TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING
Họ và tên sinh viên: …………………………………………..
Ngày sinh:…………………………………………………….
Lớp: ……………………………………………………………
Mã course học:…………………………………………………
BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP
HỌC PHẦN:
THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1
Cán bộ hướng dẫn:
NĂM 2022
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1.1. Giới thiệu về cơ quan thực hành nghề nghiệp.......................................1
1.2. Giới thiệu về cán bộ hướng dẫn thực hành nghề nghiệp......................4
II. PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................7
2.1. Trình bày nội dung các công việc của cán bộ Tư pháp – hộ tịch tại
UBND xã Sài Sơn.............................................................................................7
2.2. Mô tả các công việc đã được giao thực hiện và kết quả thực hiện.......8
2.3. Đánh giá sự phù hợp của năng lực bản thân trong việc thực hiện các
cơng việc đó....................................................................................................13
2.4. Nêu những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện các cơng việc được giao
.........................................................................................................................14
2.5. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân................................14
III. KẾT LUẬN.............................................................................................15
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu về cơ quan thực hành nghề nghiệp
Cơ quan thực tập là Uỷ ban nhân dân xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai,
thành phố Hà Nội.
Về bộ máy lãnh đạo.
Bộ máy lãnh đạo được tổ chức bao gồm các thành phần chính sau đây:
-
Bí thư Đảng ủy xã: Nguyễn Đình Thụy
-
Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐND xã: Nguyễn Văn Ngọc
-
Phó Chủ tịch HĐND xã: Đào Đăng Khuê
-
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã: Đỗ Văn Tâm
-
Phó Chủ tịch UBND phụ trách lĩnh vực văn hóa - xã hội: Nguyễn
Văn Nghĩa
-
Phó Chủ tịch UBND phụ trách lĩnh vực kinh tế - xã hội: Nguyễn
Nho Hòa
Về cơ cấu tổ chức; chức năng, nhiệm vụ
UBND xã Sài Sơn tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, lãnh đạo
tập thể đi đôi với phát huy trách nhiệm cá nhân của từng thành viên UBND
xã, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân xã Sài Sơn bao gồm: 1 Chủ tịch, 2 Phó
Chủ tịch và 02 ủy viên (Trưởng công an và Xã đội trưởng). Thường trực Uỷ
ban nhân dân gồm 03 thành viên (Chủ tịch và 02 Phó chủ tịch).
Chức năng chính của Ủy ban nhân dân cấp xã đó là quản lý hành chính
nhà nước trên địa bàn xã trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và an ninh quốc
phịng theo các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và
theo sự phân công chỉ đạo thực hiện của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Qua đó,
phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm quyền và nghĩa vụ cơng dân,
góp phần xây dựng đời sống vật chất và tinh thần trong sáng, vững mạnh cho
người dân.
Các chức năng cụ thể bao gồm:
Một là, tổ chức và hướng dẫn cho nhân dân, các tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội trên địa bàn thực hiện tốt các chính
sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. Tạo điều kiện cho nhân dân làm ăn
và phát triển kinh tế địa phương, nắm bắt rõ các tâm tư, nguyện vọng của
người dân để nhanh chóng giải quyết hoặc phản ánh lên cấp trên.
Hai là, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách
của đảng và nhà nước tại các cơ quan, tổ chức ở Địa phương
Ba là, tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch về kinh tế xã hội và kế hoạch
ngân sách xã được Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hằng năm. Xây dựng dự
tốn ngân sách năm sau trình UBND huyện phê duyệt.
UBND cấp xã có các nhiệm vụ sau đây:
Một là, xây dựng và trình HĐND xã quyết định một số nội dung thuộc
nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND xã, tổ chức thực hiện các nghị quyết của
HĐND xã.
Hai là, tổ chức thực hiện ngân sách địa phương trên cơ sở số ngân sách
đã được phê duyệt.
Ba là, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên
giao phó.
Lịch sử hình thành và phát triển.
