Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Hành vi tuân thủ hoạt động thể chất và dinh dưỡng phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 0 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KIM TUYẾN

HÀNH VI TUÂN THỦ HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT VÀ DINH
DƯỠNG PHÒNG NGỪA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ VÀ
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KIM TUYẾN


HÀNH VI TUÂN THỦ HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT VÀ DINH
DƯỠNG PHÒNG NGỪA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ VÀ
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

CHUYÊN NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG
MÃ SỐ: 8720301

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LAN
2. GS. TS. FAYE IRENE HUMMEL

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022

.


.

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả và số liệu nêu trong luận văn là trung thực và nghiên cứu
này chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Người cam đoan

NGUYỄN THỊ KIM TUYẾN

.



.

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... 3
MỤC LỤC .................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .......................................................................................... i
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ iii
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 4
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 6
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 6
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 7
1.1. Đại cương về Đái tháo đường thai kỳ .................................................................. 7

1.1.1. Định nghĩa Đái tháo đường thai kỳ ................................................. 7
1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán Đái tháo đường thai kỳ ............................... 7
1.1.3. Thực trạng về Đái tháo đường thai kỳ .......................................... 10
1.1.4. Hậu quả của Đái tháo đường thai kỳ............................................. 11
1.1.5. Gánh nặng bệnh tật từ Đái tháo đường thai kỳ ............................. 14
1.2. Hành vi tuân thủ hoạt động thể chất và dinh dưỡng: ......................................... 15
1.3. Các yếu liên quan đến hành vi phòng ngừa Đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ
mang thai ................................................................................................................... 17
1.3. Kiến thức về đái tháo đường thai kỳ .................................................................. 19
1.4. Niềm tin sức khỏe về đái tháo đường thai kỳ .................................................... 21

1.4.1. Học thuyết Niềm tin sức khỏe....................................................... 21
1.4.2. Niềm tin sức khỏe về Đái tháo đường thai kỳ .............................. 23
1.5. Vận dụng học thuyết niềm tin sức khỏe vào trong nghiên cứu .......................... 25

1.6. Địa điểm nghiên cứu – Bệnh viện Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh ............ 26
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 28
2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 28
2.2. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 28

2.2.1. Dân số mục tiêu ............................................................................. 28
2.2.2. Dân số chọn mẫu ........................................................................... 28

.


.

2.2.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu .................................................................... 28
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 29

2.3.1. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 29
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 29
2.4. Cỡ mẫu của nghiên cứu ...................................................................................... 29
2.5. Xác định các biến số độc lập và phụ thuộc .................................................... 30
2.6. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu .......................................... 37

2.6.1. Phương pháp chọn mẫu ................................................................. 37
2.6.2. Công cụ đo lường, thu thập số liệu ............................................... 38
2.7. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 40
2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................................... 41

2.8.1. Kiểm sốt sai lệch thơng tin trong nghiên cứu ............................. 41
2.8.2. Kiểm soát sai lệch lựa chọn trong nghiên cứu .............................. 41
2.8.3. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................. 41

2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ...................................................................... 42
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 44
3.1. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm ......................................................................... 44

3.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu thử nghiệm .......................... 44
3.1.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy bộ câu hỏi: ..................................... 44
3.2. Kết quả nghiên cứu chính .................................................................................. 46
3.3. Hành vi tuân hoạt động thể chất và dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ...... 50

3.3.1. Hành vi tuân thủ hoạt động thể chất và dinh dưỡng: .................... 50
3.3.2. Các yếu tố liên quan đến hành vi tuân thủ hoạt động thể chất và
dinh dưỡng: ............................................................................................. 51
3.4. Kiến thức về đái tháo đường thai kỳ .................................................................. 58
3.5. Niềm tin sức khỏe về đái tháo đường thai kỳ .................................................... 60
Chương 4 BÀN LUẬN ........................................................................................... 63
4.1. Đặc điểm của phụ nữ mang thai trong nghiên cứu ............................................ 63
4.2. Đặc điểm tiền sử mang thai, tiền sử gia đình và thói quen sống của phụ nữ
mang thai ................................................................................................................... 65

.


.

4.3. Mức độ tuân thủ hoạt động thể chất và dinh dưỡng của phụ nữ mang thai và các
mối liên quan ............................................................................................................. 67
4.4. Tỷ lệ phụ nữ mang thai có kiến thức đúng về đái tháo đường thai kỳ............... 73
4.5. Mức độ niềm tin sức khỏe về đái tháo đường thai kỳ của phụ nữ mang thai .... 76
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 81
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 84
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 1

.


.

i

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Chẩn đoán đái tháo đường ở phụ nữ mang thai ....................................... 10
Sơ đồ 1.2. Học thuyết Niềm tin sức khỏe ................................................................. 23
Sơ đồ 1.3. Khung nghiên cứu .................................................................................... 26

.


.

ii

DANH MỤC VIẾT TẮT
Tên đầy đủ

Tên viết tắt
ADA

American Diabetes Association

(Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ)

BCH

Bộ câu hỏi

BMI

Body Mass Index
(Chỉ số khối cơ thể)

ĐTĐ

Đái tháo đường

ĐTĐTK

Đái tháo đường thai kỳ

KTC

Khoảng tin cậy

IDF

The International Diabetes Federation
(Liên đoàn Đái tháo đường Quốc Tế)

IADPSG


International Association of Diabetes and Pregnancy
Study Group
(Hiệp hội Quốc tế về nghiên cứu Đái tháo đường và phụ
nữ mang thai)

NVYT

Nhân viên y tế

NPDN

Nghiệm pháp dung nạp

NIH

National Institutes of Health
(Viện Y tế Quốc Gia)

WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế Giới)

.


.

