Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH Thiết bị giáo dục Thắng Lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.94 KB, 43 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
o0o
BÁO CÁO THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP
Đơn vị thực tập:
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THIẾT
BỊ GIÁO DỤC THẮNG LỢI
Giáo viên hướng dẫn :
Sinh viên thực tập :
Mã sinh viên : A
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
HÀ NỘI – 2013
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới đã mở ra rất nhiều cơ hội kinh doanh
hấp dẫn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình hội nhập cũng như
những ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, tình trạng lạm phát.v.v cũng mang
lại cho họ không ít khó khăn. Hội nhập với nền kinh tế thế giới đồng nghĩa với việc họ
phải tìm cách để tồn tại, phát triển và khẳng định vị thế của doanh nghiệp mình trước
sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty, doanh nghiệp nước ngoài. Đứng trước những
khó khăn như vậy, mỗi doanh nghiệp, công ty cần có những chiến lược, hành động cụ
thể và hiệu quả (các chính sách về công tác sản xuất kinh doanh, điều hành, tổ chức và
quản lí bộ máy nhân lực, chiến lược kinh doanh, quản lí tài chính.v.v ) nhằm phát triển
và nâng cao vị thế của doanh nghiệp mình trên thị trường.
Để có thể hiểu rõ hơn về cấu trúc và quy trình hoạt động hoạt động của một
doanh nghiêp, được sự cho phép của Nhà trường và ban lãnh đạo công ty trách nhiệm
hữu hạn thiết bị giáo dục Thắng Lợi, em đã đề xuất thực tập tại công ty trách nhiệm
hữu hạn thiết bị giáo dục Thắng Lợi. Trong quá trình thực tập tại công ty, em đã có cơ
hội quan sát trực tiếp hoạt động của các phòng ban trong công ty để có cái nhìn tổng
thể và khách quan hơn về tình hình kinh doanh và tình hình tài chính của một công ty,


thay vì chỉ biết qua lí thuyết căn bản tại trường học. Sau một quá trình tìm tòi, thu thập
và phân tích thông tin cùng với sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn, em đã
tổng hợp được bản Báo cáo thực tập này. Bản báo cáo thực tập gồm 3 phần chính:
Phần 1: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty
trách nhiệm hữu hạn thiết bị giáo dục Thắng Lợi
Phần 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn
thiết bị giáo dục Thắng Lợi
Phần 3: Nhận xét và kết luận
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
CSH Chủ sở hữu
KH - TC Kế hoạch – Tài chính
KH Khách hàng
KT Kĩ thuật
TP Thành phố
TT Thị trường
TBGD Thiết bị giáo dục
TGĐ Tổng giám đốc
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
VP Văn phòng
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
PHẦN 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ
CHỨC CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THIẾT BỊ GIÁO
DỤC THẮNG LỢI
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH TBGD Thắng Lợi
1.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH TBGD Thắng Lợi
− Tên công ty: Công ty TNHH TBGD Thắng Lợi;
− Người đại diện: Thạc sĩ Phạm Hoàng Minh Long;
− Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất và phân phối TBGD tới các trường học, các
cơ sở giáo dục;

− Qui mô công ty: Tổng số công nhân viên là 49 người, trong đó có 5 nhân
viên quản lí;
− Địa chỉ: 81 – 83 Nguyễn Trường Tộ, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình,
TP Hà Nội;
− Mã số thuế: 0100 250 363;
− Điện thoại: 04 38 294 672;
− Fax: 04 38 294 676;
− Vốn điều lệ của công ty: 32.000.000.000 đồng.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH TBGD Thắng Lợi
Công ty TNHH TBGD Thắng Lợi là công ty chuyên cung cấp các sản phẩm về
khoa học, công nghệ, thiết bị phục vụ cho các trường Việt Nam từ bậc mầm non, tiểu
học, trung học, cao đẳng, dạy nghề, đại học và các thiết bị phục vụ đề tài nghiên cứu
chuyên sâu sau đại học.
Công ty TNHH TBGD Thắng Lợi với tiền thân là công ty Thắng Lợi, công ty
Thắng Lợi được ra đời từ năm 1990, đến năm 1996 và tháng 2 công ty đổi tên thành
công ty TNHH TBGD Thắng Lợi. Với nhiều thăng trầm và thử thách của cuộc sống,
công ty TNHH TBGD Thắng Lợi đã hình thành và phát triển được 16 năm. Trong quá
trình hình thành và phát triển, công ty đã thành lập được 2 Chi nhánh tại thành phố Đà
Nẵng và tại thành phố Hồ Chí Minh.
Chi nhánh công ty TNHH TBGD Thắng Lợi tại Đà Nẵng được thành lập từ năm
1998.
Chi nhánh công ty TNHH TBGD Thắng Lợi tại thành phố Hồ Chí Minh được
thành lập từ năm 1999.
6
Trên khắp 64 tỉnh thành phố trong cả nước, công ty TNHH TBGD Thắng Lợi đều
có mặt và phục vụ các nhà trường phổ thông. Không những thế, hầu hết các trường đại
học, cao đẳng trong toàn quốc đều sử dụng TBGD của Công ty.
Công ty TNHH TBGD Thắng Lợi là thành viên của hiệp hội TBGD toàn cầu
(Worlddidac member). Sự quan hệ hợp tác của công ty với nhiều nhà sản xuất TBGD,
với nhiều nước trên thế giới.

