BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
NUÔI TẰM LỚN
MÃ SỐ: MĐ 05
NGHỀ: TRỒNG DÂU – NUÔI TẰM
Trình độ: Sơ cấp nghề
2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
Mã tài liệu: MĐ 05
3
LỜI GIỚI THIỆU
Trồng dâu nuôi tằm là nghề cổ truyền của dân tộc ta, đã có từ lâu đời. Nghề
trồng dâu nuôi tằm ở nước ta đã đạt đến trình độ khá cao, và hình thành nhiều
vùng ươm tơ, dệt lụa nổi tiếng. Nghề trồng dâu nuôi tằm có hiệu quả kinh tế cao
hơn so với các ngành nghề nông nghiệp khác. Thu nhập từ trồng dâu nuôi tằm
cao hơn so với cây mì, bắp hay
đậu tương từ 30 – 50%.
Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư không cao,
cây dâu sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất. Chỉ sau 4 – 6 tháng trồng dâu có thể
thu hoạch lá và một lần trồng có thể thu hoạch 15 – 20 năm. Tằm là con vật dễ
nuôi, mau có lợi, tuy lợi nhuận thu vào 1 lần không cao nhưng thường xuyên
trong năm. Khi tằm bị bệnh, năng suất kén không cao cũng không tốn kém nhiều
về vốn. Chi phí trồ
ng dâu thấp, đồng thời nuôi tằm lại cho thu hoạch nhanh nên
nghề trồng dâu nuôi tằm có nhiều thuận lợi hơn so với các ngành nghề khác.
Nghề trồng dâu nuôi tằm có nguồn nhân lực đồi dào, mọi người dân từ
người trẻ đến già đều có thể thực hiện được. Đồng thời, có thể thu hút được lao
động nông nhàn. Nghề trồng dâu nuôi tằm có thể được coi là một nghề đặc biệt
có ý nghĩa trong công cuộc xóa
đói giảm nghèo.
Chương trình đào tạo nghề “Trồng dâu – nuôi tằm” cùng với bộ giáo trình
được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề trồng dâu
nuôi tằm. Bộ giáo trình gồm 7 quyển:
1) Giáo trình mô đun Trồng dâu
2) Giáo trình mô đun Chăm sóc dâu - Thu hái dâu
3) Giáo trình mô đun Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu
4) Giáo trình mô đun Nuôi tằm con
5) Giáo trình mô đun Nuôi tằm lớn
6) Giáo trình mô đun Phòng trừ bệnh hại tằm
7) Giáo trình mô
đun Chăm sóc tằm chín và thu hoạch kénĐể hoàn thiện bộ
giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn của Vụ Tổ chức
Cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng
góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, các cơ sở nuôi
tằm, Ban Giám Hiệu và các th
ầy cô giáo Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh
tế Bảo Lộc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ
Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các
cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham
gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ
giáo trình này.
4
Giáo trình “Nuôi tằm lớn” giới thiệu khái quát về kỹ thuật cho tằm lớn ăn;
kỹ thuật thay phân bằng tay, kỹ thuật thay phân bằng lưới, kỹ thuật san tằm, điều
chỉnh điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho tằm sinh trưởng phát dục; kỹ thuật xử
lý tằm thức ngủ ở giai đoạn tuổi 4.
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi nh
ững sai sót, chúng
tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ
thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
THAM GIA BIÊN SOẠN
1. Chủ biên Nguyễn Viết Thông: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh
tế Bảo Lộc;
2. Trần Thu Hiền: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
3. Đặng Thị Hồng: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bả
o Lộc
4. Phan Duy Nghĩa: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
5. Phan Quốc Hoàn: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
6. Trịnh Thị Vân: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
5
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
LỜI GIỚI THIỆU 3
MỤC LỤC 5
BÀI 1: CHO TẰM LỚN ĂN 8
1. Xác định số lượng dâu ăn của tằm trong một ngày đêm 8
1.1. Căn cứ vào tuổi tằm, số lượng tằm và sức ăn của tằm 9
1.1.1. Căn cứ vào tuổi tằm 9
1.1.2. Căn cứ vào số lượng tằm 10
1.2. Căn cứ vào chất lượng lá dâu 10
1.3. C
ăn cứ vào vụ nuôi tằm 11
1.4. Chọn lá dâu cho tằm lớn ăn 11
2. Cho tằm lớn ăn 12
2.1. Đảo dâu trước khi cho ăn 12
2.2. Kiểm tra nong tằm 13
2.3. San tằm, loại bỏ tằm yếu 15
2.4. Phương pháp cho tằm lớn ăn 16
2.4.1. Cho tằm ăn dâu lá 16
2.4.2. Cho tằm ăn dâu cành 19
3. Bảo quản lá dâu 21
