa phi vật thể.
Tạp chí Văn hố nghệ thuật số 409 có bài viết “Lễ hội truyền thống
và những thách thức trong đời sống đương đại” của tác giả Lê Thị Thu Hiền
xuất bản năm 2018, tác giả đã đề cập với những thách thức mà trong quá
trình quản lý, phát huy những lễ hội truyền thống trong q trình đổi mới, hội
nhập đất nước.
Tác giả Nguyễn Chí Bền đã có bài viết đăng lên Tạp chí Di sản văn
hoá số 3 (2012) trang 25 “Từ nghiên cứu cấu trúc đến quản lý lễ hội
truyền thống của người Việt”. Bài viết đã nhấn mạnh được những thành
tựu trong công tác quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, từ đó đề xuất
ra một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng quản lý trong thời gian tới.
Tác giả Phạm Thị Linh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
(2018) với luận văn thạc sĩ “Quản lý xã hội đối với lễ hội truyền thống của
thị xã Chí Linh, Tình Hải Dương hiện nay”. Đã phân tích, làm rõ về công
tác quản lý xã hội đối với lễ hội truyền thống, xây dựng những giải pháp để
có thể điều tiết, quản lý hoạt động của hệ thống một cách hiệu quả, đáp
ứng được nhu cầu của nhân dân.


“Quản lý hoạt động lễ hội truyền thống ở huyện Hoài Đức, thành
phố Hà Nội hiện nay” của tác giả Phạm Trang Ngân, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh (2020). Luận văn đã cho thấy tầm quan trọng của lễ
hội truyền thống, cũng như những yêu cầu trong việc quản lý, phát huy

truyền thống lịch sử, an toàn, an ninh xã hội. Từ đó đưa ra thực trạng trong
cơng tác quản lý lễ hội của huyện Hồi Đức và giải pháp.
Có thể thấy, các cơng trình nghiên cứu trên đã góp phần khơng nhỏ
vào việc xây dựng nền tảng quản lý, mang lại cái nhìn tồn diện và sâu
rộng hơn về cách thức quản lý xã hội đối với lễ hội truyền thống. Tuy
nhiên, chưa một đề tài, nghiên cứu, luận văn nào đi sâu vào tìm hiểu
phương thức quản lý xã hội đối với lễ hội truyền thống ở huyện Hoa Lư,
tỉnh Ninh Bình. Vì vậy khố luận nghiên cứu “Quản lý xã hội đối với lễ
hội truyền thống ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình” sẽ tiếp nối những
nghiên cứu trên để bàn về cách thức quản lý ở tỉnh Ninh Bình, bài khố
luận có dựa trên những cơng trình nghiên cứu cũ từ đó phát huy những ý
tưởng mới, phù hợp với tình hình tại địa phương và trong hoàn cảnh kinh
tế - xã hội hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý xã
hội đối với lễ hội truyền thống ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, khố luận
sẽ chỉ ra một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong
thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.


Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, khố luận đề ra những
nhiệm vụ sau đây:
Một là: nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý xã hội đối với lễ hội
truyền thống
Hai là: phân tích thực trạng trong công tác quản lý xã hội đối với lễ
hội truyền thống ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình hiện nay
Ba là: nêu ra phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
công tác quản lý xã hội đối với lễ hội truyền thống ở huyện Hoa Lư, tỉnh

Ninh Bình trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Quản lý xã hội đối với lễ hội
truyền thống ở huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Khơng gian nghiên cứu: huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Thời gian nghiên cứu: giai đoạn từ 2018 – 2021
5. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác –
Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thóng các quan điểm, đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về các loại hình văn
hố và quản lý xã hội về lễ hội truyền thống.
5.2. Phương pháp nghiên cứu


Để thực hiện khoá luận này tác giả sử dụng phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học
Mác – Lê nin.
Đồng thời khoá luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau
đây: phương pháp logic, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê,
phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp quy nạp và diễn dịch,
phương pháp tổng hợp và phân tích…
6. Đóng góp mới về khoa học của tề tài
Thứ nhất, khoá luận sẽ làm rõ hơn lý luận về quản lý xã hội đối với
lễ hội truyền thống, vận dụng những kiến thức lý thuyết của chuyên ngành
Quản lý xã hội. Từ vấn đề nghiên cứu sẽ giúp huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh
Bình chủ động hơn trong công tác quản lý, bảo tồn, phát huy lễ hội truyền
thống

Thứ hai, đi sâu vào phân tích thực trạng quản lý xã hội đối với lễ hội
truyền thống ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Nêu bật được kết quả trong
công tác quản lý, hạn chế và nguyên nhân, từ đó có thể đề ra những
phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý xã hội đối với lễ
hội truyền thống.
Thứ ba, đề tài sẽ chỉ ra giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình kinh
tế, xã hội tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình nhằm tăng cường công tác
quản lý xã hội đối với lễ hội truyền thống trong thời gian tới.
7. Kết cấu của khố luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục, đề tài
gồm có 03 chương, 08 tiết.



