Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Đề cương ôn tập kí sinh trùng thú y 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 29 trang )

Thạch Văn Mạnh TYD-K55


ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HẾT HỌC PHẦN
MÔN: Kí sinh trùng thú y II

Học kỳ II năm học 2013-2014


A. Phần sán lá
1. Sán lá dạ cỏ
a. Hình thái cấu tạo căn bệnh
- Nơi kí sinh
- KCCC
- KCTG
- Dạng trưởng thành
b. Vòng đời phát triển
c. Dịch tễ học
d. Triệu chứng, bệnh tích
e. Phòng và điều trị
2. Sán lá tuyến tụy
3. Sán lá sinh sản gia cầm
4. Sán lá ruột gia cầm
5. Sán lá gan nhỏ
6. Sán lá phổi
7. Sán máng
B. Phần sán dây
1. Sán dây loài nhai lại
2. Sán dây loài ăn thịt
C. Phần giun
1. Giun đũa loài ăn thịt


2. Giun phổi loài nhai lại
3. Giun phổi lợn
4. Giun thận lợn
5. Giun móc ở chó
6. Giun tóc loài ăn thịt
7. Giun kết hạt ở gia súc
8. Giun xoăn dạ dày loài nhai lại
9. Giun đuôi xoắn dạ dày lợn
10. Giun kim
11. Giun đũa ngựa
D. Phần kí sinh trùng truyền lây
1. Giun bao
2. Kst đường máu gia cầm
Thạch Văn Mạnh TYD-K55


E. Phần đơn bào
1. Tiên mao trùng
2. Roi trùng
3. Biên trùng
4. Nhục bào tử trùng
5. Kí sinh trùng đường máu leucoxytozoom
F. Phần động vật chân đốt
1. Mò demorex
2. Ve bò
G. Động vật tiết túc
1. Họ ve cứng
2. Họ ve mềm
3. Họ mạt




1. Sán lá dạ cỏ(Paramphistomosis) ?
a. Hình thái cấu tạo căn bệnh
- Do Paramphistomum cervi gây ra
- Nơi kí sinh : thường Kí sinh ở dạ cỏ
- KCCC: trâu, bò , dê cừu và các loại gia súc nhai lại khác
- KCTG: ốc nước ngọt giống Planorbis.
- Dạng trưởng thành:
 Thân có hình khối chop, màu đỏ hồng,
 Kích thước dài 6-12mm, rộng 1-3mm
 Có 2 giác bám ở xa nhau, giác miệng ở đầu, giác bụng ở cuối thân
GB>GM
 Lỗ miệng ở đáy giác miệng
 Hầu phát triển, thực quản ngắn.
 2 manh tràng uốn cong ko phân nhánh kéo dài 2 bên về cuối thân
 Lỗ sinh sản ở dưới chỗ ruột phân nhánh
 2 tinh hoàn hình khối, phân thùy xếp trên dưới nhau ở phần sau thân
sán
 Buồng trứng hình khối tròn nằm giữa tinh hoàn và giác bụng
 Tuyến noãn hoàng hình chum nho phân bố từ sau giác miệng đến
giác bụng ở 2 bên thân sán.
 Trứng có hình trứng , 1 đầu to, 1 đầu nhỏ, ở đầu nhỏ có lắp trứng ,
màu tro nhạt. Trong trứng có phôi bào ko xếp kín vỏ.


b. Vòng đời phát triển
Thạch Văn Mạnh TYD-K55





c. Dịch tễ học
- Vùng đồng bằng > vùng trung du > vùng núi
- ở những vùng lầy lội, ẩm thấp, gia súc mắc lại bệnh sán lá dạ cỏ nhiều
nhất.
- Vụ hè thu mắc bệnh nhiều hơn vụ đông xuân
- Tuổi gia súc càng cao  tỉ lệ nhiễm càng nhiều và cường độ càng mạnh.
- Trâu nhiễm ~ 100% ; bò ~ 40%
d. Triệu chứng, bệnh tích
 Triệu chứng
- Lúc ăn, lúc bỏ ăn, lông không mượt, xù lông, rối lông, lông rụng hết ở
phần lưng, mông, bụng.
- Hay khát nước, uống nhiều nước, mắt trũng sâu, phản xạ mắt lờ mờ,
phản xạ nhai lại yếu, có lúc không thấy.
- Phân lúc đầu nhão, sau bệnh nặng phân chảy như nước ở dạng thể lỏng.
Phân dính vào khoeo, hai chân sau. Phân có lẫn bọt khí, máu, màng giả,
mùi thối.
- Lúc đầu phù nhẹ, sau phù thuỷ thũng ở tất cả các vùng da mỏng. Mí mắt
sụp xuống, hầu yếm to ra.
Thạch Văn Mạnh TYD-K55


- Con vật khó thở, thở bằng mồm.
- Thần kinh: kúc đầu mệt mỏi, ủ rũ, có con biểu hiện những cơn đau bụng
(lấy hai chân sau đạp vào thành bụng, trà lưng, bụng vào gốc cây,
tường).
 Bệnh tích
- Khi gia súc chết xác chết gầy và ướt vì phần lưng, mông, chân dính bết
nước phân

- Đường tiêu hoá: niêm mạc dạ bốn túi bị xuất huyết, niêm mạc ruột non
cũng xuất huyết. Gan mất màu tự nhiên, trên bề mặt gan có nhiều điểm
lấm tấm hoại tử màu trắng. ống dẫn mật, túi mật sưng to hơn bình
thường 2-3 lần.
- Bao tim tích nước, cơ tim nhão, trên bề mặt tim có những điểm xuất
huyết lấm tấm.
- Lách, tuỵ sưng to
- Thịt nhão, chảy nhiều nước

e. Chẩn đoán
- Với gia súc còn sống, dựa vào triệu chứng lâm sàng hoặc dựa vào xét
nghiệm phân bằng phương pháp gạn rửa xa lắng để tìm trứng sán trong
phân.
Đặc điểm
hình thái

Trứng fasiola Trứng paramphistomun

- Màu
sắc.

- Hình
dạng

-Tb noãn
hoàn

- Kích
thước
- Vàng xẫm


- 2 đầu thon gần bằng
nhau.


- to đều sắp xếp kín trứng


- 0.111-0.15mm
×0.063mm – 0.07
- Xám nhạt

-1 đầu to hơn đầu kia.



-tập trung sắp xếp lộn xộn.