BÀI 2: THAY PHÂN, SAN TẰM 23
1. Mục đích của việc thay phân 23
2. Xác định thời điểm thay phân 24
3. Số lần thay phân tằm 26
3.1. Mậ
t độ nuôi tằm 26
3.2. Điều kiện môi trường 26
3.3. Phương pháp nuôi tằm 26
3.4. Tuổi tằm 26
4. Phương pháp thay phân tằm 27
4.1. Thay phân bằng lưới 27
6
4.2. Thay phân bằng tay 29
5. Thu dọn vệ sinh nhà tằm 30
6. Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ nhà tằm 32
6.1. Nhiệt độ 32
6.2. Ẩm độ 32
6.3. Phương pháp điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ nhà tằm 33
7. Điều chỉnh gió và ánh sáng 34
BÀI 3: XỬ LÝ TẰM THỨC Ở TUỔI 4 35
1. Tằm ướm ngủ 36
1.1. Xử lý tằm ướm ngủ 36
1.2. Điều chỉnh nhiệt
độ 37
1.3. Điều chỉnh ẩm độ 38
1.4. Điều chỉnh ánh sáng 39
2.Tằm đang ngủ 39
2.1. Điều chỉnh nhiệt độ 40
2.2. Điều chỉnh ẩm độ 41
2.3. Điều chỉnh ánh sáng 41
3. Tằm dậy 41
3.1. Điều chỉnh nhiệt độ 42
3.2. Điều chỉnh ẩm độ 42
3.3. Điều chỉnh ánh sáng 42
3.4. Xử lý mình tằm 42
3.5. Cho tằm ăn 43
4. X
ử lý tằm thức ngủ không đều 43
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 45
7
MÔ ĐUN: NUÔI TẰM LỚN
Mã mô đun: MĐ 05
Giời thiệu mô đun
Mô đun Nuôi tằm lớn là mô đun thuộc khối kiến thức chuyên môn nghề
trong danh mục các mô đun đào tạo bắt buộc của nghề kỹ thuật trồng dâu, nuôi
tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san
tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đo
ạn thức ngủ. Đồng thời mô đun cũng trình
bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi
kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có khả năng tính toán, chuẩn
bị được thức ăn, vật tư trang thiết bị, dụng cụ cần sử dụng cho nuôi dưỡng, chăm
sóc tằm lớn; thực hiện được các công việc cho tằm lớn ăn, thay phân san tằm và
xử lý t
ằm ở giai đoạn đặc biệt.
8
BÀI 1: CHO TẰM LỚN ĂN
Mã bài: MĐ05–1
Tằm lớn là giai đoạn tằm bắt đầu ngủ dậy tuổi 4 cho đến khi tằm đẫy sức
ở tuổi 5, bắt đầu nhả tơ kết kén. Giai đoạn này gọi là giai đoạn tằm ăn rỗi.
Khả năng sinh trưởng của tằm ở giai đoạn ăn rỗi rất mạnh. Tằm cần
ăn
lượng dâu lớn, chiến trên 75% lượng dâu ăn cả lứa.
Vì vậy, trong quá trình chăm sóc tằm ở giai đoạn tằm lớn, cần chú ý các
biện pháp kỹ thuật, điều kiện môi trường phù hợp, chất lượng lá dâu đảm bảo,
tằm ăn no, giúp tằm sinh trưởng, phát dục tốt, lứa tằm đồng đều, chín tập trung.
Mục tiêu
− Trình bày được kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc t
ằm lớn;
− Dự trù được lượng lá dâu cho tằm ăn từng ngày và từng tuổi;
− Thực hiện cho tằm ăn đúng kỹ thuật;
− Kiểm tra nhà tằm, nong tằm và dâu trước và sau mỗi bữa ăn;
− Có ý thức bảo vệ môi trường, cần cù chịu khó trong học tập.
A. Nội dung
1. Xác định số lượng dâu ăn của tằm trong một ngày đêm
Số lượ
ng dâu ăn của tằm ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, phát dục của
tằm. Tằm được ăn dâu đầy đủ về chất và lượng sẽ có sức khỏe tốt, sức đề kháng
cao, phát dục đồng đều.
− Nếu cho tằm ăn dâu với số lượng ít, chất lượng không bảo đảm, ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục của tằm, t
ằm thức ngủ không đồng đều, dễ
bị nhiễm bệnh.
− Nếu cho tằm ăn với số lượng nhiều, chất lượng lá dâu kém tằm ăn không
hết, dẫn đến lá dâu trong nong dư nhiều, gây lãng phí dâu. Mặt khác, làm cho
nong tằm bị ô nhiễm, tằm dễ bị bệnh.
Do đó, ta cần xác định lượng dâu cho tằm ăn vừa đủ để đảm bảo sức khỏe
tằ
m và công việc nuôi tằm có hiệu quả kinh tế.
Số lượng lá dâu cho tằm ăn trong một ngày đêm phụ thuộc vào:
− Yếu tố môi trường.
− Tuổi tằm.
− Giai đoạn tằm
− Chất lượng lá dâu.
9
1.1. Căn cứ vào tuổi tằm, số lượng tằm và sức ăn của tằm
1.1.1. Căn cứ vào tuổi tằm
Để xác định số lượng dâu cho tằm ăn một ngày đêm, cần căn cứ vào sức ăn
dâu của tằm ở mỗi tuổi và các giai đoạn trong một tuổi.
− Tằm tuổi 4 ăn hết 15 – 20% tổng số dâu tằm ăn cho cả lứ
a.
− Tằm tuổi 5 cần 55 – 60% tổng số dâu cho tằm ăn cả lứa. Đây là giai đoạn
tằm ăn dâu mạnh nhất, vì tằm cần tập trung chất dinh dưỡng để bước sang giai
đoạn nhả tơ kết kén hóa nhộng.
Ví dụ: Để nuôi 1 hộp trứng có 20 gam thì lượng dâu cho tằm ăn ở mỗi tuổi
và mỗi giống khác nhau:
Đối với tằm độc hệ:
−
Tằm tuổi 4 cần 80 – 90 kg dâu cho cả tuổi.