Xã Sài Sơn nằm ở phía Bắc huyện Quốc Oai cách trung tâm Hà Nội 25
Km về phía Đơng.
Tiếp giáp:
- Phía Đơng giáp xã Phượng Cách.
- Phía Tây giáp xã Hữu Bằng huyện Thạch Thất.
- Phía Nam giáp Thị Trấn Quốc Oai.
- Phía Bắc giáp với xã Liên Hiệp huyện Thạch Thất.
Xã Sài Sơn có diện tích là 1.007,08 ha được chia làm 6 thôn: Đa Phúc,
Thụy Khuê, Khánh Tân, Sài Khê, Phúc Đức và Năm Trại . Dân số hiện nay
5494 hộ, 20.325 nhân khẩu. Sài Sơn là xã lớn và thuộc diện trung bình khá
của huyện, với diện tích tự nhiên rộng, dân số đơng, vị trí địa lý thuận lợi vì
nằm ven đại lộ Thăng Long lại gần thủ đô Hà Nội một thị trường tiêu thụ sản
phẩm rộng lớn, một nơi có nhu cầu cao về lao động dịch vụ, thành phố Hà
Nội cũng là địa phương đi đầu trong cả nước về nghiên cứu khoa học và áp
dụng công nghệ vào sản xuất đời sống. Do vậy xã Sài Sơn có nhiều lợi thế
khách quan và chủ quan để phát triển kinh tế. Có dự án Tuần Châu và nhiều
dự án đầu tư đã, đang và sẽ thực hiện tại xã trong giai đoạn gần đây sẽ làm
thay đổi rất nhanh bộ mặt kinh tế xã hội của xã Sài Sơn, đây cũng chính là lợi
thế để xã phát triển nhóm ngành dịch vụ thương mại và huy động nguồn vốn
đầu tư xây dựng nông thôn mới. Mặt khác địa phương có cụm danh thắng
Chùa Thầy rất có giá trị, có di tích Nhà lưu niệm Bác Hồ, lại thuận lợi về giao
thơng và nằm gần thủ đơ đó là những yếu tố để phát triển nhóm ngành dịch vụ
thương mại đặc biệt là dịch vụ du lịch. Với lợi thế trên cũng phải kể đến khả
năng phát triển các dịch vụ vùng ven đô như vận tải, chế biến lương thực thực
phẩm, cung cấp lương thực, thực phẩm hàng tiêu dùng...và một lượng lớn lao
động dịch vụ tại địa phương có thể làm việc tại đơ thị.
Nhìn chung, xã Sài Sơn là một xã đang phát triển. Tuy nhiên, được sự
quan tâm của nhà nước với chính sách Nơng thơn mới, xã Sài Sơn đang dần
trở nên tiến bộ và hứa hẹn nhiều sự đổi mới tốt đẹp, toàn diện hơn nữa trong
một tương lai không xa.
1.2. Giới thiệu về cán bộ hướng dẫn thực hành nghề nghiệp
Trong khoảng thời gian thực tập tại UBND xã Sài Sơn, em đã nhận
được sự hướng dẫn của 2 cán bộ là:
1. Nguyễn Văn Sơn
Chức vụ: Công chức Tư pháp – hộ tịch
2. Vương Sơn Hà
Chức vụ: Công chức Tư pháp – hộ tịch
Chức năng của công chức Tư pháp – hộ tịch tại UBND xã.
Công chức Tư pháp - Hộ tịch là chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân cấp xã, thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã
về công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm
tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính; phổ
biến, giáo dục pháp luật; hịa giải ở cơ sở; nuôi con nuôi; hộ tịch; chứng thực;
bồi thường nhà nước; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính và cơng tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.1
Nhiệm vụ của công chức Tư pháp – hộ tịch tại UBND xã.
1
Điều 3 Thông tư 07/2020/TT-BTP hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện do Bộ Tư pháp ban hành.
Theo đó, nhiệm vụ chính của cơng chức Tư pháp – hộ tịch tại UBND
xã bao gồm:
Một là, giúp UBND xã soạn thảo ban hành các văn bản quản lý theo
quy định của pháp luật, giúp UBND cấp xã phổ biến giáo dục pháp luật cho
nhân dân xã, phường, thị trấn.
