Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

DINH DƯỠNG CHO TRẺ BIẾNG ĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 31 trang )

Dinh dưỡng học CNTPB – K12
GV: VƯƠNG BẢO THY
Dinh dưỡng học CNTPB – K12
DINH DƯỠNG CHO TRẺ BIẾNG ĂN
MỞ ĐẦU

Trẻ em là đối tượng được quan tâm trong mọi thời đại, mọi xã hội. Sự phát triển
đầy đủ về thể chất và tinh thần của trẻ em ngày hôm nay chính là sự phát triển của xã hội
sau này. Chính vì vậy việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ là một việc làm vô cùng quan
trọng trong gia đình và các tổ chức.
Hiện nay, ở việt Nam được xã hội đặc biệt là cha mẹ quan tâm rất nhiều về tình
trạng biếng ăn của trẻ em.Trẻ biếng ăn luôn là vấn đề khiến các bậc phụ huynh đau đầu.
Biếng ăn, lười ăn, không chịu ăn, mất thời gian của người lớn, là những việc hàng
ngày các bậc cha mẹ phải đối mặt, bởi một ngày của người lớn trung bình là 3 bữa cơm,
trong khi đối với trẻ là nhiều bữa chính phụ và nếu bữa nào bé cũng lười ăn thì còn đau
đầu nữa.
Biếng ăn là vấn đề phổ biến, đang được bàn luận rộng rãi trên hầu hết các diễn
đàn dành cho cha mẹ và trẻ nhỏ cũng như các trang báo, có thể coi như là một bài toán
hóc búa, khó tìm lời giải của các bà mẹ hiện đại. Câu hỏi “Làm sao cho con ăn đủ chất,
phát triển khỏe mạnh” càng “nóng” hơn khi hiện nay mỗi gia đình thường chỉ từ 1 đến 2
con. Có thể nói, chứng biếng ăn là “chướng ngại vật” nặng ký mà các mẹ gặp phải trên
chặng đường nuôi con đầy gian nan và vất vả.
GV: VƯƠNG BẢO THY
Dinh dưỡng học CNTPB – K12
I. Thực trạng về dinh dưỡng và biếng ăn của trẻ em hiện nay.
Theo khảo sát cho thấy đa số trẻ em ở độ tuổi đến trường có dấu hiêu biếng ăn
mặc dù có cân nặng và tăng trưởng ở giới hạn bình thường. Căn cứ trên kết quả Khảo sát
Tình trạng Dinh dưỡng Khu vực Đông Nam Á (SEANUTS) mà FrieslandCampina phối
hợp với Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia (thuộc Bộ Y Tế) và Hội Dinh Dưỡng Việt Nam thực
hiện từ năm 2010 – 2012 cho thấy cho thấy hơn 50% trẻ em từ 6 tháng đến 11 tuổi thiếu
hụt các vitamin A, B1, C, D và sắt trong chế độ ăn hàng ngày.


Suy dinh dưỡng và thiếu vi chất tiếp tục là những vấn đề đáng quan tâm hàng đầu hiện nay,
cứ 3-4 trẻ em Việt Nam trong độ tuổi mầm non và tiểu học thì có 1 trẻ trong tình trạng
dinh dưỡng không hợp lý: thiếu hoặc thừa dinh dưỡng.
Vì vậy, việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn cũng cần một giải pháp dinh dưỡng
hợp lý. Riêng đối với một số ít trẻ biếng ăn có liên quan đến bệnh lý đặc biệt gây sụt cân
nên cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt, giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng và tăng cân.
Ngoài ra, vẫn chưa có những giải pháp dinh dưỡng cụ thể cho những trẻ biếng ăn nhưng
cân nặng và tăng trưởng bình thường. Hơn thế nữa, trẻ biếng ăn có xu hướng ăn ít đạm và
béo trong khi đó lại ưa dung nạp chất đường bột (carbohydrate). Điều này cũng chỉ ra
rằng việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn cần lưu ý hạn chế carbohydrate và tăng
cường chất đạm và chất béo để tái lập sự cân bằng dinh dưỡng vì một chế độ ăn không
hợp lý thời thơ ấu (ở trẻ biếng ăn) có thể liên quan đến một số bệnh thường gặp khi
trưởng thành.
Theo Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Gia Khánh hiện nay, tỷ lệ bà mẹ mang con đến
khám vì lý do biếng ăn cũng ở mức rất cao (45,9% – 57,7%). Tuy nhiên, bên cạnh biếng
ăn bẩm sinh, biếng ăn sinh lý cũng còn nhiều trẻ biếng ăn do quan niệm sai lầm của cha
mẹ về thực hành dinh dưỡng.
GV: VƯƠNG BẢO THY
Dinh dưỡng học CNTPB – K12
Một khảo sát trên hơn 3.000 bà mẹ của Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho thấy:
70% các bà mẹ phạm sai lầm trong việc cho con ăn mà không biết. Điều này lý giải vì
sao số lượng trẻ biếng ăn ở nước ta vẫn ở mức cao dẫn đến tỷ lệ mất cân bằng dinh
dưỡng ở trẻ nhỏ tăng cao. Căn cứ trên số liệu điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2009 - 2010
tại 63 tỉnh, thành phố với hơn 50.000 trẻ từ 2-5 tuổi cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể
nhẹ cân còn ở mức 19,62%, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi là 29,05%.
Tại hội nghị, Tiến sĩ Frits A.J. Muskiet cũng phân tích tầm quan trọng của dinh
dưỡng cân bằng cho sự phát triển tương lai của trẻ nhỏ vì một chế độ ăn không hợp lý
thời thơ ấu có thể liên quan đến một số bệnh thường gặp khi trưởng thành. Một chế độ
dinh dưỡng cân bằng hợp lý cho trẻ nhỏ rất quan trọng cho tương lai, ảnh hưởng đến sự
tăng trưởng về thể chất khi trưởng thành.

Phát biểu tại hội nghị, bà Hazleena Hashim - Giám đốc tiếp thị ngành hàng sữa
bột khu vực Châu Á Thái Bình Dương của FrieslandCampina - cho biết: “Qua hội thảo,
chúng tôi muốn thông qua các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng đưa ra các giải pháp cụ thể
giúp các bà mẹ quan tâm hơn đến việc bổ sung các dưỡng chất thiếu yếu vào chế độ dinh
dưỡng của con.
Bên cạnh đó, hội thảo cũng giúp FrieslandCampina định hướng, nghiên cứu và
phát triển sản phẩm mới để đáp ứng đúng nhu cầu dinh dưỡng, đồng thời gợi mở và dựng
những chương trình cần thiết để phát triển thể chất của trẻ em Việt Nam”.
II. TÌNH TRẠNG TRẺ BIẾNG ĂN HIỆN NAY.
1. Biếng ăn là gì?
Biếng ăn là triệu chứng có thể gặp ở tất cả các lứa tuổi. Ở trẻ, biếng ăn là do trẻ
bị giảm hoặc mất hẳn việc thèm ăn. Biếng ăn là một triệu chứng tổng quát của
tình trạng sức khoẻ kém và gần như luôn luôn đi kèm với cơn sốt.
Trẻ được coi là biếng ăn khi không chịu ăn đủ số lượng thức ăn cần thiết. Biếng
ăn thường là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do bệnh lý hay tâm
lý.
Trẻ biếng ăn, ăn ít, ăn không đủ lượng cũng như chất, gây ra tình trạng thiếu nhiều
chất dinh dưỡng quan trọng như đạm, dầu mỡ, vitamin, các yếu tố vi lượng
(kẽm,selen)… Thiếu các chất này càng làm cho trẻ biếng ăn hơn, suy dinh dưỡng
nặng hơn.
2. Các trường hợp biếng ăn thường gặp.
2.1 Biếng ăn do bệnh lí:
Biếng ăn bệnh lý là một dạng rối loạn ăn uống do trẻ có bệnh lý thực thể hoặc
bệnh lý tiêu hoá, gồm những nguyên nhân bệnh lý thường gặp như:
GV: VƯƠNG BẢO THY
Dinh dưỡng học CNTPB – K12
- Trẻ mắc các bệnh cấp tính: Viêm phổi, sốt,
viêm mũi họng, tiêu chảy, viêm gan, nhiễm
khuẩn huyết…
- Trẻ mắc các bệnh mạn tính hoặc bẩm sinh:

