Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Biến đổi cấu trúc gia đình trong quá trình già hóa dân số ở nông thôn đồng bằng sông Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 201 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
*********

NGUYỄN TRUNG HIẾU

BIẾN ĐỔI CẤU TRÚC GIA ĐÌNH TRONG
Q TRÌNH GIÀ HĨA DÂN SỐ Ở NÔNG THÔN
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 93 10 30 1

HÀ NỘI - 2023


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
*********

NGUYỄN TRUNG HIẾU

BIẾN ĐỔI CẤU TRÚC GIA ĐÌNH TRONG
Q TRÌNH GIÀ HĨA DÂN SỐ Ở NÔNG THÔN
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 93 10 30 1
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. HÀ VIỆT HÙNG
2. TS. NGUYỄN TUẤN MINH



HÀ NỘI - 2023
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan những thông tin, số liệu và kết quả phân tích của Luận
án là do tác giả thực hiện một cách độc lập. Tất cả những thông tin, số liệu
trong Luận án đều đảm bảo tính khách quan, khoa học, logic và các trích dẫn
đảm bảo đúng qui định. Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về thơng tin số liệu
trong Luận án.

Tác giả

Nguyễn Trung Hiếu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................15
1.1.
Nghiên cứu về biến đổi quy mô, cấu trúc gia đình trên thế giới,
Việt Nam và vùng nơng thôn đồng bằng Sông Hồng ....................... 15
1.2.
Biến đổi các mối quan hệ trong gia đình, quan hệ hơn nhân ................. 20
1.3.
Những yếu tố ảnh hưởng đến biến đổi cấu trúc gia đình qua
các cơng trình nghiên cứu ............................................................. 34
1.4.
Biến đổi cấu trúc gia đình trong bối cảnh già hóa dân số..................41
1.5.

Những vấn đề chính rút ra từ tổng quan nghiên cứu .......................... 48
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU .......50
2.1.
Các khái niệm nghiên cứu cơ bản ................................................. 50
2.2.
Cơ sở lý luận và các lý thuyết vận dụng nghiên cứu biến đổi
cấu trúc gia đình ............................................................................ 57
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI CẤU TRÚC GIA ĐÌNH Ở NÔNG
THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY ...............................71
3.1.
Vài nét về địa bàn nghiên cứu ...................................................... 71
3.2.
Biến đổi quy mô gia đình .............................................................. 73
3.3.
Biến đổi cơ cấu gia đình ............................................................... 80
3.4.
Biến đổi các mối quan hệ trong gia đình ...................................... 84
3.5.
Biến đổi quan hệ hôn nhân ........................................................... 91
Chƣơng 4. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN BIẾN ĐỔI CẤU
TRÚC GIA ĐÌNH TRONG BỐI CẢNH GIÀ HĨA DÂN SỐ Ở
NƠNG THƠN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG .........................................104

Một số yếu tố ảnh hưởng đến biến đổi cấu trúc gia đình ............. 104
Biến đổi cấu trúc gia đình và các mặt đời sống gia đình .............. 125
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................156
Danh mục các cơng trình khoa học đã cơng bố có liên quan đến luận án ............162
Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................................163
4.1.
4.2.



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. So sánh tình trạng di cư của Hà Nội và Nam Định .................................82
Bảng 3.2. Tình trạng hơn nhân của nhóm dân số 60 tuổi trở lên.............................95
Bảng 4.1. So sánh trình độ học vấn giữa Hà Nội và Nam Định ............................121
Bảng 4.2. Tình trạng sức khỏe của người cao tuổi đặc trưng theo nhân khẩu .....136
Bảng 4.3. Người chăm sóc cho người cao tuổi khi ốm/ đau nặng ........................139
Bảng 4.4. Lựa chọn nơi ở của người cao tuổi ở Việt Nam qua các năm ..............146


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Số người trung bình/hộ gia đình ở nơng thơn 2 tỉnh/Tp ........... 73
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu số người trong hộ gia đình ở khu vực nông thôn
đồng bằng sông Hồng, năm 2021 ............................................. 74
Biểu đồ 3.3. Tỷ trọng gia đình hạt nhân ở nông thôn đồng bằng sông
Hồng, 2021................................................................................ 76
Biểu đồ 3.4. Tỷ trọng số thế hệ trong gia đình ở Hà Nội và Nam Định ....... 77
Biểu đồ 3.5. Xu hướng tăng gia đình hạt nhân ở vùng nơng thơn đồng
bằng sơng Hồng ........................................................................ 77
Biểu đồ 3.6. Tình trạng hơn nhân của người dân từ 15 tuổi trở lên .............. 92
Biểu đồ 3.7. Tình trạng hơn nhân của người dân nơng thơn ĐBSH
(2014 - 2016) ............................................................................ 94
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ ly hôn tại địa bàn khảo sát ............................................. 107
Biểu đồ 4.2. So sánh tỷ lệ di cư của Hà Nội và Nam Định, năm 2021 ....... 110
Biểu đồ 4.3. Xu hướng tăng gia đình hạt nhân ở vùng nơng thơn đồng bằng ... 128
Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ con cháu ở cùng, ở gần và ở xa ông bà ......................... 135
Biểu đồ 4.5. Các nguồn thu nhập của người cao tuổi chia theo giới tính ... 144
Biểu đồ 4.6. Quyết định chọn nơi ở của người cao tuổi ở nông thôn
đồng bằng sơng Hồng ............................................................. 148

