Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng e kyc tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.56 KB, 18 trang )

Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU

3

1. Tính cấp thiết đề tài

3

2. Tổng quan nghiên cứu

3

2.1 Tổng quan nghiên cứu về e-KYC

3

2.2 Khoảng trống nghiên cứu

5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5

4. Phương pháp nghiên cứu

6

5. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài


6

6. Kết cấu của đề tài

6

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỊNH DANH KHÁCH HÀNG ĐIỆN TỬ VÀ NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤP NHẬN SỬ DỤNG ĐỊNH DANH KHÁCH HÀNG ĐIỆN TỬ

6

1.1 Tổng quan về định danh khách hàng điện tử

6

1.1.1 Định danh khách hàng điện tử

6

1.1.2 Các mơ hình định danh khách hàng điện tử

7

1.1.3
9

Sự khác biệt giữa e-KYC và KYC

1.1.4
9


Quy trình mở tài khoản bằng phương thức điện tử

1.2Tổng quan về nhân tố tác động đến sự chấp nhận sử dụng e-KYC

9

1.2.1. Mơ hình lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng eKYC 9
1.2.2. Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng e-KYC

9

1.2.2.1 Cảm nhận dễ sử dụng

9

1.2.2.2 Cảm nhận hữu ích

9

1.2.2.3. Tính bảo mật

9

1.2.2.5 Cảm nhận rủi ro

10

1.2.2.6 Chuẩn chủ quan


10

1.2.2.7 Hỗ trợ của Chính phủ

10

1.2.2.8 Sự đổi mới của ngân hàng

10

1.2.2.9 Thái độ của người dùng

10

CHƯƠNG 2: MƠ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

10


2.1 Mơ hình nghiên cứu

10

2.1.1 Giả thuyết nghiên cứu

11

2.1.1 Tổng quan các khái niệm và đo lường các biến liên quan

12


2.2 Phương pháp nghiên cứu

13

2.2.1. Quy trình nghiên cứu

13

2.2.2. Các giai đoạn nghiên cứu

13

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

14

3.1 Thực trạng sử dụng định danh khách hàng điện tử

14

3.1.1 Mức độ sử dụng e-KYC theo giới tính

14

3.2.1 Thống kê mơ tả

15

3.2.2 Đánh giá thang đo


15

3.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

15

3.2.4 Phân tích nhân tố khẳng định CFA

15

3.2.5 Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc SEM

15

3.2.6 Kiểm định mơ hình

16

CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN CÁC KẾT QUẢ VÀ ĐƯA RA KHUYẾN NGHỊ

16

4.1. Thảo luận về kết quả nghiên cứu

16

4.1.1. Ý định sử dụng e-KYC

16


4.1.3. Cảm nhận dễ sử dụng

16

4.1.4. Cảm nhận hữu ích

16

4.1.5. Thái độ

16

4.1.6. Sự đổi mới của ngân hàng

17

4.1.7. Bảo mật

17

4.2. Một số đề xuất và kiến nghị

17

4.2.1 Về phía Nhà nước

17

4.2.2 Về phía ngân hàng


17

4.2.3 Về phía khách hàng

17

4.3. Những đóng góp của đề tài

17

2


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra và tác tác động tới nền kinh tế, trong đó có
ngành tài chính - ngân hàng. Cùng với sự phát triển của công nghệ và để đơn giản hóa các thủ
tục, giấy tờ, tạo thuận lợi cho khách hàng, hiện nay các ngân hàng ở nhiều quốc gia đã và đang
chuyển sang hình thức nhận biết khách hàng qua phương thức điện tử - e-KYC hay còn gọi là
định danh khách hàng điện tử. Thay vì định danh khách hàng bằng gặp mặt trực tiếp, qua đối
chiều nhiều giấy tờ khá phiền phức, e-KYC thực hiện định danh khách hàng bằng phương thức
điện tử không cần gặp mặt trực tiếp nhờ sự hỗ trợ của các công nghệ tiên tiến như kiểm tra, đối
chiếu thơng tin cá nhân tức thì với cơ sở dữ liệu tập trung về danh tính người dùng, xác thực sinh
trắc học, nhận diện khách hàng nhờ trí tuệ nhân tạo, … giúp các ngân hàng tiết kiệm được thời
gian, tiền bạc và nhân lực cho công tác này, đồng thời giúp khách hàng có trải nghiệm tốt hơn so
với dịch vụ ngân hàng truyền thống. Bên cạnh đó, người dùng còn băn khoăn khi lựa chọn eKYC bởi rủi ro về gian lận, mạo danh; sự ổn định, tính an toàn của hệ thống; dữ liệu người dùng,
quyền riêng tư và bảo vệ cơ sở dữ liệu. Đặc biệt, khi triển khai e-KYC còn đòi hỏi phải thực hiện
triển khai đồng bộ cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia, có một khung pháp lý ổn định để bảo vệ cho
khách hàng và ngân hàng. Từ những phân tích trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu “Nghiên cứu

nhân tố tác động tới sự chấp nhận sử dụng định danh khách hàng điện tử e-KYC tại các ngân
hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, là cần thiết cấp bách đồng thời mang tính thời sự,
vừa có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1 Tổng quan nghiên cứu về e-KYC
Theo nghiên cứu “The four e-KYC models around the world” của Claus Christensen (2020)
đưa ra bốn mơ hình áp dụng e-KYC đó là: (1) Mơ hình xác thực và so khớp danh tính - mơ hình
tại Hồng Kơng; (2) Mơ hình xác thực video - mơ hình tại Đức; (3) Mơ hình ID kỹ thuật số - mơ
hình tại Thụy Điển và Ấn Độ; (4) Mơ hình thẩm định nâng cao và đơn giản hóa – mơ hình tại
Anh. Bài viết tổng quan e-KYC tại Thụy Sĩ đăng trên Fintechnews Switzerland (2020) đưa ra
khái niệm về e-KYC là đề cấp đến việc số hóa quy trình nhận diện khách hàng, từ đó cho phép
các chuyên gia tài chính xác định và xác minh danh tính của khách hàng hồn tồn từ xa và bằng
kỹ thuật số. Nghiên cứu “e-KYC - Electronic Know Your Customer processes and best practices”
của Trulio (2020) đã đưa ra các hình thức thực hiện e-KYC như khả năng nhận dạng kỹ thuật số
trên thẻ căn cước quốc gia từ năm 2001 và định danh điện tử có thể nhúng vào thẻ sim điện thoại
từ đó giúp điện thoại di động có đầy đủ khả năng nhận dạng. Một hình thức KYC khác là KYC
qua video, hay xác minh tài liệu. Cuối cùng nghiên cứu đưa ra tầm quan trọng
của e-KYC.

