BẢN TIN CÔNG THƯƠNG
(Ngày 21 tháng 2 năm 2012)
TIN TỨC - SỰ KIỆN......................................................................................2
1. Từ năm 2012, bắt đầu xây dựng chương trình kiểm soát chuyển giá........2
2. Tăng trưởng của Việt Nam năm 2012 sẽ đạt 5,7%....................................2
Phần 1: Tin công nghiệp..................................................................................3
ĐIỆN LỰC......................................................................................................3
3. Nghệ An: Dân dùng điện bị thu phí lắp đặt trái luật..................................3
DẦU KHÍ........................................................................................................4
4. Giá gas liên tục tăng: Lộ diện nhiều bất cập .............................................4
CƠ KHÍ - HÓA CHẤT...................................................................................4
5. Ngành cơ khí Việt Nam: Cần có bước đột phá mới ..................................4
CÔNG NGHIỆP TIÊU DÙNG VÀ CHẾ BIẾN.............................................5
6. Xuất khẩu thủy sản khó chồng khó............................................................5
7. Vì sao ngành dược Việt Nam chưa phát triển?..........................................6
8. Nhà máy đường hết tiền mua mía..............................................................7
9. Nikkiso muốn xây thêm nhà máy sản xuất thiết bị y tế ở Việt Nam.........7
CÔNG NGHIỆP ĐỊA PHƯƠNG....................................................................8
10.TPHCM: CPI tháng 2 tăng 1,32%..............................................................8
11.Hà Nội: CPI tháng 2 tăng 1,45% ...............................................................8
12.CPI Long An tháng 2 tăng 2,15% .............................................................8
Phần 2: Tin Thương mại..................................................................................9
CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI......................................................................9
13.Giảm thuế nhập khẩu xăng về 0% từ 21/2.................................................9
XUẤT NHẬP KHẨU.....................................................................................9
14.Cơ hội lớn cho gạo thơm Việt Nam...........................................................9
15.Giá cao su xuất khẩu tăng gần 500 USD so đầu tháng 1 ........................10
16.Xuất khẩu nông sản giảm 16% trong tháng đầu năm...............................10
17.Thương mại Việt Nam-Indonesia cán đích trước kế hoạch.....................10
18.Nhập khẩu hơn 100.000 tấn muối............................................................11
THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC...................................................................11
19.Hà Nội: Giá hàng hóa thiết yếu tăng mạnh..............................................11
20.Thành phố Hồ Chí Minh: Giá thực phẩm ổn định...................................12
21.Huyndai sẽ phân phối giá rẻ tại Việt Nam vào đầu tháng 3 ....................12
22.Hà Nội: Thị trường ô tô ảm đạm..............................................................12
XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI..........................................................................13
23.Sẽ đổi mới các hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao...........................13
24.Các “ông lớn” đổ xô tìm kiếm cơ hội xuất khẩu online...........................13
1
25.Miễn phí gian hàng cho doanh nghiệp dự hội chợ tại Nhật.....................14
QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG............................................................................14
26.Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp giải trình về giá sữa........................14
DOANH NGHIỆP - THƯƠNG HIỆU..........................................................15
27.Đồng Nai: Nhiều doanh nghiệp FDI có dấu hiệu gian lận thuế ..............15
28.FAST 500: Doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ áp đảo ............................15
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Từ năm 2012, bắt đầu xây dựng chương trình kiểm soát chuyển giá
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa giao Bộ Tài chính chủ trì xây dựng một
chương trình hành động tổng thể cũng như hàng năm, bắt đầu từ năm 2012.