Biểu đồ 4.7. Hồn tồn đồng ý mơ hình sống với vợ/ chồng khơng cần
con cháu (%) ........................................................................... 149
Biểu đồ 4.8. So sánh tương qua giữa lựa chọn nơi ở của người cao tuổi
với giới tính, nhóm tuổi, mức sống, tình trạng sức khỏe
(%)........................................................................................... 150


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong những năm qua, gia đình Việt Nam nói chung, gia đình ở khu vực
nơng thơn đồng bằng sơng Hồng nói riêng, theo xu thế chung của quá trình
hội nhập đã và đang trải qua những biến đổi mạnh mẽ trên nhiều chiều cạnh,
liên quan tới tính cố kết và mức độ bền vững của cấu trúc gia đình. Trong đó,
q trình biến đổi xã hội, đặc biệt là q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đã tác động mạnh mẽ làm thay đổi cấu trúc gia đình. Đối với Việt Nam cũng
như các nước đang phát triển khác, khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì
ảnh hưởng của nó đến mơ hình cấu trúc gia đình càng đa dạng và phức tạp.
Trong bối cảnh xã hội đang biến đổi nhanh, cấu trúc của gia đình khơng thể
khơng biến đổi nếu như nó muốn thích nghi. Một trong những yếu tố liên
quan và có ảnh hưởng đến cấu trúc của gia đình Việt Nam hiện nay là q
trình già hóa dân số.
Đầu tiên là mức sinh ngày càng giảm, trong vòng 30 năm qua tổng tỷ
suất sinh (TFR) của Việt Nam đã giảm gần một nửa, từ 3,8 con/phụ nữ vào
năm 1989 xuống còn 2,09 con/phụ nữ vào năm 2019. Vào năm 1979, số con
trung bình của mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ là 5,43 con, đến năm
2005 giảm xuống còn 2,1 và dao động quanh mức sinh thay thế này từ đó đến
nay. Điều này có nghĩa là nếu như trước đây tính trung bình gần 3 người con
chịu trách nhiệm phụng dưỡng 01 người già thì hiện nay chỉ còn 01 người con
chịu trách nhiệm phụng dưỡng 01 người cao tuổi [89;90]. Cùng với đó, quy

mơ gia đình Việt Nam có xu hướng khơng ngừng nhỏ đi, đồng thời cấu trúc
của gia đình cũng ngày càng đơn giản hơn theo hướng hạt nhân hóa (gia đình
chỉ gồm vợ chồng và các con chưa trưởng thành).


2
Kết quả Tổng điều tra dân số và những cuộc điều tra mẫu (như Điều tra
Biến động dân số hàng năm, Điều tra Mức sống hộ gia đình) trong mấy thập
kỷ vừa qua cho thấy bình quân nhân khẩu một hộ gia đình sau 10 năm (1999 2009) đã giảm đi 0,8 người, từ 4,6 nhân khẩu đến 3,8 nhân khẩu. Số người
trung bình trong hộ gia đình là 3,6 năm 2019; 3,8 năm 2009; 4,6 năm 1989 và
5,2 năm 1979 [88;89]. Quy mơ gia đình giảm và việc sinh ít con đã ảnh
hưởng rất lớn đến khả năng các thành viên trong gia đình chăm sóc người già
do số người tiềm năng có thể chăm sóc những người già một cách trực tiếp
hay gián tiếp ngày càng ít hơn.
Cấu trúc gia đình vùng nơng thơn đồng bằng sơng Hồng trong thời gian
qua có nhiều biến đổi để phù hợp trong bối cảnh hiện đại hóa, trong đó, nổi rõ
nhất là việc giảm quy mơ gia đình từ việc giảm mức sinh và tăng tỷ trọng số
các gia đình hạt nhân (hai thế hệ). Những chiều cạnh của biến đổi cấu trúc gia
đình đang diễn ra có liên hệ với nhau, từ quy mơ, cơ cấu gia đình đến các
chức năng cơ bản của gia đình cũng như các mối quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình, bao gồm cả quan hệ hơn nhân,... Do đó, hướng nghiên cứu về
sự biến đổi của gia đình trên các chiều cạnh và các yếu tố ảnh hưởng đến biến
đổi cấu trúc gia đình ở nơng thơn đồng bằng sơng Hồng hiện nay có ý nghĩa
quan trọng, phù hợp với định hướng phát triển chung của đất nước: “Chú
trọng nghiên cứu sự biến động của gia đình Việt Nam hiện đại, để từ đó đề
xuất, xây dựng các chính sách phù hợp, hiệu quả” [155].
Câu hỏi đặt ra cho các nhà nghiên cứu xã hội học là: Quá trình biến đổi
cấu trúc gia đình trong bối cảnh già hóa dân số ở nông thôn đồng bằng sông
Hồng đang diễn ra như thế nào? Những yếu tố của q trình hiện đại hóa như
đơ thị hóa, chuyển dịch cơ cấu lao động - việc làm, trình độ học vấn và thu



