Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Bài Soạn Giảng, Tên Bài Giảng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Văn Hóa.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.36 KB, 91 trang )

KẾ HOẠCH SOẠN GIẢNG
Tên bài giảng: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA
Thời gian thực hiện bài giảng: 5 tiết
Thời gian dự kiến thông qua: 28/01/2015.
Thời gian dự kiến giảng: 06/02/2015.
Địa điểm: Phòng:……
Lớp:………
Đối tượng:
* Sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp khối
không chuyên.
*Điều kiện học và thi mơn tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Điều kiện học: Đã học xong các môn lý luận Mac – Leenin và đường lối
Đảng Cộng Sản Việt Nam.
- Điều kiện thi: Nghỉ không quá 20% số tiết và có đủ 2 bài kiểm tra điều
kiện.
Chương trình: Đại học ( Bộ giáo dục và đào tạo).
Nội dung bài giảng:
* Kết cấu: gồm 3 phần
I. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa:
1. Định nghĩa văn hóa.
1


a. Định nghĩa chung.
b. Khái niệm văn hóa Hồ Chí Minh.
2. Quan điểm Hồ Chí Minh về chức năng của văn hóa.
a. Bồi dưỡng tư tưởng đúng và tình cảm cao đẹp.
b. Nâng cao dân trí.
c. Bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh, hướng
con người tới các giá trị chân, thiện, mỹ để không ngừng hồn thiện bản thân.
3. Văn hóa vừa là hoạt động vừa là mục tiêu của cách mạng.


a. Vị trí, vai trị của văn hóa.
b. Văn hóa là mục tiêu của cách mạng.
c. Văn hóa là dộng lực của cách mạng.
4. Văn hóa phải phục vụ quần chúng nhân dân.
5. Xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam.
a. Xây dựng mơ hình văn hóa mới.
b. Tính chất nền văn hóa mới.
c. Giữ gìn và phát huy bản chất văn hóa dân tộc đi đơi với tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại.
d. Xây dựng con người mới Việt Nam.
II. Quan điểm Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực của văn hóa:
1.Văn hóa giáo dục.
2.Văn hóa văn nghệ.
3. Văn hóa đời sống.
III. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vào xây dựng nền văn hóa
Việt Nam hiện nay:
1.Thực trạng nền văn hóa Việt Nam hiện nay.
a.Thực trạng.
b. Hạn chế.
2. Giải pháp xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện nay.
2


a. Xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam.
b. Xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.
c. `Xây dựng con người mới xã họi chủ nghĩa.
d. Cảnh giác ngăn chặn âm mưu lợi dụng giao lưu văn hóa để thực
hiện “ diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch.
* Hình thức: Dạy trên lớp.
* Phương pháp:

- Sinh viên đọc tài liệu trước khi lên lớp.
- Sử dụng phương pháp thuyết trình, phát vấn, nêu vấn đề , phân tích –
tổng hợp…
Danh mục tài liệu tham khảo:
Tài liệu bắt buộc:
1. Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa tư tưởng Hồ Chí Minh, PGS.TS.
Nguyễn Quốc Bảo – TS, Dỗn Thị Chín: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB
Chính trị - Hành chính, 2013.
2. Bộ giáo dục và đào tạo:Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh( dành cho sinh
viên đại học, cao đẳng khối chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
NXB , CTQG, HN, 2010 .
3. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia bộ mơn khoa
học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB, CTQG, HN, 2003.
Tài liệu tham khảo:
1. Ban Tư tưởng – văn hóa Trung ương: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa,
HN, 2003.
2. Bác Hồ với văn nghệ sĩ. NXB sự thật, H, 1995.
3


3. TS . Nguyễn Hữu Cơng: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển
con người toàn diện, NXB. CTQG, HN, 2010.
4. GS.TS Đỗ Duy: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển nền văn
hóa mới ở Việt Nam, NxB. Khoa học xã hội, HN, 2000.
5. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
NX., CTQG, HN, 2011.
6. GS.TS Đặng Xuân Kỳ ( chủ biên): Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển
văn hóa và con người, NXB. CTQG,HN 2005.
7. GS . Đinh Xuân Lâm – PGS.TS . Bùi Đình Phong: Văn hóa và triết lý
phát triển trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB. CTQG, HN, 2007.

