Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Đặc điểm giải phẫu các nhánh xuyên da của cung động mạch quặt ngược trụ sau động mạch bên trụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.87 MB, 0 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN QUỐC VINH

ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CÁC NHÁNH XUYÊN DA CỦA
CUNG ĐỘNG MẠCH QUẶT NGƯỢC TRỤ SAU
- ĐỘNG MẠCH BÊN TRỤ

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN QUỐC VINH

ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CÁC NHÁNH XUYÊN DA CỦA
CUNG ĐỘNG MẠCH QUẶT NGƯỢC TRỤ SAU
- ĐỘNG MẠCH BÊN TRỤ


NGÀNH: NGOẠI CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH
MÃ SỐ: 8720104

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRUNG HIẾU

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của tôi. Các số liệu và kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kì
cơng trình nào khác. Các trích dẫn, tài liệu tham khảo có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn

Trần Quốc Vinh

.


LỜI CẢM ƠN
Xin cảm ơn:
- TS. Nguyễn Trung Hiếu, thầy đã dành nhiều thời gian và công sức để
hướng dẫn, sửa chữa và động viên em trong quá trình làm luận văn.
- Các thầy, cô và các anh chị kĩ thuật viên trong Bộ môn Giải Phẫu Học.


.


KÍNH TẶNG BA MẸ

Cảm ơn cha mẹ đã ln ủng hộ con, hy sinh cả cuộc đời để con có được
ngày hôm nay.

.


THƯƠNG TẶNG EM

Cảm ơn vợ của anh đã luôn bên cạnh anh bất kể khó khăn và tạo động
lực cho anh hoàn thành luận văn này.

.


CẢM ƠN GIA ĐÌNH ANH TRAI

Cảm ơn gia đình anh trai, chị dâu và cháu gái đã luôn động viên, ủng hộ
em trong những giai đoạn khó khăn.

.


LỜI CẢM TẠ


Chân thành cảm tạ các bác, các cô, các chú đã hiến tặng thân thể của
mình cho nền y học, đã cùng con vượt qua bao thử thách để hồn thành cơng
trình này.

.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... I
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT ........................................................ II
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................III
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... VI
DANH MỤC BIỂU ĐỒ................................................................................. IX
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................... 5
1. Đặc điểm giải phẫu học vùng trước trong cánh tay - cẳng tay ...............................5
2. Đặc điểm giải phẫu cung động mạch quặt ngược trụ sau – động mạch bên trụ trên
và các thành phần liên quan ......................................................................................12
3. Cấp máu cho da .....................................................................................................14
4. Phân loại vạt tổ chức theo phương thức cấp máu .................................................16
5. Đặc điểm phân loại mạch xuyên vùng mặt trong cánh tay – cẳng tay..................22

.


6. Các kĩ thuật phẫu tích mạch máu trên xác ............................................................25
7. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ...........................................................26


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 29
1 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................29
2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................29

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ............................................................................... 50
3.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu .................................................................50
3.2 Đặc điểm cánh tay được khảo sát........................................................................52
3.3 Đặc điểm động mạch bên trụ trên và các nhánh xuyên ......................................53
3.4 Đặc điểm động mạch quặt ngược trụ sau và các nhánh xuyên ..........................59
3.5 Đặc điểm cung động mạch bên trụ trên – động mạch quặt ngược trụ sau ..........66

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................. 70
4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu...................................................................................70
4.2 Đặc điểm cánh tay được khảo sát........................................................................70
4.3 Đặc điểm động mạch bên trụ trên và các nhánh xuyên từ ..................................71
4.4 Đặc điểm động mạch quặt ngược trụ sau và các nhánh xuyên ...........................79
4.5 Đặc điểm cung động mạch bên trụ trên – động mạch quặt ngược trụ sau ..........82
4.6 Hạn chế của đề tài ...............................................................................................87

.