Mối quan hệ hợp tác quốc tế đã giúp cho sản phẩm công ty ngày càng phát triển
và các nhà trường Việt Nam ngày càng được sử dụng các sản phẩm vừa mang tính
khoa học hiện đại, vừa mang tính truyền thống.
1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH TBGD Thắng Lợi
TỔNG GIÁM ĐỐC
THƯ KÝ
TGĐ
BV RIÊNG TGĐ
Lái xe riêng TGĐ
CHÁNH VP TGĐ
P.CHÁNH VP TGĐ
Tổ trường Tổ Bảo vệ
Lễ tân
Tổ phó Tổ Bảo vệ
Bảo vệ chốt
Lái xe Vp Công ty
Thu dọn
Bếp ăn
GIÁM ĐỐC KH - TC
Trợ lý Tài chính
Kế toán Chi phí
PHÓ PHÒNG KH - TC
THƯ KÝ PHÒNG TT
GIÁM ĐỐC TT
Cán bộ Kế hoạch
Cán bộ KT Hóa học
Cán bộ KT Sinh học
7
Cán bộ KT Vật lý

(Nguồn: Phòng hành chính –nhân sự)
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
1.3.1. Tổng giám đốc
− Chịu trách nhiệm phân tích tình hình công ty thông qua các thông tin, báo
cáo mà các phòng ban gửi lên;
− Tham gia đề ra chiến lược hoạt động cho công ty;
− Chịu trách nhiệm ra quyết định, đại diện kí kết các giấy tờ, văn bản pháp lý
− Giải quyết các vấn đề nội bộ nảy sinh trong quá trình hoạt động của công ty.
1.3.2. Phó tổng giám đốc
− Phụ trách phòng thị trường, tổng hợp, phân tích thị trường trong toàn quốc;
− Trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động chi nhánh công ty tại TP Hồ Chí
Minh;
− Phụ trách phát triển các thị trường giáo dục đại học, giáo dục nghề và các
dự án quốc tế.
1.3.3. Chánh Văn phòng – văn phòng tổng giám đốc
− Điều hành mọi hoạt động trong văn phòng tổng giám đốc;
− Theo dõi các hoạt động tài chính văn phòng công ty: Nhà hàng, khách sạn,
vé máy bay, văn phòng phẩm và các hoạt động sửa chữa nhỏ (sửa ô tô, sửa
văn phòng…);
− Kiêm thủ quỹ công ty;
− Tổng hợp nhân sự, quản lý nhân sự;
− Trực tiếp hỗ trợ phát triển thị trường, đặc biệt khai thác các thị trường mới
cho công ty;
− Trực tiếp nhận và gửi hàng các cảng Việt Nam.
1.3.4. Phó chánh Văn phòng – văn phòng tổng giám đốc
− Thường trực điều hành Văn phòng khi Chánh văn phòng đi công tác;
− Phụ trách tổ xe Tổ bảo vệ;
− Quản lý, bảo dưỡng tài sản trong văn phòng công ty và văn phòng 2 chi
nhánh;
8

− Thực hiện lắp đặt công trình tại các thị trường trong toàn công ty;
− Tổng hợp thành báo cáo tuần, hằng, quý, năm;
− Nhận, dịch, gửi email, fax của các hãng gửi Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc;
− Soạn thảo các văn bản cho Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc.
1.3.5. Thư ký tổng hợp Văn phòng Tổng giám đốc
− Quản lý tài liệu VP TGĐ, phụ trách lưu giữ toàn bộ tài liệu các phòng trong
công ty;
− Quản lý hồ sơ nhân sự trong toàn công ty;
− Quản lý con dấu;
− Theo dõi quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
− Tổ chức các sự kiện công ty (hội thảo, đại hội, triển lãm…);
− Tổng hợp hoạt động VP TGĐ (hàng tháng tổng hợp báo cáo các tổ trình
TGĐ);
− Quản lý, điều hành các tổ phục vụ (tổng hợp, theo dõi, quản lý các đồ dùng
của tổ phục vụ và báo cáo lãnh đạo VP);
− Đưa đón, phục vụ các đoàn khách trong nước.
1.3.6. Phòng Thị trường
− Giám đốc thị trường
+ Trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động Phòng thị trường;
+ Phụ trách chi nhánh công ty các vấn đề như: phát triển thị trường của
chi nhánh, theo dõi hoạt động chung của chi nhánh;
+ Chịu trách nhiệm xây dựng dự án ( tổng hợp nhu cầu khách hàng, xây
dựng phương án kỹ thuật);
+ Chịu trách nhiệm công tác lắp đặt, bảo hành tất cả các công trình trong
công ty và 2 chi nhánh.
− Thư ký phòng thị trường
+ Theo dõi và chịu trách nhiệm mọi vấn đề kỹ thuật thị trường;
+ Trực tiếp tư vấn, xây dựng dự án cho khách hàng hoặc theo yêu cầu của
lãnh đạo phòng, lãnh đạo 2 chi nhánh sau khi đã được Tổng giám đốc
thông qua;

9
+ Lập kế hoạch về phương án trả hàng, viết tài liệu và phương án sửa
chữa hàng bảo hành;
+ Lưu trữ tài liệu liên quan đến các vấn đề thị trường và các tài liệu nội bộ
khác;
+ Soạn thảo văn bản hợp đồng khi có yêu cầu;
+ Tổng hợp các vấn đề hàng hóa: hàng nợ, hàng nhu cầu…
− Cán bộ kỹ thuật
+ Cán bộ vật lý;
+ Cán bộ hóa học;
+ Cán bộ sinh hoạt.
1.3.7. Phòng Kế hoạch – tài chính
− Giám đốc tài chính
+ Theo dõi công nợ phải thu tại công ty và 2 chi nhánh;
+ Tổng hợp phân tích chi phí tháng, quý, năm;
+ Theo dõi quỹ tiền mặt, tiền tạm ứng, tiền gửi Ngân hàng;
+ Theo dõi, tổng hợp công nợ chi phí, công nợ hàng hóa;
+ Theo dõi, tổng hợp, phân tích vốn vay, lãi vay hàng tháng, quý, năm;
+ Lên phương án lương thưởng tháng, năm.
− Kế toán chi phí
+ Theo dõi công nợ phải thu tại công ty và 2 chi nhánh;
+ Tổng hợp, phân tích chi phí quý, tháng, năm;
+ Theo dõi quỹ tiền mặt, tiền tạm ứng, tiền gửi Ngân hàng;
+ Theo dõi tổng hợp, phân tích vốn vay, lãi vay hàng tháng, quý, năm.
− Trợ lý tài chính
+ Tổng hợp số liệu tài chính, lên cân đối tài khoản, lập báo cáo tài chính
văn phòng công ty, lập báo cáo thuế văn phòng công ty;
+ Phân tích, hạch toán lỗ (lãi) hàng tháng, quý, năm;
+ Duyệt báo cáo tài chính của 2 chi nhánh.
− Cán bộ kế hoạch