8. GS. Song Thành : Hồ Chí Minh – Nhà văn hóa kiệt xuất, NXB. CTQG,
Hn, 1999.
9. GS Song Thành: Hồ Chí Minh – Nhà văn hóa kiệt xuất, NXB. CTQG, HN
1999.
Ngồi ra, nếu có điều kiện chúng ta có thể nghiên cứu nguồn tài liệu gốc như:
Hồ Chí Minh tồn tập ( trọn bộ 15 tập) , NXB, CTQG, HN, 2011; Văn kiện Đảng;
Tìm hiểu các bài viết đăng tải trên các báo, tạp chí chuyên ngành…
* Tập phích trích: các câu nói của Hồ Chí Minh về văn hóa.
* Ngân hàng câu hỏi và đáp án.
Yêu cầu khác:
- Cơ sở vật chất: phòng học, phấn viết, bảng…
- Trang thiết bị kỹ thuật: Micro, Máy Projecter…
Những ý kiến đóng góp đối với bài giảng:

4


GIÁO ÁN
TÊN BÀI GIẢNG:
BÀI 9: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA
A. MỤC ĐÍCH U CẦU:
1. Mục đích mơn học:
a. Về kiến thức:
- Giúp người học thấy được sự nghiệp văn hóa của Hồ Chí Minh: Hồ Chí
Minh là biểu tượng của sự kết hợp những giá trị cao đẹp của dân tộc và nhân loại,
Hồ Chí Minh là chủ thể sáng tạo văn hóa, là một nhà văn, nhà thơ, nhà báo…
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vào sự nghiệp xây dựng nền
văn hóa Việt Nam trong q trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế hiện nay , trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến
đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và xây dựng con người mới.

- Nhận thức rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa gồm: Khái niệm,
chức năng, nội dung, tính chất, xây dựng nền văn hóa mới, xây dựng mơ hình văn
hóa mới, tiếp thu văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại gắn với xây dựng
con người mới, các lĩnh vực văn hóa và sự vận dụng vào xây dựng nền văn hóa Việ
Nam hiện nay.
b. Về thái độ, tư tưởng, tình cảm:
- Xây dựng niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng với đường lối cách
mạng đúng đắn
- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến lãnh tụ, đam mê ngiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh cho thanh niên nói chung và sinh viên chuyên ngành tư tưởng Hồ Chí Minh
nói riêng.
- Củng cố niềm tin vào q trình xây dựng nền văn hóa mới trong điều kiện
phát triển kinh tế thị trường, hội nhập WTO.

5


- Thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc học tập, rèn luyện để góp
phần vào việc tham gia xây dựng, phát triển và bảo vệ nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
c. Về kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, thuyết trình, đánh giá tư tưởng Hồ Chí Minh.
Bước đầu hình thành các khái niệm: văn hóa, danh nhân văn hóa, dân tộc, khoa học
đại chúng…
2. Yêu cầu:
- Sinh viên nắm được quan điểm chung của Hồ Chí Minh về văn hóa, bao
gồm: định nghĩa văn hóa, chức năng, văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của
cách mạng…
- Sinh viên năm được quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa : Văn
hóa giáo dục, văn hóa văn nghệ, văn hóa đời sống.

- Hiểu được ý nghĩa của việc học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
văn hóa vào xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam hiện nay.
3. Về kết cấu:
Chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa gồm 3 phần:
I. Quan điểm của Hồ chí Minh về một số vấn đề chung của văn hóa
1. Định nghĩa văn hóa
a. Định nghĩa chung
b. Khái niệm văn hóa Hồ Chí Minh
2. Quan điểm Hồ Chí Minh về chức năng của văn hóa
a. Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp
b. Nâng cao dân trí
c. Bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh, hướng
con người tới các giá trị chân, thiện, mỹ để khơng ngừng hồn thiện bản thân mình.
3. Văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng
6


a. Vị trí, vai trị của văn hóa
b. Văn hóa là mục tiêu của cách mạng
c. Văn hóa là động lực của cách mạng
4. Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân
5. Xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam
a. Xây dựng mơ hình văn hóa mới
b. Xây dựng tính chất văn hóa mới
c. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đi đơi với tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại.
d. Xây dựng con người mới Việt Nam
II. Quan điểm Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực của văn hóa
1. Văn hóa giáo dục
2. Văn hóa văn nghệ

