Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Hoạt động chứng minh tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT HÌNH SỰ
--------

MAI THỊ BÍCH NGỌC
MSSV: 3240119

HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH
TẠI PHIÊN TỊA HÌNH SỰ SƠ THẨM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2007 - 2011

GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGUYỄN DUY HƢNG

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
------ -----

BLTTHS

Bộ luật tố tụng hình sự

HĐXX

Hội đồng xét xử


HTND

Hội thẩm nhân dân

VKS

Viện Kiểm sát

THTT

Tiến hành tố tụng

TAND

Tòa án nhân dân

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

TGTT

Tham gia tố tụng

TTHS

Tố tụng hình sự

XXST


Xét xử sơ thẩm

KSV

Kiểm sát viên

VAHS

Vụ án hình sự


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH TẠI
PHIÊN TỊA HÌNH SỰ SƠ THẨM ...........................................................................4
1.1 Một số vấn đề về phiên tịa hình sự sơ thẩm .....................................................4
1.1.1 Khái niệm ....................................................................................................4
1.1.2 Đặc điểm .....................................................................................................6
1.1.3 Nhiệm vụ, vị trí, vai trị của Phiên tịa hình sự sơ thẩm ...........................12
1.2 Một số vấn đề về hoạt động chứng minh ........................................................14
1.2.1 Khái niệm về hoạt động chứng minh ........................................................15
1.2.2 Đối tƣợng chứng minh và chủ thể chứng minh ........................................17
1.2.3 Đặc thù của hoạt động chứng minh tại phiên tòa HSST ..........................19
CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ HIỆN HÀNH
VỀ HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG ...........................................................................................27
2.1 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về hoạt động chứng minh
tại phiên tịa hình sự sơ thẩm .................................................................................27
2.1.1 Quy định của Pháp luật Tố tụng Hình sự về hoạt động chứng minh buộc
tội .......................................................................................................................27
2.1.2 Quy định của Pháp luật Tố tụng Hình sự về hoạt động chứng minh gỡ tội

...........................................................................................................................34
2.1.3 Quy định của Pháp luật tố tụng Hình sự về hoạt động chứng minh của
Tịa án ................................................................................................................39
2.2 Thực trạng áp dụng những quy định pháp luật về hoạt động chứng minh tại
Phiên tịa hình sự sơ thẩm tại Việt Nam ................................................................47
2.2.1 Thực trạng hoạt động chứng minh của bên buộc tội ................................47
2.2.2 Thực trạng hoạt động chứng minh của bên gỡ tội ....................................52
2.2.3 Thực trạng hoạt động chứng minh của Tòa án .........................................55
2.3 Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại phiên tòa Hình sự sơ
thẩm .......................................................................................................................61


2.3.1 Hoàn thiện quy định pháp luật về hoạt động chứng minh tại phiên tịa
hình sự sơ thẩm ..................................................................................................61
2.3.2 Nâng cao địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia hoạt động chứng minh
tại phiên tịa Hình sự sơ thẩm ............................................................................68
2.3.3 Giải pháp nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ ..........69


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Dƣới triều đại nhà Lê cách đây gần 6 thế kỉ, Bộ luật Hồng Đức đã ra đời.
Trong đó quy định nguyên tắc xét xử tránh oan sai tại Điều 670 1. Điều đó cho thấy,
sự minh bạch, chính xác, khách quan trong hoạt động chứng minh là yêu cầu đƣợc
đặt lên hàng đầu. Kế thừa tƣ tƣởng đó, Bộ Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam hiện
hành đã có những quy định nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chứng minh trên
thực tế.
Hiện nay, tình hình tội phạm đang diễn biến ngày càng phức tạp, số lƣợng tội
phạm tăng lên đáng kể, hành vi phạm tội ngày càng tinh vi hơn trƣớc. Công tác điều
tra, xét xử đã góp phần quan trọng vào cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm.

Tuy đã góp phần hạn chế nhƣng tình trạng oan sai vẫn diễn ra. Việc để xảy ra tình
trạng ngƣời dân bị xét xử oan sai bị ảnh hƣởng về vật chất và tinh thần đã và đang
gây ra bức xúc trong nhân dân. Vì vậy, yêu cầu hoạt động chứng minh trong Tố
tụng Hình sự nói chung và hoạt động chứng minh tại phiên tịa Hình sự sơ thẩm nói
riêng cần phải đƣợc đảm bảo cơng bằng, chính xác, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các chủ thể. Hoạt động chứng minh tại phiên tịa hình sự sơ thẩm cần thiết
phải đƣợc xem xét cụ thể và nghiêm túc.
PGS.TS Trần Văn Độ đã nhận định “Trong tồn bộ q trình tố tụng, xét xử
đóng vai trị trung tâm, thể hiện đầy đủ nhất bản chất của hệ thống tư pháp của mỗi
nhà nước, là giai đoạn quyết định tính đúng đắn, khách quan của việc giải quyết vụ
án, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”2.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động xét xử tại phiên tịa Hình sự sơ
thẩm chính là chứng minh tất cả các vấn đề liên quan đến việc làm rõ hành vi phạm
tội của bị cáo, chứng minh tính khách quan, hợp pháp của bản án, quyết định đến số

Điều 670 Bộ luật Hồng Đức: “những quan ty làm việc có điều lầm lỗi, sự tình đã rõ ràng mà
khơng chịu phục tình tại lỗi, lại còn dối trá che đậy, xét tội nhẹ thì xử biếm hay tội đồ, nặng thì xử
lưu”
2
PGS.TS Trần Văn Độ - Bản chất tranh tụng tại phiên tịa, tạp chí KHPL 1/2004
1

1


phận bị cáo. Qua đó, thể hiện đƣợc tính cơng bằng khách quan, dân chủ của hệ
thống tƣ pháp nói chung và phiên tịa nói riêng. Vì vậy, hoạt động chứng minh tại
Phiên tịa Hình sự sơ thẩm phải đƣợc đề cao và hoàn thiện.
2.Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về hoạt động chứng minh tại phiên tịa hình sự sơ thẩm,

chủ yếu nghiên cứu về hoạt động chứng minh buộc tội, hoạt động chứng minh gỡ
tội và hoạt động chứng minh của Tịa án. Tại phiên tịa hình sự sơ thẩm, sự kết hợp
hoạt động chứng minh của các chủ thể chứng minh góp phần làm sáng tỏ vụ án. Vì
vậy, đề tài đi vào tìm hiểu những vấn đề trên xuất phát từ lý luận đến thực tiễn từ đó
đề ra hƣớng hồn thiện.
3. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
3.1 Cách tiếp cận
Cách tiếp cận chủ yếu là nghiên cứu các vấn đề lý luận và quy định pháp luật
về hoạt động chứng minh tại phiên tịa hình sự sơ thẩm. Tìm hiểu hoạt động chứng
minh tại phiên tịa thực tế thơng qua các phiên tòa xét xử tại Tòa án. Đồng thời, tìm
hiểu tình hình thực tế hoạt động chứng minh thơng qua các bài viết, cơng trình
nghiên cứu, phƣơng tiện truyền thông đại chúng, thu thập số liệu tại các cơ quan
tiến hành tố tụng, trao đổi với giáo viên hƣớng dẫn liên quan đến đề tài, để đánh giá
vai trị hoạt động chứng minh tại phiên tịa hình sự sơ thẩm đối với cơng tác đấu
tranh và phịng ngừa tội phạm.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu lý luận kết hợp với việc đi sâu nghiên cứu những
vấn đề thực tế, đề tài đã sử dụng những phƣơng pháp nhƣ phân tích, hệ thống, so
sánh, tổng hợp…Trên cơ sở phƣơng pháp luận chủ nghĩa Mác Lê nin đồng thời vận
dụng những quan điểm, pháp luật đƣờng lối, định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc về
nhiệm vụ đấu tranh, phòng chống tội phạm ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. liên
hệ với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