-0.12-0.19mm ×0.060-
0.09mm
- Với gia súc chết, mổ khám tìm sán trưởng thành và sán non và dựa vào
bệnh tích để kết luận.
f. Phòng và điều trị
 Điều trị
- Benzimidazole
- Triclabendazole
Phòng trừ bệnh theo học thuyết phòng trừ tổng hợp của K.I.Skrjabin
- Tẩy trừ: Dertil B: 8-9mg/kg P – Trâu, bò, 5-6mg/kg P – dê cừu
Fascinex: 10-12mg/kg P

Thạch Văn Mạnh TYD-K55


Vime-facsi (Rafosanide): 1ml/30-35kg P – T, B, 1ml/15-20kg P – D, C,
thỏ (tiêm dưới da, vùng cố, 1 liều duy nhất, không tiêm quá 10ml cho một chỗ
tiêm)
- Diệt trừ: + Sán TT: tẩy trừ
+ Trứng, ấu trừng trong chuồng trại: ủ phân sinh học
+ ÂT ngoài bãi chăn: chăn dắt luân phiên
+ ÂT trong KCTG: tiêu diệt ốc nước ngọt (nuôi vịt, tát cạn ao, mương
máng phơi khô rắc vôi bột, phun thuốc sát trùng
+ ÂT cây thức ăn: cắt cỏ cách mặt nước 2-3 cm, phơi tái trước khi cho ăn
- Phòng trừ: vệ sinh chuồng trại, thức ăn, máng uống
- Vệ sinh thân thể, khai thác, sử dụng hợp lý

2. Sán lá tuyến tụy
a. Hình thái cấu tạo căn bệnh
- Do Eurytrema pancreatium gây ra
- Nơi kí sinh : Ống dẫn tụy động vật nhai lại ( trâu, bò) có thể có ở người.
- KCCC : Trâu, bò
- KCTG: ốc nước ngọt giống
Cathaica, Bradybaena

- Dạng trưởng thành :
 Sán màu đỏ, sáng, hình lá
 Kích thước 13,5 – 18,5 x 5,5 – 8,5 mm
 GM>GB
 Thực quản ngắn, 2 manh tràng xếp dọc 2 bên thân sán
 Tinh hoàn hình bầu dục nằm giữa nơi phân nhánh của ruột với giác bụng
 Buồng trứng nhỏ, phân thùy

 Tử cung xếp gần kín phía sau thân sán
 Trứng màu nâu nhạt, vỏ dầy bên trong chứa ấu rung, đầu có lắp trứng.
b. Vòng đời phát triển
qua 2 vật chủ trung gian
- VCBS : Côn trùng  châu chấu.
Thạch Văn Mạnh TYD-K55




c. Dịch tễ học
d. Triệu chứng, bệnh tích
 Triệu chứng
- con vật thường suy yếu, thiếu máu, gầy dù vẫn ăn, khát nước nhiều,
phủ thũng ở cổ và ngực
- khi ỉa chảy phân có nhiều chất nhày.
 Bệnh tích
- khi mổ khám : xác gầy, xoang cơ thể thấm nước
- khi nhiễm nhẹ, tuyến tụy hơi sưng
- khi nhiễm nặng có những biến đổi tổ chức ở tụy, có thoái hóa, hoại tử,
thẩm suất và tăng sinh.
e. Chẩn đoán
- xét nghiệm phân tìm trứng
- Với súc vật còn sống, xét nghiệm phân bằng phương pháp gạn rửa
xa lắng ( gột rửa nhiều lần) dùng để tìm trứng Eurytrema.

f. Phòng và điều trị
 Điều trị
- Praziquanten :20 mg/ P uống
Thạch Văn Mạnh TYD-K55



- Benzimidazol :12 mg / P uống

 Phòng
- Phòng ngừa bằng cách tiêu diệt vật chủ trung gian là các ốc cạn.
Dựa trên học thuyết phòng trừ tổng hợp của skrjabin
- Có 3 khâu chính là:
- Tẩy trừ: tẩy sán thường xuyên cho gia súc năm ít nhất 2 lần và có thể dùng thuốc
Praziquanten :20 mg/ P uống
Benzimidazol :12 mg / P uống
- Diệt trừ:
+ Sán TT: tẩy trừ
+ Trứng, ấu trừng trong chuồng trại: ủ phân sinh
+ ÂT ngoài bãi chăn: chăn dắt luân phiên
+ ÂT trong KCTG: tiêu diệt ốc nước ngọt (nuôi vịt, tát cạn ao, mương máng phơi
khô rắc vôi bột, phun thuốc sát trùng), ấu trùng ở trong ký chủ bổ sung tiêu diệt
ký chủ bổ sung, cách ly ký chủ bổ sung không cho tiếp xúc với ký chủ cuối cùng.
+ ÂT cây thức ăn: cắt cỏ cách mặt nước 2-3 cm, phơi tái trước khi cho ăn.
- Phòng trừ: vệ sinh chuồng trại, thức ăn, máng uống
- Vệ sinh thân thể, khai thác, sử dụng hợp lý


3. Sán lá sinh sản gia cầm
a. Hình thái cấu tạo căn bênh
- Do rất nhiều loài sán thuộc giống Prosthogonimus. Nước ta hay gặp hai loài:
P.cuneatus và P.ovatus.
- Nơi kí sinh : cơ quan sinh dục (buồng trứng, tử cung, ống dẫn trứng, túi Fabricius)
gia cầm
- KCCC : Gia cầm

- KCTG : Ốc nước ngọt - bithinia
- Dạng trưởng thành
 Sán lá sinh sản có khối lượng nhỏ, mỏng, hình quả lê, thon về phía trước
và phình rộng ở sau,
 Kích thước: dài 4,9-6,5mm, rộng 2,9-4,5mm.
 Có hai giác bám, giác miệng và giác bụng, GM<GB
 Hầu nhỏ, thực quản ngắn.
 Hai nhánh ruột nằm dọc hai bên thân.
 Hai tinh hoàn hình khối xếp đối xứng.
 Buồng trứng phân nhánh dạng hình hoa.
 Tuyến noãn hoàng hình chùm.
Thạch Văn Mạnh TYD-K55


 Trứng có kích thước rất nhỏ, hình hạt bầu (bí), vỏ dày, màu nâu nhạt,
đầu trên có nắp trứng, đầu dưới hơi phình và giống chồi, bên trong chứa
ít phôi bào.

