Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường tại công ty tnhh thời trang star, huyện chương mỹ, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƯỜNG

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG MƠI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH THỜI TRANG
STAR, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 8440301

Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Huy Định
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thảo
Mã sinh viên: 1553060201
Khóa học: 2020-2021

Hà Nội, 2021


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình đào tạo đại học, kết hợp với vận dụng kiến
thức đã học ngồi trên ghế nhà trường vào thực tế, mỗi sinh viên ra trường cần
chuẩn bị những kiến thức chuyên môn vững, được sự đồng ý trường ĐH Lâm
nghiệp, khoa quản lý tài ngun rừng và mơi trường. Chương trình đào tạo thực
tập tốt nghiệp là một phần quan trọng không thể thiếu đối với sinh viên. Đây là
khoảng thời gian cho mỗi sinh viên củng cố được kiến thức chuyên môn, vận
dụng kiến thức ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã thực hiện luận văn tốt nghiệp với
tên đề tài: “Thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường
tại công ty TNHH Thời trang Star, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội”
Trong suốt quá trình học tập và khoảng thời gian thực tập tôi luôn được


sự quan tâm, động viên và giúp đỡ nhiệt tình.
Chính vì vậy, tơi xin trân thành cảm ơn thầy (cô) khoa quản lý tài ngun
rừng và mơi trường nói chung và thầy Vũ Huy Định người đã trực tiếp hướng
dẫn, đã dành nhiều thời gian trong suốt quá trình thực hiện đề tài này, để tơi
hồn thành tốt thời gian thực tập tại cơng ty TNHH Thời trang Star cũng như
hồn thiện bài luận văn được tốt hơn.
Tôi xin trân thành cảm ơn phịng pháp chế cơng ty TNHH Thời trang Star
đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt thời gian thực tập tốt
nghiệp. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn tới Chị Đào Thị Hiền đã khơng quản
ngại thời gian, khó khăn đã hướng dẫn tơi tìm hiểu quy trình thực tế hướng dẫn
và hồn thiện bài luận văn tốt nghiệp.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi và là chỗ dựa cho tôi trong suốt những năm dài học tập. Đồng thời cảm ơn tất
cả những bạn bè gắn bó cùng học tập, giúp đỡ nhau trong suốt thời gian qua,
cũng như trong suốt quá trình thực tập và thực hiện luận văn này.
Do năng lực, thời gian, trình độ học vấn cịn hạn chế nên đề tài và luận văn
khơng tránh khỏi những sai sót nhất định, vì vậy tơi rất mong được sự đóng góp ý
kiến của các thầy cơ giáo bạn bè để bài báo cáo của tơi được hồn thiện hơn.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn trân thành nhất tới mọi người !
Chương Mỹ, ngày 17 tháng 4 năm 2020
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thảo
i


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................ 2
1.1. Tổng quan về doanh nghiệp tại Việt Nam ..................................................... 2
1.1.1. Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động ......................................................... 3
1.1.2. Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường .......................................................... 3
1.1.3. Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký .............................. 4
1.1.4. Doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh ................. 4
1.2. Vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội ....................... 5
1.3. Công nghiệp sản xuất, gia công ngành dệt may ............................................. 6
1.4. Vấn đề môi trường trong ngành may và các giải pháp giảm thiểu tác động
môi trương trường của ngành may ...................................................................... 10
1.4.1. Vấn đề môi trường trong ngành may ........................................................ 10
1.4.2. Giải pháp giảm thiểu tác động môi trương trường của ngành may ......... 13
1.5. Quản lý nhà nước về môi trường tại các doanh nghiệp ............................... 16
1.5.1. Luật............................................................................................................ 16
1.5.2. Nghị định ................................................................................................... 16
1.5.3 Thông tư ..................................................................................................... 17
1.5.4.Tiêu chuẩn, quy chuẩn ............................................................................... 17
CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 19
2.1. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................... 19
2.1.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 19
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 19
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 19
ii


2.2.1. Đối tượng .................................................................................................. 19

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 19
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 19
2.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 20
2.4.1. Đánh giá hiện trạng môi trường công ty TNHH thời trang Star .............. 20
2.4.2 Đánh giá công tác quản lý, xử lý môi trường tại công ty TNHH thời trang
Star ...................................................................................................................... 20
2.4.3. Đề xuất giải pháp ...................................................................................... 20
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THỜI TRANG STAR ........ 22
3.1. Giới thiệu về công ty .................................................................................... 22
3.2. Vị trí địa lý ................................................................................................... 23
3.3. Cơ cấu tổ chức .............................................................................................. 24
3.4. Chính sách an tồn mơi trường .................................................................... 25
3.4.1. Chính sách về mơi trường tại cơng ty TNHH thời trang Star ................... 25
3.4.2. Chính sách về an tồn tại công ty TNHH thời trang Star ........................ 26
(Nguồn: Bộ phận tn thủ, tập đồn Crystal) .................................................... 26
3.5. Tình hình hoạt động sản xuất của công ty ................................................... 27
3.5.1. Sản lượng .................................................................................................. 27
3.5.2. Máy móc, thiết bị ....................................................................................... 27
3.5.3. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu, năng lượng của công ty ............................... 32
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 36
4.1. Hoạt động sản xuất và các nguồn phát thải tại công ty TNHH thời trang Star
............................................................................................................................. 36
4.1.1. Hoạt động sản xuất tại công ty TNHH thời trang Star ............................. 36
4.1.2. Các nguồn chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất .............................. 39
4.2. Hoạt động quản lý, xử lý chất thải tại Công ty TNHH thời trang Star ...... 44
4.2.1. Cơ cấu tổ chức và công tác quản lý môi trường ....................................... 44
4.2.2. Công tác thu gom và xử lý chất thải rắn ................................................... 46
4.2.3. Công tác thu gom và xử lý khí thải và bụi ................................................ 47
4.2.4. Cơng tác thu gom và xử lý nước thải ........................................................ 53
iii



4.3. Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường tại công ty TNHH thời trang Star
............................................................................................................................. 74
4.3.1. Giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2015 ... 74
4.3.2. Giải pháp về giáo dục, truyền thông môi trường ...................................... 75
4.3.3. Giải pháp về quản lý và xử lý chất thải rắn .............................................. 75
4.3.4. Biện pháp đối với bụi và khí thải .............................................................. 76
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ........................................................... 78