3


2.2 Tổng quan nghiên cứu về lý thuyết chấp nhận và sử dụng cơng
nghệ trong lĩnh vực ngân hàng
Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Khưu Huỳnh Khương Duy (2016) đã đưa ra các nhân tố khả năng tương
thích, hiệu quả cảm nhận, hình ảnh ngân hàng, sự hữu ích cảm nhận đều có ảnh hưởng đến chấp
nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Đào Mỹ Hằng (2018) để xuất mơ hình nhóm biến khảo
sát và mức độ an tồn, bảo mật ảnh hưởng đến lợi ích cảm nhận, còn sự tự chủ và sự thuận tiện
ảnh hưởng đến tính dễ sử dụng, và cả lợi ích cảm nhận, tính dễ sử dụng ảnh hưởng đến thái độ,

thái độ ảnh hưởng đến dự tính và cuối cùng là sự chấp nhận sử dụng. Nghiên cứu “Mơ hình chấp
nhận sử dụng ví điện tử trong thanh tốn của khách hàng cá nhân - trường hợp tại TP. Đà Nẵng”
của Đào Thị Thu Hường (2019) cho thấy hành vi sử dụng ví điện tử của khách hàng bị ảnh hưởng
bởi các nhân tố ảnh hưởng xã hội, điều kiện thuận lợi, hiệu quả kỳ vọng thông qua hành vi dự
định, ngồi ra thói quen sử dụng các phương tiện thanh toán cũng là nhân tố quan trọng trong
việc thúc đẩy hành vi sử dụng ví điện tử. Nghiên cứu “Determinants of digital banking services
in Viet Nam: applying UTAUT2 model” của Nguyễn Thị Oanh và cộng sự (2020), thông qua mơ
hình UTAUT2 đã chứng minh rằng kỳ vọng hiệu suất, kỳ vọng nỗ lực, động lực hedolic, thói
quen và niềm tin ảnh hưởng đáng kể và tích cực đến ý định hành vi của khách hàng. Đỗ Duy
Khánh với nghiên cứu “Digital Banking Adoption in Vietnam. An Application of UTAUT2
Model” (2020) cho thấy ý định hành vi của khách hàng bị ảnh hưởng tích cực bởi tuổi thọ, ảnh
hưởng xã hội, điều kiện thuận lợi và lòng tin của các ngân hàng thương mại. Ý định hành vi của
khách hàng cũng tác động tích cực đến ý định sử dụng các dịch vụ ngân hàng số.
Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu “Factors influencing adoption of mobile banking by Jordanian bank
customers: Extending UTAUT2 with trust” của Alalwan và cộng sự (2017) đã sử dụng mơ hình
SEM và phân tích CFA. Kết quả cho các yếu tố: tuổi thọ hiệu suất, kỳ vọng nỗ lực, động lực
khoái lạc, giá trị giá cả và sự tin tưởng ảnh hưởng đến ý định hành vi của khách hàng Jordan.
Việc áp dụng thực tế của ngân hàng di động có thể được dự đốn thông qua ý định hành vi và tạo
điều kiện thuận lợi. Dựa trên mơ hình TAM nghiên cứu “Determinants of intention to use the
mobile banking apps: An extension of the classic TAM model” của F. Mu˜noz-Leivaa (2017) đã
chỉ ra rằng thái độ ảnh hưởng đến việc sử dụng các ứng dụng ngân hàng di động ở Châu Âu.
Nghiên cứu “Extending UTAUT2 to Explore Digital Wallet Adoption in Indonesia” của
Muhtarom Widodo (2019) đã chứng minh yếu tố thói quen có vai trò quan trọng nhất trong các
nhân tố tác động hến ý định hành vi sử dụng ví điện tử. Cũng dựa trên mơ hình UTAUT2, nghiên
cứu “Examining Factors Influencing Consumers Intention Usage of Digital Banking: Evidence
from Digital Banking Customers” của Rila Anggraeni (2021) cho thấy thói quen là biến số quan
trọng nhất quyết định ý định hành vi và hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại Indonesia.
Nghiên cứu “Effect of perceived usefulness and perceived ease of use on intention to use mobile
4



banking with attitude as intervening variable” của JA Fachreza và cộng sự (2022) đã chỉ ra rằng
cả tính hữu dụng và tính dễ sử dụng đều ảnh hưởng đến thái độ sử dụng và thái độ sử dụng có
ảnh hưởng đến ý định sử dụng ngân hàng di động. Nghiên cứu “The effects of subjective norm
and knowledge about riba on intention to use e-money in Indonesia” của Nayanajith &
Damunupola (2021) của Aji, HM & cộng sự (2021), cho thấy Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng
đáng kể đến nhận thức hữu ích (PU), dễ sử dụng và ý định sử dụng tiền điện tử của khách
hàng. PU là một yếu tố dự đoán trực tiếp của ý định sử dụng tiền điện tử. Nghiên cứu của Hu, Z.
& cộng sự (2019) về “Adoption intention of fintech services for bank users: An empirical
examination with an extended technology acceptance model” cho thấy niềm tin đối với các dịch
vụ Fintech có ảnh hưởng đáng kể đến thái độ chấp nhận của người dùng. Marakarkandy, B &
cộng sự (2017) áp dụng mơ hình TAM trong nghiên cứu “Enabling internet banking adoption:
An empirical examination with an augmented technology acceptance model” cho biết ảnh hưởng
của chuẩn mực chủ quan, hình ảnh, sáng kiến của ngân hàng, năng lực tự thân của ngân hàng trực
tuyến, hiệu quả sử dụng internet, niềm tin, rủi ro nhận thức và hỗ trợ của chính phủ đối với việc
áp dụng ngân hàng trực tuyến. Nghiên cứu “Perbandingan Faktor-Faktor Yang Mempengaruhi
Penggunaan Electronic-Know Your Customer” của Tahe và cộng sự (2021) đã chỉ ra các nhân tố
sự sẵn sàng của công nghệ, tác động bên ngồi, bảo vệ cơng nghệ, thủ tục giao dịch, nhận thức
bảo mật, độ tin cậy đều ảnh hưởng đến sự sẵn sàng sử dụng dịch vụ xác minh danh tính điện tử.
Một nghiên cứu trong bối cảnh đại dịch Covid-19 “The attitude of potential customers toward eKYC at Malaysian Banks during the Coronavirus pandemic: perspectives of clients” của Zouaghi
Adel và các cộng sự (2021) đã đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ của người dùng e-KYC
từ đó ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng và hành vi sử dụng e-KYC thực tế. Các nhân tố được
đề cập trong mơ hình bao gồm: nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức tính hữu ích, nhận thức rủi
ro do Covid, chi phí được nhận thức, quyền riêng tư và bảo mật, thái độ. Kết quả nghiên cứu cho
thấy Tính hữu dụng được nhận thức và Thái độ là yếu tố dự đốn tích cực đáng kể để sử dụng
giải pháp e-KYC của các ngân hàng. Nghiên cứu “Factors that Lead to Adoption and Use of
Online Bank Account Opening through e-KYC using UTAUT and its Extensions” của Elinzano và
Ching (2022) cho thấy điều kiện thuận lợi và bảo mật nhận thức góp phần đáng kể vào ý định sử
dụng e-KYC.