Tim bẩm sinh, bại não…
- Trẻ mắc các bệnh tổn thương răng miệng:
mọc răng, sâu răng, viêm hoặc loét vùng
miệng họng…
- Trẻ mắc bênh về đường tiêu hóa, men tiêu
hóa tiết ra kém làm giảm yếu tố kích thích
thèm ăn dẫn đến biếng ăn ở trẻ nhỏ. Bệnh đường tiêu hóa đặc biệt nguy hiểm. Bởi trẻ
không có cảm giác muốn ăn và hấp thụ kém thức ăn, khiến cơ thể suy yếu và không được
cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết, làm hệ miễn dịch suy giảm. Trẻ dễ mắc các bệnh
nhiễm khuẩn và lại tiếp tục bị biếng ăn kéo dài. Đây là một trong những nguyên nhân-
thủ phạm gây biếng ăn thường thấy ở trẻ.
2.2 Biếng ăn do tâm lí:
Quan niệm của người Việt luôn mong muốn con mình ăn uống được
nhiều, béo khỏe bụ bẫm.
Cuộc sống ngày càng
phát triển đồng nghĩa
với vật chất đầy đủ và
chăm sóc con cái được
đầy đủ, nhưng vô hình
chung lại gây ra tình
trạng cho trẻ ăn quá
nhiều. Trẻ không ăn
được thì ép ăn. Và tác
hại khôn lường là gây ra
tâm lý ức chế, sỡ hãi với
thức ăn ở trẻ. Nguy hiểm hơn là hình thành tâm lý đối kháng và cũng
việc hình thành tính cách không tự chủ ở trẻ.
Biếng ăn do thay đổi đột ngột món ăn hoặc người cho trẻ ăn.
- Trẻ biếng ăn do món ăn quá quen thuộc không có thay đổi và lặp lại thường xuyên.
Thực đơn bữa ăn của trẻ không phong phú. Nếu ngày nào cũng là một nồi cháo thập cẩm,

cho dù cung cấp đủ rau xanh và thịt, cá nhưng chắc chắn làm trẻ chán, không hứng thú
GV: VƯƠNG BẢO THY
Dinh dưỡng học CNTPB – K12
với chuyện ăn uống.
- Biếng ăn do bị ức chế về cảm giác ăn no. Cha mẹ thường ép con ăn đủ số lượng dự
tính nhưng lại không quan tâm xem thực tế trẻ đã no chưa. Việc ép ăn như vậy trong thời
gian dài gây ra tâm lý đối kháng với trẻ khi ăn, dần dần dẫn đến tình trạng biếng ăn và
bỏ ăn ở trẻ.
3. Dấu hiệu trẻ biếng ăn.
“Chứng biếng ăn” là thuật ngữ chỉ
hiện tượng bé không ăn, ăn không
đủ lượng dinh dưỡng cần thiết.
Theo các nghiên cứu gần đây,
biếng ăn có nhiều triệu chứng biểu
hiện khác nhau, dễ nhận thấy nhất
là 5 biểu hiện như sau:
- Bé ăn ít hơn bình thường, ngậm
thức ăn trong miệng lâu không
chịu nuốt, bữa ăn thường kéo dài
khoảng hơn 30 phút.
- Số bữa ăn hoặc lượng thức ăn
của bé ăn được trong mỗi bữa ít
hơn so với các bé cùng độ tuổi.
- Trong bữa cơm bé không chịu ăn một số loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa hoặc từ
chối ăn tất cả các loại thức ăn và tâm trạng không thoải mái.
- Bé thường có biểu hiện quấy nhiễu trong giờ ăn như chạy trốn khi tới bữa ăn, nghe thấy
tiếng lanh canh của thìa, bát, hay nhìn thấy thức ăn thì có phản ứng buồn nôn hoặc khóc
la bướng bỉnh.
- Bé không tăng cân trong nhiều tháng liên tiếp.
4. Nguyên nhân gây tình trạng trẻ biếng ăn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng biếng ăn ở bé. Đôi khi chỉ là do khí hậu thay đổi
tác động đến tình trạng sức khỏe làm bé biếng ăn hơn mọi ngày. Nếu bé đang mắc các
bệnh như viêm đường hô hấp hay tiêu chảy thì cũng rất dễ dẫn đến hiện tượng biếng ăn
ngắn hạn. Cũng có khi do mẹ cho bé ăn thức ăn không hợp khẩu vị, thành phần thức ăn
cho bé không đầy đủ dưỡng chất, cho ăn không đúng cách như dọa nạt, ép trẻ ăn quá
nhiều hay thờ ơ, ít quan tâm đến bữa ăn của trẻ cũng rất dễ khiến bỏ bữa ăn hằng ngày.
GV: VƯƠNG BẢO THY
Dinh dưỡng học CNTPB – K12
Nếu tình trạng bỏ bữa này có thể kéo dài, chứng biếng ăn sẽ trở nên nghiêm trọng kéo
dài.
Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn của trẻ:
4.1 nguyên nhân đầu tiên phải nói tới là do thiếu ăn
Người mẹ khi mang thai thiếu ăn (thiếu sắt, canxi, kẽm, các vitamin ) dẫn tới trẻ bị thiếu
ăn và suy dinh dưỡng ngay ttrong bụng mẹ. Kết quả là trẻ sinh non tháng, thiếu cân dãn
tới lười bú mẹ ngay từ những tháng đầu sau khi sinh. Những trẻ sinh thường, đủ cân có
thể lười bú mẹ, bỏ bú mẹ hoặc đang ăn sữa ngoài bình thường tự nhiên giảm lượng ăn
hoặc bỏ hẳn sữa ngoài. Với trẻ lớn hơn cũng xảy ra tình trạng như vậy. Dẫn tới tình trạng
này cũng do thiếu ăn(khẩu phần ăn không cân đối, thiếu chất) nên thiếu vitamin D,
vitamin C, vitamin nhóm B, magie, đặc biệt là tình trạng thiếu canxi.
4.2 Thức ăn không hợp khẩu vị, không hợp với lứa tuổi trẻ.
Một số ông bố bà mẹ cho rằng chỉ có một số loại thức ăn bổ và tốt cho trẻ như: thịt, sữa,
trứng, cá quả, … và với niềm tin
này, họ tích cực cho cục cưng của
mình ăn các thức ăn bổ này hết
ngày này qua ngày khác. Nếu cộng
thêm kiểu nấu lặp đi lặp lại một số
món thì việc trẻ chán ăn là điều dễ
hiểu. Thực tế, trẻ cần các loại thức
ăn đa dạng, vì khi phối hợp nhiều
loại thực phẩm, chúng sẽ hỗ trợ cho

