Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật tại xã xuân sơn,vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.61 MB, 129 trang )

Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: Nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật tại xã Xuân Sơn,Vườn Quốc
gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ

GVHD:
TS. Vương Duy Hưng
SV thực hiện: Hoàng Thị Minh Thơm
Mã SV:
1453022561
Lớp:
K59A_QLTNR

Hà nội, ngày 30 tháng 05 năm 2018

i


LỜI CẢM ƠN
Sau bốn năm học tập và rèn luyện, khóa học 2014- 2018 đã bước vào giai
đoạn kết thúc. Được sự nhất trí của của nhà trường và Khoa quản lý tài nguyên rừng
và môi trường, tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài:“Nghiên cứu đặc điểm
hệ thực vật tại xã Xuân Sơn, Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ”. Sau gần
năm tháng thực hiện, đến nay đề tài đã hoàn thành.
Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới
TS.Vương Duy Hưng, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều
kiện thuận lợi trong q trình nghiên cứu để tơi có thể hồn thành đề tài này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ Vườn Quốc Gia Xuân Sơn cùng
bạn bè đã tạo điều kiện tốt nhất, giúp đỡ động viên tôi trong những ngày thu thập
số liệu tại hiện trường.


Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện, tuy nhiên do thời gian, năng
lực và kinh nghiệm của bản thân tơi cịn nhiều hạn chế, bước đầu làm quen với công
tác nghiên cứu khoa học cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm tiếp xúc thực tiễn và
thu thập thơng tin nên đề tài khó tránh được những thiếu sót.. Kính mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo và bạn bè để khóa luận hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2018
Hoàng Thị Minh Thơm

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH LỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... vi
DANH LỤC CÁC BIỂU ........................................................................................ vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................3
1.1. Nghiên cứu thực vật trên thế giới .......................................................................3
1.2. Nghiên cứu thực vật ở Việt Nam ........................................................................5
1.3. Nghiên cứu hệ thực vật tại Phú Thọ .................................................................14
Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .........................................................................................................................17
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................17
2.1.1. Mục tiêu chung...............................................................................................17
2.1.2. Mục tiêu cụ thể...............................................................................................17
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................17
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................17
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................17

2.3. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................17
2.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................17
2.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp ............................................................................17
2.4.2. Phương pháp nội nghiệp ................................................................................19
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ- XÃ HỘI .....................................25
iii


3.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................25
3.1.1. Vị trí địa lý, hành chính .................................................................................25
3.1.2. Địa hình địa mạo ............................................................................................25
3.1.3. Khí hậu thuỷ văn ............................................................................................25
3.1.4. Hệ thực vật rừng ............................................................................................27
3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ....................................................................................27
3.2.1. Dân số, dân tộc và phân bố dân cư ................................................................28
3.2.2. Kinh tế và đời sống ........................................................................................28
3.2.3. Cơ sở hạ tầng..................................................................................................30
3.2.4. Quản lý và sử dụng đất trong Vườn quốc gia ................................................31
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................32
4.1. Đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật ..............................................................32
4.1.1. Đánh giá tính đa dạng bậc ngành ...................................................................32
4.1.2. Tỷ trọng 2 lớp trong ngành Ngọc lan.............................................................33
4.1.3. Đánh giá đa dạng các taxon dưới ngành ........................................................34
4.1.4. Các lồi q hiếm và có nguy cơ bị tiêu diệt tại khu vực nghiên cứu...........42
4.1.5. Các lồi có ích tại khu vực nghiên cứu ..........................................................43
4.1.6. So sánh với hệ thực vật tại xã Đồng Yên Tỉnh Hà Giang .............................44
4.2. Phân tích phổ dạng sống của hệ thực vật ..........................................................45
4.2.1. Phân tích phổ dạng sống của khu vực nghiên cứu.........................................45
4.2.2. So sánh với phổ dạng sống của các khu vực khác .........................................47
4.3. Các tác động đến tài nguyên thực vật tại khu vực nghiên cứu .........................48

iv


4.3.1. Tác động tích cực ...........................................................................................48
4.3.2. Tác động tiêu cực ...........................................................................................48
4.4. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển hệ thực vật .........................................48
4.4.1. Giải pháp về kỹ thuật .....................................................................................48
4.4.2. Giải pháp tuyên truyền ...................................................................................49
4.4.3. Giải pháp kinh tế ............................................................................................50
4.4.4. Tăng cường hiệu quả các hoạt động quản lý .................................................50
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ .................................................................52
Kết luận ....................................................................................................................52
Tồn tại ......................................................................................................................54
Kiến nghị ..................................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................56

