Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước sinh hoạt tại xã phùng xá, huyện mỹ đức, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MƠI TRƯỜNG
--------------------

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT
TẠI XÃ PHÙNG XÁ, HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

NGÀNH: Quản lý tài nguyên & môi trường
MÃ SỐ: 7850101

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Trần Thị Hương

Sinh viên thực hiện

: Trần Mạnh Hùng

Mã sinh viên:

: 1754040368

Khóa học

: 2017-2021

Hà Nội, 2021



LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng đề tài khóa luận tốt nghiệp được tiến hành công
khai, dựa trên sự cố gắng, nỗ lực của bản thân sinh viên và sự giúp đỡ rất quan
trọng từ các cán bộ UBND xã Phùng Xá, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của ThS
Trần Thị Hương. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong chuyên đề này là hoàn
toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào. Các
thông tin, tài liệu trong chuyên đề đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 5 tháng 4 năm 2021
Sinh Viên thực hiện

Trần Mạnh Hùng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân
thành tới các thầy cô giáo trong khoa QLTNR&MT – trường Đại Học Lâm
Nghiệp đã tận tình giúp đỡ chỉ bảo trong suốt thời gian tôi theo học tại khoa và
trong thời gian nghiên cứu khóa luận. Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn tới
ThS. Trần Thị Hương đã hết lòng giúp đỡ đề tài trong suốt quá trình thực hiện,
xin cám ơn các thầy cô trong bộ môn Kỹ thuật mơi trường đã đóng góp những
ý kiến q báu giúp tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cơ trong phịng phân tích môi trường
của trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi trong q trình thực
hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn UBND xã Phùng Xá, Huyện Mỹ Đức, TP Hà
Nội cùng toàn thể nhân dân đã nhiệt tình cung cấp thơng tin cần thiết để giúp tơi
hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng xong thời gian và kinh nghiệm bản thân

cịn nhiều hạn chế nên khóa luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, tơi kính
mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn sinh viên để khóa luận
được hồn thiện hơn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 5 tháng 4 năm 2021
Sinh Viên

Trần Mạnh Hùng

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT:

Bộ tài nguyên và môi trường

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

BYT:

Bộ Y tế

UBND:

Ủy ban nhân dân


NO2-:

Nitri

TDS:

Tổng chất rắng hịa tan

NH4+:

Amoni

Fe3+:

Sắt III

KPH:

Khơng phát hiện

BOD5:

Nhu cầu oxy sinh hố

COD:

Nhu cầu oxy hóa học

CL:


Nước giếng khoan chưa lọc

NL:

Nước giếng khoan đã lọc

iii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................ 2
1.1.Một số khái niệm liên quan đến nước sinh hoạt ......................................... 2
1.1.1. Khái niệm nước sinh hoạt ....................................................................... 2
1.1.2. Một số nguồn cấp nước sinh hoạt ........................................................... 2
1.1.3. Các hình thức sử dụng nước sinh hoạt phổ biến ở Việt Nam ................. 5
1.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước sinh hoạt ............................................. 6
1.3. Thực trạng sử dụng nước sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam.................. 9
1.3.1 Trên thế giới ............................................................................................. 9
1.3.2. Tại Việt Nam ......................................................................................... 11
1.4. Một số cơng trình nghiên cứu về mơ hình xử lý nước cấp sinh hoạt ...... 13
1.4.1. Trên thế giới .......................................................................................... 13
1.4.1. Tại Việt Nam ......................................................................................... 14
CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 18

2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 18
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 18
2.3. Nội dung nghiên cứu……………………………………………………18
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 19
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu thực trạng sử dụng nước sinh hoạt............... 19
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu chất lượng nước sinh hoạt............................ 20
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh
hoạt……………………………………………………………………..31

iv


2.4.4. Phương pháp xuất giải pháp nâng cao và cải thiện chất lượng nước sinh
hoạt………………………………………………………………………….32
CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ........................ 33
3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 33
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................... 35
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 38
4.1 Thực trạng sử dụng nước sinh hoạt tại xã Phùng Xá ............................... 38
4.1.1 Nguồn cung cấp nước sinh hoạt tại xã Phùng Xá .................................. 38
4.1.2 Các loại hình sử dụng nước sinh hoạt .................................................... 38
4.1.3. Các biện pháp xử lý nước sinh hoạt hiện đang áp dụng tại địa phương40
4.2. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại xã Phùng Xá.............................. 42
4.2.1. Đánh giá chất lượng nguồn cung cấp nước sinh hoạt tại xã Phùng Xá 42
4.2.2. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại xã Phùng Xá …………… ….46
4.2.3. Đánh giá của người dân về chất lượng nước sinh hoạt tại địa phương 52
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt tại xã Phùng Xá .. 53
4.3.1. Chất thải sinh hoạt................................................................................. 53
4.3.2. Chất thải dệt nhuộm .............................................................................. 54
4.3.3. Chất thải chăn nuôi, trồng trọt .............................................................. 58

4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước sinh hoạt tại khu vực nghiên
cứu. .................................................................................................................. 58
4.4.1 Giải pháp tuyên truyền ........................................................................... 58
4.4.2 Giải pháp quản lý ................................................................................... 59
4.4.3 Giải pháp cơng nghệ............................................................................... 59
4.4.4 Đề xuất mơ hình xử lý nước sinh hoạt cho các hộ ................................. 63
CHƯƠNG V KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................ 65
5.1. Kết luận .................................................................................................... 65
5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 66
5.3.Khuyến nghị .............................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
v


