TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Cơ sở thực tập: CHI NHÁNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN MỘT THÀNH VIÊN CAO SU ĐẮK LẮK –
NÔNG TRƯỜNG CAO SU CƯ M’GAR
Sinh viên thực hiện : Ngô Ngọc Hương
Lớp : Quản trị kinh doanh 34 - B
Giáo viên Hướng dẫn : Hồ Xuân Hướng
Quy Nhơn, 05/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Cơ sở thực tập: CHI NHÁNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN MỘT THÀNH VIÊN CAO SU ĐẮK LẮK –
NÔNG TRƯỜNG CAO SU CƯ M’GAR
Sinh viên thực hiện : Ngô Ngọc Hương
Lớp : Quản trị kinh doanh 34 - B
Giáo viên Hướng dẫn : Hồ Xuân Hướng
Quy Nhơn, 05/2014
i
LỜI CẢM ƠN
Sau khi trải qua đợt thực tập tổng hợp em đã rút ra những bài học kinh nghiệm
cho bản thân, đồng thời cũng hiểu biết thêm những kiến thức bổ ích, giúp ích cho
em trong cuộc sống sau này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô đã tận tình giảng dạy tại
trường Đại học Quy Nhơn, các thầy cô thuộc khoa Tài chính Ngân hàng – Quản trị
kinh doanh đã giảng dạy cho em những kiến thức bổ ích để cho em có những kiến
thức để hoàn thành chương trình học và bài báo cáo thực tập tổng hợp này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Hồ Xuân Hướng đã chỉ bảo tận tình
hướng dẫn, để em có thể hoàn thành bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Chi nhánh công ty TNHH MTV Cao su
Đắk Lắk – Nông trường cao su Cư M’gar, và đặc biệt là các anh chị trong phòng
hành chính, nhân sự – kế toán của công ty đã hướng dẫn, cung cấp cho em một số
tài liệu, kiến thức bổ ích để em có thể hoàn thành bài báo cáo này.
Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn tới người thân, gia đình, bạn bè, đã giúp đỡ ủng
hộ và động viên tinh thần để em hoàn thành bài báo cáo này.
Trong quá trình viết bài báo cáo này em đã cố gắng hết mình, tuy nhiên do
kiến thức có hạn nên không tránh được những sai sót, mong thầy cô đóng góp ý
kiến để em có thể hoàn thành bài cáo cáo này một cách tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đắk Lắk, ngày… tháng … năm 2014
Sinh viên thực hiện
Ngô Ngọc Hương
ii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
…
Phần 1: GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH CT TNHH MTV CAO SU ĐẮK
LẮK – NÔNG TRƯỜNG CAO SU CƯM’GAR 3
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3
1.1.1. Khái quát chung về Công ty TNHH 1TV Cao su Đắk Lắk 3
1.1.2. Khái quát chung về Chi nhánh Công ty TNHH 1 TV Cao su Đắk Lắk
– Nông trường Cao Su Cư M’gar 5
1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển 6
1.1.4. Quy mô sản xuất khai thác cao su của Nông trường hiện tại 7
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA NÔNG TRƯỜNG 7
1.2.1. Các lĩnh vực, nhiệm vụ của Nông trường 7
1.2.2. Giới thiệu sản phẩm chủ yếu của Nông trường 7
1.3. BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA NÔNG TRƯỜNG 7
1.3.1. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý 7
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý 8
1.4. ĐẶC ĐIỂM NGÀNH CAO SU VIỆT NAM VÀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
SẢN XUẤT 11
1.4.1. Đặc điểm chung về ngành khai thác cao su tự nhiên 11
1.4.2. Những yếu tố chính ảnh hưởng đến ngành cao su Việt Nam 12
1.4.3. Phân tích SWOT ngành cao su Việt Nam 13
1.4.4. Đặc điểm sản phẩm và điều kiện tự nhiên của Nông trường 14
1.4.5. Quy trình khai thác mủ nước 14
iii
1.5. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NÔNG
TRƯỜNG TỪ 2011 – 2013 16
PHẦN 2: PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI NÔNG TRƯỜNG
CAO SU CƯ MGAR 23
2.1. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẶC TRƯNG CỦA NGÀNH KHAI THÁC CAO SU –
MÔ HÌNH KINH TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦA NÔNG TRƯỜNG 23
2.1.1. Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của việc sản xuất kinh doanh cây cao su và
ảnh hưởng của nó đến công tác quản trị chất lượng 23
2.1.2. Một số công tác kỹ thuật trồng chăm sóc – khai thác cao su 24
2.1.3. Tình trạng chất lượng sản phẩm và chất lượng tay nghề thợ cạo của
Nông trường từ 2011 -2013 27
2.1.3.1. Tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm 27
2.1.3.2. Tình hình thực hiện tay nghề thợ cạo 28
2.1.4. Phân tích các hoạt động xã hội và các phong trào thi đua sản xuất của
Nông trường 29
2.1.4.1. Chính sách nâng cao đời sống của CBCNV và hoạt động xã hội khác
29
2.1.4.2. Các phong trào thi đua sản xuất – hoàn thành vượt mức kế hoạch
được phân công của Nông trường 32
2.1.5. Các hoạt động tạo động lực sản xuất của Nông trường 33
2.1.5.1. Các hình thức đãi ngộ tài chính 33
2.1.5.1. Các hình thức đãi ngộ phi tài chính 35
2.1.6. Các mô hình liên kết kinh tế - phát triển bền vững 35
2.1.7. Các công tác bảo vệ và an ninh – quốc phòng 36
2.2. PHÂN TÍCH CÔNG TÁC LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG 37
2.2.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp 37
2.2.2. Tình hình sử dụng thời gian lao động 38
2.2.3. Tuyển dụng lao động 39
2.2.4. Đào tạo lao động 39
2.2.5. Các hình thức trả công lao động của Nông trường 40
2.3. PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN LÝ SẢN XUẤT 41
iv
2.3.1. Hình thức tổ chức sản xuất 41
2.3.2. Sơ đồ kết cấu sản xuất của doanh nghiệp 42
2.3.3. Các chức năng, nhiệm vụ và cơ sở vật chất kỹ thuật cảu các bộ phận
