Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI ONG TRONG THÙNG HIỆN ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.08 MB, 80 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN






GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
NUÔI ONG TRONG THÙNG
HIỆN ĐẠI


MÃ SỐ: 03
NGHỀ: NUÔI ONG MẬT
Trình độ: Sơ cấp nghề

Hà nội: 2012


1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03


























2
LỜI GIỚI THIỆU
Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu
đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2009 – 2015 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào
tạo nghề. Đối tượng người học là lao động nông thôn, đa dạng về tuổi tác, trình
độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuấ

t. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết
hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ
năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây
dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm
đào tạo dựa trên năng lực thực hiện.
Sau khi tiến hành hội th
ảo DACUM dưới sự hướng dẫn của các tư vấn
trong và ngoài nước cùng với sự tham gia của các chủ trang trại, công ty và các
nhà nuôi ong, chúng tôi đã xây dựng sơ đồ DACUM, thực hiện bước phân tích
nghề và soạn thảo chương trình đào tạo nghề nuôi ong mật cấp độ công nhân
lành nghề. Chương trình được kết cấu thành 6 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô
gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng t
ừ cơ bản đến chuyên sâu về
nuôi ong mật.
Chương trình đào tạo nghề “Nuôi ong mật” cùng với bộ giáo trình được
biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật
những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế nuôi ong mật tại các địa phương
trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người
đã, đang và sẽ nuôi ong
mật.
Bộ giáo trình gồm 6 quyển:
1) Giáo trình mô đun Tìm hiểu đặc điểm sinh học của ong mật
2) Giáo trình mô đun Chuẩn bị giống, dụng cụ nuôi ong
3) Giáo trình mô đun Nuôi ong trong thùng hiện đại
4) Giáo trình mô đun Nhân đàn ong
5) Giáo trình mô đun Phòng trừ dịch hại ong
6) Giáo trình mô đun Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm
Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ
đạo, hướng
dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề -

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của trung tâm
nghiên cứu và phát triển ong . Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến
đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở
nuôi ong, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn Bắ
c Bộ. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ
chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các
Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các
thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi
để hoàn thành bộ giáo trình này.

3
Giáo trình “Nuôi ong trong thùng hiện đại”giới thiệu cho học viên: Biết
được Các kỹ thuật quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc đàn ong. Xử lý, phòng chống
các hiện tượng thường gặp như ong chia đàn, ong bốc bay, ong ăn cướp mật
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót,
chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các
cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơ
n!
Tham gia biên soạn
1. Phạm Thanh Hải: Chủ biên
2. Đào Hương Lan
3. Bùi Thị Điểm
4. Phùng Hữu Chính
5. Trần Ngọc Trường
6. Nguyễn Linh
7. Phùng Trung Hiếu













4
MỤC LỤC
BÀI 1: CÁC KỸ THUẬT QUẢN LÝ, 1
1. Chọn chỗ đặt đàn ong và bố trí đàn ong 1
1.1. Chọn chỗ đặt ong 1
2. Bố trí đàn ong 3
2. Kiểm tra đàn ong 5
2.1. Mục đích kiểm tra 5
2.2. Phương pháp kiểm tra 5
3. Cho ong ăn thêm 12
3.1. Sự cần thiết phải cho ong ăn thêm 12
3.2. Ph
ương pháp cho ăn thêm đường 12
3.3. Cho ong thêm chất thay thế phấn hoa 15
4. Cho ong xây bánh tổ mới 15
4.1. Tại sao phải cho ong xây bánh tổ mới 15
4.2.Phương pháp cho xây tầng 16
5. Di chuyển đàn ong 21
5.1. Di chuyển đàn ong trong vườn 21
5.2. Di chuyển đàn ong theo nguồn hoa 25