KẾT LUẬN .................................................................................................... 88
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: BIẾN SỐ
PHỤ LỤC 2: BẢNG THU THẬP SỐ LIỆU

.



i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BTT

Bên trụ trên

ĐM

Động mạch

ĐMQ

Động mạch quay

ĐMT

Động mạch trụ

NX

Nhánh xuyên

MTLCT

Mỏm trên lồi cầu trong


Q1

Tứ phân vị dưới

Q3

Tứ phân vị trên

QNTS

Quặt ngược trụ sau

TK

Thần kinh

TM

Tĩnh mạch

.


ii

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT

Brachial artery

Động mạch cánh tay


Mean

Trung bình

Medial arm flap (MAF)

Vạt da mặt trong cánh tay

Median

Trung vị

Posterior ulnar recurrent artery (PURA)

Động mạch quặt ngược trụ sau

Quartile

Tứ phân vị

Standar deviation (SD)

Độ lệch chuẩn

Superior ulnar collateral artery (SUCA) Động mạch bên trụ trên

.



iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Phân bố theo tuổi của đối tượng nghiên cứu .................................. 50
Bảng 3.2 Chiều dài tương đối cánh tay – cẳng tay của mẫu nghiên cứu ....... 52
Bảng 3.3 Khoảng cách mỏm trên lồi cầu trong so với mỏm trâm trụ của mẫu
nghiên cứu ....................................................................................................... 52
Bảng 3.4 Đặc điểm khoảng cách mỏm trên lồi cầu trong so với mỏm quạ của
mẫu nghiên cứu ............................................................................................... 53
Bảng 3.5 Đặc điểm khoảng cách nguyên ủy động mạch bên trụ trên so với
mỏm trên lồi cầu trong của mẫu nghiên cứu ................................................... 54
Bảng 3.6 Đặc điểm đường kính tại vị trí xuất phát của động mạch bên trụ trên
của mẫu nghiên cứu......................................................................................... 54
Bảng 3.7 Phân loại số lượng nhánh xuyên có đường kính ngồi ≥ 0.5 mm của
động mạch bên trụ trên của mẫu nghiên cứu .................................................. 55
Bảng 3.8 Đặc điểm số lượng nhánh xun có đường kính ngồi ≥ 0,5 mm của
động mạch bên trụ trên của mẫu nghiên cứu .................................................. 55
Bảng 3.9 Kiểu xuyên cân theo phân loại Mathes và Nahai của các nhánh xun
có đường kính ngồi ≥ 0,5mm của động mạch bên trụ trên của mẫu nghiên cứu
......................................................................................................................... 56
Bảng 3.10 Đường đi các nhánh xuyên cân có đường kính ngồi ≥ 0,5mm của
động mạch bên trụ trên so với thần kinh trụ của mẫu nghiên cứu .................. 56
Bảng 3.11 Đặc điểm đường đi nhánh xuyên có đường kính ngồi lớn nhất và
≥ 0,5mm của động mạch bên trụ trên so với thần kinh trụ ............................. 57
Bảng 3.12 Đặc điểm chiều dài các nhánh xuyên cân có đường kính ngồi ≥ 0,5
mm của động mạch bên trụ trên của mẫu nghiên cứu .................................... 57

.



iv

Bảng 3.13 Đặc điểm đường kính các nhánh xuyên cân có đường kính ngồi ≥
0,5 mm của động mạch bên trụ trên của mẫu nghiên cứu .............................. 58
Bảng 3.14 Khoảng cách nguyên ủy nhánh xuyên lớn nhất của động mạch bên
trụ trên đến mỏm trên lồi cầu trong................................................................. 58
Bảng 3.15 Khoảng cách điểm xuyên cân của nhánh xuyên lớn nhất của động
mạch bên trụ trên đến mỏm trên lồi cầu trong ................................................ 59
Bảng 3.16 Đặc điểm khoảng cách nguyên ủy động mạch quặt ngược trụ sau so
với mỏm trên lồi cầu trong của mẫu nghiên cứu ............................................ 60
Bảng 3.17 Đặc điểm đường kính tại vị trí xuất phát của động mạch quặt ngược
trụ sau của mẫu nghiên cứu ............................................................................. 60
Bảng 3.18 Đặc điểm phân loại số lượng nhánh xuyên có đường kính ngồi ≥
0,5 mm của động mạch quặt ngược trụ sau của mẫu nghiên cứu ................... 61
Bảng 3.19 Đặc điểm số lượng nhánh xun có đường kính ngồi ≥ 0,5 mm của
động mạch quặt ngược trụ sau của mẫu nghiên cứu ....................................... 61
Bảng 3.20 Đặc điểm các nhánh xuyên cân có đường kính ngồi ≥ 0,5mm của
động mạch quặt ngược trụ sau so với thần kinh trụ của mẫu nghiên cứu ...... 62
Bảng 3.21 Đặc điểm phân bố nhánh xun có đường kính ngồi ≥ 0,5mm của
động mạch quặt ngược trụ sau so với thần kinh trụ theo xếp hạng độ lớn đường
kính nhánh xuyên ............................................................................................ 62
Bảng 3.22 Đặc điểm chiều dài các nhánh xun cân có đường kính ngoài ≥ 0,5
mm của động mạch quặt ngược trụ sau của mẫu nghiên cứu ......................... 63
Bảng 3.23 Đặc điểm đường kính các nhánh xun cân có đường kính ngồi ≥
0,5 mm của động mạch quặt ngược trụ sau của mẫu nghiên cứu ................... 63

