Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng chứng từ tại ngân hàng tmcp việt á chi nhánh tân bình 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.49 KB, 46 trang )

Trường Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh
Khoa Thương Mại – Du Lịch – Marketing


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á
CHI NHÁNH TÂN BÌNH

GVHD: Th.s Ngơ Thị Hải Xn
SVTH: Nguyễn Thị Nhã Huyền
Lớp: NT 02 - K31


Thành phố Hồ Chí Minh 5/2009

Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC
THANH TỐN QUỐC TẾ VÀ
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

1.1. Thanh toán quốc tế:
1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế:
Dưới tác động kinh tế thị trường, các quan hệ về kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội… giữa các nước ngày càng phát triển. Kết quả thực hiện các mối
quan hệ này hình thành các khoản thu chi tiền tệ quốc tế giữa các nước với
nhau, tạo nên địa vị tài chính cho mỗi nước: bội chi hay bội thu. Tuy nhiên do
khác nhau về ngôn ngữ, luật pháp, tập quán… do cách xa về khoảng cách địa
lý nên việc thanh tốn khơng thể tiến hành trực tiếp với nhau mà nhất thiết


phải thông qua các tổ chức trung gian, đó là các ngân hàng thương mại cùng
với mạng lưới hoạt động của nó khắp nơi trên thế giới.
Thanh toán quốc tế ra đời từ lâu nhưng thật sự chỉ phát triển mạnh mẽ
kể từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời cho đến nay. Khối lượng mua bán, đầu tư
quốc tế ngày càng tăng thì đồng thời cũng kéo theo khối lượng thanh toán qua
ngân hàng ngày càng tăng đáng kể. Việc thanh toán qua ngân hàng gắn liền
với việc gia tăng sử dụng đồng tiền các nước để chi trả lẫn nhau. Vì vậy thanh
tốn quốc tế đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động kinh tế
ngày nay.


Như vậy, có thể đưa ra khái niệm thanh tốn quốc tế như sau: Thanh
toán quốc tế (International payment) là quá trình thực hiện các khoản thu chi
tiền tệ quốc tế, trao đổi quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới
nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước
với nhau.
Hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện trên phạm vi rộng lớn
toàn cầu, phục vụ toàn bộ các giao dịch thương mại, đầu tư, hợp tác quốc tế,
… thông qua mạng lưới ngân hàng thương mại thế giới. Sự bùng nổ và phát
triển của công nghệ thông tin trong vài thập niên gần đây chính là điều kiện
thúc đẩy thanh tốn quốc tế ngày càng hồn thiện hơn, luôn đổi mới công
nghệ nhằm đảm bảo cung cấp những sản phẩm tiện ích, an tồn, nhanh chóng
và hiệu quả.
1.1.2. Vai trị của thanh tốn quốc tế đối với nền kinh tế:
Trong thanh tốn quốc tế, ngân hàng đóng vai trị trung gian thanh tốn
giúp cho q trình thanh tốn được an tồn, nhanh chóng, tiện lợi và giảm bớt
chi phí thay vì thanh tốn bằng tiền mặt. Với sự ủy thác của khách hàng, ngân
hàng không chỉ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh toán
mà còn tư vấn cho khách hàng, tạo sự an tâm, tin tưởng và hạn chế rủi ro
trong quan hệ giao dịch mua bán và thanh tốn với nước ngồi.

Thanh tốn không chỉ làm tăng thu nhập của ngân hàng bằng các khoản
phí, hoa hồng mà cịn tạo điều kiện cho ngân hàng tăng thêm nguồn vốn của
mình do khách hàng mở tài khoản, hoặc ký quỹ tại ngân hàng. Đồng thời
ngân hàng có thể thực hiện các nghiệp vụ khác có liên quan như: chấp nhận
hối phiếu, chiết khấu hối phiếu, cung cấp tín dụng tài trợ, bảo lãnh thanh toán
cho khách hàng,…


Như vậy, thực hiện tốt thanh toán quốc tế sẽ tạo điều kiện phát triển các
nghiệp vụ liên quan và mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng, nâng cao
uy tín của ngân hàng trên thương trường quốc tế.
Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng kết thúc quá trình lưu thơng hàng
hóa, nếu như q trình thanh tốn quốc tế được tiến hành cách liên tục, nhanh
chóng, thuận lợi, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện, đồng thời
cũng thúc đẩy nhanh tốc độ thanh toán và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, thơng qua q trình giao dịch
từng khâu trong q trình thanh tốn với ngân hàng, nếu doanh nghiệp thiếu
vốn thì ngân hàng sẽ có mặt kịp thời tài trợ vốn, hỗ trợ về kỹ thuật thanh tốn
thơng qua việc hướng dẫn, tư vấn, cho vai vốn,… tận tình giúp đỡ doanh
nghiệp vượt qua khó khăn và hạn chế thấp nhất những rủi ro trong thanh tốn
quốc tế có thể xảy ra.
Thực hiện tốt thanh tốn quốc tế có tác dụng khuyến khích các nhà
kinh doanh xuất nhập khẩu mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, gia tăng
khối lượng hàng hóa mua bán, mở rộng quan hệ giao dịch giữa các nước với
nhau.
Thực hiện tốt thanh tốn quốc tế có tác dụng tập trung quản lý nguồn
ngoại tệ trong nước và sử dụng ngoại tệ một cách có mục đích, có hiệu quả
theo yêu cầu của nền kinh tế, đồng thời tạo điều kiện thực hiện tốt chế độ
quản lý ngoại hối.
Thực hiên thanh toán quốc tế tốt cũng tạo điều kiện thực hiện và quản

lý tốt, có hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu trong nước theo đúng chính sách
ngoại thương đã đề ra.
1.1.3. Các phương thức thanh toán quốc tế:
1.1.3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance):


Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán quốc tế trong đó
nhà nhập khẩu sẽ ủy nhiệm cho ngân hàng phục vụ mình trích từ tài khoản
của mình một số tiền nhất định chuyển cho nhà xuất khẩu có tài khoản tại một
ngân hàng nhất định trong một thời gian nhất định.
Hiện nay, hình thức chuyển tiền có các hình thức: chuyển tiền bằng thư,
chuyển tiền bằng điện,... Tuy nhiên, phương thức chuyển tiền thông dụng nhất
vẫn là chuyển tiền bằng điện vì tiết kiệm được thời gian và chính xác.
Việc chuyển tiền có thể sử dụng trong trường hợp trả trước, trả ngay,
hoặc trả sau. Chuyển tiền trả trước thường thực hiện khi nhà nhập khẩu muốn
ứng tiền trước cho nhà xuất khẩu để thực hiện hợp đồng, hoặc có thể đặt cọc
để thực hiện hợp đồng. Chuyển tiền trả ngay thực hiện khi nhà xuất khẩu
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng ( khi hàng được chất lên phương tiện vận tải
quy định hoặc khi hàng hóa hoặc bộ chứng từ đến điểm đến yêu cầu,…).
Chuyển tiền trả sau là loại chuyển tiền được thực hiện nhiều nhất, thực hiện
sau khi nhà nhập khẩu nhận được hàng hoặc chứng từ một khoản thời gian
nhất định được ghi trong hợp đồng.
1.1.3.2. Phương thức nhờ thu (Collection):
Nhờ thu là phương thức thanh toán quốc tế mà nhà xuất khẩu sau khi
giao hàng hay cung cấp dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình nhờ thu
hộ tiền hàng (dịch vụ) trên cơ sở hối phiếu và chứng từ hàng hóa có liên quan.
Nhờ thu được xem là nghiệp vụ của ngân hàng theo thư ủy thác nhà
xuất khẩu nhờ ngân hàng thu hộ tiền. Ngân hàng thực hiện đúng theo như chỉ
thị nhận được, nhằm đạt được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán hối
phiếu, bộ chứng từ được chuyển giao cho nhà nhập khẩu theo những điều

khoản và điều kiện được ghi trong chỉ thị nhờ thu.
Phương thức nhờ thu có thể thực hiện dước hai hình thức:


Nhờ thu trơn (Clean collection) là phương thức mà nhà xuất khẩu sau
khi cung cấp hàng hóa hay dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình nhờ
thu hộ tiền dựa trên hối phiếu đòi tiền, còn chứng từ hàng hóa sẽ lập và gửi
trực tiếp cho nhà nhập khẩu để làm cơ sở nhận hàng.
Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection) là phương thức mà
nhà xuất khẩu sau khi cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ lập bộ chứng từ thanh
toán và hối phiếu nhờ ngân hàng thu hộ tiền, khi nào nhà nhập khẩu thanh
toán hoặc chấp nhận thanh tốn hối phiếu thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ
cho nhà nhập khẩu nhận hàng.
1.1.3.3. Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary
credit):
Đây là phương thức được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế,
được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lựa chọn như là hình thức nhận tài trợ
từ phía ngân hàng trong q trình thanh toán. Bởi phương thức này thuận lợi
cho cả nhà nhập khẩu lẫn nhà xuất khẩu. Nhà xuất khẩu có thể khẳng định
hợp đồng được thực hiện khi nhận được thư tín dụng; nhà nhập khẩu chỉ thể
hiện ý chí, khả năng mua hàng khi được ngân hàng phát hành tín dụng thư
theo yêu cầu của họ.
1.2. Phương thức tín dụng chứng từ:
1.2.1. Cơ sở pháp lý:
1.2.1.1. UCP 600:
Phương thức tín dụng chứng từ được thực hiện theo quy tắc “thống
nhất về tập quán và thực hành tín dụng chứng từ” (Uniform customs and
practise for documentary credit – UCP).



Bản UCP đầu tiên được ICC phát hành từ năm 1933 với mục đích khắc
phục các xung đột về luật điều chỉnh tín dụng chứng từ giữa các quốc gia
bằng việc xây dựng một bản quy tắc thống nhất cho hoạt động tín dụng chứng
từ. Theo đánh giá của các chuyên gia, UCP là bản quy tắc (thông lệ quốc tế)
tư nhân thành công nhất trong lĩnh vực thương mại. Ngày nay, UCP là cơ sở
pháp lý quan trọng cho các giao dịch thương mại trị giá hàng tỷ đô la hàng
năm trên thế giới.
Để ngày càng phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế, đến nay UCP
đã sáu lần sửa đổi: vào năm 1952, 1962, 1974, 1983 (UCP 400), 1993 (UCP
500), và vào ngày 25/06/2006, Phòng thương mại quốc tế đã thông qua UCP
600 – đây là phiên bản thứ bảy- có hiệu lực từ ngày 01/07/2007, được thừa
nhận và áp dụng trên toàn thế giới. Những sửa đổi này nhằm mục đích để đáp
ứng được sự phát triển trong hoạt động ngân hàng, vận tải và bảo hiểm. Hơn
nữa, cũng cần thiết xem xét lại ngôn ngữ và phong cách đã được sử dụng
trong UCP để loại bỏ những cách diễn đạt có thể gây ra sự hiểu nhầm và áp
dụng không thống nhất.
Hiện nay UCP được sử dụng trên 180 quốc gia trên thế giới, năm 1962
lần đầu tiên UCP được dịch ra tiếng Việt. UCP được coi là một văn bản quy
tắc hướng dẫn, tùy ý các bên có thể lựa chọn thống nhất sử dụng một trong
bảy bản UCP. Tuy UCP đã được dịch sang tiếng Việt, nhưng chỉ có giá trị
tham khảo, chỉ bản UCP bằng tiếng Anh mới có giá trị pháp lý, và văn bản
UCP hiện hành hiện nay là UCP 600.
Khi UCP được dẫn chiếu vào LC thì nó trở thành một trong những cơ
sở pháp lý quan trọng để giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa hai bên
tham gia. Để dẫn chiếu UCP vào LC, người ta cần thêm vào LC các dòng sau:
“this credit is subject to UCP 2007 revision ICC publication” hoặc là “UCP
DC 2007 revision ICC 600 reffered”,... Ngoài các quy định cụ thể trong UCP