nhau tạo nên phẩu phần cân đối, trẻ
ăn sẽ ngon miệng hơn, và dễ hấp
thu các chất dinh dưỡng hơn. Ngoài
thịt, cá, trứng, sữa, phụ huynh nên cho trẻ ăn thêm đậu. vừng, lạc, tôm, cua, lươn, rau
xanh, quả chín,…. Khi trẻ còn bé – 7 đến 12 tháng tuổi – thì nấu bột, nấu cháo với các
loại thức ăn đa dạng trong 4 nhóm thực phẩm (đạm, béo, đường, vitamin và muối
khoáng), nhưng khi trẻ lớn hơn - từ sau 12 tháng – đã có đủ răng cửa và một số răng hàm,
nếu trẻ chán ăn bột, cháo, có thể cho trẻ ăn bún, phở, mì,… nấu với các thực phẩm đa
dạng.
4.3. Trẻ bị ép ăn theo một chế độ cứng nhắc, tạo nên tâm lí sợ ăn.
GV: VƯƠNG BẢO THY
Dinh dưỡng học CNTPB – K12
Do lo lắng sợ con đói, con còi nên khi thấy
bé ăn không hết bát bột, bát cháo là nhiều
bà mẹ cố nhồi, cố ép trẻ ăn cho hết. Nhiều
lần như vậy, bé sẽ đâm chán ăn và sợ ăn,
dần dần thành phản xạ, nên cứ nhìn thấy
bưng thức ăn ra là không muốn ăn. Chúng
ta nên biết rằng khi trẻ có tâm lí thoải mái,
vui vẻ, nhất là có tâm lí ganh đua khi ăn thì
sẽ kích thích các tuyến men tiêu hoá hoạt
động, tăng bài tiết men tiêu hoá giúp trẻ ăn
ngon miệng hơn. Điều này lí giải vì sao
nhà “con đàn” dễ nuôi hơn con một. Các
ông bố, bà mẹ nên tạo điều kiện cho con
mình hoà nhập với các bạn cùng trang lứa
trong vui chơi, sinh hoạt ăn uống để tạo cho trẻ có tâm lí chia sẻ và ganh đua sẽ giúp trẻ
thích ăn hơn.
4.4. Trẻ hay ăn uống vặt và ăn không đúng bữa.
Ăn các loại bánh, kẹo, nước ngọt trước

bữa ăn sẽ làm tăng đường huyết và gây
cảm giác “no giả tạo”, nhưng thực chất là
trẻ vẫn đói và vẫn bị thiếu dinh dưỡng. Do
vậy, chỉ cho trẻ ăn, uống đồ ngọt sau bữa
ăn với số lượng hạn chế. Nên cho trẻ ăn
đúng giờ mỗi ngày.
4.5. Nhiễm kí sinh trùng đường ruột.
Trẻ bị nhiễm kí sinh trùng đường ruột như giun đũa, giun móc, giun kim… thường chán
ăn, xanh xao. Nên tẩy giun cho trẻ theo định kì 6 tháng một lần và giữ vệ sinh ăn uống,
nơi ở.
4.6. Thiếu một số vitamin.
Các vitamin A,B,C… và một số yếu tố vi lượng (sắt, kẽm,…) tham gia hình thành các
men tiêu hoá và quá trình chuyển hoá, hấp thu thức ăn, các chất dinh dưỡng này có trong
thức ăn từ động vật (thịt, các, trứng,…) và các thức ăn từ thực vật (đậu, đỗ, rau, qủa và
ngũ cốc), nhưng do trẻ lười ăn, ăn ít hoặc ăn kiêng nên bị thiếu. Việc bổ xung vitamin và
vi chất dinh dưỡng thường được thực hiện dưới dạng polyvitamin theo đúng chỉ dẫn của
bác sĩ có thể cải thiện được tình trạng chán ăn của trẻ. Tuy nhiên, không nên dùng thưốc
GV: VƯƠNG BẢO THY
Dinh dưỡng học CNTPB – K12
kéo dài vì sẽ gây thừa và có hại.
4.7. Trẻ đang bị bệnh
-Khi trẻ bị bệnh như viêm đường hô hấp
trên, viêm phế quản, tiêu chảy, viêm tai
giữa thì việc trẻ mệt mỏi và chán ăn là
đương nhiên. Chăm sóc ăn uống cho trẻ
lúc này rất quan trọng, giúp trẻ mau khỏi
bệnh và bình phục. Khi trẻ ốm, cần cho ăn
những thứ thức ăn mềm, giàu dinh
dưỡng.Chọn loại thức ăn mà trẻ thích và
kiên trì dỗ trẻ ăn từng ít một, ăn làm nhiều

bữa.
Nếu loại bỏ các nguyên nhân trên rồi mà
trẻ của bạn vẫn biếng ăn thì có thể nghĩ tới bé lười ăn do thiếu men tiêu hoá.
-Trẻ bị thiếu men tiêu hoá thường đi ngoài phân không mịn, có những hạt trắng lổn
nhổn, gọi là phân sống. Bình thường trong cơ thể trẻ có rất nhiều ,loại men tiêu hoá để
giúp cơ thể tiêu hoá và hấp thu các loại thức ăn làm cho trẻ chóng đói, muốn ăn và ăn
ngon miệng. Nếu bị thiếu men tiêu hoá, phụ huynh có thể cho trẻ uống thêm men nhưng
phải theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, chỉ nên cho trẻ dùng men tiêu hoá trong vòng 1-
2 tuần. Không nên dùng men tiêu hoá kéo dài, vì sẽ gây ức chế các tuyến tiêu hoá sản
xuất men trong cơ thể. Với trẻ sau 6 tháng tuổi, hàng ngày nên cho trẻ ăn thêm sữa chua.
4.8 Do rối loạn tiêu hóa
Loạn khuẩn đường ruột, rối loạn sự co bóp và tiết dịch dạ dày ruột dễ khiến trẻ buồn
nôn, nôn trớ, đau bụng, tiêu chảy, đầy bụng, ăn không tiêu, táo bón Hệ tiêu hóa hoạt
động không bình thường ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống của trẻ. Đa số các bé sẽ ăn
trở lại bình thường sau một vài ngày và không quá một tuần. Nếu các triệu chứng rối loạn
tiêu hóa có xu hướng nặng lên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám.
Song song với quá trình điều trị, mẹ cần cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ nhai nuốt, dễ tiêu
hóa, bổ sung thêm men tiêu hóa giúp tái lập sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột.
4.9 Do chế độ dinh dưỡng thiếu vi chất
Hầu hết cha mẹ đều biết việc cần đa dạng các loại thức ăn để giúp bé cảm thấy ngon
miệng và ăn uống dễ dàng hơn. Các bữa ăn cần cung cấp đủ đạm, mỡ, đường, vi chất với
thành phần cần đối cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên vì nhiều lý do như: chất
lượng của thực phẩm chưa đảm bảo, việc chế biến không đúng cách, trẻ chỉ chịu ăn một
số loại thức ăn nhất định Điều này dẫn đến một tỷ lệ lớn trẻ biếng ăn kèm theo thiếu hụt
vi chất. Báo cáo gần đây của Viện dinh dưỡng cho thấy trẻ em Việt Nam từ 6 tháng đến
GV: VƯƠNG BẢO THY
Dinh dưỡng học CNTPB – K12
12 tuổi thiếu vi chất nghiêm trọng. Kết quả này thể hiện nhiều điểm bất hợp lý trong khẩu
phần ăn, chế độ dinh dưỡng của trẻ hiện nay.
4.10 Do nhiễm trùng