.


v


Bảng 3.24 Khoảng cách nguyên ủy mạch xuyên lớn nhất của động mạch quặt
ngược trụ sau đến mỏm trên lồi cầu trong ...................................................... 64
Bảng 3.25 Đặc điểm khoảng cách điểm xuyên cân của mạch xuyên lớn nhất và
≥ 0,5 mm của động mạch quặt ngược trụ sau đến mỏm trên lồi cầu trong..... 65
Bảng 3.29 Phân bố đặc điểm dạng đường đi của các mạch xun có đường
kính ngồi ≥ 0,5mm từ động mạch quặt ngược trụ sau so với các cơ xung quanh
......................................................................................................................... 65
Bảng 3.26 Phân bố theo kích thước đường kính của các nhánh xuyên của... 67
Bảng 3.27 Sự thông nối giữa động mạch bên trụ trên và động mạch quặt ngược
trụ sau của mẫu nghiên cứu ............................................................................. 67
Bảng 3.28 Đặc điểm chiều dài cung động mạch bên trụ trên – động mạch quặt
ngược trụ sau khi có thông nối của mẫu nghiên cứu ...................................... 68

.


vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Các thành phần trong lớp nơng mặt trước cánh tay – khuỷu tay ....... 6
Hình 1.2 Phân bố đường đi các thần kinh bì vùng cánh tay ............................. 8
Hình 1.3 Các thành phần trong rãnh nhị đầu trong ......................................... 10
Hình 1.4 Thần kinh trụ và động mạch quặt ngược trụ sau đi vào cẳng tay .... 12
Hình 1.5 Các dạng thơng nối động mạch quanh khuỷu. ................................. 13
Hình 1.6 Hệ thống mạch máu ni da ............................................................ 15
Hình 1.7 Phân loại theo Cormack và Lamberty (1984) .................................. 18
Hình 1.8 Phân loại theo Nakajima (1986)....................................................... 19
Hình 1.9 Phân loại theo Mathes và Nahai (1997) ........................................... 20
Hình 1.10 Phân loại cấp máu cho vạt da mặt trong cánh tay theo bờ trước của

vạt da ............................................................................................................... 23
Hình 1.11 Phân loại vị trí mạch xuyên vách da trực tiếp từ động mạch cánh tay
ở mặt trong cánh tay ........................................................................................ 24
Hình 1.12 Đặc điểm phân bố mạch xuyên vùng 1/3 gần mặt trong cẳng tay . 25
Hình 1.14 Dạng phân bố mạch xuyên so với thần kinh trụ điển hình ............ 26
Hình 1.15 Vùng lấy vạt mặt trong cánh tay .................................................... 27
Hình 1.16 Đường đi của nhánh sau thần kinh bì cẳng tay trong ở cẳng tay ... 28
Hình 2.1 Dụng cụ nghiên cứu ........................................................................ 30
Hình 2.2 Dụng cụ hỗ trợ.................................................................................. 31
Hình 2.3 Hình ảnh cánh tay trước phẫu tích. .................................................. 33
Hình 2.4 Đo chiều dài tương đối cánh tay – cẳng tay (AB) ........................... 34

.