3
nhập của người lao động đang ảnh hưởng đến sự biến đổi đó như thế nào? Và
q trình biến đổi cấu trúc gia đình có tác động như thế nào đến các mặt đời
sống gia đình, bao gồm cả việc chăm sóc người cao tuổi? Hướng nghiên cứu của
luận án “Biến đổi cấu trúc gia đình trong quá trình già hóa dân số ở nơng thơn
đồng bằng sơng Hồng” là cần thiết nhằm đi đến trả lời cho các câu hỏi trên.
Luận án sẽ góp phần bổ sung, đưa ra các bằng chứng nghiên cứu khoa
học nhằm hỗ trợ việc dự báo biến đổi cấu trúc gia đình vùng nơng thôn đồng
bằng sông Hồng, phục vụ việc xây dựng các chính sách xã hội về gia đình
một cách phù hợp, thích ứng với q trình già hóa dân số nhanh trong giai
đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước từ nay đến 2030, tầm nhìn 2045.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án đặt ra các mục tiêu nghiên cứu cơ bản như sau:
- Làm rõ thực trạng quá trình biến đổi cấu trúc gia đình ở khu vực nơng
thơn đồng bằng sông Hồng hiện nay.
- Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình biến đổi cấu trúc gia
đình ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng.
- Làm rõ tác động của biến đổi cấu trúc gia đình tới đời sống gia đình ở khu
vực nơng thơn đồng bằng sơng Hồng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:
- Thực hiện tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan về cấu trúc
gia đình, biến đổi cấu trúc gia đình trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa và già hóa dân số;
- Mô tả và làm rõ thực trạng quá trình biến đổi cấu trúc gia đình trong



4
bối cảnh già hóa dân số ở khu vực nơng thơn đồng bằng sơng Hồng hiện nay.
Trong đó, tập trung vào các biến đổi: biến đổi quy mô, cơ cấu gia đình; biến
đổi các mối quan hệ trong gia đình; và quan hệ hơn nhân.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình biến đổi cấu trúc gia
đình ở ở nơng thơn đồng bằng sơng Hồng.
- Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của quá trình biến đổi cấu trúc gia đình
tới các mặt đời sống của gia đình ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay.
- Đề xuất kiến nghị xây dựng các giải pháp chính sách gia đình mới một
cách phù hợp nhằm giảm thiểu những tác động không mong muốn tới các mặt
đời sống gia đình ở nơng thơn.
3. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Biến đổi cấu trúc gia đình trong bối cảnh già hóa dân số ở khu vực nông thôn
đồng bằng sông Hồng.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Cộng đồng dân cư ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Xã Tam Thuấn, Vân Nam huyện Phúc Thọ và Xã
Tả Thanh Oai, Vạn Phúc, huyện Thanh Trì thuộc khu vực nông thôn thuộc
thành phố Hà Nội; Xã Điền Xá, Tân Thịnh, huyện Nam Trực và Xã Xuân
Tân, Xuân Thành tỉnh Nam Định.
- Thời gian tiến hành nghiên cứu: 2019 - 2021.
4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Quá trình biến đổi cấu trúc gia đình ở vùng nơng thơn đồng bằng sơng


5
Hồng hiện nay đang diễn ra như thế nào?

- Những yếu tố về đơ thị hóa, chuyển dịch cơ cấu lao động - việc làm,
trình độ học vấn và thu nhập của người lao động đang ảnh hưởng đến quá
trình biến đổi cấu trúc gia đình như thế nào?
- Quá trình biến đổi cấu trúc gia đình có tác động như thế nào đến các
mặt đời sống gia đình?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết 1: Quy mô, cơ cấu và các mối quan hệ gia đình, hơn nhân ở
khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng đang biến đổi ngày càng nhanh trong
bối cảnh già hóa dân số.
- Giả thuyết 2: Những yếu tố về đơ thị hóa, chuyển dịch cơ cấu lao động
- việc làm, trình độ học vấn và thu nhập của người lao động đang ảnh hưởng
mạnh đến quá trình biến đổi cấu trúc gia đình ở khu vực nông thôn đồng bằng
sông Hồng.
- Giả thuyết 3: Quá trình biến đổi cấu trúc gia đình ở khu vực nơng thơn
đồng bằng sơng Hồng đang có tác động mạnh đến các mặt đời sống gia đình,
bao gồm cả đời sống người cao tuổi.
5. Biến số nghiên cứu và khung phân tích
5.1. Biến số nghiên cứu
Luận án xác định các biến số độc lập, phụ thuộc như sau:
5.1.1. Biến số độc lập
Đơ thị hóa; Lao động - việc làm; Trình độ học vấn; Thu nhập.
5.1.2. Biến số phụ thuộc
Quy mơ gia đình; Cơ cấu gia đình; Quan hệ gia đình; Quan hệ hơn nhân;
Đời sống gia đình.


6
5.1.3. Điều kiện, mơi trường chính trị, kinh tế - xã hội
Điều kiện, mơi trường kinh tế - chính trị - xã hội của khu vực đồng bằng
sông Hồng: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; nền kinh tế thị trường

định hướng Xã hội chủ nghĩa; các tổ chức chính trị xã hội; phương tiện truyền
thơng đại chúng…
5.2. Khung phân tích lý thuyết

ĐIỀU KIỆN, MƠI TRƢỜNG CHÍNH TRỊ, KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG HỒNG

- Đơ thị hóa
- Lao động - việc làm
- Trình độ học vấn

Biến đổi cấu trúc gia đình
- Quy mơ gia đình
- Cơ cấu gia đình
- Quan hệ gia đình
- Quan hệ hơn nhân

- Thu nhập
Đời sống gia đình

BỐI CẢNH GIÀ HĨA DÂN SỐ

Sơ đồ trên mơ tả khung phân tích thể hiện mối quan hệ giữa các biến số
được phân tích cụ thể trong luận án. Trong đề tài nghiên cứu này có nhiều vấn
đề cần quan tâm, trong đó tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng quá trình
biến đổi cấu trúc gia đình và những yếu tố của quá trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa tác động tới biến đổi đó; đồng thời phân tích ảnh hưởng của q
trình biến đổi nhanh về cấu trúc gia đình đến đời sống gia đình, đặc biệt là đời
sống người cao tuổi ở vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng.