3. Văn hóa đời sống
III. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vào xây dựng nền văn hóa
mới Việt Nam hiện nay
1.Thực trạng nền văn hóa Việt Nam hiện nay
a. Thực trạng
b. Hạn chế
2. Giải pháp xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam hiện nay
a. Xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa
dân tộc
b. Xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa
c. Xây dựng cán bộ văn hóa
d. Cảnh giác ngăn chặn âm mưu lợi dụng giao lưu văn hóa để thực hiện “
diễn biến hịa bình” của thế lực thù địch.

7


4. Tài liệu học tập:
* Tài liệu bắt buộc:
1. Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa tư tưởng Hồ Chí Minh, PGS.TS.
Nguyễn Quốc Bảo – TS, Dỗn Thị Chín: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB
Chính trị - Hành chính, 2013.
2. Bộ giáo dục và đào tạo:Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh ( dành cho sinh
viên đại học, cao đẳng khối chuyên ngành Mác – Leenin , tư tưởng Hồ Chí Minh,
NXB , CTQG, HN, 2010 .
3. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia bộ môn khoa
học Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB, CTQG, HN, 2003.
* Tài liệu tham khảo:
1. Ban Tư tưởng – văn hóa Trung ương: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa,
HN, 2003.

2. Bác Hồ với văn nghệ sĩ. Nxb. Sự thật, H, 1995.
3. TS . Nguyễn Hữu Cơng: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển
con người toàn diện, Nxb. CTQG, HN, 2010.
4. GS.TS Đỗ Duy:Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển nền văn
hóa mới ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, HN, 2000
5. Đảng cộng sản Việt Nam : Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb. CTQG, HN, 2011.
6. GS.TS Đặng Xuân Kỳ( chủ biên): Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn
hóa và con người, Nxb. CTQG,HN 2005.
7. GS . Đinh Xuân Lâm – PGS.TS . Bùi Đình Phong: Văn hóa và triết lý phát
triển trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB. CTQG, HN, 2007
8. GS. Song Thành : Hồ Chí Minh – Nhà văn hóa kiệt xuất, Nxb. CTQG, Hn,
1999.
9. GS Song Thành: Hồ Chí Minh – Nhà văn hóa kiệt xuất, Nxb. CTQG, HN
1999.
8


Ngồi ra, nếu có điều kiện chúng ta có thể nghiên cứu nguồn tài liệu gốc như:
Hồ Chí Minh tồn tập ( trọn bộ 15 tập), Nxb. CTQG, HN, 2011; Văn kiện Đảng;
Tìm hiểu các bài viết đăng tải trên các báo, tạp chí chuyên ngành…
5. Thời gian: 5 tiết
6 Phương pháp giảng dạy:
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp phat vấn.
- Phương pháp nêu vấn đề.
- Ngồi ra cịn sử dụng các phương pháp khác như: thảo luận nhóm, so
sánh. tự nghiên cứu…

9



B NỘI DUNG CƠ BẢN
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất,
người là hiện thân sinh động của cách mạng Việt Nam và cũng là biểu tượng của
văn hóa Việt Nam. Văn hóa Hồ Chí Minh là sự chắt lọc truyền thống hàng ngàn
năm của dân tộc, tích hợp giá trị của mọi nền văn hóa Đơng – Tây, kim cổ.
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta xác định lấy: “Xây dựng kinh tế là trung
tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội”.
Do vây, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa có vai trị rất quan
trọng. Và đây cũng chính là việc quay trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm
nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng.
GIÁO ÁN CHI TIẾT
Kiến thức cơ bản

Kiến thức bổ sung

Thời
gian,
phương

I.

pháp
15P

QUAN

ĐIỂM HỒ CHÍ


Thuyết

MINH VỀ CÁC

trình

VẤN

ĐỀ

CHUNG

CỦA

VĂN HĨA:
1.

Định nghĩa

Câu hỏi: Theo bạn thế nào là văn hóa?

