Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Kiến thức, thái độ và thực hành của điều dưỡng về dự phòng loét tỳ đè trên bệnh nhân thở máy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 0 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯỢNG

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH CỦA ĐIỀU
DƯỠNG VỀ DỰ PHÒNG LOÉT TỲ ĐÈ TRÊN BỆNH NHÂN
THỞ MÁY

LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯỢNG


KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH CỦA ĐIỀU
DƯỠNG VỀ DỰ PHÒNG LOÉT TỲ ĐÈ TRÊN BỆNH NHÂN
THỞ MÁY
CHUYÊN NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG
MÃ SỐ: 8720301
LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. NGUYỄN NHƯ VINH
2. GS. LAURA CLAYWELL

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- NĂM 2022

.


.

i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng có ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

.



.

ii

MỤC LỤC

Danh mục chữ viết tắt .............................................................................................. vi
Danh mục bảng ....................................................................................................... vii
Danh mục hình ảnh ................................................................................................ viii
Danh mục sơ đồ ....................................................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................................1
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .........................................................................................4
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................................4
DÀN Ý NGHIÊN CỨU .............................................................................................5
Chương 1. TỔNG QUAN Y VĂN..............................................................................6
1.1. Sơ lược về loét tỳ đè.............................................................................................6
1.1.1. Định nghĩa .........................................................................................................6
1.1.2. Hậu quả loét tỳ đè .............................................................................................6
1.1.3. Đánh giá loét tỳ đè ............................................................................................6
1.1.4. Mức độ nguy cơ loét tỳ đè của người bệnh theo thang đo Braden ...................7
1.1.5. Dự phòng và điều trị loét tỳ đè..........................................................................9
1.1.6. Các yếu tố dịch tễ học về loét do tỳ đè ...........................................................14
1.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng loét tỳ đè của điều dưỡng ..............15
1.2.1. Kiến thức dự phòng loét tỳ đè .........................................................................16
1.2.2. Thái độ về dự phòng loét tỳ đè........................................................................16
1.2.3. Thực hành về dự phòng loét tỳ đè ...................................................................17
1.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng loét tỳ đè .....17
1.3.1. Các yếu tố về đặc điểm nền.............................................................................17
1.3.2. Khối lượng công việc, được đào tạo về dự phòng loét tỳ đè ..........................17
1.3.3. Kinh nghiệm làm việc .....................................................................................18


.


.

iii

1.3.4. Các yếu tố khác ...............................................................................................18
1.4. Thuyết điều dưỡng .............................................................................................18
1.5. Công cụ đánh giá ................................................................................................22
1.5.1. Công cụ đánh giá kiến thức điều dưỡng về dự phòng loét tỳ đè ....................22
1.5.2. Công cụ đánh giá thái độ điều dưỡng về dự phịng lt tỳ đè ........................22
1.5.3. Cơng cụ đánh giá thực hành về dự phịng lt tỳ đè .......................................23
1.5.4. Các cơng cụ sử dụng trong nghiên cứu ...........................................................23
1.6. Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng loét tỳ đè ...............24
1.6.1. Trên Thế giới ...................................................................................................24
1.6.2. Tại Việt Nam ...................................................................................................27
1.7. Sơ lược về địa điểm nghiên cứu .........................................................................30
1.8. Tóm tắt y văn .....................................................................................................31
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................32
2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................32
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................32
2.3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................32
2.3.1. Dân số mục tiêu ...............................................................................................32
2.3.2. Dân số nghiên cứu ...........................................................................................32
2.3.3. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu.........................................................................32
2.3.4. Tiêu chí chọn mẫu ...........................................................................................32
2.3.5. Kiểm soát sai lệch chọn lựa ............................................................................33
2.4. Xử lý số liệu và phân tích số liệu .......................................................................33

2.4.1. Liệt kê và định nghĩa biến số ..........................................................................33
2.4.2. Phương pháp quản lý và xử lý dữ kiện ...........................................................36
2.5. Thu thập số liệu ..................................................................................................37
2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................37
2.5.2. Công cụ thu thập số liệu ..................................................................................38
2.5.3. Kiểm soát sai lệch thông tin ............................................................................39

.


