Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đề tài xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam từ thực tiễn các mô hình kinh tế xã hội tiêu biểu trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

BÀI TIỂU LUẬN
Mơn: Kinh Tế Chính Trị Mac – Lenin
Đề tài: Xây Dựng Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở
Việt Nam Từ Thực Tiễn Các Mơ Hình Kinh Tế Xã Hội Tiêu Biểu Trên Thế Giới

Người thực hiện:

- Nguyễn Trường Kỳ

MSSV:

- 1911030001

Chuyên ngành:

- Tài Chính Ngân Hàng

Giảng viên hướng dẫn:

- Dương Thị Thanh Hậu

TP. Hồ Chí Minh, Ngày 1 Tháng 6 Năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

BÀI TIỂU LUẬN
Mơn: Kinh Tế Chính Trị Mac – Lenin
Đề tài: Xây Dựng Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở


Việt Nam Từ Thực Tiễn Các Mơ Hình Kinh Tế Xã Hội Tiêu Biểu Trên Thế Giới

Người thực hiện:

- Nguyễn Trường Kỳ

MSSV:

- 1911030001

Chuyên ngành:

- Tài Chính Ngân Hàng

Giảng viên hướng dẫn:

- Dương Thị Thanh Hậu

TP. Hồ Chí Minh, Ngày 1 Tháng 6 Năm 2021


ĐIỂM

Nhận xét của giảng viên hướng dẫn
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
...................................................................................................................


........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................

TP.HCM, ngày

tháng

năm 2021

Giảng viên hướng dẫn

Dương Thị Thanh Hậu


MỤC ĐÍCH

A/. PHẦN MỞ ĐẦU. ......................................................................................................... 1
I/ Giới thiệu tiểu luận. .................................................................................................... 1

II/. Phạm vi nghiên cứu cửa tiểu luận. ......................................................................... 1
III/. Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................................... 2
VI/. Bố cục tiểu luận. ...................................................................................................... 2
B/. PHẦN NỘI DUNG. ...................................................................................................... 3
I/. Các mơ hình kinh tế thị trường tiêu biểu trên thế giới. ......................................... 3
1/. Kinh tế thị trường xã hội ở Cộng hòa Liên bang Đức........................................ 3
2/. Kinh tế thị trường “nhà nước phúc lợi”. ............................................................. 4
3/. Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc. ....................................... 5
II/. Nền kinh tế thị trường hưỡng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. .......................... 6
III/. Bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam. ................................................................................................... 7
1/. Phân tích tổng quan. .............................................................................................. 7
2/. Bài học kinh nghiệm. ............................................................................................. 9


A/. PHẦN MỞ ĐẦU.
I/ Giới thiệu tiểu luận.
Kinh tế thị trường là mơ hình kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động
với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hố, dịch vụ
trên thị trường. Hoặc có thể hiểu theo một cách đơn giản:”Kinh tế thị trường là nền kinh
tế làm ra hàng hóa để trao đổi mua bán”.
Trên thế giới hiện nay, nền kinh tế của tất cả các quốc gia đang được vận hành theo
mô hình kinh tế thị trường, xong vẫn có sự khác biệt với nhau giữa các nước, tùy thuộc
vào quan điểm, lịch sử của từng quốc gia mà có các mơ hình kinh tế khác nhau.
Ở Việt Nam, mơ hình kinh tế của chúng ta là kinh tế thị trường hướng xã hội chủ
nghĩa. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi mà Đảng Cộng sản Việt
Nam đặt ra cho mơ hình kinh tế hiện tại của nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Nó được mô tả là một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trong đó khu vực kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo, với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sản phẩm của thời kỳ Đổi Mới,

