Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC LIÊN HỆ TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.88 KB, 28 trang )

lOMoARcPSD|15547689

ĐẠI HỌC QUỐC GIA
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH


BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI:

NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC
LIÊN HỆ TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC TRONG NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
LỚP L04 --- NHÓM 9 --- HK 211
GVHD: AN THỊ NGỌC TRINH
Sinh viên thực hiện

Mã số sinh viên

Huỳnh Tấn Luân

2012515

Phạm Thị Hoàng Linh

2010377

Chu Văn Lợi

2013703

Nguyễn Nguyên Long



2013660

Hồng Thị Kim Loan

2013648

Điểm số

Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 22 tháng 10 năm 2021


lOMoARcPSD|15547689

BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL
Môn: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN – SP 1031
Lớp: L04 Tên nhóm: Nhóm 9
ĐỀ TÀI: NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC. LIÊN

HỆ TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
Tỷ lệ %
tham gia
BTL

Họ

Tên

Nhiệm vụ được phân

công

1

2012515 Huỳnh Tấn

Luân

Phần mở đầu, Kết luận,
Tổng hợp

2

2010377 Phạm Thị Hoàng

Linh

Chương 1

100%

3

2013703 Chu Văn

Lợi

Chương 2 - 2.1

100%


4

2013660 Nguyễn Nguyên

Long

Chương 2 - 2.2.1

100%

5

2013648 Hoàng Thị Kim

Loan

Chương 2 - 2.2.2 và 2.3

100%

STT

Mã số
SV

Ký tên

100%


Họ và tên nhóm trưởng: Hồng Thị Kim Loan
Số ĐT: 0383706731

Email:

Nhận xét của GV:

GIẢNG VIÊN

NHÓM TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ, tên)

(Ký và ghi rõ họ, tên)

TS. An Thị Ngọc Trinh

Điểm


lOMoARcPSD|15547689

MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
II. PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................... 3
Chương 1. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC ................. 3
1.1 Nguồn gốc của ý thức .............................................................................................. 3
1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm......................................................................... 3
1.1.2 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình .......................................................... 3
1.1.3 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng: ...................................................... 4

1.2 Bản chất của ý thức................................................................................................. 7
1.2.1 Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan ........................................... 7
1.2.2 Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội ........... 8
1.3 Kết cấu ý thức: ........................................................................................................ 9
1.3.1 Các lớp cấu trúc của ý thức:................................................................................... 9
1.3.2 Các cấp độ của ý thức: ......................................................................................... 10
Chương 2. TÌM HIỂU TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY ................................ 12
2.1 Khái quát về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên hiện nay ............. 12
2.2 Đánh giá sự sáng tạo của ý thức trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh
viên hiện nay ................................................................................................................ 14
2.2.1 Sự sáng tạo của sinh viên trong bối cảnh đại dịch Covid-19............................... 14
2.2.2 Những hạn chế nhất định ..................................................................................... 17
2.3 Những giải pháp khắc phục hạn chế ................................................................... 20
III. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 23
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 24


lOMoARcPSD|15547689

I. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong lịch sử triết học, vấn đề nguồn gốc, bản chất, kết cấu và vai trò của ý thức
luôn là một trong những vấn đề trung tâm của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và
chủ nghĩa duy tâm. Trên cơ sở những thành tựu của triết học duy vật, của khoa học, của
thực tiễn xã hội, triết học Mác – Lênin góp phần làm sáng tỏ những vấn đề trên. Trong
bài tiểu luận này chúng em sẽ tìm hiểu về nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức. Ý
thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào đầu óc con người, là
hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức là toàn bộ sản phẩm những hoạt động
thinh thần của con người, bao gồm những tri thức, kinh nghiệm, những trạng thái tình
cảm, ước muốn hi vọng, ý chí, niềm tin,… của con người trong cuộc sống. Ý thức là sản

phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử - xã hội là kết quả của quá trình
phản ánh thế giới khách quan trong đầu óc con người. Từ đó liên hệ, vận dụng được tính
sáng tạo của ý thức đối với việc nghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh viên hiện nay.
Nghiên cứu khoa học chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống con người nói chung
và trong các hoạt động học thuật, tư duy trong mơi trường giáo dục nói riêng. Chính vì
lý do đó, hoạt động NCKH tại Việt Nam đặc biệt là tại các trường Cao đẳng, Đại học
được chú trọng và khuyến khích phát triển.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 của nước ta hiện nay, để khoa học, công nghệ
đáp ứng được nhu cầu của xã hội, các nhà nghiên cứu, những người làm công tác khoa
học, các giảng viên đặc biệt là bạn sinh viên tại các trường đại học và cao đẳng phải là
lực lượng nòng cốt trong việc nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu đó vào
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sở dĩ nói sinh viên là lực lượng nòng cốt là bởi ở bậc
đại học, đồng thời phải thực hiện hai nhiệm vụ: học tập và NCKH. Hai nhiệm vụ này có
quan hệ chặt chẽ và tương hỗ lẫn nhau; nếu chỉ thực hiện được một trong hai nhiệm vụ
ấy thì có nghĩa sinh viên chưa hồn thành nhiệm vụ của mình. Như vậy, NCKH là một
nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu, nhất là với mục tiêu “mỗi trường đại học là một
viện nghiên cứu”.
Sinh viên tham gia NCKH là một trong những phương thức học tập hiệu quả nhất
hiện nay, bởi trong quá trình nghiên cứu, sinh viên có thể tiếp cận kiến thức lý luận và
1


lOMoARcPSD|15547689

kiến thức thực tiễn thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau: qua bài giảng trên lớp,
nghiên cứu tài liệu, sách, báo trên Internet, hoặc các sản phẩm thực tiễn trong cuộc
sống… qua đó tạo cho mình cách học tập khoa học, khơi gợi khả năng sáng tạo và mang
lại nhiều lợi ích thiết thực khác giúp các bạn có điểm xuất phát vững vàng khi tạo dựng
nghề nghiệp trong tương lai.
Chính vì tính cấp thiết và ý nghĩa của việc NCKH của sinh viên hiện nay đối với

thực tiễn nên nhóm chúng em quyết định chọn đề tài này để thấy được tầm quan trọng
và hạn chế trong việc sáng tạo NCKH của sinh viên.

2


lOMoARcPSD|15547689

II. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC
1.1 Nguồn gốc của ý thức
1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm
Ý thức là nguyên thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn, là nguyên nhân sinh thành, chi
phối sự tồn tại, biến đổi của toàn bộ thế giới vật chất.
Nghĩa là họ quan niệm con người có hai phần là phần hồn và phần xác. Khi chết,
xác con người tan rữa nhưng hồn thì bay đi, linh hồn bất tử.
Chủ nghĩa duy tâm khách quan: Plantơn, Hêghen đã tuyệt đối hóa vai trị của lý
tinh, khẳng định thế giới “ý niệm”, hay “ý niệm tuyệt đối” là bản thể, sinh ra toàn bộ thế
giới hiện thực. Ý thức con người chỉ là “sự hồi tưởng” về “ý niệm”, hay “tự ý thức” lại
“ý niệm tuyệt đối”.
Ví dụ: Người duy tâm khách quan thì cho rằng sự vật chỉ tồn tại do một ý thức
khách quan là Thượng Đế. Thế giới vật chất này cũng như sự sống trong thế giới đều do
quyền năng sáng tạo của Thượng Đế
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: G.Béccơli, E.Makhơ đã tuyệt đối hóa vai trị của
cảm giác, coi cảm giác là tồn tại duy nhất,”tiên thiên”, sản sinh ra thế giới vật chất. Ý
thức con người do cảm giác sinh ra, nhưng cảm giác theo quan niệm của họ không phải
là sự phản ánh thế giới khách quan mà chỉ là cái vốn có của mỗi cá nhân tồn tại tách rời,
biệt lập với thế giới bên ngoài.
Người duy tâm chủ quan cho rằng nếu khơng có cảm giác chủ quan của chủ thể,
tức cảm giác của mỗi cá nhân con người thì khơng thể nhận thức được sự vật, rồi từ đó

