Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Quyết định Phê duyệt Kế hoạch phát triển Thương mại điện tử tỉnh Nghệ An giai đoạn 2009-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.22 KB, 12 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH NGHỆ AN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 2213/QĐ-UBND.TrT Vinh, ngày 22 tháng 5 năm 2009
QUYẾT ĐỊNH
V/v Phê duyệt Kế hoạch phát triển Thương mại điện tử tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2009 - 2010
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2005 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển Thương
mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010;
Thực hiện Công văn số 4137/BCT ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Bộ
Công thương về việc kế hoạch triển khai Thương mại điện tử;
Xét đề nghị của Sở Công thương tại Văn bản số 117/SCT-KH.TH ngày
10 tháng 02 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển Thương mại điện tử tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2009 - 2010 (có Kế hoạch chi tiết kèm theo)
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch đã được duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công thương, Kế hoạch
và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các đơn vị liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Đức Phớc
UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH NGHỆ AN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH NGHỆ AN


GIAI ĐOẠN 2009 - 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2213/QĐ-UBND ngày 22 tháng 5 năm 2009
của Uỷ ban nhân dân tỉnh)
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ:
- Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
- Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;
- Căn cứ Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2006 của
Chính phủ về Thương mại điện tử;
- Căn cứ Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2005 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện
tử giai đoạn 2006 - 2010;
- Căn cứ Quyết định số 191/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 2005 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công
nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 - 2010;
- Căn cứ Thông tư số 107/2006/TT-BTC ngày 20/11/2006 của Bộ Tài
chính hướng dẫn tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước, trong đó lưu ý
các địa phương bố trí kinh phí để thực hiện kế hoạch phát triển Thương mại
điện tử giai đoạn 2006 - 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg và hướng dẫn của Bộ Thương mại.
- Căn cứ Chỉ thị số 14/2006/CT-BTM ngày 06 tháng 12 năm 2006 của Bộ
Thương mại về việc triển khai kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn
2006 - 2010;
- Căn cứ Nghị quyết số 10/NQ-TU ngày 4/7/2007 của Ban Thường vụ
Tỉnh uỷ về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Nghệ An
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 133/2007/QĐ-
UBND ngày 19/11/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An về ban hành
chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-TU ngày 4/7/2007 của
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ;
- Căn cứ Quyết định số 2192/QĐ-UBND ngày 26/6/2007 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Quy hoạch ứng dụng và phát triển

Công nghệ thông tin tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
II. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2009 - 2010
1. Thực trạng ứng dụng Internet và TMĐT trên địa bàn Nghệ An:
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An các cấp, các ngành, đặc biệt là các doanh
nghiệp đã tích cực đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT. Nhờ vậy hạ tầng
viễn thông và CNTT của tỉnh đã có bước phát triển khá, đã cáp quang hoá được
100% các tuyến truyền dẫn chính trên toàn tỉnh, và một số mạng cáp quang
xương cá với trên 1.200 km cáp quang phục vụ cho việc truyền dữ liệu tốc độ
cao, 23 trạm ADSL phục vụ cho Internet tốc độ cao trên toàn tỉnh, đầu tư một
hệ thống mạng cáp đồng rộng khắp về tận thôn bản. Tính đến tháng 5/2008 tổng
số thuê bao trên toàn tỉnh đạt 16.256 thuê bao. Thuê bao Internet quy đổi ước
đạt 273.740 thuê bao, mật độ đạt 8,78 thuê bao/100 dân. Đặc biệt đã xây dựng
được một hệ thống mạng WAN trải khắp tới tất cả huyện, thành, thị có tốc độ
đường truyền 2Mb với công nghệ hiện đại.
Theo số liệu khảo sát, điều tra trên địa bàn tỉnh hiện có 83,2% doanh
nghiệp có mạng máy tính, trong số đó có 91% doanh nghiệp đã có kết nối
Internet. Và đặc biệt đối với các doanh nghiệp CNTT - truyền thông thì có tới
98% doanh nghiệp có kết nối internet, chỉ có 5% doanh nghiệp có nhân viên
chuyên trách về CNTT. Việc ứng dụng CNTT ở một số doanh nghiệp đã đưa lại
hiệu quả cao phục vụ tích cực cho hoạt động điều hành, quản lý và phát triển
sản xuất kinh doanh. Điển hình là các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có nhu
cầu hội nhập cao như bưu chính, viễn thông, CNTT, thuế, hải quan, ngân hàng,
hàng không, dầu khí, điện lực, vận tải biển, xây lắp, xây dựng, các công ty liên
doanh với nước ngoài, cơ sở sản xuất có thiết bị công nghệ hiện đại gắn với tự
động hoá,... đã có những bước tiến nhảy vọt trong ứng dụng và phát triển CNTT
để tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh quảng bá thương hiệu, sản
phẩm, nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp vẫn còn một số
tồn tại: vấn đề nhận thức về vai trò của CNTT-TT trong hoạt động SX-KD của