600, các bên cũng có thể thống nhất thêm vào LC một số nội dung phù hợp

với yêu cầu của mình.
So với UCP 500, UCP 600 có một số thay đổi tích cực hơn.
Thứ nhất, về hình thức, UCP 600 được bố cục lại với 39 điều khoản (so
với 49 điều khoản của UCP 500), trong đó bổ sung nhiều định nghĩa và giải
thích thuật ngữ mới để làm rõ nghĩa của các thuật ngữ còn gây tranh cãi trong
bản UCP 500. Chẳng hạn, điều 2 “Definitions” (Định nghĩa) của UCP 600 đã
nêu ra một loạt định nghĩa như: Advising bank, Applicant, Beneficiary,
Complying presentation, Confirmation, Confirming bank, Credit, Honour,
Negotiation, Presentation…
Thứ hai, UCP 600 đã quy định rõ thời gian cho việc từ chối hoặc chấp
nhận các chứng từ xuất trình là khoảng thời gian cố định “5 ngày làm việc
ngân hàng” (five banking days). Ở UCP 500, khoảng thời gian này được quy
định không rõ ràng là “Thời gian hợp lý” (Reasonable Time) và “Không chậm
trễ” (Without delay) để kiểm tra chứng từ và thông báo chứng từ bất hợp lệ.
Thứ ba, UCP 600 đã đưa ra quy định mới về địa chỉ của người yêu cầu
mở và người hưởng lợi thư tín dụng phải được thể hiện trên chứng từ xuất
trình đúng như trong LC.
Thứ tư, theo UCP 600, ngân hàng phát hành được phép từ chối chứng
từ và giao bộ chứng từ cho người yêu cầu mở thư tín dụng khi nhận được
chấp nhận bộ chứng từ bất hợp lệ của họ.
Đó là một số sử đổi cơ bản của UCP 600 so với UCP 500. Nhờ vậy mà
UCP 600 trở nên chính xác hơn, đầy đủ hơn. Tuy nhiên, trong UCP 600 vẫn
còn một số vấn đề chưa được giải quyết.
Như vậy, UCP 600 là kết quả làm việc của Ủy ban kỹ thuật và tập quán
ngân hàng của ICC. Về cơ bản, UCP 600 đã có nhiều điểm mới nhằm xác
định rõ và giải quyết những xung đột trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng


phương thức tín dụng chứng từ mà UCP 500 chưa thực hiện được. Tất nhiên,
bên cạnh những thành tựu, UCP 600 vẫn chưa giải quyết được tất cả các vấn

đề thực tiễn đầy phong phú và phức tạp, đòi hỏi ICC sẽ tiếp tục nghiên cứu và
sửa đổi để có thể đáp ứng được sự thay đổi liên tục trong thương mại quốc tế
mà điển hình là địi hỏi ICC phải cập nhật và sửa đổi eUCP và ISBP cho phù
hợp với UCP 600.
1.2.1.2. eUCP:
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng rộng rãi của thương mại
điện tử, kỹ thuật xử lý chứng thừ đã được ICC đề cập trong cuộc họp ngày
24/05/2000 tại Pari. Sau 18 tháng nỗ lực thực hiện, ICC cho ra đời văn bản bổ
sung eUCP (UCP 500.1) có hiệu lực từ tháng 02/2002.
eUCP khơng phải là bản sửa đổi của UCP mà là phụ bản của UCP.
eUCP mang tính bổ sung chứ khơng thay thế hồn tồn UCP, nó được sử
dụng trong trường hợp LC quy định xuất trình chứng từ điện tử và kể cả
chứng từ truyền thống bằng văn bản. eUCP góp phần hoàn thiện hơn dịch vụ
ngân hàng trên nền tảng công nghệ thông tin.
1.2.1.3. ISBP:
Tại cuộc họp vào tháng 5/2000, Ủy ban kỹ thuật và thực hành ngân
hàng của phòng thương mại quốc tế (Ủy ban ngân hàng của ICC) đã soạn thảo
văn bản Tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân hàng trong kiểm ra chứng từ
xuất trình theo phương pháp tín dụng chứng từ (The International Standard
Banking Practice for examination of documents under documentary credit)
được ban hành kèm theo tập quán và thực hành thống nhất về tín dụng chứng
từ do phòng thương mại quốc tế xuất bản số 600 (UCP).


Tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân hàng thể hiện trong ISBP là sự
nhất quán với UCP cũng như các quan điểm và các quyết định của ủy ban
ngân hàng của UCP .Văn bản này không sửa đổi UCP , mà chỉ giải thích rõ
ràng cách thực hiện UCP đối với những người làm thực tế liên quan đến tín
dụng chứng từ. Tuy nhiên phải thừa nhận là luật lệ của một số nước có thể bắt
buột áp dụng các tập quán khác với quy định trong ISBP.