Chương trình được xây dựng nhằm kiểm soát hiệu quả hơn vấn đề chuyển giá
trong hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam của các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài. Phó Thủ tướng yêu cầu chương trình phải đề ra nội dung
hoàn thiện pháp luật, chế tài xử lý, đưa ra những hướng dẫn cụ thể về kiểm
soát chống chuyển giá, xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp tập quán,
thông lệ quốc tế nhằm tăng cường năng lực quản lý cho các cơ quan, địa
phương liên quan. (Thời Báo Kinh Tế Việt Nam 20/2)Về đầu trang
Tăng trưởng của Việt Nam năm 2012 sẽ đạt 5,7%
Đó là con số được đưa ra trong bản báo cáo về Kinh tế Vĩ mô - Triển vọng thị
trường Việt Nam 2012 mà khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC
vừa công bố. Theo HSBC, CPI của Việt Nam sẽ tăng 10,5% vào cuối quý 2 và
còn 8,4% cuối Quý 3, trước khi tăng 9,2% tính cả năm 2012. Lạm phát giảm
còn 17,3% trong tháng Giêng so với cùng kỳ năm 2011, và chỉ số này được kỳ
vọng sẽ về mức một con số vào cuối năm. HSBC vẫn giữ dự báo tăng trưởng
của Việt Nam năm 2012 sẽ đạt 5,7% nhờ vào tình hình xuất khẩu Việt Nam
vẫn tăng mạnh dù chậm hơn so với năm 2011; nguồn đầu tư mạnh được hỗ trợ
bằng dòng vốn FDI ổn định; và nhu cầu trong nước (tuy còn thấp hơn so với
2011). Hơn nữa, Việt Nam còn được kỳ vọng ở một môi trường kinh tế vĩ mô
ổn định nhờ lạm phát đang trên đà suy giảm, thâm hụt thương mại và ngân
sách được kiềm chế và các chính sách quản lý tiền tệ tốt hơn. Dựa vào các
khuynh hướng gần đây, rõ ràng Việt Nam dường như đang đi đúng hướng
trong năm 2012 bất chấp luồng gió ngược của kinh tế thế giới. Tuy nhiên, các
chuyên gia kinh tế vĩ mô của HSBC nhấn mạnh những điều đó vẫn chưa đủ để
khôi phục tổn thất tinh thần do lạm phát cao ảnh hưởng đến người dân cùng
các nhà đầu tư; cả hai sẽ đều cần có nhiều thực tế mang tính thuyết phục hơn
để quay lại mức chi tiêu như trước năm 2009. Với tỷ lệ lạm phát đang giảm
xuống, HSBC tin Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ hạ lãi suất vào cuối Quý 1.
2
Thực tế, Ngân hàng Nhà nước đã bắt đầu chu kỳ nới lỏng với việc giảm tỷ lệ
dự trữ bắt buộc cho vài ngành kinh tế cụ thể. Việc giảm lãi suất trong tương
lai để thúc đẩy tiêu dùng sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc Chính phủ có thể
thuyết phục được người dân về những cam kết cải cách còn giờ đây hầu hết
mọi người đều chọn chiến lược cầm chừng. Các chuyên gia kinh tế của HSBC
nhấn mạnh: Với Việt Nam, để trở lại tốc độ tăng trưởng dài hạn trên 7% thì
trước tiên cần một nỗ lực phối hợp cải cách nền kinh tế nhằm mục đích tăng
hiệu quả đầu tư và tái thiết lập kỳ vọng của các nhà đầu tư trong và ngoài
nước. (Theo Dvt.vn 20/2) Về đầu trang
Phần 1: Tin công nghiệp
ĐIỆN LỰC
Nghệ An: Dân dùng điện bị thu phí lắp đặt trái luật
Chính phủ đã có Nghị định giao toàn bộ lưới điện nông thôn về cho ngành
điện lực quản lý nhằm để cả bên bán lẫn bên mua đều có lợi vì không phải mất
phí qua khâu trung gian. Khi bàn giao, chi phí trước đây đóng góp xây dựng
đường dây còn được trả lại cho dân. Vậy mà lợi dụng sự “khát” điện và kém
hiểu biết của dân, một số nơi cán bộ ngành điện đã bắt chẹt các “thượng đế”
bằng những khoản thu trái luật mà xã Sơn Hải (huyện Quỳnh Lưu) là một ví
dụ. Khi các gia đình xây nhà mới hoặc tách hộ đăng ký kéo điện vào nhà mình
đều bị buộc phải nộp 1.000.000 đồng. Mức thu được mặc cả như mua tôm cá
ngoài chợ không theo một khung giá hay quy định nào, cũng không có hóa
đơn, chứng từ hay bất cứ giấy tờ gì. Theo khảo sát của phóng viên, các gia
đình phát sinh nhu cầu sử dụng đều nằm dưới đường điện cũ kéo qua, chi phí
ban đầu chỉ có một công tơ điện, một hộp bảo vệ công tơ và khoảng 5m dây
điện kéo từ đồng hồ vào nhà... Vậy nhưng khi trình bày lại được giải thích
rằng: “Chúng tôi phải có "phí lắp nhanh", tiền mua vật tư và đã… thống nhất
với các gia đình”. Làm việc với phóng viên, ông Phạm Văn Nam, Giám đốc
Chi nhánh Điện lực Quỳnh Lưu cho biết: "Sau khi chuyển giao lưới điện nông
thôn cho ngành điện lực quản lý, theo quy định, các hộ dân đang dùng điện
hoặc lắp mới sẽ không phải nộp thêm bất cứ khoản tiền nào. Toàn bộ trang
thiết bị kéo điện vào nhà kể cả công tơ đều do điện lực cung cấp miễn phí.
