Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bản tin công thương 15-2-2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.85 KB, 16 trang )

BẢN TIN CÔNG THƯƠNG
(Ngày 15 tháng 2 năm 2012)
TIN TỨC - SỰ KIỆN......................................................................................2
1. CPI tháng 2 có thể tăng khoảng 1,5%........................................................2
2. Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: “Giấc mơ”chưa thành hiện thực . .2
3. Hàng nhái, hàng loạn giá cản trở hàng nội phát triển................................3
Phần 1: Tin công nghiệp..................................................................................3
ĐIỆN LỰC......................................................................................................3
4. Lương sai, giá điện có đúng không?..........................................................3
5. Hà Nội nguy cơ cắt điện luân phiên: Điện thừa, vốn thiếu........................4
6. Kiên Giang: Giá điện ở các xã đảo cao nhất 9.600 đồng/kWh..................4
7. Hà Tĩnh: Nhà máy điện thiếu... dây truyền tải...........................................5
DẦU KHÍ........................................................................................................5
8. Bộ Tài chính cân nhắc giảm thuế nhập khẩu gas.......................................5
9. Hà Nội: Khó kiểm soát giá gas..................................................................5
10.Bà Rịa - Vũng Tàu: Nóng vi phạm kinh doanh xăng dầu..........................6
CƠ KHÍ - HÓA CHẤT...................................................................................6
11.Ure – chủng loại phân bón chủ yếu nhập khẩu trong năm 2011................6
DỆT MAY – DA GIÀY..................................................................................7
12.Ngành da giày: Sống dở, chết dở vì lao động............................................7
13.Hàng dệt may, giày dép xuất sang Trung Quốc tăng mạnh.......................7
Ô TÔ – XE MÁY............................................................................................8
14.Hà Nội: Xe ga giảm giá mạnh....................................................................8
CÔNG NGHIỆP TIÊU DÙNG VÀ CHẾ BIẾN.............................................8
15.Tăng cường kiểm tra, kiểm định rau quả xuất sang EU.............................8
16.Không chạy đua xuất khẩu gạo giá thấp....................................................8
17.Hiệp hội tiêu khuyến cáo doanh nghiệp cẩn thận......................................9
18.Mức cộng giá cà phê Việt Nam sẽ giảm..................................................10
CÔNG NGHIỆP ĐỊA PHƯƠNG..................................................................11
19.Đắk Lắk nâng lượng cà phê chế biến sâu lên 15%..................................11
QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP - ĐIỂM CÔNG NGHIỆP......................11


20.Hà Nội: Khu công nghệ cao Hòa Lạc gặp khó về thu hút đầu tư.............11
Phần 2: Tin Thương mại................................................................................11
XUẤT NHẬP KHẨU...................................................................................11
21.Hàng Việt có uy tín tại các thị trường xuất khẩu.....................................11
22.Xuất khẩu cao su khởi sắc trở lại.............................................................12
23.Xuất khẩu dầu thô tháng 1 thu về 526 triệu USD....................................12
24.Đầu năm, xuất khẩu nông sản giảm.........................................................12
1
THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC...................................................................13
25.Giá thức ăn chăn nuôi có dấu hiệu giảm..................................................13
26.Thị trường bán lẻ miền Đông nhiều tiềm năng........................................13
XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI..........................................................................14
27.Doanh nghiệp tìm cơ hội xuất khẩu online..............................................14
28.Thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam - Marốc....................................14
QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG............................................................................15
29.Tình trạng tăng giá trục lợi tăng mạnh.....................................................15
DOANH NGHIỆP - THƯƠNG HIỆU..........................................................15
30.Nhộn nhịp nhượng quyền thương hiệu....................................................15
31.Tìm hướng phát triển cho doanh nghiệp Việt Nam..................................16
TIN TỨC - SỰ KIỆN
CPI tháng 2 có thể tăng khoảng 1,5%
NDHMoney dự báo, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2sẽ tăng khoảng 1,5% so
với tháng 1. Nhóm có khả năng tác động mạnh nhất đến CPI tiếp tục là hàng
ăn và dịch vụ ăn uống, trong đó CPI thực phẩm có mức tăng cao do tác động
từ tăng giá thịt bò, lợn, gia cầm, thủy sản và một số loại rau, quả tiêu dùng
nhiều dịp Tết. Tuy nhiên, chỉ số giá lương thực không có nhiều biến động,
thậm chí có thể giảm nhẹ so với tháng trước. Ăn uống ngoài gia đình, theo quy
luật vào dịp Tết tiếp tục có mức tăng khá cao. Trong khi đó, giá các mặt hàng
như rượu, bia, bánh kẹo; hàng thời trang; sản phẩm giải trí (đồ chơi các loại)
tiếp tục tăng. Một diễn biến bất thường khác là giá điện năm nay không chờ

