Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

VĂN HOÁ DÂN GIAN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.27 KB, 27 trang )

lOMoARcPSD|15547689

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

MƠN: VĂN HỐ DÂN GIAN VIỆT NAM
GVHD: TS. Phan Thị Kim Anh
Chủ đề thuyết trình:
Tìm hiểu về cơ sở lí luận

SVTH : Bùi Tơ Quế Anh
Phạm Trần Mỹ Dun
Nguyễn Trần Duy Hân
Trần Huỳnh Minh Khơi
Nguyễn Hồi Linh
Lê Anh Qn
Cao Văn Thơng
Lê Đình Thuận
Lâm Châu Hải Thụy
Nguyễn Phạm Như Ý

- 2182003758
- 2182003826
- 2182004577
- 2182004597
- 2182004439
- 2182004636
- 2182004138
- 2182004478
- 2182004151


- 2182001998


lOMoARcPSD|15547689

Họ và tên

Mssv

Cơng việc được
giao

% hồn thành

Bùi Tơ Quế
Anh
Phạm Trần
Mỹ Dun

2182003758

Thuyết trình

100%

2182003826

100%

Nguyễn Trần

Duy Hân

2182004577

Trần Huỳnh
Minh Khơi
Nguyễn Hồi
Linh

2182004597

Thuyết trình,
đóng góp tài
liệu
Soạn
PowerPoint,
đóng góp tài
liệu
Làm tiểu luận

Lê Anh Qn

2182004636

Cao Văn
Thơng
Lê Đình
Thuận
Lâm Châu Hải
Thụy

Nguyễn Phạm
Như Ý

2182004138

2182004439

2182004478
2182004151
2182001998

Thuyết trình,
trả lời câu hỏi,
đóng góp tài
liệu
Soạn
PowerPoint
Soạn
PowerPoint
Soạn
PowerPoint
Làm tiểu luận,
trả lời câu hỏi
Thuyết trình,
trả lời câu hỏi,
đóng góp tài
liệu

100%


100%
100%

100%
100%
100%
100%
100%

1.1 Khái niệm văn hố
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau,
liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần con người. Theo nghĩa thông


lOMoARcPSD|15547689

dụng, văn hóa thường được sử dụng để chỉ trình độ học vấn ( trình độ văn hóa ), lối
sống ( nếp sống văn hóa ). Hiểu theo nghĩa chuyên biệt, văn hóa được dùng để chỉ
trình độ phát triển của một giai đoạn trong lịch sử ( Van hóa Đông Sơn), chỉ những
giá trị đặc thù của từng vùng ( văn hóa Nam Bộ)… Trong khoa học nghiên cứu về
văn hóa, văn hóa thường được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tát cả những gì làm
cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho
đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động. Nói đến văn hóa là nói
đến khía cạnh ý thức hệ của văn hóa, tính giai cấp của văn hóa và trên cơ sở đó
hiều rõ sự vận động của văn hóa trong xã hội có giai cấp. Với cách tiếp cận như
vậy, có thể quan niệm: nền văn hóa là biểu hiện cho tồn bộ nội dung, tính chất
của văn hóa được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế - chính trị của mỗi
thời kỳ lịch sử, trong đó ý thức hệ của giai cấp thống trị chi phối phương hướng
phát triển và quyết định hệ thống các chính sách, pháp luật quản lý các hoạt động
văn hóa.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Theo UNESCO: ‘Văn hóa là tổng
thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các
thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các
truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.
Định nghĩa này nhấn mạnh vào hoạt động sáng tạo của các cộng đồng người gắn
liền với tiến trình phát triển có tính lịch sử của mỗi cộng đồng trải qua một thời
gian dài tạo nên những giá trị có tính nhân văn phổ qt, đồng thời có tính đặc thù
của mỗi cộng đồng, bản sắc riêng của từng dân tộc. Chúng tôi dựa trên các định
nghĩa đã nêu để xác định một khái niệm văn hóa cho riêng mình nhằm thuận tiện
cho việc thu thập và phân tích dự liệu khi nghiên cứu. Chúng tơi cho rằng, văn hóa
là sản phẩm của con người được tạo ra trong qua trình lao động (từ lao động trí óc
đến lao động chân tay), được chi phối bởi môi trường (mơi tự nhiên và xã hội)
xung quanh và tính cách của từng tộc người. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên
khác biệt so với các loài động vật khác; và do được chi phối bởi môi trường xung
quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có những đặc trưng
riêng. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào định nghĩa có tính khái qt này, trong hoạt
động quản lý nhà nước về văn hóa, chúng ta dễ bị hiểu một cách sai lạc: Quản lý
văn hóa là quản lý các hoạt động sáng tạo và thu hẹp hơn nữa là quản lý sáng tác
văn học nghệ thuật. Thực tế quản lý văn hóa khơng phải như vậy, quản lý văn hóa
ở cấp xã lại càng khơng phải chỉ có thế. UNESCO đã phân chia văn hóa thành 2
lĩnh vực: văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.


lOMoARcPSD|15547689

- Văn hóa vật thể được hiểu là các di sản văn hóa vật chất do con người tạo ra
như đình, chùa, miếu, lăng mộ,…; những cơng trình kiến trúc có giá trị văn
hóa lịch sử; các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, các cơng cụ sản xuất…
- Văn hóa phi vật thể là những thành tựu thuộc lĩnh vực văn hóa tinh thần, bao
gồm các biểu hiện tượng trưng và “ khơng sờ thấy được” của văn hóa được

lưu truyền và biến đổi qua thời gian, bao gồm tín ngưỡng, phong tục tập
quán, lễ hội, các loại hình nghệ thuật truyền thống…
Sự phân chia này là cần thiết giúp ta có một cái nhìn tồn diện, tổng thể về văn
hóa, tuy nhiên nó chỉ mang tính chất tương đối. Bởi lẽ hai lĩnh vực này ln gắn bó
hữu cơ với nhau, không thể tách bạch giữa các lĩnh vực.
Nhưng ở một góc độ khác, người ta xem văn hóa như là một hệ thống các giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thực tiễn
qua quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân. Văn hóa là
của con người, do con người sáng tạo và vì lợi ích của con người. Văn hóa được
con người giữ gìn, sử dụng để phục vụ đời sống con người và truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác.
1.2 Các đặc trưng và chức năng của văn hố
1.2.1 Tính hệ thống và chức năng tổ chức xã hội
Văn hóa là một tổng thể hài hòa những giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Đặc trưng này giúp phát hiện những mối liên hệ
mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa; giúp phát hiện các
đặc trưng, những quy luật hình thành và phát triển nó. Cần phải phân biệt rạch rịi
giữa tính hệ thống với tính tập hợp. Tính hệ thống của văn hóa có “xương sống” là
mối liên hệ mật thiết giữa các thành tố với nhau, các thành tố có thể bao gồm hàng
loạt sự kiện, nó kết nối những hiện tượng, quy luật với nhau trong q trình phát
triển.

Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa thực hiện được chức năng tổ chức xã hội.
Xã hội loài người được tổ chức theo những cách thức đặc biệt thành những tổ
nhóm, hội đồn, làng xã, quốc gia, đơ thị… là nhờ văn hóa. Cần phải phân biệt
rạch rịi giữa tính hệ thống với tính tập hợp. Tính hệ thống của văn hóa có “xương
sống” là mối liên hệ mật thiết giữa các thành tố với nhau, các thành tố có thể bao
gồm hàng loạt các sự kiện, nó kết nối những hiện tượng, quy luật lại với nhau



lOMoARcPSD|15547689

trong q trình phát triển. Như có tính hệ thống mà văn hóa, với tư cách là một
thức thể bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện được chức năng tổ chức xã
hội. Chính văn hóa thường xun làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã
hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với mơi trường tự nhiên và xã hội của
mình. Nó là nên tảng của xã hội – có lẽ chính vì vậy mà người Việt Nam ta dùng từ
chỉ loại “nền” để xác định khái niệm văn hóa( nền văn hóa).
Cây lúa nước Việt Nam có ảnh hưởng rất nhiều tới sự hình thành, phát triển
văn hóa, xã hội và kinh tế của nước ta qua mỗi giai đoạn, thời kỳ lịch sử. Là một
quốc gia có nền văn minh lúa nước lâu đời do đó những tác động của cây lúa nước
tới đời sống của người dân Việt sẽ thấy rất rõ. Ví dụ như trong nền văn họa dân
gian sẽ không thể thiếu những câu ca dao, tục ngữ nói về cây lúa nước. “Ăn lấy
chắc mặc lấy bền”; “Trời đánh còn tránh ng ăn” hay “Trâu ơi ta bảo trâu này, trâu
ra ngoài ruộng trâu cày với ta…”, “hạt gạo là hạt ngọc trời”.
Ngoài ra, nền văn minh lúa nước cịn có những ảnh hưởng nhất định tới suy
nghĩ, cách cử xử, lối suy nghĩ của người dân Việt. Ví dụ như suy nghĩ lối ăn chắc
mặc bền, đức tính cần cù, chăm chỉ, chịu thương chịu khó…. Văn minh lúa nước
cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tín ngưỡng dân gian hay hoạt động
văn hóa lễ hội…. Từ nền văn hóa lúa nước cốt lõi đã hình thành nên chức năng tổ
chức xã hội, ở đây chúng mình xin phép nói về đặc trưng nổi bật về tổ chức làng
xã.
Làng Việt (kẻ, thôn…) là một thiết chế xã hội, một đơn vị tổ chức chặt chẽ
của nông thôn Việt trên cơ sở địa vực, địa bàn cư trú; là sản phẩm tự nhiên phát
sinh từ quá trình định cư và cộng cư của người Việt; trồng trọt là điểm tập hợp
cuộc sống cộng đồng tự quản đa dạng và phong phú của người nơng dân, ở đó họ
sống, làm việc, quan hệ, vui chơi, thể hiện mối ứng xử văn hoá với thiên nhiên, xã
hội và bản thân họ. Làng Việt là một thành tố quan trọng trong cơ cấu xã hội Việt
(nổi lên là gia đình (nhà) – làng – nước, cịn cấp vùng, tỉnh là đơn vị trung gian ít
quan trọng hơn) với hai đặc trưng cơ bản là: tính cộng đồng và tính tự trị. Làng

