Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Bản tin công thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.49 KB, 18 trang )

BẢN TIN CÔNG THƯƠNG
(Ngày 30 tháng 03 năm 2011)
TIN TỨC - SỰ KIỆN......................................................................................2
1. Tháng 4/2011: CPI vẫn sẽ ở mức cao........................................................2
2. Nhiều doanh nghiệp lỗ hàng trăm tỷ đồng.................................................3
Phần 1: Tin công nghiệp..................................................................................3
ĐIỆN LỰC......................................................................................................3
3. Chính phủ giải trình bổ sung về dự án nhà máy điện hạt nhân..................3
4. Quyết liệt khắc phục tình trạng thiếu điện.................................................4
DẦU KHÍ........................................................................................................5
5. Quốc hội yêu cầu quản lý chặt xăng dầu....................................................5
6. Bộ Tài Chính: Nguyên nhân tăng giá xăng dầu lần 2 trong năm...............6
7. Cuối tháng 4 sẽ khoan thăm dò dầu khí ở vùng biển miền Trung.............6
8. Doanh nghiệp Việt-Nhật hợp tác lĩnh vực phân bón..................................6
KHAI KHOÁNG.............................................................................................7
9. Việt Nam không tăng sản lượng than xuất sang Nhật................................7
DỆT MAY – DA GIÀY..................................................................................7
10.Giày xuất khẩu vào EU: Vẫn tiềm ẩn rủi ro ..............................................7
VẬT LIỆU XÂY DỰNG................................................................................8
11.Cảnh báo tình trạng "lách luật" nhập khẩu thép hợp kim..........................8
CÔNG NGHIỆP TIÊU DÙNG VÀ CHẾ BIẾN.............................................8
12.Caosu hồi phục giá: Bài học về sự liên kết................................................8
ĐIỆN TỬ.......................................................................................................10
13.Nokia sẽ đặt nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Bắc Ninh..............10
CÔNG NGHIỆP ĐỊA PHƯƠNG..................................................................10
14.GDP Hà Nội tăng trưởng 9,2% trong quý I.............................................10
15.Quảng Ninh: Sản xuất công nghiệp quý I/2011 tăng 7,7%......................10
16.Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 4 dự án công nghiệp trị giá 47,5 triệu USD...10
Phần 2: Tin Thương mại................................................................................11
CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI....................................................................11
17.Tiếp tục tạm hoàn 90% thuế GTVT đầu vào của hàng hoá thực XK......11


XUẤT NHẬP KHẨU...................................................................................11
18.Thêm 53 doanh nghiệp thủy sản được phép xuất khẩu sang EU.............11
19.Giá cà phê robusta giảm do Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu....................11
20.Xuất khẩu sang Ucraina giảm trong hai tháng đầu năm 2011.................12
21.Hợp đồng xuất thủy sản sang Nhật giảm.................................................12
22.Xuất khẩu dệt may và thủy sản tăng 30% trong quý 1/2011...................13
23.Việt Nam xuất khoảng 100 tấn vàng sang Thụy Sỹ trong 2 năm............13
THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC...................................................................13
24.Giá xăng A92 tăng lên 21.300đ/lít...........................................................13
25.Giá thực phẩm tăng mạnh........................................................................14
26.Ngày 29/3, giá cà phê trong nước ở mức 47.200 - 47.400 đồng/kg.........14
27.Nguồn cung dồi dào, giá bán lẻ đường vẫn không giảm..........................14
XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI..........................................................................15
28.Đẩy mạnh xúc tiến thương mại sang Campuchia.....................................15
29.Hà Nội sẽ lập sàn giao dịch thương mại điện tử......................................15