7
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Luận án tiếp cận vấn đề nghiên cứu trên cơ sở vận dụng nguyên lý phép
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét các vấn đề trong
bối cảnh lịch sử, xã hội cụ thể. Trên cơ sở lý luận Mác xít, tư tưởng Hồ Chí
Minh và hệ thống đường lối, quan điểm của Đảng ta cũng như chính sách, pháp
luật của Nhà nước Việt Nam về vấn đề gia đình và biến đổi gia đình trong bối
cảnh già hóa dân số ở khu vực nơng thơn đồng bằng sông Hồng hiện nay.
Cụ thể, luận án sử dụng cách tiếp cận theo quan điểm duy vật, biện
chứng; Tiếp cận theo phương pháp lịch sử - logic; Tiếp cận theo cách quy
nạp, diễn dịch; Cách tiếp cận liên ngành; Cách tiếp cận cấu trúc xã hội; Cách
tiếp cận Giới và phát triển và Cách tiếp cận dân số học.
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.2.1. Thiết kế nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin
a. Thiết kế nghiên cứu và trình tự tiến hành:
- Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành theo các bước: định
tính - định lượng - định tính, trong đó nghiên cứu định lượng là nghiên cứu
chủ đạo, nghiên cứu định tính thực hiện ban đầu nhằm khám phá vấn đề để
xây dựng công cụ nghiên cứu sát với thực tiễn, nghiên cứu định tính thực hiện
sau cùng nhằm bổ sung và làm rõ hơn các phát hiện từ nghiên cứu định lượng.
Thứ nhất: phỏng vấn tự do mỗi tỉnh/thành phố 04 người dân và 01 cán
bộ (tổng số 08 người dân và 02 cán bộ), được thực hiện sau khi tiến hành tổng
quan nghiên cứu nhằm có thêm các thơng tin thực tiễn xây dựng công cụ
nghiên cứu như: xây dựng các thang đo phù hợp cho mỗi câu hỏi, kiểm tra và
bổ sung/thay thế các phương án trả lời cho các câu hỏi phù hợp với thực tế.


8

Bước thứ 2: Điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi. Bảng hỏi sau khi hoàn
thiện được điều tra thử với 10 người dân tại Hà Nội để thử khả năng hiểu
bảng hỏi như nhau của người dân; thử khả năng tự điền bảng hỏi, những phản
hồi của người dân đối với các câu hỏi có khả năng hiểu nhầm hoặc đa nghĩa,
những khó khăn khi trả lời và bổ sung những phương án trả lời cịn khuyết
thiếu, sau đó tiếp tục hoàn thiện bảng hỏi. Trước khi tiến hành điều tra chính
thức, bảng hỏi tiếp tục được điều tra thử lần 2 để hoàn thiện.
Bước cuối cùng: nghiên cứu định tính. Phỏng vấn sâu người dân và cán
bộ xã, thơn/xóm nhằm thu thập thông tin bổ sung cho những phát hiện từ
nghiên cứu định lượng, hoặc những vấn đề cần làm rõ thêm từ kết quả phân
tích số liệu định lượng về quá trình biến đổi cấu trúc gia đình ở khu vực nông
thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay. Ngồi ra, phỏng vấn sâu cũng sẽ góp
phần lý giải thêm những lý do về quá trình thay đổi cấu trúc gia đình cũng như
các vấn đề về đời sống và các chính sách an sinh xã hội dành cho gia đình
người cao tuổi giai đoạn hiện nay.
b. Phương pháp thu thập thơng tin
- Phương pháp phân tích tài liệu: các tài liệu có sẵn liên quan đến luận án
và các tài liệu, thông tin thu thập được từ khảo sát.
- Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu chính kết hợp cả phương
pháp nghiên cứu định lượng và định tính, trong đó phương pháp định lượng là
chủ đạo; phương pháp định tính hỗ trợ trong việc bổ sung thêm các giải thích
và bằng chứng thực tiễn.
- Phương pháp định lượng: Thu thập thông tin nhân khẩu và lao động
của 1000 hộ gia đình và điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi với cỡ mẫu là 496.
Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng thông qua công cụ là


