Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập sâu tứ giác Long Xuyên phần thuộc tỉnh An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.4 KB, 88 trang )

Đồ án tốt nghiệp Trần Thế Kinh Luân
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chiến lược Quốc gia về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn được Chính
phủ phê duyệt, đến năm 2010 toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có
85% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch với số lượng bình quân 60
lít/người/ngày. Trong những năm qua đã có rất nhiều cuộc hội thảo về những lónh
vực liên quan đến nước sạch cho ĐBSCL, đặc biệt là nước sạch cho vùng ngập lũ
với mục tiêu đưa ĐBSCL phát triển, nâng cao đời sống người dân nông thôn, đảm
bảo nước sạch cho sinh hoạt trong cộng đồng, cải thiện điều kiện vệ sinh môi
trường.
Tứ giác Long xuyên có diện tích tự nhiên khoảng 490.000ha, thuộc ba tỉnh
Kiên Giang, Cần Thơ và An Giang, trong đó đại bộ phận thuộc đòa bàn tỉnh An
Giang. Với diện tích ngập lũ lên đến 457.000ha, chiếm khoảng 93% diện tích tự
nhiên. Tứ giác Long Xuyên được xem là một trong hai vùng ngập lũ sâu của
ĐBSCL (Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên).
Hiện nay, Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang đã xây dựng chiến lược phát
triển ổn đònh kinh tế xã hội theo hướng sống hòa thuận với lũ hay còn gọi là sống
chung với lũ và đã đạt được một số kết quả khả quan: Giảm thiểu được số tai nạn
gây chết người và thiệt hại tài sản cho nhân dân trong vùng ngập lụt; Tạo điều
kiện an cư cho người dân trong các tuyến dân cư vượt lũ; Tăng vụ trồng trọt, nuôi
trồng thủy sản. Tuy nhiên, bên cạnh những hệ quả tích cực của những công trình
xây dựng cho mục tiêu sống chung với lũ cũng làm xuất hiện những nhược điểm,
ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân nông thôn vùng lũ: Hiện tượng xói
lỡ đất ven sông, đê bao vượt lũ; Đê bao khép kín ngăn chặn phù sa, làm gián
đoạn quá trình tháo chua rửa phèn; Các công trình cụm, tuyến dân cư vượt lũ chưa
đạt yêu cầu về số lượng, chất lượng chưa đạt mục tiêu an cư, lạc nghiệp do thiếu
1
Đồ án tốt nghiệp Trần Thế Kinh Luân
các công trình phúc lợi công cộng (một số nơi chưa có điện, nước sạch cho sinh
hoạt) và các dòch vụ chưa chú trọng vào nơi này.
Có một nghòch lý xảy ra ở "biển nước" vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long Xuyên


tỉnh An Giang là cảnh thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất ở nhiều nơi mà mảnh
đất này vốn chằng chòt sông rạch. Tình trạng này tuy đã được cải thiện nhiều
trong những năm qua nhưng vẫn cần có thêm nhiều biện pháp thiết thực hơn, hiệu
quả hơn, và phù hợp hơn với từng kiểu bố trí dân cư trong vùng ngập lũ, nhất là
các vùng vùng ngập lũ sâu để giải quyết nước sạch sinh hoạt cho dân cư nơi đây.
Theo một số báo cáo ở quy mô toàn tỉnh An Giang, số hộ được cung cấp nước
sạch trên tổng số hộ dân lao động khoảng trên dưới 40%. Tuy gần phân nửa số hộ
có nước sạch cho sinh hoạt nhưng trên thực tế nếu đem đi phân tích và so với tiêu
chuẩn thì hầu hết đều chưa đạt yêu cầu, thường là do hàm lượng sắt II (Fe
2+
) quá
cao, tổng số vi khuẩn Coliform và E.coli cao gấp vài chục đến vài trăm lần. Tại
các vùng ngập lũ sâu, tình trạng thiếu nước sạch càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Vào mùa lũ, vùng bò ngập lâu trong nước đến 3-4 tháng liên tục nguồn nước mặt
bò ô nhiễm trầm trọng (các chỉ số ô nhiễm đều vượt gấp vài chục, thậm chí vài
trăm lần so với tiêu chuẩn cho phép), nguồn nước ngầm không thể khai thác,
nguồn nước mưa thì không có phương tiện để lưu giữ dẫn đến tình trạng người dân
không có nguồn nước sạch sử dụng. Ngay cả trong mùa khô không bò ngập lụt,
chất lượng nước trong vùng cũng bò ô nhiễm do sản xuất kinh doanh và chất thải
sinh hoạt, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp gây nên.
Vấn đề đặt ra là: Nguồn nước nào phù hợp cho cấp nước sinh hoạt, công nghệ
nào phù hợp cho từng dạng nguồn nước và từng kiểu bố trí dân cư và cuối cùng
phải quản lý toàn bộ hệ thống cấp nước từ nguồn, công nghệ cấp, người khai thác
và người sử dụng như thế nào để đảm bảo tính ổn đònh, an toàn cấp nước sinh
hoạt cho đồng bào vùng lũ?
2
Đồ án tốt nghiệp Trần Thế Kinh Luân
Đứng trước thực trạng nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người
dân nông thôn vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang, cần phải có
các giải pháp công nghệ cấp nước sạch thích hợp nhất cho từng đòa phương, từng

kiểu bố trí dân cư trong vùng để góp phần vào xu thế phát triển chung của đất
nước. Đề tài "Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ cấp nước sinh hoạt
phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập sâu tứ giác Long Xuyên phần
thuộc tỉnh An Giang" được thực hiện. Mong rằng sẽ mang lại cho dân cư vùng
ngập lũ tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang có thể lựa chọn công nghệ cấp nước
sinh hoạt tiện lợi, phù hợp và kinh tế nhất. Nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu được
sử dụng nước sạch của người dân nông thôn vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long
Xuyên thuộc tỉnh An Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung.
3
Đồ án tốt nghiệp Trần Thế Kinh Luân
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CẤP NƯỚC VÙNG NGẬP LŨ
A. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CẤP NƯỚC VÙNG NGẬP LŨ
Tại các nước phát triển, việc lắp đặt hệ thống cấp nước cho các cộng đồng dân
cư nhỏ hoặc các thò trấn nhỏ sẽ khác xa so với thành thò. Vì lý do ít dân, mật độ
dân cư thấp nên giá thành lắp đặt hệ thống phân phối nước ban đầu cao hơn. Dân
cư nông thôn, đặt biệt là ở những cộng đồng dân cư vùng bò ngập lụt thường
xuyên vào mùa lũ, thì việc lắp đặt hệ thống phân phối nước là một việc làm
mang tính không khả thi. Dân cư những vùng ngập lũ thường mưu sinh kiếm sống
bằng các nghề liên quan mật thiết đến lũ nên thường rất nghèo và không thể huy
động vốn để xây dựng các công trình cấp nước từ họ. Các cộng đồng dân cư nơi
đây cũng khó có khả năng xin được vốn đầu tư nếu không có sự hỗ trợ của chính
phủ, các nhà tài trợ hoặc các tổ chức tín dụng.
Những cộng đồng dân cư nhỏ cũng không có người đủ trình độ chuyên môn để
vận hành và duy trì hệ thống cấp nước. Cán bộ có đủ trình độ để thiết kế và xây
dựng có thể là những người từ bên ngoài. Thuê và đào tạo những cán bộ vận
hành và duy trì hệ thống cấp nước là rất khó khăn.
Một vấn đề đặc biệt quan trọng là phải sử dụng công nghệ thích hợp với điều
kiện của đòa phương, từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập lũ thường xuyên. Các
công nghệ này thường khác xa với công nghệ thường dùng cho các hệ thống cấp