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BOD

Nhu cầu oxi hóa

BOD5

Nhu cầu oxi hóa trong 5 ngày

BQL

Ban quản lý

COD

Thơng số nhu cầu oxi hóa học


CPTPP

Hiệp định đối tác tồn diện và tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

CTR

Chất thải rắn

DN

Doanh nghiệp

EU

Liên minh châu âu

EVFTA

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam


FTA

Hiệp định thương mại tự do

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

KCN

Khu công nghiệp

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KKT

Khu kinh tế

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

TSS

Thông số chất rắn lơ lửng
v


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Các vấn đề môi trường ngành dệt nhuộm........................................... 12
Bảng 3.1: Danh mục máy móc tại công ty TNHH thời trang Star ...................... 27
Bảng 4.1: Thành phần khí thải lị hơi .................................................................. 40
Bảng 4.2 : Danh mục thiết bị cho xử lý khí thải ................................................. 48
Bảng 4.3: Kết quả quan trắc khơng khí xung quanh ........................................... 52
Bảng 4.4: Kết quả quan trắc khí thải lị hơi ........................................................ 52
Bảng 4.5: Các hạng mục đã xây dựng và danh mục máy móc thiết bị của hệ
thống xử lý nước thải sản xuất và sinh hoạt ........................................................ 64
Bảng 4.6: Số lượng và thời gian lấy kết quả quan trắc nước thải ....................... 72
Bảng 4.7: Kết quả quan trắc chất lượng nước thải sau xử lý của cơng trình xử lý
nước thải .............................................................................................................. 73


vi


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Bảng tổng hợp số lao động tại công ty TNHH thời trang Star từ
năm 2017 ~ 2021 ................................................................................................. 25
Biểu đồ 3.2: Sản lượng hàng năm tại công ty TNHH thời trang Star ................. 27
Biểu đồ 3.3: Nhu cầu sử dụng năng lượng năm 2020 ......................................... 32
Biểu đồ 3.4: Nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn 2016 ~ 2020 ..................... 33
Biểu đồ 3.5: Nhu cầu sử dụng điện trong giai đoạn 2016 ~ 2020 ...................... 34
Biểu đồ 3.6: Nhu cầu sử dụng dầu DO giai đoạn 2016~2020 ............................ 35
Biểu đồ 3.7: Nhu cầu sử dụng nguyên liệu mùn cưa giai đoạn 2016~2020 ....... 35
Biểu đồ 4.1: Lượng rác thải sinh hoạt năm 2016 ~2020 ..................................... 41
Biểu đồ 4.2: Lượng rác thải sản xuất trong giai đoạn 2016 ~ 2020 .................... 42
Biểu đồ 4.3: Lượng chất thải nguy hại trong giai đoạn 2019 ~ 2020 ................. 43
Biểu đồ 4.4: Lượng nước thải giai đoạn 2016 ~2020 ......................................... 44

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Hình ảnh cơng ty TNHH thời trang Star ............................................. 23
Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức của cơng ty TNHH thời trang Star ............................... 24
Hình 4.1. Sơ đồ quy trình sản xuất gia cơng sản phẩm dệt may ......................... 36
Hình 4.2. Sơ đồ quy trình in ................................................................................ 38
Hình 4.3: Sơ đồ tổ chức phịng an tồn – mơi trường ........................................ 44
Hình 4.5: Xyclon ................................................................................................. 50
Hình 4.6: Cấu tạo của xyclon tổ hợp ................................................................... 50

Hình 4.7: Sơ đồ tuần hồn nước dập bụi ............................................................ 51
Hình 4.8: Sơ đồ thu gom nước thải của cơ sở ..................................................... 54
Hình 4.9: Quy trình xử lý nước thải sản xuất...................................................... 57
Hình 4.10: Quy trình xử lý nước thải trạm xử lý nước thải tập trung ................. 60
Hình 4.11: Quy trình trong bể yếm khí ............................................................... 61
Hình 4.12: Mơ hình thu gom và xử lý CTR ........................................................ 75

viii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, khi xu thế phát triển kinh tế - xã hội, đơ thị hóa, cơng nghiệp
hóa, đang diễn ra hết sức mạnh mẽ với nhịp độ cao. Thực trạng cho thấy các
doanh nghiệp đã có sức lan tỏa, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
mở ra những ngành kinh tế mới, có tác động lớn trong việc thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hiện đại. Các doanh nghiệp nước ngoài
và doanh nghiệp Việt Nam là nơi thu nhận vốn, cơng nghệ và kinh nghiệm quản
lý từ các tập đồn trong nước và nước ngoài để mở rộng sản xuất, tạo công ăn
việc làm cho người lao động, rút ngắn thời gian và chi phí để tăng cường hội
nhập kinh tế, tiếp nhận công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến, hiện đại của thế
giới. Các doanh nghiệp được coi như một phương tiện để thúc đẩy q trình
cơng nghiệp hóa. Các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc là một trong những
doanh nghiệp phát triển nhanh nhất với nhiều sản phẩm phong phú và đa dạng.
Công ty TNHH thời trang Star là một công ty chuyên sản xuất và gia công
quần áo thể thao. Những năm gần đây công ty đang đầu tư và mở rộng quy sản
xuất, chất lượng sản phẩm, đã tạo công ăn việc làm cho lượng lớn người lao
động và phát triển kinh tế của khu vực. Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng
về quy mơ sản xuất và chất lượng sản phẩm thì cơng ty cũng là một trong những
nguồn gây tác động và ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi
trường không khí, nước và chất thải rắn.

Chính vì vậy, vấn đề mơi trường được đề cập và quan tâm hơn. Nó được
coi như một yếu tố phát triển song song cùng kinh tế và nhằm hướng tới phát
triển bền vững. Trong đó việc thực trạng và giải pháp môi trường tại các doanh
nghiệp ngành dệt may là một trong những vấn đề cấp bách, cịn nhiều khó khăn
và bất cập.
Trước bối cảnh đó, đề tài: “Thực trạng môi trường và đề xuất giải
pháp bảo vệ môi trường tại công ty TNHH Thời trang Star, huyện Chương
Mỹ, thành phố Hà Nội” được thực hiện nhằm đưa ra các giải pháp bảo vệ môi
trường phù hợp và hiệu quả cho doanh nghiệp.