2.2 Khoảng trống nghiên cứu
Đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng các mơ hình TAM, UTAUT2 để đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định và hành vi sử dụng các dịch vụ ngân hàng nhưng riêng về việc sử dụng e-KYC
để mở tài khoản ngân hàng trực tuyến thì chưa có nghiên cứu nào được thực hiện tại Việt Nam.
Do đó, nghiên cứu này đã dựa trên mơ hình TAM để đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp
nhận sử dụng e-KYC để mở tài khoản ngân hàng trực tuyến.

5


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
(1) Đối tượng nghiên cứu: Là khách hàng sử dụng e-KYC trong xác thực mở tài khoản ngân hàng
trực tuyến tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; (2) Từ ý định sử dụng đi đến quyết định sử
dụng thực tế hay hành vi tiêu dùng thực tế của khách hàng còn chịu nhiều yếu tố tác động khác
như những tác động bên ngồi hay các tình huống bất ngờ. (3) Đề tài tập trung phân tích, đánh
giá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng e-KYC trong xác thực mở tài khoản ngân hàng
trực tuyến tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Gồm: Phương pháp thu thập thơng tin; phân tích tổng hợp; thống kê so sánh; điều tra khảo sát.
Dữ liệu phân tích: Dữ liệu sơ cấp từ cuộc khảo sát trực tiếp thông qua phiếu hỏi đối với khách
hàng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
5. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu tổng quát: Phân tích và đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng định
danh khách hàng điện tử trong việc mở tài khoản ngân hàng trực tuyến tại các NHTM trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh.
Mục tiêu cụ thể: (1) Hệ thống hóa các vấn đề về định danh khách hàng điện tử và nhân tố ảnh
hưởng đến sử dụng định danh khách hàng điện tử trong việc mở tài khoản ngân hàng trực tuyến;
(2) Phân tích và đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới sự chấp nhận sử dụng định danh
khách hàng điện tử trong mở tài khoản ngân hàng trực tuyến tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh; (3) Đề xuất một số quan điểm, giải pháp để phát triển định danh khách hàng điện tử tại các

NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần lời mở đầu đề tài được kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Lý luận chung về định
danh khách hàng điện tử và nhân tố ảnh hưởng đến chấp nhận sử dụng định danh khách hàng
điện tử. Chương 2: Mơ hình và phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
Chương 4: Thảo luận các kết quả và đưa ra khuyến nghị.
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỊNH DANH KHÁCH HÀNG ĐIỆN TỬ VÀ NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤP NHẬN SỬ DỤNG ĐỊNH DANH KHÁCH HÀNG ĐIỆN TỬ
1.1 Tổng quan về định danh khách hàng điện tử
1.1.1 Định danh khách hàng điện tử
1.1.1.1 Khái niệm
“e-KYC được hiểu là việc thiết lập mối quan hệ và định danh khách hàng bằng các phương tiện
điện tử, bao gồm kênh trực tuyến và kênh di động, mà không cần phải gặp mặt trực tiếp”. Theo
đó, bằng việc áp dụng cơng nghệ hiện đại, tổ chức định danh khách hàng sẽ thu thập đặc điểm
6


sinh trắc học của khách hàng từ xa để xác thực với các nguồn dữ liệu cơ sở như thông tin trên
giấy tờ tùy thân, cơ sở dữ liệu dân cư, cơ sở nhận dạng... Và trong quy trình định danh điện tử có
hai yếu tố đặc biệt quan trọng là: (1) Nguồn dữ liệu tin cậy làm cơ sở đối chiếu và (2) Công nghệ
chuẩn xác để thu thập các thông tin sinh trắc học của khách hàng. Và để đảm bảo an toàn và hiệu
quả khi định danh điện tử thì khung pháp lý để điều chỉnh hai vấn đề này cần được xây dựng,
hoàn thiện và đưa vào sử dụng.
1.1.1.2 Vai trò của định danh khách hàng điện tử
a. Đối với ngân hàng
Một là, tự động xác minh danh tính khách hàng
Hai là, hạn chế rủi ro trong quy trình vận hành
Ba là, mở rộng quy mơ khách hàng
Bốn là, có nhiều lợi thế hơn trên thị trường
Năm là, đảm bảo sự tiện lợi và bảo mật cao hơn