thay thế nền kinh tế kế hoạch bằng nền kinh tế hỗn hợp hoạt động theo cơ chế thị trường.
Những thay đổi này giúp Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Cụm từ "định
hướng xã hội chủ nghĩa" mang ý nghĩa là Việt Nam chưa đạt đến chủ nghĩa xã hội mà
đang trong giai đoạn xây dựng nền tảng cho một hệ thống xã hội chủ nghĩa trong tương
lai. Tuy nhiên chúng ta vẫn đang liên tục học hỏi và đổi mới nhằm đạt được mục tiêu
hướng đến xã hội chủ nghĩa.
II/. Phạm vi nghiên cứu cửa tiểu luận.
Phạm vi nghiên cứu: dựa vào việc phân tích các mơ hình kinh tế thị trường tiêu biểu
trên thế giới và tình hình thực tiễn tại nước ta để rút ra các bài học kinh nghiệm giúp xây
dựng nền kinh tế thị trường hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

1


III/. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu bao gồm Tổng hợp, phân tích các lý luận cơ bản về các
mơ hình kinh tế thị trường tiêu biểu trên thế giới
VI/. Bố cục tiểu luận.
Tiểu luận gồm 3 phần:
- Mở đầu: giới thiệu tiểu luận
- Nội dung: trình bày các mơ hình kinh tế tiêu biểu, thực tiễn và kiến nghị
- Kết luận

2


B/. PHẦN NỘI DUNG.
I/. Các mơ hình kinh tế thị trường tiêu biểu trên thế giới.
1/. Kinh tế thị trường xã hội ở Cộng hòa Liên bang Đức.
Nền kinh tế thị trường xã hội là một nền kinh tế trong đó nhà nước bảo đảm tự do

hoạt động kinh tế, thương mại, nhưng có những chính sách về kinh tế cũng như về xã hội
để đạt được sự cân bằng xã hội. Nền kinh tế thị trường xã hội đã được cổ vũ và thiết lập
đầu tiên tại Tây Đức bởi đảng CDU dưới thời thủ tướng Đức Konrad Adenauer vào năm
1949. Nguồn gốc của nó xuất phát từ những tư tưởng kinh tế của trường phái Freiburg trong
thời kỳ giữa 2 đại thế chiến.
Nền kinh tế thị trường xã hội không phải là nền kinh tế thị trường tư bản truyền
thống (từ giữa thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20), không phải là nền kinh tế kế hoạch ở các nước
xã hội chủ nghĩa trước đây, cũng không phải là nền kinh tế thị trường hiện đại của trào lưu
tự do mới vì trào lưu này quá coi nhẹ vai trò của nhà nước và các vấn đề xã hội.
Nền kinh tế thị trường xã hội tạo điều kiện để kích thích mạnh mẽ sáng kiến cá nhân,
bảo đảm tự do hoạt động kinh tế, thương mại để đưa tới lợi ích cho tồn xã hội, đồng thời
phịng tránh được các khuyết tật lớn của nền kinh tế thị trường, bằng cách chống lạm phát,
giảm thất nghiệp, thực hiện những chính sách để tạo cơng bằng xã hội, giảm khoảng cách
quá lớn giữa người giàu và kẻ nghèo.
“Cha đẻ” của mơ hình này Ludwig Erhard, Walter Eucken và Müller-Armack đã
không đưa ra một định nghĩa hay mô tả chi tiết về mơ hình kinh tế thị trường xã hội. Thay
vì thế họ đưa ra cơng thức, đó là “nhằm mục đích hướng đến kết hợp tự do trên thị trường
với sự ổn định xã hội”
Một điều đáng lưu ý là cần tránh nhầm lẫn giữa ý nghĩa của từxã hội trong thuật kinh
tế thị trường xã hội và xã hội chủ nghĩa. Xã hội trong ngữ kinh tế thị trường xã hội khơng
hàm ý quốc hữu hóa tư liệu sản xuất, kế hoạch hóa tập trung, sở hữu tập thể, phân phối
theo nhu cầu, kế hoạch hóa qua một ủy ban của nhà nước như trong mơ hình kinh tế xã hội