1


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về doanh nghiệp tại Việt Nam
Tính đến năm 2019, cả nước có 138.139 doanh nghiệp thành lập mới, tăng
5,2% so với năm 2018. Theo khu vực kinh tế: Khu vực dịch vụ có số doanh
nghiệp thành lập mới năm 2019 nhiều nhất với 99.548 doanh nghiệp, tăng 5,1%
so với năm 2018, khu vực cơng nghiệp và xây dựng có 36.562 doanh nghiệp,
tăng 5,3%, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có 2.029 doanh nghiệp, tăng
9,9%. Theo địa phương: Có 30/63 địa phương có tốc độ tăng số doanh nghiệp
thành lập mới năm 2019 so với năm 2018 cao hơn tốc độ tăng bình qn chung
của cả nước, trong đó một số địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp của cả
nước có số doanh nghiệp thành lập mới năm 2019 tăng so với năm 2018: Bắc
Ninh tăng 17,8%; Bình Dương tăng 11,6%; Hà Nội tăng 9,8%; Đồng Nai tăng
7,6%; Đà Nẵng tăng 6,0%. Có 10/63 địa phương có tốc độ tăng số doanh
nghiệp thành lập mới năm 2019 so với năm 2018 thấp hơn tốc độ tăng bình quân
chung cả nước. Có 23/63 địa phương có số doanh nghiệp thành lập mới năm

2019 giảm so với năm 2018, trong đó có 6/20 địa phương có số lượng doanh
nghiệp thành lập mới năm 2019 lớn (trên 1000 doanh nghiệp) giảm so với năm
2018 gồm: Nghệ An giảm 6,5%; Hải Phòng giảm 6,4%; Kiên Giang giảm
5,8%; Thanh Hóa giảm 4,4%; Quảng Ninh giảm 3,0%; Khánh Hòa giảm
1,2%. ( Theo: Con số sự kiện, Doanh nghiệp Việt nam năm 2019 – bức tranh
toàn cảnh, tổng cục thống kê, bộ kế hoạch đầu tư)
Tổng vốn đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới năm 2019 đạt 1,73
triệu tỷ đồng, tăng 17,1% so với năm 2018. Theo khu vực kinh tế: Năm 2019
vốn đăng ký của khu vực dịch vụ đạt cao nhất với 1,17 triệu tỷ đồng, chiếm
67,6%, tăng 12,9% so với năm 2018; khu vực cơng nghiệp 531,15 nghìn tỷ
đồng, tăng 30,2%; khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản 25,6 nghìn tỷ đồng,
giảm 16,5% so với năm 2018. ( Theo: Con số sự kiện, Doanh nghiệp Việt nam
năm 2019 – bức tranh toàn cảnh, tổng cục thống kê, bộ kế hoạch đầu tư)
2


1.1.1. Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
Năm 2019, cả nước có 39.421 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng
15,9% so với năm 2018 và đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2014-2019. Theo
khu vực kinh tế: Có 27.278 doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ quay trở lại
hoạt động, tăng 18,7% so với năm 2018; có 11.429 doanh nghiệp công nghiệp
và xây dựng, tăng 11,6% và 714 doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản,
giảm 10,0%. Những địa phương có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trên
1000 doanh nghiệp và tăng so với năm 2018 gồm: Thanh Hóa là địa phương
tăng cao nhất với 1.697 doanh nghiệp, tăng 130,9%; Hải Phịng có 1.209
doanh nghiệp, tăng 22,2%; Hà Nội có 7.612 doanh nghiệp, tăng 17,7%; thành
phố Hồ Chí Minh có 11.006 doanh nghiệp, tăng 6,5%. ( Theo: Con số sự kiện,
Doanh nghiệp Việt nam năm 2019 – bức tranh toàn cảnh, tổng cục thống kê, bộ
kế hoạch đầu tư)
1.1.2. Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Trong năm 2019, tổng số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có đăng ký
trên phạm vi cả nước là 28.731 doanh nghiệp, tăng 5,9% so với năm 2018; có
43.711 doanh nghiệp chờ giải thể, tăng 41,7% và có 16.840 doanh nghiệp hồn
tất thủ tục giải thể, tăng 3,0%.
Theo địa phương: Có 29/63 địa phương có số doanh nghiệp tạm ngừng
kinh doanh có đăng ký trong năm 2019 giảm so với năm 2018. Có 5/63 địa
phương có số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có đăng ký trong năm 2019
trên 1.000 doanh nghiệp, trong đó có 2 địa phương có số doanh nghiệp tạm
ngừng kinh doanh giảm gồm: Thanh Hóa có 1.022 doanh nghiệp, giảm 11,5%;
Hải Phịng có 1.035 doanh nghiệp, giảm 11,4% và 3 địa phương có số doanh
nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng: Hà Nội có 6.319 doanh nghiệp, tăng 10,2%;
thành phố Hồ Chí Minh có 7.800 doanh nghiệp, tăng 9,4%; Đà Nẵng có 1.150
doanh nghiệp, tăng 0,3%.
Đồng bằng sơng Hồng là khu vực có số lượng doanh nghiệp chờ giải thể
lớn nhất với 14.390 doanh nghiệp, chiếm 33,0% số doanh nghiệp chờ giải thể
của cả nước; tiếp đến là khu vực Đơng Nam Bộ có 14.035 doanh nghiệp, chiếm
3


32,1%. Có 28/63 địa phương có tỷ lệ doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể
năm 2019 so với 2018 cao hơn bình qn chung cả nước, trong đó có 3 địa
phương có số doanh nghiệp hồn thành thủ tục giải thể trên 1000 doanh nghiệp:
Cà Mau có 1.439 doanh nghiệp, tăng 382,9%; Hà Nội có 2.110 doanh nghiệp,
tăng 24,3%; thành phố Hồ Chí Minh có 5.146 doanh nghiệp, tăng 23,5%... Có
35/63 địa phương có tỷ lệ doanh nghiệp hồn thành thủ tục giải thể năm 2019 so
với năm 2018 thấp hơn bình quân chung cả nước. (Theo: Con số sự kiện, Doanh
nghiệp Việt nam năm 2019 – bức tranh toàn cảnh, tổng cục thống kê, bộ kế
hoạch đầu tư)
1.1.3. Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký
Năm 2019, qua kiểm tra của cơ quan thuế, cả nước có 46.841 doanh