Sáu là, nâng cao kết quả hoạt động
b. Đối với khách hàng
Thứ nhất, đem đến cho khách hàng sự tiện lợi
Thứ hai, giúp khách hàng sử dụng công nghệ tiên tiến và nâng cao trải nghiệm
1.1.2 Các mơ hình định danh khách hàng điện tử
1.1.2.1 Xác thực và nhận diện danh tính
a. Phương pháp OCR (Nhận dạng ký tự quang học)
Cơng nghệ này được sử dụng để trích xuất các thông tin, tài liệu nhận dạng của khách hàng như
chứng minh thư, hộ chiếu, bằng lái xe hay thông tin đã được cung cấp, mã hóa lên hệ thống.
b. Giải pháp Face Matching (Nhận dạng khuôn mặt)
Là một thuật tốn sử dụng cơng nghệ máy tính để chọn ra các chi tiết đặc trưng về sinh trắc hoc
của một cá nhân. Sau đó, các thơng tin này sẽ được lưu trữ và so sánh với các khuôn mặt khác, đã
được thu thập, nhận dạng trong hệ thống dữ liệu. Và hệ thống sẽ định danh khách hàng điện tử,
xác minh thơng tin, đảm bảo thơng tin chính xác.
c. Giải pháp e-Signature (Chữ ký điện tử số)
Áp dụng chữ ký số, các doanh nghiệp có thể xử lý các thủ tục trực tuyến một cách nhanh chóng
và dễ dàng. Giải pháp này cho phép người dùng ký số mọi lúc mọi nơi, trên mọi thiết bị.
1.1.2.2 Xác nhận qua video e-KYC
7


Là một giải pháp giúp định danh khách hàng điện tử nhanh chóng và an tồn nhất hiện nay.
Khách hàng có thể hồn thiện thủ tục đăng ký ở bất kỳ đâu thông qua cuộc gọi video call trực
tuyến để xác minh danh tính của mình.
1.1.2.3 Cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia số hóa
a. Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về cư dân
Thứ nhất, là dự án được tích hợp ứng dụng cơng nghệ hiện đại trong việc tra cứu thông tin.
Thứ hai, là “nguồn tài nguyên đắt giá”, là 1 trong 6 cơ sở dữ liệu quốc gia cốt lõi quan trọng
trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử
b. Vị trí của hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về cư dân

Một là, giúp quản lý cơng dân, an ninh trật tự, phịng chống tội phạm, phục vụ nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội …
Hai là, có vị trí quan trọng trong phát triển nền kinh tế - xã hội số của Việt Nam.
c. Vai trò của hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về cư dân
(i) Giúp đảm bảo việc kê khai của người dân là chính xác; (ii) Truy tìm di biến động của người
dân dễ dàng, nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm chi phí; (iii) Là trung tâm dữ liệu tồn diện lưu
trữ thơng tin có giá trị pháp lý của công dân Việt Nam; (iv) Nâng cao hiệu quả công tác quản lý
công dân; (v) Giúp hỗ trợ việc quản lý cơ sở dữ liệu về thẻ căn cước công dân.
1.1.2.4 Thẩm định khách hàng giản đơn và thẩm định khách hàng chi tiết


Thẩm định khách hàng giản đơn

Bước 1: Khai thác thông tin và xác minh các loại giấy tờ tùy thân theo yêu cầu của dịch vụ cụ thể.
Bước 2: Tiến hành quét và kiểm tra tính chính xác của thơng tin dựa vào công nghệ OCR và AI.
Bước 3: Xác thực lại khn mặt có trùng khớp với các loại giấy tờ vừa gửi hay khơng bằng cách
qt các góc mặt trên phần mềm ứng dụng đang dùng.


Thẩm định khách hàng chi tiết

(i) Thẩm định cơ sở pháp lý của khách hàng: Thu thập, phân tích thơng tin liên quan đến điều
kiện pháp lý của khách hàng; (ii) Thẩm định tư cách của khách hàng: Là việc xem xét, đánh giá
năng lực, trí tuệ, uy tín và đạo đức của người đi vay; (iii) Thẩm định tình hình tài chính của
khách hàng; (iv) Thẩm định phương án, mục đích vay vốn: Là cơng tác phân tích, đánh giá mục
đích sử dụng vốn của khách hàng là gì; (v) Thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng: Là công
tác định giá, đánh giá tài sản được dùng để bảo đảm khoản vay cho khách hàng; (vi) Thẩm định
mơi trường bên ngồi: Là cơng tác phân tích, đánh giá những tác động đang diễn ra và sẽ diễn ra
từ mơi trường bên ngồi đối với khả năng thanh toán nợ vay của khách hàng.
8



1.1.3
ST
T

Sự khác biệt giữa e-KYC và KYC
TIÊU CHÍ

KYC (Know Your Customer)

e-KYC (electronic Know Your Customer)

1

Khái niệm

Là thấu hiểu khách hàng của Là định danh khách hàng điện tử. Khách
bạn. Khách hàng đăng ký là hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng hồn tồn
người thật, tại quầy giao dịch. online.

2

Quy trình - Bước 1: Thu thập thông tin Bước 1: Xác minh giấy tờ tùy thân.
thực hiện
khách hàng
Bước 2: Công nghệ OCR cùng AI sẽ trích
- Bước 2: Thu thập hồ sơ xuất các thông tin khách hàng tự động
định danh, thẩm định thông Bước 3: Xác thực khuôn mặt trùng khớp
tin.

với hình ảnh trên giấy tờ tùy thân bằng
cách quét nhiều góc mặt trên ứng dụng.

1.1.4

Quy trình mở tài khoản bằng phương thức điện tử

Gồm các bước: (a) Thu thập thơng tin về hồ sơ mở tài khoản thanh tốn; (b) Kiểm tra, đối chiếu
và xác minh thông tin nhận biết khách hàng; (c) Cảnh báo cho khách hàng về các hành vi khơng
được thực hiện trong q trình mở và sử dụng tài khoản thanh toán được mở bằng phương thức
điện tử; (d) Thực hiện giao kết thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán với khách hàng;
(đ) Thông báo số hiệu, tên tài khoản, hạn mức giao dịch và ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản
khách hàng.
1.2

Tổng quan về nhân tố tác động đến sự chấp nhận sử dụng e-KYC

1.2.1. Mơ hình lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng e-KYC
Mô hình TAM 1 và mơ hình TAM 2

1.2.2. Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng e-KYC
1.2.2.1 Cảm nhận dễ sử dụng
Venkatesh và cộng sự (2003) đã định nghĩa cảm nhận dễ sử dụng là mức độ dễ dàng liên quan
đến việc sử dụng một hệ thống.
1.2.2.2 Cảm nhận hữu ích
Là mức độ một cá nhân tin tưởng rằng sử dụng hệ thống/dịch vụ sẽ giúp họ có thể đạt được mục
tiêu trong cơng việc (Venkatesh và cộng sự, 2003; Shin, 2009).