.

iv

2.6. Phân tích số liệu .................................................................................................40
2.6.1. Thống kê mơ tả................................................................................................40
2.6.2. Thống kê phân tích ..........................................................................................40
2.7. Y đức ..................................................................................................................41
Chương 3. KẾT QUẢ ...............................................................................................42
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu........................................................42
3.2. Thông tin về yếu tố rào cản ................................................................................44
3.3. Kiến thức, thái độ, thực hành của điều dưỡng về dự phòng loét tỳ đè ..............45
3.3.1. Kiến thức của điều dưỡng về dự phòng loét tỳ đè ..........................................45
3.3.2. Thái độ về dự phòng loét tỳ đè của điều dưỡng ..............................................48
3.3.3. Thực hành về dự phòng loét do tỳ đè của điều dưỡng ....................................50
3.4. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành đối với các yếu tố liên quan
về dự phòng loét tỳ đè ...............................................................................................54
3.4.1. Mối liên quan giữa kiến thức đối với các yếu tố liên quan .............................54
3.4.2. Mối liên quan giữa thái độ đối với các yếu tố liên quan .................................57
3.4.3. Mối liên hệ giữa thực hành đối với các yếu tố liên quan ................................60

3.5. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành về dự phòng loét do tỳ đè của
điều dưỡng .................................................................................................................63
3.5.1. Mối liên quan giữa kiến thức với thái độ, thực hành ......................................63
3.5.2. Mối liên quan giữa thái độ với kiến thức, thực hành ......................................63
3.5.3. Mối liên quan giữa thực hành đối với kiến thức, thái độ ................................64
Chương 4. BÀN LUẬN ............................................................................................65
4.1. Đặc điểm nhân khẩu học của điều dưỡng tham gia nghiên cứu ........................65
4.2. Kiến thức, thái độ, thực hành của điều dưỡng về dự phòng loét do tỳ đè .........68
4.2.1. Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đúng về dự phịng loét do tỳ đè......................68
4.2.2. Tỷ lệ điều dưỡng có thái độ đúng về dự phòng loét do tỳ đè .........................73
4.2.3. Tỷ lệ điều dưỡng có thực hành đúng về dự phòng loét do tỳ đè.....................74

.


.

v

4.3. Yếu tố rào cản của điều dưỡng về dự phòng loét do tỳ đè.................................79
4.4. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành của điều dưỡng đối với các yếu
tố liên quan về dự phòng loét do tỳ đè ......................................................................80
4.4.1 Mối liên quan giữa kiến thức với đặc điểm nhân khẩu học và yếu tố rào cản .80
4.4.2. Mối liên quan giữa thái độ với đặc điểm nhân khẩu học và yếu tố rào cản....83
4.4.3. Mối liên quan giữa thực hành với đặc điểm nhân khẩu học và yếu tố rào cản
...................................................................................................................................84
4.5. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng loét do tỳ đè của
điều dưỡng .................................................................................................................86
KẾT LUẬN ...............................................................................................................90
KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................91

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: PHIẾU KHẢO SÁT
Phụ lục 2: BẢNG KIỂM CHĂM SĨC DỰ PHỊNG LT TỲ ĐÈ
Phụ lục 3: PHIẾU CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU
Phụ lục 4: DANH SÁCH ĐIỀU DƯỠNG THAM GIA NGHIÊN CỨU

.


.

vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Việt

Tiếng Anh

BYT

Bộ Y tế

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

ĐD


Điều dưỡng

EPUAP

Ủy ban tư vấn loét tỳ đè

European pressure ulcer

Châu Âu

advisory committee

GMHS

Gây mê hồi sức

HSTC

Hồi sức tích cực

NVYT

Nhân viên y tế

NPUAP

Ủy ban tư vấn loét tỳ đè

US National Pressure


quốc gia của Hoa kỳ

UlcerAdvisory
Committee

PTGMHS

.

Phẫu thuật gây mê hồi sức


.

vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thang đo Braden đánh giá mức độ nguy cơ loét tỳ đè ......................7
Bảng 1.2. Thang điểm Norton để dự đoán nguy cơ loét tỳ đè ...........................8
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=60) .........................42
Biểu đồ 3.1. Các yếu tố rào cản trong phòng ngừa loét tỳ đè cho người bệnh
..........................................................................................................................44
Bảng 3.2. Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đúng về dự phịng lt tỳ đè (n=60)
..........................................................................................................................45
Bảng 3.3. Kiến thức về loét tỳ đè của điều dưỡng theo bảng câu hỏi (n=60) ..45
Bảng 3.4. Tỷ lệ điều dưỡng có thái độ đúng về dự phòng loét tỳ đè (n=60) ...48
Bảng 3.5. Thái độ của điều dưỡng về loét tỳ đè theo bộ câu hỏi (n=60) .........48
Bảng 3.6. Tỷ lệ điều dưỡng có thực hành đúng về dự phòng loét tỳ đè (n=60)
..........................................................................................................................50

