Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Đề tài: “Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.27 KB, 25 trang )













Đề tài:
“Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam”




MỤCLỤC
Lời nói đầu 2
I. Hiểu thế nào là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 3
1.Ưu điểm 3
2. Nhược điểm 4
II. Đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam 4
1. Nền kinh tế hiện đại gắn với tính chất xã hội chủ nghĩa 5
2. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với vai trò chủđạo
của kinh tế nhà nước 5
3. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó


lấy phân phối theo lao động là chủ yếu 6
4. Cơ chế vận hành của nền kinh tế nước ta là cơ chế thị trường
có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa 7
5. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là
nền kinh tế mở, hội nhập 8
III. Thực trạng và những giải pháp cơ bản nhằm phát triển kinh tế
thị trường ở Việt Nam 9
1. Thực trạng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 9
a. Trình độ phát triển nền kinh tế nước ta ở giai đoạn sơ khai 9
b. Thị trường dân tộc thống nhất đang ở trong quá trình hình
thành nhưng chưa đồng bộ 9


c. Nhiều thành phần kinh tế tham gia thị trường, do vậy nền kinh tế nước
ta có nhiều loại hình sản xuất hàng hoá cùng tồn tại, đan xen nhau, trong
đó sản xuất hàng hoá nhỏ phân tán còn phổ biến. 10
d. Sự hình thành thị trường trong nước gắn với mở rộng kinh tếđối
ngoại, hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới, trong hoàn cảnh
trình độ phát triển kinh tế – xã hội của nước ta còn thấp xa so với
hầu hết các nước khác. 10
e. Quản lý nhà nước về kinh tế xã hội còn yếu 10
2. Các giải pháp cơ bản để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
11
a. Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần 11
b. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ứng dụng nhanh tiến bộ
khoa học kỹ thuật, trên cơ sởđóđẩy mạnh phân công lao động xã hội. 12
c. Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường 12
d. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tếđối ngoại 13
e. Giữ vững sựổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống luật pháp. 13

f. Xoá bỏ triệt để cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, hoàn thiện cơ
chế quản lý kinh tế của Nhà nước 14
g. Tăng trưởng kinh tế vàđiều kiện đảm bảo tăng trưởng cao, bền vững Kết
luận 15

LỜINÓIĐẦU



Năm 1986, Đại hội VI của Đảng đãđánh dấu mốc lịch sử quan trọng khởi xướng
công cuộc đổi mới kinh tếở nước ta. Từ mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp
sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từđây tạo một bước
ngoặt lớn trong nền Kinh Tế Việt Nam. Đảng ta đã xác định, chính sách kinh tế
nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa cóý nghĩa chiến lược lâu dài, có
tính quy luật từ sản xuất nhỏđi lên chủ nghĩa xã hội, có tác động to lớn trong việc
động viên nhân dân xây dựng kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là nền kinhh tế hàng hoá
nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý cuả Nhà nước, theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sau khi giành độc lập, nền kinh tế bao cấp không còn phù hợp với nước ta, trong
khi đó nền kinh tế thị trường lại thể hiện rõ những ưu điểm của nó, chính vì vậy
chuyển cơ chế kinh tế sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước là một
tất yếu khách quan. Thực tế cho thấy các chính sách cải cách kinh tế gần đây ở Việt
Nam đãảnh hưởng tích cực tới cấu trúc và sự tăng trưởng kinh tế. Các biện pháp kinh
tế như kiểm soát lạm phát, giảm dần thiếu hụt ngân sách, thực thi các chính sách tiền
tệ thắt chặt…kết hợp với các biện pháp tự do hoá như giảm bớt sự can thiệp của
chính phủđối với các hoạt động của kinh tế, đã tạo nên những chuyển biến đáng
mừng về tốc độ tăng trưởng vàổn định môi trường kinh tế. Tuy nhiên nền kinh tế
nước ta còn non trẻ, chưa có tiền lệ nào trong lịch sử về quáđộ từ nền kinh tế kế
hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường nên công cuộc đôỉ mới còn gặp nhiều

khó khăn, đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân trong việc nhận thức
một cách đúng đắn và có những hướng đi phù hợp.

Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này, sau khi được học môn Kinh tế Chính trị
do Thầy giáo Vũ Văn Hân giảng dạy, em đã chọn đề tài “Xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” để làm đềán kinh tế chính trị của
mình.



Với sự hiểu biết và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, chắc chắn đểán này còn nhiều
thiếu sót. Em rất mong sựđóng góp của Thầy cho đề tàI của em để rút kinh nghiệm
lần sau.

Em xin chân thành cảm ơn!









I Hiểu thế nào là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Như chúng ta biết kinh tế hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó
sản phẩm sản xuất để sản xuất để trao đổi, để bán trên thị trường. Mục đích của sản
xuất trong kinh tế hàng hoá không phảI để thoả mãn nhu cầu trực tiếp của người sản
xuất ra sản phẩm mà nhằm để bán, tức làđể thoả mãn nhu cầu của người mua, đáp

ứng nhu cầu của xã hội.
Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá, trong đó toàn bộ
các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của của sản xuất đều thông qua thị trường. Kinh tế


hàng hóa và kinh tế thị trường không đồng nhất với nhau, chúng khác nhau về trình
độ phát triển. Về cơ bản chúng có cùng nguồn gốc và cùng bản chất.
Kinh tế thị trường được coi như một hệ thống các quan hệ kinh tế, khi các quan hệ
kinh tế giữa các chủ thể biểu hiện qua mua bán hàng hoá dịch vụ trên thị trường thì
nền kinh tếđó là nền kinh tế thị trường.