9



1.2.2.3. Tính bảo mật
Nghiên cứu xem xét tầm quan trọng của bảo mật đối với việc chấp nhận sử dụng ngân hàng trực
tuyến (Hamlet & Strube, 2000).
1.2.2.4 Niềm tin
Kesharwani và cộng sự (2012) đã phát hiện ra rằng niềm tin của người dùng có thể tạo ra các
hành vi và niềm tin được hình thành bởi các đặc điểm vốn có của họ.
1.2.2.5 Cảm nhận rủi ro
Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rủi ro được coi là một yếu tố chính ảnh hưởng tiêu cực đến việc
áp dụng internet banking (Cunningham và cộng sự, 2005).
1.2.2.6 Chuẩn chủ quan
(Fishbein & Ajzen, 1975), định nghĩa chuẩn mực chủ quan là nhận thức của một cá nhân rằng
hầu hết những người quan trọng đối với anh ta nghĩ rằng anh ta nên hoặc không nên thực hiện
hành vi được đề cập.
1.2.2.7 Hỗ trợ của Chính phủ
Sự hỗ trợ của Chính phủ mang lại uy tín cũng như tính khả thi cho các ứng dụng thương mại điện
tử mới như ngân hàng trực tuyến, làm cho chúng có nhiều khả năng được chấp nhận bởi những
người sử dụng tiềm năng (Tan & Teo, 2000).
1.2.2.8 Sự đổi mới của ngân hàng
Lichtenstein & Williamson (2006), khuyến nghị rằng thiếu nhận thức về ngân hàng trực tuyến và
lợi ích của nó có thể được giải quyết bằng cách tiếp thị tốt hơn, thông báo cho người tiêu dùng về
các tính năng, lợi ích, lợi thế và sự tiện lợi.
1.2.2.9 Thái độ của người dùng
Khái niệm về Thái độ đã được W.I.Thomas và F.Znaniecki đưa ra từ đầu những năm 1918:
“Thái độ là định hướng chủ quan của các nhân có hành động hoặc khơng hành động khác mà
được xã hội chấp nhận”.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã nêu ra được tổng quan về e-KYC như khái niệm, vai trị, các mơ hình áp
dụng, điều kiện áp dụng e-KYC và định danh khách hàng điện tử. Ngoài ra, nội dung chương 1

cũng tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng e-KYC bao gồm 9 nhân tố ảnh hưởng
như: cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận hữu ích, tính bảo mật, niềm tin, cảm nhận rủi ro, chuẩn chủ
quan, hỗ trợ của Chính phủ, sự đổi mới của ngân hàng, thái độ của người dùng. Căn cứ vào các
nhân tố này và thực trạng tình hình nghiên cứu, tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu và các định
các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng e-KYC ở chương sau.
10


CHƯƠNG 2: MƠ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mơ hình nghiên cứu
Trên kế thừa các nghiên cứu trước tác giả đưa ra mơ hình nghiên cứu, cụ thể như sau:

Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu
Cảm nhận dễ sử dụng
(PEU)
Thái độ (ATT)
Cảm nhận hữu ích
(PU)
Chuẩn chủ quan (SN)
Ý định sử dụng e-

Bảo mật (SEC)

KYC (IU)
Sự đổi mới của ngân
hàng (BAI)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
2.1.1 Giả thuyết nghiên cứu
Tổng hợp và kế thừa các nghiên cứu trước, nghiên cứu đặt ra các giả thuyết
cho các biến như sau:

2.1.2.1 Cảm nhận dễ sử dụng
H1: Cảm nhận dễ sử dụng tác động tích cực đến thái độ của người dùng
e-KYC
H2: Cảm nhận dễ sử dụng tác động tích cực đến ý định sử dụng e-KYC
2.1.2.2Cảm nhận hữu ích
H3: Cảm nhận hữu ích tác động tích cực đến thái độ của người dùng eKYC
H4: Cảm nhận hữu ích tác động tích cực đến ý định sử dụng e-KYC
2.1.2.3 Chuẩn chủ quan
H5: Chuẩn chủ quan tác động tích cực đến thái độ của người dùng e-KYC
11


H6: Chuẩn chủ quan tác động tích cực đến ý định sử dụng e-KYC
2.1.2.4 Sự đổi mới của ngân hàng
H7: Sự đổi mới của ngân hàng có tác động tích cực đến ý định sử dụng
e-KYC
2.1.2.5 Bảo mật
H8: Bảo mật có tác động tích cực đến ý định sử dụng e-KYC
2.1.2.6 Thái độ
H9: Thái độ ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng e-KYC
2.1.1 Tổng quan các khái niệm và đo lường các biến liên quan
2.1.1.1 Cảm nhận dễ sử dụng
Gồm: PEU1: Tôi nghĩ rằng thật dễ dàng để tôi trở nên khéo léo khi sử dụng e-KYC; PEU2: Tôi
nghĩ rằng tương tác khi sử dụng e-KYC thật dễ dàng; PEU3: Tôi nghĩ rằng học cách sử dụng eKYC thật dễ dàng đối với tôi; PEU4: Tôi nghĩ rằng tôi cảm thấy dễ dàng sử dụng e-KYC.
2.1.1.2 Cảm nhận hữu ích
Gồm: PU1: Tơi nghĩ rằng việc sử dụng e-KYC là thuận tiện đối với cuộc sống hàng ngày của tôi;
PU2: Tôi nghĩ rằng sử dụng e-KYC sẽ làm tăng năng suất công việc của tôi; PU3: Tôi nghĩ rằng
sử dụng e-KYC sẽ giúp tôi giao dịch nhanh hơn là kênh truyền thống; PU4: Tôi nghĩ rằng sử dụng
e-KYC là hữu ích.
2.1.1.3 Chuẩn chủ quan

Gồm: SN1: Quyết định sử dụng e-KYC của tôi bị tác động bởi bạn bè; SN2: Quyết định sử dụng
e-KYC của tôi bị tác động bởi người thân trong gia đình; SN3: Quyết định sử dụng e-KYC của tôi
bị tác động bởi đồng nghiệp;
2.1.1.4 Sự đổi mới của ngân hàng
Gồm: BAI1: Ngân hàng thường xuyên cập nhật những thông tin về e-KYC; BAI2: Ngân hàng đưa
ra nền tảng thực hiện e-KYC thân thiện và đầy đủ hướng dẫn; BAI3: Ngân hàng cập nhật thường
xuyên những lợi ích của việc sử dụng e-KYC.
2.1.1.5 Bảo mật
Gồm: SEC1: Tôi cảm thấy an tồn khi cung cấp thơng tin cá nhân qua e-KYC; SEC2: Tơi chắc
chắn giao dịch của mình sẽ được đảm bảo và an tồn; SEC3: Tơi nghĩ rằng e-KYC có đủ năng
lực ký thuật để đảm bảo an tồn thơng tin cá nhân của tơi
2.1.1.6 Thái độ
Gồm: ATT1: Nhìn chung, tơi có ý kiến tích cực đối với e-KYC; ATT2: Tôi nghĩ rằng sử dụng
e-KYC là một lựa chọn khôn ngoan; ATT3: Theo tôi, nên sử dụng e-KYC.
12