Cần lưu ý rằng , bất cứ điều khoản nào trong tín dụng chứng từ mà có
thể thay đổi hay ảnh hưởng đến việc áp dụng một điều khoản của UCP cũng
có thể ảnh hưởng đến tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân hàng. Do đó, khi
xem xét các tập quán thực hành được quy định trong ISBP, các bên phải thật
sự cân nhắc đến bất kỳ điều khoản trong tín dụng chứng từ mà nó loại trừ hay
thay đổi nội dung được quy định trong một điều khoản của UCP. Nguyên tắc
này là xuyên suốt trong toàn bộ ISBP, cho dù được nói ra hay khơng, nhưng
đơi khi nó cũng nhắc lại nhằm mục đích nhấn mạnh hay minh chứng.
Như vậy, ISBP ra đời góp phần hạn chế sự cứng nhắc trong quá trình
kiểm tra chứng từ của ngân hàng, với mục đích kiểm tra nhằm tìm ra dấu hiệu
gian lận hay lừa đảo từ phía nhà xuất khẩu.
1.2.2. Định nghĩa tín dụng chứng từ:
Phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà
trong đó, một ngân hàng (ngân hàng phát hành) theo yêu cầu của khách hàng
(người yêu cầu mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một
người thứ ba (người thụ hưởng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký
phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba này xuất trình tại ngân hàng
một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều khoản trong thư tín dụng.
Như vậy, tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán liên quan
đến việc xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Người bán sẽ được bảo đảm thanh


tốn nếu xuất trình tại ngân hàng bộ chứng từ phù hợp với những quy định đề
ra. Phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ cũng có thể hiểu như là một
khoản tạm ứng mà ngân hàng dành cho nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất khẩu.
Từ tính chất của thư tín dụng có thể suy ra : Thứ nhất, chỉ có những tổ chức
tín dụng mới có quyền thực hiện các giao dịch này. Thứ hai, do tính độc
quyền của hoạt động ngân hàng, giao dịch thanh toán này chỉ có thể được
thực hiện thường xuyên bởi các tổ chức tín dụng.
Để hiểu rõ hơn về tín dụng chứng từ, ta cần hiểu rõ hai khái niệm sau:

Tín dụng chứng từ (Documentary credit) và thư tín dụng (letter of credit LC).
Tín dụng thư (hay cịn gọi là thư tín dụng) là một văn bản pháp lý được
phát hành bởi một tổ chức tài chính (thơng thường là ngân hàng), nhằm cung
cấp một sự bảo đảm trả tiền cho một người thụ hưởng trên cơ sở người thụ
hưởng phải đáp ứng các điều khoản trong thư tín dụng.
LC được mở trên cơ sở hợp đồng ngoại thương, phần lớn các điều
khoản trên LC xuất phát từ các nội dung cơ bản của hợp đồng ngoại thương.
Nhưng khi LC đã được mở thì nó hồn tồn độc lập với hợp đồng ngoại
thương vì nhà xuất khẩu giao hàng theo quy định của LC chứ không phải theo
hợp đồng.
1.2.3. Các đối tượng liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ:
Các bên liên quan luôn luôn tồn tại trong giao dịch LC gồm:
Người xin mở thư tín dụng (The applicant): Là người nhập khẩu hàng
hóa, người mua, người trả tiền;
Người thụ hưởng (Beneficiary) là người nhận tiền, nhà xuất khẩu,
người bán;


Ngân hàng phát hành (opening/issuing bank) là ngân hàng mà người
xin mở LC nộp đơn xin mở LC, sẵn sàng cung cấp dịch vụ tín dụng thư cho
nhà nhập khẩu;
Ngân hàng thông báo (advising bank) thường là ngân hàng mà người
thụ hưởng là khách hàng hoặc ngân hàng đại lý của ngân hàng mở LC ở nước
người thụ hưởng.
Ngoài ra, việc thanh tốn tín dụng chứng từ cịn có thể có sự tham gia
của các ngân hàng sau:
Ngân hàng xác nhận ( The comfirming bank): là một ngân hàng khác
đứng ra cam kết thanh toán LC, được áp dụng trong trường hợp người thụ
hưởng nghi ngờ khả năng tài chính của ngân hàng mở LC. Ngân hàng xác
nhận có thể là ngân hàng thông báo LC hay là một ngân hàng bất kỳ cho

người thụ hưởng yêu cầu, thường là ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường
quốc tế;
Ngân hàng thanh toán (The paying bank): là ngân hàng được ngân hàng
mở LC chỉ định thanh toán, chấp nhận thanh tốn cho người thụ hưởng LC.
Ngân hàng thanh tốn có thể là ngân hàng thông báo hoặc là ngân hàng khác;
Ngân hàng chiết khấu (The negotiating bank): là ngân hàng được ngân
hàng mở cho phép thực hiện chiết khấu bộ chứng từ theo LC. Ngân hàng chiết
khấu có thể là ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng khác;…
1.2.4. Nội dung của thư tín dụng:
Thơng thường, LC được lập trên cơ sở đơn xin mở tín dụng thư nên nội
dung của LC đa phần giống đơn xin mở LC, thường có các nội dung sau:
Số hiệu của thư tín dụng: tạo thuận tiện trong việc trao đổi thông tin
giữa các bên có liên quan trong q trình giao dịch thanh tốn và ghi vào các
chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán.