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK cho nhóm phụ nữ mang thai có
nguy cơ cao.................................................................................................. ..... 9
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK (1 bước) cho phụ nữ mang thai có
nguy cơ thấp vào 24 – 28 tuần thai kỳ .............................................................. 9
Bảng 2.1. Định nghĩa các biến số độc lập và phụ thuộc ................................. 30
Bảng 3.1. Kết quả Cronbach’s Alpha ............................................................. 45
Bảng 3.2. Đặc điểm nhân khẩu học của phụ nữ mang thai ............................. 46
Bảng 3.3. Đặc điểm thai sản của phụ nữ mang thai ........................................ 48
Bảng 3.4. Các kiến thức liên quan về thông tin về bệnh ĐTĐTK .................. 49
Bảng 3.5. Hành vi tuân thủ hoạt động thể chất và dinh dưỡng của PNMT .... 58
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa mức độ hành vi tuân hoạt động thể chất và dinh
dưỡng của PNMT với các yếu tố nhân khẩu học (n=202) .............................. 52
Bảng 3.7. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến giữa mức độ hành vi hoạt động
thể chất và dinh dưỡng ở PNMT với các yếu tố liên quan (n =202) .............. 57
Bảng 3.8. Kiến thức đúng về ĐTĐTK ............................................................ 50
Bảng 3.9. Niềm tin sức khỏe về ĐTĐTK (n=202) ......................................... 60

.


.

4

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường thai kỳ (Gestational diabetes mellitus: GDM) là tình trạng
nhau thai tiết ra hormone ngăn cơ thể người mẹ sử dụng Insulin một cách hiệu quả.
Glucose tích tụ trong máu thay vì được các tế bào hấp thụ. Đái tháo đường thai kỳ
(ĐTĐTK) không thiếu Insulin nhưng do các hormone nội tiết trong thai kỳ làm cho

Insulin kém hiệu quả, gây ra tình trạng đề kháng Insulin. Các triệu chứng ĐTĐTK
thường mất sau khi sinh. Mỗi năm có khoảng 3% – 8% phụ nữ mang thai (PNMT) ở
Hoa Kỳ được chẩn đoán ĐTĐTK1-3
ĐTĐTK đang gia tăng trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến khoảng 20% các
trường hợp PNMT. Theo liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (International Diabetes
Federation: IDF) 2019 ước tính tỷ lệ tăng đường huyết trong thai kỳ trên thế giới
chiếm từ 15,8% và 83,6% trường hợp ĐTĐTK xảy ra ở các nước có thu nhập thấp
và trung bình trong đó có Việt nam, tỷ lệ gia tăng ĐTĐTK diễn ra song song với tỷ
lệ béo phì và ĐTĐ týp 2 4-7. Tại Việt Nam ĐTĐTK có chiều hướng gia tăng theo các
năm 2015 – 2020 với tỷ lệ như: 8,9% (2015); 20,9% ( 2016); 18,9% (2017) và 32,8%
(2020) 8-11.
ĐTĐTK nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều nguy cơ
cho cả mẹ và con, các bệnh lý bao gồm: tiền sản giật/ sản giật, tăng huyết áp và bệnh
lý tim mạch, thai to làm tăng nguy cơ sanh khó và mổ sanh12. Trẻ sơ sinh của những
bà mẹ bị ĐTĐTK có nguy cơ hạ Glucose máu sau sinh, bệnh Macrosomia, trẻ lớn có
nguy cơ béo phì và ĐTĐ týp 2 ở thời thơ ấu và tuổi trưởng thành 13,14. Ngoài ra, những
PNMT đã phát triển ĐTĐTK trong những lần mang thai trước có thể bị ĐTĐTK tái
phát trong những lần mang thai tiếp theo, với nguy cơ cao là 50% 15. Một trong hai
người mắc ĐTĐTK sẽ tiến triển thành ĐTĐ tuýp 2 trong vòng 5 – 10 năm sau sinh12.
Tuy nhiên, ĐTĐTK có thể được phịng ngừa thơng qua nâng cao kiến thức và
niềm tin sức về ĐTĐTK, hành vi tuân thủ dinh dưỡng và hoạt động thể chất cho
PNMT. Nghiên cứu của Padaphet Sayakhot và cộng sự (2016) đã nêu ra được tầm
quan trọng của việc tuân thủ hoạt động thể chất và dinh dưỡng là điều cần thiết cho

.


.

5

phụ nữ mang thai16. Tương tự trong nghiên cứu của Kailin Teh và cộng sự (2021) đã
cho thấy kiến thức, niềm tin và hành vi lối sống có thể giúp phụ nữ mang thai giảm
nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 trong tương lai17. Trong những năm tới, sự thay đổi tư
duy liên quan đến ĐTĐTK sẽ rất quan trọng.
Ở Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng, các nghiên cứu liên quan đến
ĐTĐTK chủ yếu tập trung tỷ lệ hiện mắc, tiêu chuẩn chẩn đoán, sàng lọc trước sinh
và sau sinh. Nghiên cứu về hành vi tuân thủ hoạt động thể chất và dinh dưỡng cho
PNMT mắc ĐTĐTK thì cịn hạn chế. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện với mục
đích khảo sát hành vi tuân thủ hoạt động thể chất và dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai.
Những kết quả trong nghiên cứu sẽ hỗ trợ trong việc điều chỉnh dịch vụ chăm sóc sức
khỏe cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và hướng tới các biện pháp can thiệp để phòng
ngừa ĐTĐTK cho phụ nữ mang thai. Vì vậy tơi tiến hành nghiên cứu này nhằm bước
đầu khảo sát hành vi tuân thủ hoạt động thể chất và dinh dưỡng phòng ngừa Đái tháo
đường thai kỳ và các yếu tố liên quan của phụ nữ mang thai đang khám thai tại Bệnh
Viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

.


.

6

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
-

Mức độ tuân thủ hoạt động thể chất và dinh dưỡng của phụ nữ mang thai như thế
nào?