9
bảng hỏi để thu thập thông tin từ các câu hỏi được cụ thể hoá ở các biến số,
chỉ báo nghiên cứu. Số liệu thu được giúp tác giả phân tích tần suất, tương

quan, hồi quy đơn biến, đa biến để đi đến trả lời các câu hỏi sự biến đổi cấu
trúc gia đình và các yếu tố ảnh hưởng đến q trình biến đổi gia đình ở nơng
thơn đồng bằng sơng Hồng.
- Phương pháp định tính: Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm các bộ quản lý
các cấp nhằm thu thập thêm thông tin về những thay đổi trong đời sống gia
đình, về các vấn đề liên quan đến đời sống của người cao tuổi như việc làm,
thu nhập, lựa chọn nơi ở trong các gia đình ở nơng thơn đồng bằng sơng Hồng
hiện nay. Ngồi ra, để có các thơng tin bổ sung giải thích về các biến đổi cấu
trúc gia đình, nghiên cứu chọn bổ sung thêm đối tượng tham gia phỏng vấn
sâu là nhóm cán bộ xã, thôn và người dân.
6.2.2. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu
6.2.2.1. Điều tra định lượng bằng bảng hỏi
* Cỡ mẫu:
- Đặc điểm địa bàn chọn mẫu và khung lấy mẫu: Nghiên cứu được giới
hạn thực hiện tại các tỉnh/thành phố thuộc khu vực nông thôn đồng bằng sông
Hồng năm 2020.
* Phương pháp chọn mẫu:
Mẫu được chọn theo trình tự sau:
- Bước 1: Lựa chọn địa bàn
- Bước 2: Chọn tỉnh/thành phố, huyện, xã
- Bước 3: Chọn người dân vào mẫu nghiên cứu
Toàn bộ người dân được chọn trong mẫu nghiên cứu được cung cấp
thơng tin giới thiệu về mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu, sau đó được mời


10
tham gia nghiên cứu. Bên cạnh đó, họ cũng được phổ biến về tính khuyết
danh của nghiên cứu, việc tham gia nghiên cứu là tình nguyện và họ có thể rút
lui khỏi nghiên cứu vào bất cứ thời điểm nào (kể cả khi đã hoàn thành được
một phần phiếu hỏi).

Với chiến lược chọn mẫu như trên, nghiên cứu sẽ lựa chọn mẫu đại diện
cho người dân nông thôn khu vực đồng bằng sông Hồng. Cụ thể, cơ cấu mẫu
tại mỗi tỉnh/thành phố tương ứng như sau:
Tỉnh/TP
Huyện


Hà Nội
Nam Định
Tổng
Phúc Thọ
Thanh Trì
Nam Trực Xuân Trường
4
Tam Vân Tả Thanh Vạn Điền Tân Xuân Xuân
8
Thuấn Nam
Oai
Phúc Xá Thịnh Tân Thành

Thống kê
nhân khẩu 125
hộ gia đình
Phiếu hỏi
62
Dự phịng
3

125
62

3

125
62
3

125

125

62
3

62
3

125
62
3

125
62
3

125
62
3

1000
496

24

Tại mỗi địa bàn nghiên cứu tác giả lựa chọn một huyện có kinh tế phát
triển, tốc độ đơ thị hóa nhanh, nhiều nghề phụ tồn tại song song với nơng
nghiệp và huyện cịn lại thuần nơng nghiệp; tương tự như thế đối với việc lựa
chọn ở cấp xã. Với địa bàn Hà Nội, tác giả chọn huyện Thanh Trì, nơi có kinh
tế phát triển hơn, tốc độ đơ thị hóa cao hơn so với huyện Phúc Thọ. Tại Nam
Định, tác giả chọn huyện Nam Trực ngay sát thành phố Nam Định với nhiều
nghề phụ và có kinh tế phát triển hơn so với huyện thuần nông là Xuân
Trường. Tiến hành phân tích chi tiết các đặc điểm của mẫu nghiên cứu như độ
tuổi, tình trạng hơn nhân, thu nhập, sức khoẻ, nơi ở… từ mẫu nghiên cứu cho
thấy mẫu nghiên cứu có những đặc điểm cơ bản của tổng thể, phản ánh những
đặc điểm cơ bản của người dân ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng.


11
Như vậy, các kết luận nghiên cứu có khả năng suy rộng cho tổng thể là nhóm
dân số ở nơng thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay.
6.2.2.2. Chọn mẫu định tính
* Cỡ mẫu: Trong tổng số 8 xã của 4 huyện, chọn phỏng vấn sâu 48
trường hợp, trong đó:
- Phỏng vấn cán bộ xã, thơn/xóm: 8 x 2 = 16 trường hợp.
- Phỏng vấn người dân: 8 x 4 = 32 trường hợp.
* Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu có chủ đích được sử
dụng chọn đối tượng phỏng vấn sâu.
6.3. Tổ chức thu thập thông tin và đạo đức trong nghiên cứu
6.3.1. Tổ chức thu thập thông tin
Để đảm bảo tính khách quan trong q trình nghiên cứu, người dân được
tạo điều kiện thuận lợi để trả lời thông tin trong phiếu hỏi trong điều kiện
không gian riêng tư và thoải mái nhất, khơng có sự hiện diện và giám sát của

cán bộ. Người dân tự điền vào phiếu hỏi được phát.
6.3.2. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu được tác giả luận án đảm bảo trong
suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và ngay cả khi nghiên cứu đã kết thúc.
Các yêu cầu về nguyên tắc đạo đức cơ bản của trong nghiên cứu bao gồm:
- Đảm bảo việc người dân được chọn tham gia vào mẫu nghiên cứu là tự
nguyện. Người dân có quyền khơng trả lời và rút lui khỏi nghiên cứu bất kể
giai đoạn nào mà không chịu bất kỳ áp lực gì.
- Người dân được cung cấp và giải thích thơng tin về mục đích, ý nghĩa
của nghiên cứu, các nội dung chính sẽ đề cập đến trong nghiên cứu và việc
bảo vệ thông tin cá nhân của họ trong quá trình tham gia nghiên cứu.


