Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Đánh giá nhận thức và tác động của cộng đồng đối với công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng tại kbttb pù hu, huyện quan hóa, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 100 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau bốn năm học tập tại Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, nhằm đánh giá
kết quả học tập và bƣớc đầu làm quen với nghiên cứu khoa học và các vấn đề
thực tế của ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên (CT Chuẩn). Đƣợc sự đồng
ý của Trƣờng ĐH Lâm nghiệp và Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi
trƣờng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá nhận thức và tác động của
cộng đồng đối với công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng tại KBTTN
Pù Hu, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.”
Trong q trình học tập và rèn luyện tại Trƣờng Đại học Lâm nghiệp
em đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Trƣờng đặc
biệt là các thầy cô giáo Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trƣờng. Với
lòng biết ơn sâu sắc, em xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trƣờng,
các thầy cô Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng và đặc biệt là Ths.
Tạ Tuyết Nga đã hƣớng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ Ban quản lý KBTTN Pù Hu,
cùng gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để em hồn thành bài
khóa luận này.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng song do thời gian và năng lực có
hạn nên đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em rất
mong những ý kiến đóng góp, bổ sung của thầy cơ giáo và các bạn để bài
khóa luận tốt nghiệp đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 2018
Sinh Viên

Phạm Thị Diệu Linh

i


MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƢƠNG I ....................................................................................................... 3
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................................... 3
1.1. Một số khái niệm chính .............................................................................. 3
1.2. Nghiên cứu về bảo tồn và quản lý tài nguyên rừng trên thế giới............... 4
1.3. Nghiên cứu về bảo tồn và quản lý tài nguyên rừng tại Việt Nam ............. 5
1.4. Nghiên cứu về bảo tồn và quản lý tài nguyên rừng tại KBTTN Pù Hu..... 6
CHƢƠNG II .................................................................................................... 10
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG..................................... 10
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 10
2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 10
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 10
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 10
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 10
2.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 10
2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 11
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 11
2.5.1. Phƣơng pháp luận.................................................................................. 11
2.5.2. Phƣơng pháp kế thừa và thu thậptài liệu............................................... 13
2.5.3.Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp ....................................................... 13
2.5.4. Phƣơng pháp phân tích,xử lý số liệu ..................................................... 16
CHƢƠNG III................................................................................................... 17
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ........................................................... 17
ii



KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU................................. 17
3.1. Đặc điểm Khu vực nghiên cứu................................................................. 17
3.2. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 19
3.2.1.Vị trí địa lý và ranh giới ......................................................................... 19
3.2.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo .................................................................. 19
3.2.3. Đặc điểm về khí hậu,thủy văn ............................................................... 20
3.2.4. Đặc điểm về địa chất,thổ nhƣỡng ......................................................... 21
3.2.5. Đa dạng sinh học Khu bảo tồn .............................................................. 21
3.2.6.Giá trị văn hóa và cảnh quan .................................................................. 28
3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 29
3.3.1. Điều kiện kinh tế ................................................................................... 29
3.3.2. Đặc điểm dân cƣ, dân tộc và dân số...................................................... 31
3.3.3. Lao động và phân bố lao động .............................................................. 31
3.3.4. Cơ sở hạ tầng và văn hóa giáo dục........................................................ 32
3.3.5. Các cơng trình phúc lợi khác ................................................................ 33
3.3.6. Nhận xét chung về điều kiện KT-XH ảnh hƣởng đến công tác quản lý
tài nguyên rừng tại KBTTN ............................................................................ 34
CHƢƠNG IV .................................................................................................. 35
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................. 35
4.1. Nhận thức và thái độ về công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng giữa
các nhóm đối tƣợng trong cộng đồng. ............................................................ 35
4.1.1. Đối với ngƣời dân ................................................................................. 35
4.1.2. Nhận thức của học sinh về tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu .... 42
4.2.Vai trị của các nhóm đối tƣợng trong cộng đồng đến công tác quản lý và
bảo vệ tài nguyên rừng tại xã Thanh Xuân và Hiền Kiệt, KBTTN Pù Hu ..... 48
4.3. Vai trò của các cơ quan, đơn vị nhà nƣớc và mối quan hệ với cộng đồng
địa phƣơng trong công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng tại xã Thanh
Xuân và Hiền Kiệt, KBTTN Pù Hu ................................................................ 50


iii


4.4. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,thách thức trong công tác bảo vệ tài nguyên
rừng dựa vào cộng đồng .................................................................................. 53
4.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng dựa
vào cộng đồng tại khu vực nghiên cứu. .......................................................... 56
4.5.1. Nhóm giải pháp quản lý nhà nƣớc quản lý bảo, bảo vệ ........................ 56
4.5.2. Nhóm giải pháp về tuyên truyền, giáo dục ........................................... 58
4.5.3.Tăng cƣờng kiểm tra xử lý các đối tƣợng vi phạm ................................ 59
4.5.4. Nhóm giải pháp tăng cƣờng phát triển kinh tế...................................... 59
KẾT LUẬN , TỒN TẠI VÀKHUYẾN NGHỊ ............................................... 61
1. Kết luận ....................................................................................................... 61
2.Tồn tại .......................................................................................................... 62
3. Kiến nghị ..................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

BQL KBTTN

Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên


BVR

Bảo vệ rừng

BVR&PCCCR

Bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

DVMTR

Dịch vụ chi trả môi trƣờng rừng

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

KBT

Khu bảo tồn

NN&PTNT

Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn

PCCCR


Phịng cháy chữa cháy

QL&BVTNR

Quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng

QL 15A

Quốc lộ 15A

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

TNR

Tài nguyên rừng

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

THCS

Trung học cơ sở

THCSBT

Trung học cơ sở Bán trú


TNR

Tài nguyên rừng

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

UBND

Ủy ban nhân dân

VQG

Vƣờn quốc gia

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: MƠ HÌNH PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT .................................... 16
Bảng4.1: Đánh giá nhận thức của ngƣời dân tại khu vực nghiên cứu ............ 35
Bảng 4.2: Nhận thức của ngƣời dân theo thu nhập hộ gia đình ...................... 37
Bảng 4.3: Bảng so sánh nhận thức của ngƣời dân theo nghề nghiệp ............. 38
Bảng 4.4:Nhận thức của ngƣời dân theo thành phần dân tộc ......................... 39
Bảng 4.5:Nhận thức của ngƣời dân theo độ tuổi ............................................ 40
Bảng 4.6: Nhận thức của ngƣời dân theo giới tính ......................................... 41
Bảng 4.7: Kết quả tổng hợp so sánh nhận thức theo các nhóm đối tƣợng trong
cộng đồng ........................................................................................................ 42
Bảng 4.8. Nhận thức của học sinh theo giới tính ............................................ 45

