Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CẤP TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.56 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG QUANG MINH

RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CẤP TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01

Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG QUANG MINH

RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CẤP TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN THỊ LOAN

Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2023


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Trương Quang Minh
Hiện là sinh viên khóa 23 – Lớp CH23A – Niên Khóa 2021 – 2023 – Trường Đại
học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh.
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế “Rủi ro tín dụng trong cấp tín dụng
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt
Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh” là do chính tơi nghiên cứu và thực hiện.
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường
đại học nào. Các số liệu trong luận văn được thu thập từ thực tế có nguồn gốc rõ
ràng, đáng tin cậy, được xử lý trung thực và khách quan. Tôi xin tự chịu trách nhiệm
về tính xác thực và tham khảo tài liệu khác.

Học viên thực hiện

Trương Quang Minh


ii


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình cao học và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của q thầy cô trường Đại học Ngân hàng
TP. HCM. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS Nguyễn Thị
Loan, là giảng viên trực tiếp dành thời gian q báu và tâm huyết để hướng dẫn tơi
hồn thành luận văn “Rủi ro tín dụng trong cấp tín dụng doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh
Thành phố Hồ Chí Minh”
Tơi vơ cùng biết ơn q thầy cơ trường Đại học Ngân hàng TP. HCM, đặc biệt là
những thầy cơ đã tận tình dạy bảo cho tơi suốt thời gian học tập tại trường. Ngồi ra,
tơi cũng xin cảm ơn quý anh, chị và ban lãnh đạo Vietcombank chi nhánh TP. Hồ
Chí Minh, cũng như quý doanh nghiệp và đối tác... đã tạo điều kiện cho tôi phỏng
vấn để có dữ liệu viết luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng tập trung để hoàn thành luận văn, tuy nhiên vẫn khơng tránh
khỏi có những thiếu sót trong q trình thực hiện. Bản thân rất mong muốn nhận
được những ý kiến đóng góp cũng như chỉnh sửa của quý thầy cơ để luận văn hồn
chỉnh và có ý nghĩa hơn trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tiễn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2023
Học viên thực hiện

Trương Quang Minh


iii

TĨM TẮT LUẬN VĂN
1. Tiêu đề
Rủi ro tín dụng trong cấp tín dụng DNNVV tại ngân hàng Thương mại cổ phần

Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
2. Tóm tắt
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là
NHTM do Nhà nước sở hữu phần lớn vốn điều lệ. Là một trong những NHTM giữ
vai trị chủ lực trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về
cấp tín dụng và các dịch vụ tiền tệ ngân hàng đối với nền kinh tế của đất nước. Trong
giai đoạn vừa qua, hoạt động tín dụng doanh nghiệp có vai trị rất quan trọng trong
hoạt động kinh doanh của CN, tuy nhiên chất lượng tín dụng doanh nghiệp của CN
vẫn cịn nhiều vấn đề cần được đánh giá, phân tích để có các giả pháp khắc phục. Vì
vậy, RRTD doanh nghiệp ln là vấn đề được chú trọng tại Vietcombank Hồ Chí
Minh. Chính vì lẽ đó, đề tài “Rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại
Vietcombank CN Tp. Hồ Chí Minh” được thực hiện. Đề tài đã thu thập thông tin, số
liệu thứ cấp nhằm phân tích thực trạng RRTD đối với DNNVV củaVietcombank nói
chung, Vietcombank CN TP. Hồ Chí Minh nói riêng. Đề tài đánh giá và phân tích
thực trạng RRTD qua phân tích biến động các chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong hoạt động
cấp tín dụng đối với DNNVV tại CN giai đoạn 2020 - 2021. Ngoài ra, đề tài cịn thực
hiện phỏng vấn nhân viên tín dụng để có những đánh giá khách quan, khoa học hơn
về những yếu tố ảnh hưởng đến RRTD trong tín dụng tín dụng DNNVV tại
Vietcombank CN TP. Hồ Chí Minh. Từ phân tích dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp,
đề tài rút ra kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong RRTD
DNNVV nhỏ và vừa của CN. Đây là cơ sở quan trọng để cho nghiên cứu đưa ra các
giải pháp, kiến nghị nhằm giảm thiểu RRTD trong tín dụng DNNVV của
Vietcombank CN TP. Hồ Chí Minh trong thời gian tới phù hợp với định hướng của
Vietcombank và Ban Lãnh đạo CN.
3. Từ khóa
RRTD, khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng thương mại.


iv


ABSTRACT
1. Title
Risks of credit in providing small business credit and at the Ho Chi Minh City
branch of the Viet Nam Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade.
2. Abstract
Vietcombank Ho Chi Minh City is one of the key branches of Vietcombank, which
is state-owned and plays a dominant role in implementing the policies of the
government and the Communist Party on credit and banking services for the
economy. The study " Risks of credit in providing small business credit and at the
Ho Chi Minh City branch of the Viet Nam Joint Stock Commercial Bank for Foreign
Trade." collected information and data to analyze the regulations on credit risk
management in general and at Vietcombank Ho Chi Minh City in particular, and
analyzed the trends in credit risk management indicators in the period of 2020-2021.
The study also conducted surveys of credit employees to provide more objective and
scientific assesSMEsnts of factors affecting credit risk management in Vietcombank
Ho Chi Minh City. Based on the analysis of secondary and primary data, the study
found results, limitations and causes of limitations in credit risk management of the
branch. This is an important basis for the study to provide recommendations for
improving credit risk management of enterprise customers at Vietcombank Ho Chi
Minh City
3. Keywords
Risk of credits, SMEs, Joint Stock Commercial Bank


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt

Cụm từ tiếng Việt


VCB/ Vietcombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

VCB HCM

Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh TP. HCM

CN

Chi nhánh

DN

Doanh nghiêp

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

RRTD


Rủi ro tín dụng

Tp.

