Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Pháp luật của wto về sở hữu trí tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.98 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

PHÁP LUẬT CỦA WTO VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
BÀI THUYẾT TRÌNH CUỐI MƠN
MƠN: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Giảng viên:
PGS. TS. TRẦN THĂNG LONG

Thực hiện: Nhóm 3
1. Phan Hồng Hà
2. Nguyễn Bình Hậu
3. Nguyễn Thu Hiền
4. Lê Nhỏ
5. Võ Văn Phong

TP. HCM - Tháng 06/2023


i

LỜI CAM ĐOAN
Nhóm 3 cam đoan rằng bài thuyết trình này được các thành viên của nhóm
phân cơng thực hiện theo hướng dẫn của Giảng viên.
Trong quá trình thực hiện, các thành viên của nhóm có tham khảo những nội
dung liên quan đến chủ đề và đưa vào bài thuyết trình một cách phù hợp. Các tài
liệu tham khảo được liệt kê đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo ở phần cuối.
TP. HCM, tháng 06/2023
TM. Nhóm 3
Trưởng nhóm



Lê Nhỏ

Nhóm 3

Pháp luật của WTO về SHTT


ii

LỜI CẢM ƠN
Các thành viên Nhóm 3 xin gởi lời cảm ơn đến thầy PGS. TS. Trần Thăng
Long đã giảng dạy và hướng dẫn ở môn học Luật Thương mại quốc tế, cũng như
cảm ơn sự hướng dẫn chi tiết của Thầy để nhóm có thể hồn thành bài thuyết trình
này.
Nhờ sự ân cần của Thầy, đặc biệt là sự động viên khích lệ đối với các học
viên nên việc tiếp thu các kiến thức được dễ dàng hơn. Sự khuyến khích của Thầy
thay vì những áp lực đã giúp học viên học tập và nghiên cứu với tinh thần hứng
khởi.
Với tinh thần như vậy, Nhóm 3 triển khai thực hiện nơi dụng bài thuyết trình
này cùng sự tập trung nghiên túc về thời gian và nỗ lực để đáp lại công sức của
Thầy, cũng như mong muốn thực hiện một bài thuyết trình với sự cố gắng cao nhất
của từng thành viên trong nhóm.
Một lần nữa, Nhóm 3 chân thành cảm ơn thầy PGS. TS. Trần Thăng Long và
kính chúc Thầy nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui và mọi việc trong cuộc sống luôn
được như ý.
TP. HCM, tháng 06/2023
TM. Nhóm 3
Trưởng nhóm


Lê Nhỏ

Nhóm 3

Pháp luật của WTO về SHTT


iii

DANH SÁCH NHĨM
Nhóm 3
(Sắp xếp TÊN theo thứ tự ABC)
STT

HỌ VÀ

TÊN

MÃ SỐ HV

1

Phan Hồng



2283801071008

2


Nguyễn Bình

Hậu

2283801072005

3

Nguyễn Thu

Hiền

2283801071009

4



Nhỏ

2283801072012

5

Võ Văn

Phong

2283801071018


Đánh giá

MỤC LỤ

Nhóm 3

Pháp luật của WTO về SHTT

Điểm


iv

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
DANH SÁCH NHÓM........................................................................................iii
MỤC LỤC...........................................................................................................iv
1. Các vấn đề chung về pháp luật sở hữu trí tuệ của WTO.............................1
1.1 Lịch sử phát triển pháp luật sở hữu trí tuệ của WTO...........................................1
1.2 Đối tượng điều chỉnh của TRIPS.........................................................................1
1.3 Nguyên tắc của TRIPS.........................................................................................1
1.4 Quan hệ của TRIPS với các công ước quốc tế khác về sở hữu trí tuệ..................2
1.5 Áp dụng TRIPS tại các quốc gia..........................................................................3

2. Sơ lược quy định bảo hộ của TRIPS đối với các đối tượng quyền sở hữu
trí tuệ................................................................................................................4
2.1 Bản quyền và các quyền liên quan (Copyright and Related Rights)....................4
2.2 Nhãn hiệu (Trademarks)......................................................................................4
2.3 Chỉ dẫn địa lý (Geographical Indications)..........................................................4
2.4 Kiểu dáng công nghiệp (Industrial Designs).......................................................5

2.5 Sáng chế (Patents)...............................................................................................5
2.6 Thiết kế bố trí mạch tích hợp (Layout-Designs (Topographies) of Integrated
Circuits)............................................................................................................5
2.7 Bảo hộ thơng tin bí mật (Protection of Undisclosed Information).......................5