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Một số thông tin về địa điểm vị trí lấy mẫu nước tại xã Phùng Xá
......................................................................................................................... 21
Bảng 2.2: Tổng hợp phương pháp phân tích các thơng số chất lượng nước . 23
Bảng 2.3: Thể tích các hóa chất cần để phân tích COD ................................. 28
Bảng 4.1: Tỉ lệ các loại hình sử dụng nước sinh hoạt tại xã Phùng Xá .......... 38
Bảng 4.2. Biện pháp xử lý nước sinh hoạt đang áp dụng tại địa phương ....... 40
Bảng 4.3 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm xã Phùng Xá .................. 42
Bảng 4.4 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt xã Phùng Xá ..................... 43
Bảng 4.5 kết quả phân tích các thơng số trong mẫu nước sinh hoạt............... 45
Bảng 4.6: Hiệu suất xử lý nước sinh hoạt của hộ số 1 .................................... 60
Bảng 4.7 : Hiệu suất xử lý nước sinh hoạt của hộ số 2 ................................... 61
Bảng 4.8 : Hiệu suất xử lý nước sinh hoạt của hộ số 3 ................................... 61
Bảng 4.9 : Hiệu suất xử lý nước sinh hoạt của hộ số 4 ................................... 62
Bảng 5.1 : Chi phí xây dựng hệ thống lọc nước cho hộ gia đình ................... 64

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ % các loại hình sử dụng nước sinh hoạt.................... 39
Hình 4.2 : Độ pH tại các điểm lấy mẫu ........................................................... 46
Hình 4.3 : Hàm lượng nitrit tại khu vực nghiên cứu ....................................... 47
Hình 4.4 : Tổng chất rắn hịa tan tại khu vực nghiên cứu ............................... 48
Hình 4.5 : Độ cứng Trong nước tại khu vực nghiên cứu ................................ 49
Hình 4.6 : Hàm lượng Amoni tại khu vực nghiên cứu ................................... 50
Hình 4.8: Hàm lượng sắt tại các điểm lấy mẫu ............................................... 52
Hình 4.9a : Đường ống dẫn nước thải dệt nhuộm chảy ra sơng Đáy.............. 54
Hình 4.9b : Rác thải sinh hoạt nằm cạnh máng dẫn nước thải dệt nhuộm chưa
qua xử lý .......................................................................................................... 55

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước là một nguồn tài nguyên vô cùng q giá đối với con người. Cũng
giống như khơng khí, nước là một thành phần thiết yếu để duy trì cuộc sống.
Nước chiếm khoảng 70% khối lượng của cơ thể con người và là một thành phần
quan trọng của quá trình trao đổi chất, một dung mơi cho nhiều chất hòa tan
của cơ thể. Nguồn nước sạch cung cấp cho cơ thể để duy trì sự sống, vậy nên
con người khơng thể sống mà khơng có nước. Ngồi ra, nước cần cho hoạt động
sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, du lịch.... Thiếu nước, đất đai khô cằn, cây
cối, muôn vật cũng không thể tồn tại phát triển. Tuy nhiên, ngày nay với tốc độ
phát triển cơng nghiệp hóa hiện đại hóa cùng với sự bùng nổ về dân số đã khiến
cho nguồn tài nguyên nước đã và đang bị ô nhiễm, suy giảm về cả số lượng và
chất lượng.
Theo dự báo của tổ chức Nơng lương LHQ (FAO) ước tính, vào năm 2025
có khoảng 1,8 tỉ người sẽ sống ở những khu vực "hoàn toàn thiếu nước" và 2/3

dân số thế giới có thể chịu hồn cảnh "bị căng thẳng về nước". Còn hiện 1 tỉ
người trên thế giới đang bị ám ảnh về sự khan hiếm nước và mỗi ngày có tới
4.000 trẻ em bị chết vì dùng nước không đảm bảo vệ sinh. Theo thống kê của
các nhà khoa học nhu cầu về nước trên toàn thế giới sẽ tăng khoảng 45% trong
khi nguồn nước sạch thì lại đang dần cạn kiêt. Dự báo đến trước năm 2030, có
khoảng 60 quốc gia lâm vào tình trạng thiếu nước trầm trọng. hiện nay, việc
nghiên cứu các phương pháp nhằm quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước
sạch là việc cần thiết để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá cho thế hệ tương
lai[5].
Xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội là một xã nằm dọc con
sông Đáy nổi tiếng với nghề dệt khăn truyền thống có tổng cộng 40 doanh
nghiệp mang lại việc làm cho hàng nghìn người dân lao động. Tuy nhiên với
đặc thù của ngành nghề sản xuất dệt nhuộm, nguồn nước thải đã làm ô nhiễm
nghiêm trọng đến chất lượng nước khu vực đặc biệt là nước trên sông Đáy và
nước ngầm mà người dân dùng để sinh hoạt.
Đề tài:"Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất
lượng nước sinh hoạt tại xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội"
được thực hiện để điều tra thực trạng ô nhiễm nguồn nước và giúp nâng cao
chất lượng nước sinh hoạt của người dân trong khu vực.

1


1.1.

CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Một số khái niệm liên quan đến nước sinh hoạt

1.1.1. Khái niệm nước sinh hoạt

Nước là một hợp chất hóa học của ơxy và hiđrơ, có cơng thức hóa học là
H2O. Với các tính chất lí hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết hiđrơ
và tính bất thường của khối lượng riêng). Nước là một chất rất quan trọng trong
nhiều ngành khoa học và trong đời sống. 70% diện tích của Trái Đất được nước
che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn
có thể khai thác dùng làm nước uống.
Nước sinh hoạt là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh
của con người[6].
Nước sạch là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước
sạch của Việt Nam[6].
Nguồn nước sinh hoạt là nguồn nước có thể cung cấp nước sinh hoạt
hoặc có thể xử lý thành nước sinh hoạt [6].
Hiện nay, nguồn cấp nước cho sinh hoạt chủ yếu gồm có nước dưới đất,
nước mặt, nước mưa. Trong đó: nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc
hải đảo; nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất.
1.1.2. Một số nguồn cấp nước sinh hoạt
1.1.2.1. Nước mặt
Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo [12]. Nước mặt
được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy vào
đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất. Sự bốc hơi nước trong đất, ao, hồ, sơng,
biển; sự thốt hơi nước ở thực vật và động vật, hơi nước vào trong khơng khí
sau đó bị ngưng tụ lại trở về thể lỏng rơi xuống mặt đất hình thành mưa, nước
mưa chảy tràn trên mặt đất từ nơi cao đến nơi thấp tạo nên các dịng chảy hình
thành nên thác, ghềnh, suối, sơng và được tích tụ lại ở những nơi thấp trên lục

2


địa hình thành hồ hoặc được đưa thẳng ra biển hình thành nên lớp nước trên bề
mặt của vỏ trái đất.