Việt được tổ chức rất chặt chẽ, không phải theo một mà nhiều cách, nhiều nguyên
tắc khác nhau, tạo nên nhiều loại hình, nhiều cách tập hợp người khác nhau, khác
nhau nhưng lại hoà đồng trong phạm vi làng. Về cơ bản, cơ cấu làng Việt (cổ
truyền và hiện đại) được biểu hiện dưới những hình thức tổ chức (liên kết, tập hợp
người) sau đây: - Tổ chức theo địa vực (khu đất cư trú) với mơ thức phổ biến: Làng
phân thành nhiều xóm, xóm phân thành nhiều ngõ, mỗi ngõ gồm một hay nhiều


lOMoARcPSD|15547689

nhà… thành những khối dài dọc đường cái, bờ sông, chân đê, những khối chặt kiểu
ơ bàn cờ, theo hình Vành khăn từ chân đồi lên lưng chừng đồi và phân bố lẻ tẻ, tản
mát, xen kẽ với ruộng đồng… Mỗi làng, xóm, ngõ có cuộc sống tương đối riêng.
1.2.2 Tính giá trị và chức năng điều chỉnh xã hội
Đặc trưng quan trọng thứ hai của văn hóa là tính giá trị. Văn hóa theo nghĩa
đen là “trở thành đẹp, thành có giá trị”. Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội
và con người. Các giá trị văn hóa, theo mục đích có thể chia thành giá trị vật chất
( phục vụ cho nhu cầu vật chất) và giá trị tinh thần ( phục vụ cho nhu cầu tinh
thần), theo ý nghĩa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm
mĩ theo thời gian có thể phân biệt các giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời. Sự phân
biệt các giá trị theo thời gian cho phép ta có được cái hiện chứng- và khách quan
trong việc đánh giá tính giá trị của sự vật, hiện tượng, tránh được những xu hướng
cực đoan- phủ nhận sạch trơn hoặc tán dương hết lời. Dưới sự chi phối của văn
hóa, con người vừa biến đổi tự nhiên để phục vụ cho mình ( tạo ra thức ăn, quần
áo, nhà cửa…), vừa tự biến đổi mình để thích nghi với mơi trường tự nhiên và xã
hội ( nhập gia tùy tục). Nhờ có chức năng điều chỉnh xã hội mà văn hóa trở thành
mục tiêu và động lực cho sự phát triển trong xã hội.
Thay đổi mình để thích nghi với mơi trường tự nhiên và môi trường xã
hội( nhập gia tùy tục): điều này cũng dễ hiểu thơi vì phép vua thua lệ làng. Khi bạn
chuyển đến sinh sống ở một nơi khác thì tất nhiên văn hóa cũng sẽ có phần khác

biệt và bạn bắt buộc phải thích nghi với nó. Chẳng hạn như khi bạn ở Việt Nam khi
giơ ngón cái là bày tỏ sự khích lệ, sự đồng ý nhưng khi bạn đến Iran thì đó là sự
xúc phạm đối với họ. Khi bạn ở VN nói riêng và các quốc gia khác nói chung tạo
hình ngón tay chữ V thường được rất nhiều bạn trẻ và thậm chí người lớn đều sử
dụng để khi chụp hình, với các bạn gái thì nó vừa đơn giản vừa một chút dễ
thương. Nhưng khi bạn ở Úc, Anh, Nam Phi, Newzealand, Ireland nếu chữ V được
tạo ra với mu bàn tay hướng vào người đối diện thì đó là khiêu khích nặng nề. Nên
là hãy cẩn thận trước khi muốn làm đièu gì ở một nơi xa lạ nhé ! Khi bạn đến một
nơi có khí hậu khác thì bạn cũng sẽ phải thay đổi cách ăn uống, ăn mặc, các hoạt
động khác có thể cũng sẽ bị lơi theo.
Nói đến những giá trị đạo đức thì người Việt Nam đề cao giá trị văn hóa gia
đình truyền thống như: tín ngưỡng thờ cúng ơng bà, kính già u trẻ, tình nghĩa vợ
chồng, tơn trọng mẫu quyền, gia đình gắn với dân tộc. Gia đình là tế bào của xã


lOMoARcPSD|15547689

hội, nơi sinh thành, nuôi dưỡng nhân cách con người. Mỗi tộc người, mỗi quốc gia
có sự lựa chọn, đề cao những giá trị khác nhau trong văn hóa gia đình. Đối với
người Việt, giá trị văn hóa gia đình truyền thống được đúc kết từ sự thích nghi và
ứng phó của dân tộc đối với tự nhiên và xã hội trước những thách thức của lịch sử.
Cũng là thờ cúng tổ tiên nhưng người Việt dành tình cảm sâu nặng với tổ tiên qua
các nghi thức tín ngưỡng. Trong ngơi nhà vị trí trang trọng nhất, trang trí lộng lẫy
nhất là bàn thờ tổ tiên, khi đó nhiều dân tộc trên thế giới khơng thờ, hoặc có thờ
nhưng bàn thờ người mất thường nhỏ, lại để ở góc nhà. Người Việt thờ cúng tổ tiên
không giới hạn thời gian, sau 5 đời thì nhập bát nhang thờ cụ kị vào một bát nhang
chính gọi là bát nhang thờ tiên tổ. Coi trọng mồ mả, giỗ kỵ ngày mất của ông bà,
cha mẹ, không có tục bỏ mả, dỡ bỏ nơi thờ cúng. Suy cho cùng tơn kính tổ tiên là
cách hành xử người Việt coi trọng người sinh thành ra mình.
Văn hóa gia đình truyền thống người Việt giàu tính nhân văn như kính trọng

người già, yêu quý trẻ nhỏ, đề cao tình nghĩa vợ chồng: “Chồng em áo rách em
thương, chồng người áo gấm xông hương mặc người”. Tình nghĩa chồng vợ ln là
chủ đề khơng bao giờ tử của các nhà văn nhà thơ. Rất nhiều câu nói nhân gian, ca
dao tục ngữ và những câu chuyện đi vào lịng người từ cái tình cái nghĩa vợ chồng.
Tôn trọng mẫu quyền, dù sống trong xã hội phụ quyền nhưng vai trị người
Mẹ khơng thể thiếu trong các sinh hoạt văn hóa gia đình. Mẹ là người tay hịm chìa
khóa, chủ chi và tham gia chính kiến tạo các lễ nghi văn hóa. Con cháu phải giữ
được nếp nhà, hiếu thảo với cha mẹ. Anh em phải gắn bó, hịa thuận giúp nhau
những lúc hoạn nạn, khó khăn, phương châm ứng xử là “chị ngã em nâng”. Giá trị
văn hóa gia đình truyền thống biểu hiện trong các quan hệ xã hội như gọi người
lớn tuổi là ông, bà, chú, bác, cơ… cịn người ít tuổi hơn là em, cháu, con. Đây cũng
là nền tảng cho tục thờ mẫu ở nhiều nơi trên Việt Nam.
1.2.3 Tính nhân sinh và chức năng giao tiếp
Đặc trưng thứ ba của văn hóa đó là tính nhân sinh. Tính nhân sinh cho phép
phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội ( do con người sáng tạo, nhân tạo)
với các giá trị tự nhiên (thiên tạo). Văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con
người. Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tính vật chất (như việc
luyện quặng, đẽo gỗ…) hoặc tinh thần (như truyền thuyết về các cảnh quan tự
nhiên). Có rất nhiều những truyền thuyết, câu chuyện gắn liền với những cảnh
quan thiên nhiên như sự tích hồ ba bể, sự tích suối hát bản Hát, nàng Han… nhưng
sự tích này được truyền tai nhau từ đời này sang đời khác để giải thích cho những


lOMoARcPSD|15547689

địa danh ở VN ta. Tính nhân sinh là cơ sở cho chức năng giao tiếp văn hóa. Một
trong những đặc điểm khu biệt con người với động vật là ở sự hợp quần thành xã
hội, mà xã hội không thể hình thành và tồn tại được nếu thiếu sự giao tiếp. Văn hóa
tạo ra những điều kiện và phương tiện ( ngôn ngữ, các hệ thống ký hiệu) cho sự
giao tiếp ấy. Mặt khác, văn hóa cũng là sản phẩm của giao tiếp, bởi bản thân văn