b. Vòng đời phát triển

c. Dịch tễ học
- Bệnh phổ biến ở gia cầm, gặp nhiều ở gà; vịt, ngan ngỗng nhiễm ít. ở gà,
tỷ lệ nhiễm 20 – 30%, chỉ gặp ở gà mái đang trong thời kì đẻ trứng.
- Bệnh gặp nhiều ở vùng đồng bằng, mùa xuân mưa phùn, ẩm ướt.
d. Triệu chứng bệnh tích
 Triệu chứng
- Do sán kí sinh ở cơ quan sinh sản nên triệu chứng về sự sinh sản ra trứng
rất điển hình. Thể hiện ở ba thời kì:
+ Gia cầm khoẻ mạnh, ăn uống bình thường, không có biểu hiện ốm,
nhưng có hiện tượng hay lên ổ đẻ, số lượng trứng giảm. Kéo dài một

tuần.
+ Thời kì gia cầm biểu hiện ốm rõ rệt, kém vận động, ăn ít, xoã cánh,
hay đứng ở nơi tối và vươn cổ dài ra đớp không khí.
- Số lượng trứng giảm hoàn toàn, trứng đẻ ra không có vỏ vôi, trứng thường
méo mó dễ vỡ. Nếu dặn có hiện tượng trứng vỡ ngay trong cơ quan sinh
Thạch Văn Mạnh TYD-K55


dục, chảy ra ngoài qua lỗ huyệt cả lòng trắng và lòng đỏ dẫn đến viêm vùng
lỗ huyệt. Nguyên nhân do:
+ Vi sinh vật xâm nhập
+ Gà khác mổ: cơ học.
Biểu hiện: sưng, đỏ, trụi lông.
+ Gia cầm bỏ ăn hoàn toàn, bụng chướng to, ỉa chảy, nặng, tỷ lệ chết
rất cao.

 Bệnh tích
- Bụng chướng to, xác chết gầy, có nhiều chất nhờn. Cơ quan sinh dục
(buồng trứng, tử cung, ống dẫn trứng) niêm mạc viêm, xuất hiện,
trong lòng có chứa nhiều chất nhày gồm lòng trắng, lòng đỏ, chất cạn
bã, sán. Nếu nặng ống dẫn trứng có thể đứt từng đoạn.
- Trong xoang bụng có thể có nhiều trứng non rơi lơ lửng ra bên ngoài,
cơ quan nội tạng trong xoang bụng viêm dính với nhau và dính vào
màng bụng.
- Viêm vùng lỗ huyệt
e. Chẩn đoán
- Dịch tễ: Gà mái đang trong thời kì đẻ trứng
Vùng
- Triệu chứng điển hình: sản lượng và hình dạng trứng
- Xét nghiệm phân: bằng phương pháp Fiileborn

- Gia cầm chết: mổ khám
f. Phòng và điều trị
- Tetracloruacacbon (CCL4): 2 – 2,5 ml/con, tiêm trực tiếp vào diều hoặc
cho uống qua ống thông.
- Arecolin: 2 – 3mg/kgP pha với nước cất thành nồng độ 1%, cho uống qua
ống thông hoặc tiêm trực tiếp vào diều.
- Bột hạt cau: 0,5 – 1g/ con, tán nhỏ trộn với thức ăn cho gà ăn hoặc sắc cho
gà uống.
- Mebendazol: 10 – 20mg/ kgP trộn thức ăn hoặc hoà nước.
- Phòng: dùng biện pháp phòng trừ tổng hợp tránh cho gia súc tiếp xúc với
vật chủ trung gian và vật chủ bổ sung.
- Gà: làm chuồng trại nơi cao dáo, tránh xa nguồn nước, không nên thả gà
quá sớm hoặc mới mưa xong.


4. Sán lá ruột gia cầm
a. Hình thái cấu tạo căn bệnh
- Do nhiều loài sán thuộc họ Echinostomatidae ký sinh ở ruột gà, vịt, chó, ngỗng,
bồ câu và một số loài chim hoang dại; có khi ký sinh cả ở lợn, chó
Thạch Văn Mạnh TYD-K55


- Loài gây bệnh cho gia cầm là: Echinostoma revolutum, E. miyagawai,
E.paraulum, E.robustum
- Nơi kí sinh : ruột gia cầm
- KCCC : Gia cầm
- KCTG : là các ốc nước ngọt: Radix ovata, radix cularia, galba palustris, Planorbis
planorbis, limnaea
- Dạng trưởng thành
 Kích thước: thân dài 3-13mm, rộng 0,88 – 2mm.

 Phần trước thân có vẩy cuticun.
 Đầu sán hình vành khăn, đường kính 0,44mm-0,825mm, vành khăn
có 35-37 móc nhỏ.
 Giác miệng khá lớn, giác bụng tròn.
b. Vòng đời phát triển

c. Dịch tễ học
- Bệnh do Echinostomatidae gặp phổ biến ở các nước, ở Việt Nam bệnh thấy ởcác
vùng. Gia cầm nhiễm nhiều, bệnh phát nặng ở vùng đồng bằng, nhất là những
nơi gần ao, hồ, ruộng, vũng nước… có nhiều ký chủ bổ sung.
- Bệnh phát quanh năm nhưng gia cầm mắc bệnh thường tăng vào mùa ấm áp.
- Thủy cầm nhiễm nặng hơn gia cầm ở cạn.
- Gà ở mọi lứa tuổi và ở khắp các vùng đều nhiễm sán. Tỉ lệ và cường độ nhiễm
tăng theo lứa tuổi. Gà ở vùng đồng bằng nhiễm nặng hơn vùng núi.
d. Triệu chứng bệnh tích
- Các loại bệnh Echinostomatidae có triệu chứng giống nhau và phụ thuộc vào
cường độ nhiễm sán, tuổi, trạng thái cơ thể, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con
vật.
Thạch Văn Mạnh TYD-K55


- Khi con vật nhiễm sán với cường độ cao, biểu hiện: yếu toàn thân, ỉa chảy, kiệt
sức nhanh, ngừng sinh trưởng và phát triển.
- Khi suy mòn con vật bị chết. Do giác bám và gai cuticun trên thân sán kích thích
niêm mạc ruột, gây viêm, chảy máu,, viêm cata ở từng vùng ruột.
e. Chẩn đoán
- Con vật sống: Xét nghiệm phân bằng phương pháp gạn rửa sa lắng
- Con vật chết: Mổ khám
- Dựa vào bệnh tích: viêm chảy má và viêm cata ở từng vùng ruột non và ruột già
f. Phòng và điều trị