+ Theo dõi nhu cầu hàng nợ, hàng gửi, tồn kho, phân hàng ra 3 chi nhánh
– 3 thị trường;
10
+ Thủ kho.
− Thư ký phòng
+ Lập báo cáo tuần về tình hình tài chính và kế hoạch. Lập nhật ký theo
dõi công việc của cán bộ phòng;
+ Giao dịch ngân hàng;
+ Báo giá;
+ Theo dõi và thực hiện các bảo lãnh.
1.3.8. Tổ phục vụ
− Lễ tân
+ Trực lễ tân, điện thoại, thư báo, công văn đi và đến, thực hiện các công
tác lễ tân, đồng phục theo yêu cầu công việc của văn phòng.
− Lao công bếp ăn
+ Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và ngon miệng các bữa ăn tại công ty. Đảm
bảo tiết kiệm tối đa các đồ dùng văn phòng, đồ dùng bếp;
+ Đảm bảo phục vụ nhanh nhẹn gọn gang, ngăn nắp, kịp thời. Đảm bảo
phục vụ tốt các yêu cầu của văn phòng Tổng giám đốc (về giờ giấc, tác
phong làm việc và chất lượng vệ sinh…)
− Lao công thu dọn
+ Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho toàn công ty. Đảm bảo vệ sinh, chăm sóc,
tưới bón cho các cây trồng trong công ty. Đảm bảo phục vụ tốt các yêu
cầu của văn phòng Tổng giám đốc;
+ Giờ giấc, tác phong làm việc và chất lượng vệ sinh.
1.3.9. Tổ xe – văn phòng tổng giám đốc
− Lái xe riêng Tổng giám đốc – Văn phòng Tổng giám đốc
+ Đảm bảo an toàn, bảo mật các lịch trình phục vụ Tổng giám đốc;
+ Tuyệt đối đảm bảo an ninh đối với các phương tiện, thường xuyên kiểm
tra xe về độ an toàn, các đồ gửi trên xe (tránh trường hợp có thuốc nổ, vũ

khí trong xe);
+ Ngoài ra, tất cả các xe phải tuân thủ các quy định do văn phòng Tổng
giám đốc đề ra cũng như các yêu cầu của tổ trưởng tổ xe đối với tổ xe
văn phòng Tổng giám đốc.
11
− Lái xe văn phòng – Văn phòng Tổng giám đốc
+ Phục vụ tốt các lịch phục vụ của Văn phòng Tổng giám đốc (đảm bảo
kỹ thuật phương tiện, trang phục, cách phục vụ);
+ Khi có yêu cầu đặc biệt của văn phòng Tổng giám đốc, các lái xe phải
tuyệt đối chấp hành lệnh của lãnh đạo văn phòng Tổng giám đốc;
+ Tuyệt đối đảm bảo an ninh đối với phương tiện, thường xuyên kiểm tra
về an toàn xe và các đồ gửi trên xe (tránh trường hợp có vũ khí, thuốc
nổ trong xe);
+ Ngoài ra tất cả các lái xe phải tuân thủ các quy định do văn phòng Tổng
giám đốc đề ra cũng như các yêu cầu của tổ trưởng tổ xe đối với tổ xe
văn phòng Tổng giám đốc.
− Tổ bảo vệ - Văn phòng Tổng giám đốc
Bảo vệ riêng Tổng giám đốc
+ Đảm bảo phục vụ các yêu cầu phục vụ Tổng giám đốc (về trang phục,
tác phong, phong cách phục vụ, thái độ phục vụ);
+ Là người trực tiếp bảo vệ Tổng giám đốc, lên kế hoạch đảm bảo an
ninh tuyệt đối phục vụ Tổng giám đốc;
+ Đảm bảo an toàn, bảo mật các công tác phục vụ Tổng giám đốc;
+ Đón tiếp, tiễn khách theo yêu cầu của Tổng giám đốc.
Tổ trưởng tổ bảo vệ
+ Là người trực tiếp điều hành quản lý tổ bảo vệ dưới sự chỉ đạo của
Tổng giám đốc và lãnh đạo văn Tổng giám đốc;
+ Lên phương án, kế hoạch, bảo vệ các chốt, giám sát hoạt động bảo vệ
chốt có kế hoạch bảo vệ lãnh đạo (khi có yêu cầu);
+ Khi có yêu cầu đặc biệt, tổ trưởng có trách nhiệm huy động và sử dụng

lực lượng bảo vệ theo từng trường hợp cụ thể (có thể chưa thông qua
văn phòng Tổng giám đốc mà báo cáo sau);
+ Giám sát mọi hoạt động cán bộ trong văn phòng công ty, đặc biệt theo
dõi, giám sát các hoạt động mang tính phá hoại, chống đối, tuyên
truyền thông tin trong công ty.
Tổ phó tổ bảo vệ
+ Phối hợp với tổ trưởng Tổ bảo vệ lên phương án bảo vệ chốt;
+ Trực tiếp giám sát các chốt trực và trực tại hai vị trí của công ty;
12
+ Theo dõi giám sát các hoạt động mang tính phá hoại, chống đối, tuyên
truyền trong công ty.
Bảo vệ chốt
+ Đảm bảo an toàn tuyệt đối, an toàn về phòng cháy trong khu vực được
bảo vệ;
+ Đảm bảo tính bảo mật trong khi làm nhiệm vụ. Tuyệt đối trung thành
với công việc được giao;
+ Phối hợp hoạt động với các cấp quản lý trong công ty, các cơ quan chức
năng khi có sự cố xảy ra.
Nhận xét, đánh giá:
Trong giai đoạn cạnh tranh và hội nhập như hiện nay đòi hỏi bất kỳ một tổ chức
nào muốn tồn tại và phát triển đều phải năng động nắm bắt kịp sự thay đổi của thị
trường. Muốn như vậy việc đầu tiên là tổ chức phải có một cơ cấu tổ chức quản lý có
hiệu quả. Chính vì thế việc ổn định bộ máy quản lý của công ty và có sự điều chỉnh
nhân sự phù hợp với từng thời kì là công việc đầu tiên bắt buộc phải thực hiện đối với
mọi công ty.
Qua một số thông tin trên chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về cơ cấu, bộ máy
nhân sự của công ty TNHH TBGD Thắng Lợi. Nhìn chung cơ cấu bộ máy nhân sự của
công ty khá chi tiết và mang tính chuyên môn cao.
Nếu như các công ty, doanh nghiệp khác chỉ chú trọng vào việc xây dựng các bộ
phận, phòng ban trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì ở công ty