-


Yếu tố nào liên quan đến hành vi phòng ngừa Đái tháo đường thai kỳ của phụ nữ
mang thai?

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
* Mục tiêu tổng quát:
Khảo sát hành vi tuân thủ hoạt động thể chất và dinh dưỡng phòng ngừa Đái
tháo đường thai kỳ và các yếu tố liên quan của phụ nữ mang thai đang khám thai tại
Bệnh Viện Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.

* Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định điểm trung bình tuân thủ hoạt động thể chất và dinh dưỡng
của phụ nữ mang thai.
2. Xác định các yếu liên quan đến hành vi phòng ngừa Đái tháo đường
thai kỳ ở phụ nữ mang thai
3. Xác định tỷ lệ phụ nữ mang thai có kiến thức đúng về Đái tháo đường
thai kỳ.
4. Xác định điểm trung bình niềm tin sức khỏe về Đái tháo đường thai kỳ
của phụ nữ mang thai.

.


.

7

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về Đái tháo đường thai kỳ

1.1.1. Định nghĩa Đái tháo đường thai kỳ
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (World Health Organization – WHO 2019) Đái tháo
đường thai kỳ (ĐTĐTK) là tình trạng tăng đường huyết xảy ra trong thai kỳ trên mức
bình thường nhưng dưới mức chẩn đoán của bệnh Đái tháo đường18.

1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán Đái tháo đường thai kỳ
Ở Việt Nam Hướng Dẫn Quốc Gia Dự Phịng và Kiểm Sốt Đái Tháo Đường
Thai Kỳ do Vụ Sức Khỏe Bà Mẹ và Trẻ Em của Bộ Y Tế ban hành 2018. Sàng lọc
ĐTĐTK được tiến hành thường quy khi phụ nữ mang thai đến khám thai lần đầu tiên
vào 3 tháng đầu thai kỳ và lần khám sau đó vào tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 thai kỳ
sẽ được làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết tương theo tiêu chí một bước của
IADPSG (IADPSG: International Association of Diabetes and Pregnancy Study
Group: Hiệp hội quốc tế về nghiên cứu đái tháo đường và phụ nữ mang thai) và
WHO19.
Hiệp hội Quốc tế về nghiên cứu Đái tháo đường và phụ nữ mang thai (IADPSG:
International Association of Diabetes and Pregnancy Study Group) và Tổ Chức
Y Tế Thế Giới (WHO) 202020 tiêu chí chẩn đốn chiến lược một bước.
• Thực hiện nghiệm pháp dung nạp 75g Glucose đường uống, thử đường huyết
tương lúc đói, 1 giờ và 2 giờ sau khi uống Glucose. Thời điểm thực hiện là 24
– 28 tuần (trên phụ nữ mang thai khơng có tiền sử ĐTĐ). Nên tiến hành nghiệm
pháp vào buổi sáng, sau khi nhịn đói qua đêm ít nhất 8 giờ.
• Chẩn đốn ĐTĐTK khi thỏa các tiêu chí nào dưới đây:
-

Đường huyết đói ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L)

-

Đường huyết 1 giờ sau ăn ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L)


-

Đường huyết 2 giờ sau ăn ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L)

.


.

8
1.1.2.1. Yếu tố nguy cơ của Đái tháo đường thai kỳ
Các yếu tố liên quan đến ĐTĐTK được sử dụng trong tầm sốt chọn lọc bao
gồm 4 nhóm chủ yếu dưới đây21:
-

Yếu tố thai phụ: lớn tuổi (> 35 tuổi), nhiều con, béo phì trước khi mang thai,
tăng cân quá mức trong thai kỳ, hội chứng buồng trứng đa nang.

-

Yếu tố gia đình: tiền sử ĐTĐ trong gia đình thế hệ thứ nhất.

-

Yếu tố trong thai kỳ: tăng huyết áp, đa thai.

-

Tiền sử sản khoa: thai lưu, sinh con to (≥ 4.000g), ĐTĐTK trong lần sinh
trước.


1.1.2.2. Thời điểm tầm soát Đái tháo đường thai kỳ
Thời điểm tầm sốt ĐTĐTK có 2 thời điểm: lần khám thai đầu tiên và lần thứ
hai khi thai 24 – 28 tuần.
❖ Lần khám thai đầu tiên
Cần đánh giá nguy cơ ĐTĐTK ngay lần khám thai đầu tiên cho tất cả PNMT.
-

Nếu là nhóm nguy cơ cao nên thực hiện nghiệm pháp tầm soát bằng nghiệm
pháp dung nạp 75g Glucose ngay.

-

Nếu nghiệm pháp 75g Glucose dương tính sẽ đưa vào chương trình tư vấn,
điều trị và quản lý PNMT mắc ĐTĐTK.

-

Nếu nghiệm pháp 75g Glucose âm tính, sẽ lặp lại xét nghiệm khi tuổi thai 24
– 28 tuần.

-

Nếu khơng thuộc nhóm nguy cơ cao có thể xem xét điều kiện thực tế để làm
xét nghiệm Glucose huyết tương lúc đói, Glucose huyết tương bất kỳ, hoặc
nghiệm pháp dung nạp 75g Glucose.

❖ Lần thứ hai khi thai 24 – 28 tuần

.



.

9
Tất cả mọi phụ nữ mang thai từ 24 – 28 tuần đều cần được làm nghiệm pháp
dung nạp Glucose để tầm soát ĐTĐTK và thời điểm này được xem là thời điểm
chuẩn, tốt nhất cho phát hiện bất thường chuyển hóa Carbohydrate trong thai kỳ.