 Điều trị
- CCl4 2-4ml/con tiêm qua diều hoặc cho uống qua ống cao su.
- Arecolin liều 0,002g/P pha dưới dạng dung dịch nồng độ1:1000
- cho uống riêng từng con.
- Filaxan 0,3-0,4g/P cho cùng với thức ăn.
 Phòng trị
- Tẩy trừsán
- Ủ phân diệt trứng
- Diệt VCTG & VCBS
- Nuôi gia cầm non xa những nơi có mầm bệnh như ao, hồ…

5. Sán lá gan nhỏ
a. Hình thái căn bệnh
- Do sán Clonorchis sinensis gây ra
- Nơi kí sinh : Sán trưởng thành ký sinh và đẻ trứng trong ống mật của gan chó,
mèo, động vật ăn thịt, người.
- KCCC : Chó, mèo, động vật ăn thịt, người.
- KCTG : Ốc Bythinia, Melania, Bulimus, Parafossarulus, Alocinma.
- KCBS : cá rô, cá diếc
- Dạng trưởng thành
 Sán màu trắng đục
 Sán dẹt hình lá, phình rộng ra phía sau, thon nhỏdần vềphía đầu sán.
 Kích thước : dài 10-25mm, rộng 3-5mm.
 Cơ thể không có gai phủ.
 Sán có 2 tinh hoàn phân nhánh, xếp trên dưới nhau ở phía cuối thân sán.
 Trứng sán hình bầu dục, có nắp, phía sau có 1 gai nhỏ dài khoảng 27μm
mầu vàng, trong chứa phôi bào
b. Vòng đời
Thạch Văn Mạnh TYD-K55




c. Dịch tễ học
- Bệnh gặp chủyếu ởvùng đồng bằng Bắc Bộ,
- Tuổi vật chủcàng cao mức độnhiễm sán càng tăng
d. Triệu chứng bệnh tích
- Khi nhiễm ít sán àkhông có triệu chứng
- Khi nhiễm nhiều sán àmỏi mệt, kém ăn, ỉa chảy, đau bụng (vùng
- gan), gan xưng to, sau.
- Khi mổthấy viêm túi mật, gan sơ, cổtrướng, phù. Cơthểsuy
- mòn.
e. Chẩn đoán
- Gạn rửa sa lắng
- Phản ứng miễn dịch
f. Phòng và điều trị
 Điều trị
- Có thểdùng một trong các thuốc sau:
- Hexacloparaxylen (Hetol) 50mg/kgP, chia làm 3 lần
- trong ngày cho qua miệng, kéo dài 5-12 ngày.
- Praziquantel
- Niclofolan: 1-2 mg/kgP cho 2-3 ngày
Thạch Văn Mạnh TYD-K55


 Phòng bệnh
- Ủphân, quản lýphân chặt chẽ đểdiệt trứng
- Không đểvật chủ ăn cá sống hoặc chưa nấu kỹ





6. Sán lá gan lớn
a. Hình thái căn bênh
-
b. Vòng đời
c. Dịch tễ học
d. Triệu chứng, bệnh tích
e. Chẩn đoán
f. Phòng và điều trị


7. Sán lá phổi
a. Hình thái căn bệnh
- Do sán : Paragonimus gây ra
- Nơi kí sinh : có thể gây bệnh ở bất cứ bộ phận nào trong cơ thể như:
phổi, não, tủy sống, cơ,…nơi kýsinh chủyếu là tại phổi.
- KCCC : phổi người, gia súc.
- KCTG : ốc nước ngọt
- KCBS : tôm cua nước ngọt
- Dạng trưởng thành
 Sán lá có màu đỏ hoặc trắng hồng
 Sán lá phổi to bằng hạt Café , tỉ lệ chiều ngang dọc của cơ thể phụ thuộc
vào mỗi loài
+Các loài P.skrjabini và P. amazonicus có hình dáng thon thả
+P.westermani và P.simensis có chiều ngang bằng chiều dọc
 Sán trưởng thành dạng lưỡng tính có cả cq sinh dục đực và cái trên 1
con.
 Sán lá phổi trưởng thành có túi trứng và tinh hoàn
 Nhiều loài có lớp cuticun bao bọc bên ngoài gồm nhiều gai cuticun đơn
lẻ.

 Trứng sán lá phổi khác biệt nhau về kích thước, về độ dày 2 đầu trứng,
về hình dáng bên ngoài và vòng đo chiều ngang ở chính giữa trứng.



Thạch Văn Mạnh TYD-K55


b. Vòng đời

- Sán trưởng thành sống và đẻ trứng trong phổi. Khi người bệnh ho trứng
bị bật ra ngoài theo đờm hoặc trứng bị nuốt vào đường tiêu hóa và theo
phân ra ngoài. ở ngoại cảnh trứng nở ra thành ấu trùng lông và kí sinh ở
ốc thành bào tử nang, redia và ấu trùng đuôi. ấu trùng đuôi rời ốc kí sinh
ở tôm cua nước ngọt thành nang ấu trùng.
- Người ăn, tôm, cua nước ngọt có ấu trùng nang sán lá phổi nấu chưa
chín sau khi ăn ấu trùng nang sán vào dạ dày và ruột xuyên qua thành
ống tiêu hóa vào ổ bụng rồi từng đôi 1 xuyên qua cơ hoành và màng
phổi và đóng kén tại phế quản phổi . Sán lá phổi có thể kí sinh trong cơ
thể người vài năm đến hơn chục năm.
- Khi di chuyển từ ruột đến phổi gây thiệt hại cho các mô mà nó đi qua ,
sán non có thể lọt vào tĩnh mạch đi theo máu tới kí sinh ở các nơi như
não, gan, da
c. Dịch tễ học
-
d. Triệu chứng bệnh tích
- Sán kýsinh tại phổi gây bệnh giống Viêm phổi hoặc Lao phổi
+ Ho có đờm, có thểlẫn máu hoặc ho ra máu. Sau một thời gian ho mãn
tính, ho nhiều vào buổi sáng.
Thạch Văn Mạnh TYD-K55



