Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về “nguyên lý về mối liên hệ phổ biến” hãy phân tích những ảnh hưởng của covid – 19 đối với việc học tập và rèn luyện của sinh viên việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.84 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

Khoa Công nghệ Kỹ thuật ô tô

Ti uểLu nậKếết Thúc H ọ
c Phầần
Môn: Triếết học Mác-Lếnin

Đếầ tài 2: Vận dụng quan điểm của Chủ
nghĩa duy vật biện chứng về “Nguyên Lý
về mối liên hệ phổ biến” hãy phân tích
những ảnh hưởng của Covid – 19 đối với
việc học tập và rèn luyện của sinh viên Việt
Nam hiện nay
Sinh Viên: Đặng Trần Chiến Thắng
Mã Sinh Viên: 1571030065
Lớp: CKO 15-02
GV hướng dẫn:


1

MỤC LỤC

MỤC LỤC.............................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................2
2. Sự cần thiết và tính thời sự của vấn đề nghiên cứu................................2
3. Khái quát nội dung đề tài nghiên cứu......................................................3
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.....................................................3
Chương 2: Phần lý luận......................................................................................4


1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến............................................................4
1.1. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến........................................................4
1.2. Tính chất của mối liên hệ phổ biến........................................................5
1.3. Ý nghĩa phương pháp luận.....................................................................6
2. Phần liên hệ thực tế và liên hệ bản thân....................................................7
2.1. Liên hệ thực tế.......................................................................................7
2.2. Giải pháp................................................................................................9
2.3. Liên hệ bản thân.....................................................................................9
Chương 3: Kết Luận..........................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................13
Tài liệu trực tuyến:.............................................................................................13


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa, mọi sự vật, hiện tượng xuất hiện và tồn tại đều là nhờ vào
sự vận động không ngừng và tác động qua lại, tương hỗ lẫn nhau, giữa
chúng hình thành lên các mối liên hệ. Mối liên hệ tồn tại trong mọi sự vật và
hiện tượng trong thế giới, từ đó mà ta có khái niệm mối liên hệ phổ biến.
Trong tình hình hiện nay, đại dịch COVID -19 đã có những tác động tiêu
cực to lớn với hầu hết các quốc gia trên thế giới dưới mọi góc độ, dịch bệnh
đã ảnh hưởng trên mọi lĩnh vực và trong đó giáo dục là một trong những
lĩnh vực gặp ảnh hưởng nặng nề nhất, điều này đòi hỏi ta phải có cái nhìn
tồn diện về tồn bộ thế cục của ngành giáo dục để có thể tìm ra những giải
pháp hợp lí để giải quyết vấn đề nan giải của ngành giáo dục hiện nay. Xuất
phát từ lý do trên, em quyết định chọn đề tài “Nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến và vận dụng quan điểm toàn diện để phân tích những ảnh
hưởng của đại dịch Covid - 19 đối với giáo dục ở Việt Nam hiện nay ”
để làm đề tài tiểu luận.
2. Sự cần thiết và tính thời sự của vấn đề nghiên cứu

Sự cần thiết: Đi sâu vào nghiên cứu và lý giải những mối liên hệ phổ
biến có ý nghĩa quan trọng giúp chúng ta nhận định được sự liên kết, ràng
buộc giữa các sự vật, hiện tượng, từ đó thúc đẩy các mối liên hệ và loại bỏ
những rào cản ngăn chặn sự phát triển và tồn tại của chính con người chúng
ta. Nắm được lý thuyết về những mối liên hệ phổ biến, ta có thể vận dụng
nó vào thực tế để giúp cho xã hội ngày càng phát triển, con người ngày
càng đạt được những thành tựu to lớn hơn.
Tính thời sự: Trong tình hình hiện tại, dịch bệnh hồnh hành đã gây ra
khơng ít ảnh hưởng tiêu cực đến nền giáo dục của nước ta. Nắm bắt được
nguyên lý mối quan hệ phổ biến và vận dụng quan điểm toàn diện, ta có thể
phân tích những ảnh hưởng của dịch bệnh cho nền giáo dục ở Việt Nam hiện