BÀI 2: CÁC HIỆN TƯỢNG THƯỜNG GẶP 30
1. Ong bốc bay – Biện pháp phòng chống 30
1.1. Tác hại 30
1.2. Nguyên nhân 30
1.3. Nhận biết 32
1.4. Phòng chống: 34
2. Ong chia đàn tự nhiên - Biện pháp phòng chống 36
2.1. Tác hại 36
2.2. Nguyên nhân và điều kiện chia đàn 36
2.3. Nhận biết ong chia đàn tự nhiên 38
2.4. Phòng chống 40
3. Ong cướp mật – biện pháp phòng chống 41
3.1. Tác hại 41
3.2. Nguyên nhân. 41
3.3. Nhận biết 43
3.4. Phòng chống ong ăn cướp 43
3.5. Xử lý ong cướp mật 44
4. Ong thợ đẻ trứng – Biện pháp phòng chống 44
4.1. Tác hại 44
4.2 . Nguyên nhân 44
4.3. Nhận biết 44
4.4. Phòng ong thợ đẻ trứng 45
4.5. Xử lý. 45
BÀI 3: CÁC CÂY NGUỒN MẬT, PHẤN NUÔI ONG 46
1. Vai trò của cây nguồ
n mật, phấn đối với nghề nuôi ong 46
2. Cây nguồn mật, phấn 46

5
3. Một số cây nguồn mật chính ở Việt nam 48

BÀI 4: QUẢN LÝ ĐÀN ONG THEO MÙA VỤ 55
1. Quản lý đàn ong theo mùa vụ ở các tỉnh phía Bắc 55
1.1. Quản lý đàn ong vụ Xuân – Hè 55
1.2. Quản lý đàn ong vụ Hè – Thu 56
1.3. Quản lý đàn ong vụ Thu – Đông 56
1.4. Quản lý đàn ong vụ Đông – Xuân 57
2. Công tác quản lý đàn ong theo mùa vụ ở các tỉnh phía nam 58
2.1. Mùa dưỡng ong 58
2.2. Mùa nhân đàn. 58
2.3. Quản lý ong trong vụ mật 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71





1

MÔ ĐUN: NUÔI ONG TRONG THÙNG HIỆN ĐẠI
Mã mô đun: MĐ 03
Giới thiệu mô đun:
- Mô đun Nuôi ong trong thùng hiện đại cung cấp cho học sinh: Các kỹ thuật
quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc đàn ong. Xử lý, phòng chống các hiện tượng thường
gặp như ong chia đàn, ong bốc bay, ong ăn cướp mật
BÀI 1: CÁC KỸ THUẬT QUẢN LÝ,
NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC ĐÀN ONG
Mã bài: MĐ03 – 01
Mục tiêu:

- Trình bày được nội dung các công việc quả

n lý đàn ong như: Lựa chọn vị trí,
cách tiếp cận đàn ong, kiểm tra đàn, cho ong ăn thêm và xây bánh tổ mới;
- Lựa chọn được vị trí đặt đàn ong;
- Thực hiện được cách tiếp cận đàn ong, kiểm tra đàn ong và cho đàn ong xây
bánh tổ mới;
- Rèn luyện được tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác, an toàn lao động, vệ sinh môi
trường trong việc quản lý đàn ong;
A. Nội dung
1. Chọn chỗ đặt
đàn ong và bố trí đàn ong
1.1. Chọn chỗ đặt ong
- Đặt đàn ong gần cây
nguồn mật khoảng từ 300
– 700 m càng tốt không
nên đặt xa quá 1.200 m
- Tầm bay đi lấy phấn có
hiệu quả của: ong ngoại
2.000 m, còn của ong nội
là dưới 1.000 m

Hình: 1.1. Cây nguồn mật

2

- Đặt cách xa các trại ong
khác khoảng 2 km,
- Một trại nuôi ong nên
đặt khoảng 50 – 60 đàn là
tốt nhất, tuy nhiên để tiện
bảo vệ, quản lý chăm sóc

đàn ong có thể đặt 100 –
200 đàn.
Lưu ý: Khi đặt càng nhiều
đàn tại một chỗ thì năng
suất mật giảm đi và việc
chi phí thức ăn sẽ lớn lên

Hình: 1.2.Trại nuôi ong nội
- Chỗ đặt ong bằng
phẳng, khô ráo tiện
đường giao thông
- Gần nguồn nước sạch để
ong lấy nước, nhưng
tránh đặt sát ao hồ lớn
- Đặt nơi về mùa hè có
bóng râm che mát, mùa
đông không bị gió lạnh
thổi
- Không bị ngập lụt vào
mùa mưa.