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.................................................................15
30.Sau 3 năm gia nhập WTO: Hiệu quả chưa cao........................................15
DOANH NGHIỆP - THƯƠNG HIỆU..........................................................16
31.Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Phòng: Yếu và thiếu thông tin.................16
32.Thiếu điện, nhiều doanh nghiệp phải từ chối đơn hàng...........................17
TIN TỨC - SỰ KIỆN
Tháng 4/2011: CPI vẫn sẽ ở mức cao
Lý giải cho việc chỉ số CPI quý I/2011 tăng kỷ lục (6,12%), Tổng cục Thống
kê cho biết, các nhóm giá sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp,
giá nguyên nhiên vật liệu, giá xuất nhập khẩu hàng hóa và giá cước vận tải
đều tăng mạnh. Cụ thể, nhóm giá sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản đã
tăng 9,69% so với quý trước; giá sản xuất công nghiệp tăng 5,05%; giá
nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất tăng gần 6%; giá xuất nhập khẩu tăng
4,48% và giá cước vận tải tăng 5,86%. Tại cuộc họp Tổ điều hành giá cả sáng
28/3, ông Nguyễn Đức Thắng - Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Bộ Kế hoạch và

Đầu tư) cho biết, từ tháng 4/2011, Tổng cục Thống kê cũng sẽ công bố thêm
chỉ số giá sản xuất (PPI) bên cạnh chỉ số CPI, vì PPI phụ thuộc vào 5 nhóm
hàng tăng giá mạnh kể trên. Thông thường, về mặt kỹ thuật, chỉ số PPI thường
tác động chậm đến chỉ số CPI. Tuy nhiên, do PPI quý I/2011 cũng tăng lên
mức trên 6,2%, cao hơn cả chỉ số CPI nên có thể gây tăng giá tiêu dùng ngay
trong tháng 4/2011. Nhận định về sức ép lên chỉ số CPI những tháng tới, ông
Nguyễn Duy Thiện, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) phân tích: việc thiếu hụt
nguồn cung điện, nhất là trong mùa khô tới đây, có thể ảnh hưởng tới sản xuất
của một số ngành. Tác động từ đợt điều chỉnh tăng giá điện, giá xăng dầu vừa
qua sẽ tiếp tục lan tỏa, từ đó sẽ hình thành nên một mặt bằng giá mới cao hơn
trước. Ngoài ra, hai kỳ nghỉ lễ liên tiếp là giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4-1/5 sẽ
làm gia tăng nhu cầu du lịch, ăn uống ngoài gia đình. Mặc dù vậy, theo nhận
định của Tổ điều hành, nhiều mặt hàng vật tư thiết yếu khác đang có xu hướng
ổn định hoặc giảm nhẹ (phân bón, gạo, thép xây dựng…) do có sự quyết liệt
trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ của các cấp, các
ngành. Tuy nhiên, một số mặt hàng lại có diễn biến trái chiều như giá gas, giá
sữa…do tâm lý "tát nước theo mưa" vẫn còn tiếp diễn. Chính vì vậy, mặc dù
rất tự tin vào khả năng kiềm chế giá, ổn định kinh tế vĩ mô nhưng Tổ điều
hành chỉ dám dự báo CPI tháng 4/2011 sẽ tiếp tục tăng ở mức thấp hơn so với
tháng 3/2011. (Tài Chính Điện Tử 29/3)
Nhiều doanh nghiệp lỗ hàng trăm tỷ đồng
Bộ Tài chính vừa kết thúc đợt thanh tra tài chính tại 90 doanh nghiệp trên cả
nước. Kết quả thật bất ngờ, đại đa số đơn vị có quy mô lớn lại có lợi nhuận âm
từ vài chục đến hàng trăm tỷ đồng. Các doanh nghiệp bị thua lỗ có mặt ở
nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác nhau như phân phối hàng hoá, kinh
doanh siêu thị vận tải, xây dựng, y tế, gas, phân bón, thực phẩm... Tại
TPHCM, kết quả kiểm tra 21 doanh nghiệp cho thấy, chỉ có 3 đơn vị là làm ăn
có lãi, như Công ty cổ phần Thương mại Nguyễn Kim, Công ty cổ phần đại lý
liên hiệp Vận chuyển và liên hiệp Hợp tác xã thương mại Thành phố Hồ Chí
Minh là có lãi. Số doanh nghiệp còn lại hầu hết đều lỗ. Trong số này có 3

doanh nghiệp lỗ từ 150-179 tỷ đồng. Đơn cử, một nhà phân phối bán lẻ nước
ngoài với 8 hệ thống siêu thị có quy mô vốn 120 triệu USD có số lỗ năm 2008
lên tới 190 tỷ đồng. Năm 2009, số lỗ giảm xuống còn 154 tỷ đồng. Kết quả
kiểm tra tại tỉnh Đồng Nai và Bình Dương cũng cho thấy trong số 25 doanh
nghiệp thanh tra thì tất cả đều thua lỗ. Trong đó, số lỗ lớn nhất thuộc về các
doanh nghiệp FDI. Có đơn vị lỗ trong 3 năm liên tiếp (2007-2009) lên tới gần
600 tỷ đồng. Tại Hà Nội, kiểm tra 19 doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, chỉ
có một doanh nghiệp có lãi, đó là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại
quốc tế và dịch vụ siêu thị Big C Thăng Long - một doanh nghiệp FDI. Một số
tỉnh, thành phố khác có số doanh nghiệp được kiểm tra rất ít như Cần Thơ (2
doanh nghiệp), Đà Nẵng (2 doanh nghiệp), Bình Thuận (một doanh nghiệp)...