hóa là sản phẩm của các hoạt động xã hội. Trong thời đại hội nhập tồn cầu hóa
hiện nay, việc am hiểu nhiều nền văn hóa là vơ cùng cần thiết. Sẽ khó có sự thành
cơng khi trong giao tiếp chúng ta hồn tồn khơng hiểu gì về văn hóa đối tác, thậm
chí khơng biết gì về ngơn ngữ của họ. Văn hóa gắn liền với hoạt động của con
người trong xã hội mang tính nhân sinh. Do đó văn hóa là sợi dây nối liền và thực
hiện chức năng giao tiếp giữa con người với con người, giữa dân tộc này với dân
tộc kia. Đồng thời, vì có tính nhân sinh nên văn hóa vơ tình trở thành sợi dây liên
kết giữa người với người, vật với vật và cả vật với người. Đó chính là ý nghĩa nhân
sinh sâu sắc nhất mà văn hóa hàm chứa
1.2.4 Tính lịch sử và chức năng giáo dục.
Văn hóa cịn có tính lịch sử, được hình thành qua một q trình và được tích
lũy. Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu, nó buộc văn hóa
thường xuyên tự điều chỉnh, phân loại và phân bố lại các giá trị. Tính lịch sử được
duy trì bằng truyền thống văn hóa. Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối
ổn định (những kinh nghiệm tập thể) được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng
người qua không gian và thời gian, được đúc kết thành những khuôn mẫu xã hội và
cố định hóa dưới dạng ngơn ngữ, phong tục, tập qn, nghi lễ,… Văn hóa có tính
lịch sử cần phải được tích lũy, được gìn giữ và khơng ngừng tái tạo, chắt lọc những
tinh hoa, không ngừng sản sinh và phát triển để hồn thiện dưới dạng ngơn ngữ,
phong tục…
Ví dụ nhắc đến văn hoá từ Giai đoạn văn hoá Văn Lang – Âu Lạc, từ gần năm
3000 đến cuối thiên niên kỷ 1 trước Công nguyên vào thời đại đồ đồng sơ khai, trải
18 đời vua Hùng, được coi là đỉnh cao thứ nhất của lịch sử văn hoá Việt Nam, với
sáng tạo tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn và kỹ thuật trồng lúa nước ổn định. Đến
bây giờ nét đẹp văn hoá này vẫn được Việt nam ta tiếp tục pháp huy, kế truyền.(1)
Và chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết về nét đẹp phụ nữ Việt qua tà áo dài thanh
lịch nhưng tôn lên vẻ đẹp của cánh chị em.
Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam, mặc cùng với quần dài, che
thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ nhưng hiện nay thường



lOMoARcPSD|15547689

được biết đến nhiều hơn với tư cách là trang phục nữ. Áo dài thường được mặc vào
các dịp lễ hội, trình diễn; hoặc tại những mơi trườngđịi hỏi sự trang trọng, lịch sự;
hoặc là đồng phục nữ sinh tại trường trung học phổ thông hay đại học; hay đại diện
cho trang phục quốc gia trong các quan hệ quốc tế. Các người đẹp Việt Nam hầu
hết đều chọn áo dài cho phần thi trang phục dân tộc tại các cuộc thi sắc đẹp quốc
tế. Trước đây, áo dài thường được mặc kết hợp cùng với nón quai thao, nón lá, hay
là khăn đóng. Nhưng kiểu sơ khai nhất của chiếc áo dài là chiếc áo giao lãnh. Chúa
Nguyễn Phúc Khốt là người được xem là có cơng sáng chế chiếc áo dài và định
hình chiếc áo dài Việt Nam như ngày nay. Thế kỉ 17 áo giao lãnh : Kiểu dáng sơ
khai của chiếc áo dài là chiếc áo giao lãnh bốn vạt, tiền thân của áo tứ thân. Áo
giao lãnh khốc ngồi yếm lót, mặc cùng váy đen và thắt lưng màu tương tự như
áo tứ thân, chỉ khác là hai vạt trước buông thả chứ không buộc trước bụng.
Thế kỉ 18 đến thế kỉ 20 Việt Nam ta đã xuất hiện áo tứ thân. Để tiện lợi hơn
cho người phụ nữ trong việc đồng án, buôn bán, người xưa đã tạo ra áo tứ thân gọn
gàng với 2 vạt trước rời nhau và có thể buộc lại, 2 vạt sau may liền lại với nhau
thành 1 tà. Chiếc áo được may để phục vụ cho tầng lớp bình dân, thời bấy giờ khổ
vải chỉ rồng tầm 35-40cm nên may 1 tà sau cho tiện. Áo tứ thân thường được may
bằng vải màu tối nhằm tiện cho việc đồng án
Năm 1934, họa sĩ bậc thầy Việt Nam Lê Phổ bỏ bớt những nét lai căng, cứng
cỏi của áo Le Mur, đồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, ngũ thân
vào, tạo ra một kiểu áo vạt dài cổ kính, ơm sát thân người, trong khi hai vạt dưới
được tự do bay lượn. Sự dung hợp này quá hài hòa, vẹn vẻ giữa cái mới và cái cũ,
được giới nữ thời đó hoan nghênh nhiệt liệt. Từ đây, áo dài Việt Nam đã tìm được
hình hài chuẩn mực của nó, và từ bấy giờ đến nay dù trải qua bao thăng trầm, bao
lần cách tân cách điệu, hình dạng chiếc áo dài về cơ bản vẫn giữ nguyên. Một vài
nhà tạo mẫu áo dài bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này, nhưng gần như họ chỉ bỏ
được phần nối giữa sống áo, vì vải phương Tây dệt được khổ rộng hơn. Tay áo vẫn

may nối. Nổi nhất lúc ấy là nhà may Cát Tường ở phố Hàng Da, Hà Nội. Năm
1939 nhà tạo mẫu này tung ra một kiểu áo dài được ông Âu hóa. Áo Le Mur vẫn
giữ nguyên phần áo dài may không nối sống bên dưới. Nhưng cổ áo khoét hình trái
tim. Có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ. Vai áo may bồng, tay
nối ở vai. Khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải. Nhưng kiểu áo này chỉ tồn
tại đến khoảng năm 1943.


lOMoARcPSD|15547689

Đến khoảng năm 1950, sườn áo dài bắt đầu được may có eo. Các thợ may lúc
đó đã khơn khéo cắt áo lượn theo thân người. Thân áo sau rộng hơn thân áo trước,
để áo ôm theo thân dáng mà khơng cần chít eo. Vạt áo cắt hẹp hơn. Thân áo trong
được cắt ngắn dần từ giai đoạn này. Cổ áo bắt đầu cao lên, trong khi gấu được hạ
thấp xuống. Cuối năm 1958 khi bà Trần Lệ Xuân còn tại vị Đệ Nhất Phu Nhân của
nước Việt Nam Cộng Hòa, bà đã thiết kế ra kiểu áo dài cách tân mới bỏ đi phần cổ
áo gọi là áo dài cổ thuyền, cổ hở, cổ khoét, dân gian gọi là áo dài Trần Lệ Xuân
hay áo dài bà Nhu. Không chỉ lạ về mẫu áo, chiếc áo dài hở cổ cịn được ‘phá cách’
với họa tiết trang trí trên áo: nhành trúc mọc ngược. Một số nhà phê bình phương
tây cho rằng nó hợp lý với thời tiết nhiệt đới của miền nam Việt Nam. Nhưng kiểu
áo này khiến những người theo cổ học lúc đó tức giận và lên án nó khơng hợp với
thuần phong mỹ tục. Loại áo dài khơng có cổ này vẫn phổ biến đến ngày nay và
phần cổ được kht sâu cho trịn chứ khơng ngắn như bản gốc. Năm 1960, nhà
may Dung ở Đa Kao, Sài Gòn đã sáng tạo ra cách ráp tay raglan vào áo dài. Cách
ráp này khắc phục được các nếp nhăn hai bên nách áo.Với cách này, tay áo được
nối từ cổ xéo xuống nách. 2 tà nối với nhau bằng đường nút dọc hông. Kiểu này
tạo dáng ôm theo đường cong người mặc, giúp người phụ nữ cử động tay thoải
mái, linh hoạt.
Truyền thơng văn hóa tồn tại nhờ giáo dục. Mục tiêu cao cả nhất của văn hóa
là vì sự phát triển và hồn thiện con người. Do đó, chức năng bao trùm nhất của

văn hóa chính là chức năng giáo dục, bồi dưỡng con người, hướng lý tưởng, đạo
đức và hành vi của con người vào điều hay lẽ phải, theo những chuẩn mực mà xã
hội quy định. Văn hóa thực hiện theo chức năng giáo dục không chỉ bằng những
giá trị đã ổn định (truyền thống) mà cịn bằng cả những giá trị đang hình thành. Hai
loại giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ đó
mà văn hóa tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của
con người, đóng vai trị quyết định trong việc hình thành, ni dưỡng nhân cách
con người, tạo nên nền tảng tinh thần xã hội.
Từ chức năng giáo dục, văn hóa có chức năng phái sinh đảm bảo tính kế tục
của lịch sử. Văn hóa duy trì và phát triển bản sắc dân tộc, tạo nên sự phát triển liên
tục của lịch sử. Nếu gen sinh học di truyền lại cho các thế hệ sau hình thể con
người thì văn hóa được xem là một thứ “gen” xã hội di truyền phẩm chất cộng
đồng người lại cho các thế hệ sau.