Thành phần hóa học của nước mặt phụ thuộc vào tính chất đất đai mà dịng
nước chảy qua đến các thủy vực, chất lượng nước mặt còn chịu ảnh hưởng bởi
các quá trình tự nhiên cũng như các hoạt động của con người.
Trong nước mặt thường xuyên có các chất khí hịa tan chủ yếu là oxy.
Nước mặt thường có hàm lượng chất rắn lơ lửng đáng kể với kích thước khác
nhau, một trong số chúng có khả năng lắng tự nhiên, một số là các chất lơ lửng
có kích thước hạt keo thường gây ra độ đục của nước. Ngồi ra, trong nước cịn
có nhiều rong rêu, tảo, động vật nổi và chất hữu cơ do sinh vật phân hủy.
Chất lượng nước mặt thay đổi theo không gian, thời gian. Ngày nay, dưới
tác động của các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người nguồn nước
mặt đang bị suy giảm về cả số lượng và chất lượng[12].
1.1.2.2. Nước ngầm
Nước ngầm (Nước dưới đất) là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới
đất [19]. Nước dưới đất có diện tích phân bố rộng rãi từ vùng ẩm ướt cho đến
các sa mạc, núi cao, vùng cực của Trái Đất.
Có 4 con đường hình thành nước dưới đất:
Do nước mưa, nước mặt trong sông hồ, đầm lầy,... ngấm xuống các tầng
đất đá bên dưới khi những tầng này có đới độ rỗng cao. Phần lớn nước dưới đất
thuộc dạng này.
Trong trầm tích, khi lắng đọng thì ở dạng bùn ướt. Q trình trầm tích
tiếp theo tạo ra lớp đè lên trên, gây nén kết đá và nước bị tách ra thành vỉa. Các
vỉa nước dưới đáy mỏ dầu khí thuộc dạng này.
Ngun sinh: Do magma nguội đi thì quá trình kết tinh xảy ra, lượng dư
hydro và oxy nếu có sẽ tách ra, rồi kết hợp thành nước. Đây là q trình chính
thời viễn cổ khi Trái Đất từ dạng khối vật chất nóng chảy nguội dần, nước tách
ra từ magma tạo ra khí hơi nước, mây rồi tích tụ tạo ra các đại dương cổ. Nguồn

3



nước từ magma đã giảm nhiều, do vỏ rắn Trái Đất hiện dày hơn, và hydro là
nguyên tố nhẹ nên ít nằm lại trong lòng Trái Đất.
Thứ sinh: Các hoạt động xâm nhập làm nóng đất đá, gây biến chất các lớp
trầm tích bên trên, dẫn đến giải phóng nước từ trầm tích [12].
Nước dưới đất được phân chia thành nhiều loại trong đó nước ngầm là
một dạng của nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như
cát, sạn, cát bồ kết, trong các khe nứt, hang karxto dưới bề mặt Trái Đất. Nguồn
nước ngầm cũng chính là nguồn cung cấp nước chính cho các hoạt động sinh
hoạt.
So với nước mặt, chất lượng nước dưới đất thường tốt hơn và ít chịu ảnh
hưởng bởi các tác động của con người. Vì vậy, thành phần và tính chất của
nước dưới đất cũng khác so với nước mặt. Trong nước dưới đất hầu như không
chứa rong tảo, các chất rắn lơ lửng một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm
nguồn nước. Thành phần đánh quan tâm trong nước dưới đất là các tạp chất
hòa tan do ảnh hưởng của điều kiện địa tầng, thời tiết, các q trình phong hóa
và sinh hóa ở khu vực. Nước dưới đất thường có pH thấp hơn so với nước mặt,
trong nước thường xuyên tồn có mặt các ion Mn2+, Fe2+, Ca2+, Mg2+,…
Ngồi ra, nước dưới đất cũng có thể bị nhiễm bẩn do các tác động của con
người. Các chất thải của con người và động vật, các chất thải sinh hoạt, chất
thải hóa học, việc sử dụng phân bón hóa học,… tất cả những chất thải đó theo
thời gian nó sẽ ngấm xuống đất vào nguồn nước, tích tụ và làm ô nhiễm nguồn
nước dưới đất.
1.1.2.3. Nước mưa
Mưa là một dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh, mưa có
các dạng như: mưa phùn, mưa rào, mưa đá, các dạng khác như tuyết, mưa tuyết,
sương. Mưa được tạo ra khi các giọt nước khác nhau rơi xuống bề mặt Trái Đất
từ các đám mây. Không phải tồn bộ các cơn mưa đều có thể rơi xuống đến bề
mặt, một số bị bốc hơi trên đường rơi xuống do đi qua khơng khí khơ, tạo ra
một dạng khác của sự ngưng đọng[20].
4