Theo Mac, sản xuất và lưu thông hàng hoá là hiện tượng vốn có của nhiều hình tháI
kinh tế- xã hội. Nhưng điều kiện ra đời của kinh tế hàng hóa cũng như các trình độ
phát triển của nó do sự phát triển của lực lượng sản xuất tạo ra.

Tuy nhiên chúng ta không xây dựng một nền kinh tế thị trường thuần tuý mà
chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – tức là xây
dựng nền kinhh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự
quản lý cuả Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Để hiểu rõ về nền kinh tế thị trường chúng ta hãy tìm hiểu về những ưu nhược điểm
của nó.

1. Ưu điểm:
- Kinh tế thị trường thúc đẩy việc cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động làm
cho sản xuất hàng hoá phong phúđa dạng, giá thành hạ, thúc đẩy lực lượng sản xuất
phát triển nhanh. Bởi mục đích của người sản xuất hàng hoá là có lãi cao nhất, do đó
họ phải làm thế nào để có giá trị cá biệt của hàng hoá là thấp nhất. Muốn vậy họ phải
cải tiến kĩ thuật, nâng cao trình độ tay nghề, tổ chức quản lý sản xuất trong đó yếu tố
quan trọng nhất, yếu tố có tính chất quyết định là kĩ thuật. Cải tiến kỹ thuật lúc đầu
ứng dụng ở từng người, từng xí nghiệp, sau lan rộng ra toàn xã hội làm xuất hiện một

ngành mới. Và như vậy lực lượng sản xuất đã phát triển thêm một bước.


- Kinh tế thị trường thúc đẩy sự phân công lao động xã hội phát triển nhanh chóng
làm cho sự chuyên môn hoá và hiệp tác hoá ngày càng cao. Do đó quá trình xã hội
hoá sản xuất, xã hội hoá lao động phát triển nhanh. Đó là xu hướng phát triển của
nền kinh tế hiện đại.

- Kinh tế thị trường thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung sản xuất cao độ, các mối quan
hệ kinh tế phát triển, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển nhanh.

2. Nhược điểm
Mặc dù với những ưu điểm không thể phủ nhận như trên , nền kinh tế thị trường cũng
không tránh khỏi những khuyết tật cố hữu.
- Trong nền kinh tế thị trường lợi nhuận vừa làđộng lực vừa là mục đích của các chủ
thể kinh tế.Vì lợi nhuận kích thích các chủ thể kinh tế năng động, ra sứa cải tiến kĩ
thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề làm cho sản phẩm hàng hoá
phong phúđa dạng mà giá trị lại giảm xuống. Nhưng cũng vì lợi nhuận họ bất chấp
những thủđoạn, những gian trá, giả dối trong kinh doanh. Bản thân họ thìđược lợi
nhưng gây hại cho xã hội, cho người tiêu dùng, huỷ hoại môi trường sống. Vàđiều
quan trọng là có những lúc cái lợi các chủ thể kinh tế mang lại quá nhỏ bé so với
thiệt hại họ gây ra mà không thể bùđắp được. Chính vì vậy mục tiêu tăng trưởng kinh
tế nhanh vàổn định không thể thực hiện được. Về mặt xã hội, những việc làm đó
cũng quá xem nhẹđạo đức, tình người.
- Bản chất thị trường là bất bình đẳng, kẻ mạnh thì sống, kẻ yếu thì chết. Trong cạnh
tranh ai không cải tiến kĩ thuật, năng suất thấp, giá trị cao thì lỗ, trở thành người
nghèo và ngược lại. Qua đó phân hoá giầu nghèo gia tăng, tạo ra bất bình đẳng xã
hội và tệ nạn cũng phát triển.
- Nền kinh tế thị trường có cơ cấu không hợp lý, mất cân đối. Những ngành nghề nào
trong xã hội đem lại lợi nhuận cao sẽ có nhiều người tham gia và ngược lại. Bởi

trong cơ chế thị trường sự gia nhập hay rút lui khỏi ngành nghề lĩnh vực là tự do.


- Kinh tế thị trường làm ô nhiễm môi trường. Do mục đích người sản xuất là lợi nhuận
cao nhất, họ phải tiết kiệm chi phí triệt để. Những chất thải độc hại trong quá trình
sản xuất chưa có tác động trực tiếp đến họ không được xử lý. Ô nhiễm môi trường
sống chung của toàn xã hội làđiều tất yếu.
- Cũng do một phần các nguyên nhân trên nền kinh tế thị trường không thể tránh khỏi
những đợt sóng khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát suy thoáI về kinh tế. Những chu
kỳ khủng hoảng này gây ra khó khăn lớn cho nền kinh tế.

II.
ĐẶCTRƯNGCƠBẢNCỦAKINHTẾTHỊTRƯỜNGĐỊNHHƯỚNGXÃHÔ
I CHỦNGHĨAỞ VIỆT NAM.

Chuyển nền kinh tế từ hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, hành chính
quan liêu, bao cấp sang phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hưỡng xã hội chủ nghĩa là nội
dung, bản chất vàđặc điểm khái quát nhất đối với nền kinh tế nước ta hiện nay và
tương lai. Đặc biệt, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quáđộ lên chủ nghĩa
xã hội, được đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII thông qua vào năm 1991, cũng đã
nêu lên 6 đặc trưng bản chất của xã hội XHCN và những quan điểm phương hướng
tổng quát về phát triển kinh tế- xã hội theo định hướng XHCN ở nước ta. Tuy

nhiên, cũng cần phải phân tích sâu thêm bản chất, đặc điểm đãđược khái quát ở trên, để
có thể hiểu rõ và thống nhất hơn trong nhận thức và hành động.