3


chủ nghĩa. Ngược lại, mơ hình kinh tế thị trường xã hội đề cao vai trò của sở hữu tư nhân,
vai trò của hệ thống giá và cạnh tranh hiệu quả.
Ngoài ra trong nền kinh tế thị trường xã hội, nhà nước đóng vai trị tối thiểu trong
điều hành nền kinh tế, chủ yếu tập trung vào các nhiệm vụ xã hội, đảm bảo các thành quả

kinh tế được phân bổ công bằng và hiệu quả.
2/. Kinh tế thị trường “nhà nước phúc lợi”.
Nhà nước phúc lợi là một mô hình chính phủ, theo đó nhà nước đóng một vai trị quan
trọng trong việc tạo nên và bảo vệ cơng ăn việc làm và đảm bảo một nền an sinh xã hội cao
cho cơng dân của mình.
Có ba cách giải thích chính về khái niệm nhà nước phúc lợi:
- việc nhà nước cung cấp các dịch vụ phúc lợi.
- mô hình lý tưởng trong đó nhà nước đóng vai trị chịu trách nhiệm chính cho
tồn bộ phúc lợi của các cơng dân. Trách nhiệm ở đây mang tính tồn diện vì tất cả
mọi mặt của phúc lợi xã hội đều được cân nhắc; một "mạng lưới an sinh xã hội"
không thơi là chưa đủ hay chỉ có các tiêu chuẩn tối thiểu cũng là chưa đủ. Đây là
vấn đề phổ quát vì phúc lợi bao trùm mọi đối tượng như là một quyền thiết yếu.
- việc cung cấp phúc lợi trong xã hội. Trong nhiều "nhà nước phúc lợi", nhất
là ở châu Âu, phúc lợi không phải chỉ do nhà nước cung cấp mà là do một nỗ lực
kết hợp giữa các dịch vụ của chính phủ, của các nhà có tâm huyết, của các những
người tự nguyện và của các cá nhân độc lập. Người cung cấp các dịch vụ và lợi ích
này có thể là chính quyền trung ương hay địa phương hoặc do công ty hoặc tổ chức
nhà nước thực hiện hay do các công ty tư nhân hay các hội từ thiện hay các hình
thức khác của các tổ chức phi lợi nhuận.
Có nhiều loại mơ hình kinh tế nhà nước phúc lợi khác nhau, các nhà khoa học chủ
yếu là dựa vào sự kết hợp giữa ba khu vực thị trường, nhà nước và gia đình để phân chia

4


các kiểu mơ hình nhà nước phúc lợi khác nhau. Tiêu biểu nhất là mơ hình kinh tế “nhà
nước phúc lợi” ở Thụy Điển.
3/. Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc.
Hay còn được gọi là thể chế kinh tế thị trường đặc sắc Trung Quốc, Dưới góc độ lý
luận, thể chế kinh tế thị trường đặc sắc Trung Quốc là kết quả của sự tham khảo, vận dụng

