Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Vai trò của án lệ trong hệ thống nguồn luật của dòng họ Common Law.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.64 KB, 6 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................2
NỘI DUNG...............................................................................................................2
I. Cơ sở lí luận.....................................................................................................2
1. Khái niệm “án lệ”........................................................................................2
2. Khái niệm “nguồn pháp luật”....................................................................2
II.

Án lệ trong hệ thống nguồn luật của dòng họ Common Law..................3

III. Vai trò của án lệ trong hệ thống nguồn luật của một số quốc gia thuộc
dòng họ Common Law..........................................................................................3
1. Vai trò của án lệ trong hệ thống nguồn luật Anh.....................................3
2. Vai trò của án lệ trong hệ thống nguồn luật Mỹ.......................................4
KẾT LUẬN...............................................................................................................5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................6

1


Đề bài: Vai trò của án lệ trong hệ thống nguồn luật của dòng họ Common
Law.
MỞ ĐẦU
Common Law là một dịng họ pháp luật lớn trên thế giới, có cội nguồn từ hệ
thống pháp luật Anh. Dòng họ pháp luật này thừa nhận án lệ như là nguồn luật
chính thống và nguồn luật cơ bản. Nhận thấy được vai trò quan trọng đó, bởi
vậy, trong bài tiểu luận này em xin được trình bày về vai trị của án lệ trong hệ
thống nguồn luật của dòng họ Common Law. Trong q trình làm bài có thể có
những sai sót, em rất mong các thầy cơ có thể bỏ qua cho em và em rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của thầy cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ
hoàn thiện tốt hơn về nhận thức của mình đối với mơn Luật so sánh. Em xin chân


thành cảm ơn.
NỘI DUNG
I.

Cơ sở lí luận.

1.

Khái niệm “án lệ”.
Án lệ được hiểu là những bản án, quyết định đã được Tòa án tuyên ra trước

đây để giải quyết những sự việc cụ thể trên thực tế. Những phán quyết, bản án này
được ghi nhận và đó là một căn cứ quan trọng để phán quyết, bản án đó trở thảnh
khn mẫu, trở thành cơ sở để tòa sử dụng trong xét xử nhằm đưa ra phán quyết
trong những vụ việc có tình tiết, vấn đề tương tự sau đó. 1
2.

Khái niệm “nguồn pháp luật”.
Nguồn của pháp luật là tất cả các căn cứ được các chủ thể có thẩm quyền sử

dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như để áp dụng
vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế.
1

Trần Anh Minh (2016), Án lệ trong hệ thống pháp luật Anh – Mỹ (Common Law), châu Âu lục địa (Civil Law) và kinh
nghiệm cho Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

2



II.

Án lệ trong hệ thống nguồn luật của dòng họ Common Law.
Ở các nước thuộc dòng họ Common Law, án lệ đóng vai trị là loại nguồn rất

quan trọng của pháp luật. Án lệ đề cập đến các vụ việc đã xảy ra trong thực tế mà
không phải là những giả thuyết có tính lý luận về những tình huống có thể xảy ra
trong tương lai, vì vậy, nó thường phong phú và đa dạng hơn pháp luật thành văn,
góp phần bổ sung cho những thiếu sót, những lỗ hổng của pháp luật thành văn và
khắc phục được tình trạng thiếu pháp luật; tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật
được dễ dàng, thuận lợi hơn.
Common Law là dòng họ pháp luật trong đó các hệ thống pháp luật trực
thuộc ít nhiều chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Anh và thừa nhận án lệ như
nguồn luật chính thống, tức là thừa nhận học thuyết tiền lệ pháp. Học thuyết này
được triển khai áp dụng trên thực tế thơng qua việc xuất bản các phán quyết của tồ
án có giá trị ràng buộc để tạo điều kiện thuận lợi và tạo nguồn tài liệu có hệ thống,
đáng tin cậy cho việc áp dụng thống nhất tiền lệ pháp tại trong các tồ án trên tồn
quốc trong cơng tác xét xử. Tuy nhiên, vài thập kỷ gần đây, trong các hệ thống
pháp luật này, án lệ khơng cịn là nguồn luật duy nhất mà luật thành văn đã ngày
càng trở thành nguồn luật quan trọng, đặc biệt đối với những lĩnh vực khơng có án
lệ. 2 Ở các quốc gia thông luật, án lệ được xem là nguồn luật chủ yếu, tuy nhiên,
mức độ sử dụng cũng như vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật ở từng quốc
gia là khác nhau.