TNHH TBGD Thắng Lợi đã có sự chuyên nghiệp trong việc chú trọng cả các bộ phận
không trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng sự có mặt của họ góp
phần nâng cao năng suất và hiệu quả công việc của công ty (lao công lo ăn uống cho
nhân viên, bảo vệ chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản chung, tổ lái xe chuyên phục vụ nhu
cầu đi lại…) Tuy nhiên, việc có quá nhiều phòng ban, bộ phận cũng có thể gây khó
khăn trong việc quản lý cũng như làm tăng chi phí cho doanh nghiệp. Trong dài
hạn bộ máy công ty đòi hỏi phải được cải tiến hơn để thích nghi với môi trường, nâng
cao năng lực và khả năng cạnh tranh.
13
PHẦN 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THIẾT BỊ GIÁO DỤC THẮNG LỢI
2.1. Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH TBGD Thắng
Lợi
Công ty TNHH TBGD Thắng Lợi là công ty chuyên cung cấp các sản phẩm về
khoa học, công nghệ, thiết bị phục vụ cho các trường Việt Nam từ bậc mầm non, tiểu
học, trung học, cao đẳng, dạy nghề, đại học và các thiết bị phục vụ đề tài nghiên cứu
chuyên sâu sau đại học.
Trên khắp 64 tỉnh thành phố trong cả nước, công ty TNHH TBGD Thắng Lợi đều
có mặt và phục vụ các nhà trường phổ thông. Không những thế, hầu hết các trường đại
học, cao đẳng trong toàn quốc đều sử dụng TBGD của công ty. Công ty TNHH TBGD
Thắng Lợi là thành viên của hiệp hội TBGD
Công ty không chỉ tham gia nghiên cứu phát triển các sản phẩm TBGD mới. sản
xuất các sản phẩm TBGD chất lượng mà còn cung cấp dịch vụ phân phối sản phẩm
đến các khách hàng trong và ngoài nước.
Các sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp đều được khách hàng đánh giá cao.
2.2. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH TBGD Thắng
Lợi
2.2.1. Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty
Kinh doanh bán hàng là hoạt động kinh doanh đóng vai trò quan trọng, đem lại
nguồn lợi nhuận chủ yếu cho công ty.

Sơ đồ 2 Quy trình hoạt động kinh doanh chung
Nghiên cứu và phân tích thị trường
Liên hệ khách hàng, tiến hành thực hiện
Ký hợp đồng với khách hàng.
Thực hiện dịch vụ
(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự)
14
Chiến lược truyền thông
Bước 1: Nghiên cứu và phân tích thị trường
Đây là hoạt động thu thập và xử lý thông tin về thị trường. Nhân viên kinh doanh
sẽ nghiên cứu thị trường bằng nhiều phương pháp, nhằm nắm bắt được nhu cầu, mong
muốn và khả năng thanh toán của người tiêu dùng, phân khúc thị trường và xác định
thị trường mục tiêu của mình. Bên cạnh việc nghiên cứu thông tin công ty cũng kết
hợp thực hiện các chiến lược truyền thông song song để tìm kiếm thêm khách hàng
tiềm năng và các hợp đồng khác.
Bước 2 Liên hệ khách hàng, tiến hành thực hiện
Dựa vào thông tin mà nhân viên kinh doanh đã thu thập, phân tích và xử lý được,
công ty tiến hành tiếp cận khách hàng, xác định lại yêu cầu cũng như các nhu cầu của
khách hàng để tiến hành sản xuất hoặc thực hiện công việc.
Bước 3 Ký hợp đồng với KH
Sau khi sản xuất sản phẩm, công ty tiến hành ký kết hợp đồng và thỏa thuận các
điều khoản cũng như thời gian giao hàng, bàn giao công trình cho khách hàng.
Bước 4 Thực hiện dịch vụ
Sau khi hoàn thành các công tác vận chuyển, công ty sẽ tiến hành các thủ tục bàn
giao lại cho bên đối tác. Đối tác sẽ thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá trước
khi giao nhận chính thức, nếu có vấn đề xảy ra đối với sản phẩm.
Nhận xét, đánh giá:
Nói chung công ty TNHH TBGD Thắng Lợi đã có một quy trình hoạt động kinh
doanh chung ổn định, đầy đủ các bước cơ bản. Với quy trình này, công ty có thể thực
hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và phân phối nguồn lực hợp lý.

2.2.2. Mô tả quy trình nghiên cứu thị trường của Phòng thị trường
Nghiên cứu thị trường là hoạt động thu thập và xử lý thông tin về thị trường. Đây
là bước đầu tiên trong quá trình chuẩn bị của doanh nghiệp. Hoạt động này vô cùng
quan trọng vì nó cung cấp những thông tin cơ bản làm cơ sở cho quyết định của công
ty sau này. Hoạt động nghiên cứu thị trường thường diễn ra như sau:
Sơ đồ 2 Quy trình nghiên cứu thị trường
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Đưa ra kết quả nghiên cứu
Xử lý, phân tích thông tin
Tiếp cận tìm hiểu và đánh giá thông tin, nhu cầu từ phía khách hàng

15
(Nguồn: Phòng thị trường)
Được sự cho phép của ban lãnh đạo công ty TNHH TBGD Thắng Lợi, em đã
được trực tiếp tham gia vào hoạt động làm việc thực tế của phòng thị trường. Cụ thể,
em đã được trực tiếp tham gia vào quá trình quan sát để thu thập số liệu về khách
hàng, về thị trường. Đây là phương pháp quan trọng thường được các nhân viên của
phòng thị trường áp dụng nhằm tiếp cận, đánh giá thông tin và nhu cầu của khách
hàng, từ đó đề ra những chiến lược kinh doanh phù hợp cho công ty trong giai đoạn kế
tiếp. Em đã được phát một số tài liệu liên quan đến khách hàng của công ty, sau đó
được các anh chị, cô chú phòng thị trường hướng dẫn cách quan sát, đánh dấu vào
bảng, ghi chú một số thông tin quan trọng sao cho nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong thời gian thực tập tại công ty ở vị trí nhân viên phòng thị trường, em đã học hỏi
được nhiều kinh nghiệm từ các anh chị, cô chú trong công ty, vận dụng được những
kiến thức đã được học ở trường đại học để áp dụng vào công việc thực tập của mình.
2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH TBGD Thắng
Lợi
2.3.1. Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận năm 2011 và 2012 của công ty
TNHH TBGD Thắng Lợi
Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TBGD Thắng Lợi