Thành phố

XHTN

Xếp hạng tín nhiệm nội bộ

DN/DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DPRR

Dự phòng rủi ro

PGD

Phòng giao dịch

HS

Hồ sơ

NH

Ngắn hạn


TH

Trung hạn

DH

Dài hạn

TSĐB

Tài sản đảm bảo/ Tài sản thế chấp


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết tắt

Cụm từ tiếng Anh

Cụm từ tiếng Việt
Tập hợp các quy định ngân hàng

Basel

Basel

quốc tế do Ủy ban Basel về Giám
sát Ngân hàng (BCBS) đưa ra


ATM
SMEs

Automatic Teller Machine
Small and medium sized
enterprises

Máy rút tiền tự động
Doanh nghiệp nhỏ và vừa


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................. iii
ABSTRACT ................................................................................................................. iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT .............................................................. v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH .............................................................. vi
MỤC LỤC ................................................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... xi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ............................................................................... xii
1. Lý do chọn đề tài: ................................................................................................... 1
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài. ..................................................................................... 2
2.1 Mục tiêu tổng quát............................................................................................ 2
2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 3
3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3

5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3
6. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 4
7. Đóng góp của đề tài ................................................................................................ 4
8. Kết cấu của luận văn .............................................................................................. 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.............................. 7
1.1 Khái quát về tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại ........ 7
1.1.1 Khái niệm tín dụng doanh nghiệp ................................................................. 7
1.1.2 Khái niệm và vai trò của DN nhỏ và vừa ...................................................... 8
1.1.3 Đặc điểm tín dụng của NHTM đối với DNNVV ........................................ 11
1.2 Khái niệm rủi ro trong cấp tín dụng doanh nghiệp ............................................ 12
1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng: ...................................................................... 12
1.2.2 Phân loại rủi ro ............................................................................................ 13
1.2.2.1 Phân loại rủi ro theo nguyên nhân phát sinh rủi ro. ............................. 13
1.2.2.2 Phân loại RRTD theo khả năng trả nợ của DN .................................... 15
1.2.3 Ảnh hưởng rủi ro tín dụng doanh nghiệp đến NHTM................................. 15
1.2.3.1 Tác động đến hoạt động của NH .......................................................... 15
1.2.3.2 Tác động đến nền kinh tế ..................................................................... 16


viii
1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng doanh nghiệp của NH thương mại. ... 16
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD doanh nghiệp của NHTM ................... 19
1.2.5.1 Nhóm nhân tố khách quan từ các yếu tố vĩ mơ .................................... 19
1.2.5.2 Nhóm nhân tố đến từ doanh nghiệp ..................................................... 20
1.2.5.3 Nhóm nhân tố chủ quan từ phía NH..................................................... 20
1.3 Giám sát RRTD của ngân hàng thương mại ...................................................... 22
1.3.1 Khái niệm giám sát RRTD của ngân hàng thương mại............................... 22
1.3.2 Nội dung giám sát RRTD của NHTM ........................................................ 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................................. 27
2.1 Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – CN Tp. Hồ Chí Minh ..... 27
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ............................................................... 27
2.1.2 Kết quả kinh doanh của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam CN Hồ Chí
Minh. .................................................................................................................... 29
2.2 Thực trạng về rủi ro trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân
hàng Ngoại Thương chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh .......................................... 30
2.2.1 Các quy định ngăn ngừa rủi ro hoạt động tín dụng doanh nghiệp của NH
Ngoại thương Việt Nam ....................................................................................... 30
2.2.2 Thực trạng triển khai các quy định về rủi ro hoạt động tín dụng doanh
nghiệp của NH Ngoại Thương Việt Nam - CN thành phố Hồ Chí Minh. ........... 33
2.2.2.1 Thực trạng triển khai xây dựng kế hoạch định hướng hoạt động hàng
năm, trong đó có kiểm soát RRTD ................................................................... 33
2.2.2.2 Thực trạng tuân thú các quy định của chính sách tín dụng đối với từng
khoản vay riêng lẻ. ........................................................................................... 34
2.2.2.3 Thực trạng tuân thủ các quy định của chính sách tín dụng đối với danh
mục tín dụng ..................................................................................................... 41
2.2.3 Thực trạng rủi ro hoạt động tín dụng DNNVV nhỏ và vừa của NH Ngoại
thương Việt Nam - CN Thành phố Hồ Chí Minh. ............................................... 42
2.2.3.1 Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng DNNVV nhỏ và vừa .................... 42
2.2.3.2 Cơ cấu dư nợ doanh nghiệp SMEs ....................................................... 45
2.2.3.3 Nợ quá hạn trong cho vay DN.............................................................. 50
2.2.3.4 Nợ xấu trong cho vay DN .................................................................... 51
2.2.3.5 Tỉ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cho vay DNNVV so với nợ quá hạn và nợ
xấu chung toàn CN ........................................................................................... 53
2.2.3.6 Tỉ lệ nợ xấu DN/nợ xấu ........................................................................ 56