Bảng 4.9. Nhận thức của học sinh theo độ tuổi .............................................. 46
Bảng 4.10. Nhận thức của học sinh theotrình độ học vấn .............................. 46
Bảng 4.11. Nhận thức của học sinh theo thành phần dân tộc ......................... 47
Bảng 4.12. Kết quả tổng hợp so sánh nhận thức theo các nhóm đối tƣợng.... 48
Bảng 4.13: Vai trò của các đơn vị, cơ quan Nhà nƣớc đến công tác quản lý và
bảo vệ tài nguyên rừng .................................................................................... 50
Bảng 4.14: Mơ hình phân tích SWOT về thực trạng công tác quản lý ........... 53

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1.Câu khẩu hiệu đƣợc đặt trƣớc cổng BQL KBT ................................. 7
Hình 3.1. Cơ quan ban quản lý KBTTN Pù Hu .............................................. 18
Hình 3.2. Một cá thể gấu ngựa mới sinh đƣợc phát hiện tại khu bảo tồn Pù Hu
......................................................................................................................... 28
Hình 4.1. Biểu đồ kết quả đánh giá nhận thức của 30 học sinh ...................... 44
tại 02 trƣờng THCS ......................................................................................... 44

vii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Gần năm thập kỷ qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực và đã đạt đƣợc nhiều
thành tựu trong công tác quản lý bảo tồn hệ thống rừng đặc dụng, vai trò của các
khu bảo tồn, VQG ngày càng đƣợc khẳng định. Nhận thức về vai trò của rừng
đặc dụng đối với bảo vệ đa dạng sinh học, môi trƣờng trong xã hội đƣợc tăng
cƣờng đáng kể.Tuy nhiên,điều khó khăn lớn nhất gặp phải trong cơng tác quản
lý khu bảo tồn là cộng đồng dân cƣ sinh sống phía ngồi, sát với khu bảo tồn,
thậm chí ngay cả trong khu bảo tồn đã tạo sức ép nặng nề lên quản lý và bảo tồn

các giá trị đa dạng sinh học tại KBT. Với những áp lực từ việc gia tăng dân
số;nghèo đói;hoạt động kinh tếtheo phong tục tập quán chủ yếu dựa vào khai
thác tài nguyên rừng,trình độ dân trí vùng sâu vùng xa cịn thấp,kiến thức bản
địa chƣa đƣợc phát huy, hoạt động khuyến nông, khuyến lâm chƣa phát
triển.Trong những năm gần đây, Nhà nƣớc đã ban hành và áp dụng nhiều chính
sách có tác động mạnh đến đời sống của nhân dân nhƣ: giao đất lâm nghiệp
khoán quản lý bảo vệ rừng quy chế quản lý rừng phòng hộ, quy chế hƣởng
lợi.Tuy nhiên các sinh kế tạo nguồn thu nhập khác cho ngƣời dân địa phƣơng
chƣa bù đắp đƣợc sự thiếu hụt lớn lao này. Chính vì vậy, đã gây ra mâu thuẫn
giữa các khu bảo tồn, VQG với ngƣời dân địa phƣơng - những ngƣời đã và
đang sống phụ thuộc một phần vào nguồn TNR. Do đó, việc tồn tại những tác động
bất lợi của ngƣời dân vào TNR là một tất yếu.
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huthuộc tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố
Thanh Hóa 140km về phía Tây Bắc theo đƣờng Quốc lộ 15A và quốc lộ 47.
Đƣợc thành lập với diện tích 23.835,96ha, trong đó hơn 23.149 ha rừng đặc
dụng cần đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt. Đây là KBT có nhiều lồi động, thực vật
quý, hiếm, có tên trong sách Đỏ Việt Nam và Thế giới nhƣng chúng đang đƣợc
xem là đối tƣợng bị săn lùng, khai thác và đối mặt với nhiều mối đe dọa nhƣ
khai thác trái phép, quá trình làm nƣơng rẫy, chăn thả gia súc và cháy rừng,..
làm cho tài nguyên rừng bị tàn phá và suy giảm. Cùng với đó là những hạn chế

1


trong công tác quản lý và bảo tồn tài nguyên rừng của Ban quản lý KBT và của
chính quyền địa phƣơng, tài nguyên rừng hiện nay đang gặp khó khăn để tồn tại
và phát triển. Và nếu khơng có các giải pháp bảo vệ thì tài nguyên rừng sẽ ngày
bị mất đi, và khơng có khả năng phục hồi. Chính vì vậy,để thực hiện tốt cơng tác
quản lý bảo tồn khơng thể thiếu đƣợc sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cƣ
xung quanh KBT vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nhằm thực hiện

mục tiêu quản lý rừng đạt đƣợc hiệu quả cao.
Xuất phát từ lý do trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá nhận thức
và tác động của cộng đồng đối với công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng
tại KBTTB Pù Hu, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.” Với mong muốn bổ
sung thêm cơ sở dữ liệu về nhận thức và tác động của cộng đồng địa phƣơng
xung quanh khu bảo tồn đến công tác quản lý tài ngun rừng, từ đó đề xuất giải
pháp trong cơng tác quản lý và phát triển tài nguyên rừng tại khu vực này.