3. Các biện pháp bảo đảm thực thi bảo hộ quyền SHTT của TRIPS..............6
4. Tranh chấp về SHTT trong khuôn khổ WTO, vụ án minh họa..................6
5. Kết luận............................................................................................................9
6. Tài liệu tham khảo.........................................................................................11

Nhóm 3

Pháp luật của WTO về SHTT


1

1. Các vấn đề chung về pháp luật sở hữu trí tuệ của WTO
1.1 Lịch sử phát triển pháp luật sở hữu trí tuệ của WTO
Pháp luật về sở hữu trí tuệ (SHTT) là một trong ba trụ cột của luật WTO bên
cạnh các quy định về thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ.
Bảo hộ quyền SHTT trong luật của WTO được quy định chủ yếu ở Hiệp định về
các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT năm 1994 (TRIPS). Trước
đó, tại Điều XX (d) của GATT 1947, việc bảo hộ bản quyền, nhãn hiệu thương mại và
quyền tác giả đã được xem là một ngoại lệ đối với việc áp dụng các quy định của
GATT trong thương mại hàng hóa.
TRIPS đã tạo nên một khung pháp lý quốc tế chung về bảo vệ quyền SHTT. Sau
TRIPS, WTO tiếp tục các cuộc đàm phán và đối thoại về các vấn đề như quyền SHTT
trong các lĩnh vực như nông nghiệp, y tế, môi trường và công nghệ thông tin.
Cho đến nay, WTO tiếp tục giám sát và thúc đẩy việc thực hiện TRIPS ở các

thành viên nhằm tạo môi trường kinh doanh công bằng và bảo vệ quyền SHTT trên
toàn cầu. Các quy định của WTO về quyền SHTT được xem là cơ sở quan trọng trong
việc thúc đẩy sáng tạo, đầu tư và phát triển công nghiệp trên thế giới.
1.2 Đối tượng điều chỉnh của TRIPS
Điều 1 của TRIPS quy định rằng, SHTT bao gồm tất cả các đối tượng tại các
mục từ mục 1 đến mục 7 của Phần II, gồm 7 loại đối tượng là:
1. Bản quyền và các quyền liên quan (Copyright and Related Rights).
2. Nhãn hiệu (Trademarks).
3. Chỉ dẫn địa lý (Geographical Indications).
4. Kiểu dáng công nghiệp (Industrial Designs).
5. Sáng chế (Patents).
6. Thiết kế bố trí mạch tích hợp (Layout - Designs (Topographies) of Integrated
Circuits).
7. Bảo hộ thơng tin bí mật (Protection of Undisclosed Information).
1.3 Nguyên tắc của TRIPS
1. Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT): Điều 3.
TRIPS quy định, mỗi thành viên WTO phải dành cho công dân của thành viên
khác sự đối xử khơng kém thiện chí hơn so với cơng dân của mình trong việc bảo hộ
Nhóm 3

Pháp luật của WTO về SHTT


2

sở hữu trí tuệ. Tức là, nếu một thành viên cấp quyền, lợi ích đặc biệt hoặc đặc quyền
cho cơng dân của mình, thì cũng phải cấp những lợi thế đó cho cơng dân của các quốc
gia khác trong khi họ đang có mặt ở nước đó.
2. Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN): Điều 4.
Đối với việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, một ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc sự miễn

trừ được một thành viên WTO dành cho cơng dân của một nước thì cũng lập tức và vô
điều kiện được dành cho công dân của tất cả các thành viên khác.
3. Nguyên tắc minh bạch: Điều 63.
Điều 63 yêu cầu các nước thành viên của WTO công bố các thông tin liên quan
đến bảo hộ quyền SHTT, bao gồm các luật, quy định, quyết định xét xử cuối cùng,
quyết định hành chính, thoả ước giữa chính phủ của nước thành viên hoặc cơ quan
chính phủ với chính phủ hoặc cơ quan chính phủ của nước thành viên khác.
Nghĩa vụ công bố này được thực hiện thông qua ba phương thức: cơng bố chính
thức (khoản 1), thơng báo cho Hội đồng TRIPS (khoản 2), yêu cầu nước thành viên
khác cung cấp thông tin và cho phép tiếp cận thơng tin (khoản 3).
Mục đích của ngun tắc minh bạch là “giúp cho chính phủ và các chủ thể khác
được thông báo về khả năng thay đổi của pháp luật SHTT của nước thành viên nhằm
góp phần đảm bảo mơi trường pháp lý ổn định và có thể dự báo được”.
4. Nguyên tắc bảo hộ SHTT phải góp phần cải tiến kỹ thuật và chuyển giao
công nghệ1:
Việc bảo hộ và thực thi các quyền SHTT phải góp phần thúc đẩy cải tiến, chuyển
giao và phổ biến công nghệ, nhằm đem lại lợi ích cho người tạo ra và người sử dụng
kiến thức cơng nghệ; cũng như đem lại lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế; và tạo sự cân
bằng giữa quyền và nghĩa vụ (Điều 7).
1.4 Quan hệ của TRIPS với các công ước quốc tế khác về sở hữu trí tuệ
TRIPS sử dụng những cơng ước quốc tế quan trọng nhất đã có trong lĩnh vực
SHTT làm xuất phát điểm, gồm: Công ước Paris, Công ước Berne, Công ước Rome,
Công ước Washington.
- Áp dụng Công ước Paris (sở hữu công nghiệp): Đối với các phần II, III, và IV
của TRIPS, các thành viên phải tuân theo các Điều từ Điều 1 đến Điều 12 và Điều 19
của Cơng ước Paris (Điều 2).
Nơng Quốc Bình và ctg. (2020), Giáo trình Luật thương mại quốc tế (Tái bản lần thứ 15), Nxb. Cơng an Nhân
dân, Hà Nội, tr.135.
1