Khi virus hay vi khuẩn xâm nhập cơ thể gây viêm nhiễm một cơ quan nào đó như: tai,
mũi, họng, mắt, miệng, đường tiêu hóa trẻ sẽ sốt, ho, mệt mỏi , dẫn đến trẻ không
muốn ăn hoặc chỉ ăn với số lượng ít.
Khi đó, cha mẹ nên đưa bé đi khám và tuân theo chỉ định của bác sĩ. Trẻ cần được điều trị
dứt điểm việc nhiễm trùng song song với việc tăng cường chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng
thông qua khẩu phần ăn, sử dụng các chế phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất. Phục hồi
thể lực và tăng cường sức đề kháng ở trẻ luôn là yếu tố hàng đầu trong bất cứ một liệu
trình điều trị nào.
4.10 Do trẻ gặp khó khăn khi nhai nuốt
Viêm amidan, mọc răng, nấm lưỡi, áp xe lợi, viêm tuyến nước bọt cũng là một trong
những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Trong khi điều trị nguyên nhân, mẹ nên cho trẻ ăn
thức ăn mềm, dễ nuốt, uống thêm sữa và chia thành nhiều bữa nhỏ.
5. Hậu quả và cách khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn.
Khi biếng ăn bé sẽ thiếu hụt dinh dưỡng và năng lượng, dẫn đến nguy cơ
suy dinh dưỡng cao. Từ đó sẽ làm giảm việc hấp thu dưỡng chất, giảm sức đề
kháng và dẫn đến bệnh. Và khi bệnh bé sẽ biếng ăn.
Như vậy bé biếng ăn sẽ rất dễ rơi vào vòng luẩn quẩn biếng ăn và bệnh. Do
GV: VƯƠNG BẢO THY
Dinh dưỡng học CNTPB – K12
đó, bé cần bổ sung dinh dưỡng và chăm sóc tốt hơn để thoát khỏi vòng luẩn quẩn
này. Trẻ gặp phải những trở ngại trong ăn uống thường:có nguy cơ tiếp nhận
những thực phẩm ít dinh dưỡng hơn những trẻ không biếng ăn có nguy cơ tăng
trưởng và phát triển nhận thức không hoàn chỉnh, và tổn thương chức năng miễn
dịch.
5.1 Hậu quả của tình trang trẻ biếng ăn
5.1.1Thiếu hụt dưỡng chất làm rối loạn tăng trưởng:78% phụ huynh có trẻ biếng ăn đều
lo lắng về tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng
Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển nên nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày rất lớn. Phụ
huynh có trẻ biếng ăn đều lo lắng về tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng Trẻ em gặp phải
những trở ngại trong việc ăn uống thường thu nạp những thực phẩm ít dinh dưỡng hơn

những trẻ không biếng ăn hay những trẻ không có những hành vi kén chọn thức ăn. Cũng
bởi lẽ trẻ cần dưỡng chất để hỗ trợ cho sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng trong
những năm tháng đầu đời của trẻ, hậu quả của việc thiếu hụt dinh dưỡng trong quãng thời
gian này có thể là rất nghiêm trọng.Trẻ không được thu nhận một chế độ dinh dưỡng đầy
đủ và cân đối ở giai đoạn tăng cường này có thể phải gánh chịu một nguy cơ tăng trưởng
không hoàn chỉnh, và quá trình triển nhận thức khiếm khuyết, cũng như tổn thương chức
năng miễn dịch cùng với nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm ngày càng tăng. Trẻ gặp
phải những trở ngại ăn uống có nhiều khả năng trải qua quá trình tăng trưởng không hoàn
chỉnh hơn so với những trẻ không có những hành vi ăn uống kén chọn. Khi trẻ biếng ăn,
nguồn dưỡng chất nạp vào mỗi ngày không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển, trong đó phải
kể tới những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ song nếu thiếu sẽ gây ra nhiều tác hại
vô cùng lớn như: thiếu vitamin A khiến mắt khô; thiếu vitamin B1 có thể gây tê phù;
thiếu sắt có nguy cơ gây thiếu máu; thiếu vitamin D, calci có thể gây bệnh còi xương…
Đây cũng chính là con đường ngắn nhất dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ. Tình trạng
phổ biến thường gặp ở các phòng khám dinh dưỡng là những trẻ có chỉ số thấp bé, nhẹ
cân hơn trẻ cùng độ tuổi hầu hết là các trẻ biếng ăn.
5.1.2 Sụt cân
Trẻ biếng ăn trong 2 năm đầu đời có nguy cơ nhẹ cân nhiều hơn 3 lần so với trẻ ăn uống
tốt.
5.1.3 Chậm phát triển trí não
GV: VƯƠNG BẢO THY
Dinh dưỡng học CNTPB – K12
Dinh dưỡng là một trong ba yếu tố quyết định sự phát triển trí tuệ của trẻ (dinh dưỡng,
gen, môi trường học tập và rèn luyện). Trẻ biếng ăn sẽ gặp phải nguy cơ thiếu một hoặc
nhiều chất quan trọng sau: Protein, Omega 3, Omega 6, DHA, Taurine, Sắt, Taurin… -
những chất tác động đến sự hoạt động hiệu quả của bộ não.
Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng với trẻ bị biếng ăn, thua kém hơn hẳn về điểm trí
tuệ so với trẻ được bổ sung đầy đủ dưỡng chất (14 điểm chuẩn MDI - Mental
Developmental Index) và sự thua thiệt này có thể ảnh hưởng suốt 5 năm phát triển về sau
của trẻ.

5.1.4 Sức đề kháng giảm, dễ nhiễm bệnh
Trong 10 bà mẹ có trẻ biếng ăn được hỏi, có đến 9 bà mẹ than phiền sức đề kháng của trẻ
suy giảm nghiêm trọng, hệ miễn dịch ở trẻ giảm sút, các chứng bệnh dễ dàng tấn công.
Trẻ có số ngày bệnh nhiều hơn 29%, và có nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp trên nhiều
hơn 45%.Tình trạng dinh dưỡng có liên hệ mật thiết với khả năng miễn dịch chống chọi
lại bệnh tật của cơ thể. Dinh dưỡng kém đã từ lâu được nhận thấy có tác động làm suy
yếu hệ miễn dịch bằng cách hủy hoại dần dần chức năng của cơ chế đáp ứng miễn dịch
chính, dẫn đến nhiều chuỗi bệnh liên tiếp xảy ra thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn
ở trẻ. Cảnh báo này đặc biệt cao ở những trẻ dưới 5 tuổi; 35% gánh nặng bệnh tật của trẻ
ở độ tuổi này đều được quy cho dinh dưỡng kém. Suy giảm hệ thống miễn dịch có thể do
thu nạp không đủ năng lượng hay thiếu hụt đặc biệt một số vi chất dinh dưỡng cụ thể
(vitamin và khoáng chất); những vấn đề này thường xảy ra rất phổ biến.
Đặc biệt là những căn bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp như viêm họng, viêm đường hô
hấp trên, viêm phổi, tiêu chảy… Khi bệnh, trẻ lại càng biếng ăn hơn. Điều này vô tình tạo
nên một vòng luẩn quẩn mệt mỏi cho các bậc phụ huynh: trẻ biếng ăn – bệnh – biếng ăn
– suy dinh dưỡng – bệnh – biếng ăn.
5.1.5 Ảnh hưởng phát triển chỉ số cảm xúc
Chỉ số cảm xúc hay còn gọi là chỉ số EQ. Trẻ có chỉ số EQ cao sẽ phát triển tốt khả năng
giao tiếp, diễn đạt, hòa đồng với bạn bè, thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường
sống. Có thể xem đây chính là nền tảng tốt giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, kỹ năng cần
thiết để thành công trong tương lai. Tuy nhiên, trẻ biếng ăn thường có chỉ số EQ thấp, trẻ
có xu hướng thụ động, sống thu mình, khó hòa nhập, thiếu bạn bè… lâu dài có thể dẫn
đến tự kỷ, học kém, khó thành đạt.
5.1.6 Rối loạn nhận thức
GV: VƯƠNG BẢO THY
Dinh dưỡng học CNTPB – K12
Hậu quả ảnh hưởng đến khả năng nhận thức học tập có thể kéo dài đến 5 năm sau. Biếng
ăn làm giảm 14 điểm trí tuệ MDI.
Trẻ gặp phải những trở ngại ăn uống có nhiều khả năng phát triển nhận thức khiếm
khuyết và có chỉ số phát triển tâm thần thấp hơn. Thậm chí ngay cả ở những trẻ em được