1. Nền kinh tế thị trường hiện đại gắn với tính chất XHCN




Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà nước ta xây dựng là nền kinh tế thị
trường hiện đại với tính chất xã hội hiện đại (xã hội XHCN ). Mặc dù nền kinh tế
nước ta còn ở tình trạng lạc hậu và kém phát triển nhưng khi chúng ta chuyển sang
phát triển kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường thì thế giới đã chuyển sang giai đoạn
kinh tế thị trường hiện đại. Bởi vậy chũng ta không thể và không nhất thiết phải trải
qua giai đoạn kinh tế hàng hoá giản đơn và kinh tế thị trường tự do, màđi thẳng vào
phát triển kinh tế thị trường hiện đại. Đây là nội dung và yêu cầu của sự phát triển rút
ngắn. Mặt khác, thế giới vẫn đang nằm trong thời đại quáđộ từ CNTB lên CNXH,
cho nên sự phát triển kinh tế xã hội nước ta phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa là
cần thiết, khách quan và cũng là nội dung yêu cầu của sự phát triển rút ngắn. Sự
nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh “ vừa là mục tiêu, vừa là
nội dung, nhiệm vụ của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta. Đảng và Nhà nước khuyến khích mọi người dân trong xã hội làm
giàu một cách hợp pháp. Dân có giàu thì nước mới mạnh.

2. Nền kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần với vai trò chủđạo của kinh tế nhà nước.

Trong nền kinh tế nước ta tồn tại ba loại hình sở hữu cơ bản là sở hữu toàn dân, sở
hữu tập thể và sở hữu tư nhân (gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư nhân tư
bản). Từ ba loại hình sở hữu cơ bản đó hình thành nhiều thành phần kinh tế, nhiều tổ
chức sản xuất kinh doanh. Các thành phần kinh tếđó là: kinh tế nhà nước, kinh tế tập
thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoàI, trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủđạo.
Các thành phần kinh tế nói trên tồn tại một cách khách quan và là những bộ phận cần
thiết của nền kinh tế trong thời kỳ quáđộ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy phát triển kinh
tế thị trường nhiều thành phần là một tất yếu đối với nước ta. Chỉ có như vậy chúng
ta mới khai thác được mọi nguồn lực kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế, phát huy
được tiềm năng của các thành phần kinh tế vào phát triển chung nền kinh tế của đất

nước nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.



Do đó không chỉ củng cố và phát triển các thành phần kinh tế dựa trên chếđộ công
hữu là thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể mà còn phảI khuyến khích các
thành phần kinh tế dựa trên chếđộ tư hữu phát triển để hình thành nền kinh tế thị
trường rộng lớn.


Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần ở nước ta kinh tế nhà nước giữ vai
trò chủđạo. Việc xác lập vai trò chủđạo của kinh tế nhà nước là vấn đề có tính
nguyên tắc và là sự khác biệt có tính bản chất giữa kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Tính định hướng xã hội chủ
nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta đã quyết định kinh tế nhà nước giữ vai trò
chủđạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Bởi lẽ mỗi một chếđộ xã hội đều có
một cơ sở kinh tế tương ứng với nó, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể tạo
nền tảng cho chếđộ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Cần nhận thức rõ ràng mỗi thành phần kinh tế trong thời kỳ quáđộ lên CNXH
có bản chất kinh tế xã hội riêng, chịu sự tác động của các quy luật kinh tế riêng, nên
bên cạnh sự thống nhất của các thành phần kinh tế, còn có những khác biệt và mâu
thuẫn khiến cho nền kinh tế thị trường ở nước ta có khả năng phát triển theo những
hướng khác nhau.

3. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện nhiều hình
thức phân phối thu nhập, trong đó lấy phân phối theo lao động là chủ yếu.

Mỗi chếđộ xã hội có chếđộ phân phối tương ứng với nó. Chếđộ phân phối do quan
hệ sản xuất thống trị, trước hết là quan hệ sở hữu quyết định. Nhưng quan hệ phân



phối, các hình thức thu nhập là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của các quan hệ sở
hữu về tư liệu sản xuất.

Phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong thời kỳ quáđộ lên
CNXH, nhiều chếđộ sở hữu cùng tồn tại: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thế, sở hữu cá
nhân và các hình thức sở hữu do kết quả của sự xâm nhập giữa chúng. Mỗi chếđộ sở
hữu có nguyên tắc phân phối tương ứng với nó, vì thế trong thời kỳ quáđộ tồn tại cơ
cấu đa dạng về hình thức phân phối thu nhập.

Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, tồn tại các hình thức phân phối thu nhập sau
đây: phân phối theo lao động, phân phối theo vốn hay tàI sản đóng góp, phân phối
theo giá trị sức lao động, phân phối thông qua các quỹ phúc lợi tập thể và xã hội.