doanh nghiệp chưa đầy đủ; Đầu tư trung bình cho CNTT hàng năm từ các
doanh nghiệp còn manh mún và thấp, ước tính chỉ bằng 0,1% doanh số;
Việc ứng dụng CNTT trong quản lý Nhà nước đã đạt được những kết quả
ban đầu, đã có các phần mềm dùng chung được cài đặt như: Hệ thống thông tin
tổng hợp KT-XH; Trang thông tin điện tử phục vụ điều hành tác nghiệp; Hệ
thống thông tin quản lý văn bản và hồ sơ công việc; Công báo của Chính phủ;
Cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh; Quản lý đơn thư khiếu nại,
tố cáo; Cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý (GIS) tỉnh; Quản lý đăng ký kinh
doanh; Quản lý hồ sơ Đảng viên; Phần mềm kế toán; hệ thống thư điện tử...
Thông qua những phần mềm ứng dụng này, các đơn vị đã thực hiện việc
truyền, nhận thông tin đa chiều bảo đảm nhanh chóng, an toàn, phục vụ công
tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan của Đảng, quản lý hành chính nhà nước.
Tuy vậy, việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan vẫn còn rất hạn chế.
Công tác tin học hoá quản lý hành chính nhà nước mới chỉ được tiến hành bước
đầu. Nhiều đơn vị sử dụng máy tính vào các công việc đơn giản, chưa phát huy
vai trò của CNTT trong việc quản lý.
2. Sự cần thiết xây dựng kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2009 - 2010:
Thương mại điện tử có một vai trò ngày càng to lớn đối với sự phát triển
của doanh nghiệp nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như ngày nay.
Có thể nhận thấy tác dụng của TMĐT đối với hội nhập và phát triển của doanh
nghiệp như sau:
- Giúp tìm kiếm, mở rộng thị trường, tăng cường quan hệ hợp tác với đối
tác và khách hàng. Mở rộng thị trường, tăng cường hợp tác là nhu cầu tất yếu
của doanh nghiệp. Với các đặc tính ưu việt nổi bật và không bị giới hạn về
không gian, thời gian, CNTT thực sự là một công cụ xúc tiến thương mại hiệu
quả đối với doanh nghiệp.
- Hạ giá thành sản phẩm: TMĐT có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi
phí từ khâu nghiên cứu, thiết kế sản phẩm đến sản xuất, quản lý, lưu thông phân
phối, hậu mãi ...