nuôi dưỡng đầy đủ, khỏe mạnh, chỉ cần bỏ ăn sáng thôi cũng đã để lại ảnh hưởng tiêu cực
lên biểu hiện nhận thức, được kiểm chứng thông qua một số thử nghiệm về tốc độ và tính
chính xác trong giải quyết vấn đề.Dinh dưỡng kém ở trẻ nhỏ làm mài mòn dần động lực
và sự tò mò khám phá ở trẻ, làm giảm các hoạt động vui chơi và tìm hiểu xung quanh,
giảm khả năng học hỏi của trẻ.
5.2 Cách khắc phục những hậu quả của trẻ biếng ăn
Bổ sung trở lại những chất dinh dưỡng thiếu hụt vào trong khẩu phần ăn có thể giúp khôi
phục lại chức năng miễn dịch và sức đề kháng chống chọi với các bệnh nhiễm trùng. Các
vi khuẩn có lợi hay còn gọi là probiotics, cư trú bình thường trong ruột của người, ở cả
trẻ em và người lớn, góp phần tích cực duy trì sự khỏe mạnh của hệ miễn dịch.
Những “vi khuẩn tốt” này, chủng Lactobacillus và chủng vi khuẩn Bifidobacterium giúp
tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch bình thường trong ruột và làm giảm khả
năng tăng trưởng của các vi khuẩn gây bệnh. Chất xơ prebiotics cũng rất quan trọng trong
việc củng cố vững chắc hàng rào miễn dịch trong ruột; những chất xơ này thường không
được tiêu hóa ở phần trên của ống tiêu hóa, vì vậy các vi khuẩn đường ruột cuối cùng sẽ
phân hủy nó thông qua quy trình lên men sinh hóa.
Có một bằng chứng rõ ràng là chất xơ prebiotics này hỗ trợ cho sự tăng trưởng của các vi
khuẩn có lợi probiotics cư trú trong đường ruột của người.Đến lượt mình, những vi khuẩn
này một phần nào đó sẽ kích hoạt những tế bào miễn dịch trong ruột có liên hệ với các
mô lymphô, hoặc bằng cách tiếp cận trực tiếp hoặc bằng cách phóng thích ra các sản
phẩm gây kích thích các tế bào miễn dịch đó.
Các vi khuẩn có lợi probiotics cũng điều hòa các đáp ứng miễn dịch bằng cách thải ra các
sản phẩm phụ của quá trình lên men (chuỗi ngắn các axit béo axetat, butyrate, và
proprionat), giúp cung cấp nhiên liệu cho sự tăng trưởng và quá trình chuyển hóa của các
tế bào miễn dịch ở ruột.
-Một số vi chất cần bổ sung giúp đẩy lùi tình trạng biếng ăn ở trẻ:
+ Kẽm: Kẽm là một nguyên tố cần thiết duy trì sự sống. Thiếu kẽm ảnh hưởng đến sự
chuyển hóa của các tế bào vị giác, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Sự thiếu hụt này còn
GV: VƯƠNG BẢO THY
Dinh dưỡng học CNTPB – K12

ảnh hưởng xấu đến tinh thần của trẻ. Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ lớn
trẻ mắc tự kỷ và những bệnh liên quan như hội chứng Asperger, cơ thể có sự thiếu hụt vi
chất kẽm một cách bất thường. Ngoài ra, những trẻ thiếu kẽm còn có nguy cơ thấp còi,
suy dinh dưỡng, hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy Trẻ từ 01 tuổi
đến 10 tuổi cần khoảng 10 mg kẽm mỗi ngày.Các loại thực phẩm có chứa nhiều kẽm
như: ngao, sò, hàu, cá biển… Trứng gà, các loại thịt đỏ và các thực phẩm họ đậu cũng rất
giàu loại khoáng chất này.
+ Selen: chất này có trong thành phần enzym làm phân hủy các lipoperoxyd, chống sự
xuất hiện của adehyd và các gốc tự do gây tổn hại cho nhiễm sắc thể. Ngoài ra, còn
nhiều enzym khác và một số co-enzym có chứa selen hoặc cần có sự có mặt của selen
mới sinh tổng hợp được như galactosidase, nitrate reducase, papain, Co-enzym Q (tên
khác là ubiquinon – một chất chống oxy hóa chủ yếu của cơ thể). Vai trò của Selen đối
với hệ thống miễn dịch đã được chứng minh và vẫn đang tiếp tục nghiên cứu ứng dụng
trong điều trị bệnh. Trẻ em cần một lượng selen trong khẩu phần ăn tối ưu là 10 - 15 mcg
mỗi ngày.
+ Lysine: Lysine là một acid amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp. Bổ sung
Lysine giúp trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa, hấp thụ tối đa dinh dưỡng. Dưỡng
chất này còn giúp phát triển chiều cao, ngăn ngừa bệnh còi xương, loãng xương nhờ tác
dụng tăng cường hấp thụ canxi, ngăn cản sự bài tiết chất khoáng này ra ngoài cơ
thể.Lysine có nhiều trong trứng, thịt, cá, sữa đậu nành… nhưng dễ bị phá hủy khi chế
biến, nấu thức ăn. Vì vậy, mẹ cần chú ý cách chế biến thực phẩm để giữ lại nhiều lysine
nhất có thể.
+ Các vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B12): Tất cả các vitamin nhóm B gồm B1, B2, B3,
B12 sẽ kết hợp với nhau để giúp cho cơ thể bé khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng
của cơ thể, phát triển hệ thần kinh, duy trì quá trình trao đổi chất. Các vitamin B thường
có nhiều trong bánh mì, khoai tây, chuối, đậu lăng, tiêu, cá ngừ, các loại đậu, các loại hạt,
các loại trứng, ngũ cốc và bột yến mạch, ức gà, nước ép cà chua
Biếng ăn ở trẻ đòi hòi sự hiểu biết cũng như kiên trì trong việc chăm sóc. Việc gây sức ép
để trẻ ăn là không nên bởi nó có thể gây tâm lý không tốt ở trẻ nhỏ, trong một số trường
hợp, cách làm đó còn có thể gây biếng ăn tâm lý, làm trầm trọng thêm chứng biếng ăn ở

trẻ.
III. Giải pháp cho trẻ biếng ăn.
1. Các giải pháp khi trẻ biếng ăn.
GV: VƯƠNG BẢO THY
Dinh dưỡng học CNTPB – K12
1.1 Thư giản
Các bé thường có xu hướng thích tự kiểm soát cuộc sống của mình, điều đó khiến chúng
cảm thấy thỏa mãn hơn, tự tin hơn – và cách chúng cư xử với đồ ăn là một trong những
biểu hiện của xu hướng này. Chúng ta càng
ép, trẻ càng chống đối và không muốn ăn.
Muốn giải quyết tận gốc vấn đề, hãy tự thả
lỏng bản thân mình trước.
Thay vì bắt trẻ phải ăn một loại đồ ăn nào đó
vì chúng bổ dưỡng hay đắt tiền và chúng ta
cảm thấy rất tiếc nếu trẻ không ăn; hãy đơn
giản là cho trẻ lựa chọn vài loại đồ ăn trong một bữa, và để trẻ tự ăn. Chúng ta chỉ nên
hướng dẫn trẻ cách ăn mà thôi. Đặt đồ ăn trước mặt bé, nếu bé không muốn ăn, chúng ta
đừng ép, và cũng đừng căng thẳng về điều đó bởi các bé rất nhạy cảm và chúng sẽ nhận
ra sự căng thẳng của chúng ta đấy!
Ngoài ra, sẽ thật tuyệt nếu chúng ta có thể làm gương cho trẻ trong việc ăn uống. Thay vì
nói với trẻ “Con thử món này nhé, ngon lắm!” thì bạn hãy ăn món đó một cách thật ngon
miệng – thậm chí bạn chẳng cần nói gì bé cũng sẽ tò mò mà đòi ăn thử đấy.
1.2. Khen ngợi
Mọi trẻ em đều thích được khen. Chính vì vậy, nếu bé thử một loại đồ ăn mới, hãy khen
ngợi bé một cách nhiệt tình và vui vẻ. “Con vừa ăn thử cà rốt đấy, con ngoan quá! Mẹ rất
vui!”.
Với cách này, bạn đã ngầm gửi một thông điệp tới bé rằng khi bé ăn thì mẹ sẽ vui và bé
sẽ được khen. Lần sau muốn được khen bé lại sẽ thử những đồ ăn mới mà bạn đưa cho.
Với cách làm này, việc muốn thử đồ ăn mới là việc sẽ xuất phát từ tự thân bé mà bạn
không cần phải ép.