+ Có thểsốt hoặc không sốt.
+ Bạch cầu ưa axit tăng (đa số các truờng hợp)
+ X quang phổi: tổn thương nhu mô phổi nốt mờ, hạch trung thất sưng
to,…
- Sán ký sinh ở não gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, có thể nôn vọt và
xuất hiện cơn động kinh…
- Sán kýsinh ởgan: đau hạsườn phải, ápxe gan…
- Tùy từng phủtạng sán kýsinh gây những triệu chứng, diễn biến phức tạp
e. Chẩn đoán
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng
- Xét nghiệm đờm: thấy trứng sán lá phổi
- Xét nghiệm phân: thấy trứng sán lá phổi
- X quang
- Xét nghiệm huyết thanh miễn dịch: Elisa (+)
f. Phòng và điều trị
 Điều trị
Praziquantel 25-30 mg/kg/ngày chia 3 lần x 2 ngày
 Phòng bệnh
- Ăn chín, uống sôi. Tôm, cua nấu chín kỹ
- Giữvệsinh, không phóng uế, khạc đờm bữa bãi


8. Sán máng
a. Hình thái căn bệnh
- Do sán : Schistosoma japanicus, S.mansoni gây ra
- Nơi kí sinh : ở mạch máu lớn tĩnh mạch cửa và gây tổn thương ở
hệ thống gan. Mật lách… S.m nsoni chủ yếu kí sinh và tổn thưởng
ruột

- KCCC : Lợn, chó mèo, trâu bò, hoang thú, người.
- KCTG : ốc Planorbis
- Dạng trưởng thành
 Sán dẹt hình lòng máng dài
 Đơn tính đực – cái
 Sán đực hình máng nhỏ kích thước 10-20mm rộng 1mm hình máng ôm
lấy con cái. Chúng cùng kí sinh trong đường máu.
 Sán không có thực quản
 Có 2 rãnh ruột nối với nhau
 Trứng hình bầu dục nhỏ, không có lắp, nhiều gai nên đâm thủng tĩnh
mạch ra ngoài . Trứng theo phân, nước tiểu ra ngoài.


Thạch Văn Mạnh TYD-K55


b. Vòng đời


- Sán máng trưởng thành kí sinh trong máu. Đẻ trứng  trứng sán máng ra ngoài theo
phn hoặc nước tiểu  trứng rơi xuống nước  nở ra ấu trùng lông và kí sinh ở ốc
thích hợp và phát triển thành ấu trùng đuôi, bơi lội tự do trong nước và chui qua da
người vào máu.
c. Dịch tễ học
- Người bị nhiễm là do ngâm mình trong nước bị nhiễm các vĩ ấu của loài
sán này . vĩ ấu xuyên qua da và gây ra viêm da, chúng di hành qua các
cơ quan, tổ chức khác và gây bệnh tích cho gan, phổi,
- Tại Việt Nam mới gặp sán máng gây ngứa ngoài da chưa gặp sán máng
ở cơ quan nội tạng
- Việt Nam đã xác định được ốc Tricular aperta, Oncomelania và ốc

Manigilla spp là trung gian trong bệnh truyền sán máng.
d. Triệu chứng, bệnh tích
- Gây viêm ngứa ngoài da nơi vĩ ấu xâm nhập, trong da xuất huyết sau đó
nổi mẩn đỏ từng đám.
- Do độc tố nên kí chủ mệt mỏi, nhức đầu, ho khan, chán ăn, đau các chi,
đau bụng từng đợt , ỉa chảy dạng kiết lị, phân có máu, đau vùng thận ,
đái dắt , nước tiểu có khi màu đỏ. Gan sưng to và xơ hóa, lách sưng to.
Thạch Văn Mạnh TYD-K55


- Vĩ ấu xuyên qua da gây viêm da, chúng di hành qua các cơ quan tổ chức
khác và gây bệnh tích ở phổi .
e. Chẩn đoán
- Tìm trứng giun sán máng trong phân hoặc nước tiểu
- Chẩn đoán gián tiếp bằng phản ứng miễn dịch.
f. Phòng và điều trị
 Điều trị
- + Praziquanten 40-50 mg/ 2 lần x 3 ng y.
+ Triclabendazole 10 mg / chia 2 lần
 Phòng :
- Quản lý phan người và gia súc. Ăn uống nước sạch hoặc đun sôi.
Không nên bơi lội nơi nước bẩn. Bôi thuốc sát trùng ngoài da trước và
sau khi làm việc tại nơi nước nghi nhiễm bẩn
- Giáo dục sức khỏe quản lý phân nước tiểu mang đi ủ để diệt trứng.
- Vệ sinh chân tay dụng cụ chăn nuôi nơi ở hợp vệ sinh




Sán Dây


1. Sán dây loài nhai lại
a. Hình thái căn bệnh
- Do sán dây thuộc giống Moniezia bao gồm M. expansa và M.benedeni
ký sinh ở ruột non của loài nhai lại là dê, cừu, trâu, bò.
- Nơi kí sinh : ruột non
- KCCC : trâu, bò, dê, cừu
- KCTG : Nhện đất (Oribatidae)
- Dạng trưởng thành
 Sán hình giải băng, mầu trắng, kích thước lớn:1-5 m x 1,6 cm.
 Đỉnh đầu không có móc; Có 4 giác bám to và không có móc. Ở đốt
thành thục có cơ quan sinh dục kép nên lỗ Sd thông ra cả2 bên.
 Loài M.expansa có tuyến giữa đôt hình tròn .
 Loài M.benedeni có tuyến giữa đốt hình giải băng.
 Trứng có hình 4 cạnh, có ấu trùng 6 móc nằm trong khí quan
hình lê





Thạch Văn Mạnh TYD-K55



b. Vòng đời


- Qua vật chủ trung gian là nhện đất (mò đât) họ Oribatidae là động vật
không xương sống nên sau 120 -180 ngày thành Cysticercoid(Nang

vĩ ấu ) Qua thức ăn nước uống  Ký chủ cuối cùng. Ấu trùng không
di hành sau 37-50 ngày thành dạng trưởng thành
c. Dịch tễ học
- Bệnh chủ yếu ở gia súc non từ1-8 tháng tuổi; Xảy ra nhiều ở mùa mưa,
ở các bãi chăn có nhiều nhện đất.
- Tác động gây bệnh là do cướp chất dinh dưỡng, do cơ giới, độc tố.
d. Triệu chứng bệnh tích
 Triệu chứng:
- Vật ăn ít, khát nước, Nhiệt độ cao, các niêm mạc nhợt nhạt.
- Các hạch lâm ba sưng to , có triệu chứng thần kinhnhưsùi bọt mép
- Vật ỉa chảy nặng, phân dính bết vào hậu môn và kheo chân; Giai
đoạn sau chỉ ỉa ra bọt, vật đau đớn nên hay ngoảnh đầu vềphía sau.
 Bệnh tích :
- Xoang bụng, xoang ngực, xoang bao tim có nhiều nước đục .
Thạch Văn Mạnh TYD-K55