Hình: 1.3. Chỗ đặt ong nơi bằng phẳng, khô ráo
- Không đặt thùng ong
gần chuồng gia súc, nhà
vệ sinh
- Không đặt thùng ong
gần nơi có khói bếp, kho
thuốc trừ sâu
Hình: 1.4. Thùng ong đặt ở nơi gần hố nước thải


3
- Không đặt thùng ong
ở nơi nhiều nắng
- Không đặt thùng ong
chỗ chật hẹp, nhiều
đàn đặt gần nhau

Hình: 1.5. Đặt ong nơi chật hẹp, nhiều nắng
- An toàn, không bị
mất trộm nhiều người
nuôi ong chọn vườn có
tường rào bảo vệ cao
che chắc chắn. Tuy
nhiên nhiều người nuôi
ong chuyên nghiệp
phải đặt ong ở rừng
cao su hoặc khu đất
trống thì thường làm
lán để trông ong.

Hình: 1.6. Thùng ong đặt ở vườn có hàng rào
2. Bố trí đàn ong
Đối với ong nội:
+ Nếu nuôi một vài đàn thì đặt
các thùng ong cách nhau trên 2m
ngay trong vườn nhà, có giá đỡ
hay cọc cao 40 – 50 cm.
+ Không nên đặt thành hàng
thẳng mà bố trí quanh gốc cây,
vì đặt theo hàng thẳng ong nội

hay vào nhầm tổ, chúa tơ giao
phối hay bị mất. Ong nội nuôi
tại thành phố có thể đặt ở ban
công, trên gác thượng
Hình: 1.7. Ong nội được đặt quanh gốc cây

4
+ Cửa thùng quay về nhiều hướng nhưng mùa hè tránh hướng Tây, mùa đông
tránh hướng Bắc, phía trước cửa tổ phải quang đãng.
- Đối với ong
ngoại đặt ong theo
các cách sau:
+ Xếp ong theo
hàng một, đàn
cách đàn 1m, hàng
cách hàng 2m.

Hình: 1.8. Ong ngoại đạt theo hàng thẳng

+ Để tránh đàn
ong trôi dạt có thể
bố trí đàn ong
theo hình tròn,
chữ U, nhóm 4
đàn 1 hoặc hình
lượn sóng
Hình: 1.9. Ong ngoại đặt theo hàng hình chữ U

5
2. Kiểm tra đàn ong

Kiểm tra đàn ong là công việc cần thiết tiến hành thường xuyên và tốn
thời gian nhất của người nuôi ong.
2.1. Mục đích kiểm tra
Nhằm nắm vững tình hình đàn ong, trại ong, dự đoán khả năng phát triển
hoặc sa xút của đàn để xử lý kịp thời.
2.2. Phương pháp kiểm tra
a. Kiểm tra bên ngoài
Kiểm tra bên ngoài được thực hiện hàng ngày khi có nhiều đàn ong.
Thông qua các hoạt
động bên ngoài của đàn mà người nuôi ong có thể đánh giá
được tình hình đàn ong. Nên tiến hành kiểm tra vào khoảng 7 – 8 giờ sáng là
lúc ong đi làm nhiều.
- Ong đi làm tấp nập,
nhiều con mang phấn,
mật về là:
+ Đàn ong mạnh
+ Đàn đông quân
+ Chúa đẻ tốt

Hình:1.10. Ong đi làm tấp nập
- Ong đi làm thưa thớt có
thể là:
+ Mất chúa
+ Chúa đẻ kém
+ Đàn yếu
Hình: 1.11. Ong đi làm thưa thớt