trong 2 năm 2011 và 2012, ta có thể thấy tình hình doanh thu năm 2012 đạt hiệu quả
tốt hơn năm 2011 nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm, nguyên nhân một phần do cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới và những biến động kinh tế đã tác động mạnh tới Việt
Nam, nhất là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khủng hoảng kinh tế đã làm cho lạm
phát gia tăng, dẫn đến nhiều chi phí tăng lên. Điều này đã được thể hiện trong bản báo
cáo kết quả kinh doanh năm 2012.
Bảng 2 Báo cáo kết quả kinh doanh
Năm 2012
Đơn vị tính: Đồng
CHỈ TIÊU Số năm 2012 Số năm 2011
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối
(%)
(A) (1) (2) (3) = (1) – (2)
(4) = (3)/
(2)
Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịch vụ
86.495.677.586 73.857.268.135 12.638.409.451 17,11
16
CHỈ TIÊU Số năm 2012 Số năm 2011
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối
(%)
Doanh thu thuần
về bán hàng và
cung cấp dịch vụ

86.495.677.586 73.857.268.135 12.638.409.451 17,11
Giá vốn hàng bán 73.022.190.431 60.928.483.874 12.093.706.557 19,85
Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung
cấp dịch vụ
13.473.487.155 12.928.784.261 544.702.894 4,21
Doanh thu hoạt
động tài chính
19.374.739 17.374.036 2.000.703 11,52
Chi phí tài chính 2.084.394.839 2.230.474.639 (146.079.800) (6,55)
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
9.917.803.018 8.953.874.784 963.928.234 10,77
Lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh
doanh
1.490.664.037 1.761.808.874 (271.144.837) (15,39)
Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
1.490.664.037 1.761.808.874 (271.144.837) (15,39)
Chi phí thuế
TNDN hiện hành
260.866.206 440.452.219 (179.586.013) (40,77)
Lợi nhuận sau
thuế thu nhập
doanh nghiệp
1.229.797.831 1.321.356.655 (91.558.824) (6,93)
(Nguồn: Phòng kế hoạch – tài chính)
− Về doanh thu:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Căn cứ vào bảng số liệu, ta thấy

năm 2012 doanh thu là 86.495.677.586 đồng, và năm 2011 là 73.857.268.135,
năm 2012 tăng 12.638.409.451 đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 17,11%. Sự
tăng lên này là do công ty đã đẩy mạnh hoạt động bán hàng, tăng cường tìm kiếm
thị trường tiềm năng, tăng cường tiếp cận với những đối tác tiềm năng, nhờ đó mà
công ty đã ký kết được thêm nhiều hợp đồng với các đối tác mới. Việc tăng doanh
thu tới 17,11% trong thời điểm mà tình trạng lạm phát ở Việt Nam là 18,13 % năm
2011 và 6,81% năm 2012, cho thấy nỗ lực của công ty trong việc giữ vững vị thế
của mình trên thị trường (Trích số liệu từ tài liệu của dự án “Xây dựng năng lực
cho Ban thư kí ASEAN” với sự thỏa thuận và thực hiện bởi Ban Thư ký ASEAN
17
và Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GIZ) và được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao của
Cộng hòa Liên bang Đức).
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2012, doanh
thu thuần của công ty là 86.495.677.586 đồng, tăng 12.638.409.451 đồng,
tương ứng tăng 17,11% so với năm 2011. Sự tăng lên này là do trong năm
2012, doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 17,11% so
với năm 2011 do các nỗ lực của công ty. Ngoài ra, các khoản giảm trừ doanh
thu của công ty không phát sinh. Điều này cho thấy công ty đã cung cấp các
sản phẩm có chất lượng tốt, đạt được sự hài lòng và tin tưởng của khách hàng.
Doanh thu từ hoạt động tài chính: Doanh thu từ hoạt động tài chính
của công ty năm 2012 là 19.374.739 đồng, tăng 2.000.703 đồng so với năm
2011, tương đương tăng 11,52%. Doanh thu từ hoạt động tài chính của công
ty bao gồm các khoản thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng, lãi cho vay, lãi
chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện. Khoản tăng doanh thu từ hoạt động tài
chính là do trong năm 2012, công ty đã thực hiện thu hồi các khoản lãi chênh
lệch tỷ giá chưa thực hiện, thu hồi tiền gửi.
− Về chi phí:
Giá vốn hàng bán: Năm 2012, giá vốn hàng bán của công ty là
73.022.190.431 đồng, năm 2011 là 60.928.483.874 đồng. Năm 2012 tăng với
con số tuyệt đối là 12.093.706.557 đồng, tương ứng tăng 19,85% so với năm

2011. Doanh thu tăng kéo theo giá vốn hàng bán tăng lên. Giá vốn hàng bán
tăng lên do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do công ty phải nhập
khẩu một số nguyên vật liệu từ nước ngoài, hơn nữa trong quá trình sản xuất
kinh doanh cũng phải vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm giữa các nơi,
trong khi đó giá xăng trong nước có nhiều biến động (tính trong toàn giai đoạn
từ đầu năm 2011 đến tháng 5/2012 giá xăng trong nước tăng 4 lần với tổng
mức tăng là 8.000 đồng/lít, tức là so với đầu năm 2011 giá xăng trong nước
tăng 7000 đồng/lít (tăng tới 42,7%), dẫn đến giá thành nguyên vật liệu bị đẩy
lên cao, làm cho giá vốn hàng bán tăng lên.
Chi phí tài chính: Chi phí tài chính của công ty gồm có các khoản lãi
vay phải trả, chênh lệch tỷ giá đã thực hiện, chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện,
và một số chi phí tài chính khác. Năm 2012, chi phí tài chính của công ty là
2.084.394.839 đồng, giảm 146.079.800 đồng, tương ứng giảm 6,55% so với
năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến chi phí tài chính tăng cao là do lãi suất vay
18
ngân hàng trong năm 2011 biến động mạnh và năm 2012 đã ổn định và thấp
hơn 2011.
Chi phí quản lý công ty: Năm 2012, chi phí quản lý công ty là
9.917.803.018 là đồng, tăng tuyệt đối 963.928.234 đồng, tương ứng tăng
10,77% so với năm 2011. Sự tăng này là do trong năm 2012 việc kinh doanh
thuận lợi hơn khiến nhu cầu sử dụng điện, nước, đồ ăn, thức uống, tài liệu,
cho các văn phòng tăng đột biến.
Điều này cho thấy công ty nên thực hiện chính sách tiết kiệm, cắt giảm các
khoản không cần thiết để tiết kiệm chi phí.
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: Năm 2012 là
260.866.206 đồng, giảm 179.586.013 đồng, tương ứng giảm 40,77% so với
năm 2011. Ta thấy, doanh thu năm 2012 cao hơn năm 2011 tuy nhiên chi phí
năm 2012 lại cao hơn chi phí năm 2011. Điều này dẫn đến tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế năm 2012 bị sụt giảm so với năm 2011. Như vậy, chi phí thuế
thu nhập doanh nghiệp hiện hành năm 2012 cũng giảm so với năm 2011.