phủ nhận sự tồn tại thực sự của vật chất, coi cảm giác là thực tại duy nhất.
1.1.2 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình
Các nhà duy vật siêu hình đã đồng nhất ý thức với vật chất. Họ coi ý thức cũng chỉ
là một dạng vật chất đặc biệt, do vật chất sản sinh ra.
Ví dụ: Họ cho rằng vật chất là linh hồn quá độ của lửa. Linh hồn do lửa sinh ra.
3


lOMoARcPSD|15547689

Đêmơcơrít quan niệm ý thức là do những ngun tử đặc biệt ( hình cầu, nhẹ, linh
động) liên kết với nhau tạo thanh.
Các nhà duy vật tầm thường thế kỷ XVIII lại cho rằng: “Óc tiết ra ý thức như gan
tiết ra mật”.
Một số nhà duy vật thuộc phái “Vật hoạt luận” quan niệm ý thức thuộc tính phổ
biến của mọi dạng vật chất – từ giới vô sinh đến giới hữu sinh, mà cao nhất là con người.
Nhà triết học người Pháp Điđơrô viết: “Cảm giác là đặc tinh chung của vật chất hay sản
phẩm của tính tổ chức của vật chất”.
1.1.3 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng:
C. Mác khẳng định quan điểm duy vật biện chứng về ý thức: “Ý niệm chẳng qua
chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong
đó”
Nguồn gốc tự nhiên: Chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác khẳng định ý thức là một
thuộc tính của vật chất, nhưng khơng phải là của mọi dạng vật chất, mà chỉ là thuộc tính
của một dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ óc người. Ĩc người là khí quan vật chất
của ý thức. Ý thước là chức năng của bộ óc người. Mối quan hệ giữa bộ óc người hoạt
động binh thường và ý thức không thể tách rời bộ óc.
Tóm lại, ý thức là sự phản ánh một cách năng động và sáng tạo về thế giới khách
quan từ con người.
Phản ánh là thuộc tính phổ biến của mọi dạng vật chất. Đó là sự tái tạo những đặc

điểm của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động
qua lại giữa chúng.
Phản ánh vật lý, hố học là hình thức thấp nhất, đặc trưng cho vật chất vơ sinh. Đó
là trình độ mang tính thụ động, chưa có sự định hướng, lựa chọn.
Ví dụ: Mặt nước, mặt gương phản chiếu ánh sáng.
Phản ánh sinh học là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới tự nhiên hữu
sinh. Có tính định hướng, lựa chọn, giúp cho các cơ thể sống thích nghi với mơi trường
để tồn tại. Tương ứng với quá trình phát triển của giới tự nhiên hữu sinh, phản ánh sinh
4


lOMoARcPSD|15547689

học được thể hiện qua tính kích thích (ở thực vật), tính phản xạ (động vật có hệ thần
kinh), tâm lý (ở động vật cấp cao có đầu óc).
Ví dụ: Hoa hướng dương biết hướng về phía mặt trời để hấp thụ được nhiều năng
lượng, rễ cây phát triển mạnh về hướng có nhiều phân.
Con vật chạm vào lửa sẽ phản ứng ngay.
Tâm lý động vật là trình độ phản ánh cao nhất của các loài động vật bao gồm cả
phản xạ khơng điều kiện và có điều kiện. Tuy nhiên nó chưa phải là ý thức mà vẫn là
trình độ phản ánh mang tính bản năng.
Ví dụ: Con vật cũng có tình cảm vui buồn. Nhưng chỉ dừng lại ở bản năng.
Ý thức là hình thức phản ánh đặc trưng chỉ có ở con người và là hình thức phản
ánh cao nhất của thế giới vật chất. Sự phân khu của não bộ và hệ thống dây thần kinh
liên hệ với các giác quan để thu nhận và xử lý thông tinh từ thế giới khách quan vào não
bộ.
Sự xuất hiện con người và hình thành bộ óc của con người có năng lực phản ánh
hiện thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
Nguồn gốc xã hội: Để tồn tại, con người phải tạo ra vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu
của mình. Hoạt động lao động sáng tạo của lồi người có nhiều ý nghĩa thật đặc biệt.

Ph. Ăngghen đã chỉ rõ những động lực xã hội trực tiếp thúc đẩy sự ra đời của ý thức:
“Trước hết là lao động; sau lao động và đồng thời với lao động là ngơn ngữ; đó là hai
sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó dần
dần biến chuyển thành bộ óc con người”. Đây là nguồn gốc trực tiếp quyết định sự ra
đời của ý thức
Lao động là hành động mà con người sử dụng công cụ lao động tác động vào đối
tượng hiện thực bắt chúng phải bộc lộ thành những hiện tượng, những thuộc tính, kết
cấu…nhất định và thơng qua giác quan, hệ thần kinh tác động vào bộ óc để con người
phân loại, dưới dạng thơng tin, qua đó nhận biết nó càng sâu sắc. Nghĩa là con người
không chỉ biết sử dụng các thứ có sẵn trong tự nhiên mà cịn tìm tòi, khám phá, chinh
phục, cải tạo tự nhiên theo ý đồ của mình, nhờ đó mà con người dần dần nhận biết được
những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động của tự nhiên, của xã hội dưới
dạng những kinh nghiệm, những tri thức, nhờ vậy mà kho tàng tri thức của loài người
5


lOMoARcPSD|15547689

ngày càng được bổ sung thêm phong phú. Vì vậy, ý thức khơng thể là từ bên ngồi đưa
vào trong bộ óc, mà nó được hình thành từ khám phá và cải tạo thế giới khách quan.
Quá trình lao động của con người tác động vào thế giới đã làm cho ý thức ngày
càng trở nên năng động, sáng tạo hơn. Ý thức không chỉ là sự phản ánh tái tạo mà còn
chủ yếu là sự phản ánh sáng tạo hiện thực khách quan.
Ví dụ: Con người biết sáng tạo ra những vật phẩm để phục vụ cho nhu cầu lao
động, nhu cầu sống của mình.
Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự
nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu con người. Ngoài ra lao động
cịn đem lại nhiều ý nghĩa trong q trình tiến hóa của lồi người:
Lao động giúp ta tiến hóa từ dáng đi khom thành dáng đi thẳng .
Lao động giúp giải phóng hai chi trước của vượn thành hai bàn tay khéo léo của

con người.
Lao động giúp não bộ, hệ thần kinh và cơ bắp phát triển.
Lao động tạo ra nhu cầu cần trao đổi thông tin, làm xuất hiện ngôn ngữ.
Ngôn ngữ: Ph. Ăngghen viết: “Đem so sánh con người với các loài vật, người ta
sẽ thấy rõ rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động và cùng phát triển với lao động, đó là
cách giải thích duy nhất đúng về nguồn gốc của ngôn ngữ”. Nghĩa là trong quá trình lao
động, ở con người xuất hiện nhu cầu trao đổi kinh nghiệm, tư tưởng với nhau, tức là nhu
cầu nói chuyện được với nhau. Chính nhu cầu này địi hỏi sự ra đời của ngơn ngữ, trước
hết là tiếng nói, sau đó là chữ viết.
Ngơn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Nó xuất hiện trở
thành “vỏ vật chất” của tư duy; là hiện thực trực tiếp của ý thức; là phương thức để ý
thức tồn tại với tư cách là sản phẩm của xã hội – lịch sử.
Ngơn ngữ (tiếng nói, chữ viết) vừa là phương tiện giao tiếp, đồng thời vừa là công
cụ của tư duy. Nhờ ngôn ngữ con người có thể khái quát, trừu tượng hóa, suy nghĩ độc
lập, tách khỏi sự vật cảm tính. Cũng nhờ có ngơn ngữ mà con người có thể giao tiếp trao
đổi tư tưởng, lưu giữ, kế thừa những tri thức, kinh nghiệm phong phú của xã hội đã tích
lũy qua các thế hệ.
6