đến đầu tháng 3 mà đã được cho phép tăng từ trong năm 2011. Do điều chỉnh
lùi lại so với thời điểm hiệu lực vì đặc thù sử dụng trước, thanh toán sau nên
đến tháng này việc tăng giá điện mới tác động lớn đến CPI. Cũng trong tháng,
giá gas thế giới tăng mạnh đã tác động đến mặt bằng giá trong nước.
(NDHMoney.vn 14/2) Về đầu trang
Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: “Giấc mơ”chưa thành hiện thực
Chủ trương phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở nước ta đã được ngành
chức năng đề cập tới cả thập kỷ nay. Song, "giấc mơ" nội địa hóa lại không dễ
thực hiện dù không ít cơ hội, nhất là với ngành công nghiệp ô tô. Sau hơn 15
năm kể từ ngày hoạt động, tỷ lệ nội địa hóa của các liên doanh ô tô trong nước
thấp hơn nhiều so với mức 30-38% mà các doanh nghiệp này đã cam kết. Bên
cạnh nguyên nhân do các doanh nghiệp thiếu nỗ lực, thì chính sách không ổn
định, thiếu nhất quán và thiếu giám sát của ngành chức năng đã khiến tỷ lệ nội
địa hóa dường như bị bỏ ngỏ. Các chuyên gia cho rằng, nếu phân loại theo quá
trình hình thành sản phẩm, nhà sản xuất thành phẩm sẽ đặt hàng với các nhà
2
cung cấp các bộ phận để hoàn thiện sản phẩm đó. Nhưng, đối tượng này lại là
khách hàng của các nhà chế tạo linh kiện. Như vậy, rõ ràng trong quy trình sản
xuất này có nhiều khoảng trống để doanh nghiệp trong nước tham gia. Theo
quy trình, một chiếc xe ô tô hoàn chỉnh được cấu thành bởi hàng nghìn chi
tiết. Vấn đề là các doanh nghiệp nội chỉ nên chọn một vài chi tiết để tham gia
vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thay vì có được một sản phẩm nội địa hóa hoàn
toàn... Đánh giá về mức độ phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở nước ta,
chuyên gia của một tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản cho rằng, về tỷ lệ
nội địa hóa, Việt Nam vẫn đứng sau một số quốc gia trong khu vực và điều
này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm cùng loại với các
nước trong khu vực nói riêng, của thế giới nói chung. Theo Bộ Công Thương,
mặc dù tiềm năng phát triển công nghiệp phụ trợ còn lớn, nhưng để tăng tỷ lệ
nội địa hóa, ngành chức năng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
phụ trợ nước ngoài đầu tư, sản xuất, trên cơ sở có những cơ chế thông thoáng