hài hòa, sáng tạo những học thuyết, quan điểm lý luận của kinh tế học phương Tây và chủ
nghĩa Mác vào thực tiễn lịch sử phát triển đất nước Trung Quốc; là một bộ phận cấu thành
quan trọng hàng đầu trong hệ thống lý luận về Chủ nghĩa xa hội đặc sắc Trung Quốc. Nội
dung quan trọng nhất trong lý luận của Trung Quốc về thể chế kinh tế thị trường xã hội
chủ nghĩa nằm ở quan điểm xác lập vai trò của Nhà nước là “hỗ trợ và hợp tác”.
Khác với kiểu thể chế và chế độ kinh tế tư bản chủ nghĩa điển hình tại các nước Âu Mỹ, hay tiền tư bản chủ nghĩa tại một số nước khu vực châu Phi và Trung Đông, đồng thời
cũng không giống với thể chế kinh tế kế hoạch và chế độ kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa truyền
thống hiện còn tồn tại ở Cu Ba, Triều Tiên,... thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
đặc sắc Trung Quốc thể hiện ở chỗ Nhà nước đóng vai trị “hỗ trợ và hợp tác”, hay nói cách
khác là thực hiện kinh tế thị trường dưới sự điều tiết của Nhà nước. Vai trò hỗ trợ quy định
chức năng Nhà nước khơi dậy và bảo vệ các nhân tố của thị trường, ổn định hệ thống tài
chính tiền tệ. Vai trò hợp tác là Nhà nước hoạch định những chính sách kinh tế phù hợp
với sự vận động của các quy luật trong nền kinh tế thị trường bên cạnh việc bảo đảm các
mục tiêu kinh tế - xã hội của mình. Đặc điểm cơ bản của nó là Nhà nước có thể thơng qua
các chính sách tín dụng, thuế, tiền tệ để tác động tích cực lên nền kinh tế, song không được
can thiệp vào các hoạt động kinh tế của các chủ thể kinh doanh sản xuất trên thị trường.
Các chính sách này phải bảo đảm sự thống nhất, không đối đầu, đi ngược với thị trường,
đồng thời có ý nghĩa bù đắp những khiếm khuyết, sửa chữa những sai lệch của thị trường.
Thực thi thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa tại Trung Quốc nhằm phát huy
vai trò “hỗ trợ và hợp tác” của Nhà nước một cách hiệu quả, hướng tới triển khai các chính
sách điều tiết vĩ mơ phù hợp của Nhà nước, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, điều chỉnh bố
cục cơ cấu kinh tế hướng tới các mục tiêu phát triển lâu dài, đồng thời vẫn phải kích thích
5


tối đa sức mạnh của từng tế bào kinh tế. Nhà nước đưa ra các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trung và dài hạn, mỗi 5 năm một lần (Trung Quốc gọi là kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội 5 năm). Nhà nước xuất phát từ các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và lợi ích
quốc gia tổng thể, lâu dài để thực hiện điều tiết vĩ mô một cách chủ động và có sức mạnh,
khơng bị ràng buộc bởi vấn đề đảng phái chính trị hay tập đồn lợi ích như thường xuất
hiện trong thể chế tư bản chủ nghĩa

II/. Nền kinh tế thị trường hưỡng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.
Mơ hình kinh tế này được bảo vệ từ quan điểm của chủ nghĩa Marx, trong đó tuyên
bố rằng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa chỉ có thể xuất hiện sau khi phát triển nền tảng chủ
nghĩa xã hội thông qua việc thiết lập nền kinh tế thị trường và kinh tế trao đổi hàng hóa, và
chủ nghĩa xã hội sẽ chỉ xuất hiện sau khi giai đoạn này hồn thành vai trị lịch sử của nó,
và sẽ biến đổi theo xu hướng dần tự chuyển hóa. Những người ủng hộ mơ hình này cho
rằng hệ thống kinh tế của Liên Xô và các quốc gia vệ tinh đã cố gắng đi từ nền kinh tế tự
nhiên sang nền kinh tế kế hoạch bằng các mệnh lệnh hành chính mà khơng trải qua giai
đoạn cần thiết để phát triển nền kinh tế thị trường.
Các đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được
thể hiện ở những điểm sau:
-

Là nền kinh tế hỗn hợp, vừa vận hành theo cơ chế thị trường, vừa có sự điều tiết của

-

Là nền kinh tế đa dạng các hình thức sở hữu và đa dạng các thành phần kinh tế,

nhà nước.
trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đất đai thuộc sở hữu toàn
dân.
-

Việc phân phối được thực hiện chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế,
đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua
hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.

-


Là nền kinh tế thị trường do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý, điều tiết vì mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
6


-

Là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.