Chúng tôi ký hợp đồng để ông Hòa, ông Lợi quản lý và thu tiền điện, còn việc
thu phí của các gia đình chúng tôi không có chủ trương và không biết". Khi
được hỏi: “Vì sao ông Phó trưởng Công an xã Hải Sơn phải lên tận trụ sở điện
lực nộp 900.000 đồng mới có điện?". Ông Nam cũng “không biết”. (Quân Đội
Nhân Dân 20/2)Về đầu trang
3
DẦU KHÍ
Giá gas liên tục tăng: Lộ diện nhiều bất cập
Lãnh đạo Bộ Công Thương vừa có cuộc họp với các doanh nghiệp thành viên
Hiệp hội Gas Việt Nam. Tại cuộc họp này, lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng
định, doanh nghiệp gas đầu mối có trách nhiệm quản lý hệ thống của mình. Lý
giải về việc giá gas liên tục tăng trong 2 tháng đầu năm 2012, ông Nguyễn Sỹ
Thắng- Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam cho biết: Cơ cấu tính giá gas trong
nước phụ thuộc vào giá thế giới và thường tăng cao vào mùa Đông và năm sau
cao hơn năm trước. Tuy nhiên, một số ý kiến của doanh nghiệp bổ sung thêm,
giá gas trong nước cao như hiện nay còn do ảnh hưởng từ việc tổ chức thị
trường. Hiện tại, Việt Nam có hàng trăm thương hiệu gas có thể tiếp cận được
nguồn cung cấp nội địa từ Petro Việt Nam (PVN), vài chục đơn vị có hệ thống
kho bể đầu mối có thể nhập khẩu và nhập mua hàng của các đơn vị thuộc
PVN. Như vậy, số lượng doanh nghiệp gas ở Việt Nam quá lớn so với nhu
cầu tiêu thụ khoảng 1,2 triệu tấn/năm, trong khi ở Thái Lan và Malaysia chỉ có
khoảng 5 - 6 đơn vị chia sẻ thị trường lên tới 5 - 6 triệu tấn. Tình trạng này đã
khiến cho cạnh tranh trên thị trường trong nước thực sự gay gắt và nảy sinh
không ít bất cập. Và để tồn tại, nhiều đơn vị nhỏ lẻ bất chấp cả các quy định
của pháp luật để thực hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh như:
Sang nạp gas lậu, sử dụng gas kém chất lượng, chiếm dụng bình gas của các
công ty lớn "cắt tai, mài bình" rồi mang nhãn của mình, hoặc cắt giảm các
dịch vụ, sử dụng các phụ kiện kém chất lượng... Trong khi đó, bản thân nguồn
cung cấp, nếu kể cả nguồn trong nước và nguồn nhập khẩu thì PVN độc quyền
chiếm tới 90%... (Kinh Tế & Đô Thị 20/2)Về đầu trang
CƠ KHÍ - HÓA CHẤT
Ngành cơ khí Việt Nam: Cần có bước đột phá mới
Có một thực tế đáng lo ngại là ngành cơ khí Việt Nam đang ở trình độ kém xa
so với khu vực và chỉ đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu trong nước.Theo nhận
xét của ông Phạm Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công
Thương): Công nghệ chế tạo cơ khí nội địa về tổng thể vẫn là công nghệ chế
tạo đơn giản, lạc hậu, trình độ kém hơn khoảng 2-3 thế hệ so với khu vực.