nay và đưa ra những phương án tối ưu để giải quyết vấn nạn khơng chỉ
của tồn dân tộc Việt Nam mà cịn là vấn nạn của tồn cầu này.
3. Khái quát nội dung đề tài nghiên cứu
Nội dung chính của đề tài là tìm hiểu và giải quyết vấn đề liên quan
đến lý thuyết mối liên hệ phổ biến. Cụ thể hơn là đi sâu nghiên cứu mối liên
hệ phổ biến và vận dụng quan điểm toàn diện để phân tích những ảnh hưởng
của dịch bệnh COVID -19 đến nền giáo dục của Việt Nam hiện nay.
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Lý giải được nguyên lý mối liên hệ phổ biến và vận
dụng tốt quan điểm toàn diện giúp chúng ta có cái nhìn bao qt, tổng thể
về vấn đề cần nghiên cứu bằng cách vận dụng các mối liên hệ, những yếu tố
cấu thành nên đối tượng và từ đó tìm ra các giải pháp hiệu quả nhất đối với
từng đối tượng nghiên cứu
Ý nghĩa thực tiễn: Khi đã hoàn thành việc nghiên cứu mối liên hệ
phổ biến và xem xét những ảnh hưởng của dịch bệnh dưới nguyên tắc tồn
diện tồn diện, ta có thể nắm bắt được những vấn đề nan giải mà dịch bệnh
COVID -19 đặt ra cho toàn bộ ngành giáo dục Việt Nam, từ đó tìm ra

những giải pháp, những phương thức tối ưu để bình ổn những khó khăn mà
ngành giáo dục đã và đang phải đối mặt trong bối cảnh đại dịch.


Chương 2: Phần lý luận
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
1.1.

Khái niệm về mối liên hệ phổ biến

Là một trong hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật, bao gồm:
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển.
Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ được nhắc tới là sự qui
định, sự tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng
hay là giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng hiện hữu trong
thế giới. Trong đó, khái niệm mối liên hệ phổ biến được dùng để chỉ các mối
liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới. Những mối liên hệ
tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới là những mối liên hệ phổ biến
nhất , thuộc phạm vi nghiên cứu của phép biện chứng, đó là các mối liên hệ
giữa các mặt đối lập, giữa cái chung và cái riêng, quy luật nhân - quả và
giữa mặt phủ định và khẳng định. Trong thực tế, ta có thể rút ra một ví dụ
tiêu biểu là mối liên hệ giữa mua và bán trong kinh doanh, đối với mỗi mặt
hàng sẽ có mức độ cầu hàng hóa khác nhau, khi mà cầu của một mặt hàng
thấp thì người bán hàng cũng giảm nguồn hàng đi để giảm thiểu tình trạng
tồn kho và thua lỗ.
Quan điểm siêu hình coi các sự vật và hiện tượng tồn tại tách rời nhau,
khơng có mối liên hệ ràng buộc quy định và chuyển hóa lẫn nhau, cịn nếu
có thì cũng chỉ là mối liên hệ có tính ngẫu nhiên, bên ngoài mặt. Quan điểm
này đưa thế giới quan Triết học tới những tư tưởng sai lệch, dựng lên ranh
giới giả tạo giữa các sự vật và hiện tượng và đặt đối lập các nghiên cứu khoa

học chuyên ngành với nhau. Bởi vậy, quan điểm siêu hình khơng thể phát
hiện ra những quy luật, bản chất và tính phổ biến của sự vận động, phát triển
của các sự vật và hiện tượng trong thế giới. Như vậy, quan điểm biện
chứng đối lập với quan điểm siêu hình ở chỗ, nó cho rằng các sự vật, hiện
tượng hiện hữu trong thế giới luôn tồn tại những mối liên hệ ràng buộc với