nước lớn ở thành phố hay thò xã hoặc những vùng không ngập lũ.
Đại bộ phận dân cư vùng ngập lũ ĐBSCL nói chung và Tứ giác Long Xuyên
tỉnh An Giang nói riêng sinh sống ở các vùng nông thôn với mật độ dân cư khác
nhau. Đặc điểm chung của sự phân bố dân cư nông thôn những vùng này là sống
dọc theo hai bên bờ các kênh rạch và dọc theo các trục đường lộ, hoặc phía trước
4
Đồ án tốt nghiệp Trần Thế Kinh Luân
là đường, phía sau là sông. Do đòa hình sông rạch chằng chòt lại thường xuyên
chòu ảnh hưởng của lũ lụt kéo dài từ 3-4 tháng (điển hình là vùng Tứ giác Long
Xuyên và Đồng Tháp Mười của ĐBSCL), cộng thêm mật độ dân cư thường không
cao nên các điều kiện về cơ sở hạ tầng nông thôn còn rất yếu kém và khó có thể
phát triển trong một thời gian ngắn. Chính các điều kiện tự nhiên, mức sống, dân
trí và đặc điểm phân bố dân cư nông thôn đã ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình
thành các phong tục tập quán sinh hoạt hàng ngày ở từng vùng nông thôn ngập lũ.
Trong đó, tập quán sử dụng nước sinh hoạt là một trong những tập quán có từ lâu
đời nhất và từ đây cũng hình thành những công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp
với cuộc sống của họ.
Một số tập quán sử dụng nước sinh hoạt trong dân cư vùng ngập lũ thường tùy
thuộc vào điều kiện tự nhiên và điều kiệân kinh tế, hiện đang được sử dụng phổ
biến nhất là:
Một là hứng nước mưa và chứa trong các lu, bể chứa nước để ăn, uống, tắm,
giặt và dùng cho một số mục đích sinh hoạt khác. Dung tích các dụng cụ chứa
nước mưa tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình. Nhưng đây cũng
là một khó khăn khi mùa khô không có mưa và việc sử dụng nước mưa để ăn
uống sinh hoạt trở nên cực kỳ khan hiếm, đặc biệt là những năm mùa mưa đến trễ
và trong trường hợp hạn hán kéo dài trong mùa khô. Để tiết kiệm, người dân
nông thôn vùng lũ thường dự trữ nước mưa để uống trong mùa khô hoặc cùng lắm
là để nấu ăn, còn nước dùng cho tắm, giặt, sinh hoạt phải dùng đến các nguồn
nước khác. Hình thức trữ nước mưa để uống vẫn còn rất phổ biến ở vùng ngập lũ
sâu Tứ giác Long Xuyên.

Hai là tập quán sử dụng nước giếng trong sinh hoạt hàng ngày vào mùa khô.
Ngoài các giếng khoan do UNICEF tài trợ, gần đây ở nông thôn vùng lũ, nhiều
hộ gia đình đã dành dụm tiền để khoan giếng lấy nước sinh hoạt. Nhiều người
dân đã uống trực tiếp nước giếng khoan mà không cần qua bất cứ một công đoạn
5
Đồ án tốt nghiệp Trần Thế Kinh Luân
xử lý hay đun sôi nào. Những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, và không được
thiên nhiên ưu đãi về nguồn nước sinh hoạt, người dân vẫn phải đi gánh nước từ
rất xa về để sử dụng.
Ba là sử dụng nguồn nước mặt từ các con sông, ao, hồ để sinh hoạt. Đây là
một tập quán phổ biến không chỉ trong mùa lũ mà còn được sử trong mùa khô khi
nước mưa dự trữ khan hiếm. Nước từ các nguồn này hoặc là được sử dụng trực
tiếp, hoặc cho vào các phương tiện lưu trữ ø(phổ biến là lu chứa, hồ chứa) bằng
cách bơm máy hay bằng thùng, xô, chậu sau đó làm lắng tụ phù sa và các hạt lơ
lửng bằng phèn chua (lóng phèn) để tắm rửa, giặt giũ trong sinh hoạt, bất chấp
tình trạng chất lượng nước ra sao, ngoại trừ trường hợp nước mặt quá mặn hay
quá ô nhiễm không thể sử dụng được. An Giang có lợi thế về tài nguyên nước
mặt cho việc cung cấp nước sinh hoạt so với các tỉnh khác. Xét về tổng thể,
nguồn nước mặt Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang khá dồi dào, đa dạng, tương
đối sạch ở các vùng đầu nguồn, bò nhiễm mặn rất ít và có thể nói việc khai thác
nước mặt vẫn là một chủ lực và trung – dài hạn cho tỉnh.
Tùy theo phong tục tập quán và điều kiện kinh tế của từng đòa phương sống
trong vùng ngập lũ mà mỗi nơi, mỗi lúc có công nghệ cấp nước sinh hoạt khác
nhau và phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư khác nhau.
Ở những vùng ngập lũ, trong mùa mưa lũ thường có bão, gió lốc bất ngờ gây
đổ ngã cây cối, nhà cửa. Cùng với mưa to, nước lũ tràn ngập sẽ cuốn trôi mọi thứ
chất thải trên mặt đất làm nguồn nước mặt và môi trường nơi đây bò ô nhiễm
nghiêm trọng, khả năng gây dòch bệnh rất cao. Nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt
trong mùa này chỉ có thể là nước mưa và nước mặt (hay còn gọi là nước sông, ao,
hồ). Cho nên trong mùa lũ, các công nghệ cấp nước sinh hoạt chỉ tập trung vào 2