Ðịa điểm và ngày mở thư tín dụng: là nơi ngân hàng mở phát hành thư
tín dụng để cam kết trả tiền cho người hưởng lợi. Ðịa điểm này có ý nghĩa
quan trọng, vì nó liên quan đến việc tham chiếu luật lệ áp dụng, để giải quyết
những bất đồng xảy ra (nếu có).
Ngày mở L/C: là ngày bắt đầu phát sinh và có hiệu lực sự cam kết của
ngân hàng mở L/C đối với người hưởng lợi; là ngày ngân hàng mở chính thức
chấp nhận đơn xin mở của người nhập khẩu; là ngày bắt đầu tính thời hạn
hiệu lực của L/C và cũng là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người
nhập khẩu có mở L/C đúng thời hạn khơng,...
Loại thư tín dụng: khi mở L/C người yêu cầu mở phải xác định cụ thể
loại L/C. Mỗi loại L/C khác nhau quy định quyền lợi và nghĩa vụ những
người liên quan tới thư tín dụng cũng khác nhau.
Tên, địa chỉ của những người liên quan đến phương thức tín dụng
chứng từ: Người yêu cầu mở thư tín dụng; Người hưởng lợi; Ngân hàng mở

thư tín dụng; Ngân hàng thơng báo; Ngân hàng trả tiền (nếu có); Ngân hàng
xác nhận (nếu có)…
Số tiền của thư tín dụng: phải được ghi vừa bằng số và bằng chữ và
phải thống nhất với nhau. Tên đơn vị tiền tệ phải ghi cụ thể, chính xác. Khơng
nên ghi số tiền dưới dạng một con số tuyệt đối, vì như vậy sẽ có thể khó khăn
trong việc giao hàng và nhận tiền của bên bán. Cách tốt nhất là ghi một số
lượng giới hạn mà người bán có thể đạt được.
Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng: Là thời hạn mà ngân hàng mở cam
kết trả tiền cho người hưởng lợi, nếu người này xuất trình được bộ chứng từ
trong thời hạn hiệu lực đó và phù hợp với quy định trong thư tín dụng đó.
Thời hạn trả tiền của thư tín dụng: Liên quan đến việc trả tiền ngay hay
trả tiền về sau (trả chậm). Ðiều này hoàn toàn tuỳ thuộc vào quy định của hợp
đồng thương mại đã ký kết. Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu


lực của thư tín dụng (nếu trả tiền ngay) hoặc nằm ngoài thời hạn hiệu lực (nếu
trả chậm). Trong trường hợp này, cần lưu ý là hối phiếu có kỳ hạn phải được
xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng.
Thời hạn giao hàng: được ghi trong thư tín dụng và cũng do hợp đồng
mua bán ngoại thương quy định. Ðây là thời hạn quy định bên bán phải
chuyển giao xong hàng cho bên mua, kể từ khi thư tín dụng có hiệu lực. Thời
hạn giao hàng liên quan chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của thư tín dụng. Nếu
hai bên thoả thuận kéo dài thời gian giao hàng thêm một số ngày thì ngân
hàng mở thư tín dụng cũng sẽ hiểu rằng thời hạn hiệu lực của thư tín dụng
cũng được kéo dài thêm một số ngày tương ứng.
Những nội dung liên quan tới hàng hoá: tên hàng, số lượng, trọng
lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu,... cũng được ghi cụ thể
trong nội dung thư tín dụng.
Những nội dung về vận chuyển giao nhận hàng hoá: điều kiện cơ sở về
giao hàng (FOB, CIF...), nơi giao hàng, cách vận chuyển, cách giao hàng,...

cũng được thể hiện đầy đủ và cụ thể trong nội dung thư tín dụng.
Các chứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình: đây cũng là một nội
dung rất quan trọng của thư tín dụng. Bộ chứng từ thanh toán là căn cứ để
ngân hàng kiểm tra mức độ hoàn thanh nghĩa vụ chuyển giao hàng hoá của
người xuất khẩu để tiến hành việc trả tiền cho người hưởng lợi. Ngân hàng
mở thư tín dụng thường yêu cầu người hưởng lợi đáp ứng những yếu tố liên
quan tới chứng từ:
+ Các loại chứng từ phải xuất trình: căn cứ theo yêu cầu đã được thoả
thuận trong hợp đồng thương mại. Thông thường một bộ chứng từ gồm có:
Hối phiếu thương mại (Commerial Bill of Exchange); Hoá đơn thương mại
(Commercial Invoice); Vận đơn hàng hải (Ocean Bill of Lading); Chứng nhận
bảo hiểm (Insurance Policy); Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin);


Chứng nhận trọng lượng (Certificate of quality); Danh sách đóng gói (packing
list); Chứng nhận kiểm nghiệm (Inspection Certificate)…
+ Số lượng bản chứng từ thuộc mỗi loại
+ Yêu cầu về việc ký phát từng loại chứng từ
Sự cam kết của ngân hàng mở thư tín dụng: đây là nội dung ràng buộc
trách nhiệm mang tính pháp lý của ngân hàng mở thư tín dụng đối với thư tín
dụng mà mình đã mở. Ví dụ: phần cam kết trong một thư tín dụng có thể được
diễn đạt như sau: Chúng tơi cam kết với những người ký phát hoặc người cầm
phiếu trung thực rằng các hối phiếu được ký phát và chiết khấu phù hợp với
các điều khoản của thư tín dụng này sẽ được thanh tốn khi xuất trình và các
hối phiếu được chấp nhận theo điều khoản của tín dụng sẽ được thanh tốn.
1.2.5. Quy trình thực hiện thanh tốn thư tín dụng:
Phương thức tín dụng chứng từ thường được thực hiện theo quy trình
sau:
Sơ đồ quy trình thanh tốn tín dụng chứng từ