ix
2.3 Kết quả phỏng vấn về thực trạng RRTD trong cho vay DNNVV tại
Vietcombank chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh .................................................... 56
2.3.1 Về chính sách tín dụng ................................................................................ 58
2.3.2 Về quy trình tín dụng .................................................................................. 60
2.3.3 Về nhân viên tín dụng ................................................................................. 63
2.3.4 Về hoạt động kiểm tra giám sát nội bộ........................................................ 65
2.3.5 Về hệ thống công nghệ thông tin ................................................................ 66
2.3.6 Đánh giá tổng thể kết quả phỏng vấn .......................................................... 68
2.4 Đánh giá chung về rủi ro hoạt động tín dụng DNNVV của ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam - CN thành phố Hồ Chí Minh ...................................................... 70
2.4.1 Những kết quả đạt được .............................................................................. 70
2.4.2 Những tồn tại hạn chế ................................................................................. 72
2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế ..................................................... 72
2.4.3.1 Những nguyên nhân khách quan .......................................................... 72
2.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan ......................................................................... 73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 76
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI
VỚI DNNVV NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
- CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....................................................... 77
3.1 Mục tiêu giảm thiếu rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng Ngoại Thương
Việt Nam - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. ...................................................... 77
3.2. Giải pháp nhằm góp phần hạn chế RRTD doanh nghiệp tại ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam - CN thành phố Hồ Chí Minh ...................................................... 79
3.2.1 Chun mơn hố nhân sự ............................................................................ 79
3.2.2 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp .............................. 80
3.2.2.1 Đa dạng nguồn thông tin thu thập ........................................................ 80
3.2.2.2 Nâng cao chất lượng thẩm định doanh nghiệp ..................................... 80
3.2.2.3 Nâng cao chất lượng và cải thiện quy trình định giá tài sản bảo đảm .. 81
3.2.3 Thiết lập cơ chế khen thưởng, phát triển đào tạo đối với cán bộ nhân viên.82

3.3 Một số đề xuất, kiến nghị đối với Vietcombank hội sở ..................................... 84
3.3.1 Xác định rõ chiến lược kinh doanh ......................................................... 84
3.3.2 Hồn thiện chính sách tín dụng ............................................................... 84
3.3.3 Phát triển HTXHTN nội bộ. .................................................................... 85
3.3.4 Liên tục cập nhật tiến đến hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin ...... 85
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 86
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................. 87


x
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ i
Tài liệu tham khảo tiếng Việt ...................................................................................... i
Tài liệu tham khảo tiếng Anh .................................................................................... iv
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... v
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................ v
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................. xii


xi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam CN
Hồ Chí Minh giai đoạn 2019-2021 .............................................................................. 29
Bảng 2.2: Kết quả kiểm tra tại Vietcombank CN Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn 20182021 .............................................................................................................................. 35
Bảng 2.3: Kết quả số lượng hồ sơ đề nghị vay vốn DNVVN tại VCB Tp. HCM. ...... 38
Bảng 2.4: Kết quả kiểm tra hồ sơ cấp tín dụng tại Vietcombank CN Tp. Hồ Chí Minh
...................................................................................................................................... 40
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay của Vietcombank CN Tp. Hồ Chí Minh .................. 45
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ DN theo kì hạn của VCBHCM giai đoạn 2018 – 2021......... 46
Bảng 2.7: Kết quả phỏng vấn về chính sách tín dụng của Vietcombank ..................... 59
Bảng 2.8: Kết quả phỏng vấn về quy trình tín dụng của Vietcombank ....................... 61

Bảng 2.9: Kết quả phỏng vấn về nhân viên tín dụng của Vietcombank CN Tp. HCM 64
Bảng 2.10: Kết quả phỏng vấn về hoạt động kiểm tra giám sát của Vietcombank CN.
Hồ Chí Minh................................................................................................................. 65
Bảng 2.11: Kết quả phỏng vấn về hoạt động công nghệ thông tin của VCBHCM...... 67
Bảng 2.12: Kết quả phỏng vấn về đánh giá chung về RRTD doanh nghiệp tại của
VCBHCM..................................................................................................................... 69
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của ngân hàng VCBHCM 2025 .................. 77


xii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Phân loại các loại rủi ro tín dụng ................................................................ 14
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng dư nợ DN của Vietcombank CN Tp. Hồ Chí Minh. 43
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ DN theo ngành của Vietcombank CN Tp. Hồ Chí Minh .. 48
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ DN theo TSĐB của Vietcombank CN Tp. Hồ Chí Minh . 49
Biểu đồ 2.4: Nợ quá hạn DN Vietcombank CN Tp. Hồ Chí Minh .............................. 50
Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ nợ xấu trong cho vay của Vietcombank CN Tp. Hồ Chí Minh ...... 52
Biểu đồ 2.6: Tỉ lệ nợ quá hạn DN/ dư nợ quá hạn chung của Vietcombank CN Tp. Hồ
Chí Minh ...................................................................................................................... 53
Biểu đồ 2.7: Tỉ lệ nợ xấu DN/nợ quá hạn DN của Vietcombank CN Tp. Hồ Chí Minh
...................................................................................................................................... 55
Biểu đồ 2.8: Tỉ lệ nợ xấu DN/nợ xấu của Vietcombank CN Tp. Hồ Chí Minh ........... 56