2


3.3 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về hoạt động chứng minh tại phiên tịa hình sự sơ thẩm
với nôi dung trọng tâm xoay quanh đến các vấn đề nghiên cứu: hoạt động chứng
minh buộc tội, hoạt động chứng minh gỡ tội và hoạt động chứng minh của Tòa án

thơng qua trình tự thủ tục tố tụng: xét hỏi, tranh luận và nghị án, tuyên án. Nghiên
cứu vấn đề trên cơ sở kết hợp lý luận và thực tiễn, từ đó rút ra những nhận định liên
quan đến vấn đề nghiên cứu, xây dựng phƣơng pháp hoàn thiện hợp lý.
4. Cơ cấu đề tài
Luận văn gồm 2 chƣơng với bố cục sau:
Mở đầu
Chương 1: Những vấn đề chung về hoạt động chứng minh tại phiên tịa hình
sự sơ thẩm
Chương 2: Quy định pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về hoạt động chứng
minh tại phiên tịa hình sự sơ thẩm và thực tiễn áp dụng
Kết luận

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến sĩ Nguyễn Duy Hƣng, ngƣời
đã tận tình hƣớng dẫn tác giả cũng nhƣ động viên, hỗ trợ tác giả trong quá trình
nghiên cứu hồn thành khóa luận này.

3


CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH TẠI
PHIÊN TỊA HÌNH SỰ SƠ THẨM

1.1 Một số vấn đề về phiên tịa hình sự sơ thẩm
Mỗi một vụ án hình sự (VAHS) là sự tổng hợp của nhiều hành vi phức tạp vì
mỗi hành vi phạm tội đều có sự tƣơng tác nhất định với các mối quan hệ và hiện
tƣợng xã hội khác nhau. Hành động phạm tội cũng giống nhƣ các hoạt động có chủ
đích khác của con ngƣời, bao giờ cũng để lại những thông tin nằm trong các sự vật
hiện tƣợng theo những quy luật nhất định trong thế giới khách quan. Quá trình đi
tìm ý nghĩa của những thơng tin nằm bên trong mỗi sự vật hiện tƣợng nhằm phát
hiện kịp thời, nhanh chóng tội phạm và ngƣời phạm tội, xác định sự thật khách quan

vụ án, xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội chính là q trình giải quyết vụ án
hình sự bao gồm nhiều giai đoạn tố tụng khác nhau: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử
sơ thẩm...
Mỗi giai đoạn tố tụng trên có tính độc lập tƣơng đối vì mỗi một giai đoạn khác
nhau có những nhiệm vụ khác nhau, chủ thể thực hiện khác nhau và có những hoạt
động tố tụng đặc thù riêng biệt. Nhƣng chúng đƣợc đặt trong mối quan hệ qua lại
với các giai đoạn khác. Giai đoạn tố tụng nào cũng có ý nghĩa và tầm quan trọng
nhất định đối với quá trình giải quyết vụ án. Trong đó, giai đoạn xét xử sơ thẩm
đƣợc xem là giai đoạn trung tâm đƣợc thể hiện đặc thù qua phiên tịa hình sự sơ
thẩm (HSST) để hoạt động chứng minh tội phạm đƣợc thực hiện một cách cơng
khai, khách quan và tồn diện bởi các chủ thể có quyền và nghĩa vụ, làm rõ sự thật
ai là ngƣời thực hiện hành vi tội phạm, đó là tội gì và hình phạt tƣơng ứng ra sao.
Vậy phiên tịa HSST đƣợc hiểu nhƣ thế nào, có đặc điểm gì và vai trị, vị trí của nó
ra sao sẽ đƣợc chúng ta nghiên cứu trong những phần tiếp theo.
1.1.1 Khái niệm
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngơn ngữ học và Từ điển Tiếng Việt phổ thơng
thì xét xử là “xem xét và xử vụ án”1, còn phiên tòa “là lần họp để xét xử của Tòa
TS. Chu Bích Thu ,Từ Điển Tiếng Việt – Viện Ngơn ngữ học, NXB Đà Nẵng năm 2006, trang
1148; Từ Điển Tiếng Việt phổ thông, NXB Tp.HCM năm 2002, trang 1058
1

4


án”1. Theo nghĩa này thì phiên tịa xét xử đƣợc hiểu là lần họp của Tòa án để xem
xét và xử vụ án. Khái niệm này chỉ mang tính khái quát mà chƣa thể hiện đầy đủ
những đặc điểm và bản chất của phiên tòa. Theo từ điển luật học của Viện Khoa học
pháp lý thì xét xử sơ thẩm “là một từ Hán Việt, có nghĩa là lần đầu tiên đưa một vụ
án ra xét xử tại Tòa án có thẩm quyền”2, cịn “phiên tịa là hình thức hoạt động xét
xử của Tịa án. Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, trong thời hạn luật định,

Tòa án phải mở phiên tòa sơ thẩm để xét xử vụ án. Tại phiên tịa, diễn ra tồn bộ
q trình xem xét, đánh giá chứng cứ và ra quyết định giải quyết vụ án”3. Tuy khái
niệm trên đã đề cập đến nội dung hoạt động chủ yếu đƣợc thực hiện tại phiên tòa
nhƣng vẫn còn chƣa đề cập một cách đầy đủ và cụ thể. Tại Bộ Luật Tố tụng Hình sự
năm 2003 khơng đề cập đến khái niệm Phiên tịa xét xử sơ thẩm một cách chính
thống. Chính vì thế mà dựa trên việc nghiên cứu phiên tịa dƣới nhiều khía cạnh và
nhiều góc độ khác nhau, các quan điểm đƣa ra về Phiên tịa cũng khơng giống nhau.
Để có đƣợc nhận định đầy đủ về phiên tịa HSST cần phải tìm hiểu về các vấn đề cơ
bản sau:
- Về nội dung, phiên tòa HSST thực hiện cuộc tổng điều tra một cách công
khai thông qua việc kiểm tra, xác minh các chứng cứ trong hồ sơ vụ án, các chứng
cứ mới bổ sung tại phiên tịa, thơng qua các bƣớc xét hỏi, tranh luận và nghị án
nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án và thực hiện việc áp dụng pháp luật đối
với hành vi phạm tội. Đồng thời kiểm tra tính hợp pháp trong việc thực hiện hoạt
động điều tra của cơ quan điều tra và cơ quan thực hiện việc truy tố;
- Về vị trí, do việc thực hiện nhiệm vụ và chức năng quan trọng là giải quyết
vụ án nên phiên tòa HSST có vị trí trung tâm trong giai đoạn xét xử sơ thẩm;
- Về tính chất, một VAHS theo thủ tục tố tụng thì trải qua hai cấp xét xử: xét
xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Xét xử sơ thẩm là lần xét xử đầu tiên thông qua
phiên tòa. Mọi chứng cứ, tài liệu, kết quả điều tra đều đƣợc tập trung làm sáng tỏ;

Từ Điển Tiếng Việt – Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng năm 2006, trang 779
Từ Điển Luật học, Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tƣ pháp, NXB Bách Khoa và NXB Tƣ pháp năm
2002, trang 165
3
Từ Điển Luật học, Bộ Tƣ pháp - Viện Khoa học pháp lý, NXB Bách Khoa và NXB Tƣ pháp năm
2002, trang 620
1
2