2


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm chính
Sau đây là một số khái niệm chính có liên quan đến vấn đề nghiên cứu:
-Cộng đồng (commune) theo tổ chức FAO (1990) đƣợc định nghĩa là
“những ngƣời sống tại chỗ trong một tổng thể hoặc là một nhóm ngƣời sinh
sống tại cùng một nơi theo những luật lệ chung”.
Ở Việt Nam, cộng đồng đƣợc hiểu là những nhóm ngƣời có những đặc
điểm về thái độ, cách ứng xử, tập quán sinh hoạt và ƣớc muốn tƣơng đối giống
nhau, kể cả những tổ chức xã hội do cộng đồng lập ra cùng sống trong bối cảnh
tự nhiên, kinh tế, xã hội. cộng đồng là một nhóm xã hội của các cơ thể sống
chung trong cùng một môi trƣờng thƣờng là có cùng các mối quan tâm
chung.Cộng đồng là cộng đồng dân cƣ cùng nhau cƣ trú lâu đời. Khái niệm này
cịn đƣợc hiểu là các nhóm hộ/dịng họ cùng chung sống trong một thơn làng có
các quan hệ huyết thống hoặc các truyền thống, tập quán quản lý chung một
phần tài nguyên đất, rừng.
-Quản lý rừng cộng đồng: khái niệm về quản lý rừng cộng đồng đã đƣợc đề
cập hàng thập kỷ nay nhƣng trên thực tế vẫn chƣa có một định nghĩa trọn vẹn.
Nhìn nhận một cách tổng quát và chung nhất thì quản lý rừng cộng đồng đề cập

đến những hoạt động của cộng đồng nhằm hƣớng tới việc quản lý và sử dụng
bền vững nguồn tài nguyên rừng. Ngoài ra, việc quản lý rừng cộng đồng khơng
chỉ đóng khung trong các hoạt động của cộng đồng mà nó liên quan đến nhiều
bên tham gia nhƣ các nhà lập định chính sách, các tổ chức chính phủ, phi chính
phủ, các cơ quan tài trợ và các nhà khoa học. Sự tham gia của các tổ chức này ít
nhiều cũng có tác động đến tiến trình quản lý, bảo vệ rừng cũng nhƣ điều kiện
kinh tế, xã hội của các cộng đồng.
Trên thế giới khái niệm quản lý rừng cộng đồng lần đầu tiên đƣợc tổ chức
FAO đƣa ra vào năm 1978 trong hội nghị lâm nghiệp thế giới đó là “tất cả các
hoạt động lâm nghiệp mà cộng đồng ngƣời dân tham gia, bao gồm những hoạt
3


động nhỏ lẻ ở các khu vƣờn, đến thu hái các sản phẩm lâm nghiệp cho nhu cầu
cuộc sống của ngƣời dân và đến việc trồng cây ở các trang trại cây hàng hoá, sản
xuất chế biến các sản phẩm lâm nghiệp ở quy mơ hộ gia đình, hợp tác xã để tăng
thu nhập cho những cộng đồng sống trong rừng”. Tổ chức Fern (2005) lại đƣa ra
một khái niệm cơ đọng vàđơn giản hơn đó là "tiến trình quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng dựa vào những kiến thức bản địa, cấu trúc truyền thống, những lễ hội
và luật tục của cộng đồng”. Hoạt động quản lý rừng cộng đồng bao gồm cả các
hoạt động của cá nhân và cộng đồng liên quan đến rừng, đến quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng.
-Quản lý rừng bền vững: là quản lý và sử dụng và đất rừng theo cách và
theo tỷ lệ sao cho duy trì đƣợc tính đa dạng sinh học, năng xuất, khả năng tái
sinh, trƣờng tồn và tiềm năng của chúng để phát huy các chức năng sinh thái,
kinh tế và xã hội ở quy mô khu vực, quốc gia và toàn cầu trong hiện tại và tƣơng
lai, và không gây hủy hoại đối với các hệ sinh thái khác.
De Montalembert và Schmithusen (1994:154) thì lại cho rằng:
“Quản lý rừng bền vững đƣợc dựa trên sự cân bằng giữa lợi ích cá nhân và
lợi ích cơng cộng và sự cân bằng quyền sử dụng cũng nhƣ phúc lợi của thế hệ

hiện tại và thế hệ tƣơng lai.”
1.2. Nghiên cứu về bảo tồn và quản lý tài nguyên rừng trên thế giới
Từ thế kỷ XIX, thế giới đã bắt đầu quan tâm đến bảo tồn, bảo vệ tài nguyên
rừng.Năm 1872,VQG Yewllostone đầu tiên trên thế giới đƣợc thành lập ở Mỹ.
Từ thời điểm này con ngƣời đã bắt đầu nhận ra những tác động tiêu cực ảnh
hƣởng tới tài nguyên rừng và môi trƣờng.Sau cuộc cách mạng công nghiệp đầu
thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX,các dự án phát triển rừng cộng đồng đƣợc mở
rộng ra khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở ấn Độ và Nepal. Tên gọi về rừng
cộng đồng cũng có những thay đổi nhƣ “cùng quản lý rừng – Join Forest
Management”; “lâm nghiệp xã hội – Social Forestry”, “quản lý rừng dựa vào
cộng đồng – Community Based Forest Management”… Tuy nhiên, về bản chất
của các hoạt động quản lý rừng cộng đồng vẫn khơng thay đổi, đó là q trình
4


lấy ngƣời dân làm trung tâm trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Quản lý
rừng cộng đồng chỉ mới đƣợc nhận diện vào những năm đầu của thập kỷ 70, khi
mà hạn hán ở châu Phi và lũ lụt ở châu Á đã làm cho tài nguyên rừng bị suy
giảm một cách nghiêm trọng. Đến những năm cuối thập kỷ 70 thì khái niệm về
quản lý rừng cộng đồng đã đƣợc thừa nhận một cách rộng rãi trên toàn thế giới.
Năm 1978 đại hội thế giới về lâm nghiệp đã lấy tiêu đề là “rừng cho cộng đồng”
nhằm tôn vinh và thúc đẩy các hoạt động rừng cộng đồng (Arnold, 1992).Trong
thời kỳ đó, quản lý rừng dựa vào cộng đồng đƣợc áp dụng dƣới nhiều hình thức
nhƣ: hình thành các nhóm sử dụng rừng địa bàn, lâm nghiệp xã hội, các chính
sách về đồng quản lý rừng của nhà nƣớc và ngƣời dân, tổ chức hay trƣờng học;
phát triển khuyến lâm kết hợp bảo vệ rừng,… Tại châu Á, tính đến năm 2007,
khoảng 18% tổng diện tích rừng đang đƣợc quản lý bởi ngƣời dân và cộng đồng
địa phƣơng. Do sự tin tƣởng vào khả năng cải thiện cuộc sống và sinh kế cho
khoảng 450 triệu ngƣời sinh sống trong và gần rừng nên mơ hình QLRCĐ đã
thu hút đƣợc sự quan tâm của ngƣời dân.