lOMoARcPSD|15547689

Những năm 1960, áo dài chít eo thách thức quan điểm truyền thống trở thành
kiểu dáng thời thượng. Lúc này, chiếc áo nịt ngực tiện lợi đã được sử dụng rộng
rãi. Phụ nữ thành thị với tư duy cởi mở muốn tôn lên những đường cong cơ thể qua
kiểu áo dài chít eo rất chặt để tơn ngực. Gần cuối thập kỷ 60, áo dài miniraglan trở
nên thịnh hành trong giới nữ sinh vì sự thoải mái, tiện lợi của nó. Đây là kiểu áo
dài dành riêng cho nữ sinh. Theo đó tà áo được may tới mắt cá chân, nhưng hai
ống quần được phủ xịe ơm hai bàn chân. Với kiểu áo dài này, làm tăng thêm tính
hồn nhiên, ngây thơ cho nữ sinh. Thời nay còn gọi là áo dài nữ sinh. Sau những
năm 1970, đời sống đổi mới đã khiến chiếc áo dài dần vắng bóng trên đường phố.
Đến những năm 90, áo dài đã trở lại, cầu kỳ hơn, thanh nhã hơn và bắt đầu được
bạn bè Quốc Tế nghĩ tới như là một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.
Chỉ với quá trình phát triển của tà áo dài mà chúng ta đã thấy được lịch sử
văn hóa có ảnh hưởng như thế nào. Những năm văn hóa phương tây du nhập vào

vn và người việt chúng ta đã biết tận dụng những cái hay cái tốt để làm nên những
nét đặc trưng tiêu biểu của mình. Ngồi ra do dưới chế độ phong kiến mà nước ta
bị ảnh hưởng bởi Trung Hoa rất nhiều trong văn hóa. Tiêu biểu là lĩnh vực văn học.
Hơn 10 thế kỷ dưới chế độ phong kiến, văn hóa Trung Hoa trong đó có chữ
Hán, phần nhiều phổ biến ở tầng lớp trên của xã hội như vua chúa, quan lại, nho sĩ,
và q tộc. Do đó văn hóa tam giáo từ Trung Hoa du nhập vào văn hóa Việt Nam
qua từng thành phần trên một cách sâu đậm hơn tầng lớp bình dân. Hiện tượng này
khơng những chỉ thể hiện trong đời sống gia đình, xã hội và bộ máy nhà nước, mà
còn phản ánh trong đời sống văn học, nhất là những tác phẩm Hán văn; văn hóa
tam giáo biểu hiện khi sâu đậm khi bàng bạc qua dịng văn học chữ Hán, nhưng ít
có những tác phẩm trường thiên, phần nhiều là những bài thơ, bài kịch, bài kệ,…
thông qua thi pháp Trung Hoa với các thể thơ cổ phong, đường luật. Tầng lớp tri
thức Việt Nam hội nhập văn hóa Tam giáo vào các tác phẩm của mình.
1/. Ảnh hưởng của Nho giáo trong văn thơ: Có Đoạn trường tân thanh, Lục Vân
Tiên, thơ của Nguyễn Công Trứ,…
2/. Ảnh hưởng Phật giáo trong văn thơ: Có Cung ốn ngâm khúc, Quan Âm Thị
Kính,…
3/. Ảnh hưởng của Lão giáo trong văn thơ: Có Thơ Nhàn, Bích câu kì ngộ.


lOMoARcPSD|15547689

Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày đến thơ ca tục ngữ lúc nào cũng đưa giáo
dục lên hàng đầu “ học ăn học nói học gói học mở”, “ muốn lành nghề chớ nề học
hỏi”, “tiên học lễ hậu học văn”. Bác Hồ vĩ đại cũng đã từng nói vì lợi ích 10 năm
trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người. Muốn đất nước sánh đôi cường quốc
năm châu thì trước hết phải biết giáo dục ni trồng những búp măng mầm non
của Đảng. Vì vốn dĩ cây có uốn mới nên hình, người có nắn mới nên nhân. Có giáo
dục mới tạo nên con người tốt. Và cũng chính giáo dục mới lưu trữ được những
văn hóa lịch sử lâu đời của ta. Dạy con em biết trân quý giữ gìn và phát triển

những truyền thống văn hóa tốt đẹp là điều khơng thể thiếu của chức năng giáo
dục. Đảng và Nhà nước ta, các bậc phụ huynh và nhà trường luôn tạo điều kiện để
các em tiếp xúc nhưng văn hóa quý báu của dân tộc như: những hoạt động về
nguồn, thăm đền liệt sĩ, thăm những khu di tích lịch sử, những trị chơi lễ hội dân
gian…
Chức năng này xuất phát từ đặc trưng mang tính giá trị của văn hóa. Mỗi
một nền văn hóa đều có những giá trị riêng, những giá trị này được hình thành
thơng qua q trình con người điều chỉnh thói quen, nhận thức và hành động để có
thể thích nghi với sự thay đổi từ mơi trường. Nhờ có chức năng mà ta có thể thấy
được sự đa dạng giữa các nền văn hóa với nhau, đồng thời cũng có thể tìm thấy
những nét tương đồng đáng ngạc nhiên giữa các nền văn hóa. Đó chính là mục tiêu
và động lực để phát triển của nhân loại.
1.3 Một số khái niệm liên quan
1.3.1 Văn minh
Trần Ngọc Thêm đã nhận định :” Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị
vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động
thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.”
( Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997, tr.10). Song song với văn
hố, chúng ta cịn có văn minh, văn hiến và văn vật. Lâu nay, vẫn khơng ít người
vẫn sử dụng “ văn minh”( civilization) như một từ đồng nghĩa với “ văn
hố”( culture) để chỉ tồn bộ sự sáng tạo và các tập quán tinh thần và vật chất riêng
cho mọi tập đoàn người. . Thực ra, như viện sĩ D.Likhachov (1990) có nhận xét:”
đây là những khái niệm gần gũi, có liên quan mật thiết với nhau, song khơng đồng
nhất. Văn hố giàu tính nhân bản, nó hướng tới những giá trị mn thuở; trong khi
đó thì văn minh hướng tới sự hợp lí, sự sắp đặt cuộc sống sao cho tiện lợi.” Để
nắm bắt và hiểu rõ hơn về chúng, ta cần phải hiểu rõ bản chất và định nghĩa của
chúng. “ Văn minh” là gì, thế nào là “ văn minh” ?


lOMoARcPSD|15547689


- Văn minh là danh từ Hán – Việt ,”văn” là vẻ đẹp, “minh” là sáng; chỉ tia sáng
của đạo đức; biểu hiện ở chính trị; luật pháp; văn học; nghệ thuật. Trong tiếng Anh,
Pháp, từ civilisation với nội hàm nghĩa văn minh; có căn gốc Latinh là civitas với
nghĩa gốc: đô thị; thành phố; và các nghĩa phái sinh: thị dân; công dân.
- W. Durran sử dụng khái niệm văn minh để chỉ sự sáng tạo văn hoá; nhờ một trật
tự xã hội gây ra và kích thích. Văn minh được dùng theo nghĩa tổ chức xã hội; tổ
chức ln lí và hoạt động văn hố. Văn minh trong tiếng Đức là để chỉ các xã hội
đã đạt được tới giai đoạn tổ chức đô thị và chữ viết. Theo F. Ăngghen; văn minh là
chính trị khoanh văn hố lại và sợi dây liên kết văn minh là nhà nước. Như vậy
khái niệm văn minh thường bao hàm bốn yếu tố cơ bản: đô thị; Nhà nước; chữ viết
và các biện pháp kĩ thuật cải thiện; xếp đặt hợp lí; tiện lợi cho cuộc sống của con
người.
- Văn minh chủ yếu liên quan tới kĩ thuật làm chủ thế giới, biến đổi thế giới sao
cho đáp ứng được đòi hỏi của con người. Cho nên một thành tựu của văn minh
thường lan rộng khắp thế giới. Nghiên cứu văn minh là nghiên cứu mặt động của
trí tuệ, tâm thức con người. Nếu như văn minh của loài người tiến lên khơng ngừng
thì văn hóa lại khơng thể. Có những nước văn minh rất cao nhưng văn hóa lại
suy giảm. Thế giới đã trải qua nhiều nền văn minh như: văn minh đồ đá, văn
minh du mục, văn minh nông nghiệp, văn minh thương nghiệp, văn minh công
nghiệp và đang bước vào văn minh hậu công nghiệp.
- Như vậy, văn hóa và văn minh khác nhau ở các điểm sau:
+ Trước hết, văn hóa là khái niệm bao trùm gồm cả giá trị vật chất lẫn tinh thần
còn văn minh thiên về giá trị vật chất, như những dụng cụ, vật chất, thiết bị tiện
nghi mà chúng ta đang sử dụng hằng ngày, đấy chính là văn minh.
+ Điểm khác biệt thứ hai, đó chính là văn hóa ln có bề dày của quá khứ còn văn
minh chỉ là một lát cắt đồng đại, song chúng thường có chung một nét nghĩa là chỉ
đến “trình độ phát triển”. Văn minh luôn là đặc trưng của một thời đại: nếu như
vào thế kỉ 19, chiếc đầu máy hơi nước đã từng là biểu tượng của văn minh thì sang
thế kỉ 20, nó đã trở thành biểu tượng của sự lạc hậu, nhường chỗ cho tên lửa vũ trụ

và máy vi tính. Một dân tộc có trình độ văn minh cao vẫn có thể có một nền văn
hố nghèo nàn, và ngược lại, một dân tộc lạc hậu vẫn có thể có một nền văn hố
phong phú. Điều này chúng ta có thể thấy ngay tại đất nước Việt Nam, mảnh đất
mà chúng ta đang sinh sống. Dù cho nền văn minh của chúng ta không được tiên
tiến và hiện đại bằng các nước phát triển khác, song nền văn hoá của chúng ta lại
rất phong phú, từ truyền thống đến ẩm thực, từ nếp sống đến cách ăn mặc.