nguồn chủ yếu này.
6
Đồ án tốt nghiệp Trần Thế Kinh Luân
Vào mùa khô, khi nước lũ đã rút xuống và thoát ra biển cũng là lúc đã qua
mùa mưa, mùa lũ cho nên nguồn nước sinh hoạt được sử dụng chủ yếu là nước
mặt, nước ngầm và nước mưa được lưu trữ trong mùa mưa (nhưng nguồn nước này
được sử dụng rất tiết kiệm).
A.1. Đối với nguồn nước mưa
Thường được hứng từ máy nhà cho qua lớp vải lọc (hoặc không) chứa vào lu
sạch, bể chứa để sử dụng dần ở qui mô hộ gia đình để ăn uống, sinh hoạt. Tỉnh
An Giang cũng đã xây dựng được 3 hồ chứa nước mưa ở các huyện miền núi Tri
Tôn, Tònh Biên có dung tích 10.000 – 60.000 m
3
/hồ phục vụ thiết thực cho nhu
cầu sử dụng nước của nhân dân miền núi trong tỉnh.
Ưu điểm: Nhìn chung chất lượng nước mưa tương đối sạch, dồi dào và kỹ thuật
hứng đơn giản, có thể sử dụng được ngay. Đây là giải pháp rất thích hợp cho
những vùng thường xuyên bò ngập lũ và không thể khai thác nước ngầm.
Nhược điểm: Đây là giải pháp tạm thời cho nhu cầu sử dụng nước của cộng
đồng vùng ngập lũ, phụ thuộc vào mùa mưa và lượng nước mưa lưu trữ được. Khi
lũ lên có thể những lu chứa nước cũng sẽ chìm trong nước lũ, như thế sẽ không
còn nước mưa để sử dụng hàng ngày nữa. Vào mùa khô, thường không có mưa
hoặc ít mưa, nên phải hạn chế lượng nước sử dụng hàng ngày, chỉ sử dụng chủ
yếu cho những nhu cầu tối thiểu (như ăn uống, rửa mặt, đánh răng…). Bể chứa
nước mưa nếu không che đậy cẩn thận sẽ là nơi sinh sản của muỗi, nguồn gốc của
nhiều chứng bệnh truyền nhiễm.
A.2. Đối với nguồn nước ngầm
Nước ngầm được khai thác và sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau, tùy theo
mức độ ngập lũ của vùng và phụ thuộc vào chất lượng của nguồn nước nơi khai
thác. Hiện nay, một số vùng nước ngầm của Tứ giác Long xuyên tỉnh An Giang

đã xuất hiện ô nhiễm thạch tín (Asenic - As), ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu
7
Đồ án tốt nghiệp Trần Thế Kinh Luân
nước sinh hoạt và sức khỏe của người dân nơi đây. Đối với hộ gia đình thường
khai thác nước ngầm với tập quán sử dụng là đào giếng hay khoan giếng để sử
dụng trực tiếp, không qua một công đoạn xử lý hay đun sôi nào.
Ở những khu vực đông dân cư, quy mô cấp xã, cấp huyện hay thò xã có thể
khai thác nước ngầm cho các công trình cấp nước tập trung, tùy thuộc vào số dân
và chất lượng nguồn nước mà có thể thiết kế các công trình với quy mô phù hợp.
A.3. Đối với nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt vùng ngập lũ ĐBSCL là nguồn nước có trữ lượng rất lớn và
phân bố rộng khắp các đòa phương. Tuy nhiên, chất lượng các nguồn nước mặt ở
ĐBSCL có sự biến động rất lớn theo không gian và thời gian. Nguồn nước mặt
cung cấp cho sinh hoạt vùng ngập lũ ĐBSCL nói chung và Tứ giác Long Xuyên
nói riêng còn tùy thuộc vào phong tục tập quán và điều kiện kinh tế của đòa
phương. Sau đây là một số mô hình và giải pháp công nghệ cấp nước sinh hoạt từ
nguồn nước mặt tiêu biểu:
a. Hiện nay, cách xử lý nước mặt của người dân nông thôn vùng lũ còn khá đơn
giản, chủ yếu chỉ cho nước mặt vào lu chứa, để lắng hay lóng phèn nhằm loại
bỏ chất phù sa sau đó dùng để nấu ăn uống, sinh hoạt. Phương pháp này mặt
dù đơn giản, rẻ tiền và rất tiện dụng nhưng không đảm bảo sức khỏe. Đây là
hệ thống cấp nước quy mô hộ gia đình phù hợp cho tất cả các kiểu bố trí dân
cư trong vùng ngập lũ. Đặc biệt công nghệ cấp nước này rất phổ biến đối với
các đối tượng dân cư thường xuyên sống trên thuyền.
b. Một loại hình công nghệ cấp nước sinh hoạt cho dân cư nông thôn vùng lũ là
hệ thống cấp nước tập trung quy mô nhỏ. Các hệ thống này thường có công
suất khai thác không quá 100m
3
/ngày đêm. Ngoài nguồn nước mặt, hệ thống
này còn có thể áp dụng cho cả nguồn nước ngầm, tùy theo tính chất và chất

lượng mà có thể xây dựng và có cách xử lý thích hợp. Hệ thống cấp nước tập
8
Đồ án tốt nghiệp Trần Thế Kinh Luân
trung quy mô nhỏ có thể bao gồm các công trình có chức năng thu nước, xử lý
nước, vận chuyển, điều hòa và phân phối nước. Hệ thống này áp dụng cho các
kiểu bố trí dân cư trong đê bao vùng ngập lũ, dân cư trong các cụm, tuyến
vượt lũ hoặc dọc đường giao thông với quy mô nhỏ cấp xã hoặc liên xã. Việc
cung cấp nước sinh hoạt theo từng cụm dân cư gần đây đã được chú trọng và
ngày càng phát triển với nhiều loại hình khác nhau. An Giang có khoảng 100
trạm cấp nước tập trung quy mô nhỏ cho dân cư nông thôn vùng lũ đã được xã
hội hóa do tư nhân đầu tư và kinh doanh cấp nước. Tuy nhiên, vấn đề quan
trọng được đặt ra là làm thế nào để đảm bảo an toàn về mặt vệ sinh đối với
chất lượng các nguồn nước do tư nhân cung cấp và độ ổn đònh theo thời gian
khi mùa lũ đến. Các kỹ thuật xử lý nước đơn giản do tư nhân đầu tư và quản lý
có thể sẽ không phù hợp khi chất lượng nước nguồn bò dao động thường xuyên
theo thời gian trong những vùng ngập lũ như Tứ giác Long Xuyên.
c. Hệ thống cấp nước tập trung với quy mô cấp huyện, thò xã, thò trấn, thò tứ được
áp dụng đối với các đòa bàn dân cư tập trung đông đúc, dân cư đông vùng lũ
nằm trong đê bao. Giải pháp được áp dụng đối với mô hình này là xây dựng
một nhà máy nước hoặc trạm cấp nước tập trung, từ đó phân phối nước đến
các đối tượng tiêu thụ bằng hệ thống đường ống với việc kiểm soát lượng
nước sử dụng bằng đồng hồ nước. Tỉnh An Giang đến nay đã đầu tư xây dựng
và đưa vào vận hành hệ thống cấp nước tập trung cho 11/11 huyện thò, có công
xuất cấp nước từ 1.000 – 10.000m
3
/ngày đêm.
d. Gần đây, đối với những vùng thường xuyên bò ngập lũ, đã xuất hiện một loại
hình công nghệ cấp nước nổi trên sông do Công ty Cấp nước tỉnh Đồng Tháp
phối hợp với Công ty Triển khai Kỹ thuật – Công nghệ thành phố Hồ Chí
Minh đầu tư lắp đặt và đưa vào sử dụng trên sông Tiền tại xã An Long, huyện

Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Trạm cấp nước nổi có công suất ban đầu là
1.500m
3
/ngày đêm, đủ phục vụ cho 2000 hộ dân tại khu vực chợ An Long.
9
Đồ án tốt nghiệp Trần Thế Kinh Luân
B. MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU
B.1. Mục tiêu
- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp công nghệ cấp nước sạch thích hợp cho
sinh hoạt của dân cư vùng ngập sâu Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang.
- Giải quyết những khó khăn về nước sạch sinh hoạt của cộng đồng vùng ngập
lũ Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống qua việc được sử dụng nước sạch trong sinh
hoạt cộng đồng dân cư vùng ngập lũ Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang.
- Góp phần vào quá trình cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống
cho người dân nông thôn vùng ngập lũ.
B.2. Đối tượng nghiên cứu
- Vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long Xuyên;
- Các kiểu bố trí dân cư trong vùng;
- Nguồn nước cấp cho sinh họat: bao gồm nước mặt, nước ngầm và nước mưa
thỏa mãn tiêu chuẩn cấp nước Bộ Y tế.
- Các giải pháp công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng kiểu bố trí dân
cư vùng ngập sâu Tứ giác Long Xuyên.
C. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện với các nội dung chính sau đây:
1. Nghiên cứu tài liệu về vùng ngập lũ ĐBSCL và vùng ngập sâu Tứ giác Long
Xuyên.
2. Đáng giá thực trạng và diễn biến lũ vùng Tứ giác Long Xuyên. Các kiểu bố
trí dân cư trong vùng ngập lũ.
10

Đồ án tốt nghiệp Trần Thế Kinh Luân
3. Đánh giá hiện trạng chất lượng các nguồn nước tại vùng nghiên cứu, ảnh
hưởng của lũ đến chất lượng các nguồn nước. Hiện trạng cấp nước sinh hoạt
cho vùng nông thôn, vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang.
4. Đều tra tập quán sử dụng nước trong sinh hoạt của người dân vùng ngập lũ,
các công nghệ cấp nước vùng ngập lũ hiện nay.
5. Đề xuất các giải pháp công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng kiểu bố
trí dân cư vùng ngập sâu Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang.
6. Phương án triển khai các công nghệ cấp nước cho dân cư trong vùng ngập lũ.
D. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
D.1. Phương pháp luận
Hiện nay các công nghệ cấp nước sinh hoạt rất đa dạng. Trên cơ sở đánh giá
chất lượng các nguồn nước và kiểu bố trí dân cư tại vùng nghiên cứu, từ đó có thể
đưa ra các công nghệ cấp nước thích hợp từ những công nghệ cấp nước đã nghiên
cứu trước đây. Sau đó đề xuất các phương án triển khai hiệu quả nhất, mang lại
hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường cho vùng nghiên cứu.
D.2. Phương pháp cụ thể
- Thu thập thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu: cụ thể là các thông
tin về những vùng ngập lũ ĐBSCL, vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long Xuyên;
điều kiện kinh tế – xã hội và môi trường, diễn biến lũ trong vùng ngập lũ;
các kiểu bố trí dân cư trong vùng ngập lũ; hiện trạng cấp nước, các loại hình
công nghệ cấp nước sinh hoạt cho vùng ngập lũ.
- Đánh giá những vùng nào ngập lũ sâu và tiến hành điều tra môi trường nước
để xác đònh các loại hình công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp cho từng
kiểu bố trí dân cư trong vùng này.
- Khẳng đònh hiện trạng công nghệ cấp nước sinh hoạt tại vùng ngập lũ sâu.
11
Đồ án tốt nghiệp Trần Thế Kinh Luân
- Đề xuất các giải pháp công nghệ thích hợp để đạt được hiệu quả cấp nước
sinh hoạt thích hợp nhất cho vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long Xuyên tỉnh An

Giang.
E. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện từ ngày 01 tháng 10 đến ngày 27 tháng 12 năm 2006.
12
Đồ án tốt nghiệp Trần Thế Kinh Luân
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN LŨ
TỨ GIÁC LONG XUYÊN TỈNH AN GIANG
1.1 VÙNG NGẬP LŨ TỨ GIÁC LONG XUYÊN
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Vùng ngập lũ ĐBSCL được chia thành 4 vùng lớn: Vùng Đồng Tháp Mười;
Vùng Tứ giác Long Xuyên; Vùng Tây sông Hậu; Vùng giữa sông Tiền và sông
Hậu.
Trong đó, vùng Tứ giác Long Xuyên nằm ỡ phía Tây châu thổ Mê-kông và giáp
với biên giới Việt Nam – Cămpuchia, sông Hậu, sông Cái Sắn và biển Tây. Diện
tích tự nhiên khoảng 490.000 ha, bao gồm phần đất của 3 tỉnh Kiên Giang, An
Giang và Cần Thơ. Tứ giác Long Xuyên là một trong sáu vùng kinh tế nông nghiệp
quan trọng của ĐBSCL với diện tích tự nhiên chiếm 12% diện tích tự nhiên
ĐBSCL.
Đại bộ phận đất đai Tứ giác Long Xuyên có cao độ từ 0,25-2,0m so với mực
nước biển, trừ một số đồi núi rải rác phía Tây Bắc và theo bờ biển từ Hà Tiên
đến Hòn Đất. Vùng ven biên giới Việt Nam – Campuchia và vùng ven sông Hậu
là dải đất tương đối cao, cao độ trung bình khoảng 1,5-2,0m. Vùng ven biển Tây
là vùng đất thấp, có cao độ trung bình khoảng 0,25-0,5m. Do có đòa hình thấp dần
từ sông Hậu về phía vònh Thái Lan, lại nằm ở vùng đầu nguồn nên hầu hết vùng
Tứ giác Long Xuyên bò ngập lụt với độ sâu từ 0,5-3,0m với thời gian kép dài từ 1-
5 tháng và có dạng đồng ngập lũ hở. Diện tích ngập khoảng 457.000 ha, chiếm
93% diện tích tự nhiên của Tứ giác Long Xuyên. Vùng này có chế độ thủy văn
điển hình của Đồng bằng sông Cửu Long, bò ngập lụt vào mùa lũ từ tháng 8 đến
tháng 12 hàng năm, là một trong hai vùng ngập sâu của ĐBSCL.