Chương I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI LỄ HỘI
TRUYỀN THỐNG Ở CẤP HUYỆN
1.1. Khái niệm, đặc điểm của quản lý xã hội đối với lễ hội truyền thống
ở cấp huyện
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm quản lý xã hội
1.1.1.2. Khái niệm lễ hội truyền thống
1.1.1.3. Khái niệm quản lý xã hội đối với lễ hội truyền thống
1.1.2. Đặc điểm của quản lý xã hội đối với lễ hội truyền thống ở cấp
huyện
1.2. Vai trò của quản lý xã hội đối với lễ hội truyền thống ở cấp huyện
1.3. Nguyên tắc, nội dung, phương pháp quản lý xã hội đối với lễ hội
truyền
thống ở cấp huyện
1.2.1. Nguyên tắc quản lý xã hội đối với lễ hội truyền thống ở cấp huyện

1.2.2. Nội dung quản lý xã hội đối với lễ hội truyền thống ở cấp huyện
1.2.3. Phương pháp quản lý xã hội đối với lễ hội ở cấp huyện


Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI LỄ HỘI TRUYỀN
THỐNG Ở HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình lễ hội
truyền thống ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh
Bình
2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
2.1.3 Tình hình lễ hội truyền thống ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
hiện nay
2.2. Kết quả đạt được và nguyên nhân của kết quả
2.2.1. Kết quả đạt được
2.2.1.1. Về nội dung quản lý xã hội đối với lễ hội truyền thống
2.2.1.2. Về phương pháp quản lý xã hội đối với lễ hội truyền thống
2.2.2. Nguyên nhân của những kết quả
2.3. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
2.3.1. Hạn chế
2.3.1.1 Về nội dung quản lý xã hội đối với lễ hội truyền thống
2.3.1.2. Về phương pháp quản lý xã hội đối với lễ hội truyền thống
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế


Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ XÃ
HỘI ĐỐI VỚI LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở HUYỆN HOA LƯ,
TỈNH NINH BÌNH THỜI GIAN TỚI

3.1. Phương hướng tăng cường quản lý xã hội đối với lễ hội truyền
thống ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình thời gian tới.
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý xã hội dối với lễ hội truyền thống ở
huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình thời gian tới.


KẾT LUẬN
Việc duy trì và phát huy những lễ hội truyền thống luôn được Đảng
và Nhà nước dành sự quan tâm ưu ái. Là một tỉnh mang đậm đà màu sắc
dân tộc, với nhiều lễ hội truyền thống nổi tiếng, tỉnh Ninh Bình đã và đang
rất nỗ lực trong việc giữ gìn và phát huy mở rộng những lễ hội truyền
thống đó tới nhiều khách du lịch hơn, truyền bá được những giá trị văn hoá
sâu sắc của Việt Nam. Thời gian qua, Nhà nước cũng đã ban hành rất nhiều
những chính sách nhằm phát huy vai trị quản lý xã hội đối với lễ hội
truyền thống, bởi có quản lý chặt chẽ, phù hợp với từng giai đoạn thì mới
gìn giữ được giá trị của những lễ hội truyền thống.
Quản lý xã hội đối với lễ hội truyền thống đã và đang trở thành
những ưu tiên hàng đầu tại tỉnh Ninh Bình. Căn cứ vào những cơ sở lý luận
thực tiễn đã khẳng định vai trò quan trọng của việc quản lý xã hội đối với
lễ hội truyền thống ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Lễ hội truyền thống
phong phú đã góp phần phát triển kinh tế đất nước nhất là về du lịch, làm
phong phú đời sống văn hố, tinh thần của nhân dân.
Tuy nhiên có thể thấy công tác quản lý xã hội đối với lễ hội truyền
thống ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình cịn gặp một số hạn chế, những
chính sách chưa được thống nhất đồng đều giữa các khâu, gây nên sự khó
khăn trong công tác quản lý. Một số cán bộ quản lý cịn chưa thực sự am
hiểu về những chính sách của Đảng, Nhà nước, còn chậm trễ trong khâu
đưa những chính sách tới người dân. Mặc dù có thiếu xót nhưng không thể
phủ nhận những thành tự trong công tác quản lý xã hội đối với lễ hội
truyền thống ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.



Với những định hướng và giải pháp bài khoá luận đề ra, hy vọng
trong thời gian tới tỉnh Ninh Bình sẽ đạt được những thành công hơn nữa
trong công tác quản lý xã hội đối với lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành trung ương Đảng (2015), Chỉ thị số 41-CT/TW về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ
chức lễ hội, Hà Nội
2. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (2010), Chỉ thị số 20/CTBVHTTDL, ngày 05/02/2010 về Tăng cường công tác quản lý nhà
nước đối với hoạt động quảng cáo, Hà Nội.
3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018), Nghị
định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 Quy định về
quản lý và tổ chức lễ hội, Hà Nội.
4. Đinh Thị Chung (2014), “Quản lý nhà nước với hoạt động lễ hội ở
Việt Nam hiện nay”, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
5. Nguyễn Hồng Chương (2017), “Lễ hội và những vấn đề đặt ra về
quản lý lễ hội, Ban Tơn giáo Chính phủ Việt Nam”, tạp chí Công tác
tôn giáo, số 10 trang 13, Hà Nội.
6. Lê Thị Thu Hiền (2018), “Lễ hội truyền thống và những thách thức
trong đời sống đương đại”, Tạp chí Văn hố nghệ thuật số 409, Hà
Nội.
7. Quốc hội (2009), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản
văn hóa, ngày 18 tháng 6 năm 2009, Hà Nội.
8. Quốc hội (2016), Luật Tín ngưỡng, tơn giáo, Hà Nội.
9. Trần Quốc Vượng (2002), “Văn hóa Việt Nam tìm tịi và suy ngẫm”,
Nxb Văn hóa dân tộc.



10.

Viện Văn hoá nghệ thuật Việt Nam (2012) , “Bảo tồn và phát

huy lễ hội truyền thống trong xã hội Việt Nam đương đại”, Nxb Văn
hố thơng tin



×