Sự khác biệt cơ bản giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế
thị trường tư bản chủ nghĩa làở chỗ xác lập chếđộ công hữu và thực hiện phân phối
theo lao động. Phân phối theo lao động làđặc trưng bản chất của kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Nó là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của chếđộ
công hữu. Vì thế phân phối theo lao động là hình thức phân phối chủ yếu trong thời
kỳ quáđộ lên chủ nghĩa xã hội.



Nước ta xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chứ
không phảI là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Chúng ta lấy phát triển kinh tế thị
trường là phương tiện đểđạt được mục tiêu cơ bản xây dựng xã hội chủ nghĩa. Thực
hiện dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh, con người được giải
phóng khỏi áp bức bóc lột, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, cóđiều kiện phát



triển toàn diện. Vì vậy mỗi bước tăng trưởng kinh tếở nước ta phải gắn liền với cải
thiện đời sống nhân dân, với tiến bộ và công bằng xã hội.Việc phân phối thông qua
các quỹ phúc lợi xã hội và tập thể cóỹ nghĩa quan trọng để thực hiện muc tiêu đó.

4. Cơ chế vận hành của nền kinh tế nước ta là cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng vận động theo yêu cầu
của những quy luật vốn có của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung-
cầu, quy luật cạnh tranh…giá cả do thị trường quyết định, đồng thời thị trường cũng
có vai trò quyết định đối với việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào các ngành, các
lĩnh vực của nền kinh tế.

Trong điều kiện ngày nay hầu như tất cả các nền kinh tế của các nước trên thế giới
đều có sự quản lý của nhà nước để sửa chữa một mức độ nào đó “ những thất bại của
thị trường” . Tức là cơ chế vận hành nền kinh tế của tất cả các nước đều là cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước. Nhưng điều khác biệt trong cơ chế vận hành nền
kinh tế của nước ta làở chỗ Nhà nước quản lý nền kinh tế không phảI là Nhà nước tư
sản mà là Nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân đặt dưới
sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Sự quản lý của Nhà nước XHCN nhằm
sửa chữa những thất bại của thị trường, thực hiện các mục tiêu xã hội, nhân đạo, mà
bản thân kinh tế thị trường không thể làm được, đảm bảo cho nền kinh tế thị trường
phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vai trò quản lý của nhà nước xã hội chủ
nghĩa là hết sức quan trọng. Nóđảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt
hiệu quả cao đặc biệt làđảm bảo công bằng xã hội. Không ai ngoài nhà nước có thể
giảm bớt được sự chênh lệch giữa giàu và nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa
các vùng của đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường.




Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo nguyên
tắc kết hợp kế hoạch với thị trường. Thị trường là một bộ phận cấu thành của nền
kinh tế, nó tồn tại khách quan, tự vận động theo những quy luật vốn có của nó. Còn
kế hoạch là hình thức thực hiện của tính kế hoạch, nó là sản phẩm chủ quan của chủ
thể quản lý. Kế hoạch và có chế thị trường là hai phương tiện khác nhau để phát triển
vàđiều tiết nền kinh tế. Kế hoạch là sựđiều chỉnh cóý thức của chủ thể quản lýđối với
nền kinh tế, còn cơ chế thị trường là sựđiều tiết của bản thân nền kinh tế.




Kế hoạch và thị trường cần được kết hợp với nhau trong cơ chế vận hành nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kế hoạch cóưu điểm là tập trung được các
nguồn lực cho những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo cân bằng tổng thể,
gắn mục tiêu phát triển kinh tế với phát triển xã hội ngay từđầu. Tuy nhiên trong điều
kiện kinh tế thị trường, kế hoạch hoákhó bao quát được hết tất cả các yêu cầu rất đa
dạng và luôn luôn biến động của đời sống kinh tế, đồng thời sựđiều chỉnh của kế
hoạch thường không được nhanh nhậy. Trong khi đó sựđiều tiết của cơ chế thị
trường lại nhanh nhậy, nó kích thích tính năng động sáng tạo của các chủ thể kinh tế,
đáp ứng nhanh nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội. Song khuyết tật cơ bản của cơ
chế thị trường là tính tự phát nên có thểđưa đến sự mất cân đối, gây tổn hại cho nền
kinh tế. Vì thế cần có sự kết hợp của kế hoạch với thị trường trong cơ chế vận hành
nền kinh tế.

Thị trường là căn cứđể xây dựng và kiểm tra các kế hoạch phát triển kinh tế. Những
mực tiêu và biện pháp mà kế hoạch đưa ra muốn được thực hiện có hiệu quả cần phải
xuất phát từ yêu cầu của thị trường. Mặt khác, muốn cho thị trường hoạt động phù
hợp với định hướng XHCN thì nó phải được hướng dẫn vàđiều tiết bởi kế hoạch



Sự kết hợp kế hoạch với thị trường được thực hiện cảở tầm vi mô và vĩ mô. Ở tầm
vi mô, thị trường là căn cứ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Thông qua sự
biến động của quan hệ cung - cầu và giá cả thị trường, các doanh nghiệp lựa chọn
được phương án sản xuất ra sản phẩm gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?
Cũng nhờđó mà các doanh nghiệp lựa chọn được cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư cho
mình. Thoát ly yêu cầu của thị trường các mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp sẽ không thể thực hiện được.
Ở tầm vĩ mô, mặc dù thị trường không phảI là căn cứ duy nhất có tính quyết định, song
kế hoạch nhà nước cũng không thể thoát ly khỏi tình hình biến động của thị trường.
Thoát ly thị trường kế hoạch hoá vĩ mô trở thành duy ý chí. Kế hoạch hoá vĩ mô
nhằm đảm bảo cân đối lớn tổng thể của nền kinh tế như tổng cung – tổng cầu, sản
xuất – tiêu dùng, hàng hoá - tiền tệ. Kế hoạch hoá vĩ mô có thể tác động đến cung,
cầu, giá cảđể uốn nắn những lệch lạc của sự phát triển do sự tác động tự phát của thị
trường gây ra, thông qua đó mà hướng hoạt động của thị trường theo hướng của kế
hoạch .

5. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là nền kinh tế mở, hội
nhập.

Đặc điểm này phản ánh sự khác biệt của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN mà
chúng ta đang xây dựng với nền kinh tếđóng, khép kín trước đổi mới, đồng thời phản
ánh xu hướng hội nhập của nền kinh tế nước ta trong điều kiện toàn cầu hoá nền kinh
tế.


Do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ,đang diễn ra quá trình
quốc tế hoáđời sống kinh tế, sự phát triển của mỗi quốc gia trong sự phụ thuộc lẫn


nhau. Vì vậy mở cửa kinh tế, hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới là tất yếu đối

với nước ta. Chỉ có như vậy mới thu hút được vốn, kỹ thuật công nghệ hiện đại, kinh
nghiệm quản lý kinh tế tiên tiến của các nước để khai thác tiềm năng và thế mạnh
của nước ta, thực hiện phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực để xây dựng và phát
triển kinh tế thị trường hiện đại theo kiểu rút ngắn.
Thực hiện mở rộng quan hệ kinh tếđối ngoại theo hướng đa phương hoá vàđa dạng
hoá các hình thức đối ngoại, gắn thị trường trong nướcvới thị trường khu vực và thế
giới, thực hiện các thông lệ trong quan hệ kinh tế quốc tế nhưng vẫn giữđược độc lập
chủ quyền và bảo vệđược lợi ích quốc gia, dân tộc trong quan hệ kinh tếđối ngoại.

Tóm lại qúa trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta phảI là “quá trình thực hiện dân giàu nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội
nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hoá, có kỷ cương, xoá bỏáp bức, bất công, tạo
điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc”.


III. THỰCTRẠNGVÀNHỮNGGIẢIPHÁPCƠBẢNNHẰMPHÁT
TRIỂNKINHTẾTHỊTRƯỜNGỞVIỆTNAM.


1. Thực trạng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

a) Trình độ phát triển nền kinh tế thị trường nước ta ở giai đoạn sơ khai. Đó là do
nguyên nhân:
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật còn ở trình độ thấp, bên cạnh một số lĩnh vực một số cơ
sở kinh tếđãđược trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại, trong nhiều ngành kinh tế,


máy móc cũ kỹ, công nghệ lạc hậu. Theo UNDP, Việt Nam đang ở trình độ công
nghệ lạc hậu 2/7 của thế giới, thiết bị máy móc lạc hậu 2-3 thế hệ. Lao động thủ công
vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động xã hội. Do đó năng suất, chất lượng,

hiệu quả sản xuất của nước ta còn rất thấp so với khu vực và thế giới (năng suất lao
động của nước ta chỉ bằng 30% mức trung bình của thế giới).
- Kết cấu hạ tầng như hệ thống giao thông, bến cảng, hệ thống thông tin liên
lạc…còn lạc hậu, kém phát triển (mật độ giao thông /km bằng 1% so với mức trung
bình của thế giới; tốc độ truyền thông trung bình cả nước chậm hơn thế giới 30 lần).
Hệ thống giao thông kém phát triển làm cho các địa phương, các vùng bị chia cắt,
tách biệt nhau, do đó làm cho nhiều tiềm năng của các vùng không thể khai thác
được, các địa phương không thể chuyên môn hoá sản xuất để phát huy thế mạnh.
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật còn ở trình độ thấp làm cho phân công lao động kém
phát triển, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm. Nền kinh tế nước ta chưa thoát khỏi
nền kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ.Nông nghiệp vẫn sủ dụng khoảng 70% lực
lượng lao

động, nhưng chỉ sản xuất khoảng 26% GDP, các ngành kinh tế công nghệ cao chiếm tỷ
trọng thấp.
- Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước cũng như trên
thị trường nước ngoàI còn rất yếu. Do cơ sở vật chất – kỹ thuật cũng như công nghệ
còn lạc hậu, nên năng suất lao động thấp, do đó khối lượng hàng hoá nhỏ bé, chủng
loại hàng hoá còn nghèo nàn, chất lượng hàng hoá thấp, giá cả cao vì thế khả năng
cạnh tranh còn yếu.

b) Thị trường dân tộc thống nhất đang trong quá trình hình thành nhưng chưa đồng bộ
Do giao thông vận tải kém phát triển nên chưa lôi cuốn được tất cả các vùng trong
nước vào một mạng lưới lưu thông hàng hoá thống nhất.


Thị trường hàng hoá - dịch vụ hình thành nhưng hạn hẹp và còn nhiều hiện tượng
tiêu cực (hàng giả, hàng nhập lậu, hàng nhái nhãn hiệu vẫn làm rối loạn thị trường).
Thị trường hàng hoá sức lao động mới manh nha, một số trung tâm giới thiệu việc
làm và xuất khẩu lao động mới xuất hiện nhưng đã nảy sinh hiện tượng khủng hoảng.