1.1.2.3. Tiêu chuẩn chẩn đốn Đái tháo đường thai kỳ
• Nhóm nguy cơ cao
Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đốn ĐTĐ như người khơng có thai (Bảng 1.1)
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đốn ĐTĐTK cho nhóm phụ nữ mang thai
có nguy cơ cao
Xét nghiệm

Kết quả

Xử trí

Glucose huyết tương bất kỳ

≥ 200 mg% (11,1 mmol/L)

Chẩn đoán: Đái tháo đường

Glucose huyết tương đói

Glucose huyết tương đói ≥ Giới thiệu khám Nội tiết
126 mg/dL (7,0 mmol/L)


Nếu Glucose huyết tương đói < 126 mg/dL (7,0 mmol/L) hay Glucose huyết
tương bất kỳ < 200 mg% (11,1 mmol/L): thực hiện nghiệm pháp dung nạp 75g Glucose
lúc thai 24 – 28 tuần và áp dụng tiêu chuẩn chẩn đốn như nhóm nguy cơ thấp.
▪ Nhóm nguy cơ thấp
Thực hiện nghiệm pháp dung nạp 75g Glucose lúc thai 24 – 28 tuần
Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán như (Bảng 1.2)
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn chẩn đốn ĐTĐTK (1 bước) cho phụ nữ mang thai có
nguy cơ thấp vào 24 – 28 tuần thai kỳ
Giờ

Glucose huyết tương
(mg/dl hay mg%)

Glucose huyết tương
(mmol/l)

Đói

≥ 92

≥ 5,1

1 giờ

≥ 180

≥ 10,0

2 giờ


≥ 153

≥ 8,5

Nếu có từ 1 giá trị trên: chẩn đoán Đái tháo đường thai kỳ

.


.

10

Khám thai lần đầu

Yếu tố nguy cơ

Glucose huyết tương:
-

Đói ≥ 126 mg/dL
Bất kỳ ≥ 200 mg/dL

- -Có

24 -28 tuần NPDN
75g glucose

Khơng


Đái tháo
đường

NPDN 75g glucose

Đái tháo
đường thai kỳ

Khám thai bình
thường

Sơ đồ 1.1. Chẩn đoán đái tháo đường ở phụ nữ mang thai

1.1.3. Thực trạng về Đái tháo đường thai kỳ
Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (International Diabetes
Federation: IDF) vào năm 2019 ước tính tồn cầu có (10% – 30%) người mắc
ĐTĐTK với tỷ lệ hiện mắc là (1% - 14%) trong đó chiếm đa số ở các nước có thu
nhập thấp chiếm 87,6% cụ thể như: Châu Phi chiếm (10,5%) và Châu Á chiếm
(11,5%) và Đông Nam Á chiếm (24,2%). Nếu đem so với các nước có thu nhập cao
thì tỷ lệ ĐTĐTK ở các nước thu nhập cao sẽ chiếm thấp hơn như: Châu Úc (5,2%),
Châu Âu (5,4%) và Châu Mỹ (7,6%) 12,22
Tỷ lệ ĐTĐTK mới mắc ở Việt Nam có xu hướng tăng nhanh trong những năm
gần đây do tuổi sinh sản và phụ nữ thừa cân, béo phì, ít vận động ngày càng gia tăng18.

.


.


11
Tỷ lệ ĐTĐTK thay đổi tùy thuộc vào dân số nghiên cứu, cũng như tiêu chí chọn mẫu
và tiêu chí chẩn đoán. Theo thống kê của IDF (2019) ĐTĐTK ở Việt Nam chiếm tỷ
lệ 21,3%12. Nghiên cứu về ĐTĐTK được thực hiện tại các bệnh viện trong khu vực
Thành Phố Hồ Chí Minh trong những năm (2015 – 2020) cho thấy ĐTĐTK có sự
thay đổi theo vùng miền và thời gian thực hiện cụ thể như: 8,9% (2015) tại Bệnh viện
An Bình 11 và 18,9% (2017) tại Bệnh viện Quận 223 và trong nghiên cứu của Nguyễn
Công Luật (2018) chiếm 20,6% 24, còn trong nghiên cứu của Lê Thị Tường Vi (2020)
tại bệnh viện Quận 1 chiếm 32,8%9

1.1.4. Hậu quả của Đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ sẽ gây ra những hậu quả cho phụ nữ mang thai, thai
nhi và trẻ sơ sinh cụ thể như:
1.1.4.1. Đối với phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai mắc ĐTĐTK có thể làm gia tăng tỷ lệ sẩy thai, thai lưu, sanh
non, tăng huyết áp trong thai kỳ, đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, viêm đài bể thận, mổ
lấy thai. Về lâu dài các phụ nữ mang thai mắc ĐTĐTK có nguy cơ tiến triển thành
ĐTĐ týp 2 và các bệnh liên quan đến tim mạch25.
Phụ nữ mang mắc ĐTĐTK có nguy cơ xảy ra các tai biến trong suốt quá
trình mang thai cao hơn so với phụ nữ mang thai bình thường. Các tai biến thường
gặp như:
Tăng huyết áp (THA): tăng huyết áp trong thai kỳ có thể gây ra nhiều biến
chứng cho mẹ và thai nhi: tiền sản giật, sản giật, tai biến mạch máu não, suy gan, suy
thận, thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non và tỷ lệ chết chu sinh.
Tỷ lệ các thai phụ mắc ĐTĐTK bị tiền sản giật khoảng 12% cao hơn so với
các thai phụ khơng bị ĐTĐTK (có khoảng 8%).
Sinh non: tỷ lệ sinh non ở phụ nữ ĐTĐTK là 26% trong khi ở nhóm thai phụ
bình thường là 9,7%. Sinh non có nguy cơ xảy ra cao hơn trong nhóm thai phụ bị
ĐTĐ trước khi mang thai so với thai phụ có thai kỳ bình thường.


.


.