5


- Về thành phần, phiên tòa HSST tập trung các chủ thể có quyền và nghĩa vụ
bao gồm chủ thể tiến hành tố tụng, chủ thể tham gia tố tụng và các chủ thể tham dự
phiên tòa. Chỉ ở tại phiên tòa HSST, các chủ thể thực hiện các chức năng tố tụng cơ
bản và đƣợc bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định.
Thông qua việc đề cập các vấn đề trên, có thể rút ra khái niệm về phiên tòa
HSST nhƣ sau: Phiên tòa xét xử HSST là việc Tòa án nhân danh nhà nƣớc đƣa ra
xét xử đầu tiên một VAHS, là giai đoạn giải quyết thực chất mọi vấn đề của VAHS
về việc xác định dấu hiệu phạm tội, tội danh và hình phạt. Hội đồng xét xử (HĐXX)
phải xét xử, thẩm tra tồn bộ q trình thực thi pháp luật của các cơ quan THTT
trƣớc đó, xem những ngƣời THTT trƣớc đó có tn thủ nghiêm túc các chính sách
pháp luật hay khơng, có thực hiện đúng nhiệm vụ của mình hay không, cần xem xét,
đánh giá hành vi phạm tội, ngun nhân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ…Từ đó
đƣa ra một phán quyết chính xác về hành vi và ngƣời bị truy cứu trách nhiệm hình
sự bằng một bản án hay quyết định của HĐXX.
1.1.2 Đặc điểm
Từ khái niệm đƣợc trình bày ở trên ta có thể rút ra một số những đặc điểm về
phiên tòa HSST nhƣ sau:
Thứ nhất, Phiên tịa Hình sự sơ thẩm diễn ra theo một trình tự thủ tục chặt chẽ
của quy định pháp luật
Trình tự là việc trình bày theo một thứ tự nhất định. Trình tự tại phiên tịa là
việc các chủ thể thực hiện các hoạt động tại phiên tòa dƣới sự điều khiển của
HĐXX theo thứ tự cụ thể. Trình tự tố tụng tại phiên tòa HSST lần lƣợt trải qua các
thủ tục tố tụng mang tính chất liên tục: Thủ tục bắt đầu phiên tòa, thủ tục xét hỏi,
thủ tục tranh luận, thủ tục nghị án và tuyên án. Kết quả hoạt động chứng minh của
giai đoạn trƣớc là điều kiện thực hiện cho giai đoạn sau.
Ở bất kì phiên tòa HSST nào cũng đều phải trải qua những trình tự thủ tục nhƣ
trên và đều phải tuân thủ việc thực hiện hoạt động ở mỗi giai đoạn một cách nghiêm

túc. Phiên tòa là nơi Tòa án sử dụng quyền lực nhà nƣớc nhằm tìm ra và trừng trị kẻ
phạm tội, cũng là nơi thể hiện tính cơng bằng, dân chủ của hệ thống tƣ pháp Việt
Nam nói riêng và Nhà nƣớc Việt Nam nói chung, nên việc thực hiện hoạt động xét
6


xử theo một trình tự pháp luật quy định đƣợc xem là một điều kiện tiên quyết. Đồng
thời, việc chứng minh vụ án cần phải đƣợc thực hiện theo một trình tự logic và sắp
xếp có tính khoa học. Q trình thực hiện hành vi phạm tội bắt đầu từ giai đoạn
chuẩn bị phạm tội đến việc thực hiện hành vi phạm tội. Theo đó, trình tự giải quyết
vụ án cũng phải trải qua quá trình từ khái quát đến cụ thể, từ đơn giản đến phức tạp,
từ việc làm rõ những điều kiện phạm tội ban đầu đến hành vi thực hiện tội phạm và
có xét đến những yếu tố nhân thân và hồn cảnh phạm tội. Từ đó, hoạt động chứng
minh tại phiên tòa đƣợc thực hiện một cách có trình tự, hợp lý, việc tìm ra sự thật
khách quan vụ án vì thế mà trở nên rõ ràng hơn, sự thật vụ án từng bƣớc đƣợc “lật
mở” một cách chính xác.
Những trình tự thủ tục này phải đƣợc thực hiện một cách bắt buộc, liên tục,
không bị gián đoạn bởi các yếu tố khách quan và chủ quan nào. Việc thực hiện đúng
trình tự thủ tục này sẽ tạo ra sự liên kết các tình tiết, sự kiện với hành vi phạm tội
trong mạch thống nhất của vụ án. Thủ tục bắt đầu phiên tòa là những thủ tục đầu
tiên tại phiên tòa nhằm xác định sự có mặt của ngƣời tham gia tố tụng và chuẩn bị
các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo cho việc xét xử đƣợc đúng đắn, khách quan,
hay nói cách khác, đây là những thủ tục xác định những điều kiện cần và đủ để
phiên tịa đƣợc diễn ra. Sự có mặt đầy đủ của các chủ thể và vật chứng, tài liệu tại
thủ tục bắt đầu phiên tòa là sự chuẩn bị cần thiết để hoạt động xét hỏi đƣợc thực
hiện. Những chứng cứ, tài liệu đƣợc kiểm tra tại thủ tục xét hỏi sẽ là căn cứ chứng
minh để các bên trình bày quan điểm trong thủ tục tranh luận. Tổng hợp kết quả của
mỗi thủ tục trƣớc là cơ sở quan trọng để Hội đồng xét xử thảo luận và đánh giá toàn
bộ vụ án tại thủ tục nghị án để đƣa ra kết luận cuối cùng. Sự liên kết giữa các thủ
tục rất chặt chẽ, có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Nếu một thủ tục bị bỏ qua hoặc

thực hiện sơ sài thì những thủ tục sau cũng sẽ thực hiện khơng chính xác. Thủ tục
trƣớc là nguyên nhân, điều kiện thực hiện cho thủ tục sau, còn thủ tục sau kế thừa,
kiểm tra kết quả thủ tục trƣớc.
Phiên tòa HSST đƣợc diễn ra theo một trình tự thủ tục liên tục, chặt chẽ của
quy định pháp luật. Từ đó, tạo điều kiện cho hoạt động chứng minh đƣợc thực hiện
một cách xuyên suốt và hiệu quả.

7


Thứ hai, phiên tịa Hình sự sơ thẩm là nơi tập hợp đầy đủ tất cả các chức năng
tố tụng cơ bản
Đây đƣợc xem là điểm đặc trƣng của phiên tịa HSST. Bởi vì chỉ tại phiên tịa
HSST mới có sự hội tụ đầy đủ của ba chức năng: chức năng buộc tội, chức năng gỡ
tội và chức năng xét xử. Nếu giai đoạn điều tra và giai đoạn truy tố chỉ thể hiện
chức năng buộc tội và chức năng gỡ tội thì tại phiên tịa cả ba chức năng tố tụng cơ
bản: chức năng buộc tội, chức năng gỡ tội và chức năng xét xử đƣợc thể hiện một
cách rõ nét. Chức năng gỡ tội ở vào vị thế “đối trọng” với chức năng buộc tội, thực
hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo – ngƣời bị cơ quan tiến hành
tố tụng xem là ngƣời thực hiện hành vi phạm tội. Chức năng xét xử của Tịa án thực
hiện việc xem xét tồn diện vụ án trên cơ sở ý kiến đánh giá, quan điểm giải quyết
vụ án của bên buộc tội và bên gỡ tội để ra phán quyết độc lập. Mỗi chức năng trên
đƣợc thực hiện bởi các chủ thể có quyền và nghĩa vụ khác nhau, bằng những nhiệm
vụ khác nhau nhƣng cùng hƣớng đến mục tiêu là làm rõ hành vi phạm tội của bị
cáo. Sự kết hợp của ba chức năng trên tạo điều kiện cho việc xem xét vụ án dƣới
nhiều góc độ và tạo hiệu quả trong việc chứng minh vụ án.
Chức năng động lực làm xuất hiện hoạt động chứng minh tại phiên tòa là chức
năng buộc tội, hay nói cách khác, khơng có buộc tội thì khơng có phiên tịa. Sự hiện
diện chức năng buộc tội tại phiên tòa làm phát sinh chức năng gỡ tội và chức năng
xét xử. Phiên tòa HSST đƣợc bắt đầu bởi quyết định đƣa vụ án ra xét xử trên cơ sở

quyết định truy tố của Viện Kiểm sát (VKS), nhƣng cũng có thể coi nhƣ kết thúc
khi VKS rút tồn bộ quyết định truy tố trƣớc khi Tịa án bƣớc vào thủ tục nghị án và
tuyên án. Vì vậy, chức năng buộc tội là chức năng mang tính chất tiền đề và quyết
định không chỉ đến việc phiên tịa HSST có đƣợc thực hiện và thực hiện trọn vẹn
hay khơng, mà cịn quyết định đến hiệu quả của hoạt động chứng minh tại phiên
tòa. Hoạt động chứng minh tại phiên tịa đƣợc thực hiện khi có sự buộc tội của VKS
và ngƣời bị hại thông qua bản cáo trạng của VKS và lời khai của ngƣời bị hại. Bằng
những hoạt động tố tụng khác nhau, cách thức chứng minh và phƣơng tiện chứng
minh khác nhau, chủ thể buộc tội hƣớng đến việc làm rõ hành vi phạm tội của bị
cáo, bảo vệ quan điểm thể hiện trong bản cáo trạng và lời khai. Qua đó, chứng minh
tính đúng đắn của sự buộc tội.
8