lOMoARcPSD|15547689

Khơng có phương tiện trao đổi xã hội về mặt ngơn ngữ thì ý thức khơng thể hình
thành và phát triển được.
Lao động và ngơn ngữ là hai sức kích thích chủ yếu làm chuyển biến dần bộ óc
của lồi vượn người thành bộ óc con người và tâm lý động vật thành ý thức con người
Nguồn gốc tự nhiên là điều kiện cần, còn nguồn gốc xã hội là điều kiện đủ để ý
thức hình thành, tồn tại và phát triển.
1.2 Bản chất của ý thức
Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là q trình

phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người.
1.2.1 Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
Trong đó nội dung mà ý thức phản ánh là khách quan, còn hình thức phản ánh là
chủ quan. Ý thức là cái vật chất bên ngồi “di chuyển” vào trong đầu óc của con người
và được cải biến đi trong đó. Chúng ta phải biết rằng: cả vật chất và ý thức đều tồn tại.
Nhưng giữa chúng có sự khác nhau mang tính đối lập. Vật chất là cái được phản ánh tồn
tại khách quan, nhưng khi nó đã được chuyển vào trong đầu óc người ta thì nó lại trở
thành hình ảnh chủ quan, là hình ảnh tinh thần của sự vật khách quan (tức ý thức). Vì
vậy, khơng thể đồng nhất hoặc tách rời cái được phản ánh (vật chất) với cái phản ánh (ý
thức). Điều đó có nghĩa là nội dung của ý thức là do thế giới khách quan quy định và ý
thức khơng phải là hình ảnh vật lý, vật chất như chủ nghĩa duy vật tầm thường quan
niệm.
Kết quả phản ánh của ý thức tùy thuộc vào nhiều yếu tố: đối tượng phản ánh, điều
kiện lịch sử - xã hội, phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm sống của chủ thể phản ánh.
Nghĩa là cùng một đối tượng phản ánh nhưng với các chủ thể phản khác nhau, có đặc
điểm tâm lý, tri thức, kinh nghiệm, thể chất khác nhau, trong hồn cảnh lịch sử khác
nhau… thì kết quả phản ánh đối tượng trong ý thức cũng rất khác nhau.
Ví dụ: Ngày xưa con người quan niệm trái đất hình vng, cịn bây giờ thì chúng
ta đều biết trái đất hình cầu.

7


lOMoARcPSD|15547689

Cùng một bài tốn những mỗi người có thể có nhiều cách giải. Có cách ngắn hơn
có cách dài hơn tùy thuộc vào năng lực của người giải.
Nội dung của ý thức là do thế giới khách quan quy định, nhưng nó khơng cịn y
ngun như thế giới khách quan mà nó đã được cải biến thơng qua lăng kính chủ quan
(tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, kinh nghiệm, tri thức, nhu cầu,…) của con người.

1.2.2 Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội
Thế giới không thỏa mãn con người và con người đã quyết định biến đổi thế giới
bằng hoạt động thực tiễn đa dạng, phong phú của mình. Thông qua thực tiễn, con người
làm biến đổi thế giới và qua đó chủ động khám phá khơng ngừng cả bề rộng và chiều
sâu của đối tượng phản ánh. Trên cơ sở những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức
mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra cái khơng có trong thực tế. Nó có thể tiên đoán, dự
báo tương lai một cách tương đối chính xác, hoặc có thể tạo ra những ảo tưởng, huyền
thoại, những giả thuyết, lý thuyết khoa học hết sức trừu tượng và có tính khái qt cao.
Ví dụ: Trước khi lên tàu vũ trụ bay lên mặt trăng, con người đã có rất nhiều thơng
tin về mặt trăng. Sau khi đặt chân lên mặt trăng, con người sẽ khám phá những thông
tin mới và loại bỏ những thông tin sai lầm về mặt trăng.
Nhà văn viết một câu truyện, trong nội dung chính, tác giả có thể sáng tạo ra nhiều
tình tiết khác nhau trong câu chuyện.
Sáng tạo là một đặc tính căn bản để phân biệt trình độ phản ánh ý thức người với
trình độ phản ánh tâm lý động vật. Sáng tạo là đặc trưng bản chất nhất của ý thức
Ý thức không phải là kết quả của sự phản ánh ngẫu nhiên, đơn lẻ, thụ động thế giới
khách quan. Đó là kết quả của sự phản ánh có định hướng, có mục đích rõ ràng. Là hiện
tượng xã hội, ý thức hình thành, phát triển gắn liền với hoạt động thực tiễn xã hội. Vì
chỉ khi con người xuất hiện, tiến hành hoạt động thực tiễn để cải tạo thế giới khách quan
theo mục đích của mình, ý thức mới xuất hiện.
Sự phản ánh ý thức là quá trình thống nhất của 3 mặt:

8


lOMoARcPSD|15547689

Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể (con người) và đối tượng phản ánh (núi,
sông, mưa,…). Sự trao đổi này mang tính hai chiều, có định hướng, chọn lọc các thơng
tin cần thiết.

Hai là, con người mơ hình hóa (tức là vẽ lại, lắp ghép lại…) đối tượng trong tư duy
dưới dạng hình ảnh tinh thần. Thực chất đây là quá trình ý thức sáng tạo lại hiện thực,
là sự mã hóa các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất.
Ba là, chủ thể chuyển mơ hình từ trong óc ra hiện thực khách quan, tức q trình
hiện thực hóa tư tưởng, thơng qua hoạt thực tiễn biến cái quan niệm thành cái thực tại,
biến ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngồi hiện thực. Ví dụ
như con người sẽ xây cầu qua sông, làm đường xuyên núi… theo mơ hình thiết kế đã có
ở bước 2 ở trên.
Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện thực khách
quan trên cơ sở thực tiễn xã hội – lịch sử.
1.3 Kết cấu ý thức:

1.3.1 Các lớp cấu trúc của ý thức:
Tri thức là kết quả quá trình nhận thức của con người về thế giới hiện thực, làm tái
hiện trong tư tưởng những thuộc tính, những quy luật của thế giới ấy và diễn đạt chúng
dưới hình thức ngơn ngữ hoặc các hệ thống ký hiệu khác.
Muốn cải tạo được sự vật, trước hết con người phải có sự hiểu biết sâu sắc về sự
vật đó. Do đó, nội dung và phương thức tồn tại cơ bản của ý thức phải là tri thức. Theo
C.Mác, “phương thức mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái gì đó tồn tại đối với
ý thức là tri thức…, cho nên một cái gì nảy sinh ra đối với ý thức, chừng nào ý thức biết
cái đó”.
Tri thức có nhiều lĩnh vực khác nhau như: Tri thức về tự nhiên, tri thức về xã hội,
tri thức về con người.