1.3. Cho phép bé chọn lựa
Không chỉ là chọn đồ ăn, chúng ta còn có thể khiến bé hứng thú hơn với bữa ăn hàng
ngày khi bạn cho phép bé lựa chọn đĩa, bát ăn hay cốc uống nước. Bé sẽ mong đến bữa
ăn để được tự mình lựa chọn xem hôm nay mình sẽ ăn bát có hình con thỏ hay con hổ?
Màu đỏ hay màu xanh?
Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý thỏa thuận với trẻ rằng việc này sẽ chỉ có thể thực hiện tại
GV: VƯƠNG BẢO THY
Dinh dưỡng học CNTPB – K12
nhà thôi nhé, còn khi đi ăn tiệm hoặc tới nhà người khác thì bé phải “có gì dùng nấy” như
người lớn đấy!
1.4. Làm đồ ăn bắt mắt
Làm đồ ăn thật bắt mắt có thể sẽ tốn thời gian
chuẩn bị, nhưng kết quả lại hơn chúng ta mong
đợi đấy. Chúng ta thử cắt đồ ăn thành những
hình khối và kích cỡ thu hút, có thể tỉa tót rau củ
thành đồ chơi hoặc con vật nào đó, hay biến củ
khoai lang thành tàu hỏa, biến khoai tây nghiền
thành những đám mây Dù bé có khó tính đến
mấy, bé cũng không thể chối từ những đồ ăn
hấp dẫn này.
1.5. Đặt cho món ăn một tên khác
Không chỉ sáng tạo thay đổi bề ngoài món ăn, chúng ta cũng thử gọi chúng bằng một cái
tên mới mẻ khác. Ví dụ như gọi món chân gà thành “móng vuốt khủng long” hay món
xoài được thái mỏng là “bờm của sư tử”… thực tế là, với những cái tên càng kỳ lạ, con
bạn lại càng muốn ăn hơn.
1.6. Để con giúp nấu ăn
Hãy để bé tham gia nấu ăn cùng mẹ. Lũ trẻ thường thích giúp đỡ mẹ nấu nướng và cảm
thấy tự hào khi được làm vậy. Khi con bạn giúp chuẩn bị bữa ăn, bé thường thích ăn có
đóng góp của mình hơn là món ăn chỉ do mẹ nấu. Vì thế, hãy để bé giúp bạn một tay khi
nấu ăn nhé, đây cũng là cơ hội tốt để bạn

dạy con biết cách nấu nướng.
1.7. Giấu thức ăn đi
Chúng ta có thể dùng biện pháp
giấu thức ăn con không thích
vào một món khác để con
không nhận ra. Chẳng hạn, bạn
nghiền rau củ rồi để vào trong
bánh mỳ, hoặc đồ nướng nào
đó, hay xay nhuyễn rau củ cùng
GV: VƯƠNG BẢO THY
Dinh dưỡng học CNTPB – K12
các loại hoa quả để tạo nên một cốc sinh tố hấp dẫn.
1.8. Hỏi ý kiến bé
Đôi khi trước khi nấu, chúng ta thử hỏi xem ý bé có thích ăn món này không. Dù chúng
ta có thể nghĩ con sẽ chối không muốn ăn, nhưng biết đâu đấy, bé lại làm bạn ngạc nhiên
bởi tính khí “sáng nắng chiều mưa” của mình.
• Cho trẻ ăn vào giờ cố định:
Tùy theo độ tuổi, trẻ sẽ có nhu cầu dinh dưỡng, số lượng bữa ăn chính phụ, số lượng thực
phẩm cần ăn trong mỗi bữa ăn khác nhau.khi bắt đươc nhịp lúc trẻ cảm thấy đói, chúng ta
tìm cách cố định giờ ăn cho trẻ vào khoảng thời gian ấy.trẻ quen với nhịp sinh hoạt điều
độ sẽ ăn ngủ đúng giờ, giúp trẻ ăn ngon miệng, tránh được việc ăn uống thất thường lúc
nhiều lúc ít.
• Hãy để trẻ tự ăn:
Phần lớn trẻ sẽ ăn nhiều hơn nếu chúng
ta để trẻ tự xúc.Nếu chúng ta cứ bón
cho trẻ ăn mãi dần dần trẻ sẽ nhận thức
rằng bữa ăn đúng là một cực hình đầy
khó chịu, chẳng khác gì phải gội đầu
hay uống thuốc. Hãy làm cho trẻ thấy
rằng bữa ăn là niềm vui, là sự thích ngi

giống như trẻ đang chơi một trò chơi
vui vậy
• Kích thích vị giác, khứu
giác
Để trẻ cảm thấy ăn uống không còn là vấn đề “cực hình”, nên tạo cảm giác hứng thú cho
trẻ ngay từ thìa đầu tiên. Ngoài việc chú trọng đến loại thực phẩm, cách chế biến phù hợp
với độ tuổi và khẩu vị của bé, cần phải đảm bảo vị giác và khứu giác của bé cảm nhận
mùi, vị của thức ăn tốt. Khi cảm thấy thơm ngon, bé sẽ ăn một cách tự nhiên mà không
cần phải ép hay “ dọa nạt”.
1.12 Thiết lập thói quen ăn uống khoa học
Dù bé ăn ít hay ăn nhiều, mẹ cũng chỉ cho bé ăn một ngày 5 bữa, 3 bữa chính và 2 bữa
phụ. Các bữa ăn chính và bữa ăn phụ được sắp xếp vào một giờ nhất định để trẻ dần nhận
biết cảm giác no, đói. Các bữa ăn vặt nên trước bữa ăn khoảng 2 tiếng, với các loại trái
cây, nước trái cây, sữa xen kẽ đều với giữa các bữa ăn chính.
1.13. Tạo không khí vui tươi, thân thiện khi bé ăn và cùng ăn với bé
GV: VƯƠNG BẢO THY
Dinh dưỡng học CNTPB – K12
Khi được ăn cùng với gia đình, bé sẽ cảm
nhận được sự hào hứng với bữa ăn của mọi
người, từ đó cũng tập trung với chuyện
thưởng thức các món ăn hơn. Cha mẹ ăn
những loại thực phẩm dinh dưỡng để bé bắt
chước ăn theo. Từ đó bé sẽ cảm thấy thú vị
hơn trong các bữa ăn, ăn được nhiều hơn và
thoát khỏi tình trang biếng ăn.
2. Những thực phẩm nên dùng cho trẻ biếng ăn
Cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh bắt kịp
tăng trưởng:
2.1.Các loại thực phẩm giàu chất đạm (đặc biệt đạm nguồn gốc động vật)
Sữa: Tốt nhất là trẻ được bú sữa mẹ, trong