sản xuất chính và phụ trợ 42
2.4. PHÂN TÍCH CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI NÔNG TRƯỜNG 43
2.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 43
2.4.2. Phân loại chi phí của Nông trường 45
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN 46
3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG 46
3.1.1. Những ưu điểm 46
3.1.2. Những tồn tại, hạn chế 47
3.2. CÁC ĐỂ XUẤT HOÀN THIỆN 48
…
KẾT LUẬN 50
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ANRPC Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên
ANTT An ninh trật tự
CBCNV Cán bộ công nhân viên
DAKRUCO Công ty trách nhiệm hữu hạn môt thành viên cao su ĐakLak
D/tích Diện tích
KH Kế hoạch
KH-KT Khoa học – Kỹ thuật
KgMK Ki – lô –gam Mủ khô
MTV Một thành viên
LĐ Lao động
N/suất Năng suất
QP-AN Quốc phòng – An ninh
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
S/lượng Sản lượng
VNG
Tập đoàn CN Cao su Việt Nam
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên Trang
1
Bảng: 1.1. Sản lượng thực tế và năng suất đạt được của cao su
quốc doanh từ 2011 – 2013
17
2
Bảng: 1.2. Bảng phân tích tình hình sản xuất của Nông trường
Cao Su Đắk Lắk trong những năm gần đây, từ 2011 – 2013
18
3 Bảng: 1.3. Phân tích sự biến động của năng suất khai thác cao su
19
4 Bảng: 1.4. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Nông
trường từ 2011 – 2013
20
5 Bảng: 1.5. Thu nhập bình quân của CBCNV Nông trường từ
2011 – 2013
21
6 Bảng: 2.1. Kế hoạch chăm sóc năm 2014 – phòng kỹ thuật, sản
xuất
26
7 Bảng: 2.2. Kế hoạch chăm sóc vườn cao su Quý/Năm 2014.
27
8
Bảng: 2.3.Tình trạng chất lượng sản phẩm và chất lượng tay nghề
thợ cạo từ 2011 – 2013
28
9
Bảng: 2.4. Tổng hợp kết quả chất lượng tay nghề thợ cạo toàn
Nông trường từ 2011 – 2013
29
10
Bảng: 2.5. Công tác chăm lo nâng cao chất lượng đời sống – giải
quyết các chế độ đối với người lao động của Nông trường từ
2011 – 2013
30
11
Bảng: 2.6. Thành tích khen thưởng phong trào thi đua của Nông
trường từ 2011-2
31
12
Bảng: 2.7. Kết quả thực hiện của công tác bảo vệ và An ninh –
quốc phòng từ 2011 -2013
37
13
Bảng: 2.8. Cơ cấu lao động của Nông trường từ 2011 – 2013
39
14
Bảng: 2.9. Tình hình chi phí của Nông trường từ 2011 -2013
47
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
STT Hình vẽ - Biểu đồ Trang
1 Sơ đồ: 1.1 Cấu trúc tổ chức Nông trường Cao su Cư M’gar 6
2 Sơ đồ: 2.1 Quy trình Tuyển dụng Công nhân khai thác 39
3 Sơ đồ: 2.2 Kết cấu sản phẩm 43
4 Sơ đồ: 2.3 Tổ chức bộ máy Kế toán 45
8
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời gian học tập, nhà trường đã tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội
vận dụng các kiến thức được học và áp dụng những kiến thức để tìm hiểu - phân
tích thực tế. Đợt thực tập tổng hợp này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nhận
thức và lĩnh hội các kiến thức thực tế của sinh viên. Ngoài ra, đợt thực tập tổng hợp
này sẽ là cơ hội để sinh viên có thêm những trải nghiệm hữu ích trong lĩnh vực đang
được học tập, cũng là thách thức trước những vấn đề thực tế mà sinh viên gặp phải.
Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi về khí hậu và đất đai phù hợp cho
phát triển ngành cao su tự nhiên và từ lâu trong nước đã hình thành nên các vùng
trồng cây cao su tập trung có quy mô như: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên
hải Nam Trung Bộ. Mặc dù bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, giá cao su đã
giảm mạnh nhưng doanh nghiệp trong ngành vẫn có khả năng sinh lời rất cao. Thực
tế, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp bên ngoài muốn gia nhập ngành, tuy nhiên
diện tích đất ở Việt Nam không còn nhiều, việc mở rộng diện tích trồng cao su ở
các nước láng giềng như Campuchia và Lào cũng không dễ dàng do gần đây hai
nước này đã tạm dừng giao đất trồng cao su.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Đắk Lắk là một doanh
nghiệp kinh tế của tỉnh Đắk Lắk, ra đời nhằm đáp ứng các mục tiêu kinh tế xã hội
của tỉnh, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao
động trên địa bàn, đặc biệt là lao động người đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo
các chỉ tiêu an sinh xã hội, kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk.
Em rất vinh dự khi được thực tập tại Chi nhánh Công ty TNHH MTV Cao su
Đắk Lắk – Nông trường cao su Cư M’gar, trải qua đợt thực tập tổng hợp em đã hiểu
thêm về lịch sử hình thành, phát triển của Nông trường, biết thêm một số kiến thức
bổ ích trong cách làm việc của các nhà quản trị tại Nông trường, củng cố và bổ sung
thêm vào những kiến thức mà em đã được học tập tại trường.
9
Đối tượng nghiên cứu: quá trình hình thành và phát triển các nghiệp vụ cơ bản của
Nông trường cao su Cư M’gar.
Phạm vị nghiên cứu: tình hình hoạt động tại Nông trường Cao su Cư M’gar từ 2011
– 2013 (chủ yếu các hoạt động sản xuất bên vườn cao su quốc doanh).
Phương pháp nghiên cứu: Bài báo cáo tổng hợp áp dụng phương pháp liệt kê, so
sánh, thay thế liên hoàn, phân tích tổng hợp.
Trải qua đợt thực tập em đã tổng hợp và hoàn thành bài báo cáo thực tập này.
Nội dung bản báo cáo bao gồm:
Phần I: Giới thiệu khái quát về chi nhánh công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk –
Nông trường cao su Cư M’gar.