III.

Vai trò của án lệ trong hệ thống nguồn luật của một số quốc gia thuộc
dòng họ Common Law.

1.


2

Vai trò của án lệ trong hệ thống nguồn luật Anh.

Nguyễn Quốc Hồn (2014), Giáo trình Luật so sánh, trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.

3


Nước Anh được xem là quê hương của án lệ, vì vậy mà án lệ đóng một vai
trị rất quan trọng và chiếm đa số trong hệ thống pháp luật Anh. Án lệ được hình
thành từ các bản án của các Tịa án có thẩm quyền. Trong hệ thống pháp luật này
có một nguyên tắc ra đời từ khoảng thế kỉ XIII có tên Latinh là “Stare decisis” có
nghĩa là tuân thủ các phán quyết trước đây và không phá vỡ những quy phạm pháp
luật đã được thiết lập trong án lệ. Theo nguyên tắc này, tòa án cấp dưới chịu sự
ràng buộc bởi các nguyên tắc pháp lý do tòa án cấp trên sáng tạo ra được ghi nhận
trong các bản án trong quá trình xét xử các vụ việc trong quá khứ. Án lệ ở Anh đậm
nét hơn bởi lẽ nguyên tắc này đã in sâu vào tiềm thức của người Anh. Việc bám sát
tiền lệ pháp trong hoạt động xét xử là yêu cầu nghiêm ngặt. Mức độ tuân thủ
nguyên tắc “Stare decisis” của các tòa án Anh thể hiện ở sự không muốn phủ nhận
các phán quyết trong q khứ của chính mình. Ngồi ra các tòa án Anh tạo ra luật
và thay đổi luật bằng các bản án của họ nhưng các thẩm phán có xu hướng ra sức
biện luận trong các bản án của mình rằng trong các vụ án đang thụ lí họ khơng làm
gì hơn ngồi việc tìm ra các quy định pháp luật đã có và đã được động đến trong án
lệ.
Việc áp dụng án lệ phải thỏa mãn những điều kiện về nguyên tắc và đòi hỏi
trên thực tế. Án lệ phải tồn tại từ lâu và phù hợp với nội dung vụ việc đang xem
xét. Thẩm phán thường phải sử dụng phương pháp chung là đi tìm án lệ để áp dụng
và nếu khơng có án lệ có liên quan, người thẩm phán sẽ vận dụng án lệ có bản chất

gần gũi với vụ việc đang giải quyết. Việc bám sát vào tiền lệ pháp trong quá trình
xét xử là q trình cần thiết. Thực tế địi hỏi việc sử dụng án lệ phải đảm bảo được
tính chắc chắn và sự ổn định của một hệ thống pháp luật.
2.

Vai trò của án lệ trong hệ thống nguồn luật Mỹ.
Nếu như Anh được xem là quê hương của án lệ thì Mỹ có án lệ là do trong

lịch sử chịu sự đơ hộ của Anh, vì vậy, vị trí của án lệ ở quốc gia này không được
4