trường hợp không thể:
 Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể thay thế
một phần sữa bổ sung bằng sữa chua nếu
trẻ thích vị sữa chua ngày từ 1 – 2 cốc
(không ăn lúc đói). Trẻ < 6 tháng: Sữa chua
nên làm từ sữa bột công thức đang nuôi trẻ.
 Hoặc có thể trộn thêm sữa bột vào bột
cháo trứng/thịt của trẻ với tỷ lệ thấp (1 – 2
thìa sữa bột/ 200ml dung dịch bột/cháo
trứng, thịt).
 Những trẻ > 6 tháng biếng ăn sữa cần tăng cường thêm những chế phẩm của sữa
như format mềm rất dầu canxi và năng lượng.
 Nếu có điều kiện kinh tế và mẹ ít hoặc không có sữa nên dùng cho trẻ sữa bột
công thức có hàm lượng năng lượng cao để đảm bảo được năng lượng và thành phần
dinh dưỡng trong khẩu phần với số lượng
ăn được ít hơn yêu cầu (1Cal/1ml sữa).
 Cho trẻ uống thêm sữa dầu 5%: 100ml
sữa bột công thức trộn thêm 1 thìa cà phê
GV: VƯƠNG BẢO THY
Dinh dưỡng học CNTPB – K12
dầu thực vật 5ml (loại dầu ăn dùng để ăn sống, trộn xa-lát).
Trứng: là thức ăn bổ, tốt cho trẻ em, trong trứng có nhiều chất đạm, chất béo, muối
khoáng và các loại vitamin. Chất đạm của trứng có đầy đủ các acid amin cần thiết ở tỷ lệ
cân đói do đó trẻ dễ hấp thu. Lòng đỏ trứng về giá trị dinh dưỡng có nhiếu chất đạm, chất
béo, vitamin và muối khoáng nên lòng đỏ tốt hơn lòng trắng do vậy trẻ dưới 1 tuổi chỉ
nên ăn lòng đỏ. Lòng trắng trứng thành phần chủ yếu là đạm nên cho trẻ trên 1 tuổi ăn cả
quả trứng.
Thịt : là thực phẩm dinh dưỡng cao (thịt gà – 22, 4%
đạm, thịt bò – 21%, thịt nạc thăn – 19% đạm) khi trẻ
trên 1 tuổi có thể dùng thịt nạc vai, thịt mông sấn để

tăng thêm năng lượng cho trẻ.
Cá tôm cua: cũng rất nên tăng cường cho trẻ ăn vì
chúng chứa nhiều chất đạm (16-20%) lại dễ tiêu hoá
hơn đạm thịt.
Ngoài ra còn
chứa nhiều can
xi, phốt pho giúp trẻ không bị còi xương (chú ý trẻ
khoảng từ 7 tháng tuổi có thể ăn được các loại thực
phẩm này nhưng phải tập ăn sau đạm trứng, thịt và
tập dần từ ít đến nhiều).
Ở những gia đình không có điều kiện cho trẻ ăn nhiều đạm trứng, thịt thì có thể thay thế
bằng đậu tương, đậu xanh, lạc là thực phẩm thực vật cung cấp chất đạm, béo giá thành rẻ.
Nhưng trong những trường hợp này khuyến nghị cho nhu cầu protein ăn vào cần được đặt
cao hơn một chút (do đạm thực vật tỷ lệ đạm thường thấp hơn và khả năng hấp thu đối
với hệ tiêu hoá người cũng thấp hơn
so với đạm động vật).
2.2. Các loại thực phẩm
giàu chất béo:
Chất béo là nguồn năng lượng quan
trọng từ thực phẩm, với cùng một
hàm lượng nó cung cấp hơn gấp đôi
GV: VƯƠNG BẢO THY
Dinh dưỡng học CNTPB – K12
năng lượng so với chất đạm và chất bột: ngoài ra nó giúp hấp thu các vitamin tan trong
dầu (vitamin A, D, E, K rất cần cho phát triển xương, mắt) và cung cấp các acid béo no
cần thiết. Do vậy, cần đảm bảo ăn đủ lượng dầu, mỡ cho trẻ để đảm bảo đủ nhu cầu năng
lượng theo lứa tuổi của trẻ.
Nên cho trẻ ăn cả dầu thực vật lẫn mỡ động vật đặc biệt là mỡ gà vì có chứa tới 18% acid
béo chưa no rất tốt cho sự hấp thu của trẻ, bên cạnh đó còn có chứa những acid béo no
cần cho chuyển hoá của trẻ.

2.3. Các thực phẩm giàu glucid:
Gạo, mì: Với lượng lớn trong khẩu phần ăn
đóng vai trò quan trọng trong cung cấp năng
lượng.
Ngoài ra cần chú ý cho trẻ uống đủ nước, ăn
đủ rau, hoa quả tươi để cung cấp đủ các
vitamin, chất xơ và các yếu tố vi lượng.
3. Xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ biếng ăn
3.1 Các nguyên tắc xây dựng khẩu phần hợp lý
- Đảm bảo đủ năng lượng:
Bảng 1.1: Nhu cầu năng lượng cho trẻ dưới 10 tuổi:
Tuổi Năng lượng (kcal)
Dưới 6 tháng 620
6 – 12 tháng 820
1 – 3 tuổi 1300
4 – 6 tuổi 1600
GV: VƯƠNG BẢO THY
Dinh dưỡng học CNTPB – K12
7 – 9 tuổi 1800
Đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cần thiết:
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Việt Nam, nhu cầu các chất dinh dưỡng
cần thiết theo tỷ lệ sau:
- Lượng protid: Chiếm 12 – 14% tổng nhu cầu năng lượng.
- Lượng lipid: Chiếm 18 – 25 % tổng nhu cầu năng lượng.
- Lượng glucid: Chiếm 60- 70% tổng nhu cầu năng lượng.
- Vitamin và chất khoáng: Chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng là thành phần không thể thiếu
trong dinh dưỡng.
- Các chất dinh dưỡng có tỷ lệ cân đối:
Cân đối về các yếu tố sinh năng lượng:
+ Cân đối về protid: Trong thành phần protid cần có đủ các acid amin cần thiết ở

tỷ lệ cân đối thích hợp. Do protid nguồn gốc động vật và thực vật khác nhau về chất
lượng, nên người ta hay dùng tỷ lệ % protid động vật/tổng số protid để đánh giá sự cân
đối này. Trước đây, nhiều tài liệu cho rằng lượng protid nguồn gốc động vật nên đạt 50-
60% tổng số protid và không nên thấp hơn 30%. Gần đây, nhiều tác giả lại cho rằng đối
với người trưởng thành tỷ lệ protid nguồn gốc động vật khoảng 25-30% tổng số protid là
thích hợp; đối với trẻ em tỷ lệ này cần cao hơn [1], [2].
+ Cân đối về lipid: Một mặt, đó là tỷ lệ năng lượng do lipid so với tổng số năng
lượng, mặt khác là yêu cầu cân đối giữa các aicd béo trong khẩu phần ăn, trên thực tế
biểu hiện bằng thương quan giữa lipid có nguồn gốc động vật và thực vật.
Trong mỡ động vật có nhiều acid béo no, còn trong dầu thực vật lại có nhiều acid
béo chưa no. Acid béo no gây tăng cường lipoprotein có tỷ trọng thấp vận chuyển
cholesterol từ máu tới tổ chức và có thể tích luỹ ở các thành động mạch. Ngược lại, acid
GV: VƯƠNG BẢO THY
Dinh dưỡng học CNTPB – K12
béo chưa no gây tăng các lipoprotein có tỷ trọng cao đưa cholesterol từ mô đến gan để
thoái hoá.
Theo khuyến cáo của FAO và OMS, đối với người trưởng thành số lượng lipid tối
thiểu cần đạt là 15% tổng năng lượng trong khẩu phần ăn, acid béo no không vượt quá 10%
và acid béo chưa no phải đảm bảo 4 – 10% năng lượng.
+ Cân đối về glucid: Glucid là thành phần cung cấp năng lượng quan trọng của
khẩu phần. Glucid có vai trò tiết kiệm protein ở khẩu phần nghèo protid, cung cấp đủ
glucid thì lượng nitơ ra nước tiểu sẽ thấp. Trong các hạt ngũ cốc và hạt họ đậu, nguồn
glucid thường đi kèm theo một lượng tương ứng các vitamin nhóm B, nhất là vitamin B1
cần thiết cho chuyển hoá glucid. Các loại đường, bột gạo xay xát quá trắng thường thiếu
vitamin B1. Mặt khác, các loại rau, quả, khoai củ là nguồn chất xơ giá trị nhất, ở đây
chúng thường đi kèm theo những chất pectin là những chất chỉ có trong rau, quả. Pectin
ức chế các hoạt động gây thối ở ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các vi
khuẩn có ích. Cân đối giữa saccharose và fructose cũng có ý nghĩa trong việc phòng bệnh
xơ vữa động mạch. Vì thế, đối với khẩu phần có nhiều saccharose phải có một lượng quả
thích đáng. Các yêu cầu cân đối nói trên chỉ được xét đến khi khẩu phần đã đảm bảo năng