và hiểu được điều đối tác cần. (Hà Nội Mới 15/2)Về đầu trang
Hàng nhái, hàng loạn giá cản trở hàng nội phát triển
Sau hơn hai năm thực hiện, đến nay cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên
dùng hàng Việt Nam" đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên,
tình trạng hàng nhái, loạn giá... của chính nhãn mác "Made in Vietnam" lại
đang gây bức xúc trong dư luận xã hội. Trên thị trường, nạn hàng nhái mác
"Made in Vietnam" đang có dấu hiệu gia tăng. Nhiều chiêu "lách" tinh vi
mang tính chộp giật đã xuất hiện ở không ít cửa hàng và tình trạng yếu kém
trong quản lý của cơ quan chức năng ngày càng lộ rõ… Thực tế cho thấy,
những mặt hàng nào bán chạy, thì khả năng bị nhái càng cao. Khi người tiêu
dùng trong nước quan tâm đến hàng may mặc nội xuất khẩu, thì nhiều điểm
bán hàng nhái mẫu mã, có nơi còn bán hàng có xuất xứ từ Trung Quốc trà trộn
vào với hàng Việt. Thậm chí, có mã hàng là của thương hiệu khác đã được
nhãn "Made in Vietnam" dán đè lên. (Hà Nội Mới 15/2)Về đầu trang
Phần 1: Tin công nghiệp
ĐIỆN LỰC
Lương sai, giá điện có đúng không?
Trong khi tổng quỹ tiền lương của ngành điện hiện chiếm tới 5,5% tổng giá
thành sản xuất kinh doanh điện thì người tiêu dùng hoàn toàn có quyền đặt câu
hỏi: Lương sai liệu giá điện có đúng? Mặc dù khẳng định mức thu nhập bình
quân của cán bộ, nhân viên ngành điện thuộc mức trung bình và đã thực hiện
chính sách tiền tệ, thu nhập theo quy định của Nhà nước, song, Trưởng đoàn
Thanh tra của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Tiến Tùng cũng
3
đã chỉ rõ những tồn tại của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc áp định mức
lao động chưa phù hợp. Một vấn đề được nhiều người quan tâm là thu nhập
bình quân của lao động ngành điện liên tục tăng cao, kể cả năm 2010 tăng
5,46% so với năm 2009, trong khi đây lại là năm ngành điện kinh doanh thua
lỗ. Điều này liệu có ảnh hưởng tới giá điện mà người tiêu dùng đang phải chi
trả không? Lý giải mức tăng này vẫn còn thấp hơn so với thực tế cho phép,

ông Phạm Minh Huân cho rằng, lương ngành điện đang tính theo điện thương
phẩm. Năm 2010 giá điện vẫn tăng so với 2009 là 14,51%, nếu đơn giá giữ
nguyên thì tự động lương cũng sẽ tăng 14,51%. Nhưng vì cơ chế đã được
Chính phủ cho phép, thì có 2 yếu tố, thứ nhất là bây giờ mức sản lượng điện
chỉ được thực hiện 95%. Yếu tố thứ hai nữa là bản thân EVN nếu mà đạt được
sản lượng ấy thì phải tăng thêm người. Đại diện Cục trưởng Cục điều tiết điện
lực, Bộ Công Thương cho rằng, những tồn tại trong việc tính toán lương, phân
phối lương mà Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố, EVN sẽ phải
khắc phục trong thời gian sớm nhất. Để bảo đảm quá trình sản xuất kinh
doanh điện minh bạch, rõ ràng và phản ánh đúng được tất cả những chi phí
của ngành điện trong quá trình sản xuất, kinh doanh của mình thì vấn đề tiền
lương cũng phải đúng quy định của Nhà nước. Theo đó, tất cả những vấn đề
liên quan đến lương của EVN đều được xem xét trong quá trình sản xuất kinh
doanh điện của năm 2010, 2011 và các năm tiếp theo. (Đại Biểu Nhân Dân
15/2) Về đầu trang
Hà Nội nguy cơ cắt điện luân phiên: Điện thừa, vốn thiếu
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), năm 2012 sẽ xảy ra nghịch lý: Cả
nước đủ điện, nhưng Hà Nội nguy cơ bị cắt điện luân phiên. Nguyên nhân do
mặt bằng và thiếu vốn đầu tư các dự án cải tạo, xây mới hệ thống điện đang bế
tắc. Theo Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội)
Nguyễn Anh Tuấn, Hà Nội là đơn vị đặc thù so với các nơi khác. Bởi vì, phụ
tải về quản lý tiêu dùng, sinh hoạt lớn (chiếm tới 56% tổng lượng điện tiêu thụ
toàn thành phố) nên khi thời tiết nắng nóng, quá tải sẽ buộc phải áp dụng cắt
điện luân phiên. “Với mức tăng trưởng sử dụng điện dưới 10%, nếu thời tiết
mát mẻ như năm 2011, tổng công ty có thể đáp ứng được. Trường hợp lượng
điện sử dụng tăng đột biến và các công trình nâng cấp lưới điện không thực
hiện đúng tiến độ đề ra, khả năng Hà Nội phải cắt điện luân phiên là có thực”-
ông Tuấn nói. (Tiền Phong 14/2)Về đầu trang
Kiên Giang: Giá điện ở các xã đảo cao nhất 9.600 đồng/kWh
Tỉnh Kiên Giang vừa ban hành giá bán lẻ điện và tăng giờ phát điện trên địa