lOMoARcPSD|15547689

+ Sự khác biệt trong lịch sử và giá trị tinh thần của văn minh và văn hoá đã dẫn
đến sự khác biệt về phạm vi: khi mà văn hóa mang tính dân tộc, thì văn minh lại có
tính phát triển. Bởi lẽ văn hố có giá trị tinh thần và tính lịch sự, mà hai tính chất
này lại là của riêng, khơng dễ gì mua bán hay thay đổi được, trong khi văn minh lại
mang đặc trưng cho một khu vực rộng lớn hoặc cả nhân loại, chứa giá trị vật chất,
mà của cải vật chất thì dễ phổ biến và lây lan.
+ Điều khác biệt thứ tư còn nằm ở nguồn gốc: văn hóa gắn bó nhiều hơn với
phương Đơng nơng nghiệp, cịn văn minh gắn bó nhiều hơn với phương Tây đô
thị. Theo đấy, văn minh là khái niệm mang tính quốc tế, có nguồn gốc từ phương
Tây đơ thị và chỉ trình độ phát triển nhất định của văn hóa chủ yếu về phương diện
vật chất. Lịch sử văn minh nhân loại hình thành vào cuối thiên niên kỉ thứ IV TCN,
khi xã hội nguyên thủy bắt đầu tan ở Ai Cập và nhà nước bắt đầu ra đời. Trong thời
kì cổ đại( cuối thiên kỉ IV, đầu thiên kỉ III TCN), ở phương Đông và ở Đơng Bắc
châu Phi có bốn trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung
Quốc. Các nền văn minh này đều hình thành ở lưu vực các con sơng lớn, là những
nơi có địa hình và khí hậu thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp nên những khu vực
này sớm bước vào xã hội văn minh. Văn minh phương Tây xuất hiện muộn hơn
với nền văn minh Hy La( Hy Lạp và La Mã) có nguồn gốc từ phương Đơng, được
hình thành trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của các nền văn hoá Ai Cập và
Lưỡng Hà. Văn minh Hy Lạp vô cùng xán lạn, là cơ sở của văn minh châu Âu sau

này.
Như vậy, “ văn minh” là một khái niệm có nguồn gốc từ phương Tây đơ thị
chỉ trình độ phát triển nhất định của văn hoá về phương diện vật chất và mang tính
quốc tế.
1.3.2 Văn hiến- Văn vật
Ở Việt Nam, cịn có các khái niệm khác song song với “ văn minh”, đó là “
văn hiến” và “ văn vật”. Văn hiến là từ vựng gốc Hán. Tuy nhiên, từ sau khi Nho
học bị bãi bỏ ở Việt Nam năm 1919 và nhất là kể từ sau khi chữ Hán chữ Nơm bị
thay thế hồn tồn bởi chữ quốc ngữ vào năm 1945 thì văn hiến cùng những từ gốc
Hán khác đã cắt đoạn rời khỏi lịch sử vốn có của nó.
Hiện nay các từ điển tiếng Việt hiện đại đưa ra giải đáp văn hiến là gì với một
nét nghĩa chung chung mơ hồ: Đại từ điển tiếng Việt kế thừa và bổ sung “văn hiến:
Truyền thống văn hóa lâu đời, có nhiều nhân tài’’( 1, trang 1744). Từ điển bách


lOMoARcPSD|15547689

khoa Việt Nam (2003) ghi: “văn hiến: truyền thống văn hoá tốt đẹp và lâu đời’’.
Hiểu theo cách chiết tự thì “văn” có nghĩa là vẻ đẹp, “hiến” là con người, là hiền
tài. Văn hiến thiên về các giá trị tinh thần do hiền tài sáng tạo ra. Có thể thấy văn
hiến vốn đã xuất hiện từ lâu, nhưng vì nhiều lý do văn hiến dần dần được đồng
nhất với văn hóa. Thực ra, văn hiến phải hàm chứa các giá trị văn hóa, nhưng ngồi
các giá trị văn hóa, văn hiến còn được thể hiện ở những con người tiêu biểu nhất–
những bậc hiền tài.
-

Để mường tượng rõ ràng hơn, chữ viết- một dạng văn hiến, là một nguồn
tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở ngôn ngữ văn tự ở Việt Nam,
tư liệu văn hiến được phân thành tư liệu chữ Hán (ghi tiếng Hán cổ đại và
tiếng Hán Trung đại), chữ Nôm (ghi tiếng Việt tiền cổ – tiếng Việt cổ và

tiếng Việt trung- cận đại), chữ Phạn, chữ Thái cổ, chữ Latin cổ (chủ yếu
trong các văn bản của công giáo), chữ Pháp, chữ Quốc ngữ cổ, chữ Khmer
cổ, chữ Chăm cổ…, trong đó tài liệu chữ Hán cổ chiếm khối lượng lớn nhất
– khoảng 80%, cịn sách chữ Nơm của người Việt chiếm 15%. Các loại tư
liệu văn hiến khác chiếm 5%.

Đối với từ “ văn vật”, ‘’văn’’ là vẻ đẹp, là văn hoá, ‘’vật’’ là các sản phẩm do
con người sáng tạo ra có giá trị nghệ thuật và sức sống dài lâu. Văn vật được biểu
hiện dưới dạng vật thể như các cơng trình kiến trúc, di tích, hiện vật quý hiếm có
giá trị nghệ thuật và hàm lượng văn hố cao,v.v. Nói một cách dễ hiểu hơn, văn vật
là truyền thống văn hóa tốt đẹp được thể hiện thông qua một đội ngũ tài và hiện vật
trong lịch sử. Ta có thể thấy văn vật khơng ở đâu xa xơi, như phở Hà Nội, cốm
Làng Vịng, gốm Bát Tràng,…
Qua những điều trên, ta có thể nhận thấy văn hiến và văn vật là những khái
niệm bộ phận của văn hoá, chỉ khác văn hoá ở mức độ bao quát của các giá trị.
Để dễ dàng trong việc phân biệt những thuật ngữ trên, Trần Ngọc Thêm đã thể
hiện thông qua bảng so sánh sau:
1.3.3 Giao lưu và tiếp biến văn hoá


lOMoARcPSD|15547689

- Khái niệm giao lưu và tiếp biến văn hóa được dịch từ những thuật ngữ như
cultural contacts, cultural exchanges…, để chỉ một quy luật trong sự vận động và
phát triển văn hóa của các dân tộc. Đó là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người
(cộng đồng, dân tộc) có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự
biến đổi về văn hóa của một hoặc cả hai nhóm. Giao lưu văn hóa tạo nên sự dung
hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở các cộng đồng. Ở đó có sự kết hợp giữa các
yếu tố “nội sinh” với yếu tố “ngoại sinh” tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú,
đa dạng và tiến bộ hơn. Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước

ngồi bởi dân tộc chủ thể. Q trình này ln đặt mỗi dân tộc phải xử lý tốt mối
quan hệ biện chứng giữa yếu tố “nội sinh” và “ngoại sinh”.
- Quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa thường diễn ra theo hai hình thức:
+ Hình thức tự nguyện: Thơng qua các hoạt động như buôn bán, thăm hỏi, du lịch,
hôn nhân, quà tặng… mà văn hóa được trao đổi trên tinh thần tự nguyện.
+ Hình thức cưỡng bức: thường gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược, thơn
tính đất đai và đồng hóa văn hóa của một quốc gia này đối với một quốc gia khác.
Tuy nhiên, trên thực tế, các hình thức này nhiều khi khơng thuần nhất. Có khi
trong cái vỏ bọc tự nguyện lại có những yếu tố mang tính áp đặt, cưỡng bức. Hoặc
trong q trình bị cưỡng bức văn hóa, vẫn có những yếu tố tiếp nhận mang tính tự
nguyện.
-

Dưới giác độ giao lưu – tiếp biến, văn hóa Việt Nam là kết quả của các cuộc
gặp gỡ văn hóa lớn trong khu vực:

+ Giao lưu với văn hóa Ấn: trực tiếp (lan toả tiên phát) qua đường biển Đông;
gián tiếp (lan toả thứ phát) qua Văn hóa Bắc thuộc, văn hóa Chăm Pa ở Trung Bộ
và Óc Eo ở Nam Bộ. Bằng chứng cho thấy niên đại sớm nhất mà Phật Giáo được
truyền đến Chăm Pa là tấm bia kí Võ Cạnh được tìm thấy gần Kauthara ( Nha
Trang). Tấm bia kí này có niên đại thế kỷ III-IV. Trên bia được ghi bằng chữ Phạn,
viết theo kiểu chữ Amravati, có nội dung mang tư tưởng Phật giáo như:
“Lokasaaya gatàgati”( sự chết hoặc sự phục sinh của thế giới này) hay: “ Prajànà
Karuna”( từ bi trắc ẩn đối với chúng sanh). Theo Tiến sĩ Ngô Văn Doanh, tấm bia
Võ Cạnh là bằng chứng vật chất đầu tiên và cũng là cổ nhất ở Đông Nam Á nói về
Phật giáo.
+ Giao lưu với văn hóa Trung Hoa: chủ yếu bằng con đường cưỡng chế (bị
xâm lược, đô hộ và đồng hóa). Năm 111 TCN, nhà Hán thơn tính Nam Việt và biến
Âu Lạc thành đất đai của nhà Hán. Âu Lạc bị chia thành ba quận thuộc bộ Giao



lOMoARcPSD|15547689

Chỉ là: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Để nô dịch nhân dân ta về tư tưởng,
ngay từ thời Tây Hán, Nho giáo đã được chính quyền đơ hộ truyền bá vào nước ta.
+ Giao lưu với văn hóa Phương Tây: trong lịch sử, sự giao lưu này diễn ra chủ
yếu thông qua các kênh: buôn bán đường biển; sự đơ hộ của thực dân Pháp, và sau
đó là đế quốc Mỹ (miền Nam Việt Nam). Ngày nay, giao lưu văn hóa với phương
Tây đã có thêm nhiều hình thức mới như: ngoại giao, du học, di cư, hội nhập quốc
tế, tham dự vào mạng truyền thông – liên lạc toàn cầu, ứng dụng các chuẩn mực
kinh tế, xã hội, cơng nghệ mang tính quốc tế. Vào thế kỷ XVII,các nước phương
Tây thường xuyên sang VN buôn bán qua con đường biển.Tiếp theo đó là các vị
giáo sĩ Bồ Đào Nha sang để truyền bá Thiên Chúa Giaso.Để thuận lợi cho con
đường giảng đạo và ghi chép lại tài liệu cho người bản xứ,các giáo sĩ người Bồ
Đào Nha này đã dùng kí tự trong bảng chữ cái Bồ Đào nha,La tinh và Hi Lạp để
phiên âm giọng người Việt; từ đó mà chữ Quốc ngữ đã được ra đời.