− Về lợi nhuận:
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
của công ty năm 2012 là 1.490.664.037 đồng, giảm 271.144.837 đồng so với
năm 2011, tương ứng giảm 15,39% so với năm 2011 . Sự sụt giảm này là do
doanh nghiệp mất nhiều chi phí cho hoạt động kinh doanh cũng như quản lí
doanh nghiệp nên cho dù doanh thu năm 2012 có tăng nhưng cũng không bù
lại được. Sự sụt giảm này đòi hỏi công ty phải đề ra chiến lược, chính sách để
tiết kiệm các khoản chi phí trong quá trình hoạt động của mình.
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành được xác định bằng thu nhập chịu thuế nhân với thuế
suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
của công ty năm 2012 là 1.229.797.831 đồng, giảm 91.558.824 đồng so với
năm 2011 , tương ứng giảm 6,93% so với năm 2011.
Nhận xét chung:
Trong 2 năm 2011 và 2012, ngoài các khoản giảm trừ doanh thu, công ty
còn có các khoản không phát sinh sau: chi phí bán hàng, chi phí lãi vay, thu nhập
khác, chi phí khác, lợi nhuận khác, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
và lãi cơ bản trên cổ phiếu.
19
2.3.2. Tình hình tài sản - nguồn vốn năm 2011 – 2012 của công ty TNHH TBGD
Thắng Lợi
Bảng 2 Bảng cân đối kế toán
Ngày 31/12/2012
Đơn vị tính: Đồng
CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2011
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương
đối (%)
(1) (2) (3) = (1)-(2)

(4) =(3)/
(2)
TÀI SẢN NGẮN
HẠN
25.380.182.094 22.082.100.794 3.298.081.300 14,94
I. Tiền và các
khoản tương
đương tiền
1.784.254.968 1.245.865.321 538.389.647 43,21
1.Tiền 854.253.436 316.651.194 537.602.242 169,78
2. Các khoản
tương đương tiền
930.001.532 929.214.127 787.405 0,08
III. Các khoản phải
thu ngắn hạn
14.409.720.342 12.125.848.80 2.283.871.541 18,83
1.Phải thu khách
hàng
14.360.347.537 12.095.577.966 2.264.769.571 18,72
5. Các khoản phải
thu khác
142.372.805 165.371.105 (22.998.300) (13,91)
6. Dự phòng khoản
phải thu ngắn hạn
khó đòi
(93.000.000) (135.000.000) (42.000.000) (31,11)
IV. Hàng tồn kho 8.353.191.493 7.493.732.381 859.459.112 11,47
1. Hàng tồn kho 8.353.191.493 7.493.732.381 859.459.112 11,47
V. Tài sản ngắn
hạn khác

833.015.291 1.216.554.291 (383.539.000) (31,53)
TÀI SẢN DÀI
HẠN
21.929.933.405 8.066.608.544 13.863.324.861 171,86
II. Tài sản cố định 21.929.933.405 8.066.608.544 13.863.324.861 171,86
1. Tài sản cố định
hữu hình
21.929.933.405 8.066.608.544 13.863.324.861 171,86
- Nguyên giá 25.990.520.298 11.775.357.177 14.215.163.121 120,72
- Giá trị hao mòn
lũy kế
(4.060.586.893) (3.708.748.633) (351.838.260) 9,49
20
CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2011
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương
đối (%)
TỔNG CỘNG
TÀI SẢN
47.310.115.499 30.148.709.338 17.161.406.161 56,92
NỢ PHẢI TRẢ 11.605.879.604 14.206.881.573 (2.601.001.969) (18,31)
I. Nợ ngắn hạn 10.784.879.604 12.635.881.573 (1.851.001.969) (14,65)
1. Vay và nợ ngắn
hạn
3.031.154.005 3.864.010.585 (832.856.580) (21,55)
2. Phải trả người
bán
7.097.147.458 7.926.000.615 (828.853.157) (10,46)
4. Thuế và các

khoản phải nộp
Nhà nước
413.689.395 540.562.838 (126.873.443) (23,47)
6. Chi phí phải trả 164.585.384 201.059.466 (36.474.082) (18,14)
II. Nợ dài hạn 821.000.000 1.571.000.000 (750.000.000) (47,74)
4. Vay và nợ dài
hạn
821.000.000 1.571.000.000 (750.000.000) (47,74)
VỐN CHỦ SỞ
HỮU
35.704.235.895 15.941.827.765 19.762.408.130 (123,97)
I. Vốn chủ sở hữu 35.704.235.895 15.941.827.765 19.762.408.130 (123,97)
1. Vốn đầu tư của
chủ sở hữu
23.000.000.000 4.467.389.700 18.532.610.300 414,84
10. Lợi nhuận sau
thuế chưa phân
phối
12.704.235.895 11.474.438.065 1.229.797.830 10,72
TỔNG CỘNG
NGUỒN VỐN
47.310.115.499 30.148.709.338 17.161.406.161 56,92
(Nguồn: Phòng kế hoạch – tài chính)
Tình hình tài sản của công ty TNHH TBGD Thắng Lợi
Tổng tài sản ngắn hạn trong năm 2012 là 25.380.182.094 đồng, năm 2011
là 22.082.100.794 đồng. Năm 2012 tăng với con số tuyệt đối là 3.298.081.300
đồng, tương đương tăng 14,94% so với năm 2011.
Tổng tài sản dài hạn trong năm 2012 là 21.929.933.405 đồng, tăng
13.863.324.861 đồng, tương ứng tăng 171,86% so với năm 2011. Trong cả 2
năm, có thể thấy cơ cấu tài sản ngắn hạn chiếm ưu thế hơn so với tài sản dài hạn.

Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2012, tiền và các khoản tương
đương tiền của công ty là 1.784.254.968 đồng, tăng 538.389.647 đồng so với
năm 2011, tương ứng tăng 43,21% so với năm 2011.
21
Trong đó:
Tiền vào năm 2012 là 854.253.436 đồng, tăng 537.602.242 đồng so với
năm 2011, tương đương tăng 169,78%. Dễ thấy lượng tiền của công ty vào năm
2012 tuy có tăng so với năm 2011 nhưng ta thấy lượng tiền của công ty so với
tài sản ngăn hạn là rất thấp, chỉ đạt xấp xỉ 0,007% vào năm 2012. Do công ty
luôn cho khách hàng được nợ để thanh toán sau nên lượng tiền mặt có sẵn luôn
rất thấp.
Các khoản tương đương tiền vào năm 2012 là 930.001.532 đồng, năm
2011 là 929.214.127 đồng. Các khoản này vào năm 2012 gần nhưng không có
biến động gì so với năm 2011. Cụ thể: năm 2012 tăng 787.405 đồng tương
đương tăng 0,08% so với năm 2011. Các khoản này chính là khoản tiền gửi
ngân hàng của công ty.
Các khoản phải thu: Các khoản phải thu của công ty đều là khoản phải thu
ngắn hạn. Các khoản thu ngắn hạn của công ty trong 2 năm 2011 và 2012 đều là
khoản phải thu khách hàng và các khoản thu khác. Cụ thể:
Các khoản phải thu khách hàng của công ty năm 2012 là 14.360.347.537
đồng, tăng 2.264.769.571 đồng, tương ứng tăng 18,72% so với năm 2011.
Nguyên nhân là do từ đầu năm 2012, công ty thực hiện chính sách tín dụng
nới lỏng đối với khách hàng hơn so với năm 2011. Ưu điểm của chính sách
mới là thu hút được nhiều khách hàng mới, nhất là các khách hàng có nhu cầu
mua hàng số lượng lớn, góp phần tăng doanh thu. Tuy nhiên, công ty cũng sẽ
phải chịu một số hạn chế, là việc quản lý các khoản nợ, các khoản thanh toán
sẽ phức tạp hơn, và nguồn vốn bị chiếm dụng sẽ làm khả năng thanh toán tức
thời của công ty với nhà cung cấp giảm.
Các khoản phải thu khác năm 2012 giảm so với 2011. Cụ thể là vào năm
2012, các khoản phải thu khác đạt 142.372.805 đồng, giảm tuyệt đối

22.998.300 đồng so với năm 2011, tương đương giảm 13,91%. Hàng năm
trong quá trình kinh doanh đều xảy ra mất mát, làm hỏng trang thiết bị và đều
xác định được là do lỗi của các bộ công nhân viên trong công ty. Công ty đã
yêu cầu bồi thường khi phát hiện. Qua nhiều trường hợp mất mát, hỏng hóc
công ty đã tiến hành thắt chặt các biện pháp quản lí như cử người theo sát quá
trình vận chuyển trang thiết bị, lắp thêm các camera giám sát, và kết quả là
năm 2012 các khoản này đã giảm so với năm 2011.
Tuy công ty thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng nhưng các khoản dự
phòng phải thu ngắn hạn khó đòi đã giảm. Cụ thể là vào năm 2012 là
93.000.000 đồng và năm 2011 là 135.000.000. Năm 2012 giảm tuyệt đối so
22
với năm 2011 là 42.000.000, tương đương giảm 31,11% . Các khoản này
giảm do số lượng khách hàng của công ty thanh toán các khoản nợ nhiều hơn.
Nguyên nhân là do ngoài áp dụng chính sách nới lỏng tín dung, công ty
còn áp dụng các chính sách chăm sóc khách hàng tốt hơn năm 2011 như: cử
nhân viên đưa hàng tận nơi và hướng dẫn lắp đặt, tặng quà và chiết khấu khi
khách hàng mua nhiều,
Hàng tồn kho: Năm 2012, hàng tồn kho là 8.353.191.49 đồng, tăng
859.459.112 đồng so với năm 2011, tương đương tăng 11,47% so với năm 2011.
Sự thay đổi này là do trong năm 2012, công ty kinh doanh tốt hơn năm 2011, bán
được nhiều hàng hơn nên phải tăng lượng hàng tồn kho nhằm đảm bảo khả năng
cung ứng cho khách hàng.
Tài sản ngắn hạn khác: Năm 2012, tài sản ngắn hạn khác của công ty là
833.015.291 đồng, giảm 383.539.000 đồng so với năm 2011, tương ứng giảm
31,53% so với năm 2011. Năm 2011, trong quá trình đặt mua trang thiết bị đầu
vào để phục vụ kinh doanh, nhà cung cấp có gửi thiếu hàng cho công ty do số
lượng hàng được đặt thường bao gồm nhiều loại hàng nên thiếu xót thường
xuyên xảy ra. Vì vậy vào năm 2012, công ty quyết định cử nhân viên tới các nhà
cung cấp để lấy hàng về. Khi cử nhân viên đi có phát sinh thêm tiền tạm ứng cho
nhân viên để đi lấy hàng. Hiệu quả của chính sách này là số lượng tài sản thiếu