Phần II: Phân tích các hoạt động của Nông trường.
Phần III: Đánh giá chung và các đề xuất hoàn thiện.
10
PHẦN 1
GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH CT TNHH MTV CAO SU ĐẮK LẮK –
NÔNG TRƯỜNG CAO SU CƯ M’GAR
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1.1.1. Khái quát chung về Công ty TNHH 1TV Cao su Đắk Lắk
Từ những năm 1930 cây cao su đã có mặt ở Đắk Lắk, do các công ty của
Pháp trồng và khai thác; đến năm 1965 diện tích cao su đã trồng được 7.300 ha, do
chiến tranh tàn phá và một số bị chặt bỏ để trồng cây khác nên đến năm 1977 cả
tỉnh Đắk Lắk chỉ còn lại 2.500 ha. Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về
xây dựng những vùng chuyên canh và phát triển trên quy mô lớn cây công nghiệp;
Công ty Quốc Doanh Nông nghiệp được hình thành tiếp quản và quản lý diện tích
cà phê, cao su của các đồn điền cũ.
Đến ngày 21/07/1984 Liên Hiệp Các Xí Nghiệp Cao su Đắk Lắk được thành
lập trên cơ sở tách phần sản xuất cao su từ Công ty Quốc doanh Nông nghiệp. Ban
đầu Liên Hiệp chỉ có 7 đơn vị thành viên, đầu năm 1986 thực hiện chủ trương của
tỉnh về việc đưa đồng bào dân tộc tại chỗ vào làm việc các Nông, Lâm trường; Liên
Hiệp các Xí Nghiệp Cao Su đã bổ sung thêm 2 thành viên mới. Nông trường Cuốr
Đăng và Cư Bao ở vùng đồng bào dân tộc Ê Đê.
Tháng 3 năm 1993 Liên Hiệp các Xí Nghiệp Cao Su Đắk Lắk thực hiện
chuyển đổi mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh theo Nghị định 388 thành lập
Công ty TNHH 1TV Cao su Đắk Lắk.
Lĩnh vực hoạt động chính của công ty: trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến và
xuất khẩu cao su thiên nhiên; Sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ, mộc gia dụng; Kinh doanh
khách sạn và du lịch.
- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
CAO SU ĐẮK LẮK.
- Tên giao dịch nước ngoài: DAK LAK RUBBER LIMITED COMPANY.
- Tên viết tắt: DAKRUCO.
- Loại hình doanh nghiệp : Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc hiện tại: Ông Văn Đức Lư.
- Địa chỉ trụ sở chính: 30 Nguyễn Chí Thanh-TP.Buôn Ma Thuột-Tỉnh Đắk Lắk.
11
- Điện thoại: (84-500) 3 865015; Fax: (84-500) 3 86504.
- Email: ;
- Website:
Các đơn vị thành viên:
1) Chi nhánh Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk – Nông trường cao
su CưKpô – Xã CưKPô – Huyện KrôngPuk – Đắk Lắk.
2) Chi nhánh Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk – Nông trường cao
su CưBao – Địa chỉ: Thôn 8 – Xã Cư Bao – Thị xã Buôn Hồ - KrôngBuk – Đắk
Lắk.
3) Chi nhánh Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk – Nông trường cao
su Phú Xuân – Địa chỉ: Km20, Quốc lộ 14, Xã EaDrơng, Huyện Cư M’gar – Đắk
Lắk.
4) Chi nhánh Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk – Nông trường cao
su CuôrĐăng – Địa chỉ: Xã EaDrơng – Huyện Cư M’gar – Đắk Lắk.
5) Chi nhánh Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk – Nông trường cao
su CưMgar - Địa chỉ: Km 20 – Tỉnh lộ 8, Xã EaPam, Huyện Cư M’gar, Đắk Lắk.
6) Chi nhánh Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk – Nông trường cao
su 30/4 – Địa chỉ: 278 Nguyễn Chí Thanh, P.Tân An, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk
Lắk.
7) Chi nhánh Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk – Nông trường cao
su 19/8 – Địa chỉ: Km 13+500, quốc lộ 27, xã EaBHốk, Huyện Cưkuin, Đắk Lắk.
8) Chi nhánh Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk – Trung tâm đầu tư
và phát triển cao su EaHding – Địa chỉ: Thôn 1, xã Eatar, Huyện Cư M’gar, Đắk
Lắk.
9) Chi nhánh Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk tại Kon Tum – Địa
chỉ: 76 Bà Triệu, P.Thắng Lợi, Thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum.
10) Chi nhánh Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk – Xí nghiệp chế
biến và dịch vụ cao su – Địa chỉ: Xã EaDrơng, Huyện Cư M’gar, Đắk Lắk.
11) Chi nhánh Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk tại TP.Hồ Chí Minh
– Địa chỉ: R4-42, đường Hưng Gia Hai, P.Tân Phong, Q.7, TP.Hồ Chí Minh.
12
12) Chi nhánh Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk tại Móng Cái – Địa
chỉ: 89/124 đường Âu Cơ, Quận Tây Hồ, Hà Nội.
13) Chi nhánh Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk – Du lịch sinh thái
Bản Đôn – DAKRUCO – Địa chỉ: Km 46, xã KrôngAna Đắk Lắk.
14) Chi nhánh Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk – Cụm dịch vụ
khách sạn DAKRUCO – Địa chỉ: 30 Nguyễn Chí Thanh, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk
Lắk,
15) Chi nhánh Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk – Trung tâm đầu tư
và phát triển cao su Đắk Lắk – Địa chỉ: 30 Nguyễn Chí Thanh, TP.Buôn Ma Thuột,
Đắk Lắk.
Hiện nay Công ty quản lý trên 25.587 ha nằm trên 7 huyện và ngoại ô T.P
Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, 2 huyện thuộc tỉnh Đắk Nông, và Công ty TNHH
cao su Đắk Lắk tại Lào; 15 đơn vị trực thuộc.
DAKRUCO là doanh nghiệp đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk được cấp chứng nhận.
Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Hệ thống quản lý môi
trường ISO 14001:2010. Công ty đang thực hiện quản lý theo hệ thống Quản lý
Chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Đây là một trong những yếu tố quan trọng,
giúp sản phẩm của Công ty khẳng định uy tín đối với khách hàng và thâm nhập
được vào nhiều thị trường khó tính.