III/. Bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam.
1/. Phân tích tổng quan.
Nhìn chúng cả 3 nền kinh tế nêu trên và nền kinh tế thị trường hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam đều có các đặt điểm chung sau đây:
- Hướng tới tự do, cơng bằng, và dân chủ.
- Nhà nước đóng vai trị điều hướng trong nền kinh tế và hướng đến các mục
tiêu vì xã hội.
- Là một nên kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần
Cả 3 nền kinh tế nêu trên và ở Việt Nam đều hướng tới một mục đích chung và cao
nhất là tự do công bằng và dân chủ. Xong vẫn tồn tại những khác biệt tuy nhỏ nhưng sẽ
đưa đến các kết quả khác nhau.
Nền kinh tế thị trường xã hội ở Đức dựa vào trường phái Freiburg làm chính yếu. Chủ
thuyết này được gọi là chủ nghĩa kinh tế tự do được điều tiết. Cốt lõi sự khác biệt của chủ
thuyết này với tự do kinh tế ở chỗ, có sự tham gia điều tiết của nhà nước, Tuy nhiên nhà
nước không tham gia như một chủ thể kinh tế. Có nghĩa là Nhà nước vận hành nền kinh tế
thông qua luật pháp, để tạo sự cạnh tranh công bằng.
Nền kinh tế thị trường “Nhà nước phúc lợi” có điểm tương đồng với nền kinh tế thj
trường xã hội ở chỗ, Nhà nước có tham gia điều tiết nền kinh tế, xong vai trị đó ít quan
trọng bằng vai trị chịu trách nhiệm chính cho tồn bộ phúc lợi của các công dân. Chủ yếu

vẫn mang màu sắc của kinh tế tự do.
Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Trung Quốc thì có nét tường động nhất với nước ta như
Nhà nước nắm vai trị chính yếu trong điều tiết nền kinh tế thông qua các chính sách, luật
pháp và có tham gia trở thành một chủ thể của nền kinh tế.

7


Đánh giá sơ bộ qua 3 nên kinh tế trên, theo quan điểm cá nhân, cả 3 nền kinh tế đều có sự
hạn chế nhất định như sau:
-

Nền kinh tế thị trường xã hội ở Đức: Nhà nước tham gia vào điều tiết thơng qua luật
pháp và các chính sách nhưng không tham gia như một chủ thể kinh tế sẽ dẫn tới
các hậu quả nghiêm trọng cho xã hội khi các ngành công nghiệp quan trọng nằm
trong tay tư nhân. Hãy nhìn lại nước Mỹ với cơ chế kinh tế tự do đầu những năm
1900. Các ông lớn như John D. Rockefeller, J. P. Morgan, Andrew Carnegie lần
lượt nắm giữ ba ngành công nghiệp trọng điểm là dầu mỏ, điện và thép gần như là
chủ của cả nước Mỹ. Điển hình là J. P. Morgan có thời kì tài sản của ơng cịn lớn
hơn tổng ngân sách của Mỹ. Và để đổi lại cho sự giàu có của họ là hàng triệu công
nhân bị bốc lột phải làm việc 12 giờ một ngày và lương không đu sống.

-

Nền kinh tế thị trường “Nhà nước phúc lợi” đây có thể gọi là “kiểu mẫu” quốc gia
đáng sống. Cơ chế nhà nước phúc lợi chsu trọng vào việc phân bổ các phúc lợi cho
người dân hơn là điều tiết nền kình tế, điểm yếu của nền kinh tế loại này cũng tương
tự như nền kinh tế thị trường xã hội ở Đức. Tuy nhiên cịn một điểm yếu khác là với
mơ hình phúc lợi nếu khơng có đủ quy định cụ thể chắc chẽ sẽ dẫn đến tình trạng
người dân phụ thuộc, thay vì ạo ra mơi trường an tồn cho người dân an tâm sinh

sống và làm việc thì mơ hình này sẽ tạo ra một thế hệ người dân trong chờ vài những
phúc lợi nhà nước đem lại để duy trì cuộc sống hơn là phấn đấu phát triển.