vii

Hình 2.5 Đo khoảng cách mỏm trên lồi cầu trong so với mỏm trâm trụ ........ 34
Hình 2.6 Đo khoảng cách mỏm trên lồi cầu trong so với cực dưới mỏm quạ 34
Hình 2.7 Giới hạn vùng cần phẫu tích. ........................................................... 35
Hình 2.8 Hình hệ tọa độ theo trục x, y. .......................................................... 36
Hình 2.9 Hình tiến hành bơm xanh methylen vào cây mạch máu. ................. 37
Hình 2.10 Hình phẫu tích đến vị trí bám vách gian cơ trong ra da. ................ 38
Hình 2.11 Khâu định vị dọc theo vị trí bám vách gian cơ trong ra da. ........... 38
Hình 2.12 Xác định đường dọc trong và các điểm xuyên cân tương ứng trên bề
mặt da. ............................................................................................................. 39
Hình 2.13 Các mạch máu và tổ chức liên quan vùng mặt trong cánh tay sau khi
bóc tách vách gian cơ trong............................................................................. 41
Hình 2.14 Đo nguyên ủy động mạch bên trụ trên – mỏm trên lồi cầu trong. . 42
Hình 2.15 Khoảng cách nguyên ủy động mạch quặt ngược trụ sau – mỏm trên

lồi cầu trong..................................................................................................... 42
Hình 2.16 Hình ảnh về sự thơng nối. .............................................................. 43
Hình 2.17 Hình kẹp dẹp nhánh xuyên và đo nửa chu vi ................................. 44
Hình 2.18 Hình đo chiều dài nhánh xuyên...................................................... 44
Hình 2.19 Đo khoảng cách nguyên ủy nhánh xuyên so với đường dọc trong.
......................................................................................................................... 45
Hình 2.20 khoảng cách nguyên ủy nhánh xuyên so với đường gian lồi cầu. . 45
Hình 2.21 Đo khoảng cách điểm xuyên cân so với đường dọc trong. ............ 46
Hình 2.22 Đo khoảng cách điểm xuyên cân so với đường gian lồi cầu. ........ 46
Hình 2.23 Đo chiều dài động mạch bên trụ trên. ............................................ 47

.


viii

Hình 2.24 Đo chiều dài động mạch quặt ngược trụ sau. ................................. 47
Hình 3.1 Hình thể hiện tĩnh mạch nền nằm trong phạm vi cấp máu của nhánh
xuyên từ động mạch bên trụ trên, động mạch quặt ngược trụ sau .................. 69
Hình 3.2 Nhánh xuyên động mạch bên trụ trên và phân nhánh thần kinh bì cánh
tay trong........................................................................................................... 69
Hình 3.3 liên quan giữa mạch máu và thần kinh nông ................................ 69

.


ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Phân bố theo giới tính của đối tượng nghiên cứu....................... 51

Biểu đồ 3.2 Phân bố theo tay phải, tay trái của đối tương nghiên cứu .......... 51
Biểu đồ 3.3 Phân bố điểm xuyên cân của các nhánh xuns có đường kính lớn
nhất và theo phân loại của Mathes và Nahai của động mạch bên trụ trên, động
mạch quặt ngược trụ sau ................................................................................. 66

.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc điều trị các khuyết hổng mô mềm luôn là một thách thức không nhỏ
đối với các phẫu thuật viên Chấn thương Chỉnh hình và Tạo hình. Với sự phát
triển của tạo hình vi phẫu, tái tạo mơ mềm ngày càng phổ biến, trong đó, xoay
vạt mơ mềm tại chỗ hay chuyển vạt tự do là điều khó tránh khỏi để phục hồi
các khuyết hổng lớn.1,2 Cùng với sự phát triển của y học và nhu cầu điều trị của
bệnh nhân không chỉ dừng lại ở việc che phủ vết thương, đảm bảo lành vết
thương mà còn các yêu cầu về hồi phục chức năng, cũng như tính thẩm mỹ của
nơi nhận vạt đồng thời ít tổn hại mơ nơi cho.1 Việc tìm các vùng giải phẫu có
thể thu hoạch những vạt da đảm bảo đủ các chức năng mạch máu, thần kinh,
độ mỏng phù hợp, ít lơng, ít tổn thương bệnh lý tại chỗ, tính hằng định của
cuống mạch cũng như khả năng thành công cao khi lấy vạt là rất ý nghĩa.3,4
Trong khi đó, với nghiên cứu mới giúp hiểu biết sâu hơn về mạch xuyên và
vùng cấp máu của nó4-8 đã giúp các nhà vi phẫu có thể thực hiện tốt hơn, tinh
tế hơn các ca phẫu thuật tạo hình mà lại ít xâm lấn nhất có thể, và vạt mạch
xuyên có khả năng sống cao, đáp ứng được các yêu cầu về che phủ tốt vùng
khuyết hổng cũng như về chức năng và thẫm mỹ1 nên việc tiếp tục nghiên cứu
để tìm hiểu những vùng có thể cho thu hoạch vạt mạch xuyên chất lượng cao
là rất cần thiết.
Ngày nay, điều trị khuyết hỗng phần mềm chi trên vẫn cịn nhiều khó