Ngồi ra, sở dĩ nói chức năng buộc tội là chức năng động lực tại phiên tịa
HSST là vì xuất phát từ bản chất các quan hệ pháp luật hình sự. Không đơn thuần
chỉ là những quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức… phổ biến trong quan hệ pháp luật
dân sự, thƣơng mại, mà quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa cá nhân, tổ chức
với nhà nƣớc khi xuất hiện hành vi phạm tội. Chức năng buộc tội chính là sự thể
hiện chức năng của nhà nƣớc trong việc bảo vệ các quan hệ xã hội. VKS là cơ quan
tiến hành tố tụng đƣợc Nhà nƣớc trao cho quyền năng truy tố ngƣời thực hiện hành
vi phạm tội ra trƣớc Tịa án để duy trì cơng lý.
Cùng với chức năng buộc tội, chức năng gỡ tội là chức năng quan trọng trong
việc làm sáng tỏ hành vi phạm tội của bị cáo. Tồn tại song song nhƣ hai mặt của
một vấn đề, chức năng gỡ tội hƣớng đến việc bác bỏ sự buộc tội của VKS và ngƣời
bị hại, nhằm chứng minh bị cáo không thực hiện hành vi phạm tội hoặc chứng minh
theo hƣớng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Ngƣời bào chữa và bị cáo là
chủ thể thực hiện chức năng gỡ tội. Mục đích cuối cùng là nhằm thuyết phục
HĐXX về quan điểm gỡ tội của mình.
Sự thực hiện đồng thời hai chức năng buộc tội, gỡ tội tại phiên tịa trƣớc

HĐXX là kết quả của mơ hình TTHS pha trộn tại Việt Nam, nghĩa là vừa có đặc
điểm của mơ hình Tố tụng Hình sự (TTHS) thẩm vấn, vừa có đặc điểm của mơ hình
TTHS tranh tụng. Tại phiên tịa, chức năng gỡ tội góp phần làm sáng tỏ sự thật
khách quan của vụ án khi trình bày quan điểm mang tính chất “đối trọng” với VKS.
Bên cạnh đó, giúp cho HĐXX có đƣợc cách nhìn nhận tồn diện hơn về vụ án để có
quyết định đúng đắn. Ngồi ra cịn thể hiện chính sách khoan hồng của nhà nƣớc và
pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của bị cáo.
Cơ quan xét xử VAHS đƣợc ghi nhận tại Điều 127 Hiến pháp 1992 “Toà án
nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Toà
án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam” Ở vào vị thế của một vị trọng tài phân xử “đúng – sai”, Tòa án thực hiện
chức năng xét xử một cách khách quan trên cơ sở xem xét cơng khai tồn bộ vật
chứng, chứng cứ, tài liệu để đƣa ra kết luận về vụ án. Chức năng xét xử là chức
năng duy nhất đƣợc trao cho Tịa án nên có ý nghĩa quan trọng trong việc chứng

9


minh tội phạm. Bởi vì mục đích cuối cùng của chức năng buộc tội và chức năng gỡ
tội là thuyết phục HĐXX về quan điểm, đề nghị, yêu cầu của mỗi bên.
Chức năng xét xử của Tịa án ngồi sự thể hiện ở việc điều khiển phiên tòa sao
cho đúng trình tự thủ tục, đảm bảo tính khách quan và đảm bảo trật tự an tồn khi
phiên tịa diễn ra, còn thể hiện ở vai trò trung gian trong việc đánh giá vụ án. Tịa án
khơng bị phụ thuộc vào quan điểm của bên buộc tội cũng nhƣ bên gỡ tội và độc lập
trong việc đƣa ra quyết định cuối cùng cho tồn bộ vụ án. Tịa án khơng thực hiện
bất kỳ hành vi nào thuộc chức năng buộc tội hay chức năng gỡ tội. Tòa án tiến hành
hoạt động xét xử trên cơ sở có sự buộc tội của VKS và chỉ giới hạn hoạt động trong
phạm vi buộc tội. Chức năng xét xử của Tòa án thể hiện vai trò của nhà nƣớc trong
việc chứng minh và làm rõ hành vi phạm tội, bảo vệ các quan hệ xã hội bị xâm
phạm, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Sự tồn tại của ba chức năng này trong một phiên tòa là một đặc điểm quan
trọng và có ý nghĩa đối với tồn bộ q trình chứng minh vụ án tại phiên tịa HSST.
Thứ ba, Phiên tịa hình sự sơ thẩm diễn ra một cách cơng khai, trực tiếp và
liên tục
Tịa Án sau khi nghiên cứu khách quan toàn diện và đầy đủ các tình tiết của vụ
án, ra bản án khẳng định bị cáo có tội hay khơng có tội và áp dụng hình phạt đối với
bị cáo. Mọi hoạt động xét xử trên của Tịa án đƣợc tiến hành cơng khai. Khơng chỉ
hoạt động xét xử mà tồn bộ hoạt động của các chủ thể tại phiên tòa đều đƣợc tiến
hành công khai, trực tiếp và liên tục. Nghĩa là, mọi chủ thể đều có quyền tham dự
phiên tịa (trừ những trƣờng hợp do pháp luật quy định). Trong trƣờng hợp đặc biệt
cần giữ bí mật nhà nƣớc, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của
đƣơng sự theo u cầu chính đáng của họ thì Tịa án tiến hành xét xử kín nhƣng
phải đảm bảo đầy đủ các chủ thể đƣợc triệu tập và tuyên án công khai.
Sự tham gia đầy đủ của các chủ thể là một trong những điều kiện quan trọng
để hoạt động chứng minh tại phiên tòa đƣợc tiến hành. Mọi chủ thể đều có thể tham
dự phiên tịa, chứng kiến tồn bộ hoạt động chứng minh của các chủ thể buộc tội,
chủ thể gỡ tội và Tòa án. Điều này thể hiện chức năng giám sát của nhân dân đối
với hoạt động tƣ pháp. Phiên tịa cơng khai cịn thể hiện ở chỗ, trong quá trình xét
10


xử, mọi vật chứng, tài liệu đƣợc thu thập tại giai đoạn điều tra và đƣợc bổ sung tại
phiên tòa đều đƣợc công bố công khai, đầy đủ. Sự công khai này khơng chỉ nhằm
thể hiện tính minh bạch dân chủ trong cơng tác xét xử, mà cịn nhằm phục vụ cho
công tác chứng minh. Không một tài liệu chứng cứ nào liên quan đến vụ án mà
không đƣợc công khai tại phiên tòa. Từ sự xuất hiện các vật chứng, tài liệu tại phiên
tịa có thể sẽ có những phát hiện thêm về vật chứng mới từ phía các chủ thể tham
gia, tham dự. Vì vậy, tính cơng khai tại Phiên tòa sơ thẩm đƣợc phát huy và thể hiện
rõ nét nhất. Sự kết hợp của hai yếu tố: công khai tài liệu vụ án và công khai xét xử,
cơng khai sự có mặt của các chủ thể tạo điều kiện để hoạt động chứng minh diễn ra