Hai là, giúp UBND cấp xã chỉ đạo hướng dẫn cộng đồng dân cư tự
quản xây dựng quy ước, hương ước, thực hiện sự trợ giúp pháp lý cho người
nghèo và đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật. Quản lý tổ sách
pháp luật tổ chức phục vụ cho nhân dân nghiên cứu pháp luật phối hợp hướng
dẫn hoạt động đối với tổ hòa giải, báo cáo với UBND cấp xã và cơ quan tư
pháp cấp trên.
Ba là, thực hiện việc đăng ký và quản lý hộ tịch theo các nhiệm vụ cụ
thể được phân cấp quản lý và đúng thẩm quyền được giao.
Bốn là, thực việc chứng thực theo thẩm quyền đối với công việc thuộc
nhiệm vụ được pháp luật quy định.
Năm là, giúp UBND cấp xã thực hiện một số công việc về quốc tịch
theo quy định của pháp luật.
Sáu là, quản lý lý lịch tư pháp, thống kê tư pháp ở xã, phường, thị trấn.
Bảy là, giúp UBND cấp xã về công tác thi hành án theo nhiệm vụ cụ
thể được phân cấp.
Tám là, giúp UBND cấp xã trong việc phối hợp với các cơ quan tổ chức
liên quan quyết định về việc giáo dục thị xã, phường, thị trấn.
Chín là, giúp UBND cấp xã thực hiện đăng ký giao diện về quyền sử
dụng đất, bất động sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
Mười là, chấp hành quy chế làm việc của cơ quan, các chế độ quản lý,
lưu trữ, hồ sơ tài liệu theo quy định của pháp luật.
Điều kiện tiêu chuẩn của công chức Tư pháp – hộ tịch tại UBND xã.
Để được làm việc tại vị trí cán bộ Tư pháp - Hộ tịch thuộc UBND cấp
xã cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định:
Một là, công chức tư pháp xã, phường, thị trấn phải đáp ứng những tiêu
chuẩn là cơng dân Việt Nam có đầy đủ năng lực hành vi, có tinh thần yêu
nước sâu sắc kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa xã hội có năng lực tổ chức vận động nhân thực hiện có kết quả đường
lối của đảng chính sách và pháp luật của nhà nước ở địa phương.
Hai là, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, tận tụy với dân không
tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng có ý thức kỷ luật
trong cơng tác, gắn bó mật thiết nhân dân, được nhân dân ủng hộ.
Ba là, có trình độ về trình độ lý luận chính trị, quan điểm đường lối của
Đảng chính sách pháp luật của nhà nước, có trình độ học vấn chuyên môn đủ
năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả đáp ứng nhiệm vụ được giao.
Bốn là, chuyên môn nghiệp vụ ở khu vực đồng bằng, đơ thị có trình độ
trung cấp trở lên và phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Tư pháp cấp xã và sau
khi tuyển dụng phải sử dụng được tin học văn phịng trong cơng tác chun
mơn với cơng tác Tư pháp hộ tịch, đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay
tối thiểu được bồi dưỡng lần đầu phải có trình độ trung cấp luật trở lên phải
qua bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước, chữ viết rõ ràng.
Năm là, đối với công tác Tư pháp – Hộ tịch đang cơng tác tại nơi có
đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, phải biết ít nhất tiếng dân tộc thiểu số
sinh sống ở địa phương đó.
Sáu là, đáp ứng một số tiêu chuẩn cụ thể khác của công chức xã,
phường, thị trấn
Về tuổi đời: Không quá 35 tuổi, chỉ tuyển dụng lần đầu.
Về học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với đồng bằng, đô thị,
trung học cơ sở đối với miền núi, vùng sâu vùng xa.