nhau, quy định lẫn nhau, khơng có sự tách biệt và có thể chuyển hóa giữa sự
vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác. Đó cũng chính là nội dung
của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Cơ sở của sự tồn tại đa dạng các mối
liên hệ là tính thống nhất của vật chất trong thế giới. Những sự vật hiện
tượng đã và đang hiện hữu trong thế giới chỉ là một thế giới vật chất tồn tại
dưới nhiều dạng khác nhau, những dạng tồn tại ấy có mối liên hệ ràng buộc
và có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau.
1.2.

Tính chất của mối liên hệ phổ biến

Tính khách quan: Sự qui định lẫn nhau, tác động, chuyển hóa qua lại và
phụ thuộc vào nhau của các sự vật, hiện tượng suy cho cùng là cái vốn có
của các mối liên hệ, chúng là các tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý
thức của con người, chúng ta chỉ có khả năng nhận thức và áp dụng chúng
trong các hoạt động thực tiễn làm tiền đề để phát triển bản thân và thế giới
xung quanh.
Tính phổ biến: Các mối liên hệ có thể hiện hữu ở bất kì đâu, có vơ vàn
các mối liên hệ đa dạng tồn tại trong tự nhiên, xã hội và tư duy nắm giữ
những vai trị và vị trí khác nhau trong sự vận động chuyển hóa của các sự
vật, hiện tượng. Khơng có bất cứ sự tồn tại tuyệt đối biệt lập nào giữa các sự
vật, hiện tượng hay là quá trình. Đồng thời, các sự vật, hiện tượng luôn tồn
tại dưới những cấu trúc hệ thống bao gồm những mối liên hệ và những yếu

tố cấu thành nên chúng, chúng tồn tại và phát triển trong các mối liên hệ với
các hệ thống khác, luôn tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau
Tính đa dạng, phong phú: Các mối liên hệ có sự đa dạng, mn màu
mn vẻ. Sự đa dạng, phong phú của các mối liên hệ là do chính sự vận
động, tồn tại và phát triển của các sự vật hiện tượng quy định nên. Các mối
liên hệ giữ những vai trò khác nhau quy định sự vận động và phát triển
của sự vật, hiện tượng. Bên cạnh đó, sự vật cùng trong một mối liên hệ
nhất định nhưng tại những thời điểm, những hoàn cảnh khác nhau trong


quá trình vận động và phát triển thì cũng nắm giữ những tính chất khác
nhau.

1.3.

Ý nghĩa phương pháp luận
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát toàn cảnh thế giới

qua những mối liên hệ phức tạp giữa các sự vật và hiện tượng.
Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại trong nhiều mối liên hệ, móc nối, tác
động qua lại với các sự vật hiện tượng khác tạo nên những mạng lưới phức
tạp. Vì vậy, khi nghiên cứu về đối tượng cụ thể ta luôn phải tuân theo
nguyên tắc toàn diện.
Thứ nhất, muốn nhận thức được bản chất của sự vật, hiện tượng thì
trước hết chúng ta phải xem xét sự tồn tại của nó trong mối liên hệ qua lại
giữa các yếu tố, các bộ phận cấu thành nên sự vật, hiện tượng đó, các thuộc
tính khác nhau trong bản thể của sự vật, hiện tượng và trong mối liên hệ của
đối tượng với những đối tượng khác, như Lênin đã phát biểu: “ Cần phải
nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ và quan hệ gián
tiếp của sự vật đó”, tránh xem xét vấn đề dưới góc nhìn phiến diện, một