6
- Có xác ong chết hoặc đánh nhau ngoài cửa tổ là ong cướp mật, ong đói
- Trước cửa tổ có xác ong chết, nhiều vòi duỗi thẳng ra là bị ngộ độc

2.2. Kiểm tra bên trong đàn: có 2 kiểu
- Kiểm tra điểm:
+ Kiểm tra một vài đàn thường vào đầu hoặc cuối vụ mật để quyết định
ngày quay mật hoặc chọn biện pháp xử lý.
+ Kiểm tra đàn ong sau khi cho khung cầu đã xây tầng hay ch
ưa ?
+ Tình hình của ong chúa mới sau khi giới thiệu vào đàn.
- Kiểm tra toàn bộ các đàn:
+ Được tiến hành định kỳ 15 ngày đến 1 tháng 1 lần và vào thời điểm
trước hoặc sau khi qua đông, qua hè.
+ Tuy nhiên việc kiểm tra cần phải linh hoạt có đàn cần kiểm tra nhiều
lần hơn đàn khác ví dụ: Đàn ong muốn chia đàn tự nhiên hoặc đàn bị bệnh.
+ Các bước tiến hành kiểm tra đàn ong
B
ước 1: Chuẩn bị dụng cụ kiểm tra
Để kiểm tra ong được nhanh, an toàn người nuôi ong cần chuẩn bị tốt các
dụng cụ kiểm tra:
- Bình phun khói: Khói
có tác dụng trấn áp
ong, buộc chúng phải
mê hút mật trong tổ mà
không đốt người.

Hình: 1.12. Kiểm tra đàn ong
- Lưới che mặt:
Thường làm bằng vải
tuyn nhuộm đen để dễ
nhìn, có tác dụng bảo
vệ phần mặt đặc biệt là
phần dễ sưng như mi

mắt, môi…
- Bao tay: Dùng găng
tay nilon hoặc túi nilon
để hạn chế ong đốt tay



7
Bước 2. Mở thùng ong
Hình: 1.13. Mở nắp thùng nhẹ nhàng

Hình: 1.14. Đặt nắp xuống cạnh thùng
- Đứng ở bên cạnh thùng, không đứng trước cửa tổ
- Nhẹ nhàng mở nắp thùng
- Dựa nắp thùng ở phía sau thùng hoặc đặt nhẹ xuống chân
Lưu ý: trước khi mở nắp phun một ít khói vào cửa tổ, mở hé nắp phun một ít
khói nữa vào trong đàn ong để ổn định.
Nếu đàn ong hiền không cần phun
- Tách ván ngăn ra xa vị trí ban đầu 4
– 5 cm, đưa thước thứ
nhất ra ngoài

Hình: 3.15. Đẩy vị trí ván ngăn ra ngoài

8

Hình:1.16. Nhấc cầu ong ra khỏi thùng
Hình: 1.17. Kiểm tra bánh tổ
- Dùng ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa của 2 tay giữ lấy hai đầu xà ngang
khung cầu thứ nhất lên xem

- Đưa thanh xà lên ngang ngực theo phương thẳng đứng tránh làm vỡ bánh tổ
Hình: 1.18. Kiểm tra mặt còn lại cầu ong
Hình: 1.19.Kiểm tra toàn bộ cầu ong trong
đàn

9
- Xem hết một mặt, chuyển tay để xem bên kia rồi đặt xuống vị trí ván ngăn rồi
xem cầu thứ 2, rồi lần lượt làm như vậy đến cầu cuối cùng.