− Tằm tuổi 5 cần 450 – 475 kg dâu cho cả tuổi.
− Tổng lượng dâu cần thiết cho tằm độc hệ ăn từ tuổi 4 đến tuổi 5 là 520 –
565 kg dâu.
Đối với tằm đa hệ và đa hệ lai:
− Tằm tuổi 4 cần ăn từ 35 – 50 kg dâu.
− Tằm tuổi 5 cần 300 – 325 kg dâu.
− Tổng lượng dâu cho tằm ở giai đ
oạn tằm lớn 335 – 375 kg dâu.
Trong cùng một tuổi, mức độ ăn dâu của tằm cũng khác nhau. Các giai
đoạn ăn dâu của tằm:
Giai đoạn tằm mới dậy:
− Giai đoạn này tằm ăn lá dâu phải non hơn tuổi, tằm ăn còn yếu, lượng
dâu cho tằm ăn bữa đầu tiên thường bằng lượng dâu của một bữa của tuổi 3.
− Do lượng dâu ă
n không nhiều nên cần tăng bữa ăn trong ngày.
Giai đoạn ăn mạnh:
− Bước sang ngày thứ 2 trở đi, tằm bắt đầu ăn mạnh dần. Do đó, cần điều
chỉnh lượng dâu tăng lên, tạo điều kiện môi trường phù hợp.
− Tăng lượng dâu ăn trong bữa và rút số bữa cho ăn phù hợp, kiểm tra sức
ăn của tằm để quy
ết định số lần cho ăn hợp lý, tránh lãng phí dâu.
− Giai đoạn tằm ăn mạnh cần chú ý cho tằm ăn đầy đủ bằng cách tăng
lượng dâu cho tằm ăn ở mỗi bữa.
− Khi thấy trong nong còn một ít lá dâu, tiến hành cho tằm ăn bữa tiếp
theo, không để tình trạng lá dâu hết kiệt mới cho tằm ăn.
10
Giai đoạn tằm ăn yếu:
− Khi tằm chuẩn bị đẫy sức ở các tuổi, sức ăn của tằm giảm dần. Lúc này,
người nuôi tằm phải giảm lượng dâu ăn trong lứa, lá dâu non hơn, tăng bữa ăn
cho tằm.
− Trước khi ngủ, sức ăn dâu của tằm kém, lượng dâu cung cấp cho giai
đoạn này cần giảm xuống để tạo
độ thông thoáng cho nong tằm và tránh lãng phí
dâu.
Bữa ăn thêm:
− Đây là bữa ăn bổ sung khi trong nong đã có trên 70% con tằm đã ngủ.
− Cho ăn bổ sung nhằm tạo điều kiện cho tằm ngủ đều, không bỏ đói
những con tằm ngủ muộn.
− Đối với bữa ăn thêm, cần cho tằm ăn một lượng dâu ít và rải lá dâu
mỏng. Tốt nhất nên câu tằm nuôi riêng để có điề
u kiện chăm sóc tốt hơn, dễ
dàng điều chỉnh khả năng phát dục của tằm đều hơn.
Thời điểm cắt dâu:
− Đây là thời điểm rất quan trọng, nó liên quan đến sức sinh trưởng của
tuổi sau và ảnh hưởng đến năng suất chất lượng kén.
− Khi tằm ngủ trên 95% cắt dâu là hợp lý.
1.1.2. Căn cứ vào số lượng tằ
m
Số lượng lá dâu còn phụ thuộc vào số lượng tằm. Nếu nuôi tằm với số
lượng nhiều, cần phải dự trữ nhiều dâu để đảm bảo không thiếu dâu cho tằm ăn.
Nếu tằm ăn thiếu dâu sẽ ảnh hưởng đến sức sống của tằm.
Căn cứ vào số lượng nong nuôi tằm, mật độ tằm trên nong, căn cứ vào sức
ăn c
ủa tằm mà quyết định lượng dâu ăn.
Nếu nuôi tằm với mật độ dày, sức ăn mạnh ta cần tăng số lượng lá dâu
nhiều hơn khi nuôi tằm với mật độ thấp, sức ăn dâu yếu.
1.2. Căn cứ vào chất lượng lá dâu
Căn cứ vào chất lượng lá dâu để quyết định lượng dâu cho tằm ăn phù hợp,
tránh hiện tượng lãng phí dâu.
Nếu cho tằm ă
n lá dâu đảm bảo chất dinh dưỡng, lá có nhiều protein, ít
nước, hàm lượng chất xơ cao, lá dày, thì giảm số lượng lá dâu cho tằm ăn.
Nếu lá dâu cho tằm ăn không đạt tiêu chuẩn, lá dâu già quá hoặc non quá,
lá mỏng, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, phải tăng số bữa cho ăn.
Tuyệt đối không được tăng lượng dâu trong một bữa và cần tăng số lần
thay phân.
11
Lượng lá dâu cho tằm ăn cần đảm bảo tằm ăn no dâu, không bị đói. Tằm bị
đói sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục của tằm.
1.3. Căn cứ vào vụ nuôi tằm
Mùa vụ nuôi tằm liên quan đến mùa vụ sinh trưởng cây dâu, chất lượng, độ
tươi héo của lá dâu. Do đó, mùa vụ nuôi tằm cũng liên quan đến số lượng lá dâu
cho tằm ăn, số bữa
ăn trong một ngày đêm.
