Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giảm thanh toán tiền mặt, cách nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.42 KB, 2 trang )

Giảm thanh toán tiền mặt, cách nào?
Khối lượng tiền mặt trong lưu thông hiện chiếm khoảng 22,2%-22,8%
tổng phương tiện thanh toán, một con số đáng quan tâm bởi thanh toán
bằng tiền mặt lớn sẽ có nhiều bất lợi cho quản lý nhà nước về tiền tệ.
Có thể dễ dàng nhận thấy thanh toán bằng tiền mặt hiện nay vẫn rất phổ biến trong nền kinh tế
nước ta. Với 83 triệu dân nhưng đến nay chúng ta mới phát hành khoảng 2 triệu thẻ ATM và gần
100 nghìn thẻ quốc tế; trên toàn quốc mới có 1.900 máy ATM được lắp đặt...
Tại Hội thảo Banking Việt Nam 2006 diễn ra cuối tuần qua tại Hà Nội, ông Tạ Quang Tiến, Cục
trưởng Cục công nghệ tin học (Ngân hàng Nhà nước) đã cho biết: "Khối lượng tiền mặt trong lưu
thông hiện chiếm khoảng 22,2%-22,8% tổng phương tiện thanh toán". Đây là con số đáng quan
tâm bởi ai cũng biết thanh toán bằng tiền mặt lớn sẽ có nhiều bất lợi cho quản lý nhà nước về tiền
tệ.
Nguyên nhân ở đâu?
Trong những năm qua, các ngân hàng đã có nhiều nỗ lực trong việc cung cấp các sản phẩm-dịch
vụ để có thể mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng nhưng còn nhiều khó khăn,
vướng mắc.
Ông Nguyễn Xuân Luật, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội nhận xét: Thị
trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ chưa hoàn chỉnh, thói quen thanh toán bằng tiền mặt trong dân
chúng còn rất lớn làm hạn chế sự phát triển các phương thức thanh toán tiên tiến như thẻ, thanh
toán qua Internet, thanh toán bằng tài khoản.
Giao dịch trực tuyến của ngân hàng có nhiều tiện ích nhưng cũng bị hạn chế vì Việt Nam chưa có
Luật thương mại điện tử. Khách hàng còn e dè khi tiếp cận với các dịch vụ thanh toán điện tử của
ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng chưa được bảo vệ bởi hệ thống pháp lý.
Còn thiếu sự liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ như điện lực, viễn thông, cấp nước... với
ngân hàng trong việc thúc đẩy khách hàng sử dụng phương tiện thanh toán hiện đại. Nhiều cơ sở
chấp nhận thanh toán thẻ như các siêu thị lớn, khách sạn, nhà hàng chưa sẵn sàng hợp tác với
ngân hàng về thanh toán thẻ.
Về vấn đề cơ sở pháp lý, bà Nguyễn Thị Ngọ, Giám đốc Sở giao dịch I, Ngân hàng Công thương
Việt Nam nói: "Việc ban hành các qui định về thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ và
Ngân hàng Nhà nước chưa đáp ứng đòi hỏi của thị trường trong thanh toán. Ngoài ra các hướng
dẫn thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt nhiều khi chưa rõ hoặc việc triển khai các văn bản


chậm, không đồng bộ dẫn đến việc thực hiện rất khó...".
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, ông Tạ Quang Tiến cũng thừa nhận một thực tế: việc
phát triển các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt rất chậm. Mặc dù các ngân hàng mở
nhiều dịch vụ, nhưng những dịch vụ này chưa tác động tích cực đến thanh toán không dùng tiền
mặt.
Theo ông Nguyễn Xuân Luật, cơ sở vật chất kĩ thuật của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
thiếu đồng bộ và vẫn chưa có hệ thống kĩ thuật thống nhất từ hội sở chính đến các chi nhánh.
Phần mềm và chương trình ứng dụng của các ngân hàng không tương thích nhau.
Sự thiếu đồng bộ về hệ thống kỹ thuật là khó khăn khi các ngân hàng liên kết với nhau để cùng
phát triển dịch vụ mới. Ví dụ hiện nay có 3 liên minh thẻ nhưng chưa thực hiện kết nối với nhau:
liên minh giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và 17 ngân hàng thương mại cổ phần, Công ty
Chuyển mạch tài chính quốc gia Banknet, hệ thống VNBC (có 4 ngân hàng tham gia) làm gây nên
sự lãng phí đối với nền kinh tế và khó khăn lớn trong sử dụng thẻ của khách hàng.
Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về thẻ cũng như công tác bảo mật thẻ còn thấp nên dễ bị
kẻ gian lợi dụng lấy tiền từ tài khoản và từ thẻ. Thời gian qua có nhiều vụ kiện giữa người sử dụng
thẻ với các ngân hàng trong việc mất tiền từ tài khoản của các chủ thẻ gây tâm lý lo ngại hoang
mang trong dân chúng, dẫn tới nhiều khó khăn trong công tác phát triển thẻ của các ngân hàng.
Biện pháp nào?
Theo ông Tạ Quang Tiến, có 4 biện pháp chính, đó là sự ủng hộ của các cấp, các ngành, các cơ
quan, đội ngũ cán bộ công chức và sự đồng thuận của các ngân hàng làm thay đổi thói quen dùng
tiền mặt của cộng đồng.
Một số lĩnh vực dịch vụ có thể sớm được thực hiện thông qua các dịch vụ thanh toán không dùng
tiền mặt như: thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, các loại phí, vé tàu xe công cộng; xoá bỏ các
điều kiện như: thanh toán bằng tiền mặt thì được giảm giá hay lấy tiền mặt từ séc thanh toán phải
trả phí và có ít nơi nhận thanh toán bằng thẻ... Các ngân hàng vì lợi ích của chính mình và cộng
đồng phải có chiến lược phát triển dịch vụ mang lại nhiều lựa chọn trong thanh toán cho các thành
phần kinh tế.
Sở giao dịch 1 Ngân hàng Công thương Việt Nam kiến nghị: "Chính phủ sớm ban hành Luật séc
phù hợp thông lệ quốc tế và cải tiến qui trình thanh toán séc, Ngân hàng Nhà nước cũng sớm cho
ra đời qui định thanh toán không dùng tiền mặt mới trong đó các phương tiện thanh toán phải bao

trùm hết mọi đối tượng thanh toán và phải tiện lợi và sớm có các quy định về các dịch vụ ngân
hàng điện tử.
Song song đó phải có hướng dẫn thật cụ thể và triển khai đồng bộ để các ngân hàng thương mại
dễ dàng thực hiện. Ngân hàng Nhà nước nên mở rộng phạm vi thanh toán của hệ thống thanh
toán liên ngân hàng CI-TAD kéo dài thời gian thanh toán, đồng thời phải sớm hình thành trung tâm
chuyển mạch quốc gia.
Ngân hàng Nhà nước cũng nên điều chỉnh biểu phí giảm xuống, để các ngân hàng thương mại
cũng có thể giảm phí để khuyến khích khách hàng sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt. Chính
phủ cùng ngành ngân hàng phải đẩy mạnh thực hiện các chính sách tuyên truyền về các phương
tiện thanh toán không dùng tiền mặt và các tiện ích trong thanh toán không dùng tiền mặt đến mọi
người dân để mọi người biết và có thể sử dụng".
Admin (Theo
www.vneconomy.com.vn
)

×