v


DANH LỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Sự phân bố các taxon trong các ngành thực vật tại khu vực nghiên cứu 32
Bảng 4.2. Tỷ trọng của lớp Ngọc lan so với lớp Loa kèn........................................34
Bảng 4.3: Danh sách các họ thực vật nhiều loài, chi tại khu vực nghiên cứu .........35
Bảng 4.5: Danh sách các họ thực vật đơn loài tại khu vực nghiên cứu ...................39
Bảng 4.6: Danh sách các loài quý hiếm tại khu vực nghiên cứu .............................42
Bảng 4.7: Tỷ lệ các công dụng của hệ thực vật tại xã Xuân Sơn ............................43
Bảng 4.8: Bảng tổng hợp các taxon của hai hệ thực vật ở hai khu vực...................45
Bảng 4.9: Tỷ lệ phổ dạng sống của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu .................46

vi



DANH LỤC CÁC BIỂU
Biểu đồ 4.1. So sánh số lượng các bậc taxon giữa các ngành .................................33
Biểu đồ 4.2. Tỷ trọng của 10 họ đa dạng nhất hệ thực vật xã Xuân Sơn ................36
Biểu đồ 4.3. Các chi đa dạng nhất của hệ thực vật xã Xuân Sơn ............................38
Biểu đồ 4.4. Các nhóm cơng dụng của hệ thực vật xã Xuân Sơn............................44

vii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xa xưa diện tích rừng tự nhiên đã che phủ phần lớn bề mặt của trái đất,
nhưng do tác động của con người diện tích rừng tự nhiên đã giảm đi đáng kể. Tính
đến năm 1995 diện tích rừng của tồn thế giới chỉ cịn khoảng 3454 triệu ha (số liệu
FAO 1997), tỷ lệ che phủ chiếm khoảng 35% bề mặt trái đất và mỗi ngày rừng lại
suy giảm hoặc bị thối hóa đặc biệt là rừng tự nhiên. Ở Việt Nam diện tích rừng năm
1943 khoảng 14,3 triệu ha tỷ lệ che phủ khoảng 43%. Do nhiều nguyên nhân như
nghèo đói, chiến tranh, thiên tai mà diện tích rừng ở Việt Nam bị giảm mạnh, tính
đến năm 1995 tổng diện tích rừng của Việt Nam chỉ cịn 9 triệu ha độ che phủ 28%
diện tích bề mặt, không đảm bảo an ninh sinh thái môi trường. Đây là một vấn đề
hết sức nghiêm trọng, trong những năm qua Đảng và Nhà nước cũng có nhiều nỗ lực
trong việc bảo vệ rừng và trồng rừng. Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng không chỉ
mang ý nghĩa bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên mà còn là để bảo vệ và cải tạo
môi trường sống của con người. Rừng có ảnh hưởng nhiều mặt đến mơi trường, làm
thay đổi điều kiện khí hậu, đất đai, sinh vật, nguồn nước, chống ơ nhiễm và làm sạch
khơng khí. Do đó việc giữ gìn, bảo vệ, phát triển rừng chính là giữ gìn “lá phổi” của
trái đất, của sự sống.
Vườn Quốc gia Xuân Sơn thuộc địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ có hệ
sinh thái rừng khá phong phú, đa dạng của miền Bắc nói riêng và Việt Nam nói

chung. Ở đây, với kiểu rừng nhiệt đới và á nhiệt đới cịn tồn tại khá nhiều lồi động,
thực vật quý hiếm đặc trưng cho vùng núi Bắc Bộ, khơng chỉ có giá trị nghiên cứu
khoa học, bảo tồn nguồn gen, mà cịn có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế, khai
thác tài nguyên (đặc biệt là tài ngun sinh vật) và giáo dục bảo vệ mơi trường.
Ngồi ra, Vườn Quốc gia Xuân Sơn còn được coi là “lá phổi xanh”, là điểm du lịch
hấp dẫn nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, có tác dụng to lớn trong việc điều
hịa khí hậu, hấp thụ CO2 - chất gây hiệu ứng nhà kính. Đó là chưa kể, vai trò phòng