Nước mưa có phần giống như nước cất vì cũng là hơi nước ngưng tụ. Hơi
nước từ mặt biển, sông, hồ... bốc lên nhập vào các tầng khí quyển, gặp lạnh
ngưng tụ lại và rơi thành mưa. Nhưng nước mưa khác với nước cất ở chỗ là có
chứa nhiều yếu tố hóa học vi sinh vật mà nước mưa đã hấp thụ suốt q trình
giao lưu trong khí quyển. Nước mưa rơi từ độ cao xuống sẽ hòa tan và tiếp xúc
với các tạp chất trong khơng khí, vì vậy trong nước mưa có chứa nhiều bụi, vi
khuẩn, các tạp chất hóa học vơ cơ và hữu cơ. Lượng vi khuẩn và các tạp chất
hóa học nhiều hay ít tùy thuộc vào mùa và từng vùng, từng khu vực…
Nước mưa là loại nước mềm vì khơng có các muối khống Ca, Mg; nước
có tính axit nhẹ (độ pH khoảng từ 6,2 - 6,4) do khí Nitơ kết hợp với Oxy (nhờ
các tia lửa điện của sấm sét) rồi kết hợp với nước thành axit Nitric, đồng thời
cùng với nhiều loại axit khác do quá trình kết hợp trong lưu chuyển, vì thế nước
mưa dễ gây nhiễm độc chì nếu ống dẫn nước, gáo múc và dụng cụ đựng nước
có chất chì. Tuy nhiên, nước mưa vẫn là nguồn nước tốt đối với những vùng
chưa có nước máy, nước ngọt và khơng đào được giếng.
1.1.3. Các hình thức sử dụng nước sinh hoạt phổ biến ở Việt Nam
1.1.3.1. Giếng khoan
Giếng khoan được sử dụng để khai thác nước ngầm ở các vùng thiếu nước
ngầm tầng nơng hoặc khơng đủ diện tích mặt bằng để đào giếng. Đặc điểm
chung của giếng khoan là sâu và có chất lượng nước đảm bảo hơn nước giếng
đào.
Hiện nay, các giếng khoan thường đi kèm với hệ thống bể lọc đơn giản sử
dụng các vật liệu lọc như cát, sỏi, than hoạt tính,… nhằm nâng cao chất lượng
nước ngầm.
1.1.3.2. Giếng khơi
Giếng khơi hay giếng đào – đây là hình thức khai thác nước ngầm, được áp
dụng rộng rãi ở các vùng nông thôn Việt Nam. Giếng khơi thường có độ sâu khơng
lớn do đó nguồn nước vẫn bị ảnh hưởng của nguồn nước mặt và nguồn nước thải.

Đặc biệt, giếng khơi có thể mất khả năng sử dụng trong một khoảng thời gian khi
5


xảy ra lũ lụt, lũ quét nếu biện pháp xử lý thích hợp. Hiện nay, nguồn nước giếng
khơi ở nhiều nơi có chứa hàm lượng lớn các chất ơ nhiễm như: nitrat, chất hữu
cơ, sắt, độ đục và vi khuẩn gây bệnh...
1.1.3.3. Bể chứa nước mưa
Bể chứa nước mưa cũng là một hình thức sử dụng rộng rãi ở các vùng
nông thôn, đặc biệt là ở các vùng nông thôn miền núi và được coi là an toàn.
Tuy nhiên hiện nay, vấn đề ơ nhiễm mơi trường khơng khí đang ngày càng gia
tăng đã làm suy giảm chất lượng nước mưa, mặt khác do biến đỏi khí hậu lượng
nước mưa cũng thay đổi thất thường không đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng.
1.1.3.4. Hệ thống cấp nước (nước máy)
Hệ thống cấp nước là tổ hợp những cơng trình có chức năng thu nước, xử
lý nước, vận chuyển, điều hòa và phân phối nước [13]. Hệ thống này được áp
dụng cho các thành phố, đô thị, cộng đồng nông thôn, khu cơng nghiệp,… nhằm
mục đích phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, chữa cháy. Nước được
lấy từ các nguồn nước mặt, nước ngầm qua các khâu xử lý và được chứa trong
các bể chứa nước sạch có dung tích lớn. Sau đó, nước được bơm lên đài nước
hoặc trực tiếp đẩy đi đến từng hộ sử dụng.
1.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước sinh hoạt
 Màu sắc

-

Nước tự nhiên thường trong suốt và không màu, cho phép ánh

sáng mặt trời có thể chiếu tới các tầng nước sâu. Nước sinh hoạt chủ yếu lấy từ
nguồn nước ngầm thông thường khi vừa bơm lên nước trong, không màu tuy

nhiên khi để tiếp xúc với khơng khí một thời gian sẽ xuất hiện các phản ứng
oxy hóa các ion kim loại có trong nước làm cho nước có màu. Tùy theo màu
sắc của nước có thể đánh giá mức độ và ngun nhân ơ nhiễm từ đó lựa chọn
phương pháp xử lý hiệu quả.
 Mùi

Nước tự nhiên không mùi, khơng vị. Nước có mùi vị lạ gây cảm giác
khó chịu, ngun nhân là do các túi khí trong lòng đất được bơm lên theo
6


dòng nước (mùi bùn đất) hoặc do nguồn nước thải, sự phân hủy chất hữu
cơ ở khu vực xung quanh thấm vào mạch nước ngầm (mùi trứng thối),
cũng có thể do trong nguồn nước có các ion sắt, magan gây mùi tanh,…
 Độ pH

- Giá trị pH là một trong những yếu tố quan trọng để xác định nước về
mặt hóa học. pH là chỉ tiêu quan trọng đối với mỗi giai đoạn trong môi trường,
là một chỉ tiêu cần phải kiểm tra đối với chất lượng nước. Trong nước uống,
pH hầu như rất ít ảnh hưởng tới sức khỏe, trừ khi cho trẻ nhỏ uống trực tiếp
trong thời gian tương đối dài (ảnh hưởng đến hệ men tiêu hóa ). Khi pH < 6,5
nước có tính axit, ăn mịn gây tác hại đối với đường uống, các vật liệu chứa
nước, có thể gây nguy cơ hịa tan các kim loại vào trong nước như sắt, đồng,
kẽm,.. có trong các vật chứa nước, đường ống nước. Khi pH > 8 làm giảm hiệu
suất diệt khuẩn bằng Clo.
- Độ đục
Độ đục của nước là mức độ ngăn cản ánh sáng xuyên qua
nước.Độ đục của nước có thể do nhiều loại chất lơ lửng bao gồm các loại
có kích thước hạt keo đến những hệ phân tán thô gây nên như các chất
huyền phù, các hạt cặn đất cát, các vi sinh vật,... Nó cũng chưa nhiều

thành phần hố học : vơ cơ, hữu cơ...
+ Độ đục cao biểu thị nồng độ nhiễm bẩn trong nước cao.
+ Nó ảnh hưởng đến quá trình lọc vì lỗ thốt nước sẽ nhanh
chóng bị bịt kín.
- Độ cứng
Độ cứng là đại lượng biểu thị hàm lượng các các ion hóa trị (II) mà chủ
yếu là ion Ca2+ và Mg2+. Độ cứng được chia làm 3 loại bao gồm:
+ Độ cứng toàn phần biểu thị tổng hàm lượng ion Ca2+ và Mg2+ có trong
nước;
+ Độ cứng tạm thời là hàm lượng các muối của ion HCO3-, CO32- với Ca2+ và
Mg2+;
7