một cách khách quan.
Tính chất cơng khai, trực tiếp và liên tục của phiên tịa HSST thể hiện tính chất
dân chủ sâu sắc của hệ thống tƣ pháp Việt Nam nói chung và nhà nƣớc Việt Nam
nói riêng, đề cao hoạt động kiểm tra, giám sát của nhân dân, góp phần quan trọng
vào việc tuyên truyền và nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của cơng dân.
Thứ tư, tại phiên tịa Hình sự sơ thẩm, Tịa án chỉ xét xử những bị cáo và
những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã đưa ra xét xử
Đồng thời, Tịa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà VKS đã
truy tố trong cùng một điều luật. Bên cạnh đó, với những hành vi mà VKS truy tố,
TA có thể xét xử bị cáo về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà VKS đã truy tố.
Có thể nhận thấy, giới hạn xét xử của Tòa án tại phiên tòa sơ thẩm phụ thuộc
vào quyết định truy tố của VKS mà cụ thể là tội danh và hình phạt. Tịa án không
đƣợc xét xử vƣợt quá phạm vi cho phép. Một mặt nhằm đảm bảo việc thực thi
quyền lực nhà nƣớc (sự buộc tội của VKS), có buộc tội mới có xét xử, đảm bảo
nguyên tắc độc lập, mặt khác đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo, bảo vệ quyền và
lợi ích của bị cáo. Khác với mơ hình TTHS tranh tụng, Tòa án ở một số quốc gia
đƣợc xét xử không giới hạn phạm vi, quyền chủ động quyết định tội danh và hình
phạt khơng phụ thuộc vào bất kì một quyết định tố tụng hoặc hành vi tố tụng nào.
Tịa án có quyền lực vơ hạn trong hoạt động chứng minh tại phiên tòa. Còn Tòa án
theo pháp luật Việt Nam thì chỉ xét xử trong phạm vi luật định.

11


1.1.3 Nhiệm vụ, vị trí, vai trị của Phiên tịa hình sự sơ thẩm
1.1.3.1 Nhiệm vụ
Căn cứ vào nội dung, đặc điểm phiên tịa HSST đã đƣợc trình bày ở trên có thể
rút ra nhiệm vụ tại phiên tịa HSST nhƣ sau:
Nhiệm vụ trọng tâm của phiên tòa HSST tại giai đoạn này là giải quyết vụ án
theo quy định của pháp luật. Thơng qua trình tự tại phiên tịa với lần lƣợt thực hiện

các thủ tục bắt đầu phiên tòa, xét hỏi, tranh luận, nghị án và tuyên án, các chủ thể
tiến hành tố tụng (THTT) và các chủ thể tham gia tố tụng (TGTT) bằng quyền và
nghĩa vụ luật định thực hiện hoạt động chứng minh, làm sáng tỏ vụ án. Yêu cầu của
việc giải quyết vụ án là phải đảm bảo tính chính xác, khách quan về yếu tố con
ngƣời và chứng cứ, tài liệu. Muốn vậy, cần có sự phối hợp một cách đồng bộ và
hiệu quả ba chức năng tố tụng cơ bản: buộc tội, gỡ tội và xét xử thông qua việc
giám sát của VKS và các chủ thể tham gia phiên tòa.
Bên cạnh đó, Tịa án cịn có nhiệm vụ cụ thể là thực hiện việc kiểm tra toàn
diện đối với toàn bộ chứng cứ, tài liệu do cơ quan điều tra, truy tố tiến hành thu
thập. Xem xét có đầy đủ hay khơng, có hợp pháp hay khơng, có căn cứ kết tội bị
cáo hay không, lắng nghe ý kiến tranh luận của các bên để xác minh rằng bị cáo có
phạm tội hay khơng, nếu có thì là tội gì theo điều nào mà bộ luật Tố tụng Hình sự
(BLTTHS) quy định và mức hình phạt ngƣời phạm tội phải chịu, các biện pháp tƣ
pháp khác và trách nhiệm dân sự. Có nhƣ vậy, hiệu quả giải quyết vụ án mới đƣợc
nâng cao. Thơng qua nhiệm vụ trên có thể thấy đƣợc vị trí, vai trị của phiên tịa
HSST trong giai đoạn xét xử sơ thẩm nói riêng và tồn bộ q trình tố tụng nói
chung.
1.1.3.2 Vị trí, vai trị của phiên tịa Hình sự sơ thẩm
Bàn về vị trí, vai trò hoạt động xét xử tại phiên tòa HSST, PGS.TS Trần Văn
Độ đã nhận định “Trong tồn bộ q trình tố tụng, xét xử đóng vai trị trung tâm,
thể hiện đầy đủ nhất bản chất của hệ thống tư pháp của mỗi nhà nước, là giai đoạn
quyết định tính đúng đắn, khách quan của việc giải quyết vụ án, bảo vệ lợi ích nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cơng dân. Trong xét xử, phiên tịa là

12


giai đoạn có vai trị đặc biệt quan trọng và mang tính quyết định trong giải quyết vụ
án, thực hiện các nhiệm vụ, mục đích tố tụng đặt ra”1.
Phiên tịa HSST là hình thức xét xử bắt buộc trong quá trình tố tụng. Tại phiên

tịa HSST, việc xem xét vụ án diễn ra một cách toàn diện, tạo điều kiện tối đa cho
các chủ thể phát huy và sử dụng có hiệu quả những quyền do pháp luật quy định để
bảo vệ lợi ích của mình và của ngƣời khác. Phiên tịa HSST là nơi duy nhất trong
tồn bộ q trình tố tụng, mà chứng cứ, tài liệu của vụ án đƣợc kiểm tra một cách
tồn diện, cơng khai trƣớc sự có mặt của đầy đủ các chủ thể tại phiên tịa.
Với vị trí có tính chất quyết định trong giai đoạn XXST nói riêng và q trình
tố tụng nói chung, Phiên tòa HSST đã khẳng định đƣợc vai trò đối với các vấn đề
sau:
Có tính quyết định trong việc giải quyết vụ án
Trong quá trình giải quyết vụ án, phiên tịa HSST có vai trị quyết định đối với
việc xác định có hay khơng dấu hiệu tội phạm, xác định tội danh và quyết định hình
phạt. Bởi lẽ đây là giai đoạn mà có sự hội tụ đầy đủ các điều kiện chứng minh tội
phạm. Tại phiên tòa HSST, tồn bộ chứng cứ, tài liệu vụ án đƣợc cơng khai, các chủ
thể theo sự triệu tập của Tòa án cũng tham gia đầy đủ. Đây là những yêu tố có ý
nghĩa quan trọng, là điều kiện cần giải quyết vụ án.
Để chứng minh sự thật vụ án, các chủ thể thực hiện chức năng của mình: buộc
tội, gỡ tội và xét xử. Theo đó, các bên chủ động trong việc sử dụng mọi phƣơng tiện
chứng minh để bảo vệ quan điểm của mình. Nhƣ vậy, các chủ thể này đƣợc pháp
luật bảo vệ và tạo điều kiện để thể hiện những quyền năng đó. Đây là điều kiện đủ
để PTST đạt đƣợc kết quả cao nhất là ra một bản án, quyết định thật cơng minh,
chính xác, tạo hiệu quả cao trong việc giải quyết vụ án.
Kết quả của quá trình giải quyết vụ án đúng đắn, khách quan là một bản án
đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật. Khi đó, sự cơng bằng đƣợc thực thi, quyền lợi
của Nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân đƣợc bảo vệ. Phiên tòa HSST thể hiện đƣợc trách
nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc trong việc bảo vệ quyền lợi của các chủ thể, thể
hiện các chính sách khoan hồng của nhà nƣớc và pháp luật. Không những vậy, giải
1

PGS.TS Trần Văn Độ, Bản chất tranh tụng tại phiên tịa, Tạp chí Khoa học pháp lý Số 04/2004