1


hộ đầu nguồn của nó, cũng như việc cung cấp và bảo vệ nguồn nước, cung cấp cho
sinh hoạt và sản xuất nơng nghiệp.
Với những giá trị quan trọng đó, rừng Xuân Sơn được nằm trong danh sách khu
rừng cấm tại Quyết định 194/CT ngày 09 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng. Ngày 28 tháng 11 năm 1992, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn được
thành lập. Ngày 17 tháng 4 năm 2002, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn được
chuyển hạng thành Vườn Quốc gia Xuân Sơn tại Quyết định số 49/QĐ- TTg của
Thủ tướng Chính phủ (với tổng diện tích tự nhiên là 15.048 ha). Cho đến nay, đã có
khá nhiều cơng trình nghiên cứu về Vườn Quốc gia Xuân Sơn, đặc biệt có một số
cơng trình nghiên cứu về đa dạng sinh học và hệ thực vật tại Vườn Quốc gia Xuân
Sơn. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nghiên cứu nào đánh giá về đặc điểm hệ thực
vật tại xã Xuân Sơn vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Xã Xuân
Sơn là nơi tập trung dân cư sinh sống và làm việc, nên hệ thực vật nơi đây chịu tác
động nhiều từ người dân. Vì vậy, tơi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hệ thực
vật tại xã Xuân Sơn,Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ” nhằm đưa ra những
cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát triển đa dạng hệ thực vật ở xã Xuân
Sơn,Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

2



Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu thực vật trên thế giới
Việc nghiên cứu hệ thực vật trên thế giới đã có từ lâu. Người ta đã tìm thất các
tài liệu mơ tả về hệ thực vật xuất hiện ở Ai Cập khoảng 300 năm trước công nguyên
và ở Trung quốc khoảng 200 năm trước công nguyên. Song những cơng trình có giá
trị xuất hiện vào thế kỷ XIX-XX như: Thực vật chí Hongkong (1861), Thực vật chí
Australia (1866), Thực vật chí rừng Tây Bắc và trung tâm Ấn Độ (1874). Theo
hướng nghiên cứu thống kê và mơ tả thực vật phải kể đến các cơng trình như, Thực
vật chí Đơng Dương của Lecomte và cộng sự (1907-1952),Thực vật chí Malasia
(1948-1972), Thực vật chí Vân Nam (1979-1997). Kiến thức về cây cỏ được loài
người ghi chép và lưu lại. Tác phẩm ra đời sớm nhất có lẽ là của Aristote (384-322
trước cơng ngun). Tiếp đó là tác phẩm lịch sử thực vật của Theophraste (khoảng
349 trước công ngun) trong đó ơng đã mơ tả, giới thiệu gần 500 loài cây cỏ với
các chỉ dẫn nơi mọc và công dụng. Một số tác giả nghiên cứu về hệ thực vật Trung
quốc như, Dunn S. T. và Tutcher W. J. (1912)về thực vật Quảng Đông và Hồng
Kông, Chen Fenghwai và Wu Te-lin (1987-2006) về thực vật chí Quảng Đơng,
Huang Tsengchieng (1994-2003) đã cho ra đời bộ thực vật đài loan, Wu Zheng-yi
và Raven P.H. (1994-2007) với thực vật chí Trung Quốc, Wu Te-lin (2002) với danh
lục các loài thực vật Hồng Kông. Mới đây nhất, năm 2008, Hu Shiuying đã cơng bố
cuốn Thực vật chí Hồng Kơng. Ở Nga, từ năm 1928-1932 được xem là giai đoạn mở
đầu cho thời kỳ nghiên cứu hệ thực vật. Tolmachop A.I cho rằng “Chỉ cần điều tra
trên một diện tích đủ lớn để có thể bao trùm được sự phong phú của nơi sống nhưng
khơng có sự phân hóa về mặt địa lý”. Ơng gọi đó là hệ thực vật cụ thể. Tolmachop
A.I đã đưa ra một nhận định là số loài của một hệ thực vật cụ thể ở vùng nhiệt đới
ẩm thường xanh là 1500-2000 loài.
Engler (1882) đưa ra con số thống kê cho thấy số loài thực vật Thế giới là
275.000 lồi, trong đó thực vật có hoa có 155.000 – 160.000 lồi, thực vật khơng có
3