chiều như quan điểm siêu hình trong nhận thức và thực tiễn.
Thứ hai, phải đánh giá cẩn thận tỉ mỉ từng khía cạnh, từng mối liên hệ,
và phải nắm bắt được rằng đâu là mối liên hệ tất yếu, là bản chất quy định
sự vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, đó là điều kiện cần và đủ
để nhận thức phản ánh được đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc
tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng nghiên
cứu.
Thứ ba, cần xem xét đối tượng trong cả mối liên hệ với đối tượng khác
và môi trường xung quanh, kể cả các mặt của mối liên hệ trung gian, mối
liên hệ gián tiếp, trong thời điểm, hoàn cảnh nhất định. Nghĩa là, cần tìm


hiểu cả các mối liên hệ của đối tượng nghiên cứu trong quá khứ, thực tại và
cả tương lai.
Cuối cùng, Quan điểm toàn diện đối lập hoàn toàn với quan điểm phiến
diện chỉ nhìn vào một mặt của vấn đề, hoặc có sự chú ý đến nhiều mặt
nhưng chỉ xem một cách dàn trải qua loa mà không nắm được bản chất của
đối tượng, rơi vào sai lầm của thuật ngụy biện ( đánh tráo các mối liên hệ
cơ bản thành không cơ bản và ngược lại) và chủ nghĩa triết trung dẫn đến
những sai lệch về nhận thức và xuyên tạc bản chất vốn có của sự vật, hiện
tượng.
2. Phần liên hệ thực tế và liên hệ bản thân
2.1.

Liên hệ thực tế
Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, toàn dân tộc Việt Nam và cả thế

giới đã và đang chịu nhiều tổn thất to lớn trên nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, đối
ngoại, xã hội và đặc biệt là giáo dục. Trong hơn 2 năm qua, ngành giáo dục
đã phải đối mặt với những hạn chế không nhỏ trong việc dạy và học online

(Trích lời Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quý Thanh trên Báo Nhân Dân).
Trong hoàn cảnh dịch bệnh, giáo viên và học sinh đã phải cố gắng vượt
qua những rào cản về tương tác để có thể giảng dạy và tiếp thu kiến thức.
Điều này đặt ra vấn đề lớn cho ngành giáo dục nước nhà, đòi hỏi ngành giáo
dục phải tìm kiếm những biện pháp tối ưu để giải quyết tình trạng giáo dục
hiện tại, hạn chế tối đa ảnh hưởng của đại dịch. Tuy nhiên trước khi tìm ra
giải pháp, chúng ta cần phân tích được một cách toàn diện “Những ảnh
hưởng của đại dịch Covid -19 đối với giáo dục ở Việt Nam hiện nay ”. Để
làm rõ vấn đề giáo dục trong thời điểm dịch bệnh, những mặt tốt và mặt hạn
chế của việc dạy học online, chúng ta cần vận dụng quan điểm tồn diện
trong Triết học để có cái nhìn tồn cảnh, bao quát vấn đề của đề tài.
Trước hết, để có thể vận dụng quan điểm tồn diện vào việc phân tích
vấn đề “Những ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 đối với giáo dục ở Việt


Nam hiện nay ” ta cần phải xác định được mối liên hệ giữa dịch bệnh và các
vấn đề nó gây ra cho ngành giáo dục.
Dịch bệnh COVID -19 xuất hiện qua sự lây lan truyền nhiễm của virus
SAR-CoV-2 và các biến thể. Là bệnh đường hơ hấp cấp tính và có tính
truyền nhiễm, nó lây truyền qua đường hơ hấp chủ yếu từ người sang người

Do vậy, học sinh, sinh viên và giáo viên không thể tiếp xúc nhau trên
lớp như thời điểm trước đại dịch được, chính vì thế ngành giáo dục đã đưa
ra giải pháp giải quyết tình hình này bằng cách học trực tuyến. Tuy nhiên,
việc học trực tuyến qua mạng internet đã xuất hiện những hạn chế lớn trong
việc giảng dạy và tiếp thu kiến thức. Đây cũng chính là nguyên nhân trực
tiếp ảnh hưởng đến công tác giảng dạy của đội ngũ giáo viên tại các tỉnh
thành của Việt Nam.
Khi học online, sự tương tác giữa người dạy và học bị giảm đi đáng kể,
phần lớn thời gian của tiết học là khoảng thời gian giáo viên giảng bài, tần