Nét nổi bật trong thị trường này là sức cung về lao động lành nghề nhỏ hơn cầu rất
nhiều, trong khi đó cung về lao động giản đơn lại vượt quá xa cầu, nhiều người có
sức lao động nhưng không tìm được việc làm.
Thị trường tiền tệ, thị trường vốn đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều trắc trở,
nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân rất thiếu vốn nhưng không vay
được vì vướng mắc thủ tục, trong khi đó nhiều ngân hàng thương mại huy động được
tiền gửi mà không thể cho vay, đểứđọng trong két dư nợ quá hạn đãđến mức báo
động.
Thị trường chứng khoán ra đời nhưng cũng chưa có nhiều “hàng hoá” để mua bán và
mới có rất ít doanh nghiệp đủđiều kiện tham gia thị trường này.

c) Nhiều thành phần kinh tế tham gia thị trường, do vậy nền kinh tế nước ta có nhiều
loại hình sản xuất hàng hoá cùng tồn tại, đan xen nhau, trong đó sản xuất hàng hoá
nhỏ phân tán còn phổ biến.

d) Sự hình thành thị trường trong nước gắn với mở rộng kinh tếđối ngoại, hội nhập vào
thị trường khu vực và thế giới, trong hoàn cảnh trình độ phát triển kinh tế – xã hội
của nước ta còn thấp xa so với hầu hết các nước khác.
Toàn cầu hoá và khu vực hoá về kinh tếđang đặt ra chung cho các nước nói chung
cũng như nước ta nói riêng những thách thức hết sức gay gắt. Nhưng nó là xu thế tất
yếu khách quan, nên không đặt vấn đề tham gia hay không tham gia mà chỉ có thểđặt
vấn đề: Tìm cách xử sự với xu thếđó như thế nào? phải chủđộng hội nhập chuẩn bị
tốt để chủđộng tham gia vào khu vực hoá và toàn cầu hoá tìm ra cái mạnh tương đối
của nước ta.



e) Quản lý nhà nước về kinh tế xã hội còn yếu
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8 của Đảng ta nhận định về vấn để này
như sau: “Hệ thống luật pháp , cơ chế chính sách chưa đồng bộ và nhất quán, thực

hiện chưa nghiêm”
Công tác tài chính, ngân hàng, giá cả, kế hoạch hoá, quy hoạch xây dựng quản lýđât
đai còn nhiều yếu kém, thủ tục hành chính…đổi mới chậm. Thương nghiệp nhà nước
bỏ trống một số trận địa quan trọng, chưa phát huy tốt vai trò chủđạo trên thị trường.
Quản lý xuất nhập khẩu còn nhiều sơ hở, tiêu cực, một số trường hợp gây tác động
xấu đối với sản xuất. Chếđộ phân phối còn nhiều bất hợp lý. Bội chi ngân sách và
nhập siêu còn lớn. Lạm phát tuy được kiềm chế nhưng chưa vững chắc .

2. Các giải pháp cơ bản để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam.

Để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần phải đồng thời
thực hiện nhiều giải pháp. Dưới đây là những giàI pháp chủ yếu nhất:

a) Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần
Trước đây khi xây dựng kinh tế kế hoạch, xoá bỏ kinh tế thị trường, chúng ta đã thiết
lập một cơ cấu sở hữu đơn giản với hai hình thức là sở hữu toàn dân và sở hữu tập
thể. Vì vậy khi chuyển sang kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường,cần
phảI đổi mới cơ cấu sở hữu cũ, bằng cách đa dạng hoá các hình thức sở hữu, đỉều đó
sẽđưa đến hình thành những chủthể kinh tếđộc lập, có lợi ích riêng, tức là khôi phục
một trong những cơ sỏ của kinh tế hàng hoá.
Trên cơ sỏđa dạng hoá các hình thức sở hữu, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách
phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Lấy việc phát triển sức sản xuất, nâng


cao hiệu quả kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân làm mục tiêu quan trọng để
khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất
kinh doanh.Theo tinh thần đó tất cả các thành phần kinh tếđều bình đẳng trước pháp
luật, đều được khuyến khích phát triển.
Trong những năm tới cần phát huy vai trò chủđạo của kinh tế nhà nước. Muốn vậy

cần tập trung nguồn lực phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước trong những lĩnh vực
trọng yếu của nền kinh tế, sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp nhà nước, thực hiện tốt
chủ trương cổ phần hoá vàđa dạng hoá sở hữu đối với doanh nghiệp mà Nhà nước
không cần nắm 100% vốn. Xây dựng và củng cố một số tập đoàn kinh tế mạnh trên
cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế. Đẩy
mạnh việc đổi mới kỹ thuật, công nghệ trong các doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện
chếđộ quản lý công ty đối với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh có vốn của Nhà
nước, doanh nghiệp thực sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, tự chịu trách nhiệm
trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phát triển kinh tế tập thể dưới nhiều hình thức đa dạng, trong đó hơp tác xã là nòng
cốt. Nhà nước cần giúp đỡ hợp tác xã vềđào tạo cán bộ, xây dựng phương án sản
xuất kinh doanh, mở rộng thị trường.Thực hiện tốt việc chuyển đổi hợp tác xã theo
Luật hợp tác xã.
Khuyến khích kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển ở cả thành thị và nông thôn. Nhà
nước tạo điều kiện để kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển có hiệu quả. Khuyến khích
kinh tế tư bản tư nhân phát triển trong những ngành nghề kinh doanh mà pháp luật
không cấm. Phát triển kinh tế tư bản nhà nước dưới các hinh thức liên doanh liên kết
giữa kinh tế tư nhân trong nước và ngoài nước, tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư

nước ngoài hướng vào mục tiêu phát triển các sản phẩm xuất khẩu, tăng khả năng cạnh
tranh, gắn thu hút vốn với thu hút công nghệ hiện đại.



b) Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ
thuật, trên cơ sởđóđẩy mạnh phân công lao động xã hội.
Phân công lao động xã hội là cơ sở chung của sản xuất và trao đổi hàng hoá.Vì vậy,
để phát triển kinh tế hàng hoá phải đẩy mạnh phân công lao động xã hội. Nhưng sự
phát triển của phân công lao động xã hội do trình độphát triển của lực lượng sản xuất
quyết định, cho nên muốn mở rộng phân công lao động xã hội cẩn đẩy mạnh công

nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của nền sản
xuất lớn hiện đại.
Con đường công nghiệp hoá , hiện đại hóa của nước ta cần và có thể rút ngắn thời
gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy
vọt, gắn công nghiệp hoá với hiện đại hóa, tận dụng mọi khả năng đểđạt được trình
độ tiên tiến, hiện đại về khoa học và công nghệ, ứng dụng nhanh và phổ biến hơn ở
mức độ cao hơn những thành tựu công nghệ hiện đại và tri thức mới, từng bước phát
triển kinh tế tri thức.
Cùng với việc trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại cho các ngành các lĩnh vực
của nền kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá, tiến hành phân công
lao động và phân bố dân cư trong phạm vi cả nước, cũng nhưở từng vùng, từng địa
phương, hình thành cơ cấu kinh té hợp lý cho phép khai thác tốt nhất các nguồn lực
của đất nước, tạo nên sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của toàn bộ nền kinh
tế.

c) Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các nguồn lực kinh tếđều thông qua thị
trường mà phân bố vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế một cách tối ưu. Vì vậy
để xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng
ta phải hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường. Trong những năm tới
chúng ta cần phải:


- Phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ thông qua việc thúc đẩy mạnh sản xuất,
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển hệ thống giao thông và phương tiện
vận tải để mở rộng thị trường. Hình thành thị trường sức lao động có tổ chức để tạo
điều kiện cho sự di chuyển sức lao động theo yêu cầu phát triển kinh tế và sử dụng
có hiệu quả nguồn nhân lực.
- Xây dựng thị trường vốn, từng bước hình thành và phát triển thị trừng chứng khoán
để huy động các nguồn vốn vào phát triển sản xuất.

- Quản lý chặt chẽđất đai và thị trường nhàở. Xây dựng và phát triển thị trường thông
tin, thị trường khoa học công nghệ. Hoàn thiện các loại thị trường đi đôi với xây
dựng khuôn khổ pháp lý và thể chế, tăng cường sự kiểm tra giám sát của nhà nước,
để thị trường hoạt động năng động, có hiệu quả, có trật tự , kỷ cương trong môi
trường cạnh tranh lành mạnh, công khai minh bạch, hạn chế và kiểm soát độc quyền
kinh doanh. Có biện pháp hữu hiệu chống buôn lậu và gian lận thương mại.

d) Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tếđối ngoại
Trong điều kiện hiện nay chỉ có mở cửa kinh tế, hội nhập vào kinh té khu vực và thế
giới, mới thu hút được vốn, kỹ thuật và công nghệ hiện đại để khai thác tiềm năng và
thế mạnh của đất nước nhằm phát triển kinh tế.
Khi mở rộng quan hệ kinh tếđối ngoại phải quán triệt nguyên tắc bình đẳng,cùng có
lợi, không can thiệp vào nội bộ của nhau. Mở rộng quan hệ kinh tếđối ngoại theo
hướng đa phương hoá vàđa dạng hoá các hình thức kinh tếđối ngoại.
Hiện nay cần đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là trọng điểm của kinh tếđối ngoại.
Giảm dần nhập siêu,ưu tiên nhập khẩu tư liệu sản xuất để phục vụ sản xuất. Tranh
thủ mọi khả năng và bằng nhiều hình thức thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước
ngoài. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cần hướng vào những lĩnh vực những sản
phẩm công nghệ tiên tiến, có tỷ trọng xuất khẩu cao. Việc sử dụng vốn vay phải có
hiệu quảđể trảđược nợ, cải thiện cán cân thanh toán. Chủđộng tham gia tổ chức


thương mại quốc tế, các diễn đàn, các tổ chức, các định chế quốc tế một cách có
chọn lọc với bước đi thích hợp.

e) Giữ vững sựổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống luật pháp.
Sựổn định chính trịbao giờ cũng là nhân tố quan trọng đầu tiên để phát triển. Nó
làđiều kiện để các nhà sản xuất kinh doanh trong nước và ngoài nước yên tâm đầu tư.
Muốn giữ vững sựổn định về chính trịở nước ta hiện nay cần phải giữ và tăng cường
vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam,nâng cao hiệu lực quản lý của nhà

nước,phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Hệ thống pháp luật đồng bộ là công cụ quan trọng để nhà nước quản lý nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần. Nó tạo ra hành lang pháp luật cho hoạt động kinh tế,
buộc các doanh nghiệp chấp nhận sựđiều tiết của nhà nước.