- Nâng cao chất lượng: nhờ TMĐT doanh nghiệp có thể nắm bắt tốt hơn,
nhanh hơn nhu cầu khách hàng, học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp
thành công và từ đó cải tiến mẫu mã sản phẩm, đưa ra được những sản phẩm
đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, ngoài các lợi ích trên chúng ta còn
nhận thấy sự cần thiết của TMĐT trên một số khía cạnh sau:
- Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hạn chế
nguồn lực. TMĐT là công cụ tốt giúp tiết kiệm các nguồn lực như: nhân lực, tài
chính, văn phòng, thời gian ...
- Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nếu ứng dụng
TMĐT tốt, doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, nắm bắt thông
tin, tiếp cận thị trường, mở rộng quan hệ với khu vực và thế giới.
Nhận thức được tầm quan trọng của TMĐT đối với các doanh nghiệp đặc
biệt là trong quá trình hội nhập như ngày nay, các doanh nghiệp đã từng bước
có những bước đi tích cực trong việc ứng dụng TMĐT vào trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh của mình. Tuy nhiên trên thực tế tình hình ứng dụng TMĐT
trong các doanh nghiệp vẫn còn khá nhỏ lẻ, chưa áp dụng trên quy mô lớn và
chưa có hiệu ứng lan truyền cao.
Trong ứng dụng TMĐT vào trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu thì vẫn
còn ở giai đoạn đầu tiên của quá trình triển khai. Hiện nay một số ít các doanh
nghiệp có website tuy nhiên hầu hết các trang web của doanh nghiệp là các
trang web tĩnh, ít được cập nhật chủ yếu là đăng tải các thông tin giới thiệu
doanh nghiệp chứ chưa tiến hành giao dịch được. Trình độ hạn chế của người sử
dụng cùng với thói quen kinh doanh cũ khiến cho việc ứng dụng TMĐT trong
xúc tiến thương mại xét trên bình diện chung của các doanh nghiệp Nghệ An
còn khá nhiều bất cập.
TMĐT có tốc độ phát triển rất nhanh vì thế tuy đi sau nhưng doanh
nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận các thành tựu tiên tiến và có nhiều sự lựa chọn
trong ứng dụng TMĐT của mình đảm bảo hiệu quả cao.
Qua phân tích trên có thể nhận thấy TMĐT có một vai trò to lớn đối với

sự phát triển của doanh nghiệp nhất là trong xu thế hội nhập quốc tế như ngày
nay. Trên bình diện quốc gia chúng ta đã có những chủ trương, chính sách nhằm
thúc đẩy sự phát triển của TMĐT và hỗ trợ các doanh nghiệp trong ứng dụng
TMĐT trong hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên việc ứng dụng TMĐT
trong hoạt động của các doanh nghiệp vẫn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ và
chưa có một chương trình quy mô quốc gia hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp ứng
dụng TMĐT. Chính vì vậy việc ra đời Kế hoạch phát triển thương mại điện tử
giai đoạn 2008-2010 tại tỉnh Nghệ An là có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh ứng dụng CNTT cho hội nhập và phát
triển.
III. NHIỆM VỤ VÀ MỤC TIÊU KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2009 - 2010:
1. Nhiệm vụ chủ yếu:
- Nâng cao nhận thức về vai trò, khả năng và hiệu quả của việc ứng dụng
thương mại điện tử (TMĐT) trong sản xuất kinh doanh cho cán bộ quản lý nhà
nước, doanh nghiệp và người dân;
- Cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho doanh nghiệp thông qua
cổng TMĐT Nghệ An, giúp các doanh nghiệp lựa chọn cho mình một giải pháp
tốt nhất cho việc nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh, nâng cao năng lực
cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế;
- Tạo lập một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đủ mạnh và cơ sở pháp
lý có hiệu lực để có thể vận hành được các hoạt động thương mại điện tử;
- Xây dựng nguồn nhân lực có đủ trình độ để thực hiện việc ứng dụng và
công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử;
- Thực thi nghiêm túc các quy định pháp luật liên quan đến luật thương
mại điện tử;
- Hoàn thành xây dựng Đề án xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử
Nghệ An.
2. Mục tiêu:
2.1. Mục tiêu chủ yếu cho TMĐT vào năm 2010 theo Quyết định số

222/2005/QĐ-TTg ngày 15/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ:
- Khoảng 60% doanh nghiệp có quy mô lớn tiến hành giao dịch TMĐT
loại hình doanh nghiệp với doanh nghiệp;

×