Nhóm 3

Pháp luật của WTO về SHTT


3

- Áp dụng Công ước Berne (tác phẩm văn học nghệ thuật): Các thành viên phải
tuân thủ các Điều từ Điều 1 đến Điều 21 và Phụ lục của Công ước Berne (Điều 9); Các
chương trình máy tính, dù dưới dạng mã nguồn hay mã máy, đều phải được bảo hộ
như tác phẩm văn học theo Công ước Berne (Điều 10), Berne cũng được áp dụng đối
với các quyền liên quan (Điều 14).
- Áp dụng Cơng ước Washington (mạch tích hợp): Các thành viên phải bảo hộ
phù hợp với các Điều từ Điều 2 đến Điều 7, Điều 12 và khoản 3 Điều 16.
- Công ước Rome (bảo hộ người trình diễn, người sản xuất băng đĩa, tổ chức
phát thanh truyền hình): Cơng ước Rome khơng được đưa vào TRIPS mà chỉ được
đề cập ở một số nội dung nhất định, ví dụ như nguyên tắc đối xử quốc gia, nhưng chỉ
đối với những quyền nhất định được quy định trong TRIPS2.
- Không một quy định nào trong các phần từ phần I đến phần IV của TRIPS làm
ảnh hưởng đến các nghĩa vụ đang tồn tại mà các Thành viên có thể có đối với nhau
theo Cơng ước Paris, Công ước Berne, Công ước Rome và Hiệp ước Washington
(Điều 2).
Như vậy:
- Thành viên WTO nếu tham gia Công ước Paris, Cơng ước Berne, Cơng ước
Rome, Cơng ước Washington thì vừa thực hiện TRIPS vừa thực hiện các công ước
này. Tuy nhiên, do TRIPS dẫn chiếu đến các công ước này nên khơng có xung đột về
nội dung.
- Thành viên WTO nếu không tham gia Công ước Paris, Công ước Berne, Cơng
ước Washington thì chỉ thực hiện các cơng ước này ở các nội dung mà TRIPS dẫn
chiếu đến.

- Thành viên của WTO nếu không tham gia Công ước Rome thì khơng phải tn
thủ cơng ước này mà chỉ áp dụng các nguyên tắc được đề cập.
1.5 Áp dụng TRIPS tại các quốc gia
Khoản 1 Điều 1 của TRIPS quy định việc áp dụng tại các quốc gia như sau:
- Thành viên WTO phải thi hành các quy định của TRIPS. Đối với những vấn đề
TRIPS đã thiết lập tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu, các nước thành viên không thể áp dụng
tiêu chuẩn bảo hộ ở mức độ thấp hơn. Khơng có quy chế riêng cho các nước đang hoặc
kém phát triển, trừ các quy định về giai đoạn chuyển đổi từ Điều 65 đến Điều 67.
Nguyễn Bá Diến (2004), “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định TRIPS”, Tạp chí khoa học Đại học
Quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luật, T. XX, số 4, 2004, tr.8-15.
2

Nhóm 3

Pháp luật của WTO về SHTT


4

- Thành viên WTO khơng có nghĩa vụ bảo hộ mạnh hơn mức quy định của
TRIPS, nhưng có thể áp dụng nếu không trái với các quy định của TRIPS.
- Thành viên WTO được tự do quyết định phương pháp thích hợp nhằm thi hành
TRIPS trong hệ thống pháp luật và thực tiễn của mình.
2. Sơ lược quy định bảo hộ của TRIPS đối với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
2.1 Bản quyền và các quyền liên quan (Copyright and Related Rights)
Các đối tượng được bảo hộ gồm: tác phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật
(được thể hiện ở bất kỳ phương thức hay hình thức nào); tác phẩm phái sinh; văn bản
chính thức; sưu tập; tác phẩm mĩ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp; tin tức
(khoản 1 Điều 9); chương trình máy tính (khoản 1 Điều 10); cơ sở dữ liệu, bộ sưu tập
dữ liệu hoặc tư liệu khác (khoản 2 Điều 10).