f) Xoá bỏ triệt để cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, hoàn thiện cơ chế quản lý
kinh tế của Nhà nước
Việc xoá bỏ triệt để cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, hình thành đồng bộ và vận
hành có hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước cóý nghĩa hết sức
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế hàng hoáở nước ta.
Để nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước, cần năng cao năng lực của các
cơ quan lập pháp , hành pháp và tư pháp,thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia.
Nhà nước thực hiện định hướng sự phát triển kinh tế, có hệ thống chính sách nhất
quán đẻ tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho hoạt động kinh tế, hạn chế khắc
phục những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường. Nhà nước thực hiện đúng chức năng
quản lý nhà nước vềkinh tế và chức năng chủ sở hữu tài sản công, không can thiệp
vào chức năng quản trị kinh doanh để các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong hoạt
động kinh doanh. Nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế là chính đểđiều tiết nền
kinh tế, chứ không phải mệnh lệnh. Vì vậy phải tiếp tục đổi mới vàhoàn thiện chính
sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách tiền lương và giá cả.



g) Tăng trưởng kinh tế vàđiều kiện đảm bảo tăng trưởng cao, bền vững
Hiện nay ở nước ta, GDP bình quân đầu người so với các nước trong khu vực và
thế giới rất thấp. Yêu cầu chống tụt hậu đang đặt ra cho Việt Nam phải giải quyết

vấn đề khó khăn phức tạp này. Phải có một chiến lược tăng trưởng đúng đắn, đảm bảo
tăng trưởng cao vàổn định trong thời gian dài
Vấn đề cóý nghĩa quyết định để có thể tăng trưởng cao vàổn định là phải đảm bảo

các điều kiện và giải quyết các mối liên hệ trong quá trình tăng trưởng. Những điều
kiện và các mối quan hệ này là:
Thứ nhất: Về vốn
Muốn có tốc độ tăng trưởng cao trong điều kiện nước ta đỏi hỏi phải có một nguồn
vốn lớn, để có vốn đầu tư trong nước cần phài:
- Có chính sách tiết kiệm trong cả nước, coi tiết kiệm là quốc sách thực hiện tiết kiệm
trong cả sản xuất và tiêu dùng, Khuyến khích tiêu dùng phù hợp với khả năng của
nền kinh tế.
- Đối với vốn đi vay của nước ngoài để khuyến khích đầu tư vào Việt Nam cần kết
hợp chặt chẽ các hình thức đầu tư trực tiếp và gián tiếp khi xây dựng các dựán để thu
hút vốn đầu tư nước ngoài. Tăng cường xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh
tế – xã hội
Thứ hai : Về công nghệ
- Phải đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ của
đất nước. Phải gắn chặt quá trình chuyển giao công nghệ, quá trình phát triển khoa
học kỹ thuật với sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện chuyển giao công nghệđối với mọi thành phần kinh tế, đảm bảo cóđược
những công nghệt vừa tiên tiến lại phù hợp với yêu cầu trình độ phát triển của các
doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.


- Chuyển giao công nghệ phải gắn với bảo vệ môi trường.
Thứ ba : Về lao động
- Đảm bảo cho người lao động có việc làm.
- tăng cường đầu tư cho giáo dục, đào tạo.
- Nâng cao kỷ luật lao động trong công nhân.
đồng thời với các biện pháp trên cần thực hiện các biện pháp khác như
- Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát.
- Giải quyết quan hệ tăng trưởng và phân phối thu nhập
- Giải quyết quan hệ tăng trưởng và vấn đề môi trường.

- Giẳi quyết quan hệ tăng trưởng và vấn để dân số
- Giải quyết quan hệ tăng trưởng và thị trường.









KẾTLUẬN

Sau 20 đổi mới, chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Chúng ta đã thu được những thành
tựu rất đáng tự hào. Tăng trưởng kinh tếđạt ở tốc độ cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
dần theo hướng hợp lý hơn, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta bộc lộ nhiểu ưu điểm hơn so với nền
kinh tế thị trường ở các nước tư bản. Đó là xây dựng nền kinh tế phát triển đi đôi với
giải quyết các vấn đề chính trị (như công bằng xã hội, mội trường sống lành mạnh), giữ
vững ổn định chính trị vàđộc lập chủ quyền, không bị lệ thuộc về kinh tế dẫn đến lệ
thuộc về chính trị.

Tuy nhên nhìn nhận một cách nghiêm túc thì nền kinh tế thị trường của nước ta
vẫn còn đang trong giai đoạn kinh tế thị trướng sơ khai. Nói kinh tế thị trường sơ khai
làđể phân biệt với nền kinh tế thị trường văn minh. Nền kinh tế thị trường văn minh là
nền kinh tếđãđược thực hiện trên cơ sở luật pháp đầy đủ, các nhàđầu tư quan tâm nhiều
đến lĩnh vực sản xuất để tăng của cải cho xã hội. Còn kinh tế thị trường sơ khai là nền
kinh tế chưa được thực hiện trên cơ sở luật pháp đầy đủ, các nhàđầu tư quan tâm nhiều
đến lĩnh vực lưu thông,vìđó là lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao nhất. Và cũng vì thế mà

mặt trái của nó như buôn lậu, đầu cơ, tham nhũng càng phổ biến.

Nhìn từ những thành công và hạn chế của nền kinh tế thị trường nước ta để từđó
có những hướng đi phù hợp nhằm xây dựng và phát triền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. Đảm bảo thực hiện muc tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng
văn minh.



×