12
- Nghiên cứu này là khuyết danh, do đó, những người tham gia không cần
cung cấp thông tin cá nhân như họ tên, số điện thoại hay các thông tin khác.
Thông tin thu thập được từ nghiên cứu chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu
trong luận án của tác giả, ngồi ra khơng sử dụng vì bất kỳ mục đích nào khác.
6.4. Phƣơng pháp xử lý, phân tích thơng tin
6.4.1. Xử lý thông tin
Thông tin định lượng thu thập được điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi
được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS.
Để đảm bảo độ tin cậy, các bảng hỏi điền thiếu khoảng 20% số lượng
câu hỏi trở lên bị loại bỏ và không nhập vào cơ sở dữ liệu.
6.4.2. Phân tích thơng tin
Phương pháp phân tích thơng tin:
Nghiên cứu sẽ tập trung phân tích nội dung: Biến đổi quy mơ gia đình;
Biến đổi cơ cấu gia đình; Biến đổi quan hệ gia đình; Biến đổi quan hệ hôn
nhân; Các yếu tố ảnh hưởng đến biến đổi cấu trúc gia đình; Biến đổi cấu trúc
gia đình và đời sống gia đình.

Nghiên cứu sử dụng một số kỹ thuật phân tích thơng tin sau:
- Phân tích tần suất
- Phân tích tương quan (crosstabs)
- Phân tích hồi quy đa biến
7. Đóng góp mới về mặt khoa học và ý nghĩa của luận án
7.1. Đóng góp mới về mặt khoa học
Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, chủ đề về biến đổi gia
đình trong giai đoạn già hóa dân số đã được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm
và có nhiều nghiên cứu có giá trị. Trong bối cảnh biến đổi xã hội, biến đổi gia
đình diễn ra nhanh hơn, việc tiếp tục nghiên cứu chủ đề này có thể tìm ra


13
những khám phá và đóng góp mới về các khía cạnh sau:
- Phát triển hướng nghiên cứu về biến đổi cấu trúc gia đình trong bối
cảnh của quá trình già hóa dân số ở vùng nơng thơn Việt Nam như hiện nay.
- Những đặc điểm cụ thể của biến đổi cấu trúc gia đình ở nơng thơn đồng
bằng sơng Hồng hiện nay.
- Kết quả có được từ nghiên cứu sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi về
những thay đổi trong cấu trúc gia đình ở vùng nơng thơn đồng bằng sông
Hồng hiện nay.
7.2. Ý nghĩa của luận án
7.2.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung thêm những hiểu biết về hướng tiếp cận
biến đổi cấu trúc gia đình ở khu vực nơng thơn hiện nay. Đây là vấn đề có
tính trọng tâm trong tiếp cận nghiên cứu xã hội học, đồng thời là hướng
nghiên cứu còn mới và cần tiếp tục phát triển trong tương lai. Bên cạnh đó,
nghiên cứu góp phần khẳng định vai trị và tầm quan trọng của gia đình trong
bối cảnh xã hội nông thôn ngày càng nhiều biến động và phát triển có tác
động đáng kể đến mối quan hệ và chức năng của thiết chế quan trọng này.

Đây là vấn đề chưa được đề cập nhiều đến các cơ sở lý luận hay lý thuyết
nghiên cứu trước đây biến đổi cấu trúc gia đình.
7.2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu cung cấp các số liệu thực tiễn, bằng chứng thực nghiệm về
biến đổi cấu trúc gia đình và các yếu tố tác động đến biến đổi cấu trúc gia
đình ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh già hóa dân
số. Kết quả nghiên cứu có thể góp phần đưa ra các bằng chứng khoa học


14
cho việc dự báo xu hướng biến đổi cấu trúc gia đình, phục vụ việc xây
dựng chính sách gia đình và quản lý phát triển gia đình một cách phù hợp.
Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng
dạy xã hội học gia đình, xã hội học dân số, xã hội học quản lý.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận án được chia thành 4
chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng biến đổi cấu trúc gia đình ở nơng thơn đồng bằng
sông Hồng hiện nay
Chương 4: Một số yếu tố ảnh hưởng đến biến đổi cấu trúc gia đình trong bối
cảnh già hóa dân số ở nơng thơn đồng bằng sông Hồng.


15
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Ngày nay, hướng nghiên cứu về gia đình và biến đổi cấu trúc gia đình
vẫn là một chủ đề rất quan trọng và cần thiết ở nhiều nước trên thế giới, trong