1.4 Cấu trúc của hệ thống văn hoá
Hoạt động sản xuất vật chất và hoạt động tinh thần được xem như hai lĩnh
vực cơ bản của sự phát triển văn hố nên hệ thống văn hóa thường được chia đơi
thành văn hóa vât chất và văn hóa tinh thần. Bên cạnh đó là những cách chia ba. Ví
dụ: văn hóa vật chất – văn hóa xã hội – văn hóa tinh thần. Văn hóa vật chất – văn
hóa tinh thần – văn hóa nghệ thuật. Sinh hoạt kinh tê’ – sinh hoạt xã hội – sinh hoạt
trí thức… . Một số tác giả khác nói đến bốn thành tố như. Văn hóa sản xuất, văn
hóa xã hội, văn hóa tư tưởng, văn hóa nghệ thuật. Hoặc hoạt động sinh tồn, hoạt
động xã hội, hoạt động tinh thần, hoạt đông nghệ thuật
-

Từ cách tiếp cận hệ thống. Có thể xem văn hóa như một hệ thống gồm 4
thành tố (tiểu hệ) cở bản với các vi hệ như sau:


+ Mỗi nền văn hóa là tài sản của một cộng đồng người (chủ thể văn hốa) nhất
định. Trong quá trình tồn tại và phát triển. Chủ thể văn hóa đó đã tích lũy được một
kho tàng kinh nghiệm và tri thức phong phú về vũ trụ và về con người. Đó là 2 vi
hệ của tiểu hệ văn hóa nhận thức.
*Nhận thức về vũ trụ : Thuộc loại nhận thức hình thành trong lớp văn hóa bản địa
có triết lí âm dương giải thích bản chất của vũ trụ. Triết lí âm dương là một hệ
thống triết lí giải thích về vũ trụ dựa trên ngun lí âm dương, được hình thành
trong văn hóa bản địa của Việt Nam.


lOMoARcPSD|15547689

- Âm dương là hai khái niệm chỉ hai thực thể đối lập ban đầu tạo nên toàn bộ
vũ trụ. Mối quan hệ giữa âm và dương luôn gắn mật thiết với nhau, trong
dương có âm ,trong âm có dương và có thể chuyển đổi cho nhau theo xu
hướng âm cực sinh dương và dương cực sinh âm.
Vd: Ngày và đêm, mưa và nắng, nóng và lạnh,… những yếu tố tự nhiên này đổi
chỗ và bổ trợ cho nhau. Ở xứ nóng (dương), phát triển nghề trồng trọt (âm) và
ngược lại ở xứ lạnh (âm), phát triển nghề chăn nuôi (dương) hay việc cây từ đất
(âm) mọc lên rồi phát triển, lá xanh rồi hóa vàng (dương) và cuối cùng rụng xuống
và trở về với đất.
*Nhận thức về con người, tự nhiên: Vũ trụ theo cấu trúc ngũ hành, tố chất cơ thể
con người cũng hoạt động theo nguyên lí ngũ hành ví như phần nội tạng có ngũ
phủ và ngũ tạng.
- Các bộ phận cơ thể có quan hệ tương sinh và tương khắc với nhau như quan hệ
ngũ hành. Trong đó “Thận” và “Tâm” là bộ phận quan trọng nhất. Đông Y học căn
cứ vào luật âm dương và ngũ hành để chẩn trị cho con người.
- Y học cho rằng mọi bệnh tật đều do mất quân bình âm dương và nảy sinh
quan hệ tương khắc trong ngũ hành mà ra (ví như hiện tượng đau dạ dày, dạ dày

thuộc tị (phủ) ứng với hành thổ, dạ dày đau vì tị bị can (thuộc hành mộc) khắc
quá mạnh, muốn chữa bệnh thì phải bình can và nâng cao khả năng hoạt động
của tị ) . Thuốc thang là cây cỏ, hoa lá vốn lấy từ thiên nhiên và châm cứu cũng
là một kĩ thuật không xa lạ trong việc chữa trị, châm cứu tác động phần này
nhằm kích thích phần khác.
*Nhận thức về con người, xã hội: Mỗi người có một vị trí và quan hệ trong xã hội
cũng như một hành có quan hệ với các hành khác. Mỗi người được xác định bằng
thòi gian được sinh ra đời: giờ, ngày, tháng, năm. Như thế có nghĩa là mỗi người có
quan hệ tương sinh tương khắc với người khác.
- Mọi vật trong vũ trụ, các bộ phận trên cơ thể, mỗi cá nhân trong xã hội đều
có thể được đặc trưng bởi 1 trong 5 hành. Từ tư tưởng “ Thiên địa vạn nhất
thể”, người xưa đã áp dụng mơ hình nhận thức về vũ trụ để lí giải lĩnh vực
con người xã hội.
- Dựa vào can chi, Ngũ hành là thuật xem tử vi, đoán tướng số chia ra 2
nhóm: Nhóm cá nhân gồm bản thân, tiền kiếp, bệnh tật và nhóm xã hội gồm
cha mẹ, anh em, con cái,….


lOMoARcPSD|15547689

- Lấy con người là trung tâm để xem xét đánh giá tự nhiên, Thể hiện ở việc
dung kích cỡ của mình để đo đạc tự nhiên và vũ trụ ( đo chiều dài bằng
thước, gang tay,…)
+ Tiểu hệ thứ hai liên quan đến những giá trị nội tại của chủ thể văn hóa: đó là văn
hóa tổ chức cộng đồng. Nó bao gồm 2 vi hệ là văn hóa tổ chức đời sống tập thể (ở
tầm vĩ mô như tổ chức nông thôn, quốc gia, đô thị), và văn hóa tổ chức đời sống cá
nhân (liên quan đến đời sống riêng mỗi người như tín ngưỡng, phong tục, giao
tiếp, nghệ thuật…).
*Tổ chức gia tộc và gia đình: Những người cùng quan hệ huyết thống gắn bó mật
thiết với nhau thành đơn vị cơ sở là “gia đình” và đơn vị cấu thành là “gia tộc”.

Đối với người Việt Nam, gia tộc trở thành một cộng đồng gắn bó có vai trị quan
trọng thậm chí cịn hơn cả gia đình: họ rất coi trọng các khái niệm liên quan đến
gia tộc như trưởng họ, tộc trưởng, nhà thờ họ, từ đường, gia phả, ruộng kị, giỗ họ,
giỗ tổ, mừng thọ,.. Việt Nam, làng và gia tộc (họ) nhiều khi đồng nhất với nhau.
Dấu vết hiện tượng “làng là nơi ở của một họ” còn lưu lại trong hàng loạt tên làng:
Đặng Xá (nơi ở của họ Đặng), Ngô Xá,…
- Trong làng, người Việt cho đến giờ vẫn thích sống theo lối đại gia đình, các
cụ già rất lấy làm hãnh diện nếu họ đứng đầu một gia đình quần tụ được 3, 4
thế hệ. Ở nhiều dân tộc ít người phổ biến tình trạng các thế hệ của một đại
gia đình, một gia tộc ở tập trung dưới một mái nhà dài.
- Sức mạnh gia tộc thể hiện ở tinh thần đùm bọc, thương yêu nhau. Người
trong họ có trách nhiệm cưu mang nhau về mặt vật chất và dìu dắt nhau, làm
chỗ dựa cho nhau về chính trị: “Một người làm quan, cả họ được nhờ”.
- Tôn ti gián tiếp (con chú con bác, anh em họ) cũng được quy định rất
nghiêm ngặt; các cụ thường dạy con cháu. Tổ chức nông thôn theo huyết
thống đi theo hướng ngày càng coi trọng vai trị của gia đình hạt nhân, ni
dưỡng tính tư hữu.
*Tổ chức làng xã: Những người sống gần nhau có xu hướng liên kết chặt chẽ với
nhau. Sản phẩm của lối liên kết này là khái niệm “Làng, xóm”. Việc tổ chức nơng
thơn theo địa bàn cư trú chính là bước thứ hai trong lịch sử phát triển của làng xã
Việt Nam. Khi công xã thị tộc tan rã và chuyển thành cơng xã nơng thơn thì các
thành viên của làng khơng chỉ gắn bó với nhau bằng các quan hệ máu mủ mà cịn
gắn bó cả bằng những quan hệ sản xuất.


lOMoARcPSD|15547689

- Làng xã Việt Nam gắn kết với nhau qua nhiều yếu tố: Thứ nhất, để đối phó
với mơi trường tự nhiên, đáp ứng nhu cầu cần đông người của nghề trồng
lúa nước mang tính thời vụ, người dân Việt Nam truyền thống khơng chỉ cần