− Vào mùa hè, nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, lá dâu nhanh héo, cần cho tằm ăn
nhiều bữa nhưng giảm lượng dâu cho ăn một bữa hoặc tăng lượng dâu so với
yêu cầu lượng dâu của từng tuổi. Vào mùa hè nên cho tằm ăn dâu cành để lá dâu
tươi lâu, đảm bảo luôn có dâu cho tằm ăn và thông thoáng trong nong tằm.
− Vào mùa thu, mùa xuân, thời tiết mát mẻ hơn, nhiệt độ thấp, ẩm độ cao,
lá dâu tươi lâu. Do đó, nên giảm bữa ăn, tăng lượng dâu ăn trong bữa.
1.4. Chọn lá dâu cho tằm lớn ăn
Tằm lớn ăn lá đã thuần thục. Tuyệt đối không cho tằm ăn lá dâu quá già, lá
dâu vàng, bị bệnh và bị ướt.
Mặc dù tằm tuổi lớn yêu cầu chất lượng lá dâu không quá khắt khe như
tằm con, nhưng nếu cho tằm ăn lá dâu quá ít chất dinh dưỡng, lá quá già sẽ ảnh
hưởng không tố
t đến sự sinh trưởng của tằm, tằm dễ bị bệnh, ảnh hưởng đến
chất lượng và sản lượng kén.
Chất lượng lá dâu ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của tằm:
− Tằm ăn lá dâu có chất lượng tốt:
+ Tằm sinh trưởng, phát dục tốt.
+ Tăng sức đề kháng cho tằm.
+ Tuyến tơ được t
ạo thành nhanh chóng, đáp ứng cho quá trình nhả tơ kết
kén ở giai đoạn sau, giúp tăng năng suất và chất lượng tơ kén.
+ Rút ngắn được thời gian phát dục của một lứa tằm từ 1 – 2 ngày.
− Tằm ăn lá dâu kém chất lượng, lá có hàm lượng nước cao, ít chất xơ, bột
đường, lá dâu héo, lá vàng lá bị bệnh.
+ Tằm sinh trưởng, phát dục không đều, khó nuôi.
+ Việc hình thành tuyến tơ gặ
p khó khăn hơn.
+ Tằm lớn ăn phải lá dâu non, tằm dễ bị bệnh, sức khỏe tằm giảm.
+ Thời gian phát dục của mỗi lứa tằm sẽ kéo dài từ 1 – 2 ngày.
Chất lượng lá dâu ảnh hưởng nhiều đến số lượng dâu cho tằm ăn trong một
ngày đêm.
12
H05-1: Lá dâu bị bệnh rỉ sắt
Lá dâu héo, lượng nước và chất dinh dưỡng giảm. Tằm ăn lá dâu như vậy
thường yếu, dễ mẫn cảm với bệnh và các điều kiện khí hậu bất lợi, làm giảm
chất lượng kén.
Lá dâu bị ướt: Cho tằm ăn lá dâu bị ướt sẽ tăng ẩm độ của nong tằm, làm
cho tằm dễ phát sinh bệnh tật. Đồng th
ời, khi ăn phải lá dâu bị ướt tằm hay mắc
các bệnh đường ruột, bệnh bủng mủ và bệnh vôi. Vì thế, trong quá trình nuôi
tằm, tuyệt đối không cho tằm ăn phải lá dâu bị ướt sương, ướt nước mưa. Cần
làm khô lá dâu trước khi cho tằm ăn.
Lá dâu quá già không đảm bảo được chất dinh dưỡng cho tằm ăn, tằm ăn
không đủ no để sinh trưởng, phát dục.
2. Cho tằm lớn ăn
Cho t
ằm lớn ăn cần thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo tằm ăn
dâu đầy đủ, tằm không bị đói.
2.1. Đảo dâu trước khi cho ăn
Trước khi cho tằm ăn cần tiến hành đảo dâu để đảm bảo lá dâu ở mọi vị trí
đồng đều về chất lượng.
Trong quá trình bảo quản lá dâu bị hấp hơi nóng. Vì vậy, trước khi cho tằm
ă
n, ta đảo dâu để tránh nóng và hấp hơi, đảm bảo lá dâu không bị giảm chất
lượng do nhiệt độ cao, cần chọn lá dâu trước khi cho tằm ăn.
13
H05-2: Đảo dâu
Trong quá trình đảo dâu, cần loại bỏ ngọn non, lá vàng, héo, úa, sâu bệnh.
Vì đây là những lá dâu không đảm bảo chất dinh dưỡng cho tằm lớn ăn.
− Lá dâu ở những ngọn non có hàm lượng nước cao, không phù hợp với
nhu cầu dinh dưỡng của tằm. Tằm ăn lá dâu quá non dễ bị bệnh đường ruột,
bệnh tằm bủng, bệnh tằm vôi
− Lá dâu vàng, héo, úa có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, t
ằm ăn không
được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Tằm ăn những lá dâu này dễ bị bệnh, sức
khỏe kém, sức đề kháng giảm sút.
− Lá dâu có mầm mống gây bệnh. Do đó, khi tằm ăn phải những lá dâu
này dễ gây bệnh cho tằm. Ví dụ: tằm ăn lá dâu có chứa đa giác thể, tằm sẽ bị
bệnh bủng
Đảo dâu, quạt dâu còn có tác dụng làm khô lá dâu, đảm bảo tằm không ăn
lá dâu b
ị ướt.