13
Đồ án tốt nghiệp Trần Thế Kinh Luân
Do đòa hình và vò trí của dãy Bảy Núi án ngự, vùng Tứ giác Long Xuyên được
phân thành hai tiểu vùng có điều kiện phát triển khác nhau:
Tiểu vùng phía Đông kênh Trà Sư – Tri Tôn có diện tích 270.00ha là nơi tiếp
giáp với sông Hậu có kênh rạch khá dài nên phần lớn diện tích vùng này đã được
giao trồng hai vụ lúa trong năm, góp phần chủ yếu cho 2,1 triệu tấn lúa của cả
vùng Tứ giác Long Xuyên. Tuy nhiên, tiểu vùng này lại bò hai nguồn nước lũ lớn
nhất tràn vào: nguồn từ Campuchia tràn qua khu vực 7 cầu và nguồn từ sông Hậu,
vì thế lũ ngập sâu nhiều ngày gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản.
Tiểu vùng phía Tây còn gọi là tiểu vùng tứ giác Hà Tiên có diện tích 220.00ha,
do bò Bảy Núi án ngự, kênh rạch ít phát triển và đường ra biển bò chặn lại bởi các
dãy núi ven biển từ Hà Tiên đến Hòn Đất nên đất đai vùng này đại bộ phận bò
chua phèn, sản xuất chưa phát triển, diện tích đất hoang hóa còn khoảng
110.000ha.
1.1.2. Chế độ nước mùa lũ
Nguyên nhân chính gây ngập lụt vùng Tứ giác Long Xuyên là do: Nước lũ
sông Mê-kông quan các vùng ngập trên đất Campuchia tràn qua biên giới vào
(khoảng 17-20 tỷ m
3
, chiếm khoảng 85% lượng nước lũ vào tứ giác Long Xuyên);
Nước lũ từ sông Hậu theo các kênh ngang chảy vào nội đồng (khoảng 3-4 tỷ m
3
,
chiếm khoảng 15% lượng nước vào Tứ giác Long Xuyên); Ngoài ra còn do lượng
nước mưa tại chỗ, nhưng không đáng kể.
Lũ vào Tứ giác Long Xuyên theo 2 hướng, hướng thứ nhất qua tuyến biên giới
vào 7 cầu (2.000-2.500m
3
/s) và các kênh dọc Vónh Tế từ dưới Xuân Tô (400-

700m
3
/s), hướng còn lại từ sông Hậu (400-700 m
3
/s). Lũ thoát ra theo 3 hướng,
hướng thứ nhất ra biển Tây (1.600-2.000 m
3
/s), hướng thứ hai ra sông Hậu (300-
500 m
3
/s) và hướng thứ ba thoát vào vùng Tây sông hậu (400-700 m
3
/s).
14
Đồ án tốt nghiệp Trần Thế Kinh Luân
Tháng 7 và tháng 8 hàng năm thường có các nhiễu động nhiệt đới hoạt động
gây mưa và dài ngày làm xuất hiện những trận lũ đầu mùa ở cả trung và hạ lưu
sông Mê-kông. Vào thời gian này trên đòa bản Tứ giác Long Xuyên tỉnh An
Giang do nước sông còn chảy gọn trong lòng chính nên khả năng tập trung lũ
nhanh, làm xuất hiện các trận lũ đầu mùa dọc sông Tiền và sông Hậu với cường
suất từ 10cm/ngày đến 20cm/ngày, biên độ lũ có năm lên đến 2,5m. Khi đạt đến
đỉnh lũ đầu mùa, mực nước sông Tiền và sông Hậu xuống chậm khoảng 10 - 15
ngày với biên độ xắp xỉ 1m, rồi tiếp tục lên cho đến khi đạt đỉnh lũ lớn nhất trong
năm. Năm 1961, với mực nước đỉnh lũ tại Tân Châu lên đến 5,11m được xem là
lũ lớn nhất từ trước đến nay tại Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang và thấp nhất
là vào năm 1998 với mực nước đỉnh lũ là 2,81m. Ngược lại với lũ lên, thời gian
đầu của lũ xuống có cường suất nhỏ 2cm/ngày, sau đó tăng dần và đạt đến lớn
nhất 4cm/ngày vào cuối tháng 12.
Trong 40 năm qua, lượng lũ tràn từ Campuchia vào vùng Tứ giác Long Xuyên
ngày càng tăng, trong lúc các đường giao thông như quốc lộ 80, tỉnh lộ Long

Xuyên – Núi Sập – Huệ Đức, Long Xuyên – Tri Tôn ngày càng được tôn cao
nhưng khẩu độ cầu không đủ thoát nên gây ứng đọng, mực nước ở trung tâm Tứ
giác Long Xuyên đã ngày càng tăng lên.
Bảng 1.1: Mực nước cao nhất trên sông Hậu qua các năm tại trạm thủy văn Châu
Đốc – Long Xuyên trong các tháng mùa lũ (tháng 8 – 12).
Đơn vò tính: cm
Tháng
Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
Châu
Đốc
Long
Xuyên
Châu
Đốc
Long
Xuyên
Châu
Đốc
Long
Xuyên
Châu
Đốc
Long
Xuyên
Tháng 8
195 150 324 184 396 206 433 208
Tháng 9
238 159 366 206 490 263 448 245
Tháng 10
255 185 384 222 471 262 440 243

Tháng 11
210 168 348 204 407 236 367 221
Tháng 12
202 166 274 176 263 171 258 179
15
Đồ án tốt nghiệp Trần Thế Kinh Luân
Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn An Giang
Tuy là vùng ngập lũ và sống trong biển nước vào mùa lũ nhưng tình trạng
nguồn nước bò ô nhiễm và thiếu nước sạch cung cấp cho sinh hoạt ở Tứ giác Long
Xuyên là một trong những nguyên nhân chính của các vấn đề môi trường ở đây.
1.1.3. Chế độ nước mùa khô
Mùa cạn không đồng bộ trên đồng bằng, chậm dần từ trên xuống dưới (theo
dấu hiệu xuất hiện mức nước và lưu lượng đặc trưng). Có thể lấy ngày 15 tháng
01 khi nước nội đồng hầu như đã rút hết vào mương làm ngày bắt đầu mùa cạn và
ngày 15 tháng 05, lúc lượng mưa cục bộ bắt đầu có ảnh hưởng đến chế độ mức
nước trong kênh mương, làm ngày kết thúc mùa cạn. Mùa cạn kéo dài khoảng 4
tháng. Ở Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang, lưu lượng kiệt nhất năm xuất hiện
vào tháng 3 hoặc tháng 4. Lưu lượng kiệt nhất hàng năm của sông Tiền qua mặt
cắt Tân Châu dao động từ 1000m
3
/s đến 2000m
3
/s, của sông Hậu qua mặt cắt
Châu Đốc biến thiên từ 200m
3
/s đến 350m
3
/s. Một số trò số mức nước và lưu lượng
đặc trưng cho thời kỳ này ở các vò trí khống chế được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.2: Mực nước và lưu lượng đặc trưng vào đầu và cuối mùa kiệt