coi trọng như ở Anh. Ở Mỹ, tiền lệ pháp được tất cả các tịa án trích dẫn rất thường
xun nhưng trong các bản án cũng dành rất nhiều chỗ cho quan điểm của thẩm
phán về chính sách chung, đặc biệt là những vụ việc tòa án coi là quan trọng. Như
vậy, so với thẩm phán Anh, thẩm phán Mỹ rõ ràng đã đề cập nhiều hơn tới hệ quả
thực tiễn của một phán quyết xem nó có phù hợp với nhu cầu chính sách hay khơng
hơn là sự kiên định, phù hợp với lập luận của thẩm phán trong án lệ trước đó. Ở Mỹ
mặc dù tỉ lệ án lệ trong hệ thống nguồn pháp luật không cao như Anh nhưng án lệ
của Tịa án cấp cao lại có vị trí đặc biệt trong cơ chế bảo hiến.
Mỗi bang ở Mỹ đều có hệ thống tịa án độc lập của riêng mình. Ở tất cả các
bang, phán quyết của tòa án tối cao và tòa phúc thẩm thường được xuất bản. Mặc
dù tiền lệ pháp ở mỗi bang không chịu sự ràng buộc những bang cịn lại nhưng rất
có thể có ảnh hưởng lẫn nhau và cũng có thể ở trong trạng thái trái ngược nhau do
các bang có quan điểm khác nhau về vấn đề cần giải quyết. Do vậy dường như án
lệ không hoạt động hiệu quả ở Mỹ khi các phán quyết ở các bang có thể xung đột
với nhau, khơng nhất thiết có sự ràng buộc và khơng có tịa án nào coi mình chịu sự
ràng buộc bởi phán quyết của chính mình. Đặc biệt Tòa án tối cao của Mỹ cũng
thẳng thắn khẳng định rằng kết quả xét xử của một vụ việc có thể dựa trên chính
sách chung nhiều hơn là dựa vào án lệ và rằng triết lí của tịa án thay đổi tùy theo

quan điểm của cá nhân của người thẩm phán về vấn đề đang giải quyết và ở thời
điểm giải quyết vụ việc.
KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên đây, ta thấy rằng án lệ có vai trị vơ cùng quan
trọng trong hệ thống nguồn luật của dòng họ Common Law. Tiêu biểu là ở hai hệ
thống pháp luật lớn trên thế giới Anh - Mỹ và ở mỗi quốc gia thì vai trị của án lệ
lại được thể hiện rất khác biệt. Chính điều này đã góp phần tạo nên sự đa dạng,
phong phú trong hệ thống nguồn luật của dòng họ Common Law.
5


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quốc Hoàn (2014), Giáo trình Luật so sánh, trường Đại học Luật Hà
Nội, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.
2. Micheal Bogdan (1994), Comparative law.
3. Hoàng Mạnh Hùng (2013), Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật, Luận
văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Trần Anh Minh (2016), Án lệ trong hệ thống pháp luật Anh – Mỹ (Common
Law), châu Âu lục địa (Civil Law) và kinh nghiệm cho Việt Nam hiện nay, Luận
văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Nam (2003), “Án lệ và hệ thống Toà án của nước Anh”, Nghiên
cứu lập pháp. Viện Nghiên cứu lập pháp, (2), tr. 71-75.
6. Mai Thị Mai (2017), “Lý luận về án lệ trong hệ thống pháp luật các nước
common law, civil law và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam”, Nghiên cứu lập
pháp. Viện nghiên cứu lập pháp, (5), tr. 56 – 64.
7. Nguyễn Đức Lam (2012), Án lệ ở Anh quốc: lịch sử, khái niệm, nguyên tắc và
cơ chế thực hiện, Nghiên cứu lập pháp, (3), tr. 58 - 68.
8. PGS.TS Thái Vĩnh Thắng (2007), “Nguồn pháp luật trong hệ thống pháp luật
Anh - Mỹ”, Tạp chí Luật học, (11).
9. ThS. Trần Thị Diệu Hương (2017), “Án lệ trong hệ thống pháp luật thông luật

Anh - Kinh nghiệm cho việc hoàn thiện quy định về án lệ ở Việt Nam”, Dân
chủ và Pháp luật, cơ quan ngôn luận Bộ tư pháp, (2), tr. 57 - 64.
10.Th.S Lê Văn Sua (2015), Án lệ và vai trò của án lệ trong hoạt động xét xử của
Tòa án, Bộ Tư pháp.
/>
6



×