Tải bản đầy đủ (.pptx) (7 trang)

Nhận định thơ của miên di

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.28 KB, 7 trang )

Nhà thơ, nhà phê bình văn học miên di (khơng viết hoa) cho rằng:
“Thơ là sự giải thốt của ngơn ngữ, là nơi tị nạn của tinh thần, là giãi bày
của thân phận, là lời tiên tri của xã hội”.
Anh/chị suy nghĩ gì về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ qua một sáng tác
thơ được học trong chương trình.


1.Giải thích:
- Thơ là sự giải thốt của ngơn ngữ: Ngôn ngữ thơ ca được cấu tạo đặc
biệt, phá vỡ những logic kết hợp thông thường của ngôn ngữ đời sống
để tạo thành những kết hợp bất ngờ theo nguyên tắc “lạ hóa”. Nó có thể
vượt qua khỏi những mơ hình cấu trúc ngữ pháp trong ngơn ngữ học,
nó tự mở rộng biên độ ngữ nghĩa của từ ngữ thường ngày để thăng hoa
trong khả năng biểu đạt.
- Thơ là nơi tị nạn của tinh thần, là giãi bày của thân phận: Thơ là sự
cất tiếng của những nỗi niềm chất chứa trong sâu thẳm trái tim con
người. Nó “ra đời giữa những vui buồn của loài người” (Hoài Thanh)
và trở thành người bạn tâm giao, là nơi nương náu của tâm hồn con
người. Con người thường tìm đến thơ để kí thác những nỗi niềm tâm sự
về thân phận, về cuộc đời.


- Thơ là lời tiên tri của xã hội:
Thơ ca phản ánh cuộc sống theo quy
luật của tình cảm, giống như các thể loại văn học khác, nó cũng có khả
năng dự báo. Nhà thơ đồng thời cũng là “nhà tiên tri” của thời đại.
=> Nhận định đề cập đến nhiều phương diện bản chất, đặc trưng cũng
như chắc năng của thơ ca.


2.Bàn luận


Khẳng định sự đúng đắn của nhận định – một định nghĩa tương đối
đầy đủ và xác đáng về thơ ca.
- Đặc trưng hình thức ngơn ngữ thơ ca:
+ Ngôn ngữ thơ ca không phải là ngôn ngữ nguyên sinh của đời sống mà
nó cịn được “chưng cất”, “tinh luyện”, nhào nặn qua bàn tay nghệ sĩ.
“Lấy 1 chữ phải mất hàng tấn quặng ngôn từ” (Maiacopxki)
+ Do bị giới hạn bởi yếu tố vần, nhịp và sự phân dịng thơ cũng như do
u cầu của tính hàm súc mà cú pháp câu thơ thường tràn ra khỏi khuôn
khổ cấu trúc ngữ pháp thông thường của văn xuôi.
+ Ngôn ngữ thơ ca ln giàu sinh khí, sống động, đa nghĩa chứ khơng
“khơ cứng”, “bẹp dí” như khi nó nằm trong từ điển.
“Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời” (Nguyễn Công Trứ)


- Đặc trưng nội dung của thơ:
+ Thơ là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm.
+ Những ẩn ức, những nỗi niềm tâm sự bị kìm nén đến một độ nào đó nó
tự bật ra thành thơ. Bởi vậy “Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn
con người” (Tố Hữu). Người ta có thể kí thác vào thơ nỗi niềm tâm sự về
thân phận, về cuộc sống, nỗi ưu tư về thế thái nhân tình, những tình cảm
hết sức cá nhân riêng tư… Khi cuộc sống hằn in lên thân phận người
những nỗi đau, người ta lại tìm đến người bạn tâm giao không bao giờ
biết phản bội là Thơ ca để “tị nạn”.
“Thơ là tiếng lòng” (Diệp Tiếp)
“Thơ là thư kí chân thành của trái tim” (Duy bra lay)


2.Bàn luận
- Chức năng của thơ:
+ Là một thể loại văn học, thơ ca phản ánh cuộc sống theo nguyên tắc

chủ quan, theo quy luật của tình cảm. Thơ rung động tâm hồn người đọc
bằng những tình cảm nhưng phải “vượt lên bằng tầm nhìn” – tư tưởng
của người viết. Tư tưởng, đó mới là chiều sâu và sức sống lâu bền của
thơ.
+ Những tác phẩm thơ ca vĩ đại bao giờ cũng chứa đựng trong nó những
vấn đề lớn lao của thời đại, của nhân sinh và truyền tới người đọc những
thông điệp về tương lai.
3.Chứng minh


4.Đánh giá, mở rộng, nâng cao
- Mọi sự sáng tạo ngôn ngữ thơ ca đều phải theo quy luật sáng tạo cái
đẹp. Nhà thơ không được nhân danh sáng tạo, thể nghiệm nghệ thuật
mà viết nên những câu thơ cầu kì, tối nghĩa như trị diễn xiếc ngơn từ.
Bởi thơ “giản dị, xúc động, ám ảnh” (Trần Đăng Khoa) mới thực sự là
thơ hay.
- Thơ là tiếng nói của tình cảm, là sự giãi bày của thân phận. Nội dung
chủ yếu của thơ là tự biểu hiện nhưng để tác phẩm có thể bắc nhịp cầu
tri âm tới đơng đảo bạn đọc thì nà thơ phải vượt lên trên những hơn
thiệt, mất mát của cá nhân để hướng tới nhân loại, hướng tới xã hội
rộng lớn ngồi kia. Tình cảm trong thơ phải là tình cảm cao thượng,
mang tính phổ quát, đậm chất nhân văn và hướng về chính nghĩa.



×