bàn huyện đảo Kiên Hải, một số xã đảo thị xã Hà Tiên và huyện đảo Phú
Quốc được áp dụng từ 1/3. Về sử dụng điện sinh hoạt, theo quyết định:
4
50kWh cho hộ nghèo, giá bán 2.000 đồng/kWh; tất cả các mức sử dụng của hộ
bình thường và từ kWh 51 trở lên đối với hộ nghèo, giá bán 3.260 đồng/kWh;
đối tượng hành chính, sự nghiệp, giá bán 5.000 đồng/kWh; sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ 9.600 đồng/kWh. (Lao Động 14/2)Về đầu trang
Hà Tĩnh: Nhà máy điện thiếu... dây truyền tải
Tháng 11/2011, tại Khu kinh tế Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh, Tổng công ty
Lắp máy Việt Nam đã lắp đặt thành công stator máy phát tổ máy 2 Nhà máy
nhiệt điện Vũng Áng 1. Đây là dự án nhiệt điện có tổng vốn đầu tư lên tới trên
1 tỉ USD do Tập đoàn Dầu khí (PVN) làm chủ đầu tư. Dự kiến nhà máy này
sẽ phát điện trong năm 2012. Tuy nhiên, mới đây ông Nguyễn Mạnh Hùng,
tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (NPT - thuộc EVN), lại
cảnh báo Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng này ngay cả khi hoàn thành đúng tiến
độ cũng có nguy cơ... nằm đó, không thể phát điện bởi không có đường dây
truyền tải. (Tuổi Trẻ 14/2)Về đầu trang
DẦU KHÍ
Bộ Tài chính cân nhắc giảm thuế nhập khẩu gas
Ngày 14/2, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết, Bộ Tài chính
đang cân nhắc đến đề xuất giảm thuế nhập khẩu gas (LPG). Trước khi Hiệp
hội gas có đề xuất giảm thuế nhập khẩu mặt hàng gas, Vụ chính sách thuế (Bộ
Tài chính) đã có tờ trình về vấn đề này từ rất sớm, nhưng phải cân nhắc đến
nhiều yếu tố khác nhau. Việc giảm thuế nhập khẩu gas phải đặt trong bối cảnh
điều hành giá chung, cân nhắc tác động giữa giá gas và giá các mặt hàng khác.
(TTXVN 14/2)Về đầu trang
Hà Nội: Khó kiểm soát giá gas
Ngày 14/2, Chi cục quản lý thị trường Hà Nội cho biết: Từ ngày 8/2 đến nay,
qua kiểm tra, kiểm soát việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết mặt hàng
gas trên địa bàn thành phố cho thấy, việc quản lý giá gas trên thị trường còn