12
Đa ối: tỷ lệ đa ối ở phụ nữ có ĐTĐTK cao gấp 4 lần so với không bị ĐTĐTK.
Trong nghiên cứu của Cunningham (2001, tại Hoa Kỳ) cho thấy, tỷ lệ đa ối ở ĐTĐTK
là 18%, cao hơn so với không ĐTĐTK. Một số tác giả cho rằng việc tăng glucose
máu mẹ gây ảnh hưởng tới việc tạo nước tiểu của thai nhi, có thể là do sự thay đổi
chuyển hóa tại thận.
Sẩy thai và thai lưu: phụ nữ mang thai mắc ĐTĐTK tăng nguy cơ sẩy thai tự
nhiên. Những hay bị sẩy thai liên tiếp cần phải được kiểm tra glucose huyết tương
thường quy.
Nhiều nghiên cứu cho thấy tần suất thai chết lưu ở phụ nữ bị ĐTĐTK cao hơn
so với nhóm chứng. Phần lớn các trường hợp thai chết lưu ở nhóm mắc ĐTĐTK xảy
ra đột ngột, do nồng độ Glucose huyết tương của người mẹ được kiểm soát kém, hoặc
khi thai nhi phát triển to hơn nhiều so với tuổi thai, hay khi bị đa ối, và thường xảy ra
vào những tuần cuối của thai kỳ. Người ta nhận thấy rằng, mặc dù tỷ lệ tử vong chu
sinh giảm đi một cách có ý nghĩa so với trước đây, nhưng tỷ lệ thai chết lưu vẫn còn,
và tỷ lệ thai lưu: tử vong chu sinh (2:1)26.
Nhiễm khuẩn niệu: ĐTĐTK nếu kiểm sốt glucose huyết tương khơng tốt
sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn niệu. Nhiễm khuẩn niệu có thể khơng có triệu chứng
lâm sàng, nhưng làm Glucose huyết tương mất cân bằng và cần phải được điều trị.
Nếu không được điều trị sẽ dễ dẫn tới viêm đài bể thận cấp, từ đó gây ra rất nhiều các
tai biến khác như nhiễm ceton, sinh non, nhiễm trùng ối.
Đái tháo đường týp 2: có khoảng 20% đến 50% phụ nữ có tiền sử ĐTĐTK
sẽ bị ĐTĐ týp 2 trong tương lai. Đối với những thai phụ này, nguy cơ phát triển thành
ĐTĐ týp 2 tăng 3% mỗi năm sau sinh. Có khoảng 17% - 63% các phụ nữ ĐTĐTK sẽ
bị ĐTĐ týp 2 trong thời gian 5 – 10 năm sau sinh. Ngoài ra, phụ nữ mắc ĐTĐTK sẽ

tăng nguy cơ bị ĐTĐTK trong những lần mang thai tiếp theo. Họ cũng dễ bị béo phì,
tăng cân quá mức sau sinh nếu khơng có chế độ ăn và luyện tập thích hợp.
1.1.4.2. Đối với thai nhi và trẻ sơ sinh

.


.

13
ĐTĐTK ảnh hưởng lên sự phát triển của thai nhi chủ yếu vào giai đoạn ba
tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ. Giai đoạn 3 tháng đầu, thai có thể không phát
triển, sẩy thai tự nhiên, dị tật bẩm sinh, những thay đổi này thường xảy ra vào tuần
thứ 6 đến tuần thứ 7 của thai kỳ. Giai đoạn 3 tháng giữa, đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ
có hiện tượng tăng tiết insulin của thai nhi, làm thai nhi tăng trưởng quá mức.
Thai to: Vào những năm 60 của thế kỷ XX, Torgen Pedersen đã giải thích
hiện tượng thai tăng trưởng quá mức là hậu quả của tăng vận chuyển glucose từ mẹ
vào thai. Lượng glucose này đã kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin, làm tăng
nhu cầu năng lượng của thai nhi, kích thích thai phát triển. Freinkel Metzgen cũng
nhận thấy nguyên nhân gây thai to khơng chỉ do glucose mà cịn do các acid amin và
lipid được đưa vào thai nhi qua nhau thai từ máu mẹ khi thai phụ có khẩu phần ăn
vượt quá nhu cầu.
Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh: Chiếm tỷ
lệ khoảng từ 15% - 25% ở trẻ sơ sinh của các thai kỳ có ĐTĐ. Nguyên nhân thường
do gan thai nhi đáp ứng kém với glucagon, gây giảm sự tân tạo glucose từ gan.
Hội chứng nguy kịch hô hấp: Là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, chiếm
tỷ lệ 10% ở trẻ sơ sinh của các thai kỳ có ĐTĐ. Độ trưởng thành phổi thai nhi tùy
thuộc Lecithin. Trong hội chứng nguy kịch hô hấp thường thấy thiếu Lecithin. Tổng
hợp Lecithin lại tùy thuộc một phần vào khả năng sản xuất Corticoid của thai, insulin
lại có tính chất đối kháng tổng hợp Corticoid của các tế bào phổi thai nhi. Như vậy,

Glucose huyết tương cao của mẹ có khả năng làm tăng Insulin trong máu thai, có thể
ảnh hưởng đến tổng hợp Surfactant. Kiểm sốt tốt glucose huyết tương có thể giúp
ngăn ngừa hội chứng nguy kịch hô hấp
Dị tật bẩm sinh: Theo nghiên cứu của Miller và cộng sự, khi HbA1C < 8,5%
tỷ lệ dị dạng thai nhi là 3,4%, HbA1C > 8,5% tỷ lệ này là 22,4%. Các dị dạng thai
nhi thường gặp nhất là có liên hệ đến mức glucose huyết tương:

.


.

14
-

Dị dạng hệ thần kinh: thối triển vùng đi, xương sống chẻ đôi, não úng thủy,
vô não, các khiếm khuyết thần kinh trung ương khác.