đẻ nhiều mà cịn làm đổi cơng cho nhau., Thứ hai, để đối phó với môi trường
xã hội (nạn trộm cướp…), cả làng phải hợp sức mới có hiệu quả. Chính vì
vậy mà người Việt Nam liên kết với nhau chặt chẽ ví như câu tục ngữ “bán
anh em xa, mua láng giềng gần”. Người Việt Nam không thể thiếu được anh
em họ hàng, nhưng đồng thời cũng không thể thiếu được bà con hàng xóm.
- Cách tổ chức nơng thơn theo địa bàn cư trú dựa trên quan hệ hàng ngang,
theo khơng gian. Nó là nguồn gốc của tính dân chủ, bởi lẽ muốn giúp đỡ
nhau, muốn có quan hệ lâu dài thì phải tơn trọng, bình đẳng với nhau.
*Tổ chức quốc gia: Quốc gia đối với người Việt Nam nông nghiệp là Đất người
dân cấy trồng và Nước nuôi cây lúa. “Đất–nước” là một thế quân bình âm dương,
nhưng vì Việt Nam thiên về âm tính nên một “Nước” khơng thơi cũng đủ đại diện
rồi.
- Nước là đơn vị quan trọng thứ hai sau làng. Từ làng ra đến nước. Người Việt
Nam có từ ghép “làng nước”, và xử sự theo câu tục ngữ: “sống ở làng, sang
ở nước”. Từ khi tiếp nhận ánh hưởng Trung Hoa, xuất hiện thêm khái niệm
nhà nước, dịch từ chữ “quốc gia”.
- Con người Việt Nam sống trong tập thể nhỏ là làng, nhưng để chống lụt và
chống ngoại xâm thì phải tập hợp với nhau, thành nước. Bởi vậy mà đối với
người Việt Nam, quốc gia và ranh giới quốc gia là rất đỗi thiêng liêng.
Không phải ngẫu nhiên mà khi nói đến Việt Nam và một số dân tộc phương
Đông, người phương Tây thường nghĩ ngay đến ý thức quốc gia và tinh thần
dân tộc như những đặc trưng nổi bật nhất. Trong khi đó thì ở phương Tây,
ranh giới quốc gia rất mờ: Người du mục xưa quen sống lang thang. Không
chỉ ớ Châu u, mà ngay ở khu vực Trung Hoa cũng vậy, những người hiền tài
đời xưa, khi khơng hài lịng với ơng vua của mình đều có thế dễ dàng đi qua
nước khác, tìm ơng vua khác mà phục vụ bởi họ khơng bị trói buộc bởi ý
thức quốc gia.
- Nước là sự mở rộng của làng. Chức năng nhiệm vụ của nước cũng giống
như chức năng nhiệm vụ của làng – ứng phó với mơi trường tự nhiên và ứng
phó với mơi trường xã hội – chỉ có quy mơ là khác nhau. Nếu ứng phó với

mơi trường tự nhiên ở phạm vi làng là liên lết lại để sản xuất chỉ kịp thời vụ,
thì ở phạm vi quốc gia là chống thiên tai, đặc biệt là ứng phó với lũ lụt.
Chống lụt đã là nhiệm vụ hàng đầu của quốc gia, tự sinh tồn của dân tộc.


lOMoARcPSD|15547689

- Khởi nguồn từ cuộc sống nơng nghiệp, tính cộng đồng coi mọi người trong
làng như anh chị em trong nhà đã chuyển thành ý thức cộng đồng trong
phạm vi quốc gia. Tính cộng đồng trong phạm vi làng là cơ sở tạo nên tính
đồng nhất trong hàng loạt lĩnh vực: đồng tộc, đồng niên, … và tất yếu dẫn
đến sự đồng nhất trong phạm vi quốc gia: đồng bào .Tinh thần đồn kết cũng
từ đó mà ra.
- Tính dân chủ trong việc tổ chức quốc gia Việt Nam cũng bộc lộ qua truyền
thống lãnh đạo tập thể. Khởi nguồn từ tổ chức làng xã và những hình thức
Hội đồng già làng đến quan hệ xã hội mang tính pháp lí vua–chúa (vua Lê –
chúa Trịnh) theo ngun tắc ”Hồng gia giữ uy phúc, vương phủ giữ quyền
bính”. Sự phân chia này được cả hai bên chấp thuận và thực hiện nghiêm
chỉnh: Vua thừa nhận quyền lực và không can dự vào cơng việc của chúa;
chúa bằng lịng với vị trí bề tơi và giữ lệ tơn kính đối với vui (khi thiết triều,
chúa ngồi ở vị trí thấp hơn, phía bên trái nhà vua; khi nhận chức, chúa phải
quỳ nhận sắc phong và áo mũ vua ban. Truyền thống lãnh đạo tập thể này là
sản phẩm của lối từ duy tổng hợp và biện chứng, hay đắn đo cân nhắc khơng
muốn làm mất lịng ai của người Việt Nam.
- Truyền thống lãnh đạo tập thể một cách dân chủ này vẫn tiếp tục phát huy
tác dụng vào thời nay theo nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.
Vì vậy mà ở Việt Nam, các “bộ tam”, “bộ tứ” (lãnh đạo Chính quyền – Đảng
– Cơng đồn – Thanh niên) vẫn tiếp tục giữ một vai trò rất quan trọng.

+ Cộng đồng chủ thể văn hóa tồn tại trong quan hệ với hai loại môi trường – môi

trường tự nhiên (thiên nhiên, khí hậu…) và mơi trường xã hội (các dân tộc, quốc
gia khác). Cho nên, cấu trúc văn hóa cịn chứa hai tiểu hệ liên quan đến thái độ của
cộng đồng với hai loại mơi trường đó là văn hóa ứng xử với mơi trường tự nhiên
và văn hóa ứng xử với mơi trường xã hội.
*Ăn: Người Việt có quan niệm riêng về ăn và dấu ấn nơng nghiệp trong cơ cấu bữa
ăn “ Có thực mới vực được đạo”. Mọi hành động của người Việt Nam đều lấy ăn
làm đầu: ăn uống, ăn ở, ăn mặc, ăn nói, ăn chơi, ăn học, ăn tiêu, ăn ngủ, ăn nằm, ăn
cắp, ăn trộm… Ngay cả khi tính thời gian cũng lấy ăn uống và cấy trồng làm đơn
vị: làm việc gì nhanh thì trong khoảng giập bã trầu, lâu hơn một chút là (kín nồi
cơm, cịn kéo dài tới hàng năm thì là hai mùa lúa…
-

Ăn uống là văn hóa, chính xác hơn, đó là văn hóa tận dụng mơi trường tự
nhiên. Cho nên, sẽ khơng có gì ngạc nhiên khi cư dân các nền văn hóa gốc


lOMoARcPSD|15547689

du mục (như phương Tây, hoặc Bắc Trung Hoa) thiên về ăn thịt, còn trong
cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam thì lại bộc lộ rất rõ dấu ấn của truyền
thơng văn hóa nơng nghiệp lúa nước
- Đó là một cơ cấu ăn thiên về thực vật. Và trong thực vật thì lúa gạo đứng
đầu bảng. Tục ngữ có những câu như: “Người sống về gạo, cá bạo về nước”.
Quê hương của cây lúa là vùng Đông Nam Á thấp ẩm. Không phải ngẫu
nhiên mà người Việt Nam gọi bữa ăn là bữa cơm, coi cây lúa là tiêu chuẩn
cái đẹp (bài hát có câu: Em xinh là xinh như cây lúa) và một thời thì mọi giá
trị như lương, thuế, học phí,…đều được “quy ra thóc gạo”.

Ẩm thực của người Việt Nam vô cùng phong phú, mỗi vùng miền đều có nét riêng
biệt về ẩm thực tạo nên một nền văn hóa độc đáo cho ẩm thực Việt.

- Bắc bộ là nơi tổ tiên định cư lâu đời nên từ món ăn đến cái mặc đều được
sàng lọc và trở thành chuẩn mực, khơng dễ gì thay đổi. Người miền Bắc chọn món
ăn thanh đạm, nhẹ nhàng, có vị chua nhẹ. Các món đặc trưng của người miền Bắc:
Bánh trôi, bánh cuốn, bún đậu mắm tôm, bánh dày,…
- Người miền Trung sử dụng cay nhiều nhưng độ ngọt lại ít hơn miền Nam.
Đặc biệt là người Huế, từ món ăn dành cho người bình dân hay vua chúa đều rất
nhiều món, nhiều gia vị và đặc biệt là vị chua và cay.Các món đặc trưng của người
miền Trung:

-

Món ăn của người miền Nam đơn giản, không cầu kỳ như chính con người
nơi đây là thật thà, giản dị. Miền Nam món ăn đa dạng, biến hóa khơn lường
với vị ngọt, cay, béo do sử dụng nước dừa. Các món ăn thường thiên về
ngọt, đặc trưng của ẩm thực miền Nam là lẩu cá kèo, gỏi ,…………

*Mặc: về mặc Quan trọng đối với con người, sau ăn là Mặc. Nó giúp cho con
người ứng phó được với cái nóng, rét, mưa, gió. Nhân dân ta nói một cách đơn
giản: Được bụng no, cịn lo ấm cật. Vì vậy, cũng như trong chuyện ăn, quan niệm
của người Việt Nam trước hết là một quan niệm rất thiết thực: Ăn lấy chắc, mặc
lấy bền. Mặc trở thành cái không thể thiếu được trong mục đích trang điểm, làm
đẹp con người: Người đẹp về lụa, lúa tốt về phân, chân tốt về hài, tai tốt về hoa. Ăn
mặc giúp con người khắc phục những nhược điểm về cơ thể, về tuổi tác: “Cau già
khéo bổ thì non”.