Bước 1: Sau khi ký hợp đồng ngoại thương, nhà nhập khẩu chuẩn bị hồ
sơ mở LC gửi đến cho ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu mở LC.
Bước 2: Căn cứ vào yêu cầu và nội dung của đơn xin mở LC, ngân
hàng sẽ xem xét để mở LC cho nhà nhập khẩu. Thông thường để mở LC nhà
nhập khẩu phải ký quỹ tại ngân hàng, tùy theo kết quả thẩm định của ngân
hàng mà nhà nhập khẩu có mức ký quỹ khác nhau. Ngân hàng có thể phát
hành LC bằng thư, telex hoặc điện SWIFT. Sau khi phát hành LC ngân hàng
giao bản gốc cho khách hàng, đồng thời thơng báo nội dung LC và gửi bản
chính LC cho người bán thông qua ngân hàng thông báo.
Bước 3: Ngân hàng thơng báo kiểm tra tính chân thật, nội dung của LC
và tiến hành thông báo và chuyển bản gốc LC cho người bán.
Bước 4: Nhà xuất khẩu (người bán) kiểm tra nội dung LC, nếu đồng ý
thì tiến hàng giao hàng, nếu khơng thì đề nghị ngân hàng bổ sung chỉnh sửa
cho hợp lý với sự thống nhất của bên mua (nhà nhập khẩu). Nếu cả hai không
thể thống nhất LC, hợp đồng mua bán và LC sẽ bị hủy bỏ.
Bước 5: Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu chuẩn bị bộ chứng từ theo
yêu cầu của LC, xuất trình vào ngân hàng phục vụ mình để đề nghị thanh
toán.
Bước 6: Ngân hàng phục vụ người bán sẽ tiến hàng kiểm tra bộ chứng
từ, nếu có sai xót thì thơng báo người bán chỉnh sửa, nếu khơng chuyển bộ
chứng từ cho ngân hàng mở LC đòi tiền.
Bước 7: Ngân hàng mở LC tiến hàng kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù
hợp thì thanh tốn tiền cho nhà xuất khẩu, nếu khơng thì từ chối thanh tốn và
trả lại bộ chứng từ hoặc thanh toán một phần.
Bước 8: Ngân hàng mở tiến hành đòi tiền người mua. Người mua nếu
chấp nhận bộ chứng từ (bộ chứng từ hợp lệ) thì thanh tốn tiền cho ngân hàng


và nhận bộ chứng từ để nhận hàng. Nếu bộ chứng từ khơng phù hợp thì có

quyền từ chối trả tiền và không nhận bộ chứng từ.


Chương 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á
CHI NHÁNH TÂN BÌNH
2.1. Quy trình nghiệp vụ:
Hoạt động thanh tốn tín dụng chứng từ gồm hai loại là xử lý thư tín
dụng xuất khẩu và xử lý thư tín dụng nhập khẩu.
2.1.1. Quy trình xử lý thư tín dụng xuất khẩu:
2.2.1.1. Tiếp nhận LC, tiếp nhận sửa đổi LC:
Lãnh đạo Phịng hoặc người được phân cơng phải:
- Kiểm tra điện trước khi nhận. Nếu điện không thuộc chức năng xử lý
của phòng trả lại cho tổ mã trên mạng.
- Ký nhận LC / sửa đổi LC do bộ phận văn thư giao và giao lại cho các
TTV liên quan.
- Lãnh đạo Phòng phải kiểm tra nội dung tất cả các điện / thư giao dịch
trong ngày.
TTV phải kiểm tra các LC và sửa đổi LC:
- Nếu bằng TELEX/SWIFT phải có xác nhận mã đúng và theo mẫu
thích hợp. Nếu bằng thư phải có xác nhận chữ ký đúng và hợp lệ
- Nếu bức điện bị chập, lỗi hoặc thư bị mờ hoặc rách phải thông báo
ngay cho nơi phát hành yêu cầu chuyển lại.
2.2.1.2. Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ:
Thanh toán viên tiếp nhận chứng từ:


- Nhận chứng từ do khách hàng xuất trình kèm LC gốc (với đầy đủ các
sửa đổi LC và thư thông báo LC, sửa đổi LC) và thư yêu cầu thanh toán LC

(phụ lục 2).
- Kiểm tra thư yêu cầu, số lượng các loại chứng từ đính kèm trước khi
ký nhận chứng từ, phải ghi rõ ngày giờ nhận chứng từ trên thư yêu cầu thanh
toán.
- Kiểm tra chứng từ ngay sau khi nhận chứng từ. Ký xác nhận vào mặt
sau của LC gốc giá trị bộ chứng từ xuất trình, ngày xuất trình. Ghi số sử dụng
và rút số dư trên bìa hồ sơ.
Kiểm sốt viên / Lãnh đạo phịng:
- Kiểm tra lại tồn bộ chứng từ như quy định. Lưu ý đến các ý kiến của
thanh toán viên và ghi rõ ý kiến của mình trên phiếu kiểm tra chứng từ, ký và
chuyển chứng từ lại cho thanh tốn viên.
- Trường hợp kiểm sốt viên khơng thống nhất với ý kiến thanh tốn
viên, Lãnh đạo phịng quyết định cuối cùng trước khi báo khách hàng chỉnh
sửa.
Sau khi có ý kiến lãnh đạo phịng về tình trạng bộ chứng từ, nếu chứng từ
có sai sót thanh tốn viên phải thông báo ngay cho khách hàng.
2.2.1.3. Gửi chứng từ và địi tiền:
- Thanh tốn viên lập điện MT754 địi tiền ngân hàng phát hành LC
hoặc MT742 nếu đòi tiền ngân hàng hoàn trả theo quy định của LC.
- Lập thư gửi chứng từ theo mẫu. Trên thư gửi chứng từ nều đòi tiền
ngân hàng phát hành phải ghi rõ: “Reimbursement claim has been effected by
swift/tested telex dated …, please avoid duplication.”. Trường hợp địi tiền
ngân hàng hồn trả phải ghi rõ: “ We have claimed reimbursement from
Reimbursing bank by SWIFT/telex dated … as per LC terms.”