Thiết bị phần lớn là vạn năng qua nhiều năm sử dụng đã lạc hậu về tính năng
kỹ thuật, độ chính xác kém, thiếu phụ tùng thay thế, thiếu vốn để đầu tư thay
thế, đổi mới, nâng cấp. Tại nhiều hội thảo và ý kiến của các nhà lãnh đạo, các
chuyên gia cho rằng, một trong những điểm yếu của ngành công nghiệp cơ khí
hiện nay là thiếu các nhà máy cơ khí nặng để sản xuất các chi tiết cơ khí lớn
cho dây chuyền thiết bị đồng bộ, thiết bị chuyên dùng và các thiết bị cơ khí
khác. Điều này một mặt làm cho sản xuất cơ khí của chúng ta trở nên thụ
4
động, phụ thuộc vào nhập khẩu, đẩy giá thành sản xuất các dây chuyền thiết bị
tăng lên, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm, mặt khác cũng làm cho tình
trạng nhập siêu ngày càng gia tăng. Mục tiêu chiến lược phát triển ngành Cơ
khí Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 phấn đấu đến năm
2010 sẽ đáp ứng 40% - 50% nhu cầu sản phẩm cơ khí trong nước. Nhưng đến
nay, ngành này mới chỉ đáp ứng được 20%-25% nhu cầu. Ông Nguyễn Văn
Thụ - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam cũng cho biết, thực tế
hiện nay chúng ta chưa có một cơ chế nào đủ mạnh làm đòn thúc đẩy toàn
ngành chế tạo cơ khí. Việc hỗ trợ và phối hợp liên kết không thực hiện được
cũng vì thiếu những chuyên ngành cơ khí cần thiết như các dự án sản xuất
phôi thép rèn, đúc chất lượng cao, khối lượng lớn, áp dụng công nghệ mới,
tiên tiến. Thiếu các doanh nghiệp trang bị máy gia công chế tạo thiết bị lớn,
hiện đại trong nước. Đa phần các doanh nghiệp cơ khí đầu tư nhỏ lẻ vào khâu
chế tạo, gia công kim loại, kết cấu thép; ngành hàng cần vốn đầu tư không lớn,
có thị trường đầu ra nhưng đạt giá trị gia tăng thấp, chủ yếu giải quyết công ăn
việc làm cho người lao động. Các doanh nghiệp nhà nước có nhu cầu đầu tư
thường gặp phải rất nhiều khó khăn về thủ tục đầu tư phiền hà, về lãi suất, vì
thế 24 dự án đã được Chính phủ phê duyệt đầu tư theo công văn 1457/2003
chỉ có 3 dự án đầu tư nâng cao năng lực sản xuất được triển khai. (Đại Đoàn
Kết 20/2) Về đầu trang
CÔNG NGHIỆP TIÊU DÙNG VÀ CHẾ BIẾN
Xuất khẩu thủy sản khó chồng khó
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đồng loạt kêu khó khăn về
nguồn vốn, sự giảm sút của các thị trường nhập khẩu cũng như phương thức
kiểm soát an toàn thực phẩm không phù hợp của cơ quan chức năng với Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát trong buổi làm
việc ngày 20/2 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Trần Thiện Hải - Chủ tịch
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam năm 2011 đạt 6,118 tỉ USD. Để đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5
tỉ USD năm 2012 là một thách thức rất lớn do doanh nghiệp đang đối mặt với
tình trạng thiếu nguyên liệu, khó khăn về thị trường cũng như các biện pháp
kiểm tra chất lượng của cơ quan chức năng trong nước. Năm 2012, thị trường
EU sẽ khó khăn hơn, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm đắt tiền như tôm và cá
ngừ sẽ hạn chế, khả năng thanh toán chậm cũng sẽ tác động đến việc chọn lựa
thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là những doanh nghiệp nhỏ