-

Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Trung Quốc: các điểm hạng chế trong cơ chế này ở
con người. Cụ thể là chính những cá nhân đang điều hành đất nước. Nhà nước điều
tiết kinh tế thơng qua kiểm sốt tiền tệ và các ngành công nghiệp trọng yếu như
năng lượng các cảng hàng hải, là huyết mạch của một đất nước. Nếu ngưởi điều
hành nó khơng đủ năng lực thì việc đánh tan công sức xây dựng vài chục năm chỉ
trong một năm là khả thi.

8


2/. Bài học kinh nghiệm.
Việt Nam theo đuổi nền kinh tế thị trường hướng xã hội chủ nghĩa mục đích cuối cùng là
phát triển nền kinh tế song song với việc đó là phát triển đất nước văn minh, đưa cuộc sống
người dân đến tự do, bình đẳng và giảm khoản cách giàu nghèo. Đó là một nhiệm vụ khó
khăn vì kinh tế phát triển thì khoản cách giàu nghèo sẽ tăng. Điều mà Nhà nước ta đang
thực hiện là giữ cho hai yếu tố đó khơng chênh lệch q nhiều.
Cách mà Nhà nước vận hành nền kinh tế hiện nay đang hướng ưu tiên cho sự dân chủ, công
bằng hơn phát triển kinh tế. Nhìn vào việc Nhà nước tham gia vào nền kinh tế khơng chỉ
với vai trị điều tiết mà còn với vai trò chủ thể của nèn kinh tế với việc nắm đọc quyền một
số ngành hiện nay như điện, hàng khơng, hàng hải, dầu khí.. Đây là bước đi đúng đắng vì
trong bối cảnh Việt Nam hiện nay nếu các ngành trọng điểm đóng vai trị then chốt mà nằm
trong tay tư nhân rất có thể Việt Nam sẽ rơi vào hoàn cảnh của nước Mỹ đầu thế kỉ 20.
Với “thể lực” kinh tế hiện nay của nước ta chưa đủ để tiến hành dùng các mơ hình nhà
nước phúc lợi một cách triệt để như các nước khác và cũng phải vô cùng thận trọng vì loại
hình này có mặc tiêu cực nhất định là tác động đến yếu tố con người.

Với nền kinh tế và các đường lối hiện tại Việt Nam chỉ có 2 điểm hạn chế:
-

Yếu tố con người trong cơ chế vận hành nhà nước: tương tự như nền kinh tế xã hội
chủ nghĩa của Trung Quốc, không cẩn trọng thì cả một đất nước sẽ bị hủy hoại trong
chưa đầy một năm, sự sụp đổ của Liên Xô là bài học đắc giá nhất cho việc này.

-

Tóc độ phát triển kinh tế sẽ chậm hơn các nước theo cơ chế kinh tế tự do, từ đó
nguồn lực của quốc gia cũng yếu hơn các nước khác.

Ngoài 2 điểm hạn chế trên thì Việt Nam có một điểm mạnh là sự thể hiện nổi bật và không
thể tranh cải của nền kinh tế thị trường hướng xã hội chủ nghĩa. Khi khủng hoảng hoặc các
rủi ro hệ thống xảy ra trên quy mô thế giới, nền kinh tế Việt Nam ít bị tổn hại và có tốc độ
phục hồi nhanh nhất.

9


C/. KẾT LUẬN.
Phát triển nền kinh tế thị trường hướng xã hộ chủ nghĩa của nước ta hiện nay là vơ cùng
đúng đắng. Vì:
-

Hướng đến mục đích tự do, cơng bằng, dân chủ, văn minh.

-

Phát triển kinh tế để phục vụ cho năng cao đời sống người dân


-

Đảm bảo an tồn và ổn định.

Mặt dù đứng ở các khía cạnh riêng lẻ đường hướng phát triển của nước ta không thể so
sánh về động hiệu quả với các nền kinh tế khác. Xong, khi xét về tổng thể thì đây là nền
kinh tế an toàn và ổn định nhất.
--END--

10



×