Bảng 3.7. Thực hành về dự phòng loét tỳ đè của điều dưỡng theo bộ câu hỏi
(n=60) ...............................................................................................................50
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa kiến thức đối với đặc điểm nhân khẩu học
(n=60) ...............................................................................................................54
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa kiến thức đối với các yếu tố rào cản (n=60) .....56
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa thái độ với các đặc điểm nhân khẩu học (n=60)
..........................................................................................................................57
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa thái độ với các yếu tố rào cản (n=60) .............58
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa thực hành với các đặc điểm nhân khẩu học
(n=60) ...............................................................................................................60
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa thực hành với các yếu tố rào cản (n=60) ........61
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa kiến thức đối với thái độ, thực hành (n=60) ...63
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thái độ với kiến thức, thực hành (n=60) .........63
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thực hành với kiến thức, thái độ (n=60) .........64

.


.

viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Nệm giảm áp lực Nikita .................................................................10
Hình 1.2. Vịng cao su chống lt (donut cushion)........................................10
Hình 1.3. Giường nệm (Pressure mattress) ....................................................12
Hình 1.4. Vật lí trị liệu tư thế nằm .................................................................12
Hình 1.5. Liệu pháp áp lực âm .......................................................................13

.



.

ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ học thuyết Neuman .......................................................................21
Sơ đồ 2.1. Tiến trình thu thập số liệu ........................................................................38

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Loét tỳ đè là một loại tổn thương hoại tử da và tổ chức giữa vùng xương với
vật có nền cứng, là hậu quả của q trình bị tỳ đè kéo dài gây thiếu máu nuôi tổ chức
và chết tế bào 1 . Cơ chế bệnh sinh, nguyên nhân gây bệnh cũng như các yếu tố nguy
cơ gây loét do tỳ đè đã được nhiều nghiên cứu làm rõ. Theo Barbara Braden và Nancy
Bergstrom (1987) cho thấy có 6 yếu tố nguy cơ chính là khả năng cảm giác, độ ẩm
da, mức độ vận động hoặc khả năng hoạt động, tình trạng bất động, khả năng dinh
dưỡng và mức độ cọ sát 2,3. Nghiên cứu của Harris & Fraser năm 2004 cho rằng nguy
cơ loét tỳ đè có thể tăng đến 74% khi kết hợp các yếu tố bất động, suy giảm hệ miễn
dịch và giảm khối cơ 4.
Loét tỳ đè chiếm một tỷ lệ không nhỏ ở các khoa lâm sàng.Tại Hoa Kỳ có
60.000 ca tử vong trong đó có 2,5 triệu ca nhập viện liên quan đến biến chứng loét tỳ
đè mỗi năm 5. Tại một đơn vị hồi sức thần kinh, bệnh viện Memorial Hermann,

Houston, Hoa Kỳ cho kết quả: bệnh nhân xuất hiện ít nhất một vết loét (12,4%) sau
số ngày trung bình là 6,4 ngày 6. Theo nghiên cứu khảo sát của tác giả Huỳnh Minh
Dương, loét tỳ đè ở các khoa nội, ngoại thần kinh BV Đa khoa Cà Mau chiếm tỷ lệ
26,09% trong năm 2013-2014 7.
Sự xuất hiện của loét tỳ đè làm kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí chăm
sóc y tế, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, thậm chí gây tử vong. Trong
các dịch vụ y tế của Anh, chi phí điều trị loét tỳ đè hàng năm là từ 1,4 – 2,1 tỷ bảng
Anh 8, ở Hoa Kỳ là khoảng 2200 triệu đô la 5 và trên tồn cầu chi phí điều trị lt tỳ
đè phải chịu ước tính là 11 tỷ đơ la mỗi năm 5. Chính vì thế vấn đề dự phịng chăm
sóc lt tỳ đè đang dần trở thành một ưu tiên cho cơng tác chăm sóc điều dưỡng.
Trên thế giới có rất nhiều tổ chức tư vấn về dự phòng loét tỳ đè như Ủy ban tư
vấn loét tỳ đè quốc gia của Hoa kỳ (NPUAP), Ủy ban tư vấn loét tỳ đè Châu Âu
(EPUAP), hoạt động với mục đích xây dựng và cải thiện cơng tác dự phịng và chăm
sóc loét tỳ đè. Trong đó kiến thức, thái độ, thực hành của điều dưỡng về loét tỳ đè
đóng một vai trị quan trọng trong cơng tác này 9,10,85. Nhiều nghiên cứu trên thế giới
đã đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của điều dưỡng trong công tác dự phòng

.