+ Độ cứng vĩnh cữu là hàm lượng các muối của ion Cl-, SO42-, HSO4- với
Ca2+ và Mg2+.
Dùng nước có độ cứng cao trong sinh hoạt sẽ gây lãng phí xà phịng khi
giặc giũ, đóng rắn trong các thành ống dẫn của nồi hơi làm giảm khả năng trao
đổi nhiệt của thiết bị, làm tăng tính ăn mịn do tăng nồng độ ion H+.
- Tổng chất rắn hòa tan ( TDS – Total Dissolved Solids )
Tổng chất rắn hoà tan là tổng số các ion mang điện tích bao gồm khoáng
chất, nitrat, canxi, magie, muối bicacbonat, clorua, sulfat, ion natri hữu cơ và
các ion khác. Một số chất hòa tan trong nước là các nguyên tố vi lượng cần thiết
cho cơ thể khi ở hàm lượng nhỏ, nếu hàm lượng các chất này vượt quá ngưỡng
cho phép có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Vì vậy,
TDS thường được lấy làm cơ sở ban đầu để xác định mức độ sạch của nguồn
nước.
- Nhu cầu oxy hoá học (COD)
Chỉ số COD là lượng oxy cần thiết tính bằng gam hoặc miligam cho q
trình oxy hố các chất hữu cơ trong mẫu nước thành cacbonic và nước. Chỉ số

COD biểu thị lượng chất hữu cơ có thể oxy hoá bằng hoá học, bao gồm cả
lượng các chất hữu cơ khơng bị oxy hố bằng vi sinh vật.
- Các hợp chất của Nitơ
Các hợp chất của Nitơ có thể có sẵn trong tự nhiên. Tuy nhiên, sự tăng
về mặt hàm lượng của các hợp chất Nitơ trong nguồn nước câp sinh hoạt là do
sự phát sinh trong các hoạt động nơng nghiệp, các dịng thải. Khi thai khác
nguồn nước ngầm, vi sinh vật trong nước nhờ oxy hóa khơng khí chuyển amoni
thành nitrit và nitrat tích tụ trong nguồn nước. Khi con người sử dụng nguồn
nước này với mục đích ăn uống thì cơ thể sẽ hấp thụ nitrit vào máu và chất này
sẽ tranh oxy của hồng cầu làm cho Hemoglobin mất khả năng lấy oxy, dẫn đến
tình trạng thiếu máu, xanh da.

8


Ngoài ra, Nitrit kết hợp với các axit amin trong thực phẩm làm thành một
hợp chất Nitrosamin, chất này có thể gây tổn thương tế bào, đây cũng là nguyên
nhân gây ra ung thư.
- Hàm lượng sắt tổng số trong nước
Trong nước ngầm, Sắt thường tồn tại dưới dạng ion Fe2+, kết hợp với các
gốc bicacbonat, sunfat, clorua đôi khi tồn tại dưới dạng keo của axit humic,
funvic hoặc keo silic. Hàm lượng sắt có trong nước trong các nguồn nước ngầm
thường cao và phân bố không đều, phụ thuộc vào các lớp trầm tích dưới đất sâu
nơi dịng nước chảy qua. Khi tiếp xúc với oxy hoặc các tác nhân oxy hóa, ion
Fe2+ bị oxy hóa thành ion Fe3+ và kết tủa thành các bơng cặn Fe(OH)3 có màu
đỏ nâu ây mất thẩm mỹ cho nước, làm cho quần áo bị ố vàng, sàn nhà, dụng cụ
bị ố màu nâu đỏ. Hơn nữa, khi nước chảy qua đường ống, sắt sẽ lắng cặn gây
gỉ sét, tắc nghẽn trong đường ống. Ngồi ra, lượng sắt có nhiều trong nước sẽ
làm cho thực phẩm biến chất, thay đổi màu sắc, mùi vị; làm giảm việc tiêu hóa
và hấp thu các loại thực phẩm, gây khó tiêu…

- Hàm lượng các kim loại nặng trong nước
do đặc điểm của loại hình sản xuất của khu vực nước thải dệt nhuộm sẽ
chứa hàm lượng cao các kim loại nặng như Pb, Cd, As các kim loại có trong
nước sinh hoạt người dân sử dụng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
của người dân do độc tính cao.
1.3. Thực trạng sử dụng nước sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam
1.3.1 Trên thế giới
Diện tích có nước bao phủ chiếm 3/4 diện tích bề mặt Trái Đất và là
nguồn tài nguyên quý giá của mọi vạn vật trên thế giới. Tuy nhiên, chỉ có dưới
3% là nguồn nước ngọt. Trong đó, 0,3% nước ngọt thế giới trong các sông, hồ;
30% là nước ngầm, phần cịn lại trên các sơng băng, núi băng. Chính vì vậy,
trên thế giới, có khoảng 4 tỷ người đang gặp tình trạng thiếu trầm trọng nước ít
nhất 1 tháng trong 1 năm.

9


Những con số này chỉ ra một thực trạng đáng báo động: nước sạch đang
dần cạn kiệt ở nhiều nơi trên thế giới. Tại các quốc gia đông dân như Trung
Quốc, Ấn Độ và các quốc gia nghèo đói như Bangladesh, Pakistan, Nigeria
đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng. Không chỉ ở các quốc
gia mà ngay tại Mỹ, cụ thể là ở các bang California, Texas và Florida cũng đang
đối mặt với nguy cơ thiếu nước sạch (theo báo Khoahoc.tv). vấn nạn này đã
gióng lên hồi chng cảnh báo cực kỳ nghiêm trọng đối với tình trạng thiếu
nước sạch trên toàn cầu.
Báo cáo phát triển nước thế giới năm 2021 cho rằng nhiều người lãng
phí hay lạm dụng nước vì họ có xu hướng chỉ nghĩ về giá trị của nó theo khía
cạnh tiền tệ.
Họ đánh giá quá thấp giá trị thực sự của nước, bao gồm cả các giá trị về
văn hóa và sức khỏe – những giá trị rất khó để đo đếm được.