Không bảo hộ các ý tưởng, trình tự, phương pháp tính hoặc các khái niệm tốn
học (Điều 9.2).
Thời hạn bảo hộ: Khơng được dưới 50 năm (Điều 12, khoản 5 Điều 14); Chương
trình phát thanh truyền hình: khơng dưới 20 năm (khoản 5 Điều 14).
2.2 Nhãn hiệu (Trademarks)
TRIPS quy định rất rộng về phạm vi các dấu hiệu có khả năng được bảo hộ với
danh nghĩa nhãn hiệu, đó là bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu, bao gồm
dấu hiệu nhìn thấy được (như các chữ cái, các chữ số, các yếu tố hình họa) và dấu hiệu
khơng nhìn thấy được (như âm thanh, mùi, vị) có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc
dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác,
đều có thể được đăng ký làm nhãn hiệu (khoản 1 Điều 15).
Thời hạn bảo hộ: Không dưới 7 năm, được gia hạn không hạn chế số lần (Điều
18).
2.3 Chỉ dẫn địa lý (Geographical Indications)
TRIPS yêu cầu các thành viên bảo hộ cho chỉ dẫn địa lý và đảm bảo rằng chỉ dẫn
địa lý được đăng ký và bảo vệ; đồng thời ngăn chặn việc sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn
về nguồn gốc địa lý của hàng hóa và cạnh tranh không lành mạnh (khoản 2 Điều 22).
TRIPS có quy định chỉ dẫn địa lý riêng cho rượu vang và rượu mạnh (Điều 23).

Nhóm 3

Pháp luật của WTO về SHTT


5

2.4 Kiểu dáng công nghiệp (Industrial Designs)
TRIPS quy định thành viên phải bảo hộ các kiểu dáng công nghiệp mới hoặc
nguyên gốc được tạo ra một cách độc lập, không áp dụng cho những kiểu dáng công
nghiệp chủ yếu do đặc tính kỹ thuật và chức năng quyết định (Điều 25).

TRIPS có một quy định riêng về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho hàng dệt
(khoản 2 Điều 25).
Thời hạn bảo hộ: tối thiểu 10 năm (khoản 3 Điều 26).
2.5 Sáng chế (Patents)
TRIPS quy định thành viên bảo hộ sáng chế cho sản phẩm hoặc quy trình thuộc
mọi lĩnh vực cơng nghệ với điều kiện sản phẩm hoặc quy trình có tính mới, có trình độ
sáng tạo và khả năng áp dụng cơng nghiệp (khoản 1 Điều 27).
Có thể loại trừ không cấp bằng độc quyền sáng chế trong ba trường hợp: (i) trái
với trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội, gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người
và động thực vật hoặc để tránh gây nguy hại nghiêm trọng cho môi trường (khoản 2
Điều 27); (2) phương pháp chẩn đoán bệnh, các phương pháp nội và ngoại khoa để
chữa bệnh cho người và động vật (điểm 1 khoản 3 Điều 27); (3) thực vật và động vật
không phải là các chủng vi sinh, và các quy trình sản xuất thực vật và động vật, chủ
yếu mang tính chất sinh học và khơng phải là các quy trình phi sinh học hoặc vi sinh.
Thời hạn bảo hộ: không được ngắn hơn 20 năm (Điều 33).
2.6 Thiết kế bố trí mạch tích hợp (Layout-Designs (Topographies) of Integrated
Circuits)
TRIPS quy định việc bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp dựa trên các quy định
của Hiệp ước Washington và một số quy định bổ sung ở các Điều 36 đến Điều 38.
Thời hạn bảo hộ: không dưới 10 năm tính từ ngày nộp đơn đăng ký hoặc từ ngày
khai thác thương mại đầu tiên ở bất kỳ nơi nào trên thế giới; có thể quy định thời hạn
bảo hộ sẽ chấm dứt khi hết 15 năm kể từ khi tạo ra thiết kế bố trí.
2.7 Bảo hộ thơng tin bí mật (Protection of Undisclosed Information)
TRIPS chỉ rõ rằng việc bảo hộ thơng tin bí mật nhằm bảo đảm “chống cạnh tranh
không lành mạnh một cách hữu hiệu” (khoản 1 Điều 39) đối với thơng tin có tính chất
bí mật, có giá trị thương mại vì có tính chất bí mật, được giữ bí mật bằng các biện
pháp hợp lý (khoản 2).
Nhóm 3