2.2. Kiểm tra nong tằm
Kiểm tra nong tằm trước khi cho tằm ăn là khâu kỹ thuật quan trọng, nhằm
quyết định lượng dâu cho tằm ăn mỗi bữa.
Khi kiểm tra nong tằm, ta chú ý đến lượng dâu cho tằm ăn bữa trước:
− Nếu lượng dâu bữa trước còn nhiều trên nong, thì giảm số lượng lá dâu
cho tằm ăn bữa sau để tránh lãng phí.
− Nếu lượng dâu bữa trước còn ít hoặc
đã hết dâu thì ta cho tằm ăn số
lượng dâu nhiều vào bữa sau để đảm bảo tằm không bị đói.
Kiểm tra nong tằm ta cần để ý đến mật độ nuôi tằm:
14
− Mật độ nong tằm nuôi dày: cần tiến hành san tằm với mật độ hợp lý để
tằm được ăn dâu đầy đủ. Không nên để nong tằm quá dày, tằm bò lên nhau, hạn
chế quá trình ăn dâu của tằm, lượng dâu không đủ cho tằm ăn, tằm bị đói, ảnh
hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát dục của tằm.
− Mật độ nong tằm thưa: nên dồn tằm lại v
ới mật độ vừa phải. Nong tằm
thưa sẽ gây lãng phí dâu khi cho tằm ăn. Đồng thời, gây lãng phí công lao động,
dụng cụ nuôi tằm
Quan sát nong tằm để điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ nhà tằm phù hợp:
Nong tằm có nhiệt độ cao, ẩm độ cao:
− Nhiệt độ và ẩm độ nong tằm cao một phần là do thời tiết, một phần là do
lượng phân trong nong tằm quá nhiều. Phân t
ằm lên men, ẩm độ và nhiệt độ
nong tằm tăng, tăng khả năng gây bệnh cho tằm. Vì vậy, cần tiến hành các biện
pháp kỹ thuật phù hợp nhằm giảm nhiệt độ và ẩm độ nong tằm, tạo môi trường
thuận lợi cho tằm ăn dâu tốt nhất.
− Giảm nhiệt độ trong nong tằm bằng cách mở cửa, tạo độ thông thoáng
trong nhà tằm, hoặc dùng quạt để không khí trong nhà t
ằm được lưu thông.
− Rắc vôi bột lên nong tằm để giảm ẩm độ trong nong.
− Không nên để ẩm độ nong tằm quá cao, vì ẩm độ cao là môi trường
thuận lợi cho nấm bệnh và các vi sinh vật gây bệnh cho tằm.
− Nhiệt độ cao, ẩm độ cao, lá dâu nhanh bị mất chất dinh dưỡng do quá
trình chuyển hóa các chất trong lá dâu. Do đó, cần tăng lượng dâu cho tằm ăn để
tằm ăn no, không bị đ
ói, không thiếu chất dinh dưỡng, đảm bảo tằm có sức khỏe
tốt.
Nong tằm có nhiệt độ thấp, ẩm độ cao:
− Ở điều kiện nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, tằm dễ bị bệnh, sức đề kháng kém,
sức ăn dâu của tằm giảm. Do đó, cần điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ phù hợp với
sinh lý của t
ừng tuổi tằm để tằm ăn hết lượng dâu mỗi bữa, từ đó tằm sinh
trưởng và phát dục tốt hơn.
− Tăng nhiệt độ nong tằm bằng cách đốt than, thắp đèn, đóng cửa, hạn chế
gió lùa vào nhà tằm.
− Giảm ẩm độ nong tằm bằng biện pháp rắc vôi bột hút ẩm trong nhà tằm
hoặc clorua vôi lên nong tằm.
− Trong điều kiệ
n nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, lá dâu lâu héo. Vì vậy, ta có
thể giảm số lượng dâu cho tằm ăn mỗi bữa.
Nong tằm có nhiệt độ cao, ẩm độ thấp:
− Cần giảm nhiệt độ và tăng ẩm độ nong tằm để tằm sống trong điều kiện
khí hậu thuận lợi cho các hoạt động sống.
15
− Điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, lá dâu nhanh héo, lượng chất dinh
dưỡng trong lá dâu giảm. Ta cần tăng số bữa ăn cho tằm để tằm không bị đói.
2.3. San tằm, loại bỏ tằm yếu
San tằm là biện pháp kỹ thuật điều chỉnh mật độ tằm trong nong tằm, mở
rộng diện tích chỗ nằm của tằm. San tằm thườ
ng được thực hiện trước khi cho
tằm ăn.
San tằm nhằm tạo điều kiện cho tằm ăn dâu đầy đủ, đảm bảo tằm không bị
thiếu dâu và hạn chế tằm vận động.
Nếu không san tằm, mật độ tằm trong nong tăng, ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng, phát dục của tằm. Đồng thời, các quá trình sinh lý của tằm diễn ra không
thuận lợi, t
ằm ăn dâu không đủ. Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát dục của tằm,
nong tằm không đồng đều.
Trong quá trình san tằm, cần kết hợp loại bỏ tằm yếu, tằm bệnh, để tạo độ
đồng đều trong nong tằm và tránh lây lan bệnh từ tằm bệnh sang tằm khỏe.
− Đối với tằm yếu, tiến hành nuôi ở nong khác, cho tằm ăn lá dâu non hơn,
ngon hơn, nhiều ch
ất dinh dưỡng hơn, để tằm sinh trưởng, phát dục kịp với
những con tằm khỏe.