Về lý luận chính trị: sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý
luận chính trị tương đương với trình độ sơ cấp trở lên.2
II. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Trình bày nội dung các cơng việc của cán bộ Tư pháp – hộ tịch tại
UBND xã Sài Sơn
Trong tuần đầu tiên, em đã được tiếp cận, tìm hiểu một số nội dung
công việc của cán bộ Tư pháp – hộ tịch tại UBND xã Sài Sơn. Theo đó, các
công việc này được coi là bước đầu để em tìm hiểu về vị trí cơng việc này. Cụ
thể:
Một là, tìm hiểu, nghiên cứu các nội dung cơng việc thường xuyên của
cán bộ Tư pháp – hộ tịch tại UBND xã. Để hiểu được thông tin này, em đã
được hai cán bộ hướng dẫn thực tập giới thiệu sơ khảo, tổng quan về vị trí
cơng việc tại cơ sở nhằm cung cấp cái nhìn khái qt nhất. Sau đó, em tiến
hành nghiên cứu các quy định của pháp luật có liên quan về chức năng, nhiệm
vụ, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ Tư pháp – hộ tịch (Thông tư 07/2020/TTBTP, Nghị định 112/2011/NĐ-CP,...) để so sánh, đối chiếu thực tiễn với quy
định của pháp luật.
Hai là, nghiên cứu tổng quan về nội dung thực hiện của từng đầu công
việc cụ thể, đánh giá và xem xét mong muốn của bản thân để lựa chọn phạm
2
Điều 3 Nghị định 112/2011/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị trấn.
vi mình muốn nghiên cứu và tìm hiểu. Theo đó, qua quá trình nghiên cứu, em
đã đề xuất với cán bộ thực tập cho mình được tìm hiểu nhiều hơn về công tác
chứng thực tại đây.
Thứ ba, quan sát sơ khảo trong tuần đầu tiên các nội dung công việc mà
hai cán bộ Tư pháp – hộ tịch thực hiện, đặc biệt liên quan đến chức năng
chứng thực tại đây, qua đó xác định bước đầu những nội dung cơng việc, bản
chất công việc cần thực hiện đối với vấn đề này.
2.2. Mô tả các công việc đã được giao thực hiện và kết quả thực hiện
Trong quá trình thực tập tại UBND xã Sài Sơn, em đã được tham gia hỗ
trợ, xử lý một số cơng việc, theo đó đa phần tập trung vào các vấn đề liên
quan đến chứng thực và một số công việc hỗ trợ hành chính khác (như soạn
thảo văn bản, in tài liệu, photo tài liệu, rà sốt chính tả,...).
Với những cơng việc chính liên quan đến phạm vi nghề nghiệp lựa
chọn là cán bộ Tư pháp – hộ tịch, em đã được tham gia hỗ trợ thực hiện hai
công việc phát sinh thực tế. Theo đó, cả hai vụ việc này, em đều tham gia hỗ
trợ xuyên suốt cho cán bộ Tư pháp – Hộ tịch từ thời điểm tiếp nhận cho tới
khi trả kết quả. Theo đó, qua q trình thực hiện em thấy rằng cơng việc
chứng thực mặc dù nhìn bên ngoài tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế lại
yêu cầu về kỹ năng chuyên môn, kiến thức pháp luật nhất định. Đặc biệt trong
công tác kiểm tra hồ sơ trước khi đóng dấu chứng thực và trình Lãnh đạo ký
càng cần phải quan tâm.
Vụ việc thứ nhất:
Ông Lê Văn A đến UBND xã Sài Sơn để làm thủ tục chứng thực Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất do ông đứng tên. Bản Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất này có kèm theo 01 phụ lục thay đổi nội dung Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Tuy nhiên ban đầu ông A không cung cấp cho cán bộ Tư
pháp – Hộ tịch. Sau khi cán bộ Tư pháp – Hộ tịch kiểm tra hồ sơ và có hỏi lại
thì ơng đã cung cấp đầy đủ để cán bộ thực hiện theo quy định.
Các bước thực hiện:
Yêu cầu công dân cung cấp bản chính khi tiến hành chứng thực sao y.