9


lOMoARcPSD|15547689

Tri thức có nhiều cấp độ khác nhau như: Tri thức cảm tinh và tri thức lý tinh, tri

thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, tri thức tiền khoa học và tri thức khoa học, tri thức
là nhân tố cơ bản và cốt lõi nhất.
Tình cảm là một hình thai đặc biệt của sự phản ánh tồn tại, nó phản ánh quan hệ
giữa người với người và quan hệ giữa người với thế giới khách quan. Tình cảm biểu
hiện và phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống của con người; là một yếu tố phát huy sức
mạnh, một động lực thúc đẩy hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Tùy vào từng đối tượng nhận thức và sự rung động của con người về đối tượng đó
trong các quan hệ mà hình thành nên các loại tình cảm khác nhau, như tình cảm đạo đức,
tình cảm thẩm mỹ, tình cảm tơn giáo,…
Niềm tin là sự hịa quyện giữa tri thức với tinh cảm và trải nghiệm thực tiễn, nó
thơi thúc con người hoạt động vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
Ý chí chính là những cố gắng, nỗ lực, khả năng huy động mọi tiềm năng trong
mỗi con người vào hoạt động để có thể vượt qua mọi trở ngại để đạt được mục đích đề
ra.
Ý chí điều khiển, điều chỉnh hành vi để con người hướng đến mục đích một cách
tự giác; nó cho phép con người tự kìm chế, tự làm chủ bản thân và quyết đoán trong
hành động theo quan điểm và niềm tin của mình.
1.3.2 Các cấp độ của ý thức:
Tự ý thức là ý thức hướng về nhận thức bản thân minh trong mối quan hệ với ý
thức về thế giới bên ngoai. Đây là một thành tố rất quan trọng của ý thức, đánh dấu trình
độ phát triển của ý thức.
Trong quá trình phản ánh thế giới khách quan, con người cũng tự phân biệt, tách
mình, đối lập mình với thế giới để đánh giá bản thân mình thơng qua các mối quan hệ.
Nhờ vậy con người tự nhận thức về bản thân mình như một thực thể hoạt động có cảm
giác có tư duy, quan điểm, tư tưởng, tình cảm, có các hành vi, đạo đức. Qua đó xác định
đúng vị trí, mạnh yếu của mình, ý thức về mình như một cá nhân – chủ thể có ý thức

10



lOMoARcPSD|15547689

đầy đủ về hành động của mình; ln làm chủ bản thân, chủ động điều chỉnh hành vi của
mình theo các quy tắc, các tiêu chuẩn mà xã hội đề ra.
Ví dụ: Chúng ta có thể ý thức được mình đang học kém mơn nào, ở lĩnh vực nào
để có thể cố gắng cải thiện môn học hay lĩnh vực đó.
Tự ý thức khơng chỉ là tự ý thức của cá nhân, mà còn là tự ý thức của các nhóm xã
hội khác nhau (một tập thể, một giai cấp, một dân tộc, thậm chí xã hội) về địa vị của họ
trong hệ thống quan hệ sản xuất, về lợi ích và lý tưởng của mình.
Ví dụ: Dân tộc ta khi bị đô hộ, đã tự ý thức được sự áp bức bóc lột của chính quyền
đơ hộ mà đứng dậy đấu tranh để giành lại độc lập.
Tiềm thức là những hoạt động tâm lý diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của ý thức.
Về thực chất, tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng đó gần
như trở thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sau của ý thức chủ thể, là ý thức
dưới dạng tiềm tàng.
Tiềm thức góp phần giảm sự quá tải của đầu óc trong việc xử lý khối lượng lớn
các tài liệu, dữ kiện, tin tức diễn ra một cách lặp đi lặp lại mà vẫn đảm bảo được độ
chính xác và chặt chẽ cần thiết của tư duy khoa học.
Ví dụ: Khi chúng ta khát nước và não bộ ra quyết định chúng ta cầm cốc nước
uống: Ra quyết định cầm cốc nước uống là ý thức quyết định để giải quyết vấn đề khát
nước. Thế nhưng quá trình cầm cốc nước để uống lại là cả một quá trình ra quyết định
tiếp thu phản hồi và chỉnh sửa liên tục của tiềm thức. Chúng ta có thể đưa được cốc nước
lên được miệng mà khơng cần phải suy nghĩ và quá trình này xảy ra rất nhanh.
Vô thức là hiện tượng tâm lý không phải do lý trí điều khiển, năm ngồi phạm vi
của lý trí mà ý thức khơng kiểm sốt được trong một lúc nào đó. Chúng điều khiển
những hành vi thuộc về bản năng, thói quen,… trong con người thơng qua phản xạ khơng
điều kiện.
Ví dụ: Giấc mơ, mộng du, lỡ lời, hoặc những phản xạ khơng điều kiện: chạm vào
vật nóng ta sẽ rút tay lại.


11


lOMoARcPSD|15547689

Trong những hồn cảnh nào đó, nó giúp cho con người giảm bớt sự căng thẳng
không cần thiết của ý thức do thần kinh làm việc quá tải.
Tuy vậy vô thức không thể là hiện tượng cô lập, tách rời với ý thức và thế giới bên
ngồi, càng khơng thể là cái quyết định ý thức cũng như hành vi của con người. Trong
hoạt động của con người, ý thức vẫn giữ vai trò chủ đạo, quyết định hành vi của cá nhân.

Chương 2. TÌM HIỂU TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
2.1 Khái quát về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên hiện nay
Nghiên cứu khoa học chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống con người nói
chung và trong các hoạt động học thuật, tư duy trong mơi trường giáo dục nói riêng. Là
nơi tập trung đông đảo các nhà khoa học, nhiệm vụ của các trường đại học phải là tập
trung đào tạo và NCKH nhằm thực hiện nguyên lí, phương châm giáo dục của Đảng
“Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực
tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội”. Chính vì lý do đó,
hoạt động nghiên cứu khoa học tại Việt Nam, và đặc biệt là tại các trường Cao đẳng Đại
học được chú trọng và khuyến khích phát triển. Đối với sinh viên, NCKH có sự tác động
rất lớn đến sự tư duy sang tạo, phát triển các kĩ năng và hoàn thiện bản thân.
Đây là một sân chơi bổ ích, hiệu quả giúp sinh viên củng cố, mở rộng kiến thức,
phát huy sự năng động sáng tạo, phát triển tư duy và cũng là cơ hội để sinh viên áp dụng
được những kiến thức lý thuyết đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn. Tham gia
nghiên cứu khoa học, các bạn sinh viên cịn có cơ hội được rèn luyện và trau dồi các kỹ
năng mềm như: giao tiếp, cách làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý
thời gian, quản lý dự án,…NCKH không những giúp sinh viên nắm chắc kiến thức mà
còn tiếp cận với nhiều kiến thức mới, thiết lập thêm các mối quan hệ mới, xây dựng

hành trang cho mình bằng những thành tích đạt được và cơ hội việc làm sau tốt nghiệp.
Chủ đề nghiên cứu khoa học của sinh viên ngày càng đa dạng, phong phú và gắn
với lĩnh vực chuyên môn vừa gắn với nhu cầu của thực tiễn cuộc sống kinh tế - xã hội.
12