Với sứ mệnh “Cung ứng các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, sáng tạo
nhằm đáp ứng nhu cầu, mong muốn của từng đối tượng khách hàng. Đồng thời, các
sản phẩm phải đảm bảo tính thân thiện với môi trường”.
Hướng đến tầm nhìn là “Công ty sản xuất kinh doanh đa ngành nghề - hàng
đầu khu vực vào năm 2020 và của châu Á vào năm 2050”. DAKRUCO đã và đang
tạo nên những bước chuyển biến mạnh mẽ trong chiến lược phát triển, góp phần
tích cực vào sự phát triển chung của ngành cao su Việt Nam.
1.1.2 Khái quát chung về Chi nhánh Công ty TNHH 1 TV Cao su Đắk
Lắk – Nông trường Cao Su Cư M’gar
- Tên doanh nghiệp: Chi nhánh Công ty TNHH 1 TV Cao su Đắk Lắk – Nông
trường Cao su Cư M’gar.
- Tên ngắn gọn : Nông trường Cao su Cư M’gar.
- Loại hình doanh nghiệp : Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
13
- Giám đốc hiện tại : Đặng Quang Trung
- Địa chỉ: Km 20 tỉnh lộ 8 - Xã EakPam - Huyện Cư M’gar - Tỉnh Đắk Lắk – Việt
Nam. Tel : (84-500) 3 834 496; (84-500) 3 834 266.
- Email:
1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển
- Năm 1977 cùng với sự hình thành của Công ty Quốc doanh Nông nghiệp (Tổng
công ty) – Nông trường cao su, cà phê Quốc doanh, với diện tích cao su khai thác
ban đầu chỉ có 900 ha già cỗi. Năm 1984, Nông trường Quảng Phú được hình thành
trên cơ sở tách phần sản xuất cao su từ Nông trường cao su, cà phê Quốc doanh.
- Năm 1979, cùng với 37 hộ dân kinh tế mới Nghĩa Đàn – Nghệ An, Nông trường
Quảng Phú được đổi tên thành Nông trường cao su 1/5. CBCNV của Nông trường
phần lớn được tuyển dụng từ hộ dân đi xây dựng vùng kinh tế mới của các tỉnh
Nghệ An, Thừa Thiên Huế, con em đồng bào dân tộc tại chỗ và từng bước ổn định
phát triển đi lên.
- Tháng 10/ 2002 Sự sát nhập giữa Nông trường cao su 1/5 và Trung tâm đầu tư
phát triển Cư M’gar, Nông trường đổi tên thành Nông trường Cao su Cư M’gar cho
tới ngày nay.
Khi mới thành lập Nông trường chỉ có 72 CBCNV, với gần 900 ha cao su già
cỗi. Qua thời gian xây dựng và phát triển thì hiện nay Nông trường cao su Cư M’gar
quản lý trên 2.600 ha cao su, trong đó cao su quốc doanh trên 1.358 ha và cao su
liên kết tiểu điền 1.286 ha, và trên 500 CBCNV. Thời gian qua, thông qua mô hình
liên kết trồng cao su tiểu điền với các hộ dân, Nông trường cao su Cư M’gar đã góp
phần tái tạo độ che phủ, cải thiện môi trường sinh thái, và đặc biệt giải quyết công
ăn việc làm cho nhân dân, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
1.1.4 Quy mô sản xuất khai thác cao su của Nông trường hiện tại
Diện tích cao su khai thác hiện tại gồm 2660 ha cao su, trong đó Cao su quốc
doanh: 1352,12 ha.
Cụ thể vùng khai thác do nông trường trực tiếp quản lý gồm:
1. Đội 1: 255,19 ha. 2. Đội 2: 132,94 ha.
3. Đội 3: 384,60 ha. 4. Đội 4: 172,50 ha.
5. Đội 5: 401,92 ha.
14
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA NÔNG TRƯỜNG
1.2.1. Các lĩnh vực, nhiệm vụ của Nông trường
Theo sự phân công của Công ty TNHH 1TV Cao su Đắk Lắk:
- Trồng cây cao su, chăm sóc và khai thác mủ cao su tại địa bàn huyện Cư M’gar.
- Cung cấp vật tư cho Cao su Liên kết. Quản lý diện tích đất trong vườn khai thác.
1.2.2. Giới thiệu sản phẩm chủ yếu của Nông trường
1. Mủ cao su Latex;
2. Mủ cốm (mủ có lẫn tạp chất: lá, dăm, côn trùng chết…);
3. Mủ chén và mủ dây. (Hình ảnh sản phẩm – phụ lục 1)
Hiện tại các sản phẩm trên là nguồn thu nhập chính của Nông trường. Là chi
nhánh của tổng công ty, đồng thời cũng là một trong những nguồn nguyên liệu
chính để sản xuất nên ngay từ khâu sản xuất đầu tiên nông trường luôn đặt mục
tiêu: “Phấn đấu đạt vượt mức kế hoạch, tuân thủ nghiêm túc nội quy, quy chế của
Nông trường”. Tại mỗi đội sản xuất nhỏ Nông trường có khẩu hiệu, hành động vì
mục tiêu: “Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ và hạnh phúc”.
1.3. BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA NÔNG TRƯỜNG
1.3.1. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng Kỹ thuật –
Sản xuất
Phòng Kế
toán – Tài vụ
Phòng Hành
Chính – Nhân sự
Phòng quân
sự - Bảo vệ
Các đội trưởng
Phó giám đốc Chủ tịch Công đoàn
15
Sơ đồ 1.1 Cấu trúc tổ chức Nông trường Cao su Cư M’gar năm 2013
Giải thích: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Nông trường tổ chức bộ máy theo mô hình trực tuyến chức năng. Theo mô
hình này, giám đốc là người chỉ huy trực tiếp xuống các bộ phận phòng ban như
phó giám đốc, trưởng bộ phận kỹ thuật, kế toán Các phòng ban lại tham mưu lên
xuống các cấp.