Bước 1: Kiểm tra con dấu, chữ ký, tên người ký
Đây là bước đầu tiên và là bước quan trọng nhất bởi lẻ điều kiện để có
thể chứng thực sao y bản chính là giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
cấp cho nên nó buộc phải có con dấu trịn đóng ở chữ kỹ của người đại diện
cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và dấu giáp lai nếu văn bản có từ 02 tờ trở
lên. Bên cạnh đó, trong vụ việc này cần phải kiểm tra xem công dân đã cung
cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu hay chưa, có thiếu văn bản nào không. Cụ thể tại
đây ông A đã cung cấp thiếu phụ lục sửa đổi của Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất. Nếu tại bước này không kiểm tra kỹ càng sẽ có thể tạo điều kiện
cho ơng A sử dụng bản chứng thực sao y bản chính đối với Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất khơng có phụ lục chính sửa để đi thực hiện các hành vi lừa
đảo, trái pháp luật.
Bước 2: Đối chiếu nội dung văn bản
Ở bước này, so sánh nội dung giữa bản chính và bản sao có trùng khớp
hay khơng, nội dung của cả bản sao và bản chính có bị chỉnh sửa, tẩy xóa hay
khơng. Bản chính có bao nhiêu trang, tờ thì phải sao y như vậy, khơng được
thiếu, nếu bản chính có một mặt thì mặt sau khơng được có bất cứ nội dung
nào khác. Kiểm tra, rà soát lại và tiến hành đóng dấu vào bản sao y.
Bước 3: Đóng dấu bản sao, giáp lai, chứng thực sao y bản chính, số
chứng thực, trình Lãnh đạo ký
(i) Đóng dấu “BẢN SAO” ở góc trên bên phải ở trang đầu tiên của văn
bản sao y trong trường hợp văn bản đó có từ 02 trang trở lên.
(ii) Đóng dấu giáp lai bằng dấu trịn của Phịng Tư pháp khi văn bản
sao y mà những tờ sau đó có nội dung liên quan từ 02 tờ trở lên. Dấu giáp lai
phải đóng tối đa là 05 tờ cho 01 con dấu, tờ tiếp theo (tờ thứ 06) phải đóng
liền trước với tờ cuối cùng của con dấu trước (tờ thứ 05) và liên tiếp thêm với
03 sau nữa. Cứ thế lặp lại liên tiếp cho đến tờ cuối cùng của văn bản.
(iii) Dấu chứng thực sao y với nội dung: “Chứng thực bản sao đúng với
bản chính, ngày chứng thực DD/MM/YYYY, số chứng thực…….”, trong đó
DD là số ngày, MM là số tháng, YYYY là số năm. Lưu ý phải kiểm tra rõ
ngày, tháng, năm phải đúng với ngày tiến hành chứng thực trước khi đóng
vào bản sao y của cơng dân. Dấu này được đóng ở trang cuối cùng có chữ ký,
tên người ký, con dấu của cơ quan tổ chức cấp văn bản, khơng đóng chèn lên
chữ ký, tên, con dấu của trang đó.
(iv) Dấu số chứng thực: đóng ngay trên ơ có “…….” ở sau chữ “số
chứng thực” đã đóng trước đó. Mỗi trường hợp (cơng dân) khác nhau thì số
sau phải là số trước đó cộng thêm một.
(v) Trình lãnh đạo ký hồ sơ cần lưu ý kiểm tra lại từng hồ sơ để tránh
thiếu sót, tránh tình trạng khi ký thiếu thì phải đi trình ký lại 01 lần nữa.
Bước 4: Đóng dấu tên lãnh đạo ký, dấu tròn vào chữ ký của lãnh
đạo, ghi biên lai và trả hồ sơ cho công dân
(i) Hồ sơ bản sao y đã được Lãnh đạo nào ký thì phải đóng dấu tên của
Lãnh đạo đó. Việc đóng dấu tên khơng phải đóng ở ngay dưới ở giữa của của
chữ ký với dòng chữ “chứng thực bản sao đúng với bản chính” mà đóng ngày
dưới ở phần đi của chữ ký đó, mặc dù nó lệch qua bên phải so với dòng chữ
trên.