lượng.
+ Cân đối về vitamin: Vitamin tham gia nhiều chức phận chuyển hoá quan trọng
của cơ thể, vì vậy nhu cầu vitamin phụ thuộc vào cơ cấu các thành phần dinh dưỡng khác
trong khẩu phần.
Vitamin nhóm B cần thiết cho chuyển hoá glucid, do đó nhu cầu bình thường được
tính theo mức nhiệt lượng của khẩu phần ăn. Theo FAO và OMS, cứ 1000kcal của khẩu
phần cần có 0.4mg vitamin B
1
; 0.55mg vitamin B
2
; 6.6 đương lượng Niaxin
Chế độ ăn có nhiều chất béo làm tăng nhu cầu về vitamin E. Vitamin E là chất
chống oxy hoá của các chất béo, ngăn ngừa hiện tượng peroxit hoá các lipid. Các loại dầu
thực vật có nhiều vitamin E, ngoài ra các loại hạt nảy mầm cũng là nguồn vitamin E rất
tốt.
GV: VƯƠNG BẢO THY
Dinh dưỡng học CNTPB – K12
Cung cấp đủ protid là điều kiện cần cho hoạt động bình thường của nhiều vitamin.
Đối với vitamin A, hàm lượng protid trong khẩu phần vừa phải sẽ tạo điều kiện cho tích
luỹ vitamin A trong gan, nhưng khi tăng lượng protid lên tới 30 - 40% thì sử dụng
vitamin A tăng lên, do đó tạo điều kiện xuất hiện sớm các biểu hiện thiếu vitamin A.
Ngược lại, khi khẩu phần nghèo protein thì các biểu hiện thiếu vitamin A sẽ kéo dài. Vì
vậy, khi dùng các thức ăn giàu protid như sữa gầy cho trẻ em suy dinh dưỡng phải tăng
thêm vitamin A, cũng như khi điều trị bệnh thiếu vitamin A phải kèm theo tăng protid
thích đáng.
+ Cân đối về chất khoáng: Các hoạt động chuyển hoá trong cơ thể được tiến
hành bình thường là nhờ tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể. Cân bằng kiềm
toan duy trì tính ổn định đó. Trong thức ăn các thành phần có yếu tố kiềm như Ca
++
, Mg

+
+
, K
+
… chiếm ưu thế. Ngược lại, ở một số thức ăn lại có các yếu tố gây toan như Cl
-
, P
4-
,
S
2-
chiếm ưu thế. Nhìn chung, các thức ăn có nguồn gốc thực vật (trừ ngũ cốc) là thức
ăn gây kiềm, các thức ăn có nguồn gốc động vật (trừ sữa) là các thức ăn gây toan.
3.2 Khẩu phần ăn phải đảm bảo cân đối và hợp lý:
Một khẩu phần ăn cân đối và hợp lý trước hết cần đủ về năng lượng và đủ các chất dinh
dưỡng (4 nhóm thực phẩm: Protein – Lipid – Glucid - Vitamin và muối khoáng). Trẻ phải được ăn
đủ các chất dinh dưỡng vì Protein không được sử dụng có hiệu quả nếu thiếu năng lượng và một
số vitamin. Con người, nhất là trẻ em muốn tạo máu không những cần đạm mà cần sắt, đường,
Vitamin B12, bên cạnh đó trẻ không hấp thu canxi khi khẩu phần ăn không hợp lý về tỉ lệ canxi và
nếu cung cấp thiếu protid thì Vitamin A không phát huy tác dụng mặc dù cung cấp đủ vitaminA.
+ Khẩu phần phải cân đối về các chất sinh năng lượng (P-L-G), đủ các vitamin và
chất khoáng.
 Cân đối giữa các chất sinh năng lượng: Protein nên chiếm từ 12-15%, Lipid từ 20-
25% và Glucid nên 60-70% tổng số năng lượng của khẩu phần.
 Cân đối về Protein: Protein là thành phần quan trọng nhất, tỉ số Protein nguồn gốc
động vật so với tổng số Protein là 1 tiêu chuẩn nói lên chất lượng Protein trong
GV: VƯƠNG BẢO THY
Dinh dưỡng học CNTPB – K12
khẩu phần. Đặc biệt trẻ em nên 50% là protein có nguồn gốc ĐV, 50% trong khẩu
phần protein có nguồn gốc TV.

 Cân đối về Lipid: 2 nguồn chất béo ĐV và TV phải có mặt trong khẩu phần ăn,
một số trường hợp có khuynh hướng thay thế hoàn toàn mỡ động vật bằng dầu thực
vật là không hợp lý. Cấu tạo của não cần chất bột mà chất bột thực vật là sản phẩm
oxy hoá (các peroxit hoặc axit béo chưa no là những chất có hại đối với cơ thể). Tổng
số lipid thực vật/tổng số lipid là 70%.
 Đối với Glucid: Đối với trẻ em glucid cần chiếm 61% tổng số năng lượng của
khẩu phần.
 Đủ các loại vitamin, đặc biệt chú ý tới vitamin A, C và các vitamin nhóm B.
+ Cân đối của các chất khoáng: tỉ lệ Canxi/Phospho, đối với trẻ em nên từ 1 –
1,5.
Trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau thì nhu cầu dinh dưỡng sẽ khác nhau. Theo khuyến
nghị của Viện Dinh dưỡng nhu cầu khuyến nghị của trẻ 3 - 5 tuổi năm 2007 [5] như
sau:
Bảng 1.1: Đậm độ các chất dinh dưỡng nên có trong 1000 Kcal*
Đậm độ trong 1000 kcal Ghi chú
Năng lượng Theo tuổi, giới và
lao động
Đậm độ năng lượng ở trẻ 2 - 5 tuổi: 0,6 -0,8
kcal/ml thức ăn lỏng, 2 kcal/1g thức ăn đặc
Protein 20 - 25g 8 - 10% tổng năng lượng nếu chất lượng protein
cao.
25 - 30g 10 - 12% tổng năng lượng nếu chất lượng Protein
thấp.
Chất bột 16 - 39g 15 - 35% tổng năng lượng
GV: VƯƠNG BẢO THY
Dinh dưỡng học CNTPB – K12
Glucid 140 - 190g 55 - 75% tổng năng lượng
Vitamin A 350 - 500 mcg 1RE=1 mcg Retinol = 6 mcg be ta carotene
Vitamin C 25 - 30 mg
Vitamin B

1
0,5 - 0,8 mg
Vitamin B
2
0,6 - 0,9 mg
Vitamin PP 6 - 10 mg 60mg tryptophan = 1mg Vitamin PP
Sắt 3,5 - 5,5 - 11 mg Tuỳ giá trị sinh học khẩu phần cao hay thấp
Canxi 250 - 400 mg
Bảng 1.2: Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ 3 – 5 tuổi
Thành
phần
NL
(kcal)
Pr
(g)
Ca
(mg)
Fe
(mg)
B1
(mg)
B2
(mg)
PP
(mg)
A
(mcg)
C
(mg)
Nhu

cầu
1400- - -
1600
40 -
45
500 7,0 1,1 1,1 12,1 400 45
Trẻ lớn hơn đã ăn bổ sung:
Nên cho ăn các loại thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu hoá và chia thành bữa nhỏ.
Khẩu phần ăn cho trẻ trong 7 ngày:
GV: VƯƠNG BẢO THY

×