-

Dị dạng hệ tim mạch: chuyển vị mạch máu lớn, thông liên thất, thông liên nhĩ...

-

Dị dạng hệ tiêu hóa: teo hậu mơn trực tràng...

-

Dị dạng hệ tiết niệu: bất sản thận, thận có nang hoặc đa nang, niệu quản đôi.


-

Đảo ngược phủ tạng.
Tử vong ngay sau sinh: Chiếm tỷ lệ 20% - 30%. Có nhiều bằng chứng cho

thấy tăng glucose huyết tương mạn tính ở cơ thể mẹ giai đoạn từ 3 – 6 tuần cuối thai
kỳ dẫn đến việc các tế bào thai nhi tăng sử dụng glucose từ đó tăng nhu cầu sử dụng
oxy. Hệ quả của quá trình này là tình trạng thiếu oxy ở thai nhi, q trình chuyển hóa
nội bào sẽ xảy ra theo hướng chuyển hóa yếm khí, làm tăng tình trạng toan máu của
thai... là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp gây chết thai.
Tăng hồng cầu: Là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh của các thai phụ
có ĐTĐTk. Nồng độ hemoglobin trong máu tĩnh mạch trung tâm có thể tăng đến >
20 g/dl hoặc dung tích hồng cầu có thể tăng đến > 65%.
Vàng da sơ sinh: Tăng hủy hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin huyết tương
gây vàng da sơ sinh, xảy ra khoảng (25%) ở các phụ nữ mang thai có ĐTĐTK.
Các ảnh hưởng lâu dài: Gia tăng tần suất trẻ béo phì, khi lớn trẻ sớm bị mắc
bệnh ĐTĐ týp 2, rối loạn tâm thần – vận động. Trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị ĐTĐTK
có nguy cơ ĐTĐ và tiền ĐTĐ tăng gấp 8 lần khi đến từ 19 – 27 tuổi.

1.1.5. Gánh nặng bệnh tật từ Đái tháo đường thai kỳ
Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (Association Diabetes
American: ADA) 2017 gánh nặng chi phí hàng năm tăng ở nhiều quốc gia có liên
quan đến bệnh ĐTĐ: 404 tỷ đơ la trong đó 327,2 tỷ đơ la cho chẩn đốn bệnh ĐTĐ,
31,7 tỷ đơ la cho bệnh ĐTĐ chưa được chẩn đốn, 43,4 tỷ đơ la cho tiền ĐTĐ và 1.56

.


.


15
tỷ đơ la cho ĐTĐTK27. Trong đó mỗi trường hợp mắc ĐTĐTK phải chi trả tương
5,800 USD một chi phí khá cao. ĐTĐTK làm tăng chi phí y tế cho trẻ sơ sinh (trung
bình 40 USD/ trẻ sơ sinh) và tăng chi phí của mẹ trong q trình mang thai và sinh
con (trung bình 5,760 USD/ bà mẹ) trong đó bao gồm chăm sóc nội trú (3,140 USD),
thuốc theo toa (1,200 USD), thăm khám cấp cứu (1,140 USD) và chăm sóc cấp cứu
(280 USD)27. Trong đó số trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng do ĐTĐTK (2019) là 317,877 trẻ.
Những ca sinh sống bị ảnh hưởng bởi ĐTĐTK được phát hiện lần đầu tiên trong thai
kỳ là 7,232 trẻ. Những ca sinh sống bị ảnh hưởng của ĐTĐ trước khi mang thai là
6,316 trẻ. Tổng chi phí y tế liên quan đến ĐTĐ tại Việt Nam theo thống kê chung
năm 2019 (bao gồm cả ĐTĐ týp 1, ĐTĐ týp 2 và ĐTĐTK) là 1,202 USD. Trung bình
mỗi người bệnh (ĐTĐ týp 1, ĐTĐ týp 2 và ĐTĐTK) phải chi trả 322,8 USD cho chi
phí khám và điều trị mỗi năm. Trong nghiên cứu của Phạm Huy Tuấn Kiệt cùng cộng
sự (2020) đã cho thấy tổng chi phí chung cho bệnh nhân ĐTĐ tại Việt Nam (ĐTĐ
týp 1, ĐTĐ týp 2, ĐTĐTK) là 246,10 USD bao gồm 127,30 USD chi phí y tế trực
tiếp, và 3,440 USD cho chi phí trực tiếp ngồi y tế, 8,440 USD chi phí gián tiếp28.
Các ước tính về chi phí và tỷ lệ hiện mắc có thể sẽ tăng lên trong tương lai. Tỷ
lệ mắc ĐTĐTK ở Việt Nam đang tăng đều trong những năm qua và dự kiến sẽ cịn
tăng do q trình đơ thị hóa và thay đổi lối sống29. Điều này cũng đồng nghĩa gánh
nặng bệnh tật từ ĐTĐTK sẽ ngày càng tăng cao trong tương lai gần.

1.2. Hành vi tuân thủ hoạt động thể chất và dinh dưỡng:
Hoạt động thể chất của PNMT có 2 phương pháp: hoạt động thể chất hiếu khí
và hoạt động thể chất kháng cự. Hoạt động thể chất hiếu khí trong nghiên cứu Halse
và cộng sự là sử dụng xe đạp đứng yên trong 45 phút/ngày. Tương tự nghiên cứu của
Davenport và cộng sự, hoạt động thể chất là đi bộ 3 – 4 lần/tuần trong thời gian 40
phút/ngày. Nghiên cứu ở Thái Lan hoạt động thể chất cho PNMT được thực hiện
bằng các bài tập Yoga hàng ngày trong 30 – 60 phút. Tỷ lệ PNMT có hoạt động thể
chất so với PNMT khơng có hoạt động thể chất trong nghiên cứu Mijatovic-Vukas


.


.