13


quyết vụ án chính xác ngay tại phiên tịa HSST sẽ giúp cho quá trình tố tụng đƣợc
rút ngắn, vì vụ án chỉ cần giải quyết ở giai đoạn xét xử sơ thẩm mà không cần giải
quyết ở giai đoạn xét xử phúc thẩm nên tiết kiệm thời gian và chi phí khơng chỉ của
cơ quan tiến hành tố tụng mà cịn của các đƣơng sự.
Đẩy mạnh cơng tác tun truyền pháp luật và góp phần quan trọng vào việc
nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của công dân
Thông qua việc theo dõi toàn bộ nội dung vụ án một cách công khai, trực tiếp,
cũng nhƣ thấy và hiểu đƣợc cách giải quyết của HĐXX, trƣớc hết ngƣời dân có
đƣợc những kiến thức nhất định về pháp luật đối với những vụ việc xảy ra mang
tính chất thƣờng xuyên trong cuộc sống. Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với các
phiên tòa xét xử lƣu động ở các địa phƣơng có tình hình tội phạm phức tạp và
những địa phƣơng khơng có điều kiện để tiếp cận các quy định của pháp luật. Thêm
vào đó, việc giải quyết vụ án tại phiên tịa là một hình thức tun truyền pháp luật
thực tiễn và hiệu quả.
Bên cạnh đó, tội danh và hình phạt đƣợc chứng minh và tuyên bố tại phiên tịa
có sức răn đe lớn, góp phần quan trọng vào cơng tác đấu tranh và phịng ngừa tội
phạm. Ngồi ra, những yếu tố tích cực của phiên tịa HSST sẽ giúp nhân dân định
hƣớng hành vi và hình thành nên ý thức tôn trọng và tuân thủ theo pháp luật, để từ
đó có sự điều chỉnh đối với những hành vi của bản thân và những ngƣời xung
quanh, định hƣớng những hành vi và việc làm đúng đắn có ích cho xã hội.
1.2 Một số vấn đề về hoạt động chứng minh
Hoạt động chứng minh là hoạt động diễn ra xuyên suốt trong quá trình giải
quyết vụ án. Từ quá trình điều tra, truy tố cho đến xét xử, hoạt động chứng mình
đều đƣợc thực hiện bởi các chủ thể khác nhau có nhiệm vụ khác nhau. Tại phiên tòa
sơ thẩm, hoạt động chứng minh đƣợc thực hiện tập trung và có ý nghĩa quan trọng.
Kết quả của hoạt động chứng minh quyết định đến tính đúng đắn của kết luận, quyết
định của Tòa án tại phiên tòa. Nếu tại phiên tòa, hoạt động chứng minh chƣa đƣợc

thực hiện một cách đồng bộ và toàn diện, chứng cứ đƣa ra khơng đƣợc làm rõ,
khơng có giá trị chứng minh thậm chí khơng phù hợp với tình tiết vụ án, thì khi đó
hoạt động chứng minh tại phiên tịa HSST sẽ không khách quan, sự thật bị che
14


khuất, dẫn tới việc xét xử oan cho ngƣời vô tội, bỏ sót tội phạm, giảm lịng tin của
ngƣời dân vào cơ quan tƣ pháp. Ngƣợc lại, nếu nhƣ hoạt động chứng minh tại phiên
tòa đƣợc đảm bảo thực hiện, thơng qua việc thực hiện nghiêm túc các trình tự thủ
tục, các chủ thể tham gia tích cực và hiệu quả vào việc giải quyết vụ án thì kết quả
của hoạt động chứng minh là bản án khách quan, chính xác. Vì vậy, u cầu chung
đặt ra là phải hồn thiện hoạt động chứng minh tại phiên tòa.
1.2.1 Khái niệm về hoạt động chứng minh
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngơn ngữ học thì “chứng minh là làm cho
thấy rõ là có thật, là đúng, bằng những sự việc hay lí lẽ hoặc dùng suy luận logic
vạch rõ một điều gì đó là đúng”1. Cịn theo Từ Điển Bách Khoa Việt Nam thì chứng
minh là “quá trình tư duy sử dụng nhiều lý lẽ khác nhau, gọi là luận cứ để bảo vệ
cho sự đúng đắn của một hoặc nhiều tư tưởng khác nhau gọi là luận đề”2. Nhƣ vậy,
hiểu theo nghĩa khái quát thì hoạt động chứng minh là hoạt động diễn ra ở bất kỳ
lĩnh vực nào của đời sống xã hội khi có yêu cầu làm rõ về một vấn đề cụ thể nào đó
là đúng, là có thật. Đó là q trình nhận thức vấn đề và áp dụng thực tiễn để làm rõ
vấn đề.
Tuy nhiên, hoạt động chứng minh trong tố tụng hình sự (TTHS) có những
điểm khác so với hoạt động chứng minh thông thƣờng. Hoạt động chứng minh
trong TTHS đƣợc thực hiện bởi các chủ thể có trách nhiệm chứng minh và quyền
chứng minh, bằng những phƣơng tiện chứng minh để làm rõ các đối tƣợng chứng
minh hƣớng đến việc giải quyết vụ án. Theo từ điển Luật học thì chứng minh tội
phạm là “thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ để xác định tội phạm và người thực
hiện hành vi phạm tội. Cơ quan THTT có trách nhiệm chứng minh tội phạm, Cơ
quan tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp do Bộ luật Tố tụng hình sự

(BLTTHS) quy định để xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện và
đầy đủ, kết luận bị cáo phạm tội hay không phạm tội. Đối với bị cáo, pháp luật quy
định có quyền đưa ra chứng cứ để chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm

Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ Đã Nẵng, NXB Đà Nẵng năm 2006, trang 174
Từ Điển Bách khoa Việt Nam 1, Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội, năm
1995, trang 547
1

2

15


hình sự của mình nhưng khơng buộc chứng minh là mình vơ tội”1. Khái niệm q
trình chứng minh của tác giả Tập bài giảng TTHS trƣờng Đại học Luật Tp.HCM
nhìn chung mang tính khái qt cao “Q trình chứng minh là quá trình tiến hành
các hoạt động thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ theo trình tự, thủ tục do luật
TTHS quy định của các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền nhằm xác định sự thật
khách quan của vụ án”2.
Ở giai đoạn điều tra, quá trình chứng minh đƣợc bắt đầu thông qua hoạt động
của điều tra viên là việc tìm kiếm chứng cứ, xác định sự việc phạm tội xảy ra trong
những điều kiện, hoàn cảnh nào, xác định ai là ngƣời phạm tội và chứng minh lỗi
của họ…những hoạt động này thực chất là nhằm giúp VKS thực hiện chức năng
buộc tội, VKS tham gia và thực hiện chức năng buộc tội thông qua việc giám sát và
chỉ đạo hoạt động điều tra. Còn giai đoạn xét xử thơng qua Phiên tịa sơ thẩm, hoạt
động chứng minh đƣợc thực hiện thông qua hoạt động của mỗi chủ thể khác nhau
gồm chủ thể buộc tội, chủ thể gỡ tội và Tịa án. Trong đó, hoạt động chứng minh
tại phiên tòa là sự tổng hòa các hoạt động chứng minh của các chủ thể khác nhau
mà chủ yếu tập trung vào việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ một cách, khách quan,

tồn diện. Từ đó, rút ra nhận định để làm rõ hành vi phạm tội: trên thực tế hành vi
đã diễn ra nhƣ thế nào, ai là ngƣời thực hiện tội phạm, hậu quả của hành vi phạm
tội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả xảy ra…
Bên cạnh việc hiểu chứng minh là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động
khác nhau nhằm làm sáng tỏ một sự vật, hiện tƣợng nào đó thì cần phải hiểu chứng
minh là một quá trình nhận thức sự thật khách quan và áp dụng vào thực tiễn để làm
rõ vấn đề đó là đúng. Q trình nhận thức chính là sự suy luận logic, là hoạt động tƣ
duy trên cơ cở lý luận. Sự vận dụng nó vào thực tế để kiểm nghiệm và đánh giá
chính là hoạt động chứng minh. Vì vậy, kết quả của hoạt động chứng minh phải là
kết quả hoạt động nhận thức kết hợp với kết quả của hoạt động thực tiễn. Nếu nhƣ
chỉ có nhận thức mà khơng có sự vận dụng để kiểm nghiệm các giả thiết đó thì kết
quả chứng minh sẽ khơng đáng tin cậy. Còn nếu nhƣ sự vận dụng thực tế mà không