1.3. Nghiên cứu về bảo tồn và quản lý tài nguyên rừng tại Việt Nam
Ở Việt Nam, lâm nghiệp cộng đồng có lịch sử lâu đời, nhƣng sau thời kỳ
đổi mới(1986) – Các công cuộc cải cách về kinh tế và đất đai đƣợc thực hiện thì
lâm nghiệp cộng đồng mới nhận đƣợc sự hỗ trợ về kinh tế của Nhà nƣớc. Chiến
lƣợc phát triển lâm nghiệp chuyển từ quản lý tập trung của Nhà nƣớc sang xã
hội hóa lâm nghiệp đã đƣợc định hình và từng bƣớc thực hiện từ những năm
1990. Đặc biệt, vào những năm đầu thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển khung
thể chế về QLRCĐ và những chính sách liên quan, mơ hình QLRCĐ đã trở
thành mơ hình chính thống trong quản lý tài ngun rừng, hƣớng đến quản lý
bền vững tài nguyên rừng quốc gia và góp phần nâng cao sinh kế cho ngƣời dân
địa phƣơng. Ở Việt Nam, Luật quản lý, bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã
xác nhận quyền sở hữu của cộng đồng đối với rừng và từ đó đã có những quy
định về giao rừng cho cộng đồng dân cƣ thôn bản. ở các vùng cao, đặc biệt là
các vùng dân tộc thiểu số đều có các hoạt động quản lý rừng cộng đồng thông
5


qua các khu “rừng thiêng”, “rừng ma”, “rừng nhóm hộ”,.. Các khu rừng này
đƣợc ngƣời dân quản lý, bảo vệ một cách khá chặt chẽ và có hiệu quả. Có 4 loại
hình quản lý rừng cộng đồng đƣợc nhận dạng ở Việt Nam bao gồm:Rừng nhóm
hộ,Rừng thơn bản,rừng cộng đồng đƣợc xã giao,rừng truyền thống (cộng đồng
tự công nhận).
1.4. Nghiên cứu về bảo tồn và quản lý tài nguyên rừng tại KBTTN Pù Hu
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu thuộc địa giới hành chính của 2 huyện
Quan Hóa và Mƣờng Lát nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Nằm
trên đƣờng Quốc lộ 15A và quốc lộ 47, Đƣợc thành lập với diện tích
23.835,96ha, trong đó hơn 23.149 ha rừng đặc dụng cần đƣợc bảo vệ nghiêm
ngặt, có nhiều lồi động, thực vật q hiếm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới.
Tuy nhiên, đời sống ngƣời dân còn thấp, tỷ lệ dân sống gần rừng và phụ thuộc
vào rừng còn cao.

Giai đoạn từ năm 2013 – 2017:BQL KBT phối hợp với các trạm Kiểm lâm
và các cơ quan tổ chức có liên quan tại địa phƣơng đã kiểm tra và xử lý 74 vụ vi
phạm Luật BVPTR,thực hiện thu hồi 105 khẩu súng săn các loại, 05 nòng súng
trên địa bàn 11 xã vùng đệm; thống kê đƣa vào quản lý 222 cƣa xăng nộp ngân
sách nhà nƣớc 310 triệu đồng; ngăn chặn xâm lấn đất rừng đặc dụng để sản xuất
nƣơng rẫy ở 13 bản ngƣời Mông.
+ Lĩnh vực vi phạm: khai thác gỗ, quy tập gỗ không rõ nguồn gốc, sắn bắt,
bẫy bắt động vật rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép,…quy mô vi phạm nhỏ lẻ,
phục vụ nhu cầu tại chỗ.
Thực hiện Quyết định số 2410/QĐ-UBND ngày 12/7/2013 của Chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững
rừng đặc dụng Khu BTTN Pù Hu đến năm 2020, Khu bảo tồn đã và đang thực
hiện các hoạt động chính trong cơng tác quản lý tài ngun rừng dựa vào cộng
đồng tại KBT nhƣ sau:

6


Chính sách chi trả Dịch vụ mơi trường rừng:
-Là một trong những khu vực thực hiện chi trả dịch vụ mơi trƣờng từ năm
2009. Tuy nhiên vẫn chƣa có cơng trình nghiên cứu nào đánh giá về chất lƣợng
và tác động của dịch vụ này đến cộng đồng.

Hình 2.1.Câu khẩu hiệu đƣợc đặt trƣớc cổng BQL KBT
-BQL đã phối hợp với các trạm Kiểm lâm xã và các ban ngành liên quan
xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền chính sách chi trả Dịch vụ mơi
trƣờng rừng theo Nghị định 99/NĐ-CP đến đối tƣợng nhận khoán và ngƣời dân
các thôn (bản) vùng đệm Khu BTTN Pù Hu.
- Xây dựng hồ sơ giao khốn và chi trả chi phí nhân cơng cho các đối
tƣợng tham gia nhận khốn BVR theo quy định.

- Thanh toán đầy đủ các chế độ, quyền lợi cho ngƣời lao động; đóng bảo
hiểm xã hội, y tế đầy đủ cho cơ quan bảo hiểm xã hội huyện; chi đúng chế độ
khác nhƣ:Dịch vụ công cộng, công tác phí khốn, thơng tin liên lạc, sửa chữa,
thực hiện nghiệp vụ chuyên môn…, hàng năm xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để
tổ chức thực hiện, đảm bảo dân chủ, khách quan, đúng quy định.