Pháp luật của WTO về SHTT



6

Với dữ liệu thử nghiệm và dữ liệu bí mật khác, nếu phải nộp theo yêu cầu để
được phép tiếp thị dược phẩm hoặc các sản phẩm hóa nơng có chứa những thành phần
hóa học mới thì các thơng tin đó phải được bảo hộ (khoản 3).

3. Các biện pháp bảo đảm thực thi bảo hộ quyền SHTT của TRIPS
TRIPS quy định 4 biện pháp đảm bảo thực thi quyền SHTT như sau:
- Các chế tài, thủ tục dân sự và hành chính: Biện pháp dân sự và hành chính
tập trung vào các vấn đề: Yêu cầu thủ tục thực thi phải đúng đắn và công bằng (Điều
42); chứng cứ (Điều 43; lệnh của toà án (Điều 44); bồi thường thiệt hại (Điều 45); các
biện pháp chế tài khác như cơ quan có thẩm quyền ra lệnh tiêu hủy hàng hóa vi phạm
hoặc các vật liệu và phương tiện được sử dụng để tạo ra hàng hóa vi phạm (Điều 46);
quyền được thông tin (Điều 47); bồi thường cho bị đơn (Điều 48); áp dụng những
hướng dẫn nêu trên trong thực thi quyền SHTT bằng biện pháp hành chính (Điều 49).
- Các biện pháp tạm thời: Cơ quan xét xử và cơ quan hành chính có thẩm quyền
áp dụng các biện pháp tạm thời nhằm ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền SHTT theo
các khoản 1, 2 Điều 50.
TRIPS cũng có các quy định nhằm chống lại sự lạm dụng các biện pháp tạm thời,
tại các khoản 3 và 4 Điều 50.
- Những yêu cầu đặc biệt liên quan đến các biện pháp kiểm soát biên giới: Mọi
thành viên phải thực hiện “biện pháp biên giới" đối với hàng nhập khẩu giả mạo nhãn
hiệu, hàng xâm phạm bản quyền Điều 51, và có thể khơng áp dụng quy định này trong
trường hợp nhập khẩu với số lượng nhỏ và không có mục đích thương mại (Điều 60).
Nhằm tránh sự lạm dụng TRIPS cũng có các quy định tại Điều 53.
- Các biện pháp hình sự: Các thành viên phải quy định việc áp dụng các thủ tục
hình sự và các hình phạt áp dụng ít nhất đối với các trường hợp cố tình giả mạo nhãn
hiệu hàng hóa hoặc xâm phạm bản quyền với quy mô thương mại (Điều 61).


4. Tranh chấp về SHTT trong khuôn khổ WTO, vụ án minh họa
Tranh chấp về quyền SHTT trong khuôn khổ WTO là các tranh chấp về bảo hộ
quyền SHTT giữa các thành viên WTO trong việc tuân thủ các cam kết tại TRIPS 3.
Đối tượng tranh chấp là chính sách và pháp luật về bảo hộ quyền SHTT của các
thành viên WTO. Nguyên nhân tranh chấp bảo hộ quyền SHTT thường bắt nguồn sự
Đỗ Thị Minh Thủy (2018), Giải quyết tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo cơ chế của Tổ chức
Thương mại Thế giới, Luận án Tiến sĩ luật học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam – Viện Khoa học xã
hội.
3

Nhóm 3

Pháp luật của WTO về SHTT


7

mất cân bằng giữa bảo hộ độc quyền của chủ sở hữu và đảm bảo lợi ích cơng cộng.
Các tranh chấp xảy ra nhiều trong thập kỷ đầu tiên của WTO, giảm trong thập kỷ
thứ hai. Thời gian gần đây số lượng khá ít. Bị đơn đa phần là các nước phát triển.
Dưới đây là một số vụ tranh chấp4:
1. Các vụ tranh chấp liên quan đến bảo hộ sáng chế
1- Ấn Độ bị Mỹ kiện - Sáng chế cho dược phẩm và nơng hóa phẩm (DS50).
2- Ấn Độ bị EC kiện - Sáng chế cho dược phẩm và nông hóa phẩm (DS79).
3- Canada bị EC kiện - Sáng chế đối với dược phẩm (DS114).
4- Canada bị Mỹ kiện - Thời hạn bảo hộ sáng chế (DS170).
5- Pakistan bị Mỹ kiện - Sáng chế cho dược phẩm và nơng hóa phẩm (DS36).
6- EC bị Canada kiện - Sáng chế cho dược phẩm và nơng hóa phẩm (DS153).
7- Argentina bị Mỹ kiện - Sáng chế cho dược phẩm và nơng hóa phẩm (DS171).