nghiệp khơng hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, khơng tìm thấy, khơng liên lạc
được, tăng 43,4% so với năm 2018.(Theo: Con số sự kiện, Doanh nghiệp Việt
nam năm 2019 – bức tranh toàn cảnh, tổng cục thống kê, bộ kế hoạch đầu tư)
1.1.4. Doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh
Theo số liệu điều tra và cập nhật của ngành Thống kê tại thời điểm
31/12/2018, cả nước có 610.637 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản
xuất kinh doanh, tăng 9% so với thời điểm 31/12/2017. Trong đó, có 269.169
doanh nghiệp kinh doanh có lãi, chiếm 44,1%; có 45.737 doanh nghiệp kinh
doanh hịa vốn, chiếm 7,5%; có 295.731 doanh nghiệp kinh doanh lỗ, chiếm
48,4%. Trong đó:
- Tổng số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp đang hoạt động
có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12/2018 là 14,82 triệu người,
tăng 2,1% so với cùng thời điểm năm 2017.
- Tổng nguồn vốn sử dụng cho sản xuất kinh doanh đạt 38,93 triệu tỷ
đồng, tăng 18%.
- Tổng doanh thu thuần của toàn bộ khu vực doanh nghiệp đang hoạt động
có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2018 đạt 23,64 triệu tỷ đồng, tăng 14,4% so
với năm 2017.

4


- Tổng lợi nhuận trước thuế của khu vực doanh nghiệp năm 2018 đạt
895,56 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% so với năm 2017 (thấp hơn nhiều so với tốc độ
tăng 18% của vốn và 14,4% của doanh thu).
- Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đang
hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh như sau: Hiệu suất sử dụng lao động
bình qn tồn bộ khu vực doanh nghiệp năm 2018 đạt 15,3 lần. Chỉ số nợ
chung của toàn bộ doanh nghiệp năm 2018 là 2,1 lần, nói cách khác, tổng số nợ
bình qn của doanh nghiệp năm 2018 gấp 2,1 lần vốn tự có bình qn của

doanh nghiệp. Chỉ số quay vịng vốn năm 2018 của toàn bộ khu vực doanh
nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh đạt 0,6 lần, thấp hơn mức
0,7 lần của năm 2017. Hiệu suất sinh lợi trên tài sản của toàn bộ khu vực doanh
nghiệp năm 2018 đạt 2,4%. Hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của toàn bộ
doanh nghiệp năm 2018 đạt 7,6%. Hiệu suất sinh lợi trên doanh thu đạt 3,8%.
Thu nhập bình quân tháng một lao động của doanh nghiệp đang hoạt động có
kết quả sản xuất kinh doanh năm 2018 đạt 8,82 triệu đồng, tăng 6,6% so với
năm 2017.(Theo: Con số sự kiện, Doanh nghiệp Việt nam năm 2019 – bức tranh
toàn cảnh, tổng cục thống kê, bộ kế hoạch đầu tư)
1.2. Vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội
Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nên kinh tế, là bộ phận chủ
yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của
doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển
sức sản xuất , huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp
phần vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu
ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo việc
làm, xóa đói, giảm nghèo.
Xã hội phát triển, dân số tăng cao, nhu cầu việc làm của người lao động
ngày càng nhiều, các doanh nghiệp hiện nay góp phần đáp ứng nhu cầu giải
quyết cơng ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ đã góp
phần phát triển thị trường hàng hóa, cung ứng dịch vụ, mua sắm, vui chơi, giải
5


trí... góp phần nâng cao đời sống cả vật chất và tinh thần cho nhân dân. Các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đã đầu tư, xây dựng một số
mơ hình liên kết chuỗi, sản xuất ứng dụng công nghệ cao với nông dân... đã phát
huy thế mạnh, nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản đặc sản Việt Nam.
Cung cấp cho thị trường nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng ở tất cả các

lĩnh vực, tạo ra nhiều sự lựa chọn, đáp ứng được mọi nhu cầu của người tiêu
dùng trong cuộc sống, thúc đẩy sức tiêu thụ của nền kinh tế. Đồng thời, tạo ra
môi trường cạnh tranh và phát triển bền vững.
Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch các cơ
cấu lớn của nền kinh tế quốc dân như: Cơ cấu nhiều thành phần kinh tế, cơ cấu
ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương. Doanh nghiệp phát
triển, đặc biệt là doanh nghiệp ngành công nghiệp tăng nhanh là nhân tố đảm
bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế trong q trình hội nhập. Có thể nói vai trị của doanh
nghiệp khơng chỉ quyết định và làm mạnh hóa các vấn đề xã hội.
1.3. Cơng nghiệp sản xuất, gia công ngành dệt may
Năm 2018, ngành Dệt may Việt Nam đánh dấu mốc quan trọng khi kim
ngạch xuất khẩu đạt trên 36 tỷ USD, tăng trưởng hơn 16% so với năm 2017
(năm 2015 tăng 12,1%, năm 2016 tăng 4,07%, năm 2017 tăng 10,8%). Ngành
Dệt may Việt Nam nằm trong tốp 3 nước xuất khẩu cao nhất thế giới, chỉ sau
Trung Quốc và Ấn Độ. Cụ thể, năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc
đạt 28,78 tỷ USD, tăng 14,45% xuất khẩu vải đạt 1,66 tỷ USD, tăng 25,5% xuất
khẩu xơ sợi đạt 3,95 tỷ USD, tăng 9,9% xuất khẩu vải không dệt đạt 528 triệu
USD, tăng 15,54% xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may đạt 1,23 tỷ USD, tăng
14,59%, đáng chú ý, giá trị thặng dư ngành Dệt may năm 2018 ước đạt 17,86 tỷ
USD, tăng 14,39%.
6 tháng đầu năm 2019, kinh tế thế giới có xu hướng tăng chậm lại do
những biến động và xung đột chính trị, thương mại, đặc biệt chính sách bảo hộ,
chiến tranh thương mại gia tăng ngày càng phức tạp, khó lường, nhưng ngành
6


dệt may đạt tổng kim ngạch xuất khẩu gần 18 tỷ USD, tăng 8,61% so với cùng
kỳ năm 2018 trong đó, hàng may mặc đạt 14,02 tỷ USD, tăng 8,71%. Mặt hàng