gặp nhiều khó khăn. Tổng số cửa hàng được kiểm tra là 43; trong đó 24 cửa
hàng chấp hành đúng các quy định của pháp luật; 16 cửa hàng không còn tồn
tại trên thực tế và 3 cửa hàng vi phạm, gồm: cửa hàng kinh doanh gas tại 323
đường Hồng Hà, quận Hoàn Kiếm và cửa hàng 49 Mai Dịch, Cầu Giấy không
có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh gas, cửa hàng 605 Giải Phóng
kinh doanh gas không thực hiện niêm yết giá theo quy định. Đối với ba cửa
hàng vi phạm này, lực lượng chức năng hoàn thiện hồ sơ để xử lý theo quy
định. Tuy vậy, việc kiểm tra, kiểm soát của lực lượng quản lý thị trường
nhằm tránh việc lợi dụng đầu cơ tăng giá, gây xáo trộn trên thị trường (mặt dù
theo đúng chức năng) cũng mới kiểm soát được phần “ngọn”. Việc kiểm tra
5
này cũng chỉ dừng ở các đại lý được công ty kinh doanh gas bán buôn còn các
cửa hàng bán lẻ tới tay người tiêu dùng chưa thể kiểm soát được. Bởi theo
quy định hiện nay, Nhà nước không bắt buộc các công ty phải đăng ký cả giá
bán buôn và giá bán lẻ gây khó khăn cho lực lượng quản lý thị trường xác
định giá bán lẻ thế nào cho hợp lý. Nên cơ quan này chỉ kiểm tra việc niêm yết
giá và bán đúng giá niêm yết. (Báo Tin Tức 14/2)Về đầu trang
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nóng vi phạm kinh doanh xăng dầu
Thế giới qua, mặc dù lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra và mạnh
tay xử lý các hành vi vi phạm trong kinh doanh xăng dầu, tuy nhiên, tình trạng
vi phạm so với trước đây không những không giảm mà còn có phần tăng cao,
phổ biến ở khắp nơi, mọi địa bàn và thủ đoạn cũng ngày một tinh vi hơn. Từ
đầu năm tới nay, lực lượng chức năng phát hiện 5 vụ vi phạm trong kinh
doanh xăng dầu, trong đó có 2 vụ gian lận về đo lường, đáng nói, sai số đo
lường tại 2 trụ này cao gấp 5-10 lần so với mức quy định. Trước đó, cuối năm
2011, lực lượng Quản lý thị trường cũng đã phát hiện nhiều vụ vi phạm. Theo
bà Trần Thị Hường – Giám đốc Sở Công Thương, các doanh nghiệp có những
thủ đoạn tinh vi và tìm mọi cách để đối phó nên công tác kiểm tra, phát hiện
gian lận kinh doanh xăng dầu rất khó. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi
phạm ngày càng nhiều là do công tác quản lý có phần buông lỏng. Bên cạnh

đó, mức xử phạt còn thấp. (Diễn Đàn Doanh Nghiệp 15/2) Về đầu trang
CƠ KHÍ - HÓA CHẤT
Ure – chủng loại phân bón chủ yếu nhập khẩu trong năm 2011
Năm 2011, Việt Nam đã chi trên 1,7 tỷ USD để nhập khẩu phân bón các loại,
với 4,2 triệu tấn, tăng cả về lượng và trị giá so với năm trước, tăng 21,1% và
46,6%. Trong số chủng loại phân bón nhập khẩu về trong năm 2011, thì phân
Ure là chủng loại được nhập khẩu nhiều nhất với 1,1 triệu tấn chiếm 26,5% tỷ
trọng, trị giá 442,2 triệu USD, tăng 14,52% về lượng và tăng 39% về trị giá so
với cùng kỳ năm trước. Chủng loại được nhập khẩu nhiều về đứng thứ hai
trong năm là phân Kali với trị giá 449,8 triệu USD, tương đương 947,4 nghìn
tấn, tăng 44,22% về lượng và tăng 69,12% về trị giá so với năm 2010. Đứng
thứ ba trong bảng xếp hạng về lượng là chủng loại phân SA với 891,2 nghìn
tấn, trị giá 200,6 triệu USD, tăng 30,48% về lượng và 105,83% về trị giá so
với cùng kỳ năm trước. (Vinanet 14/2)Về đầu trang
6

×