7


Chương trình quản lý bảo vệ rừng:
- Đã tổ chức 04 cuộc tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ Kiểm lâm và
chính quyền địa phƣơng; Tổ chức tuyên truyền BVR, PCCCR và thực hiện các mơ
hình sinh kế tại cộng đồng đƣợc 1.500 cuộc, với 75.000 lƣợt ngƣời tham gia.
- Lắp đặt hệ thống Pin năng lƣợng mặt trời tại trạm Kiểm lâm Tà Cóm, đóng bổ
sung 50 mốc giới,giao khoán gần 20.990ha rừng đặc dụng cho cộng đồng.
Chương trình phục hồi sinh thái:
- Đã tổ chức khốn khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên đƣợc 1.555ha
rừng đặc dụng cho cộng đồng, đảm bảo diện tích rừng đƣợc giao khốn tái sinh
đạt hiệu quả cao. Chăm sóc 2,83ha Vƣờn thực vật. Chăm sóc diện tích rừng trồng
theo dự án 661 và dự án Vàng tâm, Sến mật, với diện tích 166,7ha.
Chương trình dân sinh kinh tế xã hội:
- Tổ chức cuộc tập huấn về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi cho 15 thôn
bản, tổ chức đƣợc 21 cuộc tập huấn lập kế hoạch phát triển thôn bản cho 21 thôn
bản bằng nguồn vốn của Tổ chức GIZ.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện mơ hình canh tác bền vững trên đất dốc:
Tổ chức cho 12 hộ gia đình tại 03 thơn, bản thăm quan học tập tại Sơn La, trồng
7,5ha mơ hình; mơ hình ni Gà dƣới tán rừng Luồng tại 05 bản vùng đệm Khu
bảo tồn, với 25 hộ gia đình tham gia, mỗi hộ ban đầu đƣợc hỗ trợ 150 con gà,
cùng với trang thiết bị, thuốc thú y.
- Thực hiện trồng rừng mới theo Quyết định 147, kết quả đã tổ chức trồng

2.350 ha rừng trồng theo dự án 147, trồng 02 ha rừng Xoan, Trẩu thay thế cây
Le tại xã Trung Lý. Xây dựng đƣợc 04 mơ hình phát triển sinh kế cho cộng đồng
ở các bản theo QĐ 24.
- Khoán bảo vệ rừng gần 20.990 ha cho cộng đồng dân cƣ sinh sống tại các
bản giáp ranh.
- Quy hoạch sử dụng đất cấp xã và rà soát điều chỉnh, giao bổ sung 1.500,4
ha đất lâm nghiệp cho 170 hộ tại xã Trung Lý huyện Mƣờng Lát.

8


- Trồng 02 ha Gừng dƣới tán rừng Luồng tại bản Ngà xã Nam Tiến; theo dõi
sinh trƣởng và đánh giá hiệu quả mơ hình; khuyến cáo nhân rộng mơ hình.
- Dự án khai hoang lúa nƣớc và hỗ trợ đƣờng nƣớc: Hỗ trợ 3400 m đƣờng
ống phục vụ khai hoang tại bản Pọong, xã Hiền Kiệt 15ha; cung cấp 4000m
đƣờng nƣớc tại bản Yên xã Hiền Chung thuộc chƣơng trình hợp tác quốc tế. Hỗ
trợ xây dựng 3500m ống nƣớc khai hoang 7ha tại bản Khoa, Phú Sơn; 2500m
ống khai hoang 3,5 ha tại bản Cốc 3, xã Nam Tiến, 2800m ống khai hoang 2,8ha
tại bản Trung Lập, xã Trung Thành.
Bên cạnh đó, hàng năm BQL KBT kết hợp cùng các Trạm kiểm lâm và các
ban ngành có liên quan đã xây dựng các kế hoạch tuyên truyền, giáo dục nâng
cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ và phát triển rừng tại địa phƣơng ytuy
nhiên chất lƣợng chƣa cao và nội dung cũng nhƣ phƣơng tiện còn chƣa đƣợc
quan tâm và đầu tƣ đúng mức.Các hình thức tuyên truyền nhƣ: biển báo cấm
chặt phá rừng,biển tuyên truyền bảo vệ trừng, tuyên truyền giáo dục kết hợp với
các hội nghĩ bản, xã, kết hợp với đài truyền thanh – truyền hình huyện. Đối với
học sinh, hình thức tuyên truyền và giáo dục mới chỉ kết hợp với các bài giảng
trên lớp, chƣa có chƣơng trình nào trực tiếp trao đổi về vấn đề này.
Với tình hình hiện tại của khu vực, đề tài này đƣợc thực hiện nhằm đánh
giá nhận thức và tác động của ngƣời dân đến tai ngun rừng, từ đó đề xuất các

chƣơng trình tun truyền và giáo dục bảo vệ và phát triển rừng giúp cho công
tác quản lý đạt đƣợc hiệu quả hơn tại địa phƣơng.

9


CHƢƠNG II
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Bổ sung cơ sở dữ liệu về nhận thức, tác động và vai trị của cộng đồng đến
cơng tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng từ đó đề xuất một số giải pháp thiết
thực để thu hút sự tham gia của cộng đồng và góp phần hồn thiện những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng dựa
vào cộng đồng tại KBTTN Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc nhận thức và vai trò của cộng đồng đến công tác quản lý
và bảo vệ tài nguyên rừng tại xã Thanh Xuân và Hiền Kiệt, KBTTN Pù Hu.
- Đánh giá đƣợc mức độ hƣởng lợi của cộng đồng từ công tác quản lý và
bảo vệ tài nguyên rừng tại xã Thanh Xuân và Hiền Kiệt, KBTTN Pù Hu.
- Đánh giá đƣợc chất lƣợng thực hiện công tác quản lý và bảo vệ tài
nguyên rừng của chính quyền địa phƣơng tại xã Thanh Xuân và Hiền Kiệt,
KBTTN Pù Hu.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng
dựa vào cộng đồng tại khu vực nghiên cứu.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
-Các nhóm cộng đồng địa phƣơng tại xã Thanh Xuân và xã Hiền Kiệt,
KBTTN Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa.
- Cán bộ quản lý và cán bộ kiểm lâm KBTTN Pù Hu, cán bộ địa phƣơngvà

các tổ chức cộng đồng tại xã Thanh Xuân và Hiền Kiệt, KBTTN Pù Hu, tỉnh
Thanh Hóa.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 02/2018 đến tháng 05/2018