vải đạt 1,02 tỷ USD, tăng 29,9% các mặt hàng xơ, sợi đạt 2,01 tỷ USD, tăng
1,1% vải địa kỹ thuật tăng 16,9% phụ liệu dệt may giảm 0,29%.
Về thị trường xuất khẩu, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của Việt Nam với
kim ngạch xuất khẩu 6 tháng ước đạt 7,22 tỷ USD, tăng 12,84% so với cùng kỳ
và chiếm tỷ trọng 46,9%;tiếp đó là các nước thành viên Hiệp định Đối tác Toàn
diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đạt 2,57 tỷ USD, tăng 11,13%, chiếm
tỷ trọng 16,71% (riêng Nhật Bản đạt 1,79 tỷ USD, tăng 5,6% và chiếm 11,68%)
EU đạt 2,05 tỷ USD tăng 10,46%, chiếm tỷ trọng 13,36%; Hàn Quốc đạt 1,37 tỷ
USD, tăng 5,59%, chiếm tỷ trọng 8,91%.
Mặc dù, đạt được kết quả khả quan, nhưng ngành Dệt may Việt Nam đang
đứng trước những khó khăn, thách thức, đó là: Căng thẳng thương mại MỹTrung ảnh hưởng tới tỷ giá giữa các đồng tiền, giá hàng hóa gia cơng tại Việt
Nam cao hơn so với một số nước trong khu vực như: Hàn Quốc, Trung Quốc
dẫn tới ảnh hưởng đến các đơn hàng xuất khẩu, đặc biệt với nhóm hàng dệt may.
Theo đó, một số doanh nghiệp số đơn hàng mới chỉ bằng khoảng 70% so với
cùng kỳ năm 2018. Đặc biệt, việc tiêu thụ sợi và nguyên phụ liệu gặp rất nhiều
khó khăn vì thị trường xuất khẩu chủ lực là Trung Quốc (chiếm 60%) cắt giảm
lượng nhập hàng.
Trong khi đó, mặt hàng may mặc cũng gặp tình trạng sụt giảm đơn hàng.
Nếu như trong năm 2018, tới thời điểm giữa năm, nhiều doanh nghiệp lớn trong
Ngành đã có đơn hàng đến hết năm, thì năm 2019 chỉ ký được các đơn hàng có
số lượng nhỏ và ký theo tháng. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, ngành
Dệt may đã nắm bắt xu hướng muốn phát triển bền vững thì tiên quyết phải
thốt cảnh thuần túy gia cơng - mua ngun liệu, bán thành phẩm, tự thiết kế
bán hàng hay sở hữu nhãn hàng riêng.
Một số doanh nghiệp trong Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã đạt được kết
quả khả quan. Tuy vậy, con số này rất khiêm tốn, chỉ những cơng ty có nguồn
vốn, quy mơ lớn, cịn trên 80% doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn thuần gia công.
7



Nguyên nhân là do còn tồn tại một số hạn chế như: Nguồn nguyên phụ liệu hầu
hết phụ thuộc vào nước ngồi, phương thức gia cơng xuất khẩu là chủ yếu
(chiếm 65%), hàng FOB 25%, ODM và OBM chỉ chiến tỷ trọng 10%.
Bên cạnh đó, trình độ cơng nghệ chỉ ở mức trung bình. Trình độ lao động
dệt may thấp, lao động phổ thông chiếm đến 76%; sơ cấp, trung cấp chuyên
nghiệp chiếm 17,3% cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm 6,8%.
Ngành Dệt may đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn từ các Hiệp định
thương mại tự do vừa được ký kết. Tuy nhiên, để ngành Dệt may được hưởng
ưu đãi từ các FTA mang lại phải đáp ứng nghiêm ngặt về quy tắc xuất xứ từ vải,
sợi... Thông thường, ngành sợi xuất khẩu trên 3 tỷ USD/năm và thị trường
Trung Quốc chiếm khoảng 2,4 tỷ USD, nhưng nay không xuất được. Nguyên
nhân, Trung Quốc đang mua với giá rất thấp, nên doanh nghiệp không thể bán.
Trong khi Việt Nam không thể xuất khẩu sợi sang Trung Quốc được thì Trung
Quốc lại khuyến khích doanh nghiệp của họ xuất khẩu sợi ngược trở lại Việt
Nam. Trong khi đó, thuế giá trị gia tăng đầu vào của Trung Quốc khá cao 17%,
trong khi thuế giá trị gia tăng của Việt Nam chỉ 10%.
Với các FTA Việt Nam đã ký, các doanh nghiệp dệt may đặt rất nhiều kỳ
vọng vì sẽ được hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế quan. Trong đó, FTA Việt Nam
với EU (Hiệp định EVFTA) vừa ký kết, được các doanh nghiệp dệt may trơng
đợi từ nhiều năm nay, vì đây là thị trường có giá trị gia tăng cao, sản phẩm có
chất lượng, đa dạng hóa được mẫu mã, chủng loại và là thị trường truyền thống
với mức tăng trưởng duy trì đều đặn hàng năm.
Tuy nhiên, thực tế sau khi Hiệp định được ký kết, doanh nghiệp dệt may
Việt Nam xuất khẩu vào EU chưa thể hưởng được mức giảm thuế ngay và theo
lộ trình từ 3-7 năm, mức thuế sẽ giảm dần từ 12% về 0%. Trước mắt, doanh
nghiệp chưa thấy hưởng lợi về thuế ưu đãi, nhưng khó khăn mà doanh nghiệp
dệt may phải đối mặt, đó là phải thực hiện nghiêm yêu cầu về quy tắc xuất xứ.
Theo đó, hàng dệt may khi xuất khẩu vào EU phải sử dụng vải sản xuất
tại Việt Nam, việc cắt may phải được thực hiện bởi doanh nghiệp Việt Nam
hoặc doanh nghiệp châu Âu. EU chỉ cho phép sử dụng thêm vải sản xuất tại Hàn