suất học sinh, sinh viên xung phong phát biểu xây dựng bài tương đối ít bởi
việc học online có nhiều hạn chế về thời gian, một tiết học online của một
học sinh Trung học phổ thơng vẫn có thời lượng bằng với tiết học offline
trước đại dịch, trong đó chưa kể thời gian điểm danh, những lỗi kĩ thuật làm
gián đoạn tiết học đôi khi bắt buộc giáo viên và giảng viên phải kết thúc tiết
học khi chưa giảng hết khối lượng kiến thức để dành thời gian cho mơn học
khác. Bên cạnh đó, qua những chiếc màn hình máy tính, các giáo viên khơng
thể biết được học sinh của mình có hiểu bài hay khơng và cũng khó có thể
giám sát được việc học của toàn bộ học sinh như ở trên lớp học bình thường.
Điều đó khiến hiệu quả của tiết học khơng được như kì vọng và khả năng
tiếp thức của học sinh, sinh viên bị hạn chế.
Ngoài ra, một hệ quả tiêu cực khó thấy nhưng sẽ có tác động trong thời
gian dài là việc tâm lí của đội ngũ giáo viên cũng như các bậc phụ huynh
khi con em mình phải học online, đặc biệt là lứa trẻ mới tiếp xúc với trường


học như các em học sinh cấp 1 bị ảnh hưởng lớn (Trích lời Giáo sư, tiến sĩ
Nguyễn Quý Thanh trên Báo Nhân Dân) . Khi phải học online như vậy,
các em sẽ ít được tiếp xúc với thầy cơ, bạn bè, ít đi cơ hội phát triển những
kĩ năng mềm và thậm chí có những ảnh hưởng lớn đến tâm lý, tuổi đời còn
quá nhỏ nên các em dễ bị hoang mang và đi sai hướng nếu khơng có sự
hướng dẫn tận tình của các thầy cơ và sự học hỏi, trao đổi với các bạn đồng
lứa.
Tuy nhiên, khi nhận xét vấn đề từ một cái nhìn tồn diện, ta sẽ thấy
được thực chất việc học online chưa hẳn là một ảnh hưởng tiêu cực mà dịch
bệnh COVID-19 gây ra cho toàn ngành giáo dục. Trong hoàn cảnh học
online khó khăn, thầy cơ và học sinh đã và đang cùng nhau cố gắng vượt qua
những rào cản trong việc dạy và học, việc học online cũng mang lại nhiều kỉ
niệm đáng nhớ giữa thầy cô và các bạn học sinh, sinh viên. Qua đó, mối liên
hệ giữa thầy và trị ngày càng gắn bó hơn.

2.2.

Giải pháp
Từ những ảnh hưởng của đại dịch đã nêu ở trên, có thể thấy rõ được

những vấn đề quan trọng cần giải quyết của ngành giáo dục Việt Nam. Thứ
nhất, đội ngũ giáo viên cần tìm hiểu thêm những cách thức để khơi dậy tư
duy của học sinh sinh viên, gia tăng sự tương tác xây dựng bài để đạt được
hiệu quả tốt nhất trong việc giảng dạy và tiếp thu kiến thức. Thứ hai, học
sinh và sinh viên phải phần nào ý thức được tầm quan trọng của việc học tập
và rèn luyện, tự chủ trong việc tiếp thu kiến thức và thực hành tại nhà. Thứ
ba, đối với các em nhỏ còn đang chập chững bước vào môi trường mới,
chưa thể tự ý thức được việc học cũng như độc lập trong suy nghĩ thì giáo
viên cần có những biện pháp khơi dậy hứng thú trong học tập của các em,
tạo ra những buổi học lí thú hay là những hoạt động team - work nơi các em
được tương tác với bạn bè đồng trang lứa, phát triển kĩ năng mềm và kêu
gọi phụ huynh, gia đình của các em, những người trực tiếp ở bên các em


hằng ngày hướng dẫn, bảo ban các em trong việc học tập để các em dễ dàng
làm quen với môi trường học tập mới.
2.3.