- Niêm mạc ruột bịviêm loét nặng và xuất huyết; Trong lòng ruột có nhiều
chất chứa và có sán dây to và trắng. Các hạch lâm ba sưng to và xuất
huyết.
e. Chẩn đoán
- Dựa vào dịch tễ: Gia súc non, mùa mưa
- Dựa vào triệu chứng điển hình: Phân thối khắm,có nhiều bọt.
- Lấy phân còn mới làm phương pháp dội rửa nhiều lần tìm đốt sán.
- Lấy phân đã cũ làm phương pháp phù nổi tìm trứng sán dây.
- Mổ khám tìm sán dây trưởng thành ở ruột
f. Phòng và điều trị
 Điều trị
- Niclozamid: 50 mg/P cho uống; Bithionil: 70 mg/P cho uống;
- Albendazol: 7,5 mg/P và Mebendazol: 6-15 mg/ P cho uống.

 Phòng bệnh
- Tạo các điều kiện bất lợi không cho nhện đất phát triển: Như cải tạo bãi
chăn, tháo cạn nước
- Chăn dắt luân phiên
- Cho uống thuốc phòng: CuSO4 + NaCl tỷ lệ 1:100
- CuSO4 + Phenolthiazin + NaCl tỷ lệ 1:5:100
 Cho ăn vào buổi tối


2. Sán dây loài ăn thịt
Có khoảng hơn 30 loài sán dây kýsinh ở động vật ăn thịt
và thường gây bệnh cho chó mèo. Nhiều loài có giai đoạn
ấu trùng kýsinh và gây bệnh cho gia súc, người.
a. Đặc điểm hình thái và vòng đời
 Diphylobothrium latum: Đốt đầu nhỏ, có 2 rãnh bám, có khoảng 300 –
1000 đốt. Đốt già hình vuông, lỗ sinh dục thông ra ở giữa mặt đốt sau.
Trứng sán hình bầu dục, có lắp, kích thước 67-71x44-45μm
 Taenia hydatigena: Ký sinh ở ruột non chó, cáo, thú ăn thịt. Sán dài 70 –
500cm, đốt già 12x6mm, tử cung phân 5 -10 nhánh. Trứng hình bầu dục,
kích thước 38x45μm. Có vòng móc đỉnh gồm 11-26 móc. KCTG là lợn,
dê, cừu, bò có khi thấy ở chó, mèo và người. AT Cysticercus tenuicollis
ký sinh ở màng cheo ruột của KCTG, khi KCCC nuốt phải sẽ phát
triển thành dạng trưởng thành.
 Taenia pisiformis: Kýsinh ở ruột non chó, cáo, thú ăn thịt. Sán dài 20cm,
nhỏ, mỏng. Đỉnh đầu có 34-48 móc. Tử cung ở đốt già có 8-11 nhánh.
Trứng hình bầu dục, dài 32-37μm.Ấy trùng Cysticercus pisiformis ký
sinh ở gan, màng treo ruột của thỏ(VCTG)
Thạch Văn Mạnh TYD-K55



 Multiceps multiceps: ký sinh ở ruột non chó, cáo, sói, chó rừng. Sán dài
10-100cm. Đầu tròn, có 22-32 móc đỉnh đầu. Đốt già chứa tử cung với
khoảng 9-26 nhánh.Trứng hình tròn KCTG là cừu, dê, lợn. Khi nuốt
phải trứng sán sẽ hình thành Coenurus ký sinh ở não của cừu dê…Ấu
trùng này nếu được ký chủ cuối cùng ăn phải sẽ phát triển thành sán
trưởng thành
 Dipilidium caninum: Ký sinh ở ruột non của chó, mèo, cáo, người. Sán
dài 50cm, rộng 3mm. Đầu có 4 giác bám, đình đầu có 3-4 hàng móc. Lỗ
sinh dục thông ra 2 bênh đốt sán, tử cung chỉ có 1 túi trứng, trong túi có
2-20 trứng hình tròn. VCTG là các loài bọ chét, khi nuốt phải trứng sán,
phôi 6 móc phát triển thành Cysticercoid trong bọ chét. Khi động vật ăn
thị nuốt phải VCTG, ấu trùng này phát triển thành sán trưởng thành.
 Echinocoscus granulosus: Ký sinh ở ruột non chó, mèo, thú ăn thịt. Sán
dài 2-9mm, có 4 đốt, đốt cuối là đốt già già và to nhất. Đầu có 30-36
móc. Kích thước trứng 32-36μx 25-30μm. KCTG là động vật có vú và
người khi nuốt phải trứng, ấu trùng E. unilocularis hình thành ở khắp
nơi trong cơ thể. Khi KCCC ăn phải, ấu trùng này sẽ phát triển thành
dạng trưởng thành.

3. Bệnh do ấu trùng sán dây loài ăn thịt
1.Bệnh ấu sán chó ( ấu sán cổ nhỏ)
-do sán dây trưởng thành Taenia hydatigena
-K/s ở ruột non chó, mèo, thú ăn thịt
-Sán kích thước nhỏ, màu trắng, dài 50-70cm, 100-200 đốt. Đỉnh đầu có 4
giác bám, 26-44 móc xếp 2 hàng. Cqsd đơn, lỗ sinh dục thông ra 1 bên đốt
sán
-Sán dây thuộc bộ viên diệp
-Hằng ngày thải đốt ra ngoài, giải phóng trứng , vào VCTG là đv có xương
sống ( lợn), nó sinh sản vô tính tạo ấu trùng dạng cysticercus tenuicollis
bằng quả bóng bàn, quả cam, trứng gà, bên trong có 1 đầu sán,ký sinh ở

gan, màng treo ruột, màng mỡ chài.Loài ăn thịt ăn phải ấu trùng này sau
1,5-2 tháng trong ruột non sẽ hình thành sán trưởng thành.
-Triệu chứng: chủ yếu là tác dụng cơ học: do ấu sán lớn chèn ép lên các cơ
quan: gan gây hoàng đản , ruột, làm nhu
động ruột không đềuàrối loạn tiêu hóa.
-Bệnh tích: mặt gan gồ ghề, sần sùi, xoang bụng tích nhiều nước vàng, các
cơ quan trong xoang bụng viêm dính lấy
nhau.
-chẩn đoán:rất khó chẩn đoán, có thể chọc dò tìm đầu sán trong dịch xoang
ngực, bụng.
- Chưa có thuốc điều trị
Thạch Văn Mạnh TYD-K55