− Đối với tằm bệnh, tằm chết, cần loại ra khỏi nong tằm để tránh lây lan
bệnh. Khi nhặt tằm bệnh, chú ý không để tằm bệnh và tằm chết chung với tằm
khỏe.
H05-3: Nuôi tằm với mật độ dày
− Nếu lượng tằm bệnh chết và tằm yếu nhiều, sau khi nhặt tằm xong, tiến
hành sát trùng mình tằm bằng clorua vôi để phòng trừ bệnh cho tằm. Tằm chết,
16
tằm bệnh phải đem đi tiêu hủy ngay, không để trong nhà tằm, nhằm tránh lây lan
bệnh lên tằm.
2.4. Phương pháp cho tằm lớn ăn
Kỹ thuật cho tằm tuổi lớn ăn quan trọng, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng,
phát dục của tằm ở giai đoạn tằm lớn. Từ đó, ảnh hưởng đến quá trình nhả tơ,
kết kén của tằm.
Để đả
m bảo tơ kén có năng suất cao, phẩm chất tốt, cần cho tằm ăn đúng
kỹ thuật, đảm bảo tằm ăn lá dâu đạt tiêu chuẩn và tằm không bị đói.
2.4.1. Cho tằm ăn dâu lá
Đối với tằm lớn, lá dâu phù hợp với đặc điểm sinh lý của tằm là những lá
thuần thục, lá có hàm protein cao, hàm lượng nước ít.
Khi thu hoạch lá dâu cho tằm ăn, hái lá thứ 7 trở xuống gốc, loại b
ỏ lá già,
lá vàng, lá bị sâu bệnh.
H05-4: Lá dâu đạt tiêu chuẩn cho tằm lớn ăn
Ưu và nhược điểm cho tằm ăn dâu lá:
Ưu điểm:
− Lựa chọn được lá dâu phù hợp với tuổi tằm.
− Không thu hoạch lá non, lá bị bệnh, lá kém chất lượng. Đảm bảo tằm ăn
lá dâu ngon và đủ chất xơ, protein.
− Nuôi tằm bằng dâu lá tạo điều kiện thu hoạch được nhiều lứa dâu trong
năm.
Nhược điểm:
17
− Lá dâu nhanh héo, tốn công lao động, gây lãng phí dâu. Từ đó, làm giảm
hiệu quả kinh tế.
− Không tạo được độ thông thoáng trên nong tằm, ẩm độ nong tằm tăng,
tằm dễ phát sinh bệnh tật.
− Đồng thời, khi thu hoạch dâu lá dễ gây xước vỏ cây, làm tổn thương chồi
nách, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây dâu.
Số bữa cho tằm ăn khi cho tằm ăn dâu lá là 5 – 6 bữa/ngày.
Cho tằm
ăn bằng phương pháp này, lá dâu nhanh héo, nhanh mất nước và
chất dinh dưỡng. Để đảm bảo tằm ăn no và đủ chất dinh dưỡng cần phải tăng
bữa ăn cho tằm.
H05-5: Phương pháp cho tằm ăn dâu lá
Kỹ thuật cho tằm ăn dâu lá:
− Đảo dâu: Trước khi cho tằm ăn đảo đều lá dâu nhằm đảm bảo chất lượng
lá dâu đồng đều ở mọi vị trí và làm bốc thoát nhiệt, ẩm độ, các chất khí do quá
trình hô hấp của lá dâu thải ra.
− Cho tằm ăn: Rải dâu đều trong nong tằm. Động tác rải dâu phải từ từ,
nhẹ nhàng, tránh làm tổn thươ
ng tằm.
− Kiểm tra lại và rắc bổ sung những nơi dâu còn quá ít.
18
H05-6: San đều dâu trong nong tằm
− Nong tằm sau khi rắc dâu xong bằng phẳng, lá dâu che kín tằm là đạt yêu
cầu.
− Cần đảm bảo nguyên tắc chỉnh tằm trước khi cho tằm ăn, điều chỉnh mật
độ tằm, loại bỏ tằm kẹ, tằm bệnh và điều chỉnh lá dâu trong nong tằm cho đều
sau khi cho ăn.
− Ở giai đoạn tằm ướm ngủ, tằm vừ
a thức dậy cho ăn lá dâu non hơn, rải
dâu thưa hơn so với yêu cầu tuổi đó.
− Giai đoạn tằm mới ngủ dậy, trước khi cho ăn bữa đầu tiên cần xử lý
clorua vôi lên mình tằm để sát trùng mình tằm.
− Tằm mới dậy phải cho tăn dâu ít, giữa tuổi dâu nhiều, cuối tuổi cho ăn ít
dần.
− Cho tằm ăn đến đâu được đến
đó, cho ăn nong nào được nong đó.
− Sau khi cho tằm ăn phải vệ sinh sạch sẽ nhà tằm.
Trong trường hợp tằm bị bệnh với số lượng nhiều, ta cần bổ sung thêm
chất dinh dưỡng trong lá dâu nhằm tăng sức đề kháng cho tằm.
Trước khi cho tằm ăn, bổ sung chất dinh dưỡng bằng cách phun thêm
peniciline với nồng độ 0,1 – 0,2% lên lá dâu cho tằm ăn để phòng bệnh khi cần
thiết.