5p

văn hóa:
a. Định nghĩa hóa Văn hóa là một khái niệm rất rộng, bao gồm nhiều yếu tố
chung:

liên quan tới hoạt động của con người, chính vì vậy có
10



rất nhiều cách hiểu và diễn đạt khác nhau vè văn hóa
tùy theo cách tiếp cận và tùy theo từng giai đoạn lịch
sử, hay nói cách khác là mỗi người có cách nghiên cứu
khái niệm khác nhau cho nên có nhiều định nghĩa khác
nhau. Ở đây, chúng ta sẽ tiếp cận với một số định n
ghĩa mang tính triết học và đặc sắc nhất về văn hóa:
- Quan niệm của
phương Đơng
+ Văn hóa đã có -Lưu Hưng là người sử dụng thuật ngữ văn hóa sơm
trong ngơn ngữ từ nhất ( 77-6 TCN).
rất sớm.

- Thời Tây Hán: Văn hóa được hiểu là phương thức
giao hóa con người – Văn hóa giáo hóa. Tức là lấy văn
hóa là cơng cụ cơ bản để giáo dục con người.

+ Quan niệm của - Quan niệm: “văn” là cái đẹp, cái giá trị; “hóa” là
phương Đơng:

trưởng thành; “văn hóa” là trưởng thành cái đẹp, cía
giá trị từ rất sớm.

- Quan niệm của - Văn hóa là một thuật ngữ có rất nhiều ý nghĩa:
phương Tây

+ văn hóa được bắt nguồn từ chữ La Tinh “Cultus” mà
nghĩa gốc là gieo trồng.
“Cultus Agri” là gieo trồng ruộng đất.
“ Cultus Amini” là gieo trồng tinh tần, chỉ sự trau rồi

linh hồn và trí tuệ. Và theo nghĩa này thì tinh thần con
người sẽ khơng đạt được những điều tốt đẹp nếu không
được đào tạo và giáo dục.

- Trong Từ điển - “Văn hóa là tồn bộ những giá trị vật chất và tinh
11


Triết

học

định thần do con người tạo ra trong quá trình thực tiễn xã

nghĩa

hội – lịch sử và tiêu biểu cho trình dộ đạt được trong
lịch sử phát triển xã hội . Theo nghĩa hẹp hơn, người
ta quen nói về văn hóa vật chất ( kỹ thuật, kinh nghiệm,
sản xuất, giá trị vật chất) à văn hóa tinh thần ( khoa
học, nghệ thuật và văn học, triết học, đạo đức, giáo
dục….) Văn hóa là một hiện tượng lịch sử phát triển
phụ thuộc vào sự thay thế các hình thái kinh tế - xã
hội”.

- Trong “Tuyên - “ Trên ý nghĩa rộng nhất, văn hóa có thể coi là tổng
bố về những chính thể những nét riêng biệt về tinh thần và về vật chất, trí
sách văn hóa” tại tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay
Hội nghị Quốc tế một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ
do UNESCO tổ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ

chức

(26/07- bản của con người, những hệ thống các giá trị, những

06/08/1982)

ở tập tục những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con

Mêxico

ra người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa

đưa

định nghĩa về văn làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt
hóa như sau:

nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một
cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà chúng ta xét đốn
được những giá trị và thực thi những sự lựa chọn.
Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức
được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa
hồn thành đã tự ra để xem xetsnhuwngx thành tựu của
bản thân, tìm tịi khơng biết mệt mỏi những ý nghĩ mới
mẻ và sáng tạo nên những cơng trình vượt trội lên bản
thân”.
12