-Phòng:
Không để chó nhiễm phải sán trưởng thành
Không cho chó ăn các khí quan có ấu sán ( gan, phổi, lách). Khi mổ gia súc
thấy ấu sán phải tập trung để diệt ấu trùng
Định kỳ tẩy sán dây cho chó, không nuôi chó ở các hộ chăn nuôi, trang trại
chăn nuôi.
2. Bệnh ấu sán não:
-Do sán dây trưởng thành Multiceps multiceps ( Taenia multiceps)
-Ký sinh ở ruột non chó mèo, gia súc ăn thịt
-sán có kích thước nhỏ, trắng, 10-100cm, gồm 200-250 đốt sán, đỉnh đầu có
26-32 móc xếp 2 hàng.
Cqsd đơn, lỗ sinh dục thông ra 1 bên đốt sán.
-Sán dây thuộc bộ viên diệp
-trong quá trình phát triển, sán thải đốt theo phân hoặc tự động ra qua lỗ
hậu môn ra ngoài giải phóng trứng, lẫn vào tă,
nước uống, VCTG là đv có xương sống ( loài nhai lại: trâu bò, dê, cừu, đặc

biệt là người) ăn phải, trứng phát triển thành
ấu trùng coenurus corebralis ( sán nhiều đầu: bọc nước to nhỏ khác nhau,
màng dầy , chứa đầy nước, có nhiều đầu sán).
Ấu trùng ký sinh ở não, tủy sống của VCTG lâu dài và gây tác hại lớn cho
VCTG.
Loài ăn thịt ăn ấu trùng này sẽ khép kín vòng đời.
-Ấu trùng chủ yếu gây ra các triệu chứng TK và vận động: Nếu ký sinh ở
não thì con vật có triệu chứng Tk: con vật
quay cuồng theo 1 hướng.Nếu ký sinh ở tủy sống, con vật thường bại liệt.
-Người nhiễm ấu trùng sán dây do phân chó lẫn vào tă xanh, nước uống
hoặc đốt sán bám vào lông chó rồi vào tă của
người.


A. Đơn bào

1. Tiên mao trùng
a. Hình thái căn bệnh
- Do Trypanosoma evansi
- Nơi kí sinh : trong huyết tương- ngoài hồng cầ
- KCCC : ngựa, trâu bò, chó mèo …
- KCTG
- Dạng trưởng thành

Màng – nguyên sinh chất – nhân kép
Thạch Văn Mạnh TYD-K55


Có 1 tiên mao chạy dọc theo thân
Khi nhuộm Giemsa : hồng cầu có mầu hồng. NSC mầu xanh,

nhân đỏ,Tiên mao mầu tím
Trong máu tiên mao trùng sinh sản vô tính:phân đôi theo chiều
dọc
b. Vòng đời

c. Dịch tễ học và cách truyền bệnh
- Bệnh không lây trực tiếp từ con ốm  khoẻ
- Lây gián tiếp qua vật gieo truyền:
+ Qua ruồi trâu và mòng:Căn bệnh sống <7 giờ
+ Qua đỉa: < 2,5 giờ
+ Qua vắt: , 1,5 giờ
+ Qua Rận hút máu :< 2 giờ
- Truyền bệnh theo phương thức cơhọc
- Bệnh có nhiều ởvùng đồng bằng nên gia súc có miễn dịch, gia súc từ
miền núi về  chết nhiều
- Bệnh gặp vào mùa hè nhưng chết nhiều vào vụ đông xuân
d. Triệu chứng, bệnh tích
Sau thời gian nung bệnh dài có triệu chứng:
- Sốt cao – sốt lên xuống
- Thủy thũng(phù): Phù lạnh, không đau
- Triệu chứng thần kinh :Điên cuồng, bại liệt
- Viêm giác mạc và kết mạc
- Hội chứng tiêu hóa : Ỉa chảy,phân có bọt ,có nhiều chất nhầy,lấn máu
mùi tanh khắm
- Thểtrạng :Gầy yếu ,da khô,nứt dộp, vàng da, hồng cầu và huyết sắc tố
giảm
- Hồng cầu : 4,0 triệu /mm ; Hb : 7,4 g /%
 Tổng hợp các triệu chứng :
- Thểtrạng gầy yếu: 93 % Ỉa chảy :35 %
- Sốt cách quãng : 88 % Thủy thũng:30 %

- Viêm giác mạc : 78 % Thiếu máu :29 %
- Hội chứng thần kinh:45 % Liệt chân:15 %
- Ngựa mắc cấp tính:Sốt cao, điên cuồng
- Trâu bò mắc mãn tính : sốt nhẹ, mắt có dử, ỉa chẩy nặng, gầy yếu,phù ở
vùng thấp
 Bệnh tích :
- Xác chết gầy, bụng chướng to, phân lòi ra
- Các xoang tích nước vàng
- Thịt nhão, sờ ướt, lớp mỡvàng
- Các cơquan nội tạng :Sưng, nát
Thạch Văn Mạnh TYD-K55


+ Tim nát, đáy tim thủy thũng, có chất keo
+ Lách sưng nát,thận bịviêm
+ Gan sưng to, nát; dịch mật đặc
+ Phổi xuất huyết và tụmáu từng đám
+ Dạdầy chứa nhiều thức ăn không tiêu
- Hạch lâm ba sưng to và xuất huyết
e. Chẩn đoán
- Dịch tễ: Mùa, nguồn gốc gia súc
- Triệu chứng : Gầy, ỉa chảy, sốt lên xuống
- Tìm căn bệnh dưới kính hiển vi :
+ Phương pháp xem tươi - nhuộm giem sa
- Chẩn đoán huyết thanh học:
+ Phản ứng ngưng kết trên phiến kính
+ Phản ứng ngưng kết trên bản nhựa
+ Phản ứng Elisa
- Tiêm truyền động vật thí nghiệm: Chuột bạch, chuột lang, thỏ, chó, mèo
f. Phòng và điều trị