10


Khu vực nghiên cứu: Khu vực xã Thanh Xuân và xã Hiền Kiệt, huyện
Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
2.4. Nội dung nghiên cứu
- Nhận thức và thái độ về công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng giữa
các nhóm đối tƣợng trong cộng đồng tại xã Thanh Xuân và Hiền Kiệt, KBTTN
Pù Hu.
- Vai trị của các nhóm đối tƣợng trong cộng đồng đến công tác quản lý và
bảo vệ tài nguyên rừng tại xã Thanh Xuân và Hiền Kiệt, KBTTN Pù Hu.
- Vai trò của các cơ quan, đơn vị nhà nƣớc và mối quan hệ với cộng đồng
địa phƣơng trong công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng tại xã Thanh Xuân
và Hiền Kiệt, KBTTN Pù Hu.
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng dựa
vào cộng đồng tại khu vực nghiên cứu.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp luận
Các hành vi cuả cộng đồng tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng đều có
nguyên nhân xuất phát bắt nguồn từ nhu cầu sử dụng, về kinh tế, văn hóa, tín
ngƣỡng,… Để nâng cao hiệu quả quản lý cần phải thay đổi đƣợc hành vi, tƣ duy
của cộng đồng.
Các nhóm có tƣ duy và hành vi tác động tới tài nguyên thiên nhiên KBTTN
Pù Hu:
-Kiến thức, hiểu biết về giá trị của tài nguyên thiên nhiên:nguyên nhân có

thể do chƣa đƣợc tuyên truyền và giáo dục, phổ biến đầy đủ; hoặc cũng có thể là
do có đƣợc giáo dục và tuyên truyền nhƣng không quan tâm hoặc lơ đi, vì khai
thác sẽ đem lại nguồn lợi lớn và có giá trị trực tiếp hơn.
- Thái độ, đánh giá về tài nguyên tại môi trường địa phương: Tác động chủ
quan của mỗi cá nhân, sự hiểu biết về tình trạng suy thoái tài nguyên của mỗi cá
nhân trong cộng đồng là khác nhau dẫn đến thái độ và cách tác động tới công tác
quản lý TNR và của mỗi ngƣời sẽ khác.
11


-Nhu cầu, sự lựa chọn trong đời sống: Sự tác động chủ quan và khách quan,
dƣới áp lực của nhu cầu gia đình, các cá nhân trong việc lao động, kiếm thu nhập
cho gia đình và cá nhân để tồn tại và phát triển. với những hộ gia đình sống gần
rừng, khơng có điều kiện sản xuất thì họ sẽ phụ thuộc vào rừng để sống.
- Phương thức khai thác: Xây dựng các kế hoạch quản lý, khai thái bền
vững tài nguyên nhƣng phải đảm bảo đƣợc mức độ cho phép, không làm ảnh
hƣởng tới môi trƣờng và tài nguyên rừng. Tuy nhiên thì các hộ gia đình và cá
nhân không thể nắm bắt đƣợc cũng nhƣ hiểu đƣợc sự quản lý và khai thác bền
vững mà chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân.
Ngồi các sức ép về kinh tế, nhu cầu sử dụng trong sinh hoạt gia đình,
những hành vi tác động đến tài nguyên rừng xuất phát chủ yếu từ ý thức chủ
quan của mỗi cá nhân. Qua công tác giáo dục và tuyên truyền: giúp cho ngƣời
dân có hành vi và lối suy nghĩ tích cực hơn trong quản lý và bảo vệ, phát triển
tài nguyên rừng. Ở các vùng miền, dân tộc sẽ có các phong tục tập qn và nét
văn hóa riêng. Chính vì vậy, cần phải linh hoạt trong các phƣơng pháp hình thức
giáo dục và tuyên truyền ngƣời dân.
*Câu hỏi để nhận xét và đánh giá tác động của cộng đồng đến tài nguyên
rừng tại KBTTN Pù Hu:
+ Chất lượng quản lý rừng cộng đồng ở địa phương có tốt khơng?
+Mức độ hưởng lợi của cộng đồngkhi tham gia quản lý bảo vệ tài nguyên

rừng?
+Thái độ của cộng đồng địa phương với cơng tác quản lý và bảo vệ tài
ngun rừng có tốt không?
+Thách thức và cơ hội trong tương lai đối với tài nguyên rừng tại địa
phương là gì?
Đề tài nghiên cứu tiến hành đánh giá các tác động của cộng đồng tới tài
ngun rừng, qua đó cây dựng chƣơng trình tuyên truyền và giáo dục ngƣời dân
trong việc quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, nhằm hƣớng ngƣời dân tớihƣớng tích

12


cực và tự giác trong nhận thức, tình nguyên trong hành vi quản lý và bảo vệ,
phát triển tài nguyên rừng tại KBT.
2.5.2. Phương pháp kế thừa và thu thậptài liệu
Tìm hiểu và thu thập các tài liệu trong lĩnh vực bảo tồn và quản lý tài
nguyên rừng bao gồm:
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu;
- Tài liệu về hiện trạng tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu;
- Tài liệu về các văn bản chính sách, nghị định, nghị quyết có liên quan đến
cơng tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng;
- Tài liệu của các công trình nghiên cứu khoa học, chƣơng trình, dự án
tuyên truyền, giáo dục bảo tồn tại địa phƣơng;
- Các tài liệu khác có liên quan đến đối tƣợng và khu vực nghiên cứu.
2.5.3.Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
Đề tài lựa chọn phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA –
Parcipatory Rural Appraisal), với thanh cơng cụ phỏng vấn có định hƣớng và
bán định hƣớng kết hợp.
Nghiên cứu đƣợc tiến hành qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Thu thập tài liệu thứ cấp (Phần 2.5.2)

- Giai đoạn 2: Điều tra sơ bộ và lựa chọn mẫu nghiên cứu
- Giai đoạn 3: Điều tra thu thập số liệu thực tế
(a) Giai đoạn điều tra sơ bộ và lựa chọn mẫu nghiên cứu
* Điều tra sơ bộ
Nghiên cứu các tài liệu chung về khu vực nghiên cứu, thảo luận, phỏng vấn
cán bộ Hạt kiểm lâm huyện, cán bộ phịng Nơng nghiệp và chính quyền địa
phƣơng một số xã trong huyện.
Quy trình lựa chọn mẫu nghiên cứu:
- Chọn xã nghiên cứu: 2 xã với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khác
nhau và đềulà điểm nóng trong cơng tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng;