8


Quốc vì nước này đã có FTA song phương với EU. Điều kiện này gây khó khăn
cho doanh nghiệp dệt may trong việc nhận ưu đãi từ Hiệp định mang lại
do doanh nghiệp trong nước chưa chủ động sản xuất sợi và vải. Nguồn nguyên
liệu này chủ yếu nhập từ những quốc gia và vùng lãnh thổ chưa có Hiệp định
thương mại tự do với EU.
Tương tự, với Hiệp định CPTPP, ngành Dệt may kỳ vọng nhiều nhất là thị
trường Canada và Australia. Nếu như các FTA mà Việt Nam đã tham gia chỉ áp
dụng nguyên tắc từ 1-2 công đoạn, thì với CPTPP áp dụng ngun tắc ba cơng
đoạn gồm tạo xơ, xe sợi, dệt và hoàn thiện vải, cắt may. Các công đoạn này đều
phải thực hiện ở các nước thành viên nằm trong Hiệp định CPTPP. Quy tắc xuất
xứ từ vải trở đi cũng là khâu yếu nhất của ngành dệt may trong nước, khi phải
nhập khẩu đến 80% vải.
Trong đó, nhập gần 50% từ Trung Quốc, 18% từ Hàn Quốc, 15% từ Đài
Loan. Trong khi, Trung Quốc không tham gia CPTPP. Trước áp lực về quy tắc
xuất xứ của EVFTA và CPTPP, để được hưởng lợi về thuế, buộc ngành dệt may
trong nước phải đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu, dệt,
nhuộm... để chủ động được nguồn nguyên liệu. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay đó
là một số địa phương rất “dị ứng” với các ngành dệt may, đặc biệt hóa nhuộm,
bởi nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nên không cấp phép để xây dựng các nhà
máy sản xuất nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt may xuất khẩu.
Bên cạnh đó, tăng trưởng xuất khẩu dệt may vẫn dựa vào sản xuất gia
công và nhân công giá rẻ, trong khi đó, 2 yếu tố này khơng bền vững. Bởi theo
quy luật chung, sản xuất gia công sẽ chuyển dịch về các quốc gia có nguồn nhân
cơng giá rẻ hơn, trong khi đó chi phí cho lao động của Việt Nam ngày càng tăng.
Ngoài ra, một yếu tố quan trọng là việc áp dụng khoa học công nghệ trong
ngành Dệt may còn hạn chế. Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Chiến lược,
chính sách cơng thương (Bộ Cơng Thương) năm 2018, tỷ lệ sử dụng thiết bị

cơng nghệ có trình độ cao, nhất là sử dụng phần mềm trong thiết kế sản phẩm,
quản lý sản xuất chiếm khoảng 20%, 70% thiết bị có cơng nghệ trung bình, 10%
cơng nghệ thấp. Với lĩnh vực dệt, hầu hết thiết bị dệt thoi có trình độ trung bình
9


khá nhưng công nghệ sử dụng trong dệt kim chỉ ở mức thấp và trung bình. (Theo
báo cáo Hiệp hội Dệt may Việt Nam,2019)
1.4. Vấn đề môi trường trong ngành may và các giải pháp giảm thiểu tác
động môi trương trường của ngành may
1.4.1. Vấn đề môi trường trong ngành may
Hoạt động sản xuất của ngành dệt may bao gồm nhiều cơng đoạn, từ kéo
sợi, dệt vải, nhuộm hồn tất, may và tiêu thụ sản phẩm. Tùy thuộc vào đặc thù
của từng công đoạn sản xuất mà phát sinh ra nhiều dạng ô nhiễm như: bụi, tiếng
ồn, nhiệt dư, chất thải rắn, khí thải và nước thải….
1.4.1.1.Khí thải
Khí thải phát sinh chủ yếu từ các ống khói, lị than, lị hơi, bao gồm bụi lơ
lửng, SO2, CO, tiếng ồn….
Bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hơ
hấp như khó thở, ho và khạc đờm, ho ra máu, đau ngực. Bụi góp phần chính vào
ơ nhiễm do hạt lơ lửng và các sol khí, có tác dụng hấp thụ và khuyếch tán ánh
sáng mặt trời, làm giảm độ trong suốt của khí quyển, làm giảm bớt tầm nhìn,
làm giảm năng suất cây trồng, gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông
đường bộ.
SO2 là chất kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành axít
(H2SO3, H2SO4). Các chất khí trên vào cơ thể qua đường hơ hấp hoặc hịa tan
vào nước bọt rồi vào đường tiêu hố, sau đó phân tán vào máu tuần hoàn. Kết
hợp với bụi => bụi lơ lửng có tính axít, kích thước < 2-3µm sẽ vào tới phế nang,
bị đại thực bào phá hủy hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết. SO2 nhiễm độc qua
da làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac ra nước tiểu và kiềm ra

nước bọt. Độc tính chung của SO2 thể hiện ở rối loạn chuyển hóa protein và
đường, thiếu vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza.
CO: Khí CO được tạo thành là do kết quả cháy khơng hồn tồn các hợp
chất hữu cơ. CO kết hợp với hemoglobin (Hb) trong máu thành hợp chất bền
vững là cacboxy hemoglobin (HbCO) làm cho máu giảm khả năng vận chuyển
oxy dẫn đến thiếu ôxy trong máu rồi thiếu oxy ở các tổ chức.
10


Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ quạt sấy, từ các phương tiện cận chuyển và
từ các công cụ cơ khí .
1.4.1.2.Chất thải rắn thơng thường và chất thải nguy hại
Chất thải rắn thông thường là chất thải rắn phát sinh chủ yếu trong sinh
hoạt, ngồi ra cịn có một lượng chất thải rắn phát sinh trong sản xuất như bìa
carton, bao bì đựng sản phẩm, vải vụn, chỉ thừa…
Chất thải nguy hại chủ yếu là các giẻ - gang tay dính dầu, dầu thải, các
bao bì nhựa, kim loại và lượng lớn bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải…chúng
phát sinh trong quá trình sản xuất, một lượng nhỏ khác phát sinh từ khu vực
hành chính như bóng đèn huỳnh quang thải…
1.4.1.3.Nước thải
Trong hầu hết các công đoạn của q trình nhuộm và hồn tất đều phát
sinh nước thải, thành phần nước thải thường không ổn định, thay đổi theo loại
nguyên liệu, loại thuốc nhuộm, loại hóa chất, chất trợ, quy trình cơng nghệ… Về
cơ bản, nước thải nhuộm thường có nhiệt độ, độ màu và COD cao. Lượng nước
sử dụng trong q trình nhuộm và hồn tất vải có biên độ dao động lớn có thể từ
16 - 900m3/ tấn sản phẩm .
Nước thải từ hoạt động sinh hoạt của công nhân: chứa chủ yếu các chất
cặn bã, chất lơ lửng, hợp chất hữu cơ, vi sinh vật, trứng giun, sán… Đây là các
hợp chất dễ dàng bị vi sinh vật phân hủy bằng cơ chế sử dụng oxy hịa tan trong
nước để oxy hóa các hợp chất hữu cơ là nguyên nhân làm giảm lượng oxy hòa