19
H05-7: Tằm ăn dâu lá
2.4.2. Cho tằm ăn dâu cành
Sau một thời gian thu hái lá, cây dâu quá cao, người ta áp dụng các kỹ
thuật đốn phớt hoặc đốn lửng, gum thân hạ thấp độ cao của cây dâu. Khi đó từ
thân chính của cây dâu các mầm bất định phát triển mạnh tạo ra rất nhiều cành
nhỏ, thông thường khi thu hoạch dâu sẽ hái cả cành để nuôi tằm.
H05-8: Cành dâu cho tằm ăn
Cho tằm ăn dâu cành có ưu nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
− Tạo được độ thông thoáng trên nong tằm.
20
− Có thể nuôi tằm với mật độ dày hơn so với phương pháp cho tằm ăn dâu
lá.
− Giảm số lần thay phân, giảm công lao động.
− Giảm số bữa cho tằm ăn vì lá dâu tươi lâu.
− Tiết kiệm được lượng dâu cho tằm ăn.
H05-9: Tằm tuổi 4 ăn dâu cành
Nhược điểm:
− Tằm ăn lá non, dễ bị bệnh.
− Số lứa thu hoạch dâu giảm. Một năm chỉ thu hoạch được 4 – 5 lứa dâu.
Từ đó, ảnh hưởng đến số lứa nuôi tằm trong năm.
Kỹ thuật cho tằm ăn dâu cành:
− Trước khi cho tằm ăn dâu cành có thể cho tằm ăn cả cành hoặc ch
ặt ngắn
nếu cành quá dài.
− Đảo đều dâu cho tằm ăn.
− Rải cành dâu lên nong tằm nhẹ nhàng, tránh gây sát thương mình tằm.
− Sau khi cho tằm ăn 15 – 20 phút, quan sát và cho ăn bổ sung tránh tằm bị
đói.
− Kiểm tra kiến, chuột, ẩm độ và nhiệt độ nhà tằm trước khi rời khỏi nhà
tằm.
21
H05-10: Tằm tuổi 5 ăn dâu cành
3. Bảo quản lá dâu
Tằm lớn ăn lượng dâu khoảng trên 75% tổng lượng dâu cho cả lứa nuôi.
Do đó, trong quá trình nuôi tằm lớn cần phải dự trữ lá dâu để đủ lượng dâu cho
tằm ăn. Để đảm bảo chất lượng lá dâu không bị giảm, ta cần tiến hành các biện
pháp bảo quản lá dâu.
Bên cạnh đó, lá dâu sau khi hái mất nước rất nhanh, nhanh bị héo, làm chất
l
ượng lá bị giảm sút rõ rệt. Lá dâu mất nhiều nước không thích hợp cho tằm ăn.
Tằm ăn lá dâu bị héo, lá dâu thiếu chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe
tằm, tằm dễ bị bệnh, mẫn cảm với các điều kiện khí hậu bất lợi. Vì vậy, sau khi
thu hoạch dâu ta phải có biện pháp bảo quản phù hợp để lá dâu tươi lâu, đáp ứng
được nhu cầu dinh d
ưỡng cho tằm.
Thời gian bảo quản lá dâu khoảng 1 ngày, không nên kéo dài thời gian bảo
quản vì phẩm chất lá thay đổi, protein bị phân hủy thành các axit amin,
Cacbohydrat biến thành đường đơn, lá bị héo do bốc hơi nước. Lá nghèo chất
dinh dưỡng, mất phẩm chất.
Quá trình bảo quản lá dâu chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường, đặc biệt
là nhiệt độ không khí. Do đó, khi bảo quản nên để lá dâu trong điều kiện ẩm và
mát.
Điều kiện lý tưởng nhất để bảo quản lá dâu là nhiệt độ không khí dưới
20
0
C và ẩm độ 90%.
Nguyên tắc của quá trình bảo quản lá dâu là giảm nhiệt độ và tăng ẩm độ
phòng bảo quản dâu.
Đối với dâu lá:
− Cần rũ tơi lá dâu.
22
− Đánh luống cao 10 – 15 cm, rộng 1m, cách nhau 20 – 30 cm.
− Chiều dài luống dâu tùy thuộc vào lượng dâu và nơi bảo quản.
− Phun 1 lớp nước sạch lên mặt hoặc đậy bằng lá chuối, có thể phủ bằng
vải thấm nước.
− Cứ 2 – 4 giờ xới ra, đảo lại và đánh luống trở lại để tránh nóng hấp hơi
và dập nát lá dâu.
− Có thể đánh luống dâu thành hình vành khăn.
Đố
i với dâu cành:
− Bó dâu cành thành từng bó.
− Dựng bó dâu, xếp thành luống rộng 1 – 1,2 m.
− Phun 1 lớp nước sạch lên phần ngọn dâu cho tươi.
Chú ý: Khi thu hái dâu cành nếu cành có đọt và lá non, khi bảo quản phải
xếp dâu dựng đứng ngọn lên trên để ngọn dâu mất nước, héo lại sau đó cho tằm
lớn ăn.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài thực hành 1: Thực hành cho tằm ăn dâu lá.
Bài thực hành 2: Thực hành cho tằm ăn dâu cành.
C. Ghi nh
ớ
Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:
− Kỹ thuật cho tằm ăn.
− Bảo quản dâu lá và dâu cành.
23
BÀI 2: THAY PHÂN, SAN TẰM
Mã bài: MĐ05–2
Đối với tằm ăn rỗi, lượng chất thải sau các bữa ăn của tằm rất lớn, làm cho
nong tằm luôn tăng nhiệt độ do quá trình phân giãi các chất thải, làm cho tiểu
khí hậu trong nong tằm không phù hợp với sinh trưởng phát dục của chúng. Đây
cũng là môi trường thuận lợi của các nấm bệnh và các vi sinh vật gây hại cho
tằm. Vì vậy, cần phải tiến hành thay phân, san tằm.