 Định nghĩa văn hóa UNESCO đã chỉ ra cấu trúc

của văn hóa:
- Một là: văn hóa là những giá trị làm nên sắc thái của
một xã hội hoặc một nhóm người trong xã hội. Tổng
hợp những giá trị vật chất và tinh thần, để mỗi dân tộc,
mỗi cộng đồng tồn tại và phát triển.
+ Cấu trúc của văn hóa bao gồm: nghệ thuật, văn
chương, hệ thống các giá trị, những tập tục tín ngưỡng,
thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Hai là, con người chính là chủ thể tiến hành hoạt động
sáng tạo văn hóa, tức là một quá trình tác động đến tự
nhiên và xã hội. Như thế, con người chính là sản phẩm
của tự nhiên.
- Ba là, văn hóa thúc đẩy sự hồn thiện con người. Con
người ln có xu hướng vươn tới chân, thiện, mỹ. Đó
là con người nhân bản, con người của ý thức xã hội.
- Bốn là, định nghĩa về văn hóa của UNESCO trên đây
được diễn đạt theo nghĩa rộng, chứ không phải theo
nghĩa hẹp và đó là cách nhìn nhận trên cơ sở của các
quốc gia thành viên UNESCO để xem xét những thành
tựu của bản thân, tìm tịi khơng biết mệt mỏi những ý
nghĩ mới mẻ và sáng tạo nên những cơng trình vượt trội
lê bản thân
- Kết luận: Như vậy, Văn hóa là một khái niệm
rộng, dù có nhiều quan niệm khác nhau song vẫn có
những điểm chung.
+ “Văn hóa” là một khái niệm rộng, đã có nhiều định
13


nghĩa khác nhau về văn hóa. Tuy nhiên, vẫn có điểm

chung được mọi người thừa nhận “ Văn hóa là một hệ
thống các giá trị về vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra trong quá trình lịch sử nhằm phục vụ nhu
cầu của con người trong cuộc sống” .
+ Văn hóa là trình độ phát triển của chính bản thân con
người.
+ Là năng lực hoạt động của con người, bao gồm
phương thức và trình độ hoạt động, khả năng tổ chức
và điều hành xã hội…
Một số khái niệm có liên quan đến văn hóa:
_ Văn minh: có nguồn gốc là một danh từ Hán – Việt.
“văn” có nghĩa là vẻ đẹp, “minh” có nghĩa là sáng.
+ Văn minh trước hết có liên quan đến vấn đề thuộc về
khoa học – công nghệ.
+ Các yếu tố của một nền văn minh bao gồm: Ngữ văn
( tiếng nói, hệ thống, vật tư….) các yếu tố vật chất ( tập
quán, ăn uống, phương tiện công nghiệp….) nghệ thuật
( điều khắc, hội họa, âm nhạc) trí thức, khoa học và tơn
giáo, gia đình và các hệ thống xã hội ( các hình thức
hơn nhân, họ hàng, sự kế thừa, thể thao, giải trí…)
+ Văn minh là trình độ phát triển cao hơn của văn hóa
về mặt vật chất và văn minh khác với văn hóa ở 3 điểm
chủ yếu sau:
_Văn hóa mang trong mình cả chiều dài q khứ,
cịn văn minh là một lát cắt ngang trong chiều dài phát
trển của văn hóa.
14


_Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh

thần do con người sáng tạo ra. Văn minh chỉ thiên về
khía cạnh vật chất, kỹ thuật trong một thời đại lịch sử
nhất định.
_Văn hóa mang tính siêu dân tộc, mang tính quốc
tế.
-Văn hiến: là khái niệm hay thường được sử dụng ở
các nước phương Đơng, trong đó có Việt Nam.
+ Văn hiến được sử dụng sớm nhất từ đời nhà Lý
(1010).
+ Theo GS. Trần Duy Anh thì Văn hiến là “Sách vở và
nhân vật tốt trong một thời đời”.
+ GS Trần Quốc Vượng : văn là văn hóa, hiến là hiến
tài. Như vậy, văn hiến là những giá trị vật chất và tinh
thần do những người có tài, có đức chuyển tải, thể hiện
tính dân tộc, lịch sử rõ rệt.
b. Khái niệm văn

10p

hóa Hồ Chí Minh
- Trong “Mục đọc - “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống
sách” ở phần cuối lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ
tập “Nhật ký trong viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
tù”
người viết

(8/1943) nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về
mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa.. Văn hóa
là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với

biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm
thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự
sinh tồn”.
15