13


- Trong từng xã: lựa chọn 30 hộ gia đình, mỗi gia đình phỏng vấn 1 ngƣời.
Các hộ gia đình lựa chọn theo phƣơng pháp ngẫu nhiên hệ thống: 10 hộ
thuộc diện hộ nghèo, 10 hộ thuộc diện hộ thu nhập trung bình, 10 hộ thuộc
diện hộ thu nhập cao (danh sách do UBND xã cung cấp);đối tƣợng phỏng
vấn là 60 đối tƣợng nam và nữ, mỗi xã thực hiện phỏng vấn lấy thông tin từ
30 đối tƣợng nam, nữ và lựa chọn đồng đều nam 15 ngƣời và nữ 15 ngƣời.
Sau khi điều tra sơ bộ và thảo luận chung với cán bộ Kiểm lâm, tôi lựa
chọn 2 điểm điều tra:
(1) Xã Thanh Xuân:Là xã gần giáp nhất với thị trấn Quan Hóa, và vừa đƣợc
đầu tƣ và xây dựng đƣờng giao thông đi lại thuận tiện, xã thuộc tuyến
sơng Mã nhƣng nơi đây có các dân tộc ít ngƣờisinh sống chủ yếu và đa
phần họ làm kinh tế nông nghiệp và đánh bắt cá.
(2) Xã Hiền Kiệt: Là xã vùng cao nằm trên tuyến sông Luồng và cách xa thị
trấn Quan Hóa nhất, có tới 97% ngƣời dân tộc ít ngƣời sinh sống, và nơi
đây có tuyến đƣờng nhỏ vào làng bản chƣa đƣợc xây dựng, đƣờng đi lại
khó khăn. Ngƣời dân ở đây chủ yếu là dân tộc ít ngƣời và sống chủ yếu

theo phong tục tập quán.
Tƣơng tự đối với điều tra tại trƣờng học, đề tài lựa chọn trƣờng THCSBT Thanh
Xuân và trƣờng THCS Hiền Kiệt trên địa bàn 2 xã điều tra. Tại mỗi trƣờng học
điều tra phỏng vấn học sinh ở lớp 7, lớp 8 và lớp 9, mỗi lớp phỏng vấn 5 học
sinhlựa chọn theo phƣơng pháp ngẫu nhiên đơn giản; mỗi trƣờng phỏng vấn 15
học sinh.
Vậy, dung lƣợng mẫu nghiên cứu sẽ là 60 mẫu hộ gia đình và 30 mẫu học sinh.
(b) Giai đoạn điều tra thu thập số liệu thực tế
Đề tài thu thập dữ liệu từ 2 nguồn chính: Khảo sát bằng phiếu phỏng vấn,
phỏng vấn ngƣời cung cấp thơng tin chính và quan sát của nhà nghiên cứu. Để
phù hợp với phƣơng pháp nghiên cứu, đề tài xây dựng các bộ câu hỏi định
hƣớng và bán định hƣớng kết hợp, đối tƣợng phỏng vấn đƣợc xác định gồm 2
thành phần: cộng đồng và học sinh trong khu vực nghiên cứu.

14


* Đối với cộng đồng ở 2 xã lựa chọn: Bộ câu hỏi định hƣớng và bán định
hƣớng kết hợp, gồm 4 phần:
1. Thông tin chung ngƣời đƣợc phỏng vấn;
2. Nhận thức, kiến thức chung về tài nguyên thiên nhiên;
3. Đánh giá tài nguyên rừng tại địa phƣơng;
4. Nhu cầu lâm sản và lâm sản ngoài gỗ;
5. Hệ thống pháp luật và thể chế chính sách.
Thang điểm trongphần2 và phần 5 đƣợc chia làm 4 mức: Rất hiểu biết (3
điểm), hiểu biết (2 điểm), ít hiểu biết (1 điểm) và không hiểu biết (0 điểm). Tổng
điểm trong bộ câu hỏi này là: 60 điểm (phần 2:40 điểm; phần 5: 20 điểm). Cách
đánh giá nhƣ sau: điểm số từ 41 - 60: Rất hiểu biết; điểm số từ 21-40: Hiểu biết;
điểm số từ 0-20: ít hiểu biết.
* Đối với học sinh, bộ câu hỏi định hướng gồm3phần:

1. Thông tin chung
2. Kiến thức chung về tài nguyên thiên nhiên
3. Định hƣớng phát triển trong tƣơng lai
Thang điểm cho mỗi câu hỏi này là 1 điểm nếu trả lời đúng, 0 điểm nếu trả
lời sai. Tổng điểm là 30 điểm, cách đánh giá nhƣ sau: điểm số từ 21-30: Rất hiểu
biết; điểm số từ 11-20: Hiểu biết; điểm số từ 0-10: ít hiểu biết.
Bộ câu hỏi và thang điểm sẽ đƣợc trình bày trong phần phụ lục.
* Phỏng vấn người cung cấp thông tin chính:
Phỏng vấn bộ câu hỏi bán cấu trúc đối với ngƣời cung cấp thơng tin chính
là: cán bộ Lâm nghiệp xã, Kiểm lâm địa bàn, cán bộ phịng Nơng nghiệp và
PTNT huyện, Ban quản lý Quỹ bảo vệ và phát triển rừng huyện. Bộ câu hỏi
phỏng vấn bao gồm các vấn đề sau:
- Tình hình cơng tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng tại địa phƣơng?
- Thể chế chính sách về QL&BVTNR hiện đang áp dụng ở địa bàn?
- Mức độ thực hiện thể chế chính sách trong cộng đồng?
- Những thuận lợi – khó khăn trong công tác QL&BVTNR?
- Khả năng phát triển và tái sinh rừng tự nhiên trong tƣơng lai ở địa bàn?
15