hoa có 30.000 – 135.000 lồi. Riêng thực vật có hoa trên Thế giới, Van lop (1940)
đưa ra con số 200.000 loài, Grosgayem (1949) là 300.000 loài. Hai vùng giàu có
nhất thế giới là Brazil 40.000 lồi và quần đảo Malaixia 45.000 lồi, 800 chi, 120 họ
trong khi đó ở Trung Trung Hoa có 2.900 lồi, 936 chi, 155 họ (Dẫn theo Nguyễn
Nghĩa Thìn, 2008). Takhtajan Viện sỹ thực vật, Acmenia đã có những đóng góp lớn
cho khoa học phân loại thực vật. Trong cuốn “Diversity and Classifcation of
Flowering Plant” (1977), đã thống kê và phân chia toàn bộ thực vật Hạt kín trên thế
giới khoảng 260.000 lồi, vào khoảng 13.500 chi, 591 họ, 232 bộ thuộc 16 phân lớp
và 2 lớp. Trong đó Lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) gồm 11 phân lớp, 175 bộ, 45)
8 họ, 10.500 chi; không dưới 195.000 loài vào Lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae)
gồm 6 phân lớp, 57 bộ, 133 họ, trên 3000 chi và khoảng 65.000 lồi. Brummit (1992)
chun gia của Phịng Bảo Tàng Thực Vật Hoàng Gia Anh, trong cuốn “Vascular
plant families and genera” đã thống kê tiêu bản thực vật cao có mạch trên thế giới
vào 511 họ, 13.884 chi, 6 ngành là, Khuyết lá thong (Plilotophyta), Thông đá
(Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Hạt
trần (Gymnospermae) và Hạt kín (Angiospermae).Trong đó ngành Hạt kín
(Angiospermae) có 13.477 họ, 454 chi và được chia ra hai lớp là, Lớp Hai lá mầm
(Dicotyledoneae) bao gồm 10.715 chi, 357 họ và Lớp Một lá mầm
(Monocotyledoneae) bao gồm 2.762 chi, 97 họ. Theo Phạm Hoàng Độ (1992 –
2003), hệ thực vật trên Thế giới như sau, Pháp có khoảng 4.800 lồi, châu Âu 11.000
lồi, Ấn Độ có khoảng 12.000 – 14.000 lồi, Malaysia và Indonesia có khoảng
25.000 lồi. Lê Trần Chấn và cộng sự (1999), đưa ra con số về số lượng loài thực
vật ở các vùng như sau, vùng hàn đới (đất mới, 208 lồi), vùng ơn đới (Litva, 1.439
lồi), cận nhiệt đới (Palextin, 2.334 lồi), vùng nhiệt đới ẩm và nhiệt đới gió mùa
(Philippin 8.099 loài, Bắc Việt Nam 5.609 loài). Trong phạm vi bắc bán cầu, tỷ lệ
10 họ giàu loài nhất của hệ thực vật giảm giần từ vùng bắc cực đến vùng xích đạo

4



(từ gần 75% đến khoảng 40%). Trong khi đó số họ chiếm vị trí nổi bật trong 10 họ
giàu lồi nhất tăng dần từ vùng nhiệt đới (10%) đến vùng ôn đới, nhất là hàn đới.
Vườn Quốc Gia Doi Suthep-Pui ở miền Bắc Thái Lan, với diện tích 261km2 có
2.220 lồi. Trong đó, rừng thường xanh có độ phong phú về lồi cây có mạch cao
nhất (930 lồi) so với các loại rừng khác, rừng rụng lá - tre nứa có 740 lồi, rừng
hỗn giao có 755 lồi, rừng nửa rụng lá - Sồi có 533 lồi, rừng thường xanh - Thơng
có 540 lồi. (Maxwell and Elliott, 2001). Sau khi học thuyết tiến hóa của S. Darwin
ra đời các cơ sở lý luận của địa lý thực vật cũng được hình thành và phát triển. Sau
đó, trong nửa sau thế kỷ XIX có nhiều cơng trình nghiên cứu địa lý thực vật xuất
hiện và phát triển theo các xu hướng chính, Đánh giá số lượng thực vật, phân vùng
địa lý thực vật.Về xác định yếu tố địa lý của từng lồi có các tác giả như,
Aliochin(1961), Schmidthusen (1976), Pócs Tamás (1965), Takhtajan (1978),
K.etJ.Wu (1991). Xác định các loài đặc hữu là vấn đề cũng rất quan trọng khi phân
tích đặc trưng phân bố địa lý của hệ thực vật. Theo T.Pocs, A.I.Tolmatrov,
J.Schmithuse, “... đặc hữu là những loài chỉ phân bố ở một vùng (miền, địa
phương...) duy nhất trên trái đất, không thể phát hiện ở bất kỳ nơi nào khác”. Rõ
ràng là với cách hiểu này khi xác định tính đặc hữu chỉ cần quan tâm đến khơng gian
phân bố hiện tại của loài này hoặc loài kia, chứ khơng cần biết nguồn gốc phát sinh
của chúng. Nó khác với việc phân tích hệ thực vật về mặt di truyền là để xác định
nguồn gốc phát sinh, từ đó khẳng định đây là loài bản địa hoặc di cư.
1.2. Nghiên cứu thực vật ở Việt Nam
Nghiên cứu về hệ thực vật rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu trong công tác nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học.Việt Nam là một trong
những trung tâm đa dạng sinh học lớn nhất của thế giới và đã được nhiều tác giả
trong và ngoài nước tiến hành nghiên cứu.
Việc nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam đã có từ lâu. Ta có thể nhắc tới một
số tác giả như, Tuệ Tĩnh (1417) trong cuốn “ Nam dược thần hiệu” đã mô tả tới 579
5