.

2

loét tỳ đè, điển hình như nghiên cứu tại 7 trường điều dưỡng tại Ý ghi nhận tổng điểm
kiến thức về dự phòng loét tỳ đè của sinh viên điều dưỡng là 51,1% (13,3/26), tổng
điểm về thái độ dự phòng loét tỳ đè của sinh viên điều dưỡng là 76,7% (39,9/52) 10.
Nghiên cứu tại Việt Nam kiến thức thái độ thực hành của điều dưỡng về dự phòng
loét tỳ đè cũng được một số tác giả quan tâm như: nghiên cứu của tác giả Đồng
Nguyễn Phương Uyển năm 2010 khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành về phòng

ngừa loét tỳ đè của điều dưỡng khoa Hồi sức Cấp Cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy thành
phố Hồ Chí Minh ghi nhận tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đúng về phòng ngừa loét do
tỳ đè là 85,2%, tỷ lệ điều dưỡng có thái độ đúng về phịng ngừa lt do tỳ đè là 81,2%,
tỷ lệ điều dưỡng có thực hành đúng về phòng ngừa loét do tỳ đè là 43,2% 9.
Ngày nay, loét tỳ đè là vấn đề sức khỏe được quan tâm hàng đầu tại các bệnh
viện trên thế giới đặc biệt là ở các khoa bệnh nặng như khoa Hồi sức tích cực chống
độc, đơn vị đột quỵ, khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức. Tại Bệnh viện Đa khoa Đồng
Tháp phần lớn bệnh nhân ở các khoa bệnh nặng (Hồi sức tích cực- chống độc, đơn vị
Đột quỵ, Phẫu thuật gây mê -hồi sức) là những bệnh hơn mê và có thở máy. Bệnh
nhân nằm bất động, thời gian điều trị kéo dài, cộng thêm một số yếu tố nguy cơ: suy
giảm miễn dịch, giảm khối lượng cơ, thiếu hụt dinh dưỡng, bệnh nhân cao tuổi làm
cho loét tỳ đè xuất hiện nhiều hơn. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Cẩm Hằng
thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp (2018) khảo sát loét tỳ đè tại khoa Hồi
sức tích cực, khoa nội thần kinh tỷ lệ loét chiếm khoảng 27,6% và tác giả đã nhận
định con số này còn cao so với các nghiên cứu khác 11. Đặc điểm của các khoa bệnh
nặng là khơng có thân nhân ni bệnh, điều dưỡng là người trực tiếp chăm sóc cho
người bệnh. Do đó, người điều dưỡng ở các khoa bệnh nặng đóng vai trị rất quan
trọng trong cơng tác dự phịng lt tỳ đè cho người bệnh. Cũng theo kiến nghị của tác
giả Nguyễn Cẩm Hằng, cần tập trung dự phòng loét ở những khoa bệnh nặng có thở
máy và cần khảo sát cơng tác của điều dưỡng về dự phòng loét tỳ đè. Tuy nhiên cho
đến nay Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp chưa có đề tài nào khảo sát kiến thức, thái
độ, thực hành của điều dưỡng ở các khoa bệnh nặng về dự phịng lt tỳ đè. Vì vậy
chúng tơi tiến hành đề tài: “Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành của điều dưỡng về

.


.

3


dự phòng loét tỳ đè trên bệnh nhân thở máy”. Nhằm giúp cho nhà lãnh đạo điều dưỡng
xác định được thực trạng về kiến thức, thái độ và những yếu tố rào cản trong thực
hành dự phòng loét tỳ đè của điều dưỡng các khoa bệnh nặng. Từ đó đưa ra chương
trình giáo dục và các biện pháp can thiệp, giúp nâng cao kiến thức thái độ cũng như
tay nghề của điều dưỡng.

.


.

4

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về dự phòng loét tỳ đè
trên bệnh nhân thở máy tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp là bao nhiêu? Có hay
khơng các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành đúng về dự phòng loét
tỳ đè trên người bệnh thở máy tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về dự phòng
loét tỳ đè trên người bệnh thở máy tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về dự
phòng loét tỳ đè trên người bệnh thở máy tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.
2. Xác định các yếu tố liên quan (đặc điểm nhân khẩu học, yếu tố rào cản) với
kiến thức, thái độ, thực hành lâm về dự phòng loét tỳ đè trên người bệnh thở máy của
điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.
3. Xác định mối liên quan giữa kiến thức - thái độ - thực hành về dự phòng loét

tỳ đè trên người bệnh thở máy của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.