- Phân tích định nghĩa: Đây là một định nghĩa rất khoa
học về văn hóa. Bản chất văn hóa trong quan niệm Hồ
Chí Minh là hướng đến chủ nghĩa nhân văn cao cả.
+ Trước hết, văn hóa theo quan niệm Hồ Chí Minh là
nét riêng biệt chỉ có ở con người được hình thành “ Vì
lẽ sinh tồn và mục đích của cuộc sống”.
+ Hồ Chí Minh đưa ra định nghĩa văn hóa trong một
hồn cảnh rất đặc biệt:
Từ ngày 29/8/1942 đến ngày 13/9/1943 Hồ Chí
Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam giữ, đối
xử tàn tệ suốt 13 tháng, bị giải qua hơn 30 nhà tù, thuộc
13 huyện ở tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc và cũng
chính trong hồn cảnh này, Người nhận thấy tầm quan
trọng và vai trò của văn hóa. Lúc này nhiệm vụ hàng
đầu của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc chứ
chưa phải là xây dựng nền văn hóa mới, nhưng Hồ Chí
Minh đã nghĩ tới việc xây dựng nền văn hóa mới.
+ Hồ Chí Minh khơng phải là một nhà hoạt động văn
hóa chun nghiệp, cũng như khơng được học trên ghế
nhà trường đại học nào cả nhưng Người lại đưa ra một
định nghĩa văn hóa vơ cùng đặc sắc. Định nghĩa đó ra
đời sớm, đi trước, mở đường khơng chỉ của dân tộc mà
cả nhân loại.
Định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh ra đời

tháng 8/1942 cịn định nghĩa văn hóa của UNESCO ra
đời tháng 8/1982, cách nhau gần 40 năm nhưng lại
thống nhất về nội dung. Định nghĩa văn hóa Hồ Chí
Minh ra điểm mới khi cho tơn giáo là một bộ phận cấu
16


thành đời sống văn hóa.
+ Con người là một thực tế sinh học – xã hội khác con
vật bởi con người có ý thức, có sáng tạo, có văn hóa.
Con người trong cuộc đấu tranh để sinh tồn và phát
triển sáng tạo ra là thế dưới cái đẹp của con người. Nói
cách khác, văn hóa chính là sản phẩm riêng của con
người và chính văn hóa giúp con người ngày càng phát
triển và hoàn thiện hơn, ngày càng đẹp hơn.
+ Thứ hai cấu trúc văn hóa được Hồ Chí Minh trình
bày trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử gồm
văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Điểm khác biệt
tìm thấy trong định nghĩa văn hóa của người chính là
việc thừa nhận tơn giáo như một thành tố rất quan trọng
của văn hóa.
Người đã vượt lên trên những thành kiến, những
nhận thức không đầy đủ về tôn giáo trong quan điểm
của C.Mác khi ông coi “Tôn giáo như là thuốc phiện
của nhân dân”.
Người đã thấy được những đóng góp tích cực,
những giá trị tốt đẹp trong các giáo lý tôn giáo, để
hướng con người tự do tôn trọng đức tin, hướng con
người luôn phấn đấu để “ Tốt đời, đẹp đạo”.
+ Thứ ba, Hồ Chí Minh định nghĩa văn hóa trên quan

điểm phát triển.
Văn hóa chính là sự phát triển tổng hòa các
phương thức sinh hoạt vật chất và tinh thần của con
người. Cùng với quá trình xây dựng và phát triển văn
hóa, xây dựng cái tự nhiên thứ hai, con người ngày
17


càng hồn thiện và phát triển hơn.
Nói cách khác, theo Hồ Chí Minh, xây dựng và phát
triển văn hóa chính là q trình xây dựng và phát triển
con người.
+ Tính đại diện trong định nghĩa văn hóa của Hồ
Chí Minh:
Văn hóa khơng chỉ là một hiện tượng tinh thần
tách rời đời sống vật chất mà bao gồm toàn bộ những
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra
trong q trình lịch sử.
Văn hóa cũng khơng chỉ thu hẹp trong lĩnh vực
văn học – nghệ thuật mà văn hóa bao trìm lên tồn bộ
các lĩnh vực đời sống xã hội.
Văn hóa cũng khơng phải chỉ thu hẹp trong lĩnh
vực giáo dục, phản ánh trình độ học vấn của một nguời,
mà là thước độ phát triển của toàn xã hội: về sản xuất,
khoa học – kỹ thuật, chính trị , tôn giáo, văn học – nghệ
thuật, đạo đức lối sống, phong tục tập quán…
2. Quan điểm Hồ