Liên hệ bản thân
Dựa theo những lý luận đưa ra ở trên cùng với đó là việc liên hệ với

thực tế, có thể thấy rõ ràng những khó khăn và cả một khía cạnh tích cực
của việc học tập trực tuyến trong đại dịch, bên cạnh đó là cả những vấn đề
nan giải mà ngành giáo dục cần phải tìm phương án giải quyết để cải thiện
chất lượng giáo dục trong hồn cảnh khó khăn này. Để cải thiện hiệu quả

của các tiết học, tăng khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh sinh viên thì
khơng chỉ cần đến sự nỗ lực cải cách, đổi mới trong phương án dạy học của
đội ngũ giáo viên mà cịn cần tới sự chủ động tìm hiểu, rèn luyện của chính
bản thân học sinh và sinh viên. Vậy câu hỏi đặt ra là: “ Là sinh viên Đại
học Đại Nam, anh (chị) có giải pháp gì để học tập tích cực trong đại
dịch? ”
Trong tình hình dịch bệnh truyền nhiễm khắp mọi vùng trên cả nước,
Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc đều có rất nhiều ca nhiễm bệnh, dẫn
đến việc sinh viên chúng em không thể cùng nhau lên trường học tập trực
tiếp mà phải chuyển qua học online qua mạng Internet. Tuy đã từng học
trực tuyến một thời gian ở cấp bậc Trung học phổ thông, nhưng bước vào
cánh cửa đại học với hình thức học độc lập, mới lạ và cộng thêm việc phải
học tập trên nền tảng trực tuyến đã khiến em rất bỡ ngỡ và gặp khó khăn
trong việc tiếp thu kiến thức mới. Thời gian học tập trên lớp trực tuyến chưa
đủ để em có thể nắm bắt khối lượng kiến thức của các môn học và hầu như
mỗi khi giáo viên thông báo tiết học đã kết thúc trong đầu em luôn xuất
hiện nhiều khúc mắc về bải giảng. Sau một thời gian học tập khơng có tiến
triển cộng thêm việc các dạng bài càng ngày càng mới lạ, tâm lý của em đã
chịu ảnh hưởng rất lớn và bắt đầu có những suy nghĩ bng bỏ và mặc kệ
điểm số, tương lai của chính mình. Tuy nhiên, gia đình đã nhận ra trạng thái
khơng được tốt đó của em và đã có những lời động viên và cả những định


hướng để em thốt khỏi vịng luẩn quẩn do tiếp xúc với môi trường học tập
mới. Nhờ vậy em đã có những suy nghĩ tích cực hơn và tập trung hơn trong
học tập.
Tự thân em đã ý thức được tầm quan trọng của việc học tập và bắt đầu
lên những lịch trình cụ thể, chi tiết để học tập và rèn luyện, tự tìm hiểu thêm
những kiến thức nâng cao trên Internet để có thêm tư duy, tăng tốc độ xử lí
các dạng bài tập và cố gắng tiếp thu hết những kiến thức mà giáo viên đã đề

cập trong những tiết học trên lớp. Ngồi ra, ơng cha ta có câu: “Học thầy
khơng tày học bạn”, em và các bạn cùng lớp đã lập lên những nhóm học
qua nền tảng Google Meet để có thể học tập và bổ sung những vướng mắc
cho nhau, tập thể lớp cùng nhau đi lên trong học tập. Tuy nhiên, việc học
vẫn cần phải được cân bằng với thời gian sinh hoạt, sau những giờ học căng
thẳng em tự thư giãn bằng cách nghe và chơi những bản nhạc để giải tỏa
căng thẳng và có những giờ phút nghỉ ngơi cùng gia đình và bạn bè. Sau một
thời gian học tập với phương pháp như vậy, em đã dễ dàng hơn trong việc
tiếp cận, dung nạp kiến thức mới và có thể xử lí các bài tập mà ít bị vướng
mắc hay khó khăn hơn.