.


.

5

DÀN Ý NGHIÊN CỨU

Đặc điểm nhân khẩu học:
- Giới tính
- Tuổi
- Trình độ chun mơn
- Thâm niên cơng tác
- Thời gian gần nhất tham gia
buổi học loét tỳ đè
- Thời gian gần nhất đọc báo
về loét tỳ đè

Kiến thức, thái độ, thực
hành của điều dưỡng về
dự phòng loét tỳ đè

Yếu tố rào cản dự phòng
loét tỳ đè

- Thời gian hạn chế
- Tình trạng bệnh nhân

- Thiếu kiến thức về phịng
ngừa
- Thiếu dụng cụ phòng ngừa
- Thiếu điều dưỡng

.


.

6

Chương 1. TỔNG QUAN Y VĂN
1.1. Sơ lược về loét tỳ đè
1.1.1. Định nghĩa
Loét tỳ đè là những vùng hoại tử và loét, nơi các mô bị ép giữa các điểm nhô
của xương và các bề mặt cứng. Chúng được gây ra bởi áp suất cơ học không được
tăng cường kết hợp với lực ma sát, lực cắt và độ ẩm 12,13.
1.1.2. Hậu quả loét tỳ đè
Loét tỳ đè có thể khiến cho bệnh nhân đau, chảy máu, nhiễm trùng tại chỗ,
viêm xương khớp nếu loét ăn sâu vào ổ khớp hoặc nhiễm trùng huyết có thể gây tử
vong. Những trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật để cắt lọc hay ghép da. Loét tỳ
đè làm chậm sự hồi phục của người bệnh.
Loét tỳ đè làm tăng chi phí điều trị và có thể làm tăng thời gian nằm viện của
bệnh nhân. Hơn nữa, đây là một vấn đề lớn mà ngành y tế phải đối mặt. Hậu quả của
loét tỳ đè vượt ra ngoài các biến chứng vật lý đối cơ thể của các cá nhân dẫn đến làm
tăng gánh nặng tài chính đối với các cơ sở chăm sóc sức khỏe 14.
1.1.3. Đánh giá loét tỳ đè
Đánh giá ban đầu về người bệnh bị tỳ đè liên quan đến tiền sử của người bệnh
bao gồm:

Thời gian bất động hoặc nằm liệt giường
Thời gian nằm viện
Nguyên nhân đã gây ra chấn thương có thể dẫn đến bất động
Tiền sử của loét tỳ đè, ví trí phát triển lần đầu tiên, thời gian xảy ra loét tỳ đè,
có tăng kích thước hay khơng?
Các bệnh lý kèm theo như đái tháo đường, bệnh mạch máu ngoại vi và bệnh
ác tính ngăn cản hoặc làm chậm quá trình lành vết thương.
Người bệnh có thể xác định chính xác vị trí của vết loét hoặc khu trú bất kỳ
cơn đau nào kèm theo vì hầu hết thời gian, vết loét đều đau, nhưng người bệnh khơng
biết vì mình bị liệt nửa người hoặc đang trong tình trạng nguy kịch.
Dịch tiết hoặc mùi hơi từ vết lt có thể làm trầm trọng các tổn thương 15.

.


.

7

1.1.4. Mức độ nguy cơ loét tỳ đè của người bệnh theo thang đo Braden
Để đánh giá nguy cơ phát triển loét tỳ đè, sử dụng thang điểm Braden đã được
chứng minh là đáng tin cậy và hợp lệ 16,17. Thang đo Braden được xây dựng dựa trên
6 tiêu chuẩn đánh giá bao gồm: Nhận biết cảm giác, độ ẩm, hoạt động thể chất, vận
động, dinh dưỡng, ma sát và dịch chuyển. Các tiêu chuẩn được đánh giá theo thang
điểm từ 1 - 4. Riêng ma sát và dịch chuyển được đánh giá theo thang điểm từ 1 - 3.
Thang đo Braden sử dụng điểm số từ nhỏ nhất là 6 đến lớn nhất là 23. Điểm số càng
thấp, nguy cơ phát triển loét ép của người bệnh càng cao.
Bảng 1.1. Thang đo Braden đánh giá mức độ nguy cơ loét tỳ đè
Nguồn: Black (2007) 16
Thông số


Đánh giá

Điểm

Nhận biết

Không suy giảm

4

cảm giác

Giới hạn nhẹ (đáp ứng bằng lời nới, giảm khả năng nhận biết đau

3

ở 1 trong 2 chi)