lOMoARcPSD|15547689

- Về chất liệu may mặc, người phương Nam sở trường ở việc tận dụng các
chất liệu có nguồn gốc thực vật là sản phẩm của nghề trồng trọt, cũng là

những chất liệu may mặc mỏng, nhẹ, thoáng, rất phù hợp với xứ nóng.
Trước hết, đó là tơ tằm. Cùng với nghề trồng lúa, nghề tằm tang có từ rất
sớm. Từ tơ tằm, nhân dân ta đã dệt nên nhiều loại sản phẩm rất phong phú:
tơ, lụa, lượt, là, gấm, vóc, nhiễu, the, đoạn, lĩnh, đũi, địa, nái, sồi, thao, vân,
… mỗi loại lại có hàng mấy chục mẫu mã khác nhau.
- Trang phục của người Việt thay đổi qua các thời đại và vô cùng linh hoạt
trong cách mặc. Theo chủng loại và chức năng, trang phục gồm có đồ mặc
phía trên, đồ mặc phía dưới, đồ đội đầu, đồ đi chân và đồ trang sức. Theo
mục đích, có trang phục lao động và trang phục lễ hội. Theo giới tính, thì có
sự phân biệt trang phục nam và trang phục nữ.
- Trong việc trang phục: người Việt Nam đã ứng xử rất linh hoạt đặng ứng
phó với khí hậu nhiệt đới nóng bức và cơng việc nhà nơng làm ruộng nước.
Cách may mặc, cùng với chức năng ứng phó với mơi trường tự nhiên, cịn
ln hướng tới mục đích làm đẹp cho con người; những người Việt Nam
ln làm đẹp một cách tế nhị, kín đáo.
*Ở và đi lại: Ở xã hội Việt Nam cổ truyền, do bản chất nơng nghiệp sống định cư
cho nên con người ít có nhu cầu di chuyển; có đi thì đi gần nhiều hơn đi xa.
- Nhiều cụ già nông thôn suốt đời khơng hề bước chân ra khỏi làng mình, mặc
dù đơ thị chỉ cách đó vài cây số. Đến thế kỉ XIX mới chỉ có những con
đường nhỏ, phương tiện đi lại và vận chuyển, ngoài sứt trâu, ngựa, voi, thì
phổ biến là đơi chân; quan lại thì di chuyển bằng cáng, kiệu.
- Hoạt động đi lại chủ yếu của người nông nghiệp Việt Nam là đi gần – từ nhà
ra đồng, từ nhà lên nương; mà lượng nước và nương rẫy lại là nơi không thể
đưa xe tới được nên họ dùng sức người mà vận chuyển mọi thứ. Chính vì
vậy mà trên thế giới khơng một ngơn ngữ nào có số lượng từ chỉ hoạt động
vận chuyển bằng sức người đa dạng và phong phú như tiếng Việt , ngồi từ
mang với nghĩa khái qt, cịn có hàng loạt từ chỉ những cách thức vận
chuyển rất chuyên biệt: cầm, nắm, vác, xách, kéo, bưng, ôm,…
- Việt Nam là vùng sơng nước, nơi đây có hệ thống sơng ngịi, kênh rạch
chằng chịt và bờ biển rất dài. Bởi vậy mà phương tiện đi lại phổ biến hơn từ

ngày xưa là đường thủy. Từ ngày xưa, thuyền rồng là biểu tượng của quyền
uy; ngay cả ông Táo lên Trời cũng đi bằng cá chép! Phương tiện giao thông
và chuyên chở trên sông nước ở Việt Nam hết sức phong phú: thuyền, ghe,
xuồng, bè, mảng, phà,… Hình ảnh sơng nước ăn sâu vào tâm khảm người


lOMoARcPSD|15547689

-

-

-

-

Việt Nam đến mức mọi mặt sinh hoạt đều lấy con thuyền và sơng nước làm
chuẩn mực:”Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”,..
Đối với người nông nghiệp, ngôi nhà– cái tổ ấm để đối phó với nóng lạnh,
nắng mưa, gió bão – là một trong những yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho
họ một cuộc sống định cư ổn định. Có an cư thì mới lạc nghiệp! Do ngơi
nhà chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong cuộc sống cho nên trong tiếng
Việt, nhà được đồng nhất với gia đình, được mở rộng nghĩa để chỉ một cơ
quan (nhà máy), chỉ chính phủ (nhà nước) và những người có chun mơn
cao sống trong nước (nhà văn)…
Trước hết, do khu vực cư trú là vùng sông nước cho nên ngôi nhà của người
Việt Nam gắn liền với môi trường sông nước. Những người sống bằng nghề
sông nước (chài lưới, chở đò,…) thường lấy ngay thuyền, bè làm nhà ở: đó
là các nhà thuyền, nhà bè; nhiều gia đình quần tụ lập nên các xóm chài, làng
chài. Nhiều người tuy không sống bằng nghề sông nước nhưng cũng làm nhà

sàn trên mặt nước để ứng phó với ngập lụt quanh năm. Nhà sàn là kiểu nhà
rất phổ biến ở Việt Nam từ thời Đơng Sơn, nó thích hợp cho cả miền sơng
nước lẫn miền núi. Nó khơng chỉ có tác dụng ứng phó với mơi trường sơng
nước ngập lụt quanh năm, mà cịn có tác dụng ứng phó với) thời tiết mưa
nhiều gây lũ rừng ở miền cao và ngập lụt định kì ở vùng thấp, hạn chế và
ngăn cản côn trùng, thú dữ (ruồi muỗi, sâu bọ, rắn rết, cá sấu, hổ báo…).
Tiêu chuẩn ngôi nhà Việt Nam về mặt cấu trúc là nhà cao cửa rộng. Kiến
trúc Việt Nam “mở” để tạo khơng gian thống mát, giao hòa với tự nhiên.
Nhà sàn đáp ứng yêu cầu “cao” thứ nhất (sàn/nền cao so với mặt đất) và có
tác dụng ứng phó với lụt lội, ẩm ướt, cơn trùng… Nhà Việt Nam nay phần
nhiều đã chuyển sang dạng nhà đất, nhưng nhà đất lí tướng vẫn phải có nền
cao; nhiều nơi hay ngập lụt, nền nhà cứ phải nâng cao dần. Còn yêu cầu
“cao” thứ hai – mái cao so với sàn/nền – là nhằm tạo ra một khoảng khơng
gian rộng, thống mát để ứng phó với nắng nóng.
Truyền thống văn hóa nơng nghiệp đã hình thành cả một nghề “Chọn đất” để
làm nhà, đặt mộ, gọi là nghề phong thủy. Nghề phong thủy bắt nguồn từ
những nhu cầu tinh tế trong quá trình sống định cư và những kinh nghiệm
lao động phong phú của người nông nghiệp. “Phong” và “thủy” là hai yếu tố
quan trọng nhất, tạo thành vi khí hậu cho một ngơi nhà. Thuật phong thủy
khởi đầu được xây dựng trên căn bản âm-dương Ngũ hành. Các kinh đô khi
xưa đều được chọn theo con mắt phong thủy. Nhìn chung, chỉ trong một việc
ở, ta cũng thấy nguyên lí âm- dương và ý muốn hưởng tới một cuộc sống hài
hòa chi phối con người Việt Nam một cách trọn vẹn: Vi trí ngơi nhà khơng


lOMoARcPSD|15547689

cao quá không thấp quá. Khi chọn hướng nhà, ngôi nhà tốt phải nằm nơi gió
khơng yếu q khơng mạnh q, nước khơng ít q khơng nhiều q, …
+ Cuối


cùng đó chính là văn hố tinh thần. Văn hóa tinh thần gồm có các tư tưởng,
giá trí tinh thần, những lý luận mà con người sáng tạo ra trong quá trình sinh sống.
Đời sống văn hóa tinh thần của một dân tộc thường thể hiện qua các phong tục, tín
ngưỡng, tôn giáo, lễ hội,…Những vấn đề này liên quan đến đời sống cá nhân,
- Tín ngưỡng do tầng lớp bình dân tạo ra, từ thời tiền sử đã xuất hiện tín
ngưỡng thờ vật tổ, tơn giáo ra đời muộn hơn, do tầng lớp trí thức tạo nên
( Phật giáo, Kito giáo ,….) Tín ngưỡng là sự tin theo, niềm tin của con người
trong tín ngưỡng mang nhiều yếu tố cảm tính. Tín ngưỡng khơng có hệ
thống kinh sách, khơng có tổ chức, trong khi đó tơn giáo có hệ thống giáo lý
kinh bổn, có tổ chức và thiết chế rất qui củ… Niềm tin của con người vào
tôn giáo tuy có sắc thái cảm tính, nhưng mang nhiều yếu tố lý tính sâu sắc.
Người Việt quan niệm vạn vật hữu linh. Từ thủa còn sơ khai, người ta thờ
các hiện tượng tự nhiên như trời, đất, thờ động vật như hổ, trâu,rắn…Thờ cả
một số loài cây như: cây đa, cây gạo, cây cau, cây dâu…thậm chí một tảng
đá, một gị đất ở giữa hồ ao…cũng được người Việt thờ, vì quan niệm đa
thần: “Thần cây đa, ma cây gạo”. Sùng bái tự nhiên là giai đoạn tất yếu
trong quá trình phát triển của con người.
- Đối với cư dân nông nghiệp lúa nước như nước ta, thì việc cầu mong mùa
màng ln được phong đăng, hịa cốc, cầu cho nhân khang, vật thịnh, cho
cuộc sống sinh sôi, nảy nở, phát triển là khát vọng muôn đời của người Việt..
Cùng với tín ngưỡng thờ Mẫu, người Việt cịn thờ cúng bà Mẹ của dân tộc,
đó là thánh Mẫu u Cơ, Thánh Mẫu mẹ Gióng, …Ngồi ra cịn thờ những vị
anh hùng, tiết liệt đã có cơng với dân, với nước, chống giặc ngoại xâm như
Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Bà Đen, rồi Đức Thánh Trần, thờ các vị vua, quan
có cơng với nước…
-Ngoài ra các lễ hội cũng là một phần khơng thể thiếu trong đời sống văn
hóa tnh thần của con người Việt. “Lễ” là hệ thống những hành vi, động tác
nhằm biểu hiện sự tơn kính của con người với thần linh, phản ánh những
ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có

khả năng thực hiện. “Hội” là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của
cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.
- Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử. Cũng như nhiều
quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hóa mang bản sắc
riêng. Chính những nét đó làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc của dân tộc


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×