Chương 3: Kết Luận
Tóm lại, để nắm bắt được “Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến ”, ta
phải hiểu được khái niệm “mối liên hệ ” và “mối liên hệ phổ biến ” trong
quan điểm duy vật biện chứng và tránh quan điểm siêu hình coi các sự
vật và hiện tượng tồn tại tách rời nhau, không thể phát hiện ra những quy
luật, bản chất và tính phổ biến của sự vận động, phát triển của các sự vật
và hiện tượng trong thế giới. Bên cạnh đó, khi nghiên cứu về đối tượng
cụ thể ta luôn phải tuân theo nguyên tắc toàn diện và phải nắm bắt được 4
ý chính trong ngun tắc tồn diện.
Khi đã hồn thành việc nghiên cứu và nắm bắt lý thuyết thì ta phải vận
dụng chúng một cách chuẩn xác để phân tích, nghiên cứu các đối tượng, các
mối liên hệ của chúng. Đặc biệt trong xã hội dịch bệnh đang phát triển mạnh
mẽ như hiện tại, chúng ta càng cần phải có những cái nhìn tồn diện, đa
chiều vào đối tượng để hiểu được điểm ưu nhược và cả những hệ quả mà nó
tạo ra. Cụ thể trong ngành giáo dục, ta có thể thấy việc học tập trực tuyến đã
gây ra những ảnh hưởng, những rào cản lớn trong việc giảng dạy và tiếp thu
kiến thức tuy nhiên ta cũng có thể thấy rõ khía cạnh tốt đẹp của việc học
online là sự đồng lòng cùng vượt qua rào cản dịch bệnh từ phía của cả thầy

cơ, học trị và phụ huynh để giúp nền giáo dục Việt Nam luôn giữ vững đà
phát triển dù trong tình thế ngặt nghèo. Ngồi ra, dịch bệnh COVID -19 đã


đặt ra những vấn đề lớn cho ngành giáo dục như đội ngũ giáo viên, giảng
viên cần có sự tìm hiểu thêm về những cách thức mới để tiếp cận học sinh sinh viên, bản thân học sinh - sinh viên cũng cần tự nhận thức được tầm
quan trọng của việc học tập để phấn đấu vươn lên vượt qua những rào cản
của đại dịch . Ngạn ngữ Gruzia có câu “Học tập là hạt giống của kiến
thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc.”

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
 Giáo trình Triết học mác - lênin, Bộ giáo dục và đào tạo (Tái bản lần
thứ ba có sửa chữa, bổ sung), trang 94 -trang 98.
 Giáo trình Triết học mác - lênin, Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự
thật, 2021

Tài liệu trực tuyến:
1. (2016) HỌC SINH GIỎI, “Thế nào là mối liên hệ và mối liên hệ phổ
biến? Cho ví dụ”, HỌC SINH GIỎI, duixzz7HAK3ksf1
2. (2020) Tài khoản TÀI LIỆU HAY, “Nguyên lý về mối liên hệ

phổ biến và ý nghĩa phương pháp luận”, 123doc,
va-y-nghia-phuong-phap-luan.htm
3. Triết học +, “Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến”, Triết học +,
o/2015/03/nguyen-ly-ve-moi-lien-he-pho-bien.html,
4. (2021) Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quý Thanh, “Sự thích ứng của
giáo dục trong đại dịch COVID -19”, Báo Nhân Dân,



dich-covid-19-667303/
5. (2021) Nhiều tác giả, “Virus Corona 2019”, Wikipedia Tiếng Việt,
Nhiều
tác giả, “Những câu nói hay về học tập”, Sahara:
/>


×