 Điều trị
o Naganil: 10 mg /P 10 % tiêm bắp,tĩnh mạch
o Bernil(Azidin): 3,5 mg/P pha 7-10 % tiêm
o Trypamidium: 0,5-1 mg/P 10 % tiêm bắp
o Veriben: 3,5 mg/ P pha 7 % tiêm
o Triquin : 4 mg/ P pha 7-10 % tiêm
 Phòng: Bệnh được phép công bốdịch
o Gia súc chuyển vùng cần cách ly
o Tiêm phòng trước mùa phát bệnh
o Diệt vật gieo truyền : ruồi mòng
o Nâng cao sức đềkháng :Làm việc điều độ, ăn uống đầy đủ chất
dinh dưỡng




2. Kí sinh trùng đường máu leucoxytozoom
a. Hình thái căn bệnh
- Do Histomonas meleagridis là một loại đơn bào đa hình thái gây ra
- Nơi kí sinh :
- KCCC
- KCTG
- Dạng trưởng thành
 Hình Amip(ϕ: 8-15µm)– Hình Roi(ϕ: 30µm) – Hình Lưới
Thạch Văn Mạnh TYD-K55


•  Hình roi là phổ biến nhất và dễ nhận biết nhất bởi chúng có 2 nhân(1
nhân to và 1 nhân nhỏ)
•  Khi ra khỏi ký chủ thể hình roi và hình Amip chỉ sống được 24h.

•  Hình lưới có thể tồn tại hàng năm trong trứng của giun kim theo phân
gà thải ra ngoài.
•  Điều kiện khô ráo và nhiệt độ thấp giúp cho Histomonas tồn tại lâu
trong môi trường thiên nhiên ngoài cơ thể.
 Cơ chế sinh bệnh
- Qua đường miệng Đơn bào - Histomonas nhanh chóng bám vào thành
ruột vùng manh tràng và tại đây chúng sinh sản theo phương thức tự
nhân đôi, chỉ trong một thời gian rất ngắn có hàng triệu tế bào niêm mạc
ruột bị phá huỷ gây ra các ổ viêm loét hoại tử.
- Từ các ổ loét của thành ruột Đơn bào - histomonas theo đường huyết
đến kýsinh trong các tế bào gan, gây ra các ổ viêm hoại tử và phá huỷ
cấu trúc cũng như chức năng gan làm cho thể trạng gà nhanh chóng
sa sút.
- Các ổ viêm loét của manh tràng và của gan đã tạo điều kiện thuận lợi
cho nhiều loại vi khuẩn gây nhiễm trùng thứ phát, khiến cho gà kiệt
sức và chết rất nhanh.
b. Vòng đời







c. Dịch tễ học
•  Bệnh Đầu đen: xuất hiện ở gà thả vườn.
•  Histomonas tồn tại và phát tán mạnh ra môi trường thiên nhiên: ký sinh trong
trứng của giun kim, gà thương phẩm hoặc gà giống hầu như 100% gà bị
nhiễm giun kim.
•  Gà và Gà Tây bị nhiễm Histomonas chủ yếu qua đường ăn uống trong đó có

trứng giun kim.
•  Trứng giun kim là vật ký chủ trung gian và là nguồn bệnh chủ yếu của bệnh
Đầu đen.
•  Bệnh thường thấy ở gà Tây từ 2 - 12 tuần; ở gà Ta từ3 – 17 tuần tuổi.
•  Bệnh bùng phát mạnh vào các tháng nóng ẩm: cuối xuân, hè, hè thu.
•  Gà lớn tuổi(gà già, gà đẻ) bệnh thường xảy ra cuối thu và mùa đông.
•  Bệnh rất ít thấy ở thuỷ cầm và gà hoang dã, tuy nhiên chúng lại là vật mang
trùng phổ biến lây bệnh cho gàTa và gà Tây.
Thạch Văn Mạnh TYD-K55


•  Điều kiện vệ sinh kém, giun đất và côn trùng đều là các yếu tố truyền lây
bệnh.
d. Triệu chứng bệnh tích
 Triệu chứng
- Gà có biểu hiện rét, gà ốm tìm những nơi có ánh nắng mặt trời hoặc lò
sưởi để sưởi ấm, mắt nhắm nghiền, đứng im không cử động.
- Bệnh kéo dài 10 - 20 ngày nên gà rất gầy, chúng liên tục run rẩy hoặc
co giật rồi chết do suy nhược cơ thể. Tỷ lệ chết có thể tới 40 - 45% (nếu
không được điều trị kịp thời)
 Bệnh tích
- Bệnh tích bệnh Đầu đen tập trung chủ yếu ở manh
- tràng và gan.
 Các biến đổi ở manh tràng:
•  Có thể chỉ 1 trong 2 bên hoặc cùng một lúc cả 2 manh tràng xuất hiện
các biến đổi: Phồngto, dài hơn, thành manh tràng dày lên và rắn chắc
hơn.
•  Màu sắc, độ đàn hồi và độ trơn bóng của manh tràng bị thay đổi.
•  Bề mặt manh tràng sần sùi, có màu vàng xám, thành manh tràng rắn
chắc.

•  Khi bổ đôi manh tràng: chất chứa có màu trắng vàng xanh hoặc trắng
nâudo thẩm xuất chứa tơ huyết đóng quánh cùng các tế bào chết, vì thế
người chăn nuôi gọi là bệnh kén ruột.
•  Niêm mạc manh tràng bị viêm loét nặng, bị thủng và chảy chất chứa
vào xoang bụng gây viêm phúc mạc nặng.
•  Rất nhiều trường hợp2 ruột thừa dính chặt với nhau hoặc 1 trong 2
ruột thừa dính vào các cơ quan nội tạng hoặc phúc mạc bụng.
 Các biến đổi ở gan:
•  Gan sưngto gấp2 - 3 lần bình thường, mềm nhũn và nhìn thấy rất
nhiều ổ viêm hoại tử trên bề mặt gan làm cho lá gan có hình hoa cúc.
•  Nếu lấy chất chứa xung quanh ổ loét để xét nghiệm: các tế bào bạch
cầu, đại thực bào và noãn nang Histomonas
e. Chẩn đoán
- Dựa vào các đặc điểm dịch tễ triệu chứng và bệnh tích.
- Cần phải tiến hành xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để khẳng định
bệnh:
–  Lấy phân của gà ốm nghi bị bệnh đang còn sống hoặc chất chứa của
ổ viêm loét của gan phiết kính soi tìm noãn nang, có thể thấy rõ
Histomonas hình roi.
- Chẩn đoán hóa mô miễn dịch.
- Chẩn đoán bẵng phương phápPCR.
 Chẩn đoán phân biệt

×