Nông trường được tổ chức theo 3 cấp quản lý:
- Cấp cao: gồm một giám đốc và hai phó giám đốc, Chủ tịch công đoàn.
- Cấp trung: Trưởng các bộ phận phòng ban chức năng của Nông trường.
- Cấp thấp: gồm 5 Đội trưởng quản lý trực tiếp 5 vùng khai thác cao su Quốc doanh
của Nông trường.
* Ưu nhược điểm của mô hình:
- Ưu điểm: Phát huy được năng lực chuyên môn của từng bộ phận, vừa đảm
bảo tính chủ động thống nhất, vừa bổ sung cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ một
cách tốt nhất. Giảm thiểu áp lực về khối lượng công việc cho Giám đốc.
- Nhược điểm: Dễ phát sinh những ý kiến tham mưu, đề xuất không thống
nhất giữa các bộ phận chức năng dẫn đến công việc nhàm chán và xung đột giữa
các đơn vị có thể tăng.
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
Ban Giám Đốc: gồm một giám đốc và hai phó giám đốc, Chủ tịch Công đoàn.
+ Giám đốc:
- Là người đứng đầu đơn vị, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động về kết quả sản xuất
của đơn vị trước Nhà nước và trước Tổng công ty.
- Có trách nhiệm với cán bộ công nhân viên trong đơn vị theo kế hoạch, chịu trách
nhiệm quản lý và giám sát mọi hoạt động của Nông trường. Ra quyết định tuyển
dụng – đào tạo nguồn lao động của Nông trường.
- Điều hành toàn bộ hoạt động của nông trường, ra quyết định sản xuất kế hoạch tài
chính, lao động tiền lương, chế độ khen thưởng trong nông trường trên cơ sở kế
hoạch sản xuất, kế hoach tài chính được Tổng công ty giao.
16
- Đánh giá toàn bộ công tác của các phòng ban, đơn vị trực thuộc nông trường, tham
gia ý kiến trong công tác tổ chức quản lý của công ty và có quyền đề nghị đào tạo,
khen thưởng, kỷ luật với cán bộ công nhân viên trong Nông trường.
+ Phó giám đốc kỹ thuật – sản xuất:
- Đây là bộ phận quan trọng của Nông trường, có nhiệm vụ tham mưu cho Giám
đốc kế hoạch sản xuất dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
- Chịu trách nhiệm điều hành tổ chức các hoạt động sản xuất, xây dựng các kế
hoạch điều độ sản xuất.
- Chịu trách nhiệm trước giám đốc về những nhiệm vụ được giao, phân công và uỷ
quyền.
- Quản lý công tác khai thác sản phẩm mủ nguyên liệu, kỹ thuật khai thác. Quản lý
công tác trồng mới, chăm sóc vườn cao su và các hạng mục đầu tư nông nghiệp.
+ Phó giám đốc hành chính – bảo vệ: trong thời đại ngày nay, thì các vấn đề
về hoạt động đối nội và đối ngoại ngày càng quan trọng.
- Phó giám đốc hành chính – bảo vệ là bộ phận tham mưu chính trong vấn đề đối
nội và đối ngoại. Tham gia góp ý kiến trong công tác tổ chức.
- Đặc thù lĩnh vực khai thác mủ cao su, nên vấn đề bảo vệ mủ khai thác, giải quyết
các hành vi trộm cắp, vi phạm quy chế lao động của công nhân sản xuất trực tiếp.
- Chịu trách nhiệm trước giám đốc về những nhiệm vụ được giao, phân công và uỷ
quyền.
+ Chủ tịch công đoàn: Làm công tác công đoàn của công ty, cùng Giám đốc
quản lý công nhân thông qua văn phòng công đoàn. Có chức năng lắng nghe, giải
quyết các vấn đề giữa người lao động với Nông trường. Tổ chức thăm hỏi, động
viên, kịp thời quan tâm tới đời sống, những khó khăn của người lao động.
Các phòng ban của Nông trường: Là nơi tham mưu cho Giám đốc từng mặt
công tác, đáp ứng công tác chỉ đạo và điều hành cho ban giám đốc với các đội sản
xuất, gồm có 4 phòng ban:
- Phòng Kỹ thuật – Sản xuất: có chức năng tham mưu cho việc khai thác mủ sao
cho đúng quy trình phát triển của cây cao su, chịu trách nhiệm quản lý các công
nghệ sản xuất, phân công thực hiện các công việc có chuyên môn về chăm sóc và
khai thác mủ. Theo dõi quá trình khai thác mủ để kịp thời hướng dẫn và điều chỉnh
việc sản xuất mủ đúng với quy trình. Tổ chức các công tác chăm sóc để duy trì cho
17
cây vừa cho năng suất mủ cao vừa đảm bảo cây tăng trưởng và phát triển ổn định.
Đồng thời có chức năng tham mưu cho giám đốc về lên kế hoạch, lập lịch trình, và
tổ chức sản xuất, khai thác mủ theo sản lượng mà tổng công ty giao xuống. Kết hợp
với các bộ phận khác xây dựng kế hoạch sản lượng hàng tháng, hàng quý, hàng
năm…hoàn thành báo cáo tiến độ thực hiện theo yêu cầu của Giám đốc nông
trường.
- Phòng Kế toán – Tài vụ: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác đầu tư
thâm canh vườn cây, công tác sử dụng vốn, tài sản một cách có hiệu quả theo kế
hoạch hàng tháng, hàng quý. Giám sát việc thu chi tài chính theo quy định của pháp
luật hiện hành, làm công tác tiền lương và các chế độ y tế bảo hiểm cho công nhân
viên. Lập kế hoạch cân đối tài chính, tính toán hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, tổ chức hoạch toán kế toán, thu thập phân tích các hoạt động kinh tế của
Nông trường. Lập báo cáo tài chính theo chế độ hiện hành, tổ chức công tác kiểm
kê, sử dụng vốn hợp lý, báo cáo kịp thời lên Giám đốc về kết quả hoạt động kinh
doanh của toàn Nông trường.