nhưng đều được xác định thua lỗ, với số lỗ thường là 2-3 năm liên tiếp. Một
số doanh nghiệp trong nước thua lỗ được giải thích là do tình hình kinh tế khó
khăn, lãi suất cho vay quá cao. Tuy nhiên, tình trạng thua lỗ tại các doanh
nghiệp FDI lại đặt ra mối nghi ngờ. Cuộc kiểm tra quy mô lớn này được Bộ
Tài chính tiến hành sau khi có nhiều đại biểu Quốc hội bức xúc chuyện nhiều
doanh nghiệp "lỗ giả lãi thật". Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh cũng thừa
nhận từng phát hiện nhiều doanh FDI khai lỗ không đúng để chuyển lãi về
nước cho công ty mẹ. (VnExpress 30/3)
Phần 1: Tin công nghiệp
ĐIỆN LỰC
Chính phủ giải trình bổ sung về dự án nhà máy điện hạt nhân
Trước mối quan tâm của dư luận và Đại biểu Quốc hội, sáng 29/3, Phó thủ
tướng Nguyễn Thiện Nhân đã thay mặt thường trực Chính phủ báo cáo giải
trình bổ sung về việc chuẩn bị xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Theo Phó thủ tướng, dự kiến Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ tiến
hành tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi và hồ sơ phê duyệt địa điểm từ quý
3/2011 đến quý 3/2012, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và hồ sơ phê
duyệt địa điểm vào tháng 7/2013; lựa chọn nhà thầu vào tháng 2/2014 và dự
kiến khởi công vào tháng 12/2014; vận hành thương mại tổ máy số 1 năm

2020 và tổ máy 2 năm 2021. Thời điểm khởi công Nhà máy Ninh Thuận 2 dự
kiến vào tháng 5/2015, vận hành tổ máy số 1 năm 2021 và tổ máy 2 năm
2022. Sau khi nghe báo cáo, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu kết luận:
Trong Nghị quyết về đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Quốc hội đã xác
định phải chọn công nghệ hiện đại nhất, đã được kiểm chứng bảo đảm tuyệt
đối an toàn. Quốc hội yêu cầu Chính phủ “phải tính toán thiết kế chương trình
theo tiêu chuẩn cấp đặc biệt, nghiên cứu đánh giá đầy đủ về tác động của các
đứt gãy, kiến tạo địa chất, các hiện tượng biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở
khu vực triển khai dự án... Đồng thời, yêu cầu trước khi xây dựng tổ máy đầu
tiên, Chính phủ phải báo cáo Quốc hội kết quả chuẩn bị”. Theo Phó chủ tịch
Quốc hội, căn cứ vào tình hình thực tiễn chuẩn bị triển khai dự án, trên cơ sở
đề nghị của Chính phủ và tình hình thực tế, “Quốc hội sẽ xem xét và có quyết
định phù hợp”. (Thanh Niên 30/3)
Quyết liệt khắc phục tình trạng thiếu điện
Nguy cơ thiếu trầm trọng nguồn cung điện tiếp tục gia tăng trong những tháng
mùa khô. Cả nước đang nỗ lực triển khai đồng loạt các giải pháp ứng phó với
tình trạng thiếu điện nhằm hạn chế tối đa thiệt hại. Theo Tập đoàn điện lực
Việt Nam (EVN), mặc dù mấy ngày qua khu vực miền Bắc có mưa nhưng
lượng nước về các hồ thủy điện vẫn chưa được cải thiện. Tương tự, các hồ
thủy điện ở miền Trung, miền Nam cũng trong tình trạng thiếu hụt nghiêm
trọng so với cùng kỳ. Với diễn biến này, hiện các nhà máy thủy điện chủ yếu
khai thác theo thực tế nước về để đảm bảo giữ nước ở mức cao nhất có thể;