Tình trạng
da

Hoạt động

Vận động

Rất giới hạn (chỉ đáp ứng với kích thích đau)

2


Giới hạn hồn tồn (Khơng đáp ứng với kích thích đau)

1

Hiếm khi ẩm ướt

4

Thỉnh thoảng ẩm ướt

3

Thường xuyên ẩm ướt

2

Luôn ln ẩm ướt

1

Đi lại thường xun

4

Đi lại ít

3

Đi bằng xe lăn


2

Nằm liệt giường

1

Không giới hạn (Thường xuyên thay đổi tư thế mà không cần giúp

4

đỡ)
Giới hạn nhẹ (Thường xuyên thay đổi nhỏ tư thế hay vị trí chi)

3

Rất giới hạn (Thỉnh thoảng thay đổi nhỏ tư thế hay vị trí chi)

2

Hồn tồn bất động (Khơng thể thay đổi tư thế dù nhỏ khi không

1

được giúp đỡ)

.


.


8

Tốt (ăn gần hết thức ăn, không bao giờ bỏ bữa, có thể ăn thêm bữa

Dinh

4

ngồi)

dưỡng

Khá (ăn hết hơn ½ thức ăn, thỉnh thoảng bỏ 1 bữa nhưng có thể ăn

3

thêm bữa ngồi)
Trung bình (Hiếm khi ăn được 1 bữa đầy đủ, ăn ít hớn ½ thức ăn,

2

thỉnh thoảng cần thêm bữa phụ hoặc ăn bằng ống)
Kém (Không ăn được 1 bữa đầy đủ, ăn ít hơn 1/3 thức ăn, cần bổ

1

sung thêm dịch, ăn đường ống, truyền dịch/ truyền tĩnh mạch
khoảng 5 ngày/lần
Khơng có vấn đề gì (di chuyển khơng cần giúp đỡ, ln ln duy


Ma sát và

3

trì tư thế tốt nhất trên giường hay ghế)

dịch
chuyển

Vấn đề tiềm tàng (di chuyển yếu hay cần giúp đỡ, duy trì tư thế tốt

2

một cách tương đối nhưng đơi khi trượt xuống)
Có vấn đề (Cần giúp đỡ tối đa khi di chuyển, thường xuyên bị trượt

1

xuống, tình trạng liệt hay co cứng)

Đánh giá nguy cơ: Bằng tổng điểm đạt được, điểm càng thấp nguy cơ càng
cao
- Nguy cơ thấp: > 20 điểm
- Nguy cơ trung bình: 16-20 điểm
- Nguy cơ cao: 11-15 điểm
- Nguy cơ rất cao: ≤ 10 điểm
Thang điểm Norton cũng được dùng để dự đoán nguy cơ loét tỳ đè 18.
Bảng 1.2. Thang điểm Norton để dự đoán nguy cơ loét tỳ đè
Tổng trạng


Tốt (0)

Khá (1)

Trung bình (2)

Kém (3)

Tri giác

Tỉnh táo

Lẫn

Ngớ ngẩn

Lơ mơ

Di chuyển

Đi lại được

Đi phải dìu

Ngồi xe lăn

Tốt

Giới hạn ít


Giới hạn nhiều

Vận động trên
giường

.

Nằm trên giường
suốt ngày
Bất động


.