Hình:1.20. Xếp cầu ong

Hình: 1.21. Đẩy cầu ong vào vị trí ban
đầu
- Dùng tay đẩy đều các cầu về vị trí ban đầu.
- Trong quá trình kiểm tra nếu thấy đàn ong có việc gì cần xử lý thì làm ngay
Ví dụ: Như mũ chúa chia đàn
Lưỡi mèo cần vặt bỏ
Nếu cầu để thưa quá chỉnh lại
Quân quá thưa thì rũ bớt cầu

10
Hình:1.22.Bánh cầu xuất hiện mũ ong chúa
Hình: 1.23.Bánh cầu xuất hiện lưỡi
mèo
Hình:1.24. Cầu ong thưa quân
Hình:1.25. Vị trí cầu ong xa nhau
Kiểm tra còn kết hợp đổi vị trí cầu, cầu không, cầu trứng để vào vị trí
giữa để chúa đẻ và đàn ong nuôi trùng, cầu nhộng để vị trí bên ngoài, cầu mật
để vị trí sát vách thùng

Còn công việc gì chưa xử lý ngay thì ghi chép lại biểu bảng để giải quyết
sau:
Cần ghi chép đầy đủ kết quả kiểm tra theo mẫu sau:

11

Bảng 3: Kết quả kiểm tra theo dõi đàn ong ngày….tháng… năm….

Số
TT
Số
hiệu
đàn
Tổng
số
bánh
tổ
Số
cầu
quân
Số cầu
con
(trứng,
ấu trùng,
nhộng)
MậtPhấn Bệnh Tuổi
ong
chúa
Biện
pháp xử






Ghi chú: ++++ Là nhiều; +++ là khá; ++ là trung bình; + là ít
TN là bệnh thối ấu trùng tuổi nhỏ
TL là bệnh thối ấu trùng tuổi lớn ( ấu trùng túi)

Qua việc ghi chép đầy đủ tình hình các đàn trong nhiều năm cho ta biết
chu kỳ phát triển ong trong nhiều năm, mùa vụ thu mật, mùa vụ khó khăn và
còn nhận biết các đàn tốt, năng suất mật cao, không bị bệnh để tạo chúa và tạo
ong đực, các đàn xấu để thay chúa hoặc nhập lại.
Chú ý: Vi
ệc kiểm tra ong là cần thiết nhưng tránh kiểm tra quá nhiều làm ảnh
hưởng đến hoạt động đi làm của đàn ong, ong phải mất năng lượng để điều hòa
nhiệt độ, ẩm độ ở mức bình thường.
- Các đàn ong mạnh nhất là đang muốn chia đàn, lúc toàn bộ đàn ong đi
làm đang ở trong tổ hoặc thời tiết quá nóng, quá lạnh, trời mưa, nguồn hoa
khan hi
ếm, có ong ăn cướp soi thì đàn ong thường dữ hơn
- Mùa hè kiểm tra vào lúc trời mát, mùa đông kiểm tra vào lúc nắng ấm.
- Khi kiểm tra thao tác phải nhẹ nhàng, đưa tay từ từ không làm quá
mạnh, ong bị kích thích sẽ đốt. Tránh đè, kẹp chết ong bởi mùi nọc là chất báo
động phát ra làm đàn ong trở nên hung dữ khó thao tác.

12
- Kiểm tra các đàn khỏe trước, đàn bệnh sau để bệnh không lây lan,
trường hợp kiểm tra phải đàn bệnh cần rửa tay bằng nước xà phòng rồi mới
kiểm tra đàn khác.

3. Cho ong ăn thêm
3.1. Sự cần thiết phải cho ong ăn thêm
- Do cây nguồn mật, phấn trong tự nhiên nở hoa theo mùa lúc dư thừa
lúc lại không đủ
- Cây nguồn mật nở hoa nhưng thời tiết xấu mưa rào làm trôi mấ
t mật,
phấn hoặc do mưa kéo dài ong không bay đi lấy mật, phấn được.
- Có lúc ngoài trời tự nhiên có phấn nhưng không cung cấp đủ để đàn
ong phát triển nhanh theo ý muốn.
3.2. Phương pháp cho ăn thêm đường
a. Cho ăn bổ sung
- Cho ăn vào mùa vụ qua hè, qua đông là lúc đàn ong thiếu thức ăn trầm
trọng, cho ăn bổ sung nhằm giúp cho đàn ong có đủ lượng mật dự trữ qua thời
kỳ khó khăn này. Nếu không cho
ăn ong sẽ bị chết đói hoặc bỏ tổ bốc bay.
- Các bước cho ong ăn:
+ Thời điểm cho ong ăn: Cho ong ăn vào buổi tối mùa hè bắt đầu từ 7h
tối, mùa đông bắt đầu 6 giờ tối
+ Nguyên vật liệu:
- Đường (trắng hoặc vàng)