8- Argentina bị Mỹ kiện - Một số biện pháp bảo hộ sáng chế và dữ liệu thử
nghiệm (DS196).
9- Bồ Đào Nha bị Mỹ - Bảo hộ sáng chế theo Luật Sở hữu công nghiệp (DS37).
10- Brazil bị Mỹ kiện - Các biện pháp ảnh hưởng sự bảo hộ sáng chế (DS199).
11- Mỹ bị Brazil kiện - Luật Sáng chế Mỹ (DS224).
2. Các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý
1- EC bị Mỹ kiện - Bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho nông sản và thực
phẩm (DS174, DS290).
2- Indonesia bị EC kiện - Một số biện pháp ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ô
tô (DS59).
3- Australia bị một số nước kiện - Gói thuốc lá trơn (DS434, DS435, DS441,
DS458, DS467).
3. Các tranh chấp liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan
1- Mỹ bị EC kiện - Điều 110(5) Luật Bản quyền (DS160).
2- Nhật Bản bị Mỹ kiện - Các biện pháp liên quan đến bản ghi âm (DS28, DS42).
3- Cộng hòa Ireland bị Mỹ kiện - Các biện pháp ảnh hưởng đến việc cấp quyền
tác giả và quyền liên quan (DS82).
4- EC bị Mỹ kiện - Các biện pháp ảnh hưởng đến việc cấp quyền tác giả và
quyền liên quan (DS115, DS82).
4

Dự án EU-MUTRAP, “Cẩm nang: Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong WTO”.

Nhóm 3

Pháp luật của WTO về SHTT


8


4. Các tranh chấp về thực thi quyền sở hữu trí tuệ và các vấn đề khác
1- EC và các nước thành viên bị Ấn Độ kiện - Thu giữ thuốc generic quá cảnh
(DS408, DS409).
2- Trung Quốc bị Mỹ kiện - Các biện pháp ảnh hưởng đến thực thi quyền SHTT
(DS362)
3- EC bị Mỹ kiện - Thực thi quyền SHTT đối với tác phẩm điện ảnh và chương
trình truyền hình (DS124).
4- Hy Lạp bị Mỹ kiện - Thực thi quyền SHTT đối với tác phẩm điện ảnh và
chương trình truyền hình (DS125).
5- Đan Mạch bị Mỹ kiện - Các biện pháp ảnh hưởng đến thực thi quyền SHTT
(DS83).
6- Thụy Điển bị Mỹ kiện - Các biện pháp ảnh hưởng đến thực thi quyền SHTT
(DS86).
7- Mỹ bị EC kiện - Điều 211 Luật Omnibus về phân bổ ngân sách năm 1998
(DS176).
8- Mỹ bị EC kiện - Điều 337 Luật Thuế quan năm 1930 và các sửa đổi, bổ sung
(DS186).
9- Trung Quốc bị EC kiện - Các biện pháp ảnh hưởng đến dịch vụ thơng tin tài
chính và các nhà cung cấp dịch vụ thơng tin tài chính nước ngồi (DS372).
5. Vụ tranh chấp minh họa 1: Vụ tranh chấp số DS170: Canada bị Mỹ kiện về
thời hạn bảo hộ sáng chế5.
Tóm tắt: Mỹ cho rằng Bộ luật sáng chế Canada (Điều 45) qui định bảo hộ đối với
các sáng chế cấp trước ngày 01/10/1989 là 17 năm kể từ ngày cấp bằng sáng chế là vi
phạm Điều 33, 65 và 70 của TRIPS.
Canada bác bỏ cáo buộc, cho rằng TRIPS không làm phát sinh nghĩa vụ đối với
hành vi xảy ra trước ngày áp dụng. Cả hai hành vi nộp đơn và cấp bằng đều thuộc
phạm vi của “hành vi”, do vậy, với các bằng sáng chế có đơn nộp trước ngày
01/10/1989 (và đang có hiệu lực tại ngày 01/01/1996), cả hai hành vi này đều đã hoàn
tất nên được miễn trừ các nghĩa vụ của TRIPS. Thời hạn bảo hộ 20 năm tính từ ngày
nộp đơn theo Điều 33 TRIPS sẽ được áp dụng đối với hành vi cấp bằng xảy ra vào