(ii) Đóng dấu trịn (dấu pháp nhân) của Phịng Tư pháp chèn lên 1/3
chiều dài ở bên trái chữ ký của lãnh đạo.
(iii) Ghi biên lai cho hồ sơ đã thực hiện xong các bước trên, hỏi rõ công
dân nộp hồ sơ ghi tên của cá nhân hay tổ chức nào và chỉ thu tiền mặt, vẫn
chưa áp dụng hình thức thanh tốn qua thẻ. Trả hồ sơ cho cơng dân và nhận
tiền thanh tốn khi hồn tất việc ghi biên lai. Cách tính phí khi chứng thực sao
y sẽ được nêu ra ở ví dụ sau đây.
Vụ việc thứ hai:
Bà Nguyễn Thị B và ông Phạm Quang H (anh trai bà B) đến UBND xã
Sài Sơn để chứng thực chữ ký trong Văn bản ủy quyền trông, nom nhà đất.
Theo đó ơng Phạm Quang H nhờ bà Nguyễn Thị B trông, nom nhà cửa trong
thời gian ông H không có tại địa phương (sang Mỹ kinh doanh).
Bước 1: Yêu cầu người chứng thực chữ ký của mình xuất trình các
giấy tờ sau:
(i) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân
hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng. (của ông H và bà B)
(ii) Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký. (Văn bản ủy quyền)
Bước 2: Kiểm tra giấy tờ, năng lực hành vi dân sự của người yêu
cầu chứng thực chữ ký
(i) Kiểm tra giấy tờ, hồ sơ mà người yêu cầu chứng thực chữ ký cung
cấp, tuyệt đối không được đi chứng thực chữ ký thay cho người khác. (phải là
ông H và bà B trực tiếp đi chứng thực chữ ký)
(ii) Kiểm tra năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu chứng thực
bằng cách hỏi về một số vấn đề trong giấy tờ nhân thân, giấy tờ mà người đó
yêu cầu chứng thực, nếu thấy minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi
của mình thì u cầu người đó ký vào giấy tờ, văn bản mà người đó yêu cầu
chứng thực. Yêu cầu photo cung cấp thêm 01 bản nữa để lưu trữ.
Bước 3: Tiến hành vào Sổ Chứng thực chữ ký
Vào số Sổ Chứng thực chữ ký là số liền sau số đã vào trước đó 01 đơn
vị, ghi số đã vào sổ vào tờ lời chứng kèm theo hồ sơ mà công dân yêu cầu
chứng thực chữ ký. Ở tờ lời chứng cũng yêu cầu công dân ghi rõ, đầy đủ
thơng tin của mình, kẹp tờ lời chứng vào mặt sau của hồ sơ đó.
Bước 4: Trình lãnh đạo ký
Tương tự như Chứng thực sao y bản chính, cần ý kiểm tra lại từng hồ
sơ để tránh thiếu sót, tránh tình trạng khi ký thiếu thì phải đi trình ký lại một
lần nữa.
Bước 5: Đóng dấu tên lãnh đạo ký, dấu tròn vào chữ ký của lãnh
đạo, ghi biên lai và trả hồ sơ cho công dân, lưu trữ hồ sơ
(i) Tương tự như Chứng thực sao y bản chính cần lưu ý đóng dấu đầy
đủ, kiểm tra đã vơ số đầy đủ.
Trường hợp giấy tờ chứng thực chữ ký có dán kèm ảnh thẻ của người
yêu cầu chứng thực (chẳng hạn như Sơ yếu lý lịch) thì phải đóng dấu giáp lai
ở góc dưới bên phải ảnh với phần giấy.
(ii) Ghi biên lai: Đối với chứng thực chữ ký, phí thu cho mỗi trường
hợp là 10.000đ (Theo Thơng tư 226/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính) để lưu
trữ. Trường hợp ở đây được hiểu là một văn bản gồm một hoặc nhiều người
cùng ký. Khơng tính phí đối bản lưu trữ.