“Nhiều trong số các vấn đề của chúng ta nảy sinh bởi vì chúng ta khơng
đánh giá đúng giá trị của nước; thường cho là nước khơng có giá trị gì cả”,
Gilbert F. Houngbo, Chủ tịch Ủy ban về Nước của Liên hợp quốc, nói trong
một thơng cáo, khi bản báo cáo được công bố trong Ngày Nước thế giới (223).
Dưới đây là 10 sự thật về nước và những cộng đồng dễ bị tổn thương
đang phải khó khăn thế nào để tiếp cận nguồn nước khi nhu cầu ngày càng tăng
lên và sự ấm lên của trái đất làm tăng nguy cơ khan hiếm nguồn nước.
1. Cứ 10 người trên tồn thế giới thì có bốn người khơng có đủ nước an
toàn để uống. Cho tới năm 2050, hơn một nửa dân số toàn cầu được cho là sẽ
phải đối mặt với tình trạng thiếu nước, phát sinh khi nhu cầu vượt quá các
nguồn nước sẵn có.
2. Hơn hai tỷ người sống tại các quốc gia đang trong tình trạng thiếu
nước và ước tính khoảng bốn tỷ người sống trong các khu vực bị thiếu nước
trầm trọng trong ít nhất một tháng mỗi năm.

10


3. Cứ năm trẻ em trên tồn thế giới thì có một trẻ khơng có đủ nước cho
nhu cầu hằng này và trẻ em ở hơn 80 quốc gia sống trong các khu vực dễ bị tổn
thương về nước ở mức cao, điều đó có nghĩa là các khu vực này phụ thuộc vào
nguồn nước mặt, các nguồn nước chưa được xử lý hay các nguồn nước phải
mất hơn 30 phút để có thể lấy được.
4. Khu vực đơng và nam châu Phi có tỷ lệ trẻ em sống ở các khu vực như
trên cao nhất, với 58% đang phải đối mặt với việc khó tiếp cận đủ nước mỗi
ngày.
5. Cứ năm người trên tồn thế giới thì có hai người (tương đương ba tỷ
người), không được rửa tay với nước và xà phòng ở nhà, bao gồm gần 3/4 số
người ở những quốc gia nghèo nhất.
6. Việc cung cấp nước uống an toàn và vệ sinh ở 140 quốc gia có thu

nhập thấp và trung bình sẽ tốn 114 tỷ USD/năm, trong khi nhiều lợi ích về xã
hội và kinh tế của nước an tồn lại khó định giá.
7. Nhu cầu sử dụng nước sạch trên toàn cầu đã tăng gấp sáu lần trong
100 năm qua và đang tiếp tục tăng với tốc độ khoảng 1%/năm kể từ những năm
1980.
8. Nông nghiệp chiếm gần 70% lượng nước được hút từ nước mặt hay
nước ngầm trên toàn cầu, chủ yếu để phục vụ hoạt động tưới tiêu, ngồi ra cịn
để chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản. Tỷ lệ này có thể lên đến 95% ở
một số quốc gia đang phát triển.
9. Biến đổi khí hậu đang làm thay đổi các hình thái mưa, giảm lượng
nước sẵn có và làm trầm trọng hơn thiệt hại do lũ lụt và hạn hán trên toàn thế
giới.
10. Sự tan chảy của các lớp băng bao phủ và sông băng đang gây ra nhiều
hệ quả hơn, như các trận lũ quét trong ngắn hạn, đồng thời đe dọa làm giảm các
nguồn cung nước cho hàng trăm triệu người trong tương lai[11].
1.3.2. Tại Việt Nam

11


Theo đánh giá của Hội Tài nguyên nước quốc tế ( IWRA), hiện nay Việt
Nam đang được xếp hạng vào nhóm quốc gia bị thiếu nước. Ước tính, lượng
nước bình quân đầu người mỗi năm của người dân Việt chỉ là 3.840 m3/người,
thấp hơn so với chỉ tiêu tối thiểu là 4.000m3/ người/ năm.[14]
Một thống kê gần đây của Viện y học lao động và vệ sinh môi trường
cho thấy, có tới 20% dân số Việt Nam hiện chưa từng được tiếp cận với nguồn
nước sạch. Mức độ ô nhiễm, khan hiếm nguồn nước sạch hiện đang trong tình
trạng báo động rất nguy hiểm. Và nguyên nhân chủ yếu là hạn hán gay gắt kéo
dài tại nhiều nơi. Đồng thời tình trạng ơ nhiễm mơi trường và nguồn nước xảy
ra nghiêm trọng.

Hiện tượng xâm nhập mặn do ảnh hưởng từ nước sinh hoạt và các chất
thải sản xuất làm cho nguồn nước sạch bị ảnh hưởng, mạch nước ngầm từ thành
thị đến nông thôn đều bị ô nhiễm, đặc biệt là tại các trung tâm thành phố lớn
như Hà Nội và Hồ Chí Minh[14].
Nhu cầu sử dụng nước của con người ngày càng lớn nhưng lượng nước
sạch sử dụng được thì lại có hạn. Tình trạng mất nước triền miên liên tục xảy
ra. Đồng thời khiến cho cuộc sống gia đình bạn bị đảo lộn.
Theo thống kê gần đây của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường,
trung bình mỗi năm, Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì sử dụng
nguồn nước bẩn và bị ơ nhiễm trầm trọng và điều kiện vệ sinh kém. Hàng năm,
có gần 200.000 người mắc bệnh ung thư, 250.000 người bị mắc bệnh tiêu chảy
cấp phải nhập viện mà một trong những nguyên nhân chính bắt nguồn từ nguồn
nước sinh hoạt bị ô nhiễm[9].
Việc khai thác, sử dụng nguồn nước ngầm không hợp lý đã dẫn đến hạ thấp
mực nước ngầm, tình trạng nước bị nhiễm mặn khá phổ biến ở nhiều vùng ven
biển, ảnh hưởng tới tầng nước ngọt. Người dân khơng có nước ngọt để sử dụng.
Ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của con người. Do đó điều quan
trọng và cần thiết đối với mỗi người hiện nay đó là cần phải có ý thức hơn trong