1
2

Từ Điển Luật học, Bộ Tƣ pháp Viện khoa học pháp lý, NXB Bách khoa – NXB Tƣ pháp, trang 165
Tập bài giảng Luật TTHS 2003, Trƣờng Đại học Luật Tp.HCM, trang 139

16


dựa trên nền tảng nhận thức thì kết quả chứng minh sẽ khơng khoa học, khơng
chính xác và xa rời lý luận.
Vì vậy, hoạt động chứng minh nói chung và hoạt động chứng minh tại phiên
tịa HSST nói riêng là sự kết hợp quá trình nhận thức và thực tiễn áp dụng, sử dụng
những phƣơng tiện chứng minh một cách linh hoạt và phù hợp bằng những phƣơng
pháp xác định khác nhau trên cơ sở căn cứ vào tình tiết vụ án để khẳng định vấn đề
đó đúng và chính xác.
1.2.2 Đối tƣợng chứng minh và chủ thể chứng minh

Hoạt động chứng minh tại phiên tòa HSST đều hƣớng đến việc làm rõ sự thật
vụ án, đồng nghĩa với việc đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi: bị cáo có thực hiện
hành vi phạm tội hay khơng, thực hiện ra sao, hành vi đó cấu thành tội danh gì,
hồn cảnh, điều kiện phạm tội, động cơ thực hiện tội phạm…Quá trình chứng minh
để xác định những vấn đề trên chính là việc các chủ thể chứng minh đang làm rõ
từng vấn đề của đối tƣợng chứng minh. Vậy đối tƣợng chứng minh đƣợc hiểu là
tổng hợp tất cả các vấn đề cần phải đƣợc xác định làm rõ để giải quyết đúng đắn vụ
án hình sự. Một cách chính xác hơn, “đối tượng chứng minh là tổng hợp tất cả
những vấn đề cần phải được xác định và làm sáng tỏ để giải quyết đúng đắn
VAHS”1. Theo đó, những vấn đề cần phải xác định và làm sáng tỏ tại phiên tòa
HSST bao gồm: các yếu tố cấu thành tội phạm: mặt khách quan, chủ quan, hành vi
phạm tội, thời gian, địa điểm, phƣơng tiện, cơng cụ; nhóm vấn đề có ảnh hƣởng đến
trách nhiệm hình sự và hình phạt bao gồm các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, yếu tố
nhân thân; nhóm vấn đề bao gồm các tình tiết khác liên quan đến vụ án nhƣ điều
kiện, nguyên nhân phạm tội, điều kiện sinh sống giáo dục…Tại phiên tòa xét xử,
các chủ thể cùng tham gia để làm sáng tỏ những vấn đề trên.
Việc xác định đối tƣợng chứng minh sẽ giúp cho hoạt động chứng minh đi
đúng hƣớng, khơng bị thiếu sót hay bỏ qua tình tiết quan trọng nào, tập trung vào
vấn đề chứng minh để giải quyết một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, đối tƣợng chứng
minh là căn cứ để các bên kiểm tra lại toàn bộ nội dung chứng minh đã đầy đủ hay
chƣa.

1

Tập bài giảng Luật TTHS, ĐH Luật Tp.HCM, trang 128

17


Đối tƣợng chứng minh có thể xem là hệ quy chiếu cho tồn bộ hoạt động

chứng minh tại phiên tịa. Nó khơng chỉ có ý nghĩa giải quyết vụ án trong giai đoạn
điều tra mà cịn có ý nghĩa quan trọng đối tồn bộ q trình chứng minh VAHS tại
phiên tòa. Cơ quan điều tra căn cứ vào đối tƣợng chứng minh để xác định hành vi
phạm tội, đề ra kế hoạch điều tra, ra quyết định đề nghị truy tố. Cơ quan truy tố dựa
vào các vấn đề thuộc đối tƣợng chứng minh để xem xét đề nghị truy tố của cơ quan
điều tra để quyết định truy tố đối với hành vi phạm tội. Tại phiên tòa, hoạt động
chứng minh của bên buộc tội, bên gỡ tội đều xoay quanh các đối tƣợng chứng minh
cụ thể, làm rõ hành vi phạm tội của bị cáo, HĐXX sẽ căn cứ vào đó để xem xét và
ra kết luận đối với vụ án. Đối tƣợng chứng minh đảm bảo cho hoạt động chứng
minh đƣợc thực hiện một cách có hiệu quả.
Nghiên cứu đối tƣợng chứng minh có ý nghĩa to lớn về mặt nhận thức. Kết quả
làm rõ đối tƣợng chứng minh cung cấp cho các chủ thể tại phiên tịa tri thức có tính
hệ thống về hành vi phạm tội và các quy luật khách quan chi phối hành vi phạm tội.
Bên cạnh đó, kết quả làm rõ đối tƣợng chứng minh là cơ sở khoa học cho việc xác
định hƣớng giải quyết cho từng nội dung cụ thể và là nhân tố đảm bảo hiệu quả
chứng minh trên thực tế.
Một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện tồn bộ hoạt động chứng
minh tại phiên tịa HSST là chủ thể thực hiện hoạt động chứng minh. Đó là chủ thể
THTT, chủ thể TGTT với quyền hạn và nghĩa vụ do pháp luật quy định. Chủ thể
chứng minh bao gồm chủ thể có nghĩa vụ chứng minh và chủ thể có quyền chứng
minh. Chủ thể có nghĩa vụ chứng minh là các cơ quan tiến hành tố tụng mà cụ thể là
ngƣời THTT, tức là chủ thể có trách nhiệm phải làm sáng tỏ những tình tiết thuộc
về đối tƣợng chứng minh của một VAHS. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc
về các cơ quan THTT. Bị can, bị cáo có quyền nhƣng khơng buộc phải chứng minh
là mình vơ tội. Điều này xuất phát từ quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa nhà
nƣớc và ngƣời phạm tội. Vì vậy, nhà nƣớc phải thực hiện việc bảo vệ các quan hệ
xã hội bị xâm phạm. Tại phiên tịa HSST, thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về HĐXX
và kiểm sát viên (KSV). Chủ thể có quyền chứng minh là những ngƣời tham gia tố
tụng thể hiện ở quyền bào chữa, quyền đƣa ra yêu cầu, đƣa ra chứng cứ. Tại phiên
tịa, bị cáo có quyền bào chữa và nhờ ngƣời khác bào chữa, ngƣời bị hại, nguyên

18


đơn dân sự, bị đơn dân sự có quyền nêu lên ý kiến riêng để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của họ.
Tham gia vào hoạt động chứng minh tại phiên tịa, về cơ bản có thể chia thành
hai nhóm chủ thể thực hiện hoạt động chứng minh chủ yếu: nhóm chủ thể buộc tội
bao gồm Kiểm sát viên và ngƣời bị hại, nhóm chủ thể gỡ tội (hay nhóm chủ thể bào
chữa) bao gồm bị cáo, ngƣời bào chữa. Ngồi ra thì cịn có nhóm chủ thể khác cũng
tham gia tố tụng góp phần tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động chứng minh bao
gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, ngƣời làm chứng, ngƣời giám định và
ngƣời phiên dịch. Thông qua các hoạt động mang tính chất trung gian nhƣ cung cấp
kết luận giám định, cung cấp tài liệu, chứng cứ, hoặc những hoạt động nhƣ phiên
dịch…Cho thấy họ khơng có trách nhiệm chứng minh hay có quyền, lợi ích đứng về
một bên. Vì vậy, những hoạt động của các chủ thể này nhằm phục vụ cho hoạt động
chứng minh. Hậu quả pháp lý của hoạt động chứng minh tại phiên tịa khơng ảnh
hƣởng đến những chủ thể này nhƣng họ có nghĩa vụ tham gia hoạt động chứng
minh theo luật định.
Kết quả chứng minh đối với toàn bộ vụ án đƣợc quyết định bởi sự chứng minh
một cách chủ động và linh hoạt bởi các chủ thể buộc tội, chủ thể gỡ tội cũng nhƣ
các chủ thể khác. Sự khách quan, vô tƣ của họ là điều kiện đảm bảo hiệu quả của
hoạt động chứng minh. Vì vậy, địi hỏi những ngƣời THTT và ngƣời TGTT phải tập
trung trí tuệ và xử lý tình huống một cách nhanh chóng chính xác và đúng pháp
luật.