- Phòng Hành chính – Nhân sự: Tổ chức cán bộ hoạt động, quản lý hồ sơ, đồng thời
làm công tác văn thư, tạp vụ cấp dưỡng. Quản lý và thực hiện các hoạt động về điều
độ lao động, luân chuyển công tác, tạo môi trường làm việc ổn định và phù hợp với
năng lực của từng người lao động. Giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự và
tiếp nhận nhân sự khi có sự đồng ý của giám đốc. Xây dựng các định mức lương lao
động, chế độ tiền lương và chế độ công tác thi đua khen thưởng.
- Phòng quân sự - Bảo vệ: Được chia ra làm 2 chức năng chính là bảo vệ tại nông
trường, bảo vệ tại các vườn khai thác cao su. Bộ phận bảo vệ ở nông trường là đảm
bảo an ninh trật tự tại nơi làm việc của các lao động gián tiếp: giám đốc, các phòng
ban. Bộ phận bảo vệ tại các vườn khai thác cao su: có nhiệm vụ tạo môi trường sản
xuất ổn định và an toàn; bảo vệ người lao động; tuân tra và canh giữ sản phẩm mủ
cao su – tài sản của nông trường trong quá trình khai thác, kịp thời trấn áp bọn tội
phạm và gây rối cho Nông trường. Hàng năm tổ chức huấn luyện tự vệ theo quy
định của UBND huyện. Phòng chống cháy nổ, xây dựng, thực hiện nghĩa vụ quân
sự với Nhà nước.
- Trách nhiệm của đội trưởng các đội sản xuất:
+ Quản lý thực hiện kế hoạch sản lượng mủ của đội, chịu trách nhiệm về tình trạng
kỹ thuật và chất lượng sản phẩm do đội quản lý.
+ Quản lý lao động cạo mủ, kỹ thuật trong phạm vi quản lý của đội.
18
+ Hàng ngày kiểm tra số lượng công nhân cạo mủ có mặt trong đội, và bố trí công
nhân cạo thay thế.
+ Kiểm tra và quản lý số vật tư trang bị cho khai thác mủ để có kế hoạch xin bổ
sung khi cần.
+ Hàng ngày kiểm tra kỹ thuật các phần cây trong đội, uốn nắn các sai phạm kỹ
thuật kịp thời.
+ Quản lý chắc chắn số cây cạo ở các phần cây cạo, kiểm tra phát hiện các cây bỏ
cạo và các bệnh để nhắc nhở công nhân cạo hết cây và báo cáo cho cán bộ kỹ thuật
để có biện pháp phòng trị bệnh kịp thời và hiệu quả.
+ Quản lý sản lượng và chất lượng mủ hàng ngày (đong, đo mủ cho công nhân,
nhắc nhở công nhân tận thu mủ).
1.4. ĐẶC ĐIỂM NGÀNH CAO SU VIỆT NAM VÀ QUY TRÌNH CÔNG
NGHỆ SẢN XUẤT
1.4.1. Đặc điểm chung về ngành khai thác cao su tự nhiên
- Cao su thiên nhiên được sản xuất từ mủ cây cao su. Cây cao su phát triển tốt ở
vùng nhiệt đới ẩm, cần mưa nhiều. Từ tháng 01 đến tháng 03 hàng năm là mùa rụng
lá của cây cao su.Trong giai đoạn này sẽ không cạo mủ mà thay vào đó là thực hiện
công tác dưỡng thân cây cao su, đặc biệt là những chỗ đã cạo mủ. Thời gian còn lại
sẽ thu hoạch từ 9-10 tháng trong 1 năm, nếu cạo quá mức thời gian này cây có thể
sẽ chết hoặc khả năng cho mủ sẽ giảm mạnh.
- Thời gian khai thác của cây cao su thường từ 18 đến hơn 20 năm. Độ tuổi có thể
bắt đầu khai thác là từ 5-7 năm tùy vào công tác chăm sóc và giống cây.
- Ngành cao su thiên nhiên là một ngành đầu tư dài hạn.
“Cao su là một trong 3 mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Riêng
trong năm 2011, mặt hàng cao su chiếm 24% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các
mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam”.
- Cơ chế xuất khẩu cao su của Việt Nam là theo cơ chế thị trường. Các doanh
nghiệp trong ngành tự chủ động trong công tác xuất khẩu, làm sao nỗ lực đạt sản
lượng xuất khẩu cao nhất và hiệu quả nhất. Tập đoàn Cao su Việt Nam – VRG áp
mức giá sàn cho tất cả các doanh nghiệp để làm cơ sở cho giá bán đầu ra và xuất
khẩu cho các thành viên.
19
- Trong cơ cấu tập đoàn VRG bao gồm Tổng công ty, các công ty TNHH MTV,
các công ty cổ phần đã và chưa niêm yết và các công ty thương mại. Nếu xét riêng
những doanh nghiệp niêm yết thì sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp này
chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với toàn ngành (từ 3% - 4%).
- Hàng năm các doanh nghiệp trong ngành đều phải trích một phần sản lượng để ủy
thác xuất khẩu qua tập đoàn. Phần còn lại sẽ xuất khẩu trực tiếp và tiêu thụ nội địa.
Nhìn chung lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên của các doanh nghiệp sản xuất trong
nước là không cao, thực chất phần lớn tiêu thụ nội địa là thông qua việc bán hàng
cho các công ty thương mại trong nước để rồi sau đó lại xuất khẩu. Tụ chung lại cả
3 kênh: xuất khẩu trực tiếp, ủy thác xuất khẩu, bán hàng cho công ty thương mại
xem như là một vì điểm đến cuối cùng là xuất khẩu.
- Phương thức xuất khẩu cao su thiên nhiên tại Việt Nam nhiều nhất là giao hàng
qua biên giới (còn gọi là đường tiểu ngạch - DAF) xếp thứ hai là phương thức giao
hàng lên tàu (FOB) và cuối cùng giao hàng tại cảng có bảo hiểm hàng hóa (CIF).
- Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là: Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan,
Hàn Quốc, Đức, Ấn Độ, Mỹ, Việt Nam chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong kim
ngạch nhập khẩu cao su thiên nhiên trong khu vực và thế giới cụ thể là: Trung
Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, và Mỹ.