12


việc sử dụng các nguồn nước sạch. Cần sử dụng khoa học, tránh lãng phí nguồn
nước[10].
1.4. Một số cơng trình nghiên cứu về mơ hình xử lý nước cấp sinh hoạt tại
hộ gia đình
1.4.1. Trên thế giới
Mơ hình lọc nước bằng cát
Nước bị ơ nhiễm có thể được làm sạch hiệu quả hơn nhiều bằng cách sử
dụng một loại vật liệu giá rẻ, được mệnh danh là "siêu cát", nó có thể được

dùng như một cách lọc nước ít tốn kém tại các nước đang phát triển. Đây là loại
cát được tráng bên ngồi một loại ơ-xit có từ loại vật liệu khá phổ biến, than
chì - thường được sử dụng làm lõi bút chì. Nhóm nghiên cứu đã mơ tả cụ thể
trong tạp chí của Hiệp Hội Hóa học Mỹ. Cát được tráng lớp graphite là một giải
pháp có thể cân nhắc, đặc biệt là khi con người đã biết dùng cát để lọc nước
sạch từ thời cổ đại. "Siêu cát" được coi là một biện pháp tiết kiệm chi phí nhưng
hiệu quả trong việc lọc nước. Với cát thường, việc lọc nước có thể khơng mấy
thuận tiện. Kết hợp chất liệu cát thô với chất liệu carbon, khiến cho sản phẩm
có khả năng lọc giữ cao các chất ô nhiễm, đồng thời cho phép dòng nước lưu
thông nhanh, cát trộn ô-xit graphite vào nước rồi trộn với cát thường, sau đó
làm nóng hỗn hợp lên đến 105 độ C trong vài giờ để nước bay hơi hết, còn lại
thành phẩm 'cát đã được tráng vỏ', dùng để lọc sạch nước ô nhiễm. Hiện tại
công nghệ này đang được áp dụng phổ biến ở Úc và một số quốc gia trên thế
giới.
Công nghệ lọc nước RO
Công nghệ lọc nước RO ứng dụng quy trình thẩm thấu ngược trong y tế,
kết hợp với màng lọc có kích thước cực nhỏ 0,1 - 0,5 nanomet cho ra chất
lượng nước tinh khiết đạt 99%.
Các sản phẩm lọc nước sử dụng công nghệ RO khơng kén nguồn nước
đầu vào. Thiết bị đều có thể lọc sạch sẽ cặn bẩn, rong rêu, vi khuẩn có hại. Đảm

13


bảo chất lượng nước đầu ra đạt chỉ tiêu theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Nguồn
nước sau khi lọc có thể uống trực tiếp mà khơng phải đun sơi.
Mặc dù vậy, trong quá trình loại bỏ cặn bẩn, vi khuẩn có hại,... cơng nghệ
RO cũng vơ tình loại bỏ hồn tồn khống chất có trong nước. Có thể khắc
phục bằng cách chọn mua thiết bị có các lõi bổ sung tái tạo khống chất đã mất.
Ngồi ra, máy chỉ hoạt động khi có điện.

Cơng nghệ lọc nước UF
Cơng nghệ lọc nước UF còn được gọi là màng siêu lọc, sử dụng màng
có áp suất thấp chỉ giữ lại những ion, khống chất, muối khống có ích và loại
bỏ những phần tử gây hại có kích thước lớn ra khỏi nguồn nước.
Công nghệ này tiết kiệm điện năng ở mức tối đa, khơng thải nước lãng
phí.
Do cặn bẩn, rong rêu và vi khuẩn sẽ bị giữ lại ở phía đáy cốc lọc nên sau
một thời gian sử dụng sẽ bị đóng cặn gây tắc nghẽn đầu lọc, ảnh hưởng chất
lượng nước.
1.4.1. Tại Việt Nam
Mơ hình bể lọc nước phèn 2 ngăn
Với một bể lọc nước 2,5m3, chia ra làm hai ngăn, một ngăn chứa nước bị
nhiễm phèn thể tích 1,15m3 và ngăn hai chứa nước đã lọc từ ngăn một 1,35m3.
Tại ngăn chứa nước phèn được xây thêm một ô chứa cát kích thước cao 0,4m,
rộng 0,3m, dài 1m giáp với vách của ngăn hai. Trong đó, vách xây ơ chứa cát
không tô vữa xi măng, nhằm tận dụng triệt để nước thấm qua cát. Khi cho cát
vào ô này, nhất thiết phải rửa cát thật sạch và nén cát lại thật kỹ. Đây là khâu
quan trọng nhất trong quá trình lọc nước, bởi nước phèn vào ngăn một sẽ thấm
qua ô cát này để chảy qua ngăn hai qua ba ống nhựa có đường kính 2,7cm (được
làm dưới lớp cát) theo ngun tắc bình thơng nhau và phèn sẽ được ngăn giữ
lại tại ô chứa cát này. Qua thực tế ứng dụng cho thấy, bể lọc nước với kích
thước trên có cơng suất lọc nước được 720 lít/giờ.

14


So với các phương pháp bể lọc truyền thống cùng quy mơ trước đây,
phương pháp này có tốc độ lọc nước nhanh hơn từ 40 đến 50 lần. Đặc biệt, sau
một năm sử dụng, chỉ cần tiến hành rửa cát một lần với thời gian chỉ mất nữa
tiếng đồng hồ[15].