lOMoARcPSD|15547689

Các chủ đề nghiên cứu tập trung vào phát triển kinh tế; xem xét các giải pháp bảo vệ
môi trường; ứng dụng công nghệ IoT trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp... Và đặc
biệt trong bối cảnh đại dịch Covid 19 với những diễn biến phức tạp, việc nghiên cứu
khoa học trong lĩnh vực y tế ngày càng được chú trọng, thúc đẩy mạnh mẽ với sự tham
gia tích cực của nhiều nhóm sinh viên. Hoạt động NCKH của sinh viên có thể được thực
hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như viết tiểu luận, báo cáo thực tập, làm khóa luận
tốt nghiệp, hay thực hiện những NCKH ở cấp khoa, cấp trường.
Nghiên cứu khoa học từ sinh viên trong các trường đại học hiện nay có thể nói là
một chủ đề mang tính tiềm năng nhưng cịn nhiều điều hạn chế. Tính tiềm năng ở chỗ
sinh viên là một lực lượng trẻ, đầy nhiệt huyết, dám nghĩ dám làm, có thời gian và trí
sáng tạo khơng ngừng được phát triển dưới mái trường đại học. Vấn đề còn hạn chế ở
đây là do sinh viên chưa nhận thức được những lợi ích nào từ nghiên cứu khoa học mà
sinh viên đạt được khi phải chi phí bằng những tiềm năng nói trên để lao vào nghiên cứu
trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay. Gần đây đại diện Vụ Khoa học Công nghệ,
Bộ Giáo dục và Đào tạo thừa nhận tỷ lệ sinh viên nghiên cứu khoa học vẫn còn thấp,
chất lượng nhiều đề tài chưa cao, chưa bám sát yêu cầu của đời sống. Nguyên nhân mấu
chốt của vấn đề này là do kinh phí hỗ trợ cho sinh viên nghiên cứu khoa học còn thấp,
nhiều trường thiếu trang thiết bị, cơ sở vật chất, thiếu cán bộ hướng dẫn, chưa có chính
sách động viên và khuyến khích thầy cơ đóng góp tích cực cho nghiên cứu khoa học.
Ngồi ra, sinh viên chỉ học bài và ơn bài khi chuẩn bị bước vào các kì thi, chỉ xoay
quanh “giảng đường” với những bài học trên lớp, chưa chủ động nghiên cứu, tìm tịi cơ
hội được học tập, nâng cao kiến thức thực tiễn. Sự hiểu biết của sinh viên về phong trào

NCKH trong trường chưa đủ cả về chất và lượng. Chưa có một kênh thơng tin nào
thường xuyên và mạnh mẽ đưa những nội dung về vấn về này đến sinh viên, vì thế các
bạn sinh viên hầu hết hoặc là coi NCKH là khá xa vời, chỉ dành cho những sinh viên
suất sắc không phải là mình.
Để tháo gỡ những khó khăn trong q trình NCKH của sinh viên, Hội sinh viên
các nhà trường cần tổ chức nhiều cuộc thi, sân chơi trí tuệ, nhằm thu hút sinh viên tham
gia, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, kiến thức. Thành lập, duy trì hiệu quả các câu lạc bộ
13


lOMoARcPSD|15547689

học thuật dành cho sinh viên, phối hợp Đoàn thanh niên, các phòng chức năng phát huy
vai trò của giảng viên trẻ trong việc hướng dẫn sinh viên tham gia các hoạt động NCKH.
Tăng cường các buổi hội thảo, tọa đàm trao đổi nhằm giới thiệu, trang bị cho học sinh
những phương pháp học tập hiện đại, xây dựng mục tiêu, thái độ học tập, nghiên cứu
đúng đắn, kết hợp với việc giao lưu giữa sinh viên với những người thành cơng trong
học tập, NCKH, từ đó thắp sáng ước mơ, hoài bão trong sinh viên.
Bản thân mỗi sinh viên cần tích cực, chủ động hơn nữa trong việc lên kế hoạch
học tập và nghiên cứu, xác định mục tiêu rõ ràng, tìm hiểu và lựa chọn cho mình một
phương pháp học tập, nghiên cứu hiệu quả, phù hợp. Nâng cao khả năng tự học, ngoài
thời gian nghe giảng trên lớp thì cần tăng cường tự học, nghiên cứu ở nhà, ở thư viện để
mở rộng và đào sâu tri thức. Tăng cường thảo luận, tích cực trình bày quan điểm và
tranh luận. NCKH mang lại rất nhiều những lợi ích cho sinh viên, vì vậy bản thân mỗi
sinh viên cần đề cao tầm quan trọng của hoạt động NCKH, tích cực thực hiện các biện
pháp để khơng ngừng nâng cao chất lượng NCKH trong sinh viên.
2.2 Đánh giá sự sáng tạo của ý thức trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh
viên hiện nay
2.2.1 Sự sáng tạo của sinh viên trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Nghiên cứu khoa học có thể hiểu đơn giản là một dự án nhóm. Dự án này giúp các

bạn sinh viên có thể vận dụng và thực hành lý thuyết đã và đang được học để giải quyết
các vấn đề trong thực tế dưới sự hướng dẫn của các giảng viên. Cụ thể ở bộ mơn Triết
học Mác-Lênin, sinh viên được tìm hiểu sâu về một phạm trù cụ thể, học cách trình bày,
làm bố cụ nội dung sao cho hợp lí khi viết tiểu luận và quan trọng khơng kém đó là khả
năng tìm kiếm, chắt lọc những thơng tin cần thiết và bổ ích cho bài luận và lấy kinh
nghiệm sau này làm những bài luận khác như luận văn tốt nghiệp,…
NCKH là một trong những phương thức học tập hiệu quả nhất hiện nay bởi vì trong
quá trình nghiên cứu, sinh viên có thể tiếp cận kiến thức lý luận và kiến thức thực tiễn
thông qua nhiều nguồn thông tin khác nhau: Qua bài giảng trên lớp, nghiên cứu trong
sách vở hoặc trên Internet,… qua đó tạo cho mình cách học tập khoa học và khơi gợi
14


lOMoARcPSD|15547689

khả năng sáng tạo. Có thể khẳng định rằng, sinh viên tham gia NCKH sẽ mang lại rất
nhiều lợi ích cho bản thân.
Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học giúp sinh viên rèn luyện tư duy sáng
tạo, cách giải quyết vấn đề, và hiện thực hoá cách giải quyết đó, ví dụ như trong cuộc
chiến chống dich COVID-19, khi đo thân nhiệt, nhân viên thường phải tiếp xúc trực tiếp
nhiều người, nếu khơng phịng vệ kĩ càng hoặc trong một thời điểm lơ là mất cảnh giác,
người nhân viên đó có thể bị lây nhiễm. Để giải quyết vấn đề đó, các sinh viên trường
Đại học Bách khoa Hồ Chí minh đã chế tạo “Máy đo thân nhiệt và rửa tay tự động tích
hợp IoT”. Máy có thể nhận diện khuôn mặt, nhắc nhở đeo khẩu trang bằng giọng nói và
thực hiện đo thân nhiệt một cách tự động. Các thành viên của nhóm sinh viên chia sẻ
rằng lí do nhóm chế tạo sản phẩm này là để góp sức để hỗ trợ cơng tác phịng chống
dịch hiệu quả hơn, giảm bớt chi phí và nhân lực trong khâu kiểm tra thân nhiệt.
Bên cạnh đó, các giảng viên Khoa Vật liệu trường Đại học Bách khoa Hồ Chí Minh
cũng đã nghiên cứu và thiết kế thành công “Bộ phận dẫn khí hỗ trợ điều trị COVID19”, Thiết bị này là mặt nạ thở có ống cấp khí nối với màng lọc khuẩn được in với công
nghệ 3D, mục đích của sản phẩm này giúp lực lương chống dịch tuyến đầu có thể giúp