Các mức nước và lưu lượng đặc trưng Tân Châu
Châu
Đốc
Vũng
Tàu
Lưu lượng (m
3
/s)
Cao độ 15 ngày đầu tháng 1 (cm)
6350(m
3
/s)
145(cm)
790(m
3
/s)
173(cm) 20(cm)
Mực nước cao nhất (cm) 175 160 125
Mực nước thấp nhất (cm) 120 87 -240
Lưu lượng (m
3
/s)
Cao độ 15 ngày cuối tháng 5 (cm)
1970(m
3
/s)
65(cm)
415(m
3
/s)

59(cm) -10(cm)
Mực nước cao nhất (cm) 102 95 100
Mực nước thấp nhất (cm) 15 -23 -245
Nguồn: Đào Công Tiến – Vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long hiện trạng và
giải pháp.
16
Đồ án tốt nghiệp Trần Thế Kinh Luân
Trong mùa kiệt vùng Tứ giác Long Xuyên chòu ảnh hường của thủy triều, ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nước mặt của vùng này. Dòng chảy mùa kiệt
còn phản ánh quy luật rút nước và lượng trữ ngầm của sông ngòi.
1.2. TÀI NGUYÊN NƯỚC VÙNG NGẬP LŨ TỨ GIÁC LONG XUYÊN TỈNH
AN GIANG
1.2.1. Tài nguyên nước mặt
Nước mặt là nguồn có trữ lượng rất lớn và phân bố rộng khắp các đòa phương
ngay cả mùa lũ lẫn mùa khô, có vai trò rất quan trọng trong đời sống của người dân
nông thôn vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang. Tài nguyên nước lũ
còn là những lợi thế do nước lũ đem lại cho sản xuất và đời sống của người dân vùng
lũ nơi đây. Đó là lượng phù sa với nhiều chất khoáng, hợp chất hữu cơ bồi đắp ruộng
vườn, tăng độ màu mỡ cho đất canh tác; là nguồn thủy sản dồi dào mang lại nguồn
thu nhập quan trọng; là những giống cây con phát triển cho năng suất cao trong mùa
lũ; là nguồn nước mặt cung cấp cho sinh hoạt của đời sống người dân.
Tuy nhiên, hiện nay chất lượng nguồn nước mặt ở những nơi đây có sự biến
động rất lớn theo không gian và thời gian. Vào mùa khô, ở Tứ giác Long Xuyên
tỉnh An Giang có khí hậu khá khắc nghiệt, nhiệt độ bình quân 36 - 38
0
C, bốc hơi
cao trên 110mm/tháng, cao điểm vào tháng 4 có thể lên đến 160mm/tháng. Đây
là thời kỳ khó khăn nhất về nước sinh hoạt của người dân nông thôn nơi đây.
Ngoài hai dòng sông chính thuộc hệ thống sông Mê-kông là sông Tiền và sông
Hậu, An Giang còn có hơn 30km kênh rạch có tầm quan trọng rất lớn đến đời

sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Vào mùa mưa cũng là mùa lũ bắt đầu,
nguồn tài nguyên nước mặt khá phong phú về số lượng, nhưng cũng cần phải xem
xét về chất lượng. Biểu đồ sau đây cho thấy tài nguyên nước mặt tỉnh An Giang
khá phong phú vào các tháng mùa lũ, lưu lượng cao điểm của lũ có thể lên đến
hơn 30.000m
3
/s. Và đây cũng là một lợi thế cho việc giải quyết các vấn đề về
cung cấp nước sinh hoạt cho người dân nơi đây.
17
Đồ án tốt nghiệp Trần Thế Kinh Luân
Hình 1.1: Lưu lượng nước sông Mê-kông chảy qua An Giang theo tháng
Nguồn: Lê Anh Tuấn – Đề xuất các Giải pháp Công trình cho Cấp nước và Vệ
sinh Nông thôn tỉnh An Giang
Một đặc điển khí tượng thủy văn vùng tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang là
sự phân bố nước không đều, mùa mưa quá thừa nước, trong khi mùa khô lại khá
khan hiếm nước. Chính vì thế, cần phải có một chính sách và chiến lượng quản lý
phù hợp nhằm khai thác nguồn tài nguyên nước mặt vùng Tứ giác Long Xuyên
tỉnh An Giang một cách có hiệu quả và thiết thực hơn.
1.2.2. Tài nguyên nước ngầm
Trữ lượng nguồn nước ngầm toàn vùng Tứ giác Long Xuyên tương đối ít về số
lượng và phân bố không đồng đều theo không gian. Khu vực gần thành phố Long
Xuyên tỉnh An Giang có trữ lượng tương đối nhiều (lưu lượng dao động có thể
khai thác từ 3.000m
3
/ngày đến 30.000m
3
/ngày). Khu vực quanh Tri Tôn trữ lượng
có thể khai thác cũng rất hạn chế từ 100m
3
/ngày đến 1.000m

3
/ngày, còn lại đại bộ
phận Tứ Long Xuyên có nguồn nước ngầm rất ít hoặc không có.
18
Đồ án tốt nghiệp Trần Thế Kinh Luân
Hiện nay trên toàn tỉnh đã có hơn 7.133 giếng khoan nước dưới đất đã được
hình thành, tính đến tháng 8 năm 2006. Trong tổng số các giếng khoan nước dưới
đất có đến 92,12% số giếng phục vụ cho sinh hoạt, số còn lại được khoan nhằm
phục vụ cho các mục đích khác như: nông nghiệp (chiếm 0,73%), sản xuất công
nghiệp (chiếm 0,26%) và các trạm cấp nước (chiếm 0,32%). Đây là nguồn thông
tin cần thiết làm cơ sở hoạch đònh chính sách quản lý hiệu quả trong thời gian tới
đối với nguồn tài nguyên quan trọng này. Hầu hết các giếng khoan nước dưới đất
đều là giếng nông chỉ khoảng vài mét đến vài chục mét ở vùng miền núi của hai
huyện Tri Tôn và Tònh Biên. Các vùng từ Châu Phú đến Long Xuyên, giếng đào
phải từ 60 – 100m mới lấy được nước. Lưu lượng khai thác giếng khoan kiểu
UNICEF khoảng 3-4m
3
/h.
Hình 1.2: Bản đồ phân bố nước dưới đất vùng Tứ giác Long Xuyên
Tài nguyên nước ngầm vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang
tuy phân bố không đều nhưng có thể khai thác cho các công trình cấp nước phục
vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân nơi đây. Đặc biệt là đối với các khu vực dân
19
Đồ án tốt nghiệp Trần Thế Kinh Luân
cư nằm trong đê bao ngăn lũ, dân cư dọc trên các đường giao thông hay có thể
khai thác cung cấp cho các cụm dân cư vượt lũ.
1.2.3. Chế độ mưa
Cũng như các tỉnh vùng ĐBSCL, An Giang chỉ có hai mùa duy nhất: mùa mưa
kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô là 7 tháng còn lại trong năm. Lượng
mưa ở An Giang dao động trong khoảng 1.400 – 1.500mm, tập trung 90% vào