- Phƣơng hƣớng chính phát triển rừng trong tƣơng lai là gì?
2.5.4. Phương pháp phân tích,xử lý số liệu
2.5.4.1. Xử lý số liệu thu thập
Số liệu thu thập đƣợc bao gồm các tài liệu về điều kiện tự nhiên, thể chế chính
sách pháp luật và các điều kiện kinh tế - xã hội khác trong khu vực nghiên cứu. Bên
cạnh đó là bộ số liệu phỏng vấn đƣợc thực hiện trong quá trình điều tra.
Từ số điểm đã đƣợc cho trong các phiếu phỏng vấn, nhập số liệu vào máy
tính. Sau đó sử dụng exel và phần mềm SPSS thống kê, phân tích phƣơng sai
một nhân tố (One Way ANOVA) để tính tốn thống kê theo các nội dung sau:
- Sự khác biệt về nhận thức và nhu cầu của các nhóm đối tƣợng khác nhau

về tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thành phần dân tộc,trƣờng học giữa 2 xã.
2.5.4.2. Ma trận SWOT
Thu thập tài liệu, số liệu điều tra đƣợc, kết hợp với sự quan sát của ngƣời
điều tra bên cạnh quá trình phỏng vấn, ghi chép cần phải quan sát thái độ, môi
trƣờng xung quanh khu vực nghiên cứu để đƣa ra những đánh giá, nhận xét
chung về tình hình ở địa phƣơng.
Sử dụng mơ hình phân tích SWOT, từ các thơng tin đã tìm hiểu về tác động
của cộng đồng và công tác quản lý tài nguyên rừng tại địa phƣơng, tham khảo ý
kiến của các cán bộ, kiểm lâm và cán bộ địa phƣơng, phân tích và lựa chọn các
thơng tin đƣa vào ma trận sau:
Bảng 1: MƠ HÌNH PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT
Bên trong

Điểm mạnh
Điểm yếu
Bên ngoài
Cơ hội
Chiến lƣợc
Thách thức
Các kết quả nghiên cứu phải đƣợc so sánh và kiểm tra với những thông tin
đã thu thập đƣợc trƣớc đó, tham khảo ý kiến của các cán bộ quản lý tại địa
phƣơng. Nhận xét, đánh giá và kết luận cụ thể để có thể đề xuất đƣợc các giải
pháp quản lý, phát triển rừng, xây dựng chƣơng trình tuyên truyền giáo dục và
quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng sau này.

16


CHƢƠNG III
ĐẶC ĐIỂMĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,

KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm Khu vực nghiên cứu
Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên đƣợc thành lập theo Quyết định số
741/QĐ-UB của UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 24/04/1999 (Ban Quản lý Khu
BTTN Pù Hu, 2003) với diện tích 23.835,96ha. Giai đoạn từ năm 1999 đến 2005
cơ bản đã đƣợc hồn tất việc rà sốt động, thực vật trong các khu rừng thuộc khu
bảo tồn. Giai đoạn 2 từ năm 2005 đến 2010 chủ yếu là xây dựng và quy hoạch
du lịch, Trong đó chú trọng vào 2 chính quyền: tuyến sơng Mã và tuyến du lịch
trên đỉnh Pù Hu. Pù Hu đóng vai trị quan trọng đối với việc phịng hộ đầu
nguồn sơng Mã.Ban quản lý hiện có 35 cán bộ, 5 trạm bảo vệ rừng và thuộc sự
quản lý của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa (Ban Quản lý Khu BTTN Pù Hu,
2003).
Đến năm 2010,Pù Hu có trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam
đƣợc xây dựng bởi Cục Kiểm lâm - Bộ NN&PTNT với diện tích 35.089 ha (Cục
Kiểm lâm, 2003), danh lục này hiện vẫn chƣa đƣợc Chính phủ phê duyệt. Tuy
nhiên, theo Ban Quản lý Khu BTTN Pù Hu (2003), tổng diện tích của khu đề xuất
bảo tồn thiên nhiên là 27.503ha trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 16.265
ha, phân khu phục hồi sinh thái là 11.233 ha, khu hành chính, dịch vụ là 5ha.
Ngồi ra, diện tích vùng đệm của khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên là 51.100ha.
*D
iệ
ntích,á
cp

n
kh
u
cứ
hcnă
g


ịa
g

ihà
n
h
cín
h

ù
n
g
đệ
m
:
(1) Diện tích và các phân khu chức năng:
- Theo Quyết định số 5429/QĐ-UBND ngày 24/12/2015 của UBND tỉnh
Thanh Hóa về việc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2013-2016, Khu BTTN Pù Hu có tổng diện tích 23.835,96ha, trong đó:
+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 8.336,8ha;
+ Phân khu phục hồi sinh thái: 15.369,38ha;
+ Phân khu dịch vụ hành chính: 129,78ha.
17


- Hiện trạng các loại đất, loại rừng thuộc Khu BTTN Pù Hu phân theo đơn
vị hành chính cụ thể tại bảng 1.1 (phần phụ lục)
(2) Địa giới hành chính và vùng đệm:
- Khu BTTN Pù Hu nằm trên đơn vị hành chính của 11 xã, thuộc hai

huyện:
+ Huyện Quan Hoá 10 xã (Hiền Kiệt, Hiền Chung, Thiên Phủ, Nam Tiến,
Thanh Xuân, Phú Xuân, Phú Sơn, Phú Thanh, Trung Thành, Trung Sơn).
+ Huyện Mƣờng Lát 01 xã (xã Trung Lý).
- Vùng đệm Khu BTTN Pù Hu gồm 61 bản với diện tích 54.098,5ha thuộc
địa bàn 11 xã của 2 huyện Quan Hố và Mƣờng Lát.

Hình 3.1. Cơ quan ban quản lý KBTTN Pù Hu
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu là sự kết hợp giữa hệ sinh thái núi đá vôi
với hệ sinh thái núi đất và hệ sinh thái rừng độc đáo, với nhiều loài động, thực
vật quý hiếm. Pù Hu có 2 kiểu rừng chính. Rừng thƣờng xanh đất thấp phân bố
ở độ cao dƣới 700m, với các loài thực vật ƣu thế thuộc họ Đậu, họ Xoan và họ
Bồ hịn. Ở những nơi có độ cao thấp hơn, kiểu rừng này đã bị tàn phá để lấy đất
làm nƣơng rẫy. Kiểu rừng thƣờng xanh núi thấp phân bố ở độ cao trên 700 m,
với các loài thực vật ƣu thế của họ Dẻ, họ Dâu tằm và họ Re(Anon. 1998a).

18


×