đó có Việt Nam nói chung và khu vực nơng thơn đồng bằng sơng Hồng nói
riêng. Những chiều cạnh biến đổi khác nhau của gia đình đặt trong bối cảnh
già hóa dân số trở thành đối tượng nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học,
chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tâm lý…trong đó, xã hội học là một
ngành khoa học đi đầu trong việc tiếp cận nghiên cứu và phổ biến các kết quả
nghiên cứu về gia đình và biến đổi gia đình một cách rõ ràng.
1.1. NGHIÊN CỨU VỀ BIẾN ĐỔI QUY MƠ, CẤU TRÚC GIA ĐÌNH TRÊN THẾ
GIỚI, VIỆT NAM VÀ VÙNG NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Trên khắp thế giới các gia đình đang thay đổi, sự thay đổi lớn nhất nằm
ở việc thay đổi cấu trúc của gia đình. Số lượng gia đình mở rộng giảm dần và
số lượng gia đình cha mẹ đơn thân ngày càng tăng lên. Hiện tại, chỉ có 38%
gia đình có cả bố mẹ sống với con ở mọi lứa tuổi; hộ gia đình đơn thân chiếm
8%, trong đó tỷ lệ phụ nữ sống cùng con chiếm tới 84% [2]. Các mô hình gia
đình mới xuất hiện và ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong xã hội như mơ hình gia
đình chỉ có một thế hệ, hay gia đình chỉ có một người cũng đang tồn tại. Tỷ
trọng mơ hình gia đình hạt nhân hai thế hệ ngày càng tăng lên so với mơ hình
gia đình mở rộng nhiều thế hệ sống chung theo kiểu truyền thống [23]. Điều
này được giải thích là do điều kiện kinh tế trong xã hội đã có nhiều thay đổi
theo hướng ngày càng tốt hơn trước, đi kèm với sự thay đổi về kinh tế là các
giá trị truyền thống cũng bị ảnh hưởng, nhiều giá trị mới trong đời sống xã hội


16
xuất hiện như tự do do cá nhân, quan niệm về hưởng thụ, sự khác biệt trong
sinh hoạt hàng ngày… đã làm cho các đôi vợ chồng mới cưới hoặc sau vài
năm tự tin tách ra khỏi gia đình bố mẹ để ở riêng.
Như ở Nhật Bản, hộ gia đình hạt nhân ngày càng chiếm tỷ lệ cao, năm
2005 là 58,9%, đến năm 2015 tăng lên đến 87% và ở các đô thị lớn như
Tokyo, Osaka tỷ lệ lên đến 90% [49].

Tại Pháp, các cuộc tổng điều tra dân số cho thấy, quy mơ hộ trung bình
đã giảm một cách đều đặn, có ít các hộ gia đình hỗn hợp hơn (gồm cả các
thành viên khác không phải cha mẹ và con cái của họ) và nhiều hộ chỉ gồm
một và hai người. Xu hướng này không chỉ diễn ra ở riêng nước Pháp mà là
xu hướng chung của các nước châu Âu, nó cho thấy sự thay đổi này có ảnh
hưởng mạnh liên quan tới hành vi gia đình như: rời khỏi gia đình (1970); hình
thành quan hệ sống chung 1970, 1960); sinh con (1960); chia tay (1970, 1980
và những năm gần đây); đứa con trưởng thành tách khỏi gia đình; góa bụa và
biến đổi cơ cấu dân số, đặc biệt là sự gia tăng của người lớn tuổi, sống một
mình đã góp phần làm giảm quy mơ gia đình trong những năm gần đây.
Ngồi ra, một lý do quan trọng khác làm cho quy mơ gia đình thay đổi đó là
sự gia tăng của các cặp vợ chồng lớn tuổi do tỷ lệ tử vong giảm. Tỷ lệ người
sống một mình gia tăng mạnh và có sự khác biệt theo giới tính, nhiều đàn ơng
lớn tuổi sống một mình sau khi ly hơn bởi vì trong nhiều trường hợp phụ nữ
sống với con như mẹ đơn thân; nhiều phụ nữ lớn tuổi sống một mình sau khi
chồng mất (do tuổi thọ phụ nữ cao hơn nam giới) [86].
Một yếu tố quan trọng khác làm cho cấu trúc gia đình thay đổi đó là tỷ
lệ sinh thấp. Tỷ lệ sinh đang giảm trên quy mơ tồn cầu, bao gồm cả những
trường hợp ngoài ý muốn hay tự nguyện. Tại Mỹ, số trẻ sinh ra trong năm


17
2018 đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng ba thập kỷ qua. Xu hướng
giảm này bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2007 và
2008, nhưng vẫn không thể tăng lên ngay cả khi Mỹ đã phục hồi nền kinh tế.
Các ca sinh ở Mỹ đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong nhiều thập kỷ qua, tỷ
lệ phụ nữ sinh con trong độ tuổi sinh nở đã giảm xuống còn 1,76 ca sinh mỗi
phụ nữ vào năm 2017, giảm so với tỷ lệ 1,82 vào năm 2016. [150].
Tỷ lệ sinh ở Mỹ giảm mạnh nhưng vẫn cao hơn so với các nước như Ý
(1,4), Đức (1,5) và Nhật Bản (1,4). Ở châu Âu, chỉ có Pháp là nước có tỷ lệ

sinh ở gần mức sinh thay thế là 2,0. Theo tính tốn, tỷ lệ sinh tối ưu để duy trì
dân số là 2,1 [146].
Các nước Đông Á cũng đang vật lộn với thực trạng tỷ lệ sinh giảm khi
ghi nhận mức thấp kỷ lục ở nhiều quốc gia. Tại Singapore, số trẻ sinh trong năm
2018 thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Tại Hàn Quốc, tỷ lệ sinh giảm
xuống còn 0,98 vào năm 2018 (năm 2017 là 1,05), thấp kỷ lục và nằm trong số
những nước thấp nhất thế giới. Đây là lần đầu tiên con số này giảm xuống dưới
mức trung bình kể từ khi bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 1970 [149].
Tại Trung Quốc, số liệu của chính phủ cho thấy, tỷ lệ sinh trong năm
2018 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi nới lỏng chính sách một con vào
năm 2014. Tương tự, Nhật Bản đã ghi nhận tỷ lệ sinh thấp nhất từ trước đến
nay. Chính phủ hiện phải đối mặt với việc phải đưa ra các biện pháp hiệu quả
hơn để đạt được mục tiêu tỷ lệ sinh vào cuối năm 2025 và duy trì dân số ở
mức khoảng 100 triệu vào năm 2060 [145].
Tại Hồng Kông, số liệu từ Bộ Y tế cho thấy, tỷ lệ sinh đã giảm 78% từ
năm 1961 đến 2017. Tỷ lệ sinh của thành phố này luôn thấp hơn tỷ lệ thay thế
2,1 con/phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trong 36 năm qua và chỉ đạt ở mức 1,1