1.2.3 Đặc thù của hoạt động chứng minh tại phiên tòa HSST
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa các thủ tục tố tụng trong
toàn bộ quá trình giải quyết vụ án, thì yêu cầu đặt ra là cần có sự kết hợp hài hịa
giữa các hoạt động chứng minh ở từng giai đoạn cụ thể. Tùy vào từng nhiệm vụ ở
mỗi giai đọan khác nhau mà hoạt động chứng minh ở mỗi giai đoạn điều tra, truy tố,

xét xử cũng có những đặc thù riêng. Vì vậy, tại phiên tòa, hoạt động chứng minh

19


cũng có những đặc trƣng nhất định. Nhận diện hoạt động chứng minh tại phiên tịa
thơng qua những đặc điểm sau:
Tính cơng khai, trực tiếp, liên tục của hoạt động chứng minh tại phiên tịa
Hình sự sơ thẩm
Ở giai đoạn điều tra, những vật chứng, tài liệu chỉ đƣợc thông tin đến kiểm sát
viên, ngƣời bị tam giam, tạm giữ, bị can mà không đƣợc công khai rộng rãi. Một
mặt, đảm bảo bí mật cho tồn bộ tiến trình điều tra, mặt khác nhằm đảm bảo an toàn
cho chứng cứ, tài liệu, ngăn ngừa hành vi làm thay đổi, hủy hoại chứng cứ, đặc biệt
là chứng cứ chứa đựng những thơng tin có giá trị gỡ tội hoặc buộc tội. Tuy nhiên,
với ý nghĩa bảo vệ chứng cứ để phục vụ cho hoạt động chứng minh thì việc giới hạn
phạm vi cơng khai thơng tin có thể gây ra những hạn chế nhất định nhƣ tình trạng
mớm cung, ép cung từ phía cơ quan điều tra, tình trạng chứng cứ bị thay đổi trong
quá trình điều tra vụ án do ngƣời bị tạm giam, tạm giữ, bị can tiếp xúc với chứng cứ
trong q trình xác minh tính liên quan đến tình tiết vụ án.
Khác với tính chất bán cơng khai ở giai đoạn điều tra, tại phiên tòa HSST, tất
cả các tài liệu, chứng cứ thu thập đƣợc trong giai đoạn điều tra và chứng cứ đƣợc bổ
sung tại phiên tòa cùng với các hoạt động chứng minh của các bên đều đƣợc công
bố công khai cho tất cả các chủ thể. Khác với phiên tòa phúc thẩm, thủ tục giám đốc
thẩm và tái thẩm có sự hạn chế nhất định về chủ thể tham gia, việc thu thập chứng
cứ bị hạn chế vì tại thời điểm vụ án xảy ra là quá lâu so với thời điểm tiến hành thu
thập, bối cảnh khơng gian thời gian đã có những thay đổi nhất định, nên hầu nhƣ
ngƣời ta chỉ biết đến kết quả vụ việc mà không biết tƣờng tận về hoạt động chứng
minh. Tại phiên tòa HSST, hoạt động chứng minh của các chủ thể buộc tội, gỡ tội,
Tịa án đƣợc thể hiện một cách cơng khai, dân chủ. Các tài liệu, chứng cứ đƣợc thu
thập đều đƣợc cơng bố trực tiếp. Các chủ thể đều có quyền tham gia phiên tịa mà

khơng có sự hạn chế nào. Đồng thời, họ đều đƣợc chứng kiến các bên tham gia xét
hỏi, tranh luận, quan sát sự điều khiển phiên tòa từ lúc bắt đầu phiên tòa cho đến khi
tuyên án.
Cơng khai cũng là một thuộc tính quan trọng của xã hội dân chủ. Trong xã hội
dân chủ thì cơng khai đƣợc xem là một tƣ tƣởng xuyên suốt trong quá trình tổ chức
và vận hành bộ máy nhà nƣớc. Trong hoạt động tƣ pháp, tƣ tƣởng này cũng đƣợc
20


ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật TTHS. Tại phiên tịa HSST, ngồi việc nhìn
nhận cơng khai hoạt động chứng minh là việc công bố các chứng cứ, tài liệu vụ án
thì quan trọng hơn cả là nhìn nhận tính cơng khai của hoạt động chứng minh thể
hiện ở việc minh bạch tất cả các hoạt động chứng minh của các chủ thể buộc tội,
chủ thể gỡ tội và Tòa án. Hoạt động chứng minh buộc tội, hoạt động chứng minh gỡ
tội và hoạt động xét xử của Tòa án tại phiên tòa HSST đều đƣợc thực hiện dƣới sự
chứng kiến và giám sát của các chủ thể tham gia, tham dự phiên tịa.
Tính trực tiếp của hoạt động chứng minh thể hiện thông qua việc thực hiện
nhiệm vụ của bên buộc tội, bên gỡ tội và Tòa án, các chủ thể này tham gia trực tiếp
xem xét toàn bộ chứng cứ, tài liệu tại phiên tòa, trực tiếp tham gia xét hỏi, tranh
luận, trực tiếp đối đáp và thể hiện quan điểm, ý kiến của mình. Tính trực tiếp còn
thể hiện ở chỗ: tất cả các chủ thể trực tiếp nghe nhìn, cảm nhận bằng các giác quan.
Chính sự thể hiện tính trực tiếp của hoạt động chứng minh thơng qua những hoạt
động cụ thể trên góp phần đảm bảo tính chính xác cho kết luận của Tịa án. Bên
cạnh đó, việc xem xét vật chứng trực tiếp sẽ giúp cho các chủ thể cùng chứng kiến,
phát hiện ra những điểm còn mâu thuẫn trong lời khai của bị cáo, ngƣời bị hại và
các chủ thể khác, để có những hƣớng kiểm tra phù hợp. Trong trƣờng hợp cần thiết,
thì HĐXX cùng các bên có thể trực tiếp đến hiện trƣờng vụ án - nơi có vật chứng để
điều tra trong trƣờng hợp vật chứng không thể đem đến phiên tịa. Từ đó có thể có
những đánh giá thực tế hơn, chính xác hơn.
Bên cạnh việc xét xử trực tiếp thì hoạt động chứng minh cũng phải diễn ra liên

tục trong suốt q trình xét xử của Tịa án (trừ thời gian nghỉ). Bởi nếu không đƣợc
diễn ra liên tục thì rất có thể hoạt động chứng minh sẽ bị gián đoạn, chứng cứ có thể
bị thay đổi, nhân chứng có thể bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Để tạo điều
kiện cho hoạt động chứng minh diễn ra một cách xuyên suốt, có sự kết nối chặt chẽ
giữa các giai đoạn thì hoạt động chứng minh của các bên phải đựoc diễn ra một
cách liên tục dƣới sự điều khiển của HĐXX.
Hoạt động chứng minh tại phiên tòa HSST là sự kết hợp của ba yếu tố: cơng
khai, trực tiếp, liên tục. Chính các yếu tố này là nền tảng làm nên hiệu quả của hoạt
động chứng minh tại phiên tòa.
Hoạt động chứng minh tại phiên tịa hình sự sơ thẩm đề cao tính tranh tụng
21


×