9

Tiêu tiểu không

Không

tự chủ

Thỉnh thoảng

Thường tiểu

Tiêu tiểu không tự

không tự chủ


chủ

Tiêu chí chấm điểm, theo tác giả thì bệnh nhân trên 8 điểm thì có nguy cơ cao
bị lt tỳ đè và có khả năng nguy hiểm đến tính mạng, các người bệnh này cần được
dự phòng loét tỳ đè ngay khi nhập viện.
Mặc dù hiệu quả của thang đo Norton và Braden rất thấp nhưng việc sử dụng
một công cụ đánh giá rủi ro dường như là một giải pháp thay thế tốt hơn là dựa vào
đánh giá lâm sàng của các điều dưỡng 19.
1.1.5. Dự phòng và điều trị loét tỳ đè
1.1.5.1. Dự phòng loét tỳ đè
Dự phòng loét tỳ đè tại bệnh viện là vấn đề trọng tâm của các cơ sở y tế. Việc
dự phịng hồn toàn loét tỳ cho người bệnh ở bệnh viện là rất khó cho dù thực hiện
các biện pháp dự phịng toàn diện và bền vững 20. Nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng
các bề mặt hỗ trợ, đặt lại vị trí cho người bệnh, tối ưu hóa tình trạng dinh dưỡng và
giữ ẩm da là những chiến lược thích hợp để dự phòng loét tỳ đè 21.
Tránh bị tỳ đè: Một trong những cách tốt nhất để dự phòng loét tỳ đè là giảm
hoặc giảm áp lực lên các vùng dễ bị loét tỳ đè nhất. Điều này được thực hiện bằng
cách xoay trở người người bệnh. Thay đổi tư thế người bệnh thường xuyên và ít nhất
2 giờ một lần tùy vào độ tuổi và tình trạng người bệnh mà thay đổi cho phù hợp 22.
Nghiên cứu cho thấy việc xoay trở người bệnh lại sau mỗi 4 giờ kết hợp với sử dụng
bề mặt làm giảm áp suất, cũng có hiệu quả tương tự như xoay trở sau 2 giờ 23. Có thể
sử dụng thiết bị nâng đặc biệt để thực hiện việc này. Các thiết bị, dụng cụ trợ giúp để
giảm áp lực lên các bộ phận cơ thể từ đó dự phịng vết lt do tỳ đè phát triển như vải
trải giường thẳng, phẳng, các loại đệm nước, đệm hơi, đệm áp lực hoặc chêm độn
vùng tỳ đè bằng vòng gòn, vòng hơi cao su 24. Một vài loại phương tiện chống loét
được trình bày ở hình 1.1 và 1.2.

.



.

10

Hình 1.1. Nệm giảm áp lực Nikita

Hình 1.2. Vịng cao su chống loét (donut cushion)
Vệ sinh da sạch sẽ: Thay quần áo, vải trải giường cho người bệnh mỗi khi ẩm
ướt. Vệ sinh da hàng ngày, giữ cho da người bệnh luôn sạch sẽ 25.
Quản lý chất tiết:
- Vết thương: thay băng mỗi khi băng thấm ướt dịch, dùng túi dẫn lưu dịch vết
thương kín trong trường hợp vết thương có nhiều dịch tiết.
- Các ống dẫn lưu trên cơ thể: chăm sóc các hệ thống dẫn lưu được đảm bảo
kín, vơ khuẩn, thơng và một chiều, tránh ứ đọng dịch, xả túi mỗi khi đầy 2/3 túi
hoặc mỗi 8 giờ/lần, không để túi quá căng dễ sút và đổ ra ngoài.
- Sử dụng các dụng cụ quản lý nước tiểu và phân (uridom, tã giấy, túi nylon…):
khi người bệnh đại tiểu tiện không tự chủ.
Sử dụng kem dưỡng ẩm: Di chuyển và xoay trở những người bệnh bất động
một cách cẩn thận để ngăn ngừa tổn thương cho da do va chạm… Có thể sử dụng

.


.

11

kem bôi giúp cân bằng độ ẩm trên da nhằm bảo vệ da và giúp ngăn ngừa vết loét do
tỳ đè phát triển 24,21.
Dinh dưỡng: Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt protein và vitamin A, C,

kẽm nên được cân nhắc nếu lượng thức ăn không đủ 13
Quản lý ổ nhiễm khuẩn: Phòng ngừa và điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn
trên cơ thể
-

Đường hô hấp: ngừa viêm phổi…

-

Tiết niệu: ngừa nhiễm trùng tiểu

-

Tiêu hóa: ngừa rối loạn tiêu hóa
1.1.5.2. Điều trị loét tỳ đè
Nâng cao thể trạng
Đảm bảo calories, protein 1 - 2 g/kg/ngày, vitamin, yếu tố vi lượng
Đảm bảo không thiếu máu
Giảm đau
Vệ sinh sạch sẽ ổ lt và mơ xung quanh
Chăm sóc tiểu tiện khơng tự chủ
Giảm áp lực tỳ đè.
Thay đổi tư thế mỗi 2 giờ
Nằm đầu cao 300
Tập vận động, vật lý trị liệu tư thế nằm như hình 1.4 dưới đây
Sử dụng giường nệm giảm áp lực như hình 1.3, ghế đẩy trợ giúp đặc biệt, để

duy trì áp lực tỳ đè < 32 mmHg.

.



.

12

Hình 1.3. Giường nệm (Pressure mattress)

Hình 1.4. Vật lí trị liệu tư thế nằm
Chăm sóc vết lt
Loại bỏ mơ hoại tử:
+ Enzym tiêu hủy protein, làm tan collagen và mô hoại tử mà không ảnh hưởng
đến mô hạt.
+ Povidone-iodine, nhờ tác dụng của hydrogen peroxide, không dùng kéo dài
do loại bỏ mơ hạt cịn yếu.
+ Biện pháp cơ học: bơm xoáy nước, cắt lọc
Dịch rửa vết thương:

.