16
và cộng sự (2018) cho thấy có hoạt động thể chất sẽ giảm nguy cơ bị ĐTĐTK là 21
– 46%. Hoạt động thể chất trước khi sinh đã ghi nhận làm giảm: 31% tỷ lệ sinh con
≥ 4000g, ngăn ngừa tăng cân quá mức, tăng huyết áp, ĐTĐTK và các hội chứng suy
hô hấp, hạ đường huyết và hạ Calci huyết ở trẻ sơ sinh. Ngồi ra cịn có các lợi ích
cho mẹ: giảm chuột rút, đau lưng dưới, phù nề, trầm cảm, tiểu khơng tự chủ, táo bón
và thời gian chuyển dạ, giảm số lần sinh mổ cho người mẹ64. Hoạt động thể chất có
lợi cho thai nhi: giảm trọng lượng chất béo, cải thiện khả năng chịu căng thẳng và
giúp thần kinh trưởng thành tốt, tăng khả năng vận động tốt trong thai kỳ65. Để có
được lợi ích trong hoạt động thể chất địi hỏi phải duy trì tập 30 phút ở cường độ vừa
phải trong 5 ngày hoặc tổng trung bình thời tập là 150 phút trong tuần 66,67. Bộ câu
hỏi hành vi tuân thủ hoạt động thể chất và dinh dưỡng được sử dụng từ tác giả
Deborah J. Toobert, PhD trong bảng câu hỏi “Tóm tắt các hoạt động tự chăm sóc
bệnh Đái tháo đường/The Summary of Diabetes Self-Care Measure (SDSCA) năm
200080, bộ câu hỏi được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt với sự cho phép của tác giả
(Phụ lục 1), trong nghiên cứu của Jalaludin cùng cộng sự (2012) đã cho thấy độ tin
cậy của SDSCA với Cronbach’s Alpha 0,7339 tương tự nghiên cứu của Kordi (2020)
cũng cho thấy độ tin cậy của SDSCA với Cronbach’s Alpha 0,781. Trong đó gồm có
6 câu hỏi: 4 câu về dinh dưỡng và 2 câu về hoạt động thể chất. Bộ cơng cụ có giá trị
tin cậy và nội dung phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi. Nên chúng tôi quyết định
chọn bộ công cụ của tác giả Deborah J. Toobert trong nghiên cứu của mình.
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe từ thế hệ này sang thế hệ khác là
một khái niệm cơ bản giúp thay đổi sự hiểu biết của PNMT về ĐTĐTK. Sức khỏe
của một trẻ sơ sinh được xác định trước bởi các yếu tố xảy ra rất lâu trước khi sinh
và trong những ngày đầu tiên của cuộc đời49.

Cân nặng của phụ nữ cũng có thể cảnh báo tỷ lệ bị ĐTĐTK cụ thể như: phụ
nữ có cân nặng bình thường sẽ có nguy cơ bị ĐTĐTK là 0,7%; phụ nữ thừa cân là
2,3%; phụ nữ béo phì là 4,8% và 5,5% ở những phụ nữ có chỉ số khối cơ thể cao hơn
3568. Tương tự PNMT thừa cân/béo phì sẽ có nguy cơ ĐTĐTK cao hơn từ 2,14 lần

.


.

17
đến 3,56 lần so với những PNMT có cân nặng bình thường. Theo thống kê của Bộ Y
Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh ở Hoa Kỳ tỷ lệ PNMT có hoạt động thể chất chỉ chiếm 23
– 29%60. Còn theo thống kê tổng hợp ở Anh và Mỹ, chỉ có 3 – 15% phụ nữ mang thai
có hoạt động thể chất trong thai kỳ theo lời khuyên của các chuyên gia y tế 69,70.
Chế độ dinh dưỡng cho PNMT nên đủ các nhóm: Protein, Lipid, Glucid, chất
xơ, khống chất và vitamin. Việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai có
thể giảm nguy cơ ĐTĐTK 15% – 63% 50. Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai
trong ĐTĐTK có việc hạn chế lượng Carbohydrate từ 35% - 45% tổng lượng Calo,
được phân phối trong 3 bữa ăn nhỏ đến vừa phải và 2 – 4 bữa phụ51. Một số khuyến
nghị hạn chế Carbohydrate (40% Calo) để giảm bớt lượng đường sau ăn, phụ nữ sẽ
thay thế Carbohydrate bằng chất béo. Nhưng ngày càng có nhiều sự cơng nhận rằng
việc thay thế Carbohydrate trong chế độ ăn bằng chất béo có thể gây ảnh hưởng bất
lợi cho việc đề kháng Insulin của người mẹ và có thể dẫn đến sự tích tụ chất béo dư
thừa ở thai nhi52. Trong nghiên cứu của Donazar – Ezcurra và cộng sự (2017) báo cáo
chế độ dinh dưỡng làm giảm nguy cơ phát triển ĐTĐTK và ngăn ngừa các bệnh:
ĐTĐ týp 2, hội chứng chuyển hóa, bệnh tim mạch, bệnh thận, tuân thủ chế độ dinh
dưỡng là cách tốt nhất để ngăn ngừa ĐTĐTK53. Ngồi ra chế độ dinh dưỡng cịn có
thể ngăn ngừa các bệnh lý khác liên quan đến thai kỳ như tăng huyết áp, chậm tăng
trưởng trong thai kỳ54. Trong nghiên cứu Rogozińska E và cộng sự (2015) việc can

thiệp chế độ dinh dưỡng hợp lý cho PNMT trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể giảm
31% – 81% nguy cơ mắc ĐTĐTK 55.