Việc hỗ trợ cán bộ Tư pháp – Hộ tịch thực hiện các cơng việc trong q
trình thực tập của em được diễn ra khá thuận lợi và gần như không có sự sai
sót, vướng mắc nào. Các vụ việc đều được giải quyết chứng thực phù hợp
theo quy định.
2.3. Đánh giá sự phù hợp của năng lực bản thân trong việc thực hiện các
cơng việc đó
Qua q trình thực tập tại UBND xã Sài Sơn, cụ thể là tại vị trí cán bộ
Tư pháp – Hộ tịch, em đã được cung cấp và thực hành nhiều kiến thức chuyên
ngành thực tiễn đã được theo học tại nhà trường. Em nhận thấy rằng công
việc của một cán bộ Tư pháp – Hộ tịch tương mặc dù nhìn bên ngồi tương
đối đơn giản nhưng khi thực hành thực tế lại nhận thấy rằng công việc này
cần kết hợp nhiều kiến thức, kỹ năng khác nhau, trong đó bao gồm cả các
kiến thức pháp luật. Tuy nhiên, nội dung pháp lý liên quan đến công việc tại
vị trí cán bộ Tư pháp – Hộ tịch cần nghiên cứu không chỉ là các văn bản điều
chỉnh trực tiếp như pháp luật về công chứng chứng thực, pháp luật về hộ tịch
mà còn phải nghiên cứu cả những nội dung chuyên ngành khác như đất đai,
dân sự, thương mại,...
Sau khi thực tập tại UBND xã Sài Sơn, em thực sự cảm thấy hào hứng
và mong muốn được tiếp tục tìm hiểu nội dung cơng việc tại vị trí này. Tuy
nhiên, hiện tại bản thân em nhận thấy mình chỉ đáp ứng được một phần u
cầu cơng việc, đặc biệt là về hoạt động nghiên cứu pháp luật và vẫn cịn thiếu
sót nhiều điều kiện khác để thực sự có thể tham gia vào vị trí này một cách tốt
nhất. Bởi vậy, muốn bản thân có năng lực thực sự phù hợp, đáp ứng đầy đủ
yêu cầu công việc đề ra với cán bộ Tư pháp – Hộ tịch em nhận thấy mình cần
phải trau dồi thêm nhiều kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp như:
Về kiến thức: cần phải nắm rõ các kiến thức pháp lý liên quan đến đa
dạng lĩnh vực (dân sự, kinh doanh, thương mại, hơn nhân và gia đình,...), đặc
biệt trong đó cần hiểu sâu sắc để có thể vận dụng linh hoạt, kịp thời các vấn
đề pháp lý về pháp luật hộ tịch và pháp luật công chứng, chứng thực,...
Về kỹ năng: trước hết cần phải rèn luyện và trau dồi các kỹ năng trong
công tác làm việc với công dân để đảm bảo vừa hài hịa, khéo léo vừa có thể
thu thập đầy đủ thông tin để triển khai tiến hành cơng việc. Bên cạnh đó, một
số kỹ năng khác cần thiết như soạn thảo văn bản, nghiên cứu pháp luật, rà
soát nội dung cũng cần phải được trau dồi thêm để tránh các sai sót khơng
đáng có trong q trình thực hiện cơng việc.
2.4. Nêu những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện các công việc được giao
Về thuận lợi.
Một là, nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ Chủ tịch UBND xã Sài Sơn,
em đã được tiếp nhận tham gia thực tập tại vị trí cán bộ Tư pháp – Hộ tịch.
Theo đó, Chủ tịch UBND xã phân công cán bộ hỗ trợ và chỉ đạo em được
giao và tham gia trải nghiệm thực hiện các công việc trên thực tế.
Hai là, em đã được các cán bộ hướng dẫn thực tập hỗ trợ rất nhiệt tình
trong tồn bộ khoảng thời gian học và làm việc tại UBND xã Sài Sơn. Các
cán bộ đã tạo cho em cơ hội được tham gia, tiếp xúc và cùng nghiên cứu, thực
hiện cơng việc. Đồng thời, trong q trình thực hiện có bất kỳ khó khăn gì,
các cán bộ cũng hỗ trợ giải đáp kịp thời và cặn kẽ.