- Hạch toán xuất ngoại bảng khi gửi chứng từ đi địi tiền
2.2.1.4. Thanh tốn, hạch tốn:
- Khi nhận được báo có của ngân hàng nước ngồi, thanh tốn viên
phải hạch tốn báo có cho khách hàng, tất tốn tài khoản chiết khấu, thu lãi

chiết khấu trên số ngày thực tế chiết khấu, thu phí theo biểu phí hiện hành.
- Hạch toán xuất ngoại bảng số tiền Ngân hàng nước ngồi thanh tốn.
2.2.1.5. Tất tốn hồ sơ:
Sau khi ngân hàng nước ngồi thanh tốn hoặc doanh nghiệp trả hết
chiết khấu, thanh tốn viên thực hiện đóng và lưu hồ sơ.
2.1.2. Quy trình xử lý thư tín dụng nhập khẩu:
2.1.2.1 Hồ sơ phát hành LC trả ngay:
Khách hàng có yêu cầu phát hành LC phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ
sau:
- Giấy đề nghị mở LC theo mẫu của VAB.
- Hợp đồng mua bán hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương hợp đồng
(nếu có) và hợp đồng ủy thác (trong trường hợp hủy thác).
- Bản sao có cơng chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bản sao
có cơng chứng giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu
(trường hợp khách hàng giao dịch lần đầu).
- Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương mại hoặc Bộ quản lý
chuyên ngành (đối với khách hàng nhập khẩu quản lý bằng hạn ngạch hoặc
hàng nhập khẩu có điều kiện).
Tiếp nhận yêu cầu phát hành LC
- Kiểm tra số lượng và sự hợp lệ của các giấy tờ quy định tại điều trên.


- Ký nhận và ghi rõ ngày, giờ nhận. Kiểm tra nội dung giấy đề nghị mở
LC. Nếu nội dung khơng rõ ràng, các điều kiện, chỉ thị có sự mâu thuẫn phải
hướng dẫn và yêu cầu khách hàng hoàn chỉnh trước khi phát hành LC. Thanh
tốn viên khơng tự động sửa chữa hoặc bổ sung các chi tiết thay khách hàng.
Giấy đề nghị mở LC phải có chữ ký xác nhận của chủ tài khoản ủy quyền.
Nguồn vốn đảm bảo thanh toán LC
- Nếu LC phát hành bằng vốn tự có khách hàng ký quỹ 100%, thanh
tốn viên phải kiểm tra số tiền ký quỹ trước khi phát hành LC.

- Nếu khách hàng đề nghị mở LC đã được duyệt hạn mức ký quỹ mở
LC, thanh toán viên căn cứ vào hạn mức của khách hàng để mở LC.
- Nếu LC phát hành bằng vốn vay của VAB, thanh toán viên căn cứ
vào phiếu duyệt phát hành LC của phịng Tín dụng đã được lãnh đạo Phịng
và Ban Tổng giám đốc phê duyệt để phát hành LC.
- Nếu LC phát hành do bên thứ ba bảo lãnh, thanh toán viên căn cứ vào
thư bảo lãnh của bên thứ ba đã được Ban Giám đốc phê duyệt để phát hành
LC.
2.1.2.2 Phát hành LC trả ngay:
Khi đã có đầy đủ các điều kiện như quy định, thanh toán viên:
- Chọn ngân hàng thông báo/ ngân hàng thương lượng nếu khách hàng
không chỉ định.
- Trường hợp LC không hạn chế ngân hàng thương lượng và khơng
cho phép địi tiền bằng điện, trong LC phải yêu cầu ngân hàng thương lượng
thông báo bằng điện có mã xác nhận đã gửi chứng từ địi tiền.
- Nhập dữ liệu vào máy vi tính để phát hành LC theo yêu cầu của
khách hàng sử dụng mẫu điện MT700, MT701; nếu bằng Telex thư phải có
mã.


Hạch toán nội bảng số tiền ký quỹ, nhập ngoại bảng số tiền phát hành LC
và thu phí phát hành theo biểu phí hiện hành của VAB.
Chuyển tồn bộ hồ sơ cùng điện, thư phát hành LC trình lãnh đạo phòng
ký duyệt.
Giao một bản LC original cho khách hàng.
Lập hồ sơ và lưu hồ sơ theo dõi gồm: hợp đồng bản sao y, các loại điện có
đủ chữ ký người lập đại diện và người duyệt, các chứng từ hạch tốn ký
quỹ thu phí, chứng từ ngoại bảng, bản sao bộ chứng từ nhập khẩu, bản sao
B/L gốc sau khi đã ký hậu.
2.1.2.3 Giao chứng từ:

Việc giao chứng từ cho khách hàng chỉ được thực hiện khi khách hàng có
đủ tiền để thanh toán bộ chứng từ và các chi phí liên quan (nếu có). Khi
giao chứng từ cho khách hàng, yêu cầu khách hàng ký nhận (ghi rõ ngày,
giờ nhận và tên người ký nhận).
Trường hợp trả lại chứng từ cho nước ngồi, hạch tốn hồn ký quỹ (nếu
có) và xuất ngoại bảng số tiền trên chứng từ trả lại.
2.1.2.4 Thanh toán LC:
Nếu khách hàng đã ký quỹ đủ 100% trị giá hối phiếu, thanh toán viên
tiến hành thực hiện bút toán ghi nợ tài khoản của khách hàng, soạn cơng điện
thanh tốn, thơng báo thanh tốn, thu phí, xuất ngoại bảng trị giá chấp nhận
hối phiếu.
2.1.2.5 Tất toán hồ sơ:


Khi hồn tất việc thanh tốn hoặc doanh nghiệp có nhận nợ vay bắt
buộc nhưng đã thanh toán xong nợ vay và lãi vay, thanh tốn viên thực hiện
việc đóng và lưu hồ sơ.
2.2. Kết quả thực hiện nghiệp vụ tín dụng chứng từ:
2.2.1. Nhập khẩu:
Trong ba năm trở lại đây, nghiệp vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng
TMCP Việt Á – Chi nhánh Tân Bình ln có những bước phát triển vượt bật.
Đặt biệt là đối với việc thanh tốn bằng phương thức tín dụng chứng từ. Ngân
hàng đã cố gắng và phát triển, đưa phương thức thanh toán tians dụng chứng
từ trở thành một khâu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.
Năm 2006, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng
hồn tồn phụ thuộc và hội sở. Ngân hàng chưa được phép và có đủ khả năng
để thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng
từ. Tại ngân hàng, nhân viên thanh toán quốc tế chỉ nhận hồ sơ thanh tốn tín
dụng chứng từ rồi sau đó chuyển hồ sơ đó về phịng thanh tốn quốc tế tại Hội
sở. Tại đây, hồ sơ đó mới được giải quyết, tiến hành thực hiện các quy trình

nghiệp vụ của thanh tốn quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ. Như
vậy, ngân hàng hồn tồn khơng tham gia vào q trình thực hiện nghiệp vụ
tín dụng chứng từ. Năm 2006, tại hộ sở, phương thức tín dụng chứng từ đã
góp phần đêm lại doanh thu hơn 13 triệu USD cho ngân hàng.
Bước sang năm 2007, ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Tân Bình
có một bước phát triển đáng ghi nhận. Nữa đầu năm này, việc thanh toán quốc
tế bằng phương thức tín dụng chứng từ vẫn khơng thực hiện thì sang nữa cuối
năm 2007, ngân hàng đã chính thức bước đầu đi vào thực hiện hoạt động
thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ. Có được điều này
cũng là do sự thay đổi trong cách quản lý của ngân hàng nhằm đem lại sự tiện


lợi cho khách hàng đồng thời cũng do sự nổ lực hết mình của các cán bộ
thanh tốn quốc tế của ngân hàng, họ đã cố gắng học tập, trao đồi kĩ năng
nghiệp vụ để có khả nằng tự thức hiện các nghiệp vụ trên. Bước đầu các hoạt
dộng thanh toán quốc tế mang lại cho ngân hàng những khoản lợi nhuạn nhỏ.,
tuy không nhiều nhưng là cơ sở để ngành thanh toán quốc tế của ngân hàng
được mở rộng. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn có một vài hạn chế, nếu giá trị
của LC mở quá cao, trên 5 triệu USD thì ngân hàng cũng khơng được thực
hiện mà phải chuyển về hội sở thực hiện nghiệp vụ này. Năm 2007, ngân
hàng đã khởi đầu tìn kiếm khách hàng cho ngiệp vụ thanh tốn qc tế bằng
phương thức tín dụng chứng từ. Cuối năm 2007, chi nhánh Tân Bình đã thực
hiện được 7 món LC, đem lại cho ngân hàng doanh thu đạt gần 400 ngàn
USD, thu được phí đạt khoản gần 300 USD.
Năm 2008, ngành thanh toán bằng tín dụng thư cũng đã bước đầu phát
triển hơn. Doanh thu từ thanh tốn bằng tín dụng chứng từ đạt khoản 787400
USD, tăng gần gấp đôi so với năm trước. Phí thu được từ dịch vụ đạt khoản
590 USD. Góp phần đem lại thu nhập cho ngân hàng. Vì năm 2008, nền kinh
tế gặp nhiều khó khăn, nên việc thanh tốn băng tín dụng chứng từ khơng
nhiều lắm, việc tìm kiếm khách hàng cũng khá khó khăn do dịch vụ thanh

tốn của ngân hàng cịn mới, chưa có nhiều uy tín trên thị trường, đó, chi
nhành cần phải cố gắng hơn nữa để phát triển dịch vụ này.
2.2.2. Xuất khẩu:
Về mặt thanh tốn xuất khuẩn, việc thanh tốn bằng tín dụng thư chưa
phát triển lắm, bằng chứng là năm 2007 khơng có thực hiện nghiệp vụ nào
liên quan đến tín dụng chứng từ xuất khẩu, sang năm 2008, việc chuyển bộ
chứng từ đòi tiền cũng chỉ thực hiện được một món với giá trị đạt 91800
USD.


Như vậy, hiện nay chi nhánh vẫn chưa phát triển được dịch vụ thanh
tốn xuất khẩu, cần có những biện pháp tối ưu hơn nữa để phát triển hoạt
động này.
Nhìn chung, hoạt động thanh tốn xuất nhập khẩu bằng tín dụng chứng
từ chưa đem lại cho ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Tân Bình nguồn
thu lớn, lợi nhuận thu được từ hoạt động này còn chứa cao, tuy nhiên đây
cũng là bước đầu cho việc phát triển thanh toán quốc tế sau này. Mặt khác,
hoạt động này đã góp phần đa dạng hóa hoạt động thanh tốn quốc tế của
ngân hàngTMCP Việt Á – Chi nhánh Tân Bình, đem lại tiện ích cho khách
hàng, một phần góp phần giúp cho các hoạt động khác của chi nhánh cũng
phát triển hơn, và uy tín của chi nhánh cũng được nâng cao hơn.
So với hoạt động thanh toán quốc tế, hoạt động thanh tốn bằng tín
dụng thư chiếm cơ cấu không cao lắm, so với ở hội sở (luôn chiếm hơn 60%)
thì thấp hơn rất nhiều.
Bảng so sánh cơ cấu LC và tổng thanh toán quốc tế:

Qua bảng trên cho thấy tốc độ tăng trưởng của hoạt động thanh toán
Lc không nhanh bằng tốc độ phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế của
ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Tân Bình.
2.3. Đánh giá hoạt động tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Việt Á

Chi nhánh Tân Bình:


×