đồng thời vừa phát điện cầm chừng vừa phục vụ nước sinh hoạt và sản xuất
nông nghiệp. Không sáng sủa hơn, một số nhà máy nhiệt điện mới đang trong
quá trình chạy thử thách như: Nhiệt điện Hải Phòng, Quảng Ninh 1, Cẩm Phả,
Sơn Động… vừa được huy động phát điện lên lưới quốc gia song vận hành
chưa ổn định. Do vậy, từ nay đến tháng 6-2011, hệ thống điện chỉ huy động
được trên 38 tỷ kWh và chỉ đáp ứng được cơ bản nhu cầu điện tăng trưởng
trung bình dưới mức 15%. Trong khi đó, theo dự báo giai đoạn này mức sử
dụng điện sẽ ở mức cao, có nhiều ngày nắng nóng nên mức tiêu thụ tăng gần

50% so với ngày thường và tổng nhu cầu sẽ gia tăng trên 18%. Chưa kể, một
số nhà máy nhiệt điện do phải khai thác liên tục nên trong thời gian qua vượt
quá hạn mức cho phép về thời gian bảo trì bảo dưỡng và sửa chữa nên nguy cơ
sự cố rất cao. Ngược lại, nếu cho ngừng các nhà máy này để bảo trì sửa chữa
sản lượng điện thiếu hụt nguồn cung sẽ càng nghiêm trọng hơn. Giải pháp cấp
bách hiện nay mà EVN và các bộ ngành đưa ra để giảm thiểu thiệt hại do thiếu
điện là tiếp tục nhập khẩu tối đa nguồn điện Trung Quốc; vận hành an toàn
lưới điện, đặc biệt là hệ thống 500 kV Bắc-Nam; đẩy nhanh tiến độ và vận
hành ổn định các nhà máy điện mới. Mặt khác, điều chỉnh lịch bảo dưỡng, sửa
chữa, tiếp tục hoãn sửa chữa tổ máy nếu các điều kiện kỹ thuật cho phép. Duy
trì vận hành kết hợp với tăng cường giám sát thiết bị… Không còn ca thán,
rầu rĩ khi đón nhận thông tin thiếu điện, nhiều đơn vị đang khẩn trương đưa ra
các giải pháp để “tự vệ” nhằm giảm thiểu thiệt hại trong quá trình sản xuất
kinh doanh. Đại diện Công ty Dây cáp điện Thuận Phát cho biết, trước thực
trạng của ngành điện hiện nay, doanh nghiệp đã chủ động sắp xếp lại các công
đoạn sản xuất, từ đó hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Cụ thể,
đối với những công đoạn sử dụng máy móc “ngốn” nhiều điện như sản xuất
lõi đồng, doanh nghiệp chủ động sản xuất vào những giờ thấp điểm với số
lượng lớn và dự trữ lại. Nhờ vậy, vừa tăng hiệu quả sản xuất vừa giảm được
khoản tiền chênh lệch giữa giờ cao điểm và thấp điểm. (Sài Gòn Giải Phóng
30/3)
DẦU KHÍ
Quốc hội yêu cầu quản lý chặt xăng dầu
Tại nghị quyết kỳ họp thứ 9 vừa được Quốc hội thông qua tại phiên bế mạc
chiều 29/3, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ tập trung vào một số nhiệm vụ
trọng tâm trong thời gian tới nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Theo đó, thường xuyên kiểm tra,
phát hiện và xử lý kịp thời những phát sinh bất lợi về kinh tế, xã hội để bổ
sung, điều chỉnh giải pháp, cơ chế, chính sách cho phù hợp. Quốc hội cũng
yêu cầu cắt giảm hợp lý đầu tư công, quản lý chặt chẽ các nguồn chi có nguồn

gốc ngân sách, giảm bội chi ngân sách Nhà nước xuống dưới 5% GDP. Áp
dụng mạnh mẽ các biện pháp quản lý thị trường, đấu tranh ngăn chặn kịp thời,
có hiệu quả tình trạng buôn lậu vàng, ngoại tệ, xăng dầu, gian lận thương mại,
đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, nghị quyết nêu rõ. Quốc hội cũng yêu cầu Chính
phủ xác định rõ lộ trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh
tế, đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, minh bạch tài
chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước. Theo
nghị quyết, Quốc hội thông qua phương án phân bổ 3.500 tỷ đồng tái đầu cho
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cũng cho
biết, kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 13 sẽ được khai mạc chậm nhất vào ngày
22/7/2011. Kỳ họp này có nhiều nội dung quan trọng như bầu, phê chuẩn nhân
sự cấp cao của Nhà nước và quyết định một số vấn đề quan trọng khác. (Theo
DVT.vn 30/3)
Bộ Tài Chính: Nguyên nhân tăng giá xăng dầu lần 2 trong năm
Cùng với quyết định tăng đồng loạt giá xăng dầu trong tối 29/3, Bộ Tài Chính
cùng lúc đã lý giải về sự cần thiết điều chỉnh giá. Theo Bộ Tài Chính, do giá
xăng dầu thế giới liên tục tăng từ ngày điều chỉnh giá (24/2/2011) đến nay đã
làm giá cơ sở tăng cao, giá bán trong nước hiện hành vẫn giữ ổn định nên kinh
doanh xăng dầu gặp nhiều khó khăn. Chênh lệch giữa giá trong nước với các
nước lân cận (Trung Quốc, Lào, Campuchia) khoảng từ 4.800 đồng/lít đến
7.000 đồng/lít khiến tình trạng buôn lậu xăng dầu ở khu vực các tỉnh phía
Nam diễn ra rất phức tạp. Thông cáo phát đi cho biết, giải pháp về tài chính
khác như thuế nhập khẩu đã giảm về mức 0% và Quỹ Bình ổn giá đã sử dụng
hết. “Vì vậy việc điều chỉnh giá là cần thiết để giảm bao cấp một bước về giá
xăng dầu.” Theo Bộ Tài Chính việc điều chỉnh giá này trên cơ sở Nhà nước
tiếp tục giữ mức thuế nhập khẩu 0% với tất cả các mặt hàng xăng dầu; không
tính lợi nhuận cho doanh nghiệp tại thời điểm điều chỉnh giá. Sau lần điều
chỉnh giá xăng dầu trên đây, theo Bộ Tài Chính nếu giá thế giới tăng, thì điều
chỉnh giá trong nước. Nếu giá thế giới giảm thì khôi phục thuế nhập khẩu ở
mức hợp lý. Việc thực hiện giảm giá bán được Bộ Tài Chính đặt ra đi kèm yếu

tố nếu có điều kiện. (DVT.vn 29/3)
Cuối tháng 4 sẽ khoan thăm dò dầu khí ở vùng biển miền Trung
Chiều 29/3, lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng đã có buổi làm việc với đại
diện Công ty Thăm dò và khai thác dầu khí ExxonMobil Việt Nam về kế
hoạch khoan thăm dò dầu khí trên vùng biển miền Trung. Hai bên đã đưa ra
các phương án đảm bảo an toàn trong quá trình dựng giàn khoan thăm dò;
đồng thời yêu cầu Sở NN&PTNT Đà Nẵng có kế hoạch thông báo cho ngư
dân biết để không đi vào khu vực thăm dò (trong thời gian 40 ngày tiến hành
khoan thăm dò). Theo Công ty Thăm dò và khai thác dầu khí ExxonMobil,
mũi khoan đầu tiên sẽ được thực hiện vào cuối tháng 4 tại vị trí lô 119 trên
vùng thềm lục địa Quảng Ngãi-Đà Nẵng. Ông Phùng Tấn Viết, Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, yêu cầu ExxonMobil phải đảm bảo
nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật, tránh xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường.