tan trong nước.
Nước thải từ hoạt động sản xuất: Các chất gây ơ nhiễm chính có trong
nước thải dệt nhuộm là tạp chất tách ra từ vải (như sáp, dầu mỡ, chất bẩn dính
vào vải…) và có chứa chất độc hại trong q trình cơng nghệ như NaOH, H2O2,
CH3COOH, thuốc nhuộm, chất trợ màu, chất gắn màu…
Nước thải dệt may được đặc trưng bởi các biến động cực đoan trong nhiều
thơng số như nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), độ pH,
màu sắc và độ mặn. Thành phần của nước thải sẽ phụ thuộc vào các hợp chất
hữu cơ, hóa chất và thuốc nhuộm khác nhau được sử dụng trong các công đoạn.
11


Các hợp chất hữu cơ, màu, độc, surfactant và các hợp chất clo và muối là các
chất ơ nhiễm chính trong chất thải dệt may.
Nước thải chứa tinh bột xả từ khâu hồ sợi làm giảm nồng độ oxy hòa tan
trong nước, ảnh hưởng đến q trình hơ hấp của các loài động thực vật thủy
sinh. Ngoài ra, nước thải chứa tinh bột cịn dễ xảy ra q trình phân hủy yếm
khí, gây mùi hơi thối, đó là mùi của hỗn hợp các chất khí CH4, CO2, NH3, H2S,
ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, mất vẻ đẹp mỹ quan, hủy diệt các động
thực vật thủy sinh . (Theo: Văn Hữu Tập (2015), “Tác động môi trường từ hoạt
động dệt nhuộm”, Mơi trường Việt Nam)
Q trình xử lý sơ bộ sinh ra một số vấn đề liên quan đến môi trường do
các loại hoá chất sử dụng như sau:
Bảng 1.1: Các vấn đề môi trường ngành dệt nhuộm
Công đoạn
Giũ hồ

Các vấn đề môi trường
- 90% các chất hồ đi vào nước thải
- Tải lượng BOD, COD cao (lên tới 600.000 ppm)

- Các chất hồ tồng hợp khơng có khả năng phân hủy sinh
học
gây độc hại cho nguồn nước tiếp nhận nếu khơng qua xử

- Gần như tồn bộ các chất chelat hóa, chất ổn định, chất
Xử lý bằng
kiềm (nấu chuội, điều
chỉnh pH, chất mang đều sẽ có mặt trong nước thải: tăng
kiểm bóng)
(nấu chuội, kiềm tải
lượng photpho (do polyphospgate), tăng hàm lượng kim
bóng)
loại nặng
- Tạo ra các chất hữu cơ có chứa Halogen nếu dùng hóa
Tẩy trắng
chất
tẩy trắng là hypochrorite
( Nguồn: Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn trong ngành dệt nhuộm)
Trong công đoạn giũ hồ, 90% các chất hồ được thải ra theo nước thải,
khiến cho dòng thải này trở thành một trong các dịng thải có độ ô nhiễm cao.
Các chất hồ tổng hợp không thể phân huỷ sinh học có thể thốt qua hệ thống xử
lý và gây độc hại cho nguồn nước tiếp nhận.

12


Chất thải của ngành dệt là nguyên nhân của sự xuống cấp đáng kể về môi
trường và bệnh tật ở người. Khoảng 40% chất màu được sử dụng trên toàn cầu
chứa chlorine hữu cơ, một chất gây ung thư đã biết. Hóa chất bốc hơi vào trong
khơng khí chúng ta thở hoặc được hấp thụ qua da của chúng ta, chúng xuất hiện

như phản ứng dị ứng và có thể gây hại cho trẻ em ngay cả trước khi sinh. Do
tình trạng ơ nhiễm hóa học này, chức năng bình thường của tế bào bị xáo trộn và
điều này có thể làm thay đổi cơ chế sinh lý và sinh hóa của động vật dẫn đến suy
giảm các chức năng quan trọng như hơ hấp, tích tụ, sinh sản và thậm chí tử
vong. Các kim loại nặng, có trong nước thải ngành công nghiệp dệt, không bị
phân huỷ sinh học, do đó, chúng tích tụ trong các cơ quan chính trong cơ thể và
theo thời gian bắt đầu rụng, dẫn đến các triệu chứng bệnh khác nhau. Do đó,
chất thải không được xử lý hoặc xử lý không đầy đủ có thể gây hại cho cả sinh
vật dưới nước và mặt đất do ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái tự nhiên và gây ra
các ảnh hưởng lâu dài đối với sức khoẻ.
1.4.2. Giải pháp giảm thiểu tác động môi trương trường của ngành may
1.4.2.1. Giảm việc sử dụng các quy trình độc hại
Một lựa chọn để các nhà sản xuất dệt may thực hiện cải tiến là phân tích
quy trình nào có tác động tiêu cực nhiều nhất cho trái đất và tìm cách thay đổi
hoặc loại bỏ chúng. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Aalto đã đưa ra một phương
pháp không độc hại để sản xuất vải dệt khơng thấm nước, thống khí. Phương
pháp này tạo ra một lớp phủ sáp carnauba trên bề mặt vải.
Nhóm nghiên cứu cũng xác định rằng các nhà sản xuất dệt may có thể
nhuộm và chống thấm các vật liệu một cách đồng thời bằng cách sử dụng
phương pháp của họ. Với lợi thế đa chức năng như vậy, kỹ thuật này cũng có thể
hỗ trợ lợi ích mơi trường bằng cách giảm tài nguyên được sử dụng trong quá
trình sản xuất.
1.4.2.2. Nghiên cứu lựa chọn sáng tạo vải tái chế
Ngày càng có nhiều cơng ty dệt may chuyển sang sử dụng vật liệu tái chế
để giảm bớt tác động đến mơi trường. Ví dụ cơng ty sản xuất nylon từ lưới đánh
cá tái chế, trong khi công ty khác tập trung vào bông và polyester sau khi tiêu