Thay phân là biện pháp kỹ thuật tách tằm ra khỏi chất thải của tằm sau tiêu
hóa và lượng dâu ăn thừa.
San tằm là biện pháp kỹ thuật nhằm tạo mật độ tằm trên nong phù hợp với
điều kiện sinh trưởng và phát dục của tằm qua các tuổi.
Thay phân kết hợp san tằm phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh sạch sẽ, tránh sát
thương mình tằm, đảm bảo mật độ tằm thích h
ợp, tạo môi trường tốt nhất cho
tằm sinh trưởng phát dục.
Mục tiêu
− Trình bày được mục đích, ý nghĩa của việc thay phân, san tằm;
− Thực hiện được các kỹ năng thay phân, san tằm;
− Xác định được mật độ tằm trên nong;
− Chọn thời điểm thay phân, phương pháp thay phân thích hợp;
− Tránh bỏ sót tằm và gây vết thương mình tằm.
A. Nội dung
1. Mục
đích của việc thay phân
Công việc thay phân là loại bỏ lá dâu tằm ăn thừa, chất thải của tằm sau
các bữa ăn, loại bỏ các tằm kẹ, tằm bệnh, tằm chết ra khỏi nong tằm, tạo môi
trường sống thuận lợi cho tằm sinh trưởng và phát dục tốt.
Thay phân tằm nhằm mục đích:
− Tạo môi trường thông thoáng, sạch sẽ, phù hợp với sinh lý tằm.
− Đối v
ới tằm lớn, sau khi ăn dâu 4 – 5 giờ, tằm thải phân, lượng phân tằm
thải ra ngày càng nhiều. Nếu để phân trong nong lâu, phân sẽ lên men, đây là
môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây bệnh cho tằm. Nhiệt độ và
ẩm độ nong tằm tăng cao, ảnh hưởng tới sức sống của tằm, tằm phát dục không
đồng đều, sức đề kháng của tằm giảm. Vì vậy, cần tiến hành thay phân để giảm
ẩ
m độ và nhiệt độ nong tằm.
24
− Loại thải lá dâu ăn thừa của tằm ra khỏi nong hoặc chuyển tằm ra khỏi
nong cũ qua nong mới, tạo môi trường sống tốt hơn và có điều kiện xử lý vệ
sinh nong tằm để dùng cho lần sau.
− Thay phân kết hợp loại bỏ tằm kẹ, tằm bệnh, tằm chết.
+ Tằm kẹ là những con tằm còi cọc, phát dục bất bình thường, Đây là
những con tằm yếu, nếu để tằm kẹ trong nong sẽ khó chăm sóc.
+ Tằm bệnh để trong nong sẽ lây lan bệnh sang tằm khỏe. Tằm chết
thường do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do bệnh. Vì vậy, trong quá trình
thay phân ta phải loại bỏ tằm bệnh, tằm chết để tránh lây lan bệnh trong nong
tằm.
Tóm lại, việc thay phân sẽ tạo điều kiện vệ sinh cần thiết cho tằm sinh
trưởng phát d
ục, tằm có sức khỏe tốt, tăng khả năng đề kháng của tằm với điều
kiện bất lợi của môi trường.
H05-11: Nong tằm trước khi thay phân
2. Xác định thời điểm thay phân
Thời điểm thay phân tằm phụ thuộc vào số lượng phân, lượng lá dâu còn
dư trong nong tằm, giai đoạn sinh trưởng, phát triển của tằm và điều kiện khí
hậu của nhà tằm.
Trước khi thay phân tằm, cần tiến hành kiểm tra nong tằm để quyết định
thời điểm thay phân.
25
H05-12: Mật độ nuôi thích hợp
Căn cứ vào điều kiện thời tiết để xác định thời điểm thay phân cho tằm
thích hợp:
− Nên thay phân tằm vào lúc trời mát, nhiệt độ thích hợp.
− Không thay phân vào lúc trời oi bức, ẩm độ, nhiệt độ cao ảnh hưởng đến
sức sống của tằm.
− Kiểm tra số lượng phân, số lượng lá dâu thừa trong nong tằm
để quyết
định có thay phân hay không.
− Nếu số lượng phân và số lá dâu thừa còn ít thì không cần thay phân, cho
tằm ăn thêm 1, 2 bữa dâu rồi mới tiến hành thay phân.
− Thay phân tằm khi số lượng lá dâu héo quá nhiều trong nong. Vì lá dâu
bị héo để trong nong sẽ ảnh hưởng tới nhiệt độ và ẩm độ nong tằm.
− Cần tiến hành thay phân tằm khi số lượng lá dâu thừa và phân tằm chiếm
diện tích lớn trong nong tằm.
Căn cứ vào giai đo
ạn sinh trưởng, phát triển của tằm để xác định thời
điểm thay phân:
− Thay phân khi tằm vào giai đoạn ướm ngủ để tạo điều kiện môi trường
sạch sẽ, ẩm độ và nhiệt độ thích hợp cho tằm lột xác thay da.
− Tiến hành thay phân khi tằm ngủ dậy ăn dâu được 1 – 2 bữa để loại bỏ
da tằm, phân tằm và lá dâu thừa.