mùa mưa.
Bảng 1.3: Lượng mưa các tháng trong năm
1996 1997 1998 1999 2000 2001
Tháng 1
- - - 8,5 53,1 29,7
Tháng 2
- 2,6 - 12,6 52,4 -
Tháng 3
- - - 64,5 34,7 31,4
Tháng 4
67,1 - 116,2 235,3 232,5 153,4
Tháng 5
180,8 86,5 77,6 122,8 272,7 74,9
Tháng 6
123,4 43,2 179,6 186,1 68,2 91,9
Tháng 7
256,5 212,4 281,6 138,2 109,3 98,1
Tháng 8
87,4 126,2 170,0 248,2 307,4 210,3
Tháng 9
242,4 139,2 86,8 37,2 156,3 131,6
Tháng 10
254,8 358,9 232,7 315,3 249,9 436,6
Tháng 11
384,2 64,0 248,1 318,3 253,2 24,4
Tháng 12
50,4 19,5 52,2 24,1 118,8 8,9
Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn An Giang
Nước mưa là nguồn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cấp nước ăn
uống và sinh hoạt cho vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang, đặc

biệt là các vùng khó khăn về nguồn nước mặt và nước ngầm. Tuy nhiên, do lượng
mưa chỉ tập trung vào các tháng mùa mưa nên việc lưu trữ để sử dụng trong mùa
khô là vấn đề hết sức khó khăn. Ở các vùng ngập lũ sâu tứ giác Long Xuyên còn
khó khăn hơn khi các phương tiện chứa nước mưa thường bò chìm trong nước lũ.
20
Đồ án tốt nghiệp Trần Thế Kinh Luân
1.3. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG NGẬP LŨ TỨ GIÁC LONG
XUYÊN TỈNH AN GIANG
1.3.1. Khái quát về kinh tế
1.3.1.1. Dân số và lao động
Theo thống kê năm 2004 dân số tỉnh An Giang là 2.170.095 người, với mật độ
dân số khá cao 632 người/km
2
. Tốc độ tăng dân số bình quân là 1,39%. Trong đó
dân số thành thò tăng nhanh hơn nông thôn, tuy nhiên tập trung đông nhất vẫn là ở
nông thôn với 76%. Thành phố Long Xuyên có mật độ dân số cao gấp 3,9 lần mật
độ trung bình của tỉnh và bằng 12,3%. Sau đó là các huyện Chợ Mới gấp 1,6 lần
chiếm 16,8%, thò xã Châu Đốc gấp 1,8 lần chiếm 5,25% tổng số dân toàn tỉnh.
Cơ cấu theo giới tính khá cân bằng, nam chiếm 49,2% và nữ chiếm 50,8%.
Dân cư trong tỉnh gồm 4 dân tộc chủ yếu: dân tộc Kinh 91%, Hoa 4-5%, Khơmer
4,31%, Chăm 0,61%. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 59,72%, chủ yếu tập
trung ở ngành nông – lâm – thủy sản.
1.3.1.2. Tình hình tăng trưởng kinh tế
Tổng GDP của tỉnh An Giang tính đến năm 2004 theo giá thực tế là 15.603,8
tỷ đồng. Tuy chiếm đến 11,8% tổng GDP của toàn vùng ĐBSCL nhưng chỉ bằng
2,2% so với cả nước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh là gạo 50,8% và
thủy sản chiếm 30,1%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của An Giang trong giai đoạn từ 1996
đến 2005 là 7,3%. Trong đó ngành nông – lâm – thủy sản tuy tập trung nhiều lao
động nhất nhưng tốc độ tăng trưởng lại thấp 2,76%, ngành công nghiệp – xây

dựng có mức tăng trưởng khả quan là 11,42% cao hơn so với cả nước, nhưng đáng
chú ý nhất là sự tăng trưởng mạnh mẽ ở ngành dòch vụ 11,15% (gấp 2 lần so với
cả nước và 2,4 lần tốc độ tăng trưởng của khối ngành sản xuất).
21
Đồ án tốt nghiệp Trần Thế Kinh Luân
Bảng 1.4: Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế của An Giang so với khu vực
ĐBSCL và cả nước

Tốc độ tăng trưởng
bình qn trong
từng giai đoạn.
Tỷ lệ tốc độ tăng
trưởng dịch vụ trên
sản xuất.

1996 -
2003
2001
-2003
1996 -
2003
2001
-2003
Cả nước 6.99 7.06 0.77 0.85
Đồng bằng Sơng Cửu Long 5.81 5.07 0.83 1.00
An Giang 7.30 8.00 2.37 1.71
Nơng lâm thủy sản 2.76 4.10
Cơng nghiệp – Xây dựng 11.42 11.52
Dịch vụ 11.15 10.39
Nguồn: Cục thống kê An Giang, Bộ Kế hoạch - Đầu tư.