hoặc sau ngày 01/01/1996 và khơng hồi tố.
5

/>
Nhóm 3

Pháp luật của WTO về SHTT


9

Báo cáo của Ban hội thẩm: TRIPS quy định thời hạn bảo hộ cho sáng chế không
được kết thúc sớm hơn thời hạn 20 năm tính từ ngày nộp đơn. Lời văn cụ thể của quy
định này cho thấy đây là thời hạn tối thiểu mà các Thành viên phải quy định. Bằng
việc quy định thời hạn bảo hộ 17 năm kể từ ngày cấp bằng cho các sáng chế có đơn
nộp trước ngày 01/10/1989, Luật Sáng chế của Canada đã không đáp ứng tiêu chuẩn
tối thiểu theo yêu cầu của TRIPS.
6. Vụ tranh chấp minh họa 2: Vụ tranh chấp số DS199: Mỹ bị EC kiện về
quyền tác giả6.
Tóm tắt: EC cho rằng Mỹ đã vi phạm Điều 9(1) của TRIPS bởi vì Mục 110(5)
Luật bản quyền Mỹ quy định một số ngoại lệ cho phép trình diễn cơng khai tác phẩm
nghe nhìn ở nơi cơng cộng (qn bar, cửa hàng, hàng ăn…) mà khơng phải trả phí bản
quyền, gồm “sử dụng tại nhà” (homestyle) và “cơ sở kinh doanh” (business
exemption) nhằm cho phép các cơ sở thương mại nói chung, các qn bar và nhà hàng
có quy mơ hạn chế được tiếp nhận và phát sóng thơng qua một thiết bị đặc biệt. Hai
ngoại lệ này vi phạm các Điều 11bis(1)(iii) và 11(1)(ii) của Công ước Berne.
Mỹ bác bỏ tồn bộ cáo buộc, giải thích rằng, theo Cơng ước Berne, các Thành
viên được phép sử dụng học thuyết “ngoại lệ nhỏ” - cho phép các ngoại lệ hoặc hạn
chế đối với các độc quyền được cấp theo Công ước, và theo Điều 13 của TRIPS, ngoại
lệ được áp dụng trong những trường hợp đặc biệt nhất định.

Báo cáo của Ban hội thẩm: Hạn chế/miễn trừ “Business” exemption không đáp
ứng qui định Điều 13 của TRIPS nên vi phạm Điều 11bis(1)(iii) và 11(1)(ii) của Công
ước Berne (1971) đề cập ở Điều 9.1 của TRIPS; Hạn chế/miễn trừ “Homestyle” đáp
ứng được các qui định tại Điều 13 của TRIPS nên không vi phạm Điều 11bis(1)(iii) và
11(1)(ii) của Công ước Berne (1971) đề cập ở Điều 9.1 của TRIPS.

5. Kết luận
Là một trong các trụ cột của luật WTO, TRIPS là hiệp định đa phương toàn diện
nhất về SHTT cho đến nay khi kết hợp các công ước quốc tế quan trọng nhất về quyền
SHTT ra đời trước đó, nhờ đó điều chỉnh tương đối đầy đủ đối các đối tượng của
quyền SHTT.
TRIPS thiết lập các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu mà các thành viên phải áp dụng.
Các thành viên được chọn những cách thức khác nhau để đưa TRIPS và áp dụng tại
6

/>
Nhóm 3

Pháp luật của WTO về SHTT


10

quốc gia mình một cách phù hợp.
TRIPS có cơ chế thực thi hiệu quả. Các biện pháp đảm bảo thực thi có thể được
tiến hành bằng nhiều biện pháp khác nhau như dân sự, hành chính, biện pháp tạm thời,
biện pháp kiểm sốt biên giới và biện pháp hình sự. Các tranh chấp phát sinh thuộc
phạm vi điều chỉnh của TRIPS được giải quyết theo thủ tục giải quyết tranh chấp của
WTO.
Cũng như các quy định khác của luật WTO, mục tiêu của TRIPS là chống phân

biệt đối xử và thúc đẩy tự do thương mại quốc tế.
Với những ưu điểm như trên, TRIPS đã trở thành khuôn mẫu cho các hiệp định
về sau giữa hai hay nhiều nước có quy định về bảo hộ quyền SHTT. Do vậy, các hiệp
này được gọi là TRIPS+ (TRIPS Plus).