thuận tiện trong q trình sử dụng đó là: Khơng làm mặt kính bị mờ làm ảnh hưởng tầm
quan sát, khi cần có thể chuyển đổi thành mặt nạ thở cho bênh nhân bằng cách đổi vị trí
một số van khí, ngồi ra sản phẩm được làm bằng vật liệu Polymer có thể phân huỷ sinh
học góp phần bảo vệ mơi trường,…
Qua 2 ví dụ trên, ta có thể thấy được khả năng tư duy sáng tạo và cách giải quyết
vấn đề của cả thầy và trị trường Đại học Bách khoa Hồ Chí Minh, tư duy sáng tạo ở
chỗ, từ một vấn đề đang nhức nhối trong xã hội là cuộc chiến chống dịch Covid 2019,
các bạn sinh viên đã nhận ra vấn đề ở khâu đo thân nhiệt, các bạn thấy nếu đo như cách
truyền thống thì sẽ tốn nhiều nhân lực và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người đứng cầm
máy đo, cho nên các bạn dựa vào nhưng gì bạn đã được học hoặc đã tìm hiểu rồi chế tạo
nên chiếc máy rất có ích này, các bạn có một ý tưởng sáng tạo, rồi dựa vào đó để biến
nó thành hiện thực. Tương tự với những người thầy, nhận thấy các vấn đề khi đeo mặt
nạ truyền thống, các thầy đã tiến hành cải tiến, sử dụng loại vật liệu Polymer để tạo nên
15


lOMoARcPSD|15547689

mặt nạ do chính bản thân làm, ngồi ra các thầy cịn bố trí lại các van xả khí để cho các
y bác sĩ không bị vướng khi sử dụng, … tất cả điều đó đã khẳng định sự sáng tạo trong
hoạt động nghiên cứu khoa học của các sinh viên và giảng viên, nhờ các hoạt động đó
để khơi dậy đam mê và sức sáng tạo của sinh viên, rồi những bạn đó sau này có thể trở
thành những kĩ sư tài năng, những nhà phát minh, chế tạo tài ba ….
Hiện nay có nhiều ý kiến trái chiều về việc có nên hay khơng tổ chức các cuộc thi
nghiên cứu khoa học đối với các học sinh các cấp hay đối với các sinh viên trường đại
học, cũng như về những bài tập nhóm để nghiên cứu, làm bài luận về một vấn đề nào
đó. Về mặt tiêu cực, nhiều người cho rằng, các cuộc thi, những bài tập lớn nghiên cứu
khoa học tự nhiên và xã hội khiến cho các bạn học sinh, sinh viên hình thành tâm lí làm
qua loa để đối phó hoặc để chạy đua thành tích mà khơng q chú tâm nghiên cứu, tìm
hiểu một cách nghiêm túc và hiệu quả. Ngồi ra còn vấn đề đạo nhái, sao chép ý tưởng

của nhau, …để không cần bỏ nhiều thời gian và chất xám để hồn thành phần cơng việc
của mình, tuy các thầy, cơ và giảng viên đã có nhiều giải pháp để giải quyết vấn nạn này
nhưng thực sự không thế giải quyết một cách triệt để, nhiều sinh viên vẫn còn coi những
bài tập nhóm nghiên cứu khoa học là một gánh nặng mà ln tìm cách thối thác nó, cá
biệt nhiều bạn học sinh, sinh viên bỏ tiền túi ra để thuê người làm đề tài cho bản thân,
khiến các cuộc thi, các buổi làm bài tập nhóm chung đã trở nên biến chất, khơng giữ
được cho mình hướng đi ý nghĩa ban đầu, đó là tính tư duy sáng tạo... Tuy nhiên không
phải bạn học sinh, sinh viên nào cũng có hướng đi đầy tiêu cực như thế, có rất nhiều bạn
rất chú tâm vào việc nghiên cứu khoa học, các bạn nghiêm túc thực hiện theo đúng trách
nhiệm và tìm hiểu mở rộng thêm để gặt hái thêm nhiều kiến thức, nhờ cách nghiên cứu
chú tâm và đầy nhiệt huyết đó, các bạn sẽ hệ thống hố các kiến thức đã được học một
cách khoa học và hợp lí để từ đó các bạn có thể áp dụng lí thuyết vào thực tiễn, khiến
cho những lí thuyết khơng bị khơ khan và điều quan trọng nhất là tính sáng tạo, nhờ
những cuộc thi và bài tập lớn đấy, các bạn sinh viên sẽ được nên ra ý tưởng của mình
và tập cách trình bày và hiện thực hố ý tưởng đó, cùng một nội dung, đề tài nhưng các
bạn có nhiều cách để biểu đạt và thực hiện, thậm chí nhiều đề tài nghiên cứu có tính ứng
dụng cao và nhiều bài luận mang lại sức ảnh hưởng lớn, ví dụ như sản phầm đạt giải
nhất cuộc thi sáng tạo “Giường bệnh thông minh hỗ trợ cho người mất chức năng vận
16


lOMoARcPSD|15547689

động tay chân sử dụng tại nhà” của học sinh Trường THPT Hoa Lư A, tỉnh Ninh Bình
đạt giải Nhất kì thi sáng tạo Khoa học Kĩ thuật 2021 cấp quốc gia đã cho ta thấy dù ý
tưởng nghe có vẻ đơn giản, nhưng cách thực hiện sáng tạo đó là sử dụng hệ thống IoT
tham gia vào thiết bị nhằm mục đích để người bệnh dễ dàng thao tác và điều khiển hơn,
người nhà bệnh nhân có thể quản lí và dễ dàng chăm sóc người bị bệnh một cách thuận
tiện mà nhanh chóng,… qua ví dụ trên ta có thể thấy tầm quan trọng của tính sáng tạo
mà nghiên cứu khoa học đã mang lại, và đó là lí do mà các cuộc thi nghiên cứu khoa

học và những đề tài bài tập lớn nên được tiếp tục và nhân rộng.
2.2.2 Những hạn chế nhất định
Thất bại là mẹ thành cơng, nhưng sau thất bại cũng rất có thể là những thất bại tiếp
theo. Chỉ khi bạn tìm được bài học từ quá khứ và tạo bước ngoặt đáng giá thì cuộc đời
mới có thể bứt phá. Để làm được điều đó, ta phải tìm ra được những hạn chế của mình,
nhưng khó khăn mà mình gặp phải để dần dần từng bước khắc phục nó. Nói chi tiết hơn
về ý thức nghiên cứu khoa học của sinh viên. Nghiên cứu khoa học chiếm một vai trò
quan trọng trong đời sống con người nói chung và trong các hoạt động học thuật, tư duy
trong môi trường giáo dục nói riêng. Nhưng cơng trình nghiên cứu này góp phần đưa
đất nước ta phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu. Do đó, bên cạnh những
mặt tích cực là sản phẩm thành cơng mang lại nhiều lợi ích cho đời sống xã hội thì cũng
có một phần khơng nhỏ những nghiên cứu khoa học bị xem là chỉ để... cất tủ bởi khơng
có chỗ ứng dụng, ứng dụng vào thực tiễn thấp và mắc nhiều sai sót. Hệ lụy lớn nhất là
làm cho sinh viên trở nên chán nghiên cứu khi vừa mất công sức và thời gian và tiền bạc
nhưng vẫn khơng đem lại lợi ích gì. Những hạn chế mà sinh viên thường gặp phải khi
thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học là:
Thứ nhất, việc thiếu kinh phí, khó khăn về tài chính: Hàng năm, nhà nước đầu tư
cho nghiên cứu khoa học là 2% -5% GDP (chi 2% ngân sách quốc gia cho lĩnh vực
KHCN năm 2015 tương đương khoảng 1 tỷ USD). Trong số này, Bộ Khoa học và Công
nghệ (KHCN) chỉ nhận được khoảng 8 -10% tổng chi ngân sách. Tuy nhiên, số kinh phí
này lại phân chia chưa hợp lý, dàn trải giữa trung ương và địa phương, giữa cơ quan này
với cơ quan khác…. PGS.TS Hoàng Dũng - trưởng ban khoa học công nghệ ĐHQG
17