khăn, nhất là khuyết hổng lớn vùng bàn tay9 và vùng khuỷu.10 Ở vùng bàn tay,
khuyết hổng phần mềm lớn thường được điều trị bằng chuyển vạt có cuống
mạch hoặc vạt tự do,11-13 Gao và cộng sự14 mô tả sử dụng phức hợp ba thùy vạt
da xuất phát từ vòng nối mạch máu quanh vai để che phủ khuyết hổng rộng của
bàn tay, Stahl và cộng sự15 điều trị khuyết hổng phức tạp bàn tay bằng xương
mào chậu và hai vạt cân da có cuống (heterodigital island flap và dorsal

.


2

metacarpal artery flap), hay tác giả Wang và cộng sự16 sử dụng vạt mạch xuyên
tự do từ động mạch động mạch sural trong (free medial sural artery perforator
flaps), tác giả Yang và cộng sự17 sử dụng vạt mạch xuyên cẳng chân trước ngoài
(anterolateral leg perforator flaps) để điều trị khuyết hổng phần mềm bàn tay.
Các kiểu vạt da vừa nêu đều có nhược điểm là đều phải dùng vạt ở xa, làm vạt
tự do dẫn đến nguy cơ hỏng vạt cao. Ở vùng khuỷu, việc điều trị khuyết hổng
phần mềm cịn nhiều khó khăn, việc điều trị cần đảm bảo tập vận động và phục
hồi chức năng sớm trong khi vạt da cần được bất động để có thể lành, và vạt da
cũng cần đảm bảo khôi phục cảm giác để tránh những chấn thương có thể gây
hư hại cho vạt da sau ghép.10 Với những thách thức về điều trị như vậy việc tìm
ra vạt da ngay tại chi trên với cùng độ dày, độ đàn hồi, cảm giác da tương hợp,
nơi cho vạt gần vết tương là rất quan trọng. Một số vạt da ở chi trên đã được sử
dụng như vạt gian cốt cẳng tay sau (posterior interosseous forearm flap),18 vạt
mặt lưng động mạch trụ (dorsal ulnar artery flap),19 vạt cuống mạch xuyên từ
động mạch quay (radial artery pedicle perforator flap),13 vạt mạch xuyên động
mạch trụ (ulnar artery perforator flap),20 vạt bì thần kinh ở chi trên
(neurocutaneous flap in upper extremities),21,22 vạt nhánh xuyên vách da ở mặt
trong cánh tay (septocutaneous perforator of the medial arm flap).23 Tuy nhiên

các vạt này đều không đảm bảo tất cả các yếu tố như khả năng sống của vạt
cao, ít tổn hại nơi cho, ít hi sinh mạch máu lớn, tương hợp tại nơi nhận, độ đàn
hồi của vạt, tính thẫm mĩ của nơi cho và cả nơi nhận. Trong khi đó, ở chi trên
có một vùng da duy nhất có thể thõa mãn tất cả điều kiện này đó là vùng da mặt
trong cánh tay - cẳng tay.24,25
Về các vạt da vùng mặt trong cánh tay, cẳng tay có thể lấy cuống mạch
xuất phát trực tiếp từ động mạch cánh tay, động mạch trụ, cung động mạch bên
trụ dưới – động mạch quặt ngược trụ trước hay từ cung động mạch quặt ngược
trụ sau – động mạch bên trụ trên (ĐM QNTS – ĐM BTT). Trong đó vạt da từ

.