.

13

+ Nước muối sinh lý
+ Povidone-iodine hịa lỗng, dừng khi có tổ chức hạt
+ Acetic acid (0,5%) hiệu quả trong Pseudomonas
+ Sodium hypochlorite (2,5%) diệt khuẩn, loại bỏ mô hoại tử, sau đó rửa lại
bằng nước muối sinh lý

Băng vết loét
Dùng cho loét độ 2 trở đi.
Dùng thêm thuốc dạng gel để loại bỏ mô hoại tử và chống nhiễm
Kháng sinh
Kem kháng sinh như sulfadiazine ức chế DNA và thay đổi màng tế bào vi
khuẩn SA, E. coli, Candida albicans, Klebsiella, Pseudomonas, Proteus.
Phương pháp khác
Điện xung trị liệu (Electrotherapy)
Oxy cao áp
Liệu pháp áp lực âm (hình 1.5)


Hình 1.5. Liệu pháp áp lực âm
Điều trị ngoại khoa: Điều trị loét tỳ đè theo các mức độ
Độ I: Nâng đỡ thể trạng, giảm áp lực tỳ đè
Độ II: Nâng đỡ thể trạng, giảm áp lực tỳ đè, chăm sóc vết loét (rửa vết thương,
đắp gạc hydrogel, kháng sinh).

.


.

14

Độ III: Nâng đỡ thể trạng, giảm áp lực tỳ đè, chăm sóc vết lt (loại bỏ mơ
hoại tử, rửa vết thương, đắp gạc hydrogel, kháng sinh, áp lực âm), có thể điều trị
ngoại khoa.
Độ IV: Nâng đỡ thể trạng, giảm áp lực tỳ đè, chăm sóc vết loét (loại bỏ mô
hoại tử, rửa vết thương, đắp gạc hydrogel, kháng sinh, áp lực âm), điều trị ngoại khoa

(phá bỏ đường hầm) 1,26,27.
1.1.6. Các yếu tố dịch tễ học về loét do tỳ đè
Loét do tỳ đè là một trong những nguyên nhân gây bệnh ở đối tượng người
bệnh nhập viện, với tỷ lệ hiện mắc được báo cáo là từ 4% đến 49% trên toàn thế giới
14

. Tại Hoa Kỳ, loét tỳ đè ảnh hưởng đến 2,5 triệu người bệnh mỗi năm và làm giảm

đáng kể chất lượng cuộc sống và có thể làm tăng tỷ lệ tử vong 21. Một đánh giá hệ
thống đã báo cáo rằng tỷ lệ loét tỳ đè thay đổi theo bối cảnh lâm sàng, dao động từ
0,4 đến 38% ở người bệnh cấp tính, từ 2,2 đến 23,9% trong chăm sóc dài hạn và từ 0
đến 17% trong chăm sóc tại nhà

21

. Một đánh giá khác đã chỉ ra rằng ước tính có

khoảng 3,5 – 4,5% tổng số người bệnh nhập viện đang phát triển các vết lt có thể
dự phịng được, mặc dù đã được nâng cao nhận thức 28.
Người lớn tuổi và người bệnh bị hạn chế khả năng vận động hoặc cảm giác bị
suy giảm đều có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Mặc dù 70% các vết loét xảy ra ở những
người trên 65 tuổi, nhưng người bệnh trẻ tuổi bị suy giảm chức năng và có khả năng
bị 29. Loét tỳ đè thường xảy ra trên các điểm gồ lên của xương nhưng có thể phát triển
trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể chịu áp lực cục bộ kéo dài. Tổn thương do tỳ đè
thay đổi từ những tổn thương nhỏ ở bề mặt đến những vết thương rộng với sự liên
quan của xương có chứa một khối mơ hoại tử. Trong khi đó, người bệnh có trạng thái
cảm giác, tinh thần và khả năng vận động bình thường ít có khả năng hình thành
những vết lt này vì có thể thay đổi tư thế thường xun 30. Một nghiên cứu được
thực hiện tại một trung tâm nghiên cứu y tế ở Thổ Nhĩ Kỳ đã kết luận rằng 360 người
bệnh trong số 22834 người bệnh đã phát triển một hoặc nhiều vết loét tỳ đè. Hầu hết

các người bệnh bị loét tỳ đè đều được đưa vào phịng chăm sóc đặc biệt 31.
Tại Việt Nam cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về tỷ lệ loét tỳ đè ở một số

.


×