loài cây làm thuốc…Song việc điều tra nghiên cứu thực vật có tính quy mơ lớn ở
nước ta mới chỉ bắt đầu vào thời Pháp thuộc. Trước hết phải kể đến các cơng trình,
“Thực vật chí Nam bộ” của Leureir, “Thực vật chí rừng Nam bộ” của các tác giả
Piere L. Một trong các cơng trình lớn nhất về quy mơ cũng như giá trị là cơng trình
nghiên cứu hệ thực vật Đông Dương của các tác giả pháp Lecomte et al, kết quả của
nghiên cứu này là bộ “Thực vật chí đại cương Đơng Dương”, theo Lecomte thì Đơng
dương có hơn 7.000 lồi. Đây là bộ sách có giá trị và ý nghĩa lớn với các nhà Thực
vật học, những người nghiên cứu thực vật Đơng Dương nói chung và hệ thực vật
Việt Nam nói riêng.
Năm 1969, Phan Kế Lộc đã thống kê và bổ sung số loài ở miền Bắc lên 5.609,
1.660 chi, 140 họ. Trong đó có 5.069 lồi thực vật Hạt kín và 540 lồi thuộc các
ngành cịn lại.
Trên cơ sở bộ Thực vật chí Đơng Dương, Thái Văn Trừng (1978) trong cơng
trình “Thảm thực vật rừng Việt Nam” đã thống kê ở khu hệ thực vật nước ta có 7.004
lồi thực vật bậc cao có mạch thuộc 1.850 chi và 289 họ. Thái Văn Trừng đã khẳng
định ưu thế của ngành Hạt kín trong hệ thực vật Việt Nam với 6.336 loài (chiếm
90,9%), 1.727 chi (chiếm 93,4%) và 239 họ (chiếm 82,7%). Đáng chú ý nhất là bộ
“Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1991-1993) xuất bản tại Canada, bao gồm
3 tập (6 quyển), đã thống kê mơ tả được 10.419 lồi thực vật bậc cao có mạch ở Việt
Nam. Trong hai năm 1999- 2000, ông đã chỉnh lý, bổ sung và tái bản lại tại Việt
Nam. Bộ sách gồm 3 quyển, đã thống kê mơ tả kèm hình vẽ của 11.611 lồi thuộc
3.179 chi, 295 họ và 6 ngành.
Năm 1997, Nguyễn Nghĩa Thìn cho xuất bản cuốn “Cẩm nang nghiên cứu đa
dạng sinh vật” đưa ra các thơng tin về tình hình đa dạng sinh học trên thế giới và
Việt Nam. Ngoài ra tác giả đã thống kê được ở Việt Nam có 10.580 lồi thực vật bậc
cao có mạch thuộc 2.342 chi, 334 họ, 6 ngành. Trong đó ngành Hạt kín có 9.812
loài, 2.175 chi và 296 họ. Năm 1998, Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thị Thời cho
6



xuất bản cuốn “Đa dạng thực vật vùng núi cao Sa Pa- Phan Si Păng”, đã thống kê
được 2.024 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 771 chi, 200 họ và 6 ngành.
Năm 1999, trong cuốn “Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam”, Lê
Trần Chấn đã thống kê được ở nước ta có 10.192 loài, 2.298 chi và 285 họ thuộc 7
ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, ngành Khuyết lá thơng (Psilotophyta) có
1 lồi, 1 chi, 1 họ, ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) có 2 lồi, 1 chi, 1 họ, ngành
Dương xỉ (Potypodiophyta) có 632 lồi, 138 chi, 28 họ, ngành Hạt trần
(Gymnospermae) có 52 lồi, 22 chi, 8 họ, ngành Hạt kín có 9.450 lồi, 2.131 chi,
244 họ.
Tập thể các nhà thực vật học Việt Nam (2001, 2003, 2005) biên soạn cuốn Danh
lục các loài thực vật Việt Nam và bộ Thực vật chí Việt Nam. Hiện nay đã xuất bản
được 11 tập. Đây là các tài liệu hữu ích cho các nghiên cứu tiếp theo về tài nguyên
thực vật Việt Nam. Trong cuốn “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”, các tác giả
đã thống kê được 368 loài vi khuẩn lam, 2.200 loài Nấm, 2.176 loài Tảo, 481 lồi
Rêu, 1 lồi quyết Thơng, 53 lồi Thơng đất, 2 loài cỏ Bút tháp