lOMoARcPSD|15547689

TP.HCM - chia sẻ việc thiếu kinh phí là nguyên nhân hàng đầu khiến sinh viên chưa
mặn mà nghiên cứu khoa học. Hiện kinh phí Nhà nước cấp chỉ đáp ứng được khoảng
30% nhu cầu, phần còn lại ĐHQG phải tìm từ nguồn khác. Các đề tài nghiên cứu chỉ

dừng lại ở mức triệu hoặc cùng lắm lên đến khoảng chục triệu nhưng cũng chỉ mang
tính chất động viên được nhận sau khi cơng trình đã hồn thành. Việc thực hiện chủ yếu
do sinh viên tự bỏ ra. Do đó, chất lượng đề tài cũng bị giới hạn và thực sự chưa tận dụng,
khai thác được toàn bộ hiệu quả làm việc của sinh viên và ý nghĩa của đề tài.
Ví dụ: Ở kì 201, nhóm sinh viên khoa Cơ khí- trường ĐH Bách Khoa có thực hiện
đề tài ‘Bánh xe cải tiến” là bài tập để kết thúc môn học ở bộ mơn Nhập mơn kĩ thuật.
Có rất nhiều ý tưởng tốt được đưa ra như tạo thắng nằm trong khung bánh để dừng bánh,
bánh xe có độ chống dính cao.... nhưng vì vướng mắc vấn đề kinh phí nên khơng có
nhiều máy móc để thực hiện cũng như mua được những nguyên vật liệu phù hợp với ý
tưởng đề ra ban đầu mà phải thay thế bằng những vật liệu khác thủ cơng mang tính tượng
trưng. Vậy mặc dù đã hồn thành về mặt lí thuyết nhưng sản phẩm tạo ra khơng được
hồn chỉnh vì một số ngun vật liệu không đủ khả năng hoạt động.
Thứ hai, về vấn đề sắp xếp thời gian: Chương trình học của một số trường là khá
nặng và tốn rất nhiều thời gian đối với các bạn sinh viên. Đối với việc nghiên cứu khoa
học thì cần bỏ ra lượng thời gian lớn và chất xám để tư duy từ bước lên ý tưởng, thực
hiện ý tưởng hoàn thành và đưa ý tưởng ra thị trường vì hoạt động này địi hỏi một sự
đầu tư nghiêm túc, có kỷ luật và kiên nhẫn đi từ đầu đến cuối chặng đường. Vậy việc
dành ra một khoảng thời gian lớn mỗi ngày hay mỗi tuần để tập trung thực hiện là khơng
dễ dàng gì và nếu như phân bố không đều sẽ bị ảnh hưởng tới việc học . Việc học ở
trường lớp cũng ảnh hưởng rất nhiều vì các đề tài nghiên cứu thường làm nhóm, mỗi
bạn sẽ có một thời khóa biểu khác nhau nên việc tìm được lịch rảnh chung của cả team
cũng là một khó khăn. Đã có rất nhiều trường hợp SV bỏ dở cơng trình nghiên cứu đầy
hứa hẹn của mình chỉ vì các bạn khơng qn xuyến hết thời gian dành cho việc học, thi
và làm. Do đó, nhiều sinh viên chỉ coi nghiên cứu khoa học là điều kiện bắt buộc phải
hồn thành mà khơng dành hết khả năng của mình để thực hiện.

18


lOMoARcPSD|15547689


Thứ ba, cơng tác làm việc nhóm: Nhóm nghiên cứu thường được thành lập từ 2-5
người và trong quá trình làm việc chúng ta cần có sự phối hợp, ăn ý với nhau từ khi bắt
đầu nghiên cứu cho tới khi kết thúc. Việc này địi hỏi phải có ý thức và kỹ năng làm việc
nhóm. Nhiều nhóm nghiên cứu đã khơng đi đến được chặng vì những mâu thuẫn nội bộ
khi làm việc như bất đồng về quan điểm nhận thức các khái niệm, việc phân chia công
việc không cụ thể thiếu tính cơng bằng, trách nhiệm của mỗi cá nhân, định hướng...
Nhưng mẫu thuẫn đó làm cho sinh viên khơng cịn lịng tin ở nhau dần dần trở nên thụ
động cơ lập mình khơng đưa ra những ý kiến riêng của mình, khơng tiếp thu những ý
tưởng sáng tạo của nhau để vận dụng nâng cấp đề tài của nhóm lên mà chỉ giao gì làm
đó dẫn đến chưa phát huy được hết năng lực, tính sáng tạo của bản thân.
Thứ tư, việc chọn lọc tài liệu tham khảo: Đối với sự phái triển của khoa học công
nghệ thì đã hỗ trợ đắc lực cho các bạn sinh viên rất nhiều. Nhưng việc tìm tài liệu giữa
một rừng tài liệu trên internet, sách tham khảo, giáo trình... vẫn làm hầu hết các bạn sinh
viên bị bội thực không biết chọn nên đưa vào bài của mình những tài liệu nào. Thường
thì sinh viên sẽ đưa tất cả những tài liệu vào mang tính liệt kê mà sẽ khơng đánh giá
hay bình luận gì về tài liệu đó dẫn đến có những tài liệu khơng cần thiết, khơng chính
xác và không thực sự liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đôi khi, sinh viên mắc phải việc
mâu thuẫn trong quan điểm của cùng một vấn đề ở nhiều tài liệu khác nhau dẫn đến lối
suy nghĩ, tư duy không chắc chắn, rối loạn và rất khó để logic lại và phát triển lối tư duy
đó lên.
Thứ năm, khó khăn về mặt ngoại ngữ làm giảm việc sử dụng các tài liệu nước
ngoài: Một trong những phản hồi về việc nghiên cứu khoa học: “ Tôi sắp bỏ nghiên cứu
khoa học vì vấn đề Tiếng anh đây”. Ngơn ngữ Anh đã trở thành ngơn ngữ chung của
tồn thế giới. Vây việc biết và sử dụng thành thạo ngôn ngữ này đóng vai trị hết sức
quan trọng trong cuộc sống. Như chúng ta biết, việc nghiên cứu khoa học, kinh tế,
thương mại... đều ngả về lục địa Bắc Mỹ. Có những năm mà hầu hết những người được
giải Nobel đều là người Mỹ vậy nên nguồn tài liệu về nghiên cứu khoa học được viết
bằng tiếng Anh là rất dồi dào và phong phú. Những nguồn tài liệu được viết nên từ
những người được tiếp thu nền văn minh tiến bộ, có những thành tựu đáng ngưỡng mộ,