3

cung ĐM QNTS – ĐM BTT có nhiều ưu điểm như bề mặt da cấp máu ít có
bệnh lý hay biến dạng, đặc điểm da tại chỗ cho phép tương hợp với nhiều nơi
nhận,24,25 nhất là đảm bảo tính thẫm mĩ, khơng gây tổn hại mạch máu lớn, có
thể dùng làm vạt có cuống tại chỗ hoặc vạt tự do đều cho kết quả tốt.26
Trên thế giới có một số nghiên cứu về nhánh xuyên từ ĐM QNTS,25-27
ĐM BTT.4,8,24,28-31 Có nghiên cứu về đánh giá sự thông nối giữa ĐM QNTS –
ĐM BTT.27 Ở Việt Nam hiện chưa tìm thấy nghiên cứu nào đánh giá về mạch
xuyên từ cung ĐM QNTS – ĐM BTT. Vì vậy việc hiểu biết thêm về cả cung
ĐM này ở người Việt Nam sẽ giúp đa dạng lựa chọn lấy vạt da tại vùng da mặt
trong cánh tay – cẳng tay, hiểu rõ sự thông nối trong cung ĐM này sẽ giúp đánh
giá tính khả thi khi muốn dùng sự thông nối cho cấp máu vạt da, đánh giá mối
tương quan với tĩnh mạch, thần kinh xung quanh để xem xét khả năng làm vạt
có đầy đủ mạch máu cũng như cảm giác. Như vậy việc nghiên cứu về đặc điểm
các nhánh xuyên da từ cung ĐM QNTS – ĐM BTT có nhiều ý nghĩa lâm sàng.
Giả thuyết nghiên cứu: Có thể thu hoạch được vạt da có đầy đủ chức

năng, khăng sống cao, có tính thẫm mĩ từ cung động mạch quặt ngược trụ sau
– động mạch bên trụ trên.
Câu hỏi nghiên cứu: Đặc điểm giải phẫu các nhánh xuyên da của cung
động mạch quặt ngược trụ sau – động mạch bên trụ trên và các thành phần liên
quan.

.


4

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu ứng dụng nhánh xuyên da của cung động mạch
quặt trược trụ sau – động mạch bên trụ trên ở người Việt Nam.
1. Mô tả đặc điểm giải phẫu các nhánh xuyên da của cung động mạch
quặt ngược trụ sau – động mạch bên trụ trên và các cấu trúc liên quan.
2. Đánh giá khả năng làm vạt mạch xuyên có đầy đủ động mạch, tĩnh
mạch, thần kinh của các nhánh này.

.


5

Chương 1. TỔNG QUAN
1. Đặc điểm giải phẫu học vùng trước trong cánh tay - cẳng tay
1.1 Đặc điểm giải phẫu vùng trước trong cánh tay
Giới hạn dưới của vùng cánh tay đến hai khốt ngón tay trên nếp gấp
khuỷu và nối tiếp với vùng khuỷu. Xương cánh tay và hai vách gian cơ trong,

ngoài chia cánh tay làm hai vùng: vùng cánh tay trước và vùng cánh tay sau.32
a. Lớp nông
- Da và tổ chức dưới da: da mỏng và mềm mại. Trong lớp tổ chức tế bào
dưới da có tĩnh mạch đầu, tĩnh mạch nền, các nhánh của thần kinh bì gian sườn
cánh tay, thần kinh bì cánh tay trong, thần kinh bì cẳng tay trong.32
+ Thần kinh bì gian sườn cánh tay (intercostobrachial cutaneous
nerve): xuất phát từ nhánh bì ngồi của thần kinh gian sườn 2 chi phối cảm giác
da vùng nách, ngực ngoài, phần trên mặt trong cánh tay.33
+ Thần kinh bì cánh tay trong: xuất phát từ bó trong, chui qua mạc
nơng để chi phối cho phần dưới mặt trong cánh tay.32
+ Thần kinh bì cẳng tay trong: xuất phát từ bó trong, đi theo phía
trong động mạch cánh tay trong ống cánh tay một đoạn ngắn đến 1/3 giữa cánh
tay chọc qua mạc nông cùng tĩnh mạch nền, cho ra nhánh trước và nhánh sau
để chi phối cảm giác cho phần dưới mặt trong cánh tay và phía trong cẳng
tay.32,34
- Mạc nơng: mỏng, ở mặt sâu tách ra hai vách gian cơ trong và ngoài và
các mạc bọc cơ.32

.


×