Đánh giá mơ hình: ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Đặc biệt có thể áp
dụng trên quy mơ lớn. Trường mầm non Phú Hiệp, thị trấn Định Quán, huyện
Định Quán là trường có quy mơ khá lớn với khoảng 400 cháu, vì vậy nhu cầu
sử dụng nước sạch để phục vụ cho các cháu trong sinh hoạt trong những năm
qua là hết sức bất thiết. Cùng với việc xây dựng cơ sở trường lớp, năm 2003
nhà trường cũng đã đầu tư khoan giếng và lắp đặt thêm bồn chứa nước. Thế
nhưng từ đó đến năm 2008, nguồn nước từ giếng khoan này không sử dụng
được vào bất cứ công việc gì do bị nhiễm phèn rất nặng. Cuối năm 2008, khi
được phòng giáo dục huyện giới thiệu về giải pháp lọc nước phèn này, nhà
trường nhanh chóng áp dụng và đã xử lý phèn hiệu quả. Từ nguồn nước váng
phèn vàng ố, sau khi lọc đã cho nước sạch hơn và trong hơn. Bể lọc này là ít
tốn cát, giá thành rẻ, vật liệu sẵn có dễ tìm, tốc độ lọc nhanh đủ để gia đình sử
dụng trong sinh hoạt gia đình hằng ngày[15].
Bể lọc nước bằng than bùn
Thực ra để đạt được điều này, cần tiến hành một khâu trung gian quan
trọng, đó là biến than bùn thành than hoạt tính, vật liệu hấp thụ "kỳ diệu". Tuy
có thể được chế tạo từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng than hoạt tính làm từ than
bùn vẫn có hiệu quả lọc nước cao hơn cả, đồng thời, tài nguyên này ở nước ta
lại rất dồi dào.
Vừa qua, Viện Nghiên cứu địa chất và khống sản (Bộ Cơng nghiệp)
cùng Phân viện Phịng hóa vũ khí NBC, Trung tâm Cơng nghệ xử lý mơi trường
(Bộ Quốc phịng) đã phối hợp, nghiên cứu và ứng dụng thành cơng việc dùng
than hoạt tính sản xuất từ than bùn để xử lý nước sinh hoạt. Công nghệ này đã
được triển khai thí điểm ở xã Bình Tân (huyện Gị Cơng Tây, tỉnh Tiền Giang).

15


Than hoạt tính là loại vật liệu có khả năng hấp thụ đặc biệt, nên được sử
dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có việc ứng dụng để xử lý nước sinh hoạt.

Than hoạt tính có nhiều dạng: dạng bột, dạng ép, mảnh, sợi ống... mỗi loại có
một chức năng và có khả năng hấp phụ khác nhau. Than hoạt tính có thể sản
xuất từ nguồn ngun liệu khác nhau như than antraxit, than bitum, gáo dừa,
gỗ, xương động vật, sản phẩm dầu mỏ...
Tuy nhiên, hiệu quả lọc nước của than hoạt tính chế tạo từ than bùn vẫn
cao hơn cả. Nguyên nhân là do dạng than hoạt tính này chứa nhiều lỗ kích thước
bé và kích thước lớn, vì vậy, nó có thể hấp phụ các chất hữu cơ phân tử bé cũng
như phân tử lớn.
Để có thể xử lý nước sinh hoạt có hiệu quả, phương pháp truyền thống
được áp dụng trên thế giới là lắng và lọc. Phương pháp lắng, lọc được cải tiến
khi áp dụng công nghệ mới là than hoạt tính dạng hạt và dạng bột đã mang lại
hiệu quả kinh tế cao. Trên cơ sở phương pháp này, các nhà khoa học Việt Nam
đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hai loại thiết bị lọc nước phù hợp với quy mơ
hộ gia đình và cụm dân cư. Các trang thiết bị rất gọn nhẹ, dễ sử dụng để bảo
hành và thay thế.
Quy trình lọc nước bằng than hoạt tính
Loại cho các hộ gia đình có cơng suất khoảng 1 m3/ngày, gồm hai bộ
phận chính là bể chứa và bình lọc. Những bình lọc 2 lít có thể tiến hành lọc mỗi
ngày 10 lần, cần lúc nào xử lý lúc ấy, chỉ cần sau 30 phút là có nước sạch dùng.
Nếu dùng bằng thùng nhựa, giá thành mỗi thiết bị như thế khoảng 600 nghìn
đồng. Tùy theo mức độ nhiễm bẩn của nước và chất lượng than hoạt tính ở bình
lọc mà xác định thời gian tái sinh hay thay thế than hoạt tính[16].
Mơ hình bể lọc nước giếng khoan
Nguyên vật liệu chủ yếu là cát thạch anh, than hoạt tính, sỏi nhỏ, sỏi
lớn… ống nhựa PVC để làm giàn phun mưa, các van khóa, mở nước. Lớp dưới
cùng là sỏi, tạo khoảng trống để thu gom nước. Tiếp theo là lớp than hoạt tính,
dùng loại hạt than càng nhỏ càng tốt để hấp phụ mùi, màu và các loại hóa chất
16



hòa tan. Trên cùng là lớp cát thạch anh, cát vàng hoặc cát đen (nếu muốn khử
sắt, mangan và mùi tanh). Điểm khác biệt ở đây là vật liệu lọc phải là cát thạch
anh, than hoạt tính, đồng thời bể lọc này luôn phải ngập nước, tạo độ mịn trong
các lớp vật liệu.
Mơ hình này khá đơn giản, chi phí xây dựng thấp, dễ dàng vệ sinh cát
định kỳ, được áp dụng khá phổ biến ở các hộ gia đình, hiệu quả lọc nước cũng
khá cao, chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt[17].

17


CHƯƠNG 2.
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung:
Đề tài góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng nước sinh hoạt cho
người dân tại khu vực xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
* Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá được chất lượng nước sinh hoạt của người dân tại xã Phùng
Xá, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
+ Đề xuất được giải pháp nâng cao chất lượng nước sinh hoạt tại khu vực
nghiên cứu
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Nguồn nước sinh hoạt của người dân tại khu vực xã Phùng Xá, huyện
Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
* Phạm vi nghiên cứu:
Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại thời điểm thực hiện khóa luận tốt
nghiệp (tháng 4 năm 2021) thông qua một số thông số cơ bản về chất lượng

nước sinh hoạt được Bộ y tế và Bộ Tài nguyên và môi trường quy định.
2.3. Nội dung nghiên cứu
 Nghiên cứu thực trạng sử dụng nước sinh hoạt tại xã Phùng Xá, huyện
Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
 Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức,
thành phố Hà Nội
 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt tại xã
Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà
 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước sinh hoạt tại khu vực nghiên
cứu.
18


×