Hình: 1.26. Đường trắng

13
- Nước được dùng để pha nước
đường phải là nguồn nước sạch
Lưu ý: Không được lấy nước từ
ao hồ để cho ong ăn

Hình: 1.27. Nước sạch

- Máng dùng cho ong ăn sử dụng
bằng tôn, khoặc khay nhựa, đối
với ong ngoại kích thước máng
lớn hơn đối với ong nội
Hình: 1.28. Máng cho ong ăn
* Cách cho ăn:
+ Cách pha: nồng độ, tỷ lệ 2 kg đường + 1 lít nước, đổ đường và nước (
nước sôi càng tốt), khuấy đều đến khi tan
+ Cho ăn: Với lượng đường trên cho 3 đàn ( đàn 3 cầu) ăn 1 tối
- Vị trí đặt máng ăn ở
bên trên cầu ong, hoặc ở phía
dưới
Lưu ý: Máng ăn cần phải cho
cành cành lá làm pháo không
có ong sẽ chết đuối

Hình: 1.29. Vị trí đặt máng ăn

14
- Vào chập tối tiến hành cho
ong ăn với thao tác mở thùng
nhẹ nhàng
Lưu ý: - Không nên cho ong
vào ban ngày sẽ dẫn đến ong
cướp mật
- Sáng hôm sau ong không ăn
hết phải đổ nước đường trong
máng ăn ra xô rồi cất đi
Hình: 1.30. Đổ nước đường vào máng
Cần cho ong ăn trong 3 - 4 tối, nếu đàn ong có mật vít nắp thì không cần

cho ong ăn nữa
Sau 10 – 15 ngày kiểm tra, nếu thấy hết mật dự trữ trên bánh tổ cần tiếp
tục cho ong ăn như trên
a. Cho ong ăn kích thích:
- Cho ăn khi ngoài tự nhiên có các cây nguồn mật duy trì nở hoa. Cho
ong ăn lúc này là để
+ Kích thích chúa đẻ
+ Ong thợ đi làm nhiều,
+ Ong xây tổ nhanh
+ Đàn ong phát triển nhanh chóng, đông quân vào đúng vụ m
ật
- Đối với ong Ý cho ăn thêm vừa để đàn ong phát triển vừa để thu hoạch
phấn hoa.
- Cách cho ăn:
+ Pha nước đường theo tỷ lệ 1: 1, nghĩa là 1kg đường + 1 lít nước, cho
ăn nhiều lần nhưng số lượng một lần ít.
- Cho ăn kích thích khi cho ong xây tầng, chuẩn bị ong trước vụ mật,
chia đàn hoặc lúc chữa bệnh.



15
3.3. Cho ong thêm chất thay thế phấn hoa
- Vào thời điểm cần cho ong phấn hoa dự trữ hoặc chất thay thế phấn
hoa.
+ Tháng 7 – 8
+ Cuối bông trắng, đầu cà phê
+ Cuối tháng 12 đầu tháng 1,
+ Giữa và cuối vụ mật cao su
+ Keo tai tượng có hiện tượng thiếu phấn hoa làm đàn ong kém phát