hụt đã giảm đi nhưng vì không thể cử nhân viên tới tất cả các nhà cung cấp nên
số lượng hàng thiếu vẫn xảy ra.
Tài sản cố định: Tài sản dài hạn của công ty trong 2 năm 2011 và 2012 chỉ
gồm tài sản cố định hữu hình, ngoài ra công ty không đầu tư vào bất động sản
hay các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác.
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình năm 2012 là 25.990.520.298
đồng, năm 2011 là 11.775.357.177 đồng. Năm 2012 tăng 14.215.163.121
đồng so với năm 2011, tương đương tăng 120,72%. Nguyên nhân là do công
ty đã đầu tư, xây dựng thêm 1 kho hàng để tăng sức chứa và xây thêm 2 tầng
nhà để làm văn phòng cho công ty.
Dễ thấy việc tăng cường đầu tư vào tài sản cố định sẽ làm tăng giá trị
hao mòn lũy kế. Cụ thể: vào năm 2012, giá trị hao mòn lũy kế là
4.060.586.893 đồng, tăng 351.838.260 đồng so với năm 2011, tương đương
tăng 9,49%.
23
Tổng cộng tài sản: Tổng cộng tài sản của công ty năm 2012 là
47.310.115.499 đồng, tăng 17.161.406.161 đồng, tương ứng tăng 56,92% so
với năm 2011.
Tình hình nguồn vốn của công ty TNHH TBGD Thắng Lợi
Công ty đã áp dụng chiến lược quản lý nợ ngắn hạn theo trường phái cấp
tiến. Do đó, nhìn chung về nguồn vốn, nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao so với
nợ dài hạn. Trong năm 2012, mức nợ phải trả của công ty là 11.605.879.604
đồng, giảm 2.601.001.969 đồng, tương ứng giảm 18,31% so với năm 2011. Sự
giảm xuống trong mức nợ phải trả của công ty trong năm 2012 là do công ty đã
có những nỗ lực và sự điều chỉnh các chính sách, chiến lược phù hợp và có hiệu
quả. Điều này dẫn tới doanh thu của công ty trong năm 2012 đã tăng lên. Nên
công ty có thể tự chi trả nhiều hơn cho các hoạt động của mình, mức nợ phải trả
giảm xuống. Nợ phải trả của công ty bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Nợ ngắn hạn: Trong 2 năm 2011 và 2012, nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng
lớn hơn trong tổng nguồn vốn so với nợ dài hạn. Năm 2012, mức nợ ngắn hạn là

10.784.897.604 đồng, giảm 1.851.001.969 đồng, tương ứng giảm 14,65% so với
năm 2011. Sở dĩ mức nợ ngắn hạn trong năm 2012 giảm là do các yếu tố khác
cấu thành nên nợ ngắn hạn (vay và nợ ngắn hạn, chi phí phải trả, phải trả người
bán, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn
khác) đều giảm. Cụ thể:
Vay ngắn hạn năm 2012 là 3.031.154.005 đồng, giảm 832.856.580 đồng so với
năm 2011, tương đương giảm 10,46%.
Phải trả người bán năm 2012 là 7.097.147.458 đồng, 2011 là 7.926.000.615
đồng. Giảm 828.853.157 đồng tương đương 10,46%.
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước năm 2012 giảm 413.689.395 đồng so với
năm 2011. Ta có thể thấy công ty kinh doanh vào năm 2012 tạo ra nhiều doanh thu hơn
so với năm 2011 nhưng lợi nhuận thu được lại ít hơn vì tổng chi phí phát sinh nhiều
hơn dẫn đến số thuế phải nộp sẽ ít hơn.
Chi phí phải trả ở đây là toàn bộ số tiền trích trước tiền lương phải trả cho công
nhân nghỉ phép. Cụ thể năm 2012 là 164.585.384 đồng, giảm 36.474.082 đồng so với
năm 2011, tương đương giảm 18,14%. Chi phí này giảm do số lượng công nhân nghỉ
phép ít hơn năm 2011 và công ty có chính sách thưởng hàng tháng cho những công
nhân làm đủ ngày và không nghỉ phép ngày nào. Số tiền thưởng căn cứ theo cấp bậc
và số năm làm việc.
Đây là một tín hiệu tốt vì nhờ các biện pháp và nỗ lực của mình, công ty đã
giảm được các khoản vay nợ, chi phí, phải trả người bán, qua đó giảm được
24
nguồn vốn chiếm dụng không ổn định có tác động không tốt đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty (ảnh hưởng đến các kế hoạch kinh doanh khách, ảnh
hưởng tới uy tín và hình ảnh của công ty với các đối tác, các nhà cung cấp, đặc
biệt là các đối tác mới)
Công ty chỉ phát sinh các khoản vay và nợ dài hạn.
Năm 2012, mức nợ dài hạn của công ty là 821.000.000, giảm 750.000.000
đồng so với năm 2011, tương ứng giảm 47,74% so với năm 2011. Đây là kết quả
của những nỗ lực và biện pháp cụ thể của ban lãnh đạo công ty, là một tín hiệu

đáng mừng cho công ty bởi họ đã giảm bớt được áp lực của các khoản vay nợ và
quản lý tài chính có hiệu quả hơn.
Vốn chủ sở hữu của công ty trong 2 năm 2011 và 2012 chỉ bao gồm vốn
chủ sở hữu, không có sự biến động của nguồn kinh phí và quỹ khác. Trong đó:
Vốn đầu tư của chủ sở hữu năm 2012 là 23.000.000.000 đồng, tăng
18.532.610.300 đồng so với năm 2011, tương đương tăng 414,84%. Nguyên nhân là
do công ty quyết định tăng số vốn lên để có thể mở rộng sản xuất, tăng cường khả
năng cung ứng cho thị trường.
Lợi nhuận chưa phân phối của công ty cũng tăng. Cụ thể, năm 2012 tăng
1.229.797.830 đồng so với năm 2011, tương đương tăng 10,72%. Sự tăng này là do
công ty giữ lại toàn bộ phần lại nhuận có được trong năm 2012.
 Tổng cộng nguồn vốn: Tổng cộng nguồn vốn của công ty trong năm 2012 là
47.310.115.499 đồng, tăng 17.161.406.161, tương ứng tăng 56,92% so với năm 2011.
2.4. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của công ty Trách nhiệm hữu
hạn thiết bị giáo dục Thắng Lợi
2.4.1. Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Bảng 2. .Các chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn của
công ty TNHH TBGD Thắng Lợi
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch
1. Tỷ trọng Tài sản ngắn hạn
Tổng TS ngắn hạn
Tổng tài sản
2. Tỷ trọng Tài sản dài hạn
Tổng TS dài hạn
25

×