Về khó khăn.
Thời gian thực tập cịn ngắn chưa giúp em tìm hiểu, nghiên cứu sâu
hơn về đa dạng chức năng nhiệm vụ của cán bộ Tư pháp – Hộ tịch tại UBND
xã Sài Sơn. Theo đó, trong q trình tham gia, em mới được tiếp xúc chủ yếu
với các vụ việc về hoạt động chức thực.
2.5. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân
Sau thời gian thực hành nghề nghiệp tại vị trí cán bộ Tư pháp – Hộ tịch,
từ kinh nghiệm trong giao tiếp trong cơ quan, giao tiếp với người dân, với
khách hàng đến các kinh nghiệm trong giải quyết cơng việc, xử lý các tình
huống phát sinh trong công việc, ... em rút ra một số kinh nghiệm cho bản
thân như sau:
Trong lĩnh vực chứng thực, cần phải chú ý:
Một là, kiểm tra hồ sơ sao y bản chính, việc đầu tiên là phải kiểm tra
các mặt của bản sao có trùng khớp với bản chính hay khơng vì trong một số
trường hợp bản chính chỉ in một trang giấy thì bản sao y của bản chính đó có
thể có nội dung khác, khơng giống với bản chính.
Hai là, kiểm tra con dấu giáp lai của bản chính nếu bản chính có từ 02
tờ trên lên. Con dấu giáp lai là chứng cứ để chứng minh tờ sau có nội dung
liên quan với tờ trước, một văn bản có nhiều tờ mà khơng có dấu giáp lai thì
khơng thể là căn cứ để thực hiện sao y bản chính.
Ba là, những kinh nghiệm khác cũng đã được thể hiện qua những phần
nội dung ví dụ nêu trên.
Trong việc soạn thảo văn bản hành chính cần phải trau dồi được kĩ
năng và kinh nghiệm soạn thảo văn bản nói chung và Văn bản hành chính nói
riêng. Từ những kiến thức đã có, nay đã dần thông thạo hơn việc soạn thảo
văn bản, không bị lỗi về mặt thể thức, tốc độ soạn thảo cũng nhanh hơn trước
nhiều lần.
Trong việc giao tiếp với người dân cần phải giữ thái độ đúng mực, hòa
nhã, cầu thị với mong muốn được hỗ trợ nhân dân. Khơng nên có thái độ hạch
sách là khó người dân. Mặt khác trong quan hệ với đồng nghiệp cần dựa trên
tinh thần cùng hỗ trợ cùng phát triển, loại bỏ các thái độ, quan điểm tiêu cực,
ganh đua, đấu đá nhau.
III. KẾT LUẬN
Trong thời gian thực tập tại UBND xã Sài Sơn, cụ thể tại vị trí cán bộ
Hộ tịch – Tư pháp, tôi đã làm quen, tiếp cận với Cán bộ, Công chức ở đây rất
nhanh và hiệu quả, từ đó thuận lợi hơn trong việc tiếp cận, học hỏi thêm kinh
nghiệm trong các lĩnh vực và phạm vi công việc tại vị trí này. Qua đó thấy
được Cán bộ Tư pháp – Hộ tịch là một vị trí nghề nghiệp có nhiều thứ để học
hỏi, tìm hiểu và cung cấp cho người hành nghề một góc nhìn đa dạng về các
kiến thức pháp luật. Bởi vậy, đây là vị trí rất có ích cho những học viên theo
học ngành Luật muốn tham gia tìm hiểu và bước đầu tiếp cận về các vấn đề
pháp lý liên quan đến hộ tích hay các chức năng tư pháp khác.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn UBND xã Sài Sơn, hai cán bộ
Tư pháp – Hộ tịch là Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Sơn Hà đã tạo điều kiện và
hỗ trợ cho em hồn thành tốt chương trình thực tập của mình!