1.3.2. Thực trạng xã hội
Đời sống của nhân dân trong tỉnh đã được cải thiện đáng kể. GDP bình quân
đầu người đạt 6,15 triệu nhưng vẫn còn thấp hơn so với số trung bình cả nước là
7,49 triệu.
Mức sống còn thể hiện qua các chỉ tiêu về hưởng thụ dòch vụ qua các chỉ số
hiện nay tính đến cuối năm 2005 như:
- Tỷ lệ có điện thoại 4,09 máy/100 dân;
- Số hộ có điện 92,5%;
- Phủ sóng truyền hình, truyền thanh 100%;
- Số hộ có hố xí hợp vệ sinh ở nông thôn 21,94%;
- Và nhất là số hộ nông thôn được cấp nước sạch 35,84%.
Trình độ học vấn trên toàn tỉnh có 92,82% số người biết chữ, 83,56% phổ cập
tiểu học.
22
Đồ án tốt nghiệp Trần Thế Kinh Luân
Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp dạy nghề của tỉnh có 3 trường và hiện đang
đào tạo 4500 học viên (chủ yếu là hệ tại chức) nhằm nâng cao trình độ cho dân
cư toàn tỉnh.
Đời sống dân cư vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long xuyên tỉnh An Giang còn gặp
nhiều khó khăn, bất lợi từ thiên tai gây ra nhất là lũ lụt. Đại đa số bộ phận dân cư
đều sống dựa vào nước lũ, khai thác các nguồn tài nguyên từ lũ.
1.4. CÁC KIỂU BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG NGẬP LŨ
Phân bố dân cư không đồng đều, tập trung cao ở những nơi có mực nước ngập
nông hoặc không thường xuyên, những vùng ngập lũ sâu và ngập thường xuyên
rất thưa dân cư.
Mô hình quần cư ở vùng ngập lũ ĐBSCL nói chung và ở vùng ngập lũ sâu Tứ
giác Long Xuyên tỉnh An Giang nói riêng chòu ảnh hường rõ nét của đòa hình,
đường giao thông, nhất là các dòng sông, kênh và chế độ thủy văn của chúng.
Kiểu bố trí dân cư ở vùng nông thôn mang đặc trưng khác biệt xa so với đồng
bằng Bắc bộ và Trung bộ, trong đó đơn vò cơ sở là ấp, nơi quy tụ vài chục hộ gia

đình. Từ đó hình thành các các kiểu mô hình phân bố dân cư chủ yếu trong vùng
ngập lũ.
1.4.1. Dân cư trong đê bao sống tập trung (Kiểu I)
Bao gồm dân cư sống tại các chợ, trung tâm xã, thò trấn, thò xã hoặc thành
phố, người dân sống tập trung ở những khu vực này đã được che chắn bởi các đê
bao ngăn lũ. Điều kiện dân cư sống tập trung tân rất thuận lợi để thực hiện các
dòch vụ phục vụ cộng đồng. Dân cư thuộc kiểu bố trí này ít bò ảnh hưởng của chế
độ nước lũ, chỉ bò tác động nhẹ khi xả lũ vào đồng ruộng, nhưng hầu như đã được
kiểm soát khỏi nước lũ.
23
Đồ án tốt nghiệp Trần Thế Kinh Luân
1.4.2. Dân cư trong đê bao sống phân tán (Kiểu II)
Dân cư nơi đây thường sống phân tán, riêng lẻ, trải dài nên quan hệ làng xóm
lỏng lẻo. Khác với dân cư sống tập trung trong đê bao, kiểu bố trí dân cư này rất
khó tổ chức các dòch vụ cộng cộng phục vụ cộng đồng. Tuy nhiên, cuộc sống một
phần nào cũng đã được ổn đònh bởi các đê bao ngăn chặn nước lũ tràn vào.
1.4.3. Cụm tuyến dân cư vượt lũ (Kiểu III)
Cụm tuyến vượt lũ được xây dựng nhằm di chuyển các hộ dân thuộc diện
ngập lụt, chòu tác động của nước lũ khi mùa lũ đến. Các cụm tuyến dân cư vượt lũ
có các hộ dân số tập trung từ vài chục đến vài trăm hộ dân. Những cụm tuyến
dân cư này rất thuận lợi để thành lập các công trình phúc lợi công cộng phục vụ
dân cư.
1.4.4. Dân cư dọc đường giao thông (Kiểu IV)
Đây là kiểu bố trí dân cư trải dài và nằm rải rác trên các tuyến đường giao
thông. Ảnh hưởng nhẹ bởi nước lũ nhưng đã được kiểm soát theo độ cao của
tuyến đường.
1.4.5. Dân cư sống trên thuyền (Kiểu V)
Đây là những cư dân số riêng lẻ trên thuyền với một hoặc vài nhân khẩu, sinh
sống bằng nghề khai thác từ nguồn tài nguyên nước lũ hoặc buôn bán trên sông.
Họ sống quanh năm trên thuyền hoặc chỉ sống vào mùa nước nổi.

1.4.6. Dân cư sống trên cọc (Kiểu VI)
Đó là những dân cư chòu ảnh hưởng trực tiếp của nước lũ, nhưng do nền nhà
được tôn cao hay nhà được xây cất theo kiểu nhà sàn nên người dân sống tại chỗ.
Khi có nước lũ dâng lên, họ sẽ đưa những vật dụng cần thiết lên những nơi cao
ráo, thậm chí cả trên nóc nhà để tránh lũ và họ sẽ sống và sinh hoạt tại đó.
24
Đồ án tốt nghiệp Trần Thế Kinh Luân
CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT VÙNG NGẬP SÂU
TỨ GIÁC LONG XUYÊN TỈNH AN GIANG
2.1. NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT
Nước là nguồn tài nguyên quan trọng bậc nhất không chỉ đối với sinh vật sống
trên trái đất, mà nó còn là yếu tố sống còn đối với vấn đề phát triển kinh tế xã
hội và sự tồn vong của mỗi quốc gia. Nước được sử dụng trong tất cả các lónh vực,
trong công nghiệp, nông nghiệp (trồng trọt, tưới tiêu, chăn nuôi), năng lượng
(thủy điện, làm mát các thiết bò,…), và quan trọng nhất là cấp nước cho sinh hoạt
và công cộng. Lượng nước được sử dụng trong sinh hoạt là một trong những thước
đo cho nhu cầu dùng nước và mức độ phát triển kinh tế - xã hội.
Nước rất cần cho cuộc sống của con người và động vật. Nhu cầu của mỗi
người phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và lối sống. Nhu cầu ăn uống của mỗi
người có khi chỉ cần vài lít trong một ngày. Tuy nhiên khối lượng nước cần cho
các nhu cầu khác như vệ sinh cá nhân, lau chùi dụng cụ nấu nướng, giặc giũ, lau
nhà lại lớn hơn rất nhiều. Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và Vệ sinh
môi trường nông thôn giai đoạn 2006 – 2010 đã đề ra đến năm 2010 có 85% dân
số nông thôn được sử dụng nước sạch với mức 60lít/người/ngày. Không chỉ riêng
vùng nông thôn mà cả những vùng ngập lũ sâu cũng cần đến nguồn nước hợp vệ
sinh để phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong sinh hoạt. Cung cấp đủ nước sạch
trong cộng đồng dân cư vùng ngập lũ là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển
kinh tế - xã hội tại đó. Hơn nữa, nước sạch cấp cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày
của người dân nông thôn vùng lũ sẽ tạo ra một cuộc sống tốt hơn và phòng tránh

được các bệnh tật có liên quan đến chất lượng nước sử dụng.
25

×