và vừa. Ông Nguyễn Tuấn Anh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Út Xi (Sóc
Trăng), cho biết, năm vừa qua đã giảm 50% lượng hàng xuất khẩu sang EU,
lượng hàng xuất khẩu sang Nhật Bản cũng giảm mạnh do vấn đề kiểm tra chất
5
lượng. Không chỉ gặp khó ở các thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp trong
nước cũng đau đầu với bài toán tìm nguyên liệu cho chế biến. Năm 2011, Việt
Nam đã phải nhập hơn 500 triệu USD thủy sản để chế biến xuất khẩu. Năm
2012, chỉ tiêu xuất khẩu cá tra là 2 tỉ USD (tăng 200 triệu USD so với năm
2011) sẽ cần khoảng 1,3 triệu tấn cá tra nguyên liệu. Tuy nhiên, hiện nay sản
lượng nuôi giảm mạnh do doanh nghiệp và người dân thiếu vốn đầu tư, khó
tiếp cận tín dụng do còn dư nợ của các năm trước, ngân hàng không mạnh dạn
cho vay nuôi cá tra. Trong khi đó, một số vùng nuôi tôm đã có dấu hiệu bị
bệnh trở lại, đe dọa nghiêm trọng đến nguồn cung vụ mới. Năm 2012, xuất
khẩu thủy sản tiếp tục đối mặt với vấn đề kháng sinh không chỉ trong sản
phẩm nuôi trồng mà kể cả sản phẩm từ khai thác, trong khi thực tế khả năng
kiểm soát 100% từ khâu mua nguyên liệu là hết sức gian nan, tốn kém và khó
khả thi. Trong khi cơ quan quản lý chất lượng giữ quan điểm kiểm soát từng lô
hàng trước khi xuất khẩu mà thiếu kiểm soát ở các khâu trước chế biến nên
khó giải quyết tận gốc vấn đề dư lượng kháng sinh. Phát biểu tại hội nghị, Bộ
trưởng Cao Đức Phát cho biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ làm
hết mọi khả năng để đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Trước
mắt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Cục Kiểm soát chất
lượng nông lâm sản và thủy sản xem xét các thủ tục kiểm soát chất lượng các
lô hàng thủy sản xuất khẩu theo hướng giảm nhẹ chi phí cho doanh nghiệp
nhưng vẫn đáp ứng các yêu cầu kiểm tra quốc tế. (Tuổi Trẻ 21/2)Về đầu trang
Vì sao ngành dược Việt Nam chưa phát triển?
Năm 2011, Việt Nam nhập khẩu 1,527 triệu USD tiền thuốc, tăng 21,9% so
với năm 2010, dự kiến sẽ tăng tương tự trong năm 2012. Trong khi xuất khẩu
thuốc tân dược năm 2011 chỉ đạt con số khiêm tốn 44,5 triệu USD. Làm thế
nào để đẩy mạnh ngành dược phẩm trong nước, cân bằng cán cân xuất- nhập
là một vấn đề đang được đặt ra. Với con số khiêm tốn 44,5 triệu USD xuất
khẩu thuốc trong năm 2011, ngành công nghiệp dược Việt Nam đang phải đối
mặt với rất nhiều khó khăn để phát triển: nhiều doanh nghiệp dược đầu tư
trùng lặp sản phẩm; kêu gọi liên doanh, liên kết với doanh nghiệp dược nước
ngoài trong đầu tư vào lĩnh vực sản xuất dược phẩm còn khiêm tốn; công
nghiệp bao bì dược, sản xuất nguyên liệu làm thuốc chưa được phát triển đồng
bộ với các lĩnh vực khác trong tổng thể nền công nghiệp dược Việt Nam. Bên
cạnh đó, chủ trương, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã có, nhưng ngành
dược trong nước vẫn chưa phát triển được. Ông Nguyễn Quý Sơn- Chủ tịch
Hội đồng thành viên Tổng công ty Dược Việt Nam- đặt ra hàng loạt câu hỏi:
Tại sao các doanh nghiệp nước ngoài vẫn chưa đầu tư vào sản xuất dược tại
Việt Nam; các doanh nghiệp trong nước cũng chưa mặn mà? Tại sao số dự án
sản xuất nguyên liệu hóa dược lại có rất ít và chậm triển khai? Trả lời những
6