19


lOMoARcPSD|15547689

bỏ ra cả cuộc đời để làm nên những nghiên cứu khoa học vơ giá có giá trị ứng dụng to
lớn. Vậy thật thiệt thòi cho những bạn sinh viên bị ngôn ngữ làm cản trở việc tiếp thu,
học hỏi với những nguồn tài liệu quý giá ấy mà cụ thể ở đây là trong việc tiếp nhận, tìm
kiếm, sử dụng tham khảo tài liệu có nguồn gốc nước ngồi để làm cơ sở phát triển ý
tưởng nghiên cứu khoa học của bản thân.
Thứ sáu, chạy đua theo thành tích: Hiện nay, một trong những cách “săn học bổng
du học” chính là có những đề tài nghiên cứu khoa học thành công. Các đề tài nghiên cứu
khoa học thành công cũng nhận được tiền thưởng rất lớn. Trước những giải thưởng lớn
của các cuộc thi đó nhiều bạn sinh viên đã bất chấp chạy đua theo thành tích, theo ước
mơ. Nhưng nghiên cứu khoa học là một thứ đầy mới mẻ, lạ lẫm đối với các bạn sinh
viên. Đặc biệt là các bạn sinh viên năm nhất thiếu đi kiến thức về chuyên ngành cũng
như phương pháp nghiên cứu đưa ra những hướng giải quyết phù hợp với sách vở nhưng
khơng khả thi với thực tế. Thay vì cách cố gắng học hỏi, vận dụng tính năng động, sáng
tạo áp dụng vào thực tiễn khách quan của bản thân để nghiên cứu thì nhiều bạn có xu
hướng chọn con đường nhanh hơn là “copy, ăn cắp” ý tưởng của người khác. Những
đề tài này ra đời mang xu hướng copy nhiều, chưa khái quát cũng như chưa thể hiện
được tính sáng tạo của đề tài.
2.3 Những giải pháp khắc phục hạn chế
Qua những mặt hạn chế đã được nêu ra, ta cần những giải pháp khắc phục cụ thể:
Đối với việc thiếu kinh phí, khó khăn về tài chính thì giải pháp chính là tăng kinh
phí. Nguồn kinh phí ở Việt Nam cho nghiên cứu khoa học là không nhiều nhưng cũng
khơng q thấp. Việc phân bố khơng hợp lí đã ảnh hưởng đến tính hiệu quả và là tác
nhân của kinh phí NCKH tăng lên vậy để khắc phục ta nên phân bố sử dụng nguồn kinh
phí hiệu quả đúng mục đích. Ngồi ra nhà trường, giảng viên hay chính các nhà khoa
học có thể huy động vốn, sử dụng nguồn lực trang thiết bị đầu tư cho phát triển sản

phẩm, thương mại hóa sản phẩm bằng cách hình thành các doanh nghiệp trong các
trường đại học hay có chế tài bắt buộc với doanh nghiệp trích 10% lợi nhuận trước thuế
hàng năm để thành lập quỹ phát triển khoa học của doanh nghiệp trao tặng cho các
trường đại học đã có những sản phẩm đóng góp cho doanh nghiệp. Để tránh lãng phí
20


lOMoARcPSD|15547689

tiền bạc và chất xám trong nghiên cứu khoa học, phải gắn kết với thị trường. Cần giảm
bớt thủ tục hành chính trong đề xuất, phê duyệt, tuyển chọn đề tài.
Đối với việc sắp xếp thời gian: Đầu tiên, cần tìm những người cộng sự cùng quan
điểm và cùng thời gian học tập để có thể dễ dàng sắp xếp thời gian thực hiện. Về việc
phân bổ thời gian nghiên cứu thì thơng thường một đề tài nghiên cứu khoa học sẽ kéo
dài trong suốt 1 kì học hoặc 1 năm học. Do đó, cần phân bổ thời gian hợp lí, tránh để ứ
đọng, khi gần đến thời hạn nộp mà mới bắt đầu làm. Ngoài ra nên xây dựng một thời
gian biểu nhằm cân bằng giữa việc học và việc nghiên cứu. Khơng chỉ quản lí tốt thời
gian mà sẽ giúp bạn đỡ căng thẳng trong quá trình thực hiện đề tài.
Đối với vấn đề làm việc nhóm: Đầu tiên cần chọn ra những người có cùng chí
hướng, quan điểm, đam mê nghiên cứu khóa học để cùng nhau hồn thành đề tài nghiên
cứu đi đến đích cuối cùng. Thứ hai, cần chọn ra một người nhóm có tiếng nói, có thể đại
diện nhóm giải quyết những cơng việc chung, có thể thống nhất được các quan điểm của
các thành viên trong nhóm, xác định nhóm đang ở giai đoạn nào, cần làm gì để đưa
nhóm đi đến giai đoạn cuối cùng, nhận thức được sự khác biệt giữa các thành viên,
những điểm mạnh của từng kiểu người để bố trí cơng việc/vai trị phù hợp. Thứ ba, tất
cả các thành viên trong nhóm phải nhận thức được những mục tiêu chung thay vì chú
trọng quan điểm của từng cá nhân và cùng nhau làm việc để cùng nhau đạt được mục
tiêu chung đó. Cuối cùng bản thân mỗi người nên chấp nhận sự khác biệt và hiểu chính
cái khác biệt đó đã tạo nên sức mạnh cho làm việc nhóm.
Đối với việc lựa chọn tài liệu tham khảo: Ta cần thực hiện các bước sau để tìm

kiếm và chọn lọc nguồn tài liệu hiệu quả:
• Định hướng và tìm kiếm nguồn tài liệu (định dạng ý tưởng và định vị
nguồn).
• Tìm kiếm và chọn lọc nguồn tài liệu. Khi chọn lọc cần dựa vào những yếu
tố sau: Tính chính xác và khách quan của tài liệu; Uy tín, kinh nghiệm xuất
bản của đơn vị phát hành tài liệu; Uy tín, kinh nghiệm khoa học của tác
giả...

21


lOMoARcPSD|15547689

Khơng có một quy định nào về số lượng tài liệu tham thơng thường, số lượng tối
ưu nhất sẽ là:
• Cơng trình nghiên cứu tổng quan: 200 – 1000.
• Luận án tiến sĩ: Từ 150 - 300 tài liệu tham khảo.
• Luận văn thạc sĩ: Từ 100 – 150 tài liệu tham khảo.
• Khóa luận/ luận văn tốt nghiệp đại học: 30 – 60 tài liệu tham khảo.
• Tiểu luận: 5 – 15 tài liệu tham khảo.
Đối với vấn đề ngoại ngữ làm hạn chế khả năng tìm hiểu ta liệu: Trước tiên, trong
thời kì hội nhập hiện nay việc nghiên cứu khoa học địi hỏi nguồn nhân lực có trình độ
học vấn, thời gian, tiền bạc và ý chí. Bản thân mỗi người phải chủ động có trách nhiệm
đăng kí học, tự học ngoại ngữ ( đặc biệt là Tiếng anh) để nâng cao khả năng, cơ hội tìm
kiếm được 1 việc làm tốt của bản thân. Đối với các đơn vị xuất bản khuyến khích nên
mở rộng số lượng ngôn ngữ cho các bài xuất bản. Chẳng hạn, các cơ quan tài trợ có thể
u cầu cầu cơng trình xuất bản từ quỹ hỗ trợ của họ cần được dịch sang ngôn ngữ bản
địa của quốc gia.
Đối với việc chạy đua theo thành tích: Đầu tiên sinh viên phải có kiến thức, có
phương pháp nghiên cứu, có tính trung thực. Phải biết cách phát huy tính năng động,

sáng tạo, khả năng nghiên cứu khoa học độc lập của sinh viên, hình thành năng lực tự
học cho sinh để góp phần tạo ra tri thức, sản phẩm mới cho xã hội. Hãy chọn một đề tài
mới, có tính cấp thiết. Khuyến khích nên chọn đề tài liên quan đến ngành học. Hơn nữa
mức độ hoạt động nghiên cứu khoa học cần phù hợp với trình độ và yêu cầu học tập của
sinh viên từng năm, từng giai đoạn.
Để thay đổi các tình trạng trên, cần sự tác động lớn từ nhà trường và các bạn sinh
viên phải có trách nhiệm với bài nghiên cứu khoa học của mình. Đừng nản chí khi gặp
khó khăn, trở ngại vì nghiên cứu khoa học là một cuộc thi không hề đơn giản, lâu dài và
địi hỏi sự cơng phu. Hãy tự rèn luyện cho bản thân tư duy cầu tiến, tinh thần ham học
hỏi, không ngại thử thách để cố gắng đạt được kết quả tốt nhất, trở thành những người
giúp Việt Nam sánh vai với cường quốc Nam Châu, xây dựng đất nước tươi đẹp.
22


×