13



dùng. Chất thải không biến mất và các doanh nghiệp có tư duy tương lai này
muốn tạo ra những điều mới mẻ từ nó.
Khơng chỉ hàng dệt may giúp ích cho môi trường thông qua việc tái
chế. Một số thương hiệu cho biết các quy trình sản xuất vải dệt của họ giúp giảm
98% lượng nước sử dụng và cắt giảm 90% lượng khí thải carbon
dioxide. Những loại vải mới này vẫn chưa phổ biến, nhưng chúng có thể trở nên
phổ biến hơn khi mọi người biết đến chúng. Nhiều người tiêu dùng có ý thức
đang mong muốn giúp đỡ hành tinh bằng cách chọn trang phục thân thiện với
môi trường và đây là một cách để làm điều đó.
1.4.2.3. Ngừng tham gia vào xu hướng thời trang nhanh
Sự gia tăng của thời trang nhanh liên quan đến quần áo mà các nhà sản
xuất dệt may nhanh chóng tung ra để đáp ứng xu hướng tiêu dùng luôn biến
động. Cũng có một sự thay đổi liên quan trong sản xuất hàng may mặc lâu dài.
Nhiều nhà bán lẻ thời trang nhanh mong muốn mọi người mặc quần áo vài lần
rồi bỏ đi. Chu kỳ ngắn đó có nghĩa là khơng cần tập trung vào các mặt hàng chất
lượng cao kéo dài trong nhiều năm.
Hãy xem xét rằng trong khi ngành cơng nghiệp quần áo truyền thống có
hai chu kỳ mỗi năm, thời trang nhanh có 50 chu kỳ. Đó gần như là một chu kỳ
mới cho mỗi tuần trong năm. Sự thay đổi này khiến mọi người mua nhiều quần
áo hơn nhưng không mặc chúng thường xuyên. Các nhà sản xuất dệt may đang
tìm cách để thốt khỏi cơn sốt thời trang nhanh. Nhiều công ty ở Hoa Kỳ và các
nơi khác phản đối văn hóa vứt bỏ của thời trang nhanh.
1.3.2.4. Cải thiện các hoạt động liên quan đến nước thải
Ngành công nghiệp dệt may là một nhà sản xuất nước thải đáng kể, đặc
biệt là trong các bước nhuộm màu và hoàn thiện quần áo. Đặt vấn đề vào bối
cảnh, xem rằng ngành công nghiệp sử dụng khoảng 100 đến 200 lít nước cho
mỗi kg sản phẩm được sản xuất, tái chế nước thải được lựa chọn. Một dự án tại
nhà máy dệt ở Pakistan đã sử dụng lò phản ứng sinh học màng và thẩm thấu
ngược để làm điều đó, làm cho nước thích hợp để tái sử dụng trong quá trình giũ
vải.

14


Một cách khác đó là loại bỏ các chất gây ô nhiễm như thuốc nhuộm khỏi
nước thải trước khi gây ô nhiễm ra môi trường. Một nghiên cứu sinh gần đây đã
khám phá nhiều phương pháp khác nhau để đạt được mục tiêu đó. Các thí
nghiệm của cơ làm sạch nước thải khi giảm tiêu thụ năng lượng và hóa chất
được sử dụng. Nhiều lựa chọn chưa sẵn sàng để sử dụng rộng rãi, nhưng các nhà
sản xuất dệt may nên bám sát những tiến bộ và sẵn sàng áp dụng chúng khi có
thể.
1.4.2.5. Phát triển các loại vật liệu ít rụng xơ vải
Các nhà sản xuất dệt may cũng có thể giúp bằng cách sử dụng loại vải kỹ
thuật ít có khả năng rơi ra các sợi vi nhựa trong q trình giặt. Một nhóm nghiên
cứu phát hiện ra rằng lượng nước được sử dụng trong quá trình giặt là một trong
những yếu tố chính gây ra sự giải phóng các hạt đó. Thống kê của họ cho thấy
rằng một chu kỳ giặt vải dễ hỏng làm rụng nhiều hơn 800.000 sợi so với chế độ
giặt tiêu chuẩn. Kết quả đó góp phần làm gia tăng ơ nhiễm nhựa trong các đại
dương của chúng ta.
Các nhà khoa học chỉ ra rằng tốc độ quay của máy giặt, số lần lồng giặt
đổi hướng hoặc tạm dừng trong một chu kỳ cũng có thể gây ra hiện tượng rụng
sợi vải. Tuy nhiên, cơng trình mới này chỉ ra rằng các chu kỳ vải dễ hỏng có thể
kích hoạt thêm tác động không mong muốn. Điều này nghĩa là bằng cách tạo ra
hàng dệt may khơng cần giặt tẩy và ít có khả năng bị rụng sợi vải là đã giảm
thiểu ô nhiễm trên hành tinh.
1.3.2.6. Cam kết thay đổi tạo ra kết quả ấn tượng
Năm hành động trong danh sách này là những điều mà các nhà sản xuất
có thể làm ở cấp độ nhà máy. Các yếu tố khác – chẳng hạn như các quy định của
chính phủ hoặc thiếu hụt chuỗi cung ứng có thể khiến ngành dệt may dần dần
hoạt động theo những cách hỗ trợ môi trường.
Bất kể các phương pháp được sử dụng là gì, bước đầu tiên quan trọng đối

với một nhà máy dệt may là chọn t kế hoạch hành động. Nhiều công ty đưa ra
những lời hứa mơ hồ về những cải tiến mà họ muốn thực hiện vào một thời điểm
nào đó, nhưng họ chỉ dừng lại ở những chi tiết cụ thể. Khi các doanh nghiệp xác
15


định được khả năng của mình để làm gì và cam kết thực hiện, họ sẽ đi đúng
hướng để giải quyết một vấn đề cấp bách trong lĩnh vực thời trang.
(Theo: Tập đoàn dệt may Việt Nam, 5 cách giúp các nhà sản xuất dệt may có thể
giảm thiểu tác động môi trường)
1.5. Quản lý nhà nước về môi trường tại các doanh nghiệp
1.5.1. Luật
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH12 ngày 21/6/2012
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014.
1.5.2. Nghị định
- Nghị định 154/2016/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ về phí bảo vệ mơi
trường đối với nước thải.
- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật
bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính
phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 quy định về quản lý chất
thải và phế liệu.
- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ quy định

về thốt nước và xử lý nước thải.
- Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy
định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định
về xác định thiệt hại với môi trường.

16


×