1.3. Các yếu liên quan đến hành vi phòng ngừa Đái tháo đường thai kỳ ở
phụ nữ mang thai
Ln có cuộc tranh cãi về hoạt động thể chất khi mang thai. Vì lý do này,
khoảng 80% PNMT khơng hoạt động thể chất, làm tăng tình trạng không hoạt trong
3 tháng cuối thai kỳ71. Điều này đồng nghĩa với tỷ lệ ĐTĐTK ở những PNMT không
hoạt động thể chất là khá cao. Nghiên cứu tại Malaysia (2022), Lindqvist và cộng sự

.


.

18
(2016), và Todorovic (2020) cho thấy PNMT có trình độ học vấn dưới cấp 3 có nhiều
khả năng khơng hoạt động thể chất hơn so với nhóm trình độ học vấn từ cấp 3 trở
lên72,73. Tương tự nghiên cứu của Gebregziabher (2013) cũng cho thấy rằng mù chữ
hoặc không được giáo dục chính thức có liên quan đến việc ít vận động hơn 74. Theo
thống kê ở Hoa Kỳ PNMT không hoạt động thể chất chiếm đến 60% trong 3 tháng
cuối thai kỳ

75,76

. Những trường hợp này có thể có vấn đề về tim, phổi, cổ tử cung

ngắn, dọa sanh non, ối vỡ sớm, tiền sản giật và thiếu máu trầm trọng. Vì vậy, cần phải
tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ sản khoa và nữ hộ sinh, những người đưa ra các khuyến
nghị an toàn phù hợp về hoạt động thể chất mà mỗi PNMT có thể thực hiện trong thai

kỳ.
Theo nghiên cứu của Oteng-Ntim và cộng sự tuân thủ chế chế độ dinh dưỡng
có thể làm giảm 20% nguy cơ bị ĐTĐTK (KTC 95%, Cl: 0,58 – 1,10)56. Còn theo
nghiên cứu của Herath H và cộng sự (2017) thấy rằng tuân thủ chế độ dinh dưỡng có
thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Macrosomia xuống 62% và giảm tăng cân trong thai
kỳ xuống 63% ở những PNMT bị tăng đường huyết do ĐTĐTK và ĐTĐ tuýp 257.
Với vai trò quan trọng của dinh dưỡng trong việc xác định hậu quả lâu dài của
ĐTĐTK đối với phụ nữ và thai nhi, dinh dưỡng dường như là mục tiêu hàng đầu để
giải quyết việc phòng ngừa ĐTĐTK. Nghiên cứu của Zeinali A và cộng sự năm
(2021) cũng cho một kết quả tương tự về mối quan hệ giữa niềm tin sức khỏe không
hợp lý với hành vi sức khỏe và bệnh ĐTĐ tuýp 2, đặc biệt là PNMT trong việc dự
đoán ĐTĐTK58
Trên thực tế tỷ lệ PNMT tuân thủ chế dinh dưỡng lành mạnh trong thai kỳ vẫn
còn chưa cao. Trong nghiên cứu của Badon và cộng sự (2017) tỷ lệ PNMT tuân thủ
chế độ dinh dưỡng lành mạnh chiếm 20%59 và theo Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh
của Mỹ thống kê (2018) tỷ lệ PNMT tuân thủ chế độ dinh dưỡng lành mạnh dao động
từ 23% - 29%60.

.


.

19
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ dinh dưỡng của PNMT. Trong
nghiên cứu của Story và cộng sự (2008) ảnh hưởng của hành vi dinh dưỡng, hành vi
nội tại bao gồm: nhận thức, kỹ năng và hành vi, lối sống, sinh học và nhân khẩu học61.
Các yếu tố nhân khẩu học xã hội ảnh hưởng đến chất lượng chế độ dinh dưỡng, với
hầu hết các nghiên cứu kết luận rằng tuổi, học vấn, thu nhập, dân tộc có liên quan đến
chế độ dinh dưỡng của PNMT. Kiến thức và hiệu quả của bản thân là những yếu tố

dự báo quan trọng về chất lượng chế độ dinh dưỡng của PNMT bị ĐTĐTK và sau
sinh. Trầm cảm cũng có liên quan đến chất lượng chế độ dinh dưỡng kém với một số
nghiên cứu gần đây cho thấy chất lượng chế độ dinh dưỡng kém có thể dự đốn trước
các triệu chứng trầm cảm, đặc biệt là ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản 62,63.

1.3. Kiến thức về đái tháo đường thai kỳ
Kiến thức về ĐTĐTK đóng vai trị quan trọng trong việc tạo ra nhận thức cho
PNMT, nếu không được cung cấp kiến thức sẽ dẫn đến không có kiến thức đúng về
ĐTĐTK và các thơng tin y tế. Thiếu kiến thức về ĐTĐTK là nguyên nhân của việc
không tuân thủ điều trị và hậu quả của thai kỳ nguy bất lợi30. dựa vào tác giả Youngji
Kim (2020)79 trong nghiên cứu “Kiến thức và niềm tin sức khỏe về Đái tháo đường
thai kỳ và mối liên quan về việc cho con bú ở phụ nữ mang thai ở Bangladesh” và
được dịch từ tiếng Hàn sang tiếng Việt với sự cho phép của tác giả (Phụ lục 1), độ tin
cậy của bộ câu hỏi được đánh giá bằng Kuder Richardson 20 là 0,7779. Trong nghiên
cứu trước đây bộ công cụ đã được tác giả Seungmi Park (2018) sử dụng tại Hàn Quốc
có giá trị tin cậy cao và nội dung công cụ phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi. Nên
chúng tôi quyết định chọn bộ công cụ của tác giả Youngji Kim (2020) trong nghiên
cứu của mình. Trong đó bao gồm 14 câu: trong đó 3 câu về định nghĩa, chỉ định và
triệu chứng về ĐTĐTK; 4 câu hỏi về kiến thức ĐTĐTK; 5 câu hỏi về biến chứng của
ĐTĐTK; 2 câu hỏi về cho con bú.

.


×