Nhóm 3

Pháp luật của WTO về SHTT


11

6. Tài liệu tham khảo
1. Nơng Quốc Bình và ctg. (2020), Giáo trình Luật thương mại quốc tế (Tái bản lần
thứ 15), Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ - Cổng Thông tin điện tử:

Khoa

học và Công nghệ - Cổng Thông tin điện tử:c



Công

nghệ - Cổng Thông tin điện tử:

-

Cổng Thông tin điện tử:ng


Thông

tin

điệ - Cổng Thông tin điện tử:n

tử::

/>3. Bộ Khoa học và Công nghệ - Cổng Thông tin điện tử: Khoa học và Công nghệ - Cổng Thông tin điện tử:c và Công nghệ - Cổng Thông tin điện tử: - Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ - Cổng Thông tin điện tử: (2013), “Nộ Khoa học và Công nghệ - Cổng Thơng tin điện tử:i dung chính c ủa Hiệpa Hi ệ - Cổng Thông tin điện tử:p
định TRIPS”, nh

TRIPS”,

/>
dung-chinh-cua-hiep-dinh-trips.aspx, truy cập ngày 19/6/2023. p ngày 19/6/2023.
4. C c S h u trí tuệ - Cổng Thơng tin điện tử: - Phịng Pháp chế và chính sách (2021), “Chặng đường xây và chính sách (2021), “Chặng đường xâyng đường xâyng xây
dựng và phát triển chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ”,ng và phát triển chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ”,n chính sách, pháp luập ngày 19/6/2023. t về sở hữu trí tuệ”, s

h u trí tu ệ - Cổng Thơng tin điện tử:”,

/>7xsjBfqhCDAV/content/chang-uong-xay-dung-va-phat-trien-chinh-sachphap-luat-ve-so-huu-tri-tue, truy cập ngày 19/6/2023. p ngày 19/6/2023.
5. Nguyễn Bá Diến (2004), “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp địnhn Bá Diế và chính sách (2021), “Chặng đường xâyn (2004), “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp địnho hộ Khoa học và Công nghệ - Cổng Thông tin điện tử: quyề sở hữu trí tuệ”,n s

h u trí tuệ - Cổng Thông tin điện tử: trong Hiệ - Cổng Thơng tin điện tử:p định TRIPS”, nh

TRIPS”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luậtp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luậtc Đạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luậti học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luậtc Quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luậtc gia Hà Nội, Kinh tế - Luậti, Kinh t ế - Luật - Lu ậtt , T. XX, số 4, 4,
2004, tr.8-15.
6. Dựng và phát triển chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ”, án EU-MUTRAP, “Cẩm nang: Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trongm nang: Các tranh chấp về sở hữu trí tuệ trongp về sở hữu trí tuệ”, s


h u trí tu ệ - Cổng Thơng tin điện tử: trong

WTO”.
7. GATT 1947.
8. Luập ngày 19/6/2023. t S h u trí tuệ - Cổng Thơng tin điện tử: 2005, sử:a đổng Thông tin điện tử:i bổng Thông tin điện tử: sung 2009, 2019 và 2022.
9. Đỗ Thị Minh Thủy (2018), Thịnh TRIPS”, Minh Thủa Hiệpy (2018), Giải quyết tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu tríi quyế - Luậtt tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu tríp về bảo hộ quyền sở hữu trí bải quyết tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu trío hội, Kinh tế - Luật quyề bảo hộ quyền sở hữu trín sở hữu trí hữu tríu trí
tuệ theo cơ chế của Tổ chức Thương mại Thế giới theo cơ chế của Tổ chức Thương mại Thế giới chế - Luật của Tổ chức Thương mại Thế giớia Tổ chức Thương mại Thế giới chức Thương mại Thế giớic Thươ chế của Tổ chức Thương mại Thế giớing mạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luậti Thế - Luật giớii , Luập ngày 19/6/2023. n án Tiế và chính sách (2021), “Chặng đường xâyn sĩ luập ngày 19/6/2023. t học và Công nghệ - Cổng Thông tin điện tử:c,
Việ - Cổng Thông tin điện tử:n Hàn lâm Khoa học và Công nghệ - Cổng Thông tin điện tử:c xã hộ Khoa học và Công nghệ - Cổng Thông tin điện tử:i Việ - Cổng Thông tin điện tử:t Nam – Việ - Cổng Thông tin điện tử:n Khoa học và Công nghệ - Cổng Thông tin điện tử:c xã hộ Khoa học và Công nghệ - Cổng Thông tin điện tử:i.
10. TRIPS.
11. Trung tâm WTO thuộc VCCI – Trang thông tin điện tử: />12. Nguyễn Thị Hải Vân (2012), “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ - hiệp định TRIPS,
TRIPS cộng và ACTA, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 1 (68), 2012.
13. WTO – Trang thơng tin điện tử: .

Nhóm 3

Pháp luật của WTO về SHTT



×