triển kém, không nuôi được ấu trùng ong sẽ bị tụt mạnh,
- Hiện nay thị trường có một số loại sản phẩm thay thế
phấn hoa có bán
như của Công ty Ong Vàng, loại của Thái Lan
+ Thành phần chính của các loại thức ăn này là bột đậu tương rang, sữa
bò khử mỡ, men bia, phấn hoa, một số vitamin, khoáng vi lượng
+ Một số người nuôi ong còn sử dụng lòng đỏ trứng gà cho ong ăn thêm
nhưng đắt hiệu quả không cao
- Các chất thay thế phấn hoa này thường được cho ăn ở trong đàn dưới
dạng tấm dẹt, mỏng hoặc nắ
m lại thành cục.
+ Nắm chất phấn hoa thay thế thành từng cục đặt trên các xà cầu, cũng
có thể rắc vào các lỗ tổ nhưng mật thời gian.
+ Một số người nuôi ong cho ăn bột đậu tương rang bằng cách trải trên
tấm nhựa đặt ngoài trời, ong đến vô bột cho vào giỏ đựng phấn rồi mang về tổ
hiệu quả cách này không cao, lại có thể là con đương lây lan bệnh tật. Có thể sử

dụng khô dầu đỗ tương cho ong ăn cũng có hiệu quả tốt.
4. Cho ong xây bánh tổ mới
4.1. Mục đích cho ong xây bánh tổ mới
- Xây bánh tổ mới để tăng lỗ tổ chứa mật, tăng số cầu, số quân để chia
đàn
- Bánh tổ mới có mùi thơm kích thích ong chúa đẻ nhiều.
- Bánh tổ cũ đen, có mùi hôi, chúa không thích đẻ nhưng sâu ăn sáp lại
thích nên dễ làm ong bốc bay.
- Bánh tổ cũ làm cho lỗ t
ổ hẹp lại nên con ong ra đời có kích thước nhỏ
bé lấy phấn, mật ít.

16

- Tiết sáp xây tổ là bản năng của ong non, nếu không cho xây ong vẫn
tiết sáp vứt đi
4.2.Phương pháp cho xây tầng
a. Sửa lại bánh tổ cũ:
- Thời điểm: Sau khi qua hè, qua đông tiến hành cắt bớt mép dưới hoặc
rìa bánh tổ có mầu đen, bị mốc và ròn không có ong bám
- Các bước tiến hành sửa bánh tổ cũ:
+ Bước 1; Chuẩn bị dụng cụ:
Dao cắt

Hình: 1.31. Dao cắt
+ Bước 2: Dùng dao cắt toàn
bộ phần bánh tổ bị mốc có
màu đen
- Cắt các lỗ tổ ong đực đã nở
ở mép dưới.
- Cắt bớt phần bánh tổ có sâu
ăn sáp ở trong.
Các thao tác trên thúc đẩy nới
rộng bánh tổ, xây nhiều lỗ tổ
ong thợ cho ong chúa đẻ

Hình: 1.32. Cắt lỗ tổ ong đực

b. Kỹ thuật xây bánh tổ mới
- Thời điểm : Vào vụ nhân đàn trước vụ mật và đầu vụ mật ( Tháng 3, 4,
5, 6, 10, 11).
- Không phải ong thợ ở lứa tuổi nào cũng tiết sáp xây bánh tổ được mà
chỉ ong thợ non ở độ tuổi 12- 18 ngày tuổi là thời kỳ tiết sáp xây thành tổ tốt
nhất. Trước khi xây bánh tổ phải chuẩn bị đàn ong chu

đáo có nhiều ong non,
chúa đẻ khỏe, bánh tổ to mới cho xây bánh tổ. Biện pháp này vừa tiếp kiện
được thức ăn vừa được bánh tổ xây đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, kịp thời vụ nhân
giống và khai thác sản phẩm.

17
- Chọn đàn xây tầng:
+ Có chúa đẻ kín các tầng
+ Quân đông nhiều ong non
+ Đàn có biểu hiện muốn xây bánh tổ như nới tầng, xây lưỡi mèo.
+ Dự trữ thức ăn nhiều, cả mật và phấn hoa
- Cách gắn tầng chân vào khung cầu
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Mỏ hàn có 2 loại
+ Mỏ hàn bằng điện
+ Mỏ hàn nung bếp

Hình: 1.33. Mỏ hàn tầng chân bằng điện
Tầng chân
Hình: 1.34. Tâng chân

Thước cữ

Hình: 1.35. Thước cữ

×