2.1.1.7 Ý định sử dụng e-KYC
Gồm: IU1: Tôi dự định sử dụng e-KYC; IU2: Tôi sẽ giới thiệu e-KYC cho những người khác sử
dụng; IU3: Tơi thích sử dụng e-KYC hơn.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Quy trình nghiên cứu
Gồm 8 bước, từ (1) Cơ sở lý thuyết và tổng quan tình hình nghiên cứu; (2) Xây dựng mơ hình
nghiên cứu định lượng; (3) Điều tra thử; (4) Bảng hỏi chính thức; (5) Thu thập, xử lý dữ liệu; (6)
Phân tích dữ liệu; (7) Kết quả và phản biện; (8) Hàm ý chính sách và khuyến nghị.
2.2.2. Các giai đoạn nghiên cứu
2.2.2.1 Nghiên cứu sơ bộ định tính
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các biến độc lập, xây dựng mơ hình nghiên cứu, khám phá, điều
chỉnh, bổ sung các biến quan sát dành để đo lường các nội dung nghiên cứu.”
Phương pháp nghiên cứu: Điều chỉnh thang đo.

Công cụ nghiên cứu: Sử dụng bảng hỏi phỏng vấn đối với khách hàng (Khảo sát thử).
Cách thức thực hiện: Phỏng vấn 10 người đã tham gia sử dụng dịch vụ e-KYC.
Thời gian thực hiện: Tháng 10 năm 2022
Kết quả: Biến phụ thuộc là “Ý định sử dụng e-KYC”. Biến độc lập gồm 6 biến là: “Cảm nhận dễ
sử dụng”, “Cảm nhận hữu ích”, “Chuẩn chủ quan”, “Đổi mới của ngân hàng”, “Bảo mật”, “Thái
độ”.
Đối tượng khảo sát: Cá nhân từ 18 tuổi trở lên, đang sống hoặc làm việc trên tỉnh Bắc Ninh.
Mục tiêu lập bảng hỏi: Nhằm lấy ý kiến của khách hàng cá nhân để tìm hiểu những nhân tố ảnh
hưởng tới ý định sử dụng e-KYC, thấy xu hướng sử dụng e-KYC ở Việt Nam.
Cơ sở xây dựng câu hỏi: Dựa trên việc đánh giá các biến số là các nhân tố ảnh hưởng tới ý định sử
dụng e-KYC của khách hàng đã được nêu ra ở khung lý thuyết.
Cấu trúc bảng hỏi, gồm 2 phần: Phần I: Gồm các biến đo lường mức độ đánh giá về các nhân tố;
Phần II: Thông tin chung về người được phỏng vấn.
Thang đo nhân khẩu học: Gồm giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, mức độ sử
dụng e-KYC...
Thang đánh giá: Là thang đo Likert. Câu trả lời từ mức 1 = Hồn tồn khơng đồng ý, mức 2 =
Khơng đồng ý, mức 3 = Bình thường, trung lập, mức 4 = Đồng ý, mức 5 = Hoàn toàn đồng ý.
Biến “Cảm nhận dễ sử dụng” gồm 4 yếu tố. Biến “Cảm nhận hữu ích” gồm 3 yếu tố. Biến
“Chuẩn chủ quan” gồm 3 yếu tố. Biến “Sự đổi mới của ngân hàng” gồm 3 yếu tố. Biến “Bảo mật”
13


gồm 3 yếu tố. Biến “Thái độ” gồm 3 yếu tố. Biến “Ý định sử dụng e-KYC” gồm 3 yếu tố.
2.2.2.2 Nghiên cứu sơ bộ định lượng
Mục đích nghiên cứu: Nhằm mục tiêu thử nghiệm sự phù hợp của nội dung bảng hỏi.
Phương pháp và công cụ nghiên cứu: Định lượng thông qua bảng hỏi khảo sát.
Cách thức thực hiện: Lập bảng hỏi theo kết quả nghiên cứu bằng phương pháp chuyên gia.
Thời gian thực hiện: 2 tháng
Kết quả: Kết quả 50 phiếu khảo sát nhận được cho thấy về cơ bản theo mong muốn.
Phân tích nhân tố khám phá EFA sơ bộ: Phân tích nhân tố EFA sơ bộ với 50 phần tử mẫu nếu kết

quả cho thấy tổng phương sai trích > 50% là phù hợp,
2.2.2.3 Nghiên cứu chính thức
Mục đích nghiên cứu: Tìm ra mức độ tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc.
Công cụ nghiên cứu: Lập bảng hỏi đã điều chỉnh, phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0, AMOS
20.
Phương pháp nghiên cứu: (i) Phân tích hệ số tin cậy của các thang đo; (ii) Phân tích nhân tố khám
phá EFA; (iii) Phân tích nhân tố khẳng định CFA; (iv) Phân tích mơ hình cấu trúc SEM; (v) Phân
tích Bootstrap
TĨM TẮT CHƯƠNG 2
Tác giả đưa ra mơ hình nghiên cứu gồm có 6 biến độc lập (đó là Cảm nhận dễ sử dụng, Cảm nhận
hữu ích, Chuẩn chủ quan, niềm tin, sự sáng tạo của người dùng, thái độ của người dùng) và 1 biến
phụ thuộc là ý định sử dụng e-KYC. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu cho mỗi biến. Sau khi hồn
thiện mơ hình nghiên cứu tác giả đưa ra phương pháp nghiên cứu gồm có quy trình nghiên cứu,
các giai đoạn nghiên cứu. Đề tài được thực hiện thông qua 3 giai đoạn, cụ thể là (1) Nghiên cứu sơ
bộ định tính (2) Nghiên cứu sơ bộ định lượng và (3) Nghiên cứu chính thức.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Thực trạng sử dụng định danh khách hàng điện tử
3.1.1 Mức độ sử dụng e-KYC theo giới tính
Trong số 250 người được hỏi thì số lượng người trả lời là nữ giới là 181 người, có 91 người nữ
chưa sử dụng e-KYC lần nào, chiếm xấp xỉ 50% số người tham gia trả lời. Số lượng nam giới
đồng ý trả lời có 34/69 người cho biết chưa từng sử dụng e-KYC, chiếm tỷ lệ 49,2%.
3.1.2 Mức độ sử dụng e-KYC theo độ tuổi
Đánh giá mức độ sử dụng e-KYC theo độ tuổi thì tổng số lượng người đã sử dụng e-KYC từ hai
lần trở lên cao hơn so với số lượng người sử dụng e-KYC một lần. Cụ thể, số người sử dụng một
14