Mặc dù Trung Quốc là thị trường lớn và tiềm năng cao trong hiện tại và tương lai,
tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa thị trường
xuất khẩu để giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào thị trường này nhằm hạn chế những
rủi ro về biến động giá và đơn hàng xuất khẩu. Đây là hướng đi có lợi cho các
doanh nghiệp xuất khẩu cao su trong nước, giúp cho hoạt động kinh doanh cao su
thiên nhiên và các sản phẩm từ cao su của Việt Nam thêm ổn định và phát triển tốt
hơn.
20
1.4.2. Những yếu tố chính ảnh hưởng đến ngành cao su Việt Nam
* Biến động giá dầu: giá dầu ảnh hưởng một cách gián tiếp đến cao su thiên nhiên
thông qua sản phẩm cao su tổng hợp. Giá dầu giảm sẽ dẫn đến giá cao su tổng hợp
giảm, tạo lợi thế cạnh tranh cho mặt hàng này, dẫn đến các nhà sản xuất sẽ tăng
cường nhập khẩu cao su tổng hợp nhiều hơn thay cho cao su thiên nhiên và ngược
lại. Đây là sản phẩm thay thế được ưu tiên hàng đầu của các nhà nhập khẩu và sử
dụng nguyên liệu cao su khi giá cao su thiên nhiên tăng mạnh trên thị trường.
* Nhu cầu sản xuất săm lốp: bình quân ngành săm lốp chiếm đến 70% tiêu thụ cao
su toàn cầu, do đó những biến động trong ngành sản xuất này sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến giá cao su toàn thế giới.
* Điều kiện thời tiết, thiên tai, dịch bệnh: đây là những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm
soát của con người, hàng năm chính những yếu tố này đã ảnh hưởng rất lớn đến sản
lượng khai thác và chất lượng cao su của các doanh nghiệp trong nước, dẫn đến
nguồn cung của ngành cao su sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, gây thiệt hại lớn cho các
doanh nghiệp trong ngành.
* Tỷ giá: hầu hết các doanh nghiệp chế biến cao su trong nước đều có tỷ trọng xuất
khẩu cao. Vì vậy, mọi thay đổi trong cơ chế điều hành tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến lợi
nhuận thu về từ hoạt động xuất khẩu của các công ty trong ngành. Ngoài ra, hiện
nay các doanh nghiệp trong nước đã thực hiện trồng cao su tại Campuchia và Lào,
mọi chi phí đều thanh toán bằng USD, vì vậy những biến động trong tỷ giá
VND/USD cũng sẽ tác động đến chi phí hoạt động của các doanh nghiệp trong
ngành.
* Quỹ đất trồng cao su: trong nước hiện nay quỹ đất dành cho trồng cao su đang
khó mở rộng thêm. Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến diện tích và sản lượng cao su
của toàn ngành. Tuy nhiên hiện Chính phủ đã có những bước đi nhằm mở rộng diện
tích trồng cao su sang các nước láng giềng Lào và Campuchia nhằm nâng cao quy
mô diện tích cao su của ngành và cả nước. Hiện đang hướng đến mục tiêu từ nay
đến 2015 sẽ đạt từ 800.000 đến 1 triệu ha (trong đó có 200.000 ha trồng tại Lào và
Campuchia).
* Thuế xuất khẩu: Vừa qua đã có nhiều ý kiến cho rằng nên tăng thuế suất xuất
khẩu cao su nhằm hạn chế việc xuất khẩu cao su dạng thô, đảm bảo nguyên liệu cho
sản xuất trong nước góp phần hạn chế tình trạng nhập khẩu cao su thiên nhiên tại
21
Việt Nam. Việc tăng/giảm thuế xuất khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến giá xuất khẩu và
giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất cao su trong nước.
* Nạn “rút ruột” container xuất khẩu, trộm cắp mủ và pha hóa chất vào mủ của hộ
tiểu điền: những việc làm này gây hại đáng kể cho ngành cao su trong nước. Từ
việc làm giảm chất lượng mủ dẫn đến việc giảm sút uy tín trong công tác giao hàng
đối với khách hàng. Chính những điều này vô tình làm cho bộ mặt ngành cao su
thiên nhiên của nước ta bị đánh giá thấp so với các nước trong khu vực. Đây là yếu
tố gây trở ngại cho quá trình đàm phán giá với đối tác xuất khẩu.
1.4.3. Phân tích SWOT ngành cao su Việt Nam
Điểm mạnh (S):
1. Việt Nam có lợi thế về khí hậu, diện
tích đất lớn và màu mỡ phù hợp để
trồng cao su. Trong nước, từ lâu đã hình
thành những vùng trồng cao su tập trung,
quy mô lớn như Đông Nam Bộ, Tây
Nguyên, Duyên hải Miền Trung, cùng
với đó là bề dày kinh nghiệm của Tập
đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
2. Ngành cao su tự nhiện đã được Chính
Phủ xác định là một trong những ngành
tập trung phát triển mạnh và nhận được
nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ, với quy
hoạch phát triển theo các vùng, miền có
thế mạnh như Đông Nam Bộ, Tây
Nguyên, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc, Duyên
Hải Nam Trung Bộ.
3. Nhu cầu tiêu thụ cao su trên thế giới
và trong nước ngày càng tăng cao cùng
với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều
ngành công nghiệp, sản xuất tiêu dùng…
Sử dụng cao su là nguyên liệu đầu vào.
Cơ hội (O):
1. Ngành công nghiệp – sản xuất –
tiêu dùng Thế giới (sản xuất máy bay,
oto, xe máy, sản xuất thiết bị, máy móc
cho ngành chế tạo, y tế, hàng tiêu
dùng…) ngày càng phát triển và nhu
cầu đối với nguyên liệu đầu vào là cao
su cùng ngày càng cao.
2. Việc mở rộng hợp tác phát triển
trồng rừng cao su ra nước ngoài (Lào,
Campuchia, Myanmar…) cũng tạo ra
cơ hội mở rộng diện tích trồng và khai
tác đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
3. Việt Nam ở gần các công trường sản
xuất lớn như Trung Quốc, thuận lợi
trong hoạt động xuất khẩu sang thị
trường này.