30p


Chí Minh về

Thuyết

chức năng của

trình

văn hóa
a.Bồi dưỡng tư Câu hỏi: Hiểu thế nào là tư tưởng đúng đắn, tình

10p

tưởng đứng đắn cảm cao đẹp?
và tình cảm cao
đẹp

-Văn hóa thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần của xã hội.
- Tư tưởng và tình cảm lại là một vấn đề chủ yếu nhất
của đời sống tinh thần của xã hội và của con người.
18


- Vì vậy, theo Hồ Chí Minh, chức năng của văn hóa là
bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho
nhân dân, đồng thời loại bỏ những sai lầm và thấp hèn
trong tư tưởng tình cảm của mỗi người.
=> Trong diễn văn khai mạc Hội nghị văn hóa tồn
quốc năm 1946, Hồ Chí Minh nêu rõ: “Văn hóa là phải
làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập tự

do. Đồng thời văn hóa cũng phải làm thế nào cho quốc
dân có tinh thần vì nước qn mình, vì lợi ích chung
mà qn lợi ích riêng”.
Đó là tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp của mỗi
con người mà văn hóa cần đề cao, cổ vũ, động viện,
xây dựng.
Câu hỏi: Tại sao văn hóa lại góp phần bồi dưỡng tư
tưởng đứng đắn và tình cảm cao đẹp?
- Tư tưởng tình cảm vơ cùng phong phú và đa dạng
- Văn hóa khi thực hiện chức năng bồi dưỡng tư tưởng
đúng và tình cảm cao đẹp phải đặc biệt quan tâm tới
những tư tưởng và tình cảm lớn có ý nghĩa chi phối đời
sống tinh thần của mỗi người và của cả dân tộc.
- Tình cảm là cơ sở của tư tưởng. Vì vậy, muốn có tư
tưởng đúng thì trước hết cần phải có tình cảm đẹp . Hồ
Chí Minh u cầu : “Văn hóa phải đi sâu vào tâm lý
quốc dân để xây dựng những tình cảm lớn như lịng
u nước, tình thương u con người yêu cái chân,
thiện, cái mỹ, ghét thói hư tật xấu, căm thù mọi thứ
giặc nội xâm, ngoại xâm…”. Đó cũng là chức năng
quan trọng của văn hóa.
19


Hơn nữa, chính những tư tưởng đúng đắn lại được tiếp
nhận khơng phải chỉ bằng lý trí mà cịn bằng tình cảm,
từ đó lại trở thành tình cảm lớn, tạo nên sự bền vững
trong mỗi người, mà điều này văn hóa lại có khả năng
nhất.
- Tư tưởng và tình cảm có mối quan hệ gắn bó với

nhau:
+ Tình cảm đẹp là con đường dẫn tới tư tưởng đúng
đắn.
+ Tư tưởng đúng làm cho tình cảm cao đẹp hơn , con
người ngày càng hồn thiện hơn.
- Tư tưởng và tình cảm của con người luôn chuyển biến
theo hoạt động thực tiễn xã hội. Vì vậy, chức năng của
văn hóa cũng phải thường xuyên vận động để không
ngừng làm cho đời sống xã hội thêm tốt đẹp.
- Văn hóa làm cho lý trí của con người thêm sáng suốt
và tình cảm của con người ngày càng trở lên cao đẹp
hơn, xây đắp niềm tin khoa học và cách mạng.
+ Lý tưởng là điểm hội tụ những tư tưởng lớn của cả
một Đảng, của cả một dân tộc và của con ngươi. Lý
tưởng đó là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, độc
lập dân tộc phải đi tới chủ nghĩa xã hội, để làm cho độc
lập dân tộc được vững bền, để sự nghiệp giải phóng
dân tộc, giải phóng xã hội và con người được thực hiện
toàn vẹn.
+ Mọi hành động anh hùng bao giờ cũng bắt nguồn từ
lý tưởng đúng đắn, cao đẹp. Khi tư tưởng ấy phai nhạt,
con người dễ trở thành tầm thường và xã hội sẽ khó
20



×