(Pháp Luật TP.HCM 30/3)
Doanh nghiệp Việt-Nhật hợp tác lĩnh vực phân bón
Ngày 29/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất
Dầu khí (FVFCCo) cùng với Tập đoàn Sojitz (Nhật Bản) và Công ty phân bón
Việt Nhật (JVF) - công ty thành viên của tập đoàn này, đã ký kết Bản ghi nhớ
về hợp tác cung ứng sản phẩm phân bón. Theo đó, mỗi năm JVF sẽ cung cấp
cho PVFCCo 30.000-40.000 tấn phân bón NPK chất lượng cao của chính
hãng. Phía PVFCCo sẽ cung cấp cho Sojitz 200.000-300.000 tấn urê/năm để
xuất khẩu sang Thái Lan, Philippines và các nước khác sau khi đã ưu tiên tiêu
thụ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước. Hai bên dự kiến sẽ ký tiếp hợp
đồng dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, theo đó JVF sẽ hỗ trợ PVFCCo trong công tác
vận hành, bảo trì nhà máy NPK do PVFCCo đầu tư xây dựng. (Vietnamplus
29/3)
KHAI KHOÁNG
Việt Nam không tăng sản lượng than xuất sang Nhật
Theo Bloomberg, ông Nguyễn Văn Hải - Phó Giám đốc điều hành của Tập
đoàn Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cho biết: Nhu cầu than đá sau

động đất của Nhật sẽ tăng cao, nhưng Tập đoàn không thể tăng sản lượng xuất
khẩu sang Nhật để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Vinacomin có kế
hoạch duy trì khối lượng than xuất khẩu sang Nhật Bản ở mức 1,5 triệu tấn
trong năm 2011, bằng lượng xuất khẩu năm 2010. Ông Kenneth Courtis -
Giám đốc của Tập đoàn cung cấp hàng hóa Noble Group tại Hồng Kông cho
hay, Nhật Bản có thể tăng khoảng 17% lượng than nhập khẩu và tăng mua dầu
trong năm nay để đáp ứng nhu cầu tái thiết đất nước sau thảm họa. Xuất khẩu
than của Việt Nam đạt 19,23 triệu tấn năm ngoái, trong đó Vinacomin xuất
khẩu hơn 18 triệu tấn. (DVT.vn 29/3)
DỆT MAY – DA GIÀY
Giày xuất khẩu vào EU: Vẫn tiềm ẩn rủi ro
Việc xuất khẩu giày vào thị trường EU vẫn còn đó những tiềm ẩn rủi ro. Sau
khi xóa bỏ thuế chống bán phá giá, EU sẽ tăng cường giám sát khi nhập khẩu
loại sản phẩm này bằng nhiều biện pháp: quyền sở hữu trí tuệ, hành vi thương
mại bất công bằng... Những công cụ bảo hộ sản xuất cũng như rào cản thương
mại sẽ được EU sử dụng triệt để. Cũng như các loại hàng hóa khác, khi sản
phẩm giày Việt Nam xuất khẩu vào EU tăng đột biến, EU lại sẽ “dùng chiêu”
như đã từng áp dụng là áp thuế chống bán phá giá để hạn chế doanh nghiệp
Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này. Các thủ thuật trên của đối tác không
có gì mới lạ, vấn đề đặt ra là doanh nghiệp xuất khẩu giày Việt Nam phải tính
toán để chủ động phòng tránh. Theo khuyến cáo của Hiệp hội da giày Việt
Nam, để loại bỏ rủi ro nói trên, các doanh nghiệp không nên chạy theo số
lượng mà phải chú trọng xuất khẩu loại sản phẩm có đơn giá cao và phân khúc
thị phần sản phẩm cao cấp. Hơn 3 năm vừa qua Việt Nam bị EU áp thuế
chống bán phá giá 10%, trong khi đó sản phẩm giày của Trung Quốc bị áp
thuế hơn 16%. Nay Việt Nam và Trung Quốc đều được EU xóa bỏ thuế chống
bán phá giá đối với giày mũi da. Trên cùng một thị trường, khi buộc phải cạnh
tranh với “người khổng lồ” Trung Quốc quả là bất lợi cho doanh nghiệp Việt
Nam, đây cũng là yếu tố dễ gây ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh nếu
không chủ động phòng ngừa. Từng doanh nghiệp cũng như cả cộng đồng

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×