lần là 24 người thấp hơn số người sử dụng nhiều hơn một lần là 101 người, điều này cho thấy nếu
khách hàng đã sử dụng e-KYC một lần rồi thì họ sẽ dễ dàng sử dụng cho những lần giao dịch sau.
3.1.3 Mức độ sử dụng e-KYC theo thu nhập bình qn hàng tháng

Nhóm thu nhập dưới 5 triệu đồng có tỷ lệ người sử dụng e-KYC cao hơn các nhóm khác, trong
đó tỷ lệ sử dụng một lần e-KYC là 62,5% cao hơn 29,2%; sử dụng e-KYC từ lần thứ hai trở lên
chiếm 36,6%.
3.1.4 Mức độ sử dụng e-KYC theo trình độ học vấn

Kết quả khảo sát cho biết có ba nhóm trình độ học vấn của người tham gia khảo sát thì nhóm
người có trình độ đại học/cao đẳng chiếm 55/101 người sử dụng nhiều hơn một lần e-KYC,
chiếm tỷ lệ 54,5%. Tỷ lệ này cao hơn so với nhóm người có trình độ sau đại học là 45,5%.
3.2 Kết quả nghiên cứu hành vi sử dụng e-KYC tại Bắc Ninh
3.2.1 Thống kê mô tả
Kết quả khảo sát thu được 250 phiếu trả lời hợp lệ. Trong đó, có 27,6% là nam và 72,4% là nữ
giới. Về độ tuổi, dưới từ 20 - 30 tuổi chiếm tỷ trọng nhiều nhất 40,8% với 102 người; đứng thứ
hai là nhóm tuổi từ 31 - 40 là 81 người, chiếm 32,4% và thấp nhất là 1,6% với những người trên
50 tuổi. Xét về trình độ học vấn, người tham gia khảo sát nhiều nhất có trình đại học/cao đẳng là
150 người, chiếm 60%; người có trình độ sau đại học là 34,4% và trình độ phổ thơng 5,6%. Nghề
nghiệp của người tham gia phỏng vấn, người làm nhân viên chiếm 24% và công việc khác chiếm
tỷ lệ cao nhất 68%. Về thu nhập hàng tháng, người có thu nhập dưới 5 triệu chiếm tỷ lệ chủ yếu
là 46%, thu nhập từ 5 - dưới 10 triệu chiếm 26%, lần lượt sau đó là nhóm có thu nhập từ 10 triệu
đến dưới 15 triệu và nhóm trên 15 triệu.
3.2.2 Đánh giá thang đo
Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20 để đánh giá độ tin cậy của từng thang đo, đánh giá hệ số tin
cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố để loại các biến khơng phù hợp. Thì các yếu tố
“Cảm nhận dễ sử dụng”, “Cảm nhận hữu ích”, “Chuẩn chủ quan”, “Bảo mật”, “Sự đổi mới của
ngân hàng”, “Thái độ”, “Ý định sử dụng” có thể tin cậy được.
3.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Kết quả sau khi phân tích EFA cho thấy mơ hình nghiên cứu còn 7 khái niệm: Cảm nhận dễ sử
dụng (PEU), Cảm nhận hữu ích (PU), Chuẩn chủ quan (SN), Bảo mật (SEC), Sự đổi mới của ngân
hàng (BAI), Thái độ (ATT), Ý định sử dụng e-KYC (IU).
3.2.4 Phân tích nhân tố khẳng định CFA
Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA cho thấy các thành phần nhân tố Cảm nhận dễ sử

dụng, Cảm nhận hữu ích, Chuẩn chủ quan, Bảo mật, Sự đổi mới của ngân hàng, Thái độ, Ý định
sử dụng đều đạt giá trị phân biệt có sự tương quan giữa các thành phần của thang đo.
15


3.2.5 Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc SEM
Kết quả SEM cho thấy các yếu tố Chuẩn chủ quan, Thái độ, Cảm nhận hữu ích, Sự đổi mới của
ngân hàng, Cảm nhận dễ sử dụng có tác động đến ý định sử dụng e-KYC, trong đó nhân tố Chuẩn
chủ quan có tác động lớn nhất đến ý định sử dụng. Ngồi ra, Cảm nhận hữu ích, Cảm nhận dễ sử
dụng, Chuẩn chủ quan cũng có ảnh hưởng tích cực đến Thái độ.
3.2.6 Kiểm định mơ hình
Tác giả sử dụng phương pháp Bootstrap và cho thấy mơ hình ước lượng có thể tin cậy được.
TĨM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 đánh giá thực trạng sử dụng định danh khách hàng điện tử và trình bày kết quả
nghiên cứu xuất phát từ mơ hình và phương pháp nghiên cứu ở chương 2. Đầu tiên, đề tài cung
cấp tổng quan thông tin về dữ liệu nghiên cứu thông qua phương pháp thống kê mô tả. Kết quả
kiểm định cho thấy cả 5 biến độc lập, 1 biến trung gian và 1 biến phụ thuộc mà nghiên cứu đưa ra
đều có ý nghĩa thống kê và có thể tin cậy được. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy mơ
hình nghiên cứu cịn 7 biến đảm bảo khả năng đại diện cho dữ liệu khảo sát, đó là Cảm nhận dễ
sử dụng, Cảm nhận hữu ích, Chuẩn chủ quan, Bảo mật, Sự đổi mới của ngân hàng, Thái độ và Ý
định sử dụng e-KYC. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA thể hiện rằng các biến ở trên
đều đạt giá trị phân biệt có sự tương quan với nhau. Ngồi ra, kết quả phân tích mơ hình cấu trúc
SEM cho biết các biến độc lập và biến trung gian đều mang dấu dương thể hiện có ảnh hưởng
thuận chiều đến yếu tố ý định sử dụng e-KYC.
CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN CÁC KẾT QUẢ VÀ ĐƯA RA KHUYẾN NGHỊ
4.1. Thảo luận về kết quả nghiên cứu
4.1.1. Ý định sử dụng e-KYC
Có 5 trong số 6 yếu tố tác động tích cực đến ý định sử dụng e-KYC là Chuẩn
chủ quan, Thái độ, Cảm nhận hữu ích, Sự đổi mới của ngân hàng, Cảm nhận
dễ sử dụng.