18
trong năm 2017 [147].
Nhìn chung, xu hướng biến đổi cấu trúc gia đình của các nước trên thế
giới trong thời gian qua là thu hẹp về quy mơ, gia đình mở rộng gần như biến
mất, thay thế cho nó là các mơ hình gia đình nhỏ như mơ hình gia đình hạt
nhân, gia đình đơn thân..., cùng với đó là xu hướng giảm mạnh tỷ lệ sinh.
Đối với Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện thành công sự nghiệp
đổi mới đất nước cũng như q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tồn cầu
hóa và hội nhập quốc tế đã làm cho gia đình có sự biến đổi lớn nhất từ trước
đến nay. Xu hướng biến đổi cấu trúc gia đình Việt Nam trong thời gian gần
đây là thu nhỏ về quy mơ và hạt nhân hóa nhằm phù hợp với xu hướng của

hiện đại hóa. Điều này phản ảnh đúng quy luật phát triển của gia đình trên thế
giới hiện nay, tuy nhiên, tốc độ của sự biến đổi diễn ra không giống nhau ở
từng thành phần của cấu trúc gia đình [114].
Quy mơ gia đình Việt Nam thời gian qua chứng kiến nhiều biến động
đa dạng. Số liệu của các cuộc tổng điều tra dân số cho thấy, trong mấy thập
kỷ vừa qua, bình quân nhân khẩu một hộ gia đình từ 5,2 người năm 1979,
giảm xuống 4,8 năm 1989, xuống mức 3,8 năm 2009 và chỉ cịn 3,6 người/hộ
năm 2019. Số nhân khẩu trong gia đình có nhiều biến động và có xu hướng
giảm dần theo từng thập kỷ. Do vậy, quy mơ gia đình Việt Nam có xu hướng
khơng ngừng thu nhỏ, đồng thời cấu trúc của gia đình cũng ngày càng đơn
giản hơn theo hướng hạt nhân hóa (gia đình chỉ gồm vợ chồng và các con
chưa trưởng thành) [66].
Bên cạnh đó, dân số Việt Nam đã có những biến động mạnh mẽ về cơ
cấu tuổi. Kết quả từ cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở cho thấy, tổng tỷ suất
sinh (TFR) năm 2019 là 2,09 con/phụ nữ, bằng mức sinh thay thế. Điều này


19
cho thấy Việt Nam vẫn duy trì mức sinh ổn định trong hơn một thập kỷ qua,
xu hướng sinh hai con ở Việt Nam là phổ biến đúng với tinh thần trong Nghị
quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu, Khóa XII,
Ban Chấp hành Trung ương Đảng về cơng tác dân số trong tình hình mới:
“Cơng tác tuyên truyền, giáo dục, nhận thức về dân số và kế
hoạch hóa gia đình của các cấp, các ngành và tồn dân có bước
đột phá. Mỗi cặp vợ chồng có 2 con đã trở thành chuẩnn mực, lan
tỏa, thấm sâu trong toàn xã hội”.
Kết quả số liệu về TFR giai đoạn 2001 - 2019 của Việt Nam có xu
hướng giảm đều qua các năm, từ 2,25 con/phụ nữ năm 2001 xuống 1,99
con/phụ nữ năm 2011; giai đoạn 2012 - 2019, đạt bằng hoặc dưới mức sinh
thay thế (dao động từ 2,04 đến 2,10 con/phụ nữ) (Tổng điều tra dân số và nhà

ở năm 2019). Trong khi đó, tỷ suất chết thô (CDR) năm 2019 của cả nước là
6,3 người chết/1000 dân (thành thị là 5,1 người chết/1000 dân, nông thôn 6,9
người chết/1000 dân). CDR năm 2019 thấp hơn so với năm 2009 (6,8) và cao
hơn năm 1999 (5,6). CDR tăng lên khơng có nghĩa là Việt Nam đang phải đối
mặt với những vấn đề về chăm sóc sức khỏe, dịch bệnh hay chiến tranh, thiên
tai mà nguyên nhân ở đây chủ yếu là do thay đổi về cơ cấu tuổi của dân số.
Kết quả Tổng điều tra năm 2019 cho thấy, tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên
(nhóm có tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi cao) tăng 1,3 điểm phần trăm trong
vòng 10 năm qua (năm 2009 là 6,4%, năm 2019 là 7,7%) đã làm CDR của
Việt Nam tăng nhẹ.
Tốc độ tăng dân số giảm từ mức trung bình 2,4%/năm giai đoạn 1979 1989 xuống mức 1,7% giai đoạn 1989 - 1999, 1,2% giai đoạn 1999 - 2009 và
1,14%/năm giai đoạn 2009 - 2019. Do đó, trong thời gian qua, cơ cấu tuổi dân


×