Điểm yếu (W):
1. Ngành cao su trong nước đang gặp
khó khăn trong việc mở rộng diện tích
gieo trồng, với thực tế này thì nhiều
doanh nghiệp trồng cao su Việt Nam
thời gian qua đã phải mở rộng diện tích
sang các nước lân cận là Lào,
Campuchia…
2. Cao su tự nhiên xuất khẩu của Việt
Nam chủ yếu ở dạng thô mà chưa sản
xuất được cao su tổng hợp, và phương
Thách thức (T) :
1. Rủi ro của sản phẩm thay thế là cao
su tổng hợp, bởi sản phẩm cao su của
Việt Nam chủ yếu là cao su tự nhiên
dưới dạng thô.
2. Sự cạnh tranh giữa các nước xuất
khẩu cao su ngày càng gay gắt về cả
chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm
cao su xuất khẩu, một điểm mà ngành
cao su Việt Nam vẫn còn hạn chế.
3. Rủi ro bất khả kháng từ thảm họa
22
thức xuất khẩu chủ yếu là qua đường
tiểu ngạch. Thực tế này khiến sản phẩm
cao su tự nhiên của Việt Nam gặp rủi ro
cao với sản phẩm thay thế và không chủ
động được về giá xuất khẩu, gây khó
khăn cho doanh nghiệp trong nước.
3. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam
lại tập trung quá nhiều vào Trung Quốc,
do đó phụ thuộc khá nhiều vào những
biến động giá tại thị trường này. Trong
nhiều trường hợp phần thiệt luôn thuộc
về các doanh nghiệp Việt Nam.
4. Tỷ trọng các rừng cao su già cỗi của
ngành cao su Việt Nam cũng đang ở
mức cao, khiến chất lượng và năng xuất
khai thác sụt giảm. Thực tế này đặt ra
vấn đề phải tái canh tác, gieo trồng lại
các rừng cao su trong thời gian tới.
thiên nhiên tại các vùng gieo trồng cao
su.
4. Các rào cản thuế quan đối với cao su
và các sản phẩm liên quan cũng là các
yếu tố ảnh hưởng đến giá cả xuất khẩu
của các doanh nghiệp Việt Nam.
Nguồn: Báo cáo ngành Cao su 04/2014, Trung tâm nghiên cứu MBS
1.4.4. Đặc điểm sản phẩm, điều kiện tự nhiên của Nông trường
Mủ cao su là sản phẩm tự nhiên, nên phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên
của Nông trường. Phân tích khái quát điều kiện tự nhiễn của Nông trường.
* Vị trí địa lý: Nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 20 km hướng
về phía Tây Bắc. Nông trường cao su Cư M’gar hướng về phía Đông, nằm trên tỉnh
lộ 8, thuộc xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
* Địa hình: Tương đối bằng phẳng, diện tích rừng bao phủ lớn nên khí hậu rất
mát mẻ. Hơn 70% diện tích là đất đỏ bazan thích hợp cho việc sản xuất các loại cây
công nghiệp có giá trị kinh tế cao theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung chuyên
canh như cao su, cà phê, hồ tiêu…
*Khí hậu: Mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,
nhưng do sự nâng lên của địa hình nên có đặc điểm rất đặc trưng của khí hậu nhiệt
đới gió mùa cao nguyên, với nền nhiệt tương đối cao đều trong năm, biên độ nhiệt
giữa ngày và đêm dao động lớn. Một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 05
đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
* Đất đai, thổ nhưỡng: Có 02 loại đất chính: Đất đỏ trên đá Bazan và Đất đen
trên sản phẩm bồi tụ của đá Bazan.
23
Từ những điều kiện tự nhiên trên đã hình thành nên vừng khai thác cao su tập
trung trên 2600 ha mà Nông trường đang khai thác và quản lý.
1.4.5. Quy trình khai thác mủ nước
Nông trường vẫn tuân thủ quy trình kỹ thuật cơ bản do Tổng Công ty Cao
su Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) ban hành năm 2004:
+ Tùy vào điều kiện thời tiết trong năm, bắt đầu cạo khi nhìn thấy rõ đường cạo, cạo
càng sớm càng tốt. Mùa mưa, chờ khi vỏ cây khô ráo thì mới bắt đầu cạo, nếu đến
11h- 12h trưa mà vỏ cây còn ướt thì cho nghỉ cạo.
+ Trước khi cạo phải bóc mủ dây, mủ chén, sửa lại kiềng máng, lau sạch chén, úp
lên kiềng. Cạo xong ngửa chén ra hứng mủ, dẫn mủ vào chén rồi qua cạo cây khác.
Khi có hiệu lệnh thì mới được trút mủ. Nếu trời chuyển mưa có thể trút sớm, mủ
trút xong được đưa ngay về trạm giao nhận mủ.
+ Đối với những loại cây mau đông thì sau khi cạo xong phải nhỏ vào chén 3 -5 giọt
amoniac 3% – 5%. Dung dịch amoniac được cung cấp bởi nhà máy chế biến. Cây
nào cạo trước thì trút trước, đặt chén mủ lại vị trí cũ để hứng mủ chảy trễ, tránh trút
sót mủ. Khi đổ mủ từ thùng sang thùng chứa phải dùng rây lọc mủ với kích thước lỗ
5mm.
+ Sau khi trút mủ xong công nhân chở mủ về trạm, đội trưởng sử dụng cân đo để
xác định lượng mủ của từng công nhân, cả mủ nước và mủ chén - mủ dây. Đội
trưởng có nhiệm vụ ghi đầy đủ, chính xác số liệu vào sổ theo dõi. Khi đổ mủ từ
thùng chứa sang bồn chứa trên xe tải phải dùng rây lọc mủ với kích thước lỗ 3mm.
+ Sau khi mủ khai thác trong ngày của từng đội đã được tập hợp và chứa ở bồn trên
xe tải. Đội trưởng và các bảo vệ sẽ có nhiệm vụ giám sát đưa mủ lên nhà máy chế
biến của Tổng công ty.
1.5. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NÔNG
TRƯỜNG TỪ 2011 – 2013
Bảng 1.1. Sản lượng thực tế và năng suất đạt được của Cao su Quốc doanh từ
2011 – 2013