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong hoạt động ngân hàng, nghiệp vụ tín dụng là hoạt động kinh doanh truyền
thống và cũng đồng thời là lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Tuy nhiên, đây

lại là nghiệp vụ luôn tiềm ẩn rủi ro, bởi cho vay trong hiện tại nhưng lại thu nợ trong
tương lai, mặt khác RRTD còn do rất nhiều nguyên nhân khác như hệ thống thông
tin chưa đầy đủ và không rõ ràng minh bạch, hoạt động đo lường, dự báo và nhận
biết RRTD chưa được đảm bảo, hệ thống hoạt động nhằm xử lý RRTD chưa hiệu
quả, nghiệp vụ quản trị rủi ro của cán bộ ngân hàng cịn nhiều hạn chế, tính chuyên
nghiệp của cán bộ ngân hàng chưa cao…
Qua đó, những lý do quan trọng mà tác giả dựa trên để quyết định lựa chọn đề
tài nghiên cứu “Rủi ro tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Thương
mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam CN Thành phố Hồ Chí Minh” được thể
hiện ở các nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất: RRTD là một trong những vấn đề khó khăn phức tạp mà tất cả các
NHTM phải đương đầu để ngăn ngừa hạn chế rủi ro mặc dù về mặt ngun tắc tín
dụng và RRTD ln là hai mặt của vấn đề, là vấn đề tất yếu khách quan, ln đi đơi
với hoạt động tín dụng, đồng thời lại rất khó nhận ra do sự phức tạp và đa dạng, đồng
thời rủi ro tín nếu như khơng kiểm soát hiệu quả sẽ dẫn đến những thiệt hại, thất thốt
về vốn, thu nhập và ngay cả uy tín của NHTM.
Thứ hai: Kiểm soát và hạn chế tối đa RRTD sẽ đem lại những lợi ích cho ngân
hàng như (i) Tiết giảm chi phí xử lý qua đó/ ngược lại sẽ nâng cao được thu nhập,
bảo toàn vốn cho NHTM; (ii) Tạo niềm tin cho DN gửi tiền và nhà đầu tư; (3) Tạo
tiền đề để mở rộng thị trường và tăng uy tín, vị thế, hình ảnh, thị phần cho NHTM.
Thứ ba: Ngăn ngừa hạn chế RRTD có hiệu quả sẽ đem lại lợi ích khơng những
cho bản thân NHTM đó mà cịn cho cả nền kinh tế. Do vốn chủ sở hữu so với tổng
tài sản của NHTM là rất nhỏ nên chỉ cần một tỉ lệ nhỏ danh mục cho vay có vấn đề
sẽ ảnh huởng lập tức đến sự an toàn trong hoạt động của ngân hàng đó, thậm chí hậu


2

quả sẽ khơn lường có thể dẫn đến sự tồn vong của ngân hàng ấy. RRTD đặc biệt lớn
đối với những khoản vay của DN do những khoản vay này thường có giá trị lớn.

Trong thời đại kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các NHTM
hoạt động liên kết chặt chẽ với nhau, nếu có vấn đề gì xảy ra tại NHTM gây rủi ro
trong hoạt động thì tùy từng mức độ hậu quả sẽ lập tức sẽ gây ảnh hưởng chuỗi dây
chuyền đến các ngân hàng khác, thậm chí đến sự an toàn ổn định của cả hệ thống.
Thứ tư: Các DNNVV phát triển cạnh tranh, hoạt động mạnh mẽ, đóng góp một
phần lớn cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Đây là loại hình DN đang được
nhà nước đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện phát triển. Với những đặc điểm riêng về
quy mô, cách thức hoạt động,… Các DNNVV đồng thời cũng đang là định hướng
đầu tư của Vietcombank. Thời gian qua và hiện nay, khối DNNVV được
Vietcombank tập trung phát triển nghiên cứu và trở thành đối tượng khách hàng được
chú trọng. CN Vietcombank Hồ Chí Minh ngày càng mở rộng cấp tín dụng đối với
DNNVV, những rủi ro trong cấp tín dụng cũng là một điều tất yếu đối với đối tượng
khách hàng này, và sẽ có khả năng gây tác động xấu đến hoạt động tín dụng của tồn
CN nếu hoạt động này khơng được kiểm sốt có hiệu quả. Vì vậy đbên cạnh với việc
mở rộng đầu tư tín dụng cho các DNNVV, CN rất cần thiết phải thiết lập các phương
án hợp lý để hạn chế tối đa rủi ro có thể phát sinh.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài “ RỦI RO TÍN DỤNG DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK CHI NHÁNH TP.
HỒ CHÍ MINH” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài.
2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá trên cơ sở thực trạng RRTD tại Vietcombank CN TP. Hồ Chí Minh,
đặc biệt là tìm ra các tồn tại hạn chế và nguyên nhân để đưa ra các hàm ý chính sách
nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế các nguy cơ về rủi ro tín dụng của chi
nhánh VCBHCM.