4.1.2. Chuẩn chủ quan
Biến “Chuẩn chủ quan” tác động mạnh nhất đến ý định sử dụng e-KYC của
khách hàng.
4.1.3. Cảm nhận dễ sử dụng
Nhân tố tác động mạnh thứ hai đến ý định sử dụng e-KYC là biến “Cảm nhận
dễ sử dụng”.
4.1.4. Cảm nhận hữu ích
Biến “Cảm nhận hữu ích” có tác động tích cực đến nhân tố thái độ và tác
16


động tích cực đến biến ý định sử dụng e-KYC.
4.1.5. Thái độ
“Thái độ” là biến trung gian chịu sự tác động của 3 biến độc lập: “Cảm nhận
dễ sử dụng”, “Cảm nhận hữu ích” và mạnh nhất là “Chuẩn chủ quan”.
4.1.6. Sự đổi mới của ngân hàng
“Sự đổi mới của ngân hàng” có tác động mạnh thứ tư đến ý định sử dụng eKYC.
4.1.7. Bảo mật
Biến “Bảo mật” không tác động đến ý định sử dụng e-KYC của khách hàng.
4.2. Một số đề xuất và kiến nghị
4.2.1 Về phía Nhà nước
Thứ nhất, cần sớm xây dựng hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia.
Thứ hai, Nhà nước có thể cho phép các ngân hàng sử dụng chung cơ sở dữ
liệu về e-KYC.
Thứ ba, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực e-KYC.
4.2.2 Về phía ngân hàng
Thứ nhất, giúp người dân hiểu về e-KYC/ Đưa e-KYC đến công chúng.
Thứ hai, xác định nhóm người dân/khách hàng mục tiêu.
Thứ ba, lựu chọn phương thức tuyên truyền và quảng bá về e-KYC phù hợp.
Thứ tư, đưa ra những ưu đãi khi sử dụng e-KYC

Thứ năm, thường xuyên cập nhật và áp dụng cơng nghệ mới vào quy trình eKYC.
Thứ sáu, ngân hàng cần đến bảo mật quyền riêng tư và thơng tin của khách
hàng.
4.2.3 Về phía khách hàng
Khách hàng cần phải nâng cao dân trí tài chính và hiểu biết về tài chính số thì
để thể đáp ứng được nhưng thay đổi của sản phẩm ngân hàng.
4.3. Những đóng góp của đề tài
Hàm ý lý thuyết

17


Nghiên cứu đã xác nhận khung lý thuyết và cho thấy khả năng Chuẩn chủ quan, Thái độ, Cảm
nhận hữu ích, Sự đổi mới của ngân hàng và Cảm nhận dễ sử dụng của khách hàng trong việc xác
định các yếu tố có thể ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ e-KYC của khách hàng ở tỉnh Bắc
Ninh.
Hàm ý quản lý
Biết được các yếu tố ảnh hưởng và mối quan hệ giữa các yếu tố đến ý định sử dụng e-KYC, các
nhà quản lý ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có thể xây dựng và phát triển các chiến lược
của ngân hàng để mở rộng e-KYC không ngừng tăng trưởng.
Ý nghĩa thực tiễn
Những phát hiện của nghiên cứu này có thể giúp các ngân hàng hoạt động ở tỉnh Bắc Ninh phát
triển các chiến lược tăng cường tính chuẩn chủ quan và cải thiện sự hài lòng để tác động đến thái
độ của người dùng và cuối cùng là hình thành ý định sử dụng dịch vụ e-KYC.
Giới hạn nghiên cứu
Nghiên cứu mới đi vào một số ít các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ e-KYC; Tiêu
chí khảo sát trong mỗi nhân tố chưa nhiều; Dữ liệu nghiên cứu tự báo cáo; Phạm vi nhỏ, số lượng
mẫu khảo sát chưa đủ lớn.
Hướng nghiên cứu trong tương lai
Nghiên cứu tiếp theo bổ sung thêm nhân tố là Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và Tính giải trí

khi sử dụng sản phẩm; Tăng thêm các yếu tố bên trong mỗi nhân tố; Mở rộng phạm vi nghiên
cứu; Sử dụng dữ liệu nghiên cứu được phê duyệt.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Nghiên cứu đề cập đến 6 nhân tố có ảnh hưởng đến ý định sử dụng e-KYC, kết quả nghiên cứu
cho thấy có 5/6 nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng e-KYC và thứ tự mức độ tác động đến ý
định sử dụng e-KYC lần lượt là “Thái độ”, “Cảm nhận hữu ích”, “Sự đổi mới của ngân hàng” và
“Cảm nhận dễ sử dụng”. Theo kết quả này, tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với Nhà nước.
Nhà nước cần hoàn chỉnh dữ liệu cư dân quốc gia, ban hành các chính sách để tạo điều kiện cho
các ngân hàng sử dụng chung cơ sở dữ liệu e-KYC và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực eKYC. Về phía Ngân hàng, ngân hàng cần giúp người dân biết, hiểu về e-KYC; xác định nhóm
khách hàng mục tiêu; lựa chọn phương thức tuyên truyền và quảng bá về e-KYC phù hợp; có
chính sách ưu đãi khi sử dụng e-KYC; ứng dụng công nghệ hiện đại vào e-KYC và bảo mật
thông tin của khách hàng. Và đối với khách hàng, cần nâng cao trình độ hiểu biết về tài chính, tài
chính số để có thể thích ứng và sử dụng được sản phẩm của ngân hàng. Ngoài ra, ở chương 4, tác
giả cũng đưa ra một số đóng góp của đề tài; giới hạn nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong
tương lai.
18



×