3

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Qua bảng số liệu thứ cấp thu thập từ nhân viên liên quan đến quy trình rủi ro
tín dụng của chi nhánh, nhận biết được các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
của ngân hàng thương mại giai đoạn 2017-2021.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế RRTD đối với DNNVV tại Vietcombank
CN TP. Hồ Chí Minh.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài phải trả lời được các câu hỏi sau:
- Thực trạng RRTD đối với DNNVV tại Vietcombank CN TP. Hồ Chí Minh
như thế nào? Tập trung vào việc đánh giá những hạn chế và nguyên nhân trong việc
kiểm soát và giảm thiểu RRTD?
- Cần có những giải pháp gì để hạn chế RRTD đối với khách hàng DNNVV
tại Vietcombank CN TP. Hồ Chí Minh?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: RRTD đối với DNNVV tại Vietcombank CN Tp.
HCM.
- Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ nhân viên có liên quan tới quy trình quản lý
RRTD tại ngân hàng Vietcombank CN TP. Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: giai đoạn 2018-2021.
Về không gian: Tại Vietcombank CN TP. Hồ Chí Minh
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê: Thu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp liên quan đến RRTD
tại VCB theo chuỗi quy trình từ các báo cáo nội bộ, báo cáo của các cơ quan quản lý
Nhà nước và thực tế tại CN để thu thập thông tin dữ liệu cho việc nghiên cứu của
luận văn.


4

- Phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phân tích tổng hợp: Thơng

qua việc thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp dữ liệu, số liệu, các báo cáo thống kê
của VCB, đánh giá phân tích thực trạng RRTD và phòng ngừa và giảm thiểu tối đa
RRTD tại VCB giai đoạn 2017 - 2021.
- Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: Phát phiếu phỏng vấn thực trạng
kiểm soát RRTD tại Vietcombank CN TP. Hồ Chí Minh.
6. Nội dung nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận tại chương 1, tác giả Phân tích thực trạng RRTD đối với
DNNVV tại Vietcombank CN TP. Hồ Chí Minh, đánh giá kết quả đạt được và đi sâu
hơn vào các tồn tại hạn chế, từ đó chỉ ra nguyên nhân khách quan và chủ quan của
những tồn tại hạn chế trong quản lý RRTD đối với DNNVV tại Vietcombank CN
TP. Hồ Chí Minh.
Từ các phân tích đánh giá trên, tác giả đề xuất các giải pháp và những kiến nghị
đề xuất với các cơ quan quản lý và hội sở nhằm hạn chế RRTD với DNNVV tại
Vietcombank CN TP. Hồ Chí Minh.
7. Đóng góp của đề tài
- Về cơ sở lý thuyết
Tổng quan đầy đủ các nội dung liên quan đến RRTD, quản trị RRTD tại
NHTM.
- Về thực tiễn
Cung cấp các bằng chứng thực nghiệm như dữ liệu, số liệu thu thập được từ
các báo cáo của Vietcombank CN TP. Hồ Chí Minh, phân tích các dữ liệu tổng hợp
từ các dữ liệu thu thập từ bảng phỏng vấn của tác giả, từ đó phân tích và rút ra ý kiến
về thực trạng giám sát RRTD của CN, qua đó, phân tích và đánh giá. Đề xuất tham
khảo những ý kiến của tác giả để góp phần xây dựng cải thiện chất lượng quản lý
RRTD nói chung và RRTD đối với DNNVV nói riêng.


5

8. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu bao gồm các nội dung về lý do chọn đề tài, về tính cấp thiết, mục
đích nghiên cứu, câu hỏi và phương pháp nghiên cứu, luận văn có kết cấu gồm 3
chương:
- Chương 1. Cơ sở lý luận về rủi ro hoạt động tín dụng DNNVV của NHTM
Ở chương này, tác giả sẽ đề cập đến một số lý luận chung về hoạt động tín dụng
DNNVV của NHTM; Các khái niệm, đặc điểm, vai trị của hoạt động tín dụng NH,
RRTD trong tín dụng DNNVV tại NHTM. Những cơ sở lý thuyết này sẽ được tổng
hợp để làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng trong chương 2. Chương
này tác giả cũng nêu rõ các tiêu chí đánh giá RRTD doanh nghiệp và đi sâu vào các
chỉ tiêu gồm:
+ Quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng DN
+ Tỉ trọng dư nợ tín dụng DNVVN trên tổng dư nợ
+ Cơ cấu dư nợ tín dụng Doanh nghiệp vừa và nhỏ
+ Quy mô và tỉ trọng nợ xấu và quá hạn trong dư nợ DNNVV
- Chương 2. Thực trạng RRTD DNNVV tại ngân hàng Vietcombank CN TP. Hồ Chí
Minh
Ở chương 2, tác giả giới thiệu về CN, các thực trạng, quy định hiện hành liên
quan đến quản trị RRTD của Vietcombank và thực trạng các chỉ tiêu đánh giá RRTD
của tín dụng DNNVV nhỏ và vừa tại CN. Ngồi ra dựa vào những tiêu chí đánh giá
RRTD, tác giả đã phát phiếu phỏng vấn và thu thập thơng tin đánh giá kết quả từ
tồn bộ nhân viên tín dụng tại CN để đánh giá khách quan RRTD. Chương 2 cũng sẽ
đánh giá, hạn chế, nguyên nhân và kết quả đạt được để làm tiền đề cho những giải
pháp và đề xuất tại chương 3.
Về phần bảng phỏng vấn nhân viên, tác giả dựa trên các chỉ tiêu đánh giá giám
sát RRTD và các nguyên tắc giám sát RRTD theo Basel II. Cùng với đó, nhờ vào sự
hỗ trợ trao đổi sâu với các cấp lãnh đạo CN để tác giả tiếp tục chỉnh sửa để có thể
phù hợp hơn với tính chất là phỏng vấn tín dụng và RRTD DNNVV cùng với những


6


đặc điểm riêng của CN để có được đánh giá khách quan nhất. Bảng phỏng vấn được
chia làm 2 phần:
(i) Phần thứ nhất là những câu hỏi đưa ra để thu thập những thông tin cơ
bản đặc điểm nhân viên tín dụng tham gia phỏng vấn
(ii) Phần thứ hai liên quan đến đánh giá của nhân viên tín dụng về các
nhân tố ảnh hưởng đến RRTD hoạt động tín dụng DNNVV như về
chính sách tín dụng, về quy trình tín dụng, về nhân viên tín dụng, về
hoạt động giám sát, về hệ thống công nghệ thông tin và đánh giá tổng
thể.
- Chương 3. Các giải pháp nhằm giảm thiểu RRTD DNNVV tại ngân hàng
Vietcombank chi nhánh TP. Hồ Chí Minh
Chương 3, Tác giả xác định rõ về định hướng để giảm thiểu rủi ro trong hoạt
động tín dụng của CN trong giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, đề tài sẽ đề xuất một
số kiến nghị dành cho hội sở và cơ quan quản lý các cấp cũng như hội sở, khu vực
nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác giảm thiểu RRTD trong cấp tín dụng DNNVV tại
CN Hồ Chí Minh trong thời gian tới.


7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát về tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính quan trọng trong hệ thống
các định chế tài chính, thực hiện huy động vốn từ các chủ thể thừa vốn để cho vay
đối với các chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế, với mục tiêu lợi nhuận (Lê Thị Tuyết
Hoa và Cộng Sự, 2017). NHTM triển khai đa dạng các sản phẩm dịch vụ gồm huy
động vốn, cấp tín dụng, dịch vụ thanh tốn và các dịch vụ ngân hàng khác nhằm đáp

ứng nhu cầu tài chính ngân hàng của DNNVV trên thị trường. Như vậy, Tín dụng
(hiểu theo nghĩa NHTM cho vay đối với DN) là một trong những lĩnh vực nghiệp vụ
quan trọng nhất của NHTM. Theo Bùi Diệu Anh và Cộng Sự 2013, tín dụng ngân
hàng là hoạt động mà NHTM chuyển quyền sử dụng giá trị (bằng tiền hoặc tài sản)
cho DNNVV trong một khoảng thời gian xác định và theo ngun tắc hồn trả khơng
điều kiện. Giá trị hồn trả bao giờ cũng phải lớn hơn giá trị ban đầu (tức là phần tiền
gốc và khoản lãi vay).
Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, các hình thức cấp tín dụng bao
gồm cấp tín dụng, chiết khấu, bao thanh tốn, cho th tài chính và bảo lãnh. Nếu
phân chia theo đối tượng DN, NHTM cấp tín dụng đa dạng cho các chủ thể trong nền
kinh tế, bao gồm các DNNVV và KH cá nhân. Tuy nhiên nguồn lợi nhuận lớn nhất
đối với các ngân hàng hiện nay đến từ các DN do các khoản cấp tín dụng thường rất
lớn, và vì thế các loại chi phí liên quan đến khoản vay cũng chỉ thực hiện một lần
nên thường là nhỏ hơn nhiều so với cấp tín dụng cá nhân. Vì vậy, tín dụng DNNVV
là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất trong tín dụng nói chung của NHTM.
1.1.1 Khái niệm tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa
Về khái niệm, có nhiều định nghĩa khác nhau về tín dụng doanh nghiệp.Theo
Lê Thị Tuyết Hoa và cộng sự (2017), NHTM là một trung gian tài chính quan trọng
của hệ thống các định chế tài chính, thực hiện huy động vốn từ các chủ thể thừa vốn


8

để cấp tín dụng cho các chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế, với mục tiêu lợi nhuận.
Theo Bùi Diệu Anh và cộng sự (2013), tín dụng DNNVV là một nghiệp vụ của ngân
hàng, trong đó, ngân hàng chuyển quyền sử dụng tài sản cho DNNVV sử dụng trong
một khoảng thời gian xác định và sau đó, khách hàng DNNVV phải hoàn trả gốc và
lãi theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Trong hoạt động tín dụng, NHTM giao quyền sử dụng tài sản cho khách hàng
DNNVV để người đi vay sử dụng vào mục đích, thời gian được xác định trước trong

quá trình làm và thẩm định hồ sơ và DNNVV vay sẽ hoàn trả cho ngân hàng giá trị
tiền tệ lớn hơn giá trị ban đầu (Theo Nguyễn Văn Tiến - 2014). Khách hàng DNNVV
là loại khách hàng mà NHTM có thể cung cấp nhiều hình thức cấp tín dụng nhất, bao
gồm cấp tín dụng, chiết khấu, bao thanh toán và bảo lãnh theo quy định của pháp luật
về ngân hàng Việt Nam.
Tín dụng DNNVV là hình thức cấp tín dụng của NHTM dành cho đối tượng
là khách hàng DNNVV, nhằm giúp các DNNVV có vốn để sản xuất kinh doanh như
mua sắm, đầu tư trang thiết bị mới hoặc để duy trì hoạt động sản xuất, bổ sung vốn
lưu động…
Như vậy, hoạt động tín dụng DNNVV của NHTM có thể hiểu là một hoạt
động kinh doanh của ngân hàng đối với các loại hình DNNVV. Cụ thể là ngân hàng
thực hiện cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng DNNVV với nhiều hình thức khác
nhau như cấp tín dụng, chiết khấu, bao thanh tốn và bảo lãnh nhằm hỗ trợ các
DNNVV có vốn để sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư trung và dài hạn.
1.1.2 Khái niệm và vai trò của DN nhỏ và vừa
-

Khái niệm:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là bộ phận quan trọng của thành phần kinh tế tư
nhân và đóng vai trị quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao
động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói, giảm
nghèo…Thực hiện chủ trương này, Nhà nước đã thể chế hóa, ban hành luật và nhiều
văn bản quy phạm pháp luật liên quan để tạo thuận lợi cho DN (DNNVV) hoạt động
sản xuất, kinh doanh và phát triển. Các chính sách chủ yếu bao gồm: (i) Hoàn thiện
khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của DN; (ii) Hỗ trợ


9


tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sự dụng vốn; (iii) Hỗ trợ đổi mới
công nghệ và áp dụng công nghệ mới; (iv) Phát triên nguồn nhân lực cho các
DNNVV, tập trung vào nâng cao năng lực quản trị; (v) Đẩy mạnh hình thành các
cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, tăng cường tiếp cận đất đai; (vi) Cung cấp
thông tin hỗ trợ DNNVV và xúc tiến mở rộng thị trường; (vii) Thiết lập hệ thống tổ
chức trợ giúp phát triển; (viii) Quản lý thực hiện Kế hoạch phát triển; trong đó tập
trung vào những giải pháp về thành lập Quỹ hỗ trợ, tổ chức thực hiện các Chương
trình đổi mới cơng nghệ quốc gia đến năm 2020, Chương trình quốc gia phát triển
cơng nghệ cao đến năm 2020, Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm
2020; thí điểm xây dựng vườn ươm DN; thí điểm thiết lập mơ hình hỗ trợ tồn diện
cho DNNVV trong một số lĩnh vực; thúc đẩy các liên kết kinh tế, cụm liên kết ngành.
Theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của luật hỗ trợ DNNVV quy định DNNVV được phân theo quy
mơ gồm có 3 loại DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa. Theo đó, DN siêu nhỏ là nhưng
DN có lao động khơng q 10 người, doanh thu hoặc nguồn vốn chủ sở hữu không
quá 3 tỉ đồng/năm. DN nhỏ là loại hình DN có số lao động tối thiểu bình quân 50
người trở lên, doanh thu hàng năm từ 100 đến 200 tỉ đồng. DN vừa là loại hình DN
có số lao động tối thiểu bình quân 100/200 người tùy từng ngành nghề người trở lên,
doanh thu hàng năm từ 100 đến 300 tỉ đồng.
-

Vai trò của các DNNVV trong phát triển kinh tế:

Ở mỗi nền kinh tế có đặc điểm phát triển khác nhau, DNNVV đóng vai trị
khác nhau phù hợp với đặc điểm phát triển của từng nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tế
cho thấy tầm quan trọng của DNNVV ngày càng tăng lên trong các nền kinh tế hiện
đại. Điều này được thể hiện qua quy mô và phạm vi hoạt động ngày càng mở rộng,
với sự hiện diện của các DN trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực. DNNVV tồn tại
và hoạt động như một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế quốc gia.
Thứ nhất, DNNVV góp phần giảm thất nghiệp và tạo công ăn việc làm cho

người lao động,. Do các DNNVV nhỏ và vừa tham gia vào kinh doanh ở nhiều ngành
nghề và lĩnh vực khác nhau, vai trò của họ trong nền kinh tế càng trở nên quan trọng


10

hơn. Quy mô và phạm vi hoạt động của các DNNVV này ngày càng mở rộng, với số
lượng DNNVV hoạt động trong tất cả các ngành nghề và lĩnh vực, trở thành một mắt
xích quan trọng của nền kinh tế đất nước. Điều này cũng được hiểu rằng cơ hội việc
làm được đảm bảo cho nhiều đối tượng lao động ở khắp các tỉnh thành của đất nước.
Mặt khác, do tính đa dạng của sản phẩm và dịch vụ của các DN nhỏ và vừa, cơ hội
việc làm cũng được đa dạng hóa và khơng chỉ giới hạn cho những người có trình độ
cao. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang ở giai
đoạn phát triển ban đầu, khi có thể tận dụng được lao động từ các vùng sâu, vùng xa
và các vùng kinh tế chưa phát triển. Trung bình, 7 trên 10 người làm việc cho các
DN nhỏ và vừa tại Việt Nam, và từ năm 2015, tỷ lệ này là 76,8% trong tổng số lao
động tại đất nước.
Thứ hai, DNNVV giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định và thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. DNNVV có vai trị rẩt lớn trong việc duy trì sự cân bằng ổn định và
tạo đà cho sự tăng trưởng. Nhờ vốn đầu tư không lớn và nguồn lao động đa dạng,
DNNVV đã phát triển mạnh mẽ và chiếm tỉ trọng. Với đa dạng sản phẩm và dịch vụ
cung cấp ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế, DNNVV đóng góp rất nhiều vào sự lựa chọn
và tiêu dùng của người dân, từ đó thúc đẩy sự tiêu thụ và tăng trưởng kinh tế. Vì vậy,
đóng góp của DNNVV vào tổng sản lượng kinh tế là rất lớn. Năm 2000, DNNVV
đóng góp tới 40% GDP tổng của đất nước. Vào năm 2015, mức đóng góp này đã ổn
định và tăng nhẹ lên 43,2% GDP tổng.
Thứ ba, Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đóng vai trò quan trọng trong
việc khai thác và sử dụng tối đa các nguồn lực địa phương, góp phần vào quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Với quy mơ vốn đầu tư nhỏ, cơ cấu tổ chức linh hoạt và
dễ khởi nghiệp, DNNVV có thể tham gia vào nhiều thị trường để tận dụng tiềm năng

và sức mạnh của từng. Bên cạnh đó, DNNVV cịn đóng vai trị quan trọng trong việc
duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống. Đây là những ngành nghề có giá
trị kinh tế và văn hóa cao trong địa phương.


11

Thứ tư, DNNVV thúc đẩy nền kinh tế nhộn nhịp. Thúc đẩy sự phát triển của
DNNVV là một yếu tố quan trọng để tăng tính linh động của nền kinh tế. Khi có
nhiều DNNVV có quy mơ nhỏ và có khả năng điều chỉnh hoạt động, nền kinh tế sẽ
trở nên linh hoạt, nhạy bén hơn và có thể thích nghi với sự thay đổi liên tục của thị
trường. Điều này giúp kinh tế đất nước phát triển theo xu hướng của nền kinh tế thế
giới.
1.1.3 Đặc điểm tín dụng của NHTM đối với DNNVV
Hoạt động tín dụng của NHTM đối với DNNVV cũng mang đầy đủ những
đặc điểm của hoạt động tín dụng ngân hàng đối với tất cả các đối tượng khách hàng
nói chung, bao gồm:
- Tài sản được cấp tín dụng phải đa dạng để phù hợp với các nhu cầu khác
nhau của người vay. NHTM có thể cấp tín dụng bằng hình thức có TSĐB hoặc bằng
uy tín thơng qua các hình thức cấp tín dụng, chiết khấu, bao thanh tốn hoặc thơng
qua hình thức bảo lãnh.
- Thời hạn cấp tín dụng Để cung cấp vốn cho DNNVV vay vốn sản xuất kinh
doanh, NHTM sẽ xác định thời hạn cấp tín dụng phù hợp dựa trên mục đích sử dụng
vốn, khả năng thanh tốn khoản vay và phương án vay vốn khả thi và có hiệu quả
được quy định trước trong các hồ sơ và hợp đồng tín dụng của DN.
- Ngun tắc hồn trả vơ điều kiện, giá trị hoàn trả lớn hơn giá trị ban đầu và
việc tuân thủ theo thoả thuận của hai bên được quy định trong hợp đồng tín dụng và
giấy nhận nợ
- Hoạt động tín dụng nói chung, tín dụng DNNVV nói riêng ln tiềm ẩn nhiều
rủi ro. Do hoạt động tín dụng được thiết lập từ cơ sở niềm tin (Cụm từ Credit xuất

phát từ chữ Latin là credo (tin tưởng, tín nhiệm). Hoạt động tín dụng giữa NH và
DNNVV dựa vào hai yếu tố là thiện chí trả nợ và khả năng thanh tốn nợ của DN.
Trong đó, thiện chí thanh tốn khoản vay của DNNVV là yếu tố mang tính chất định
tính, khó đo lường, kiểm sốt. Khả năng thanh toán khoản vay của DNNVV mặc dù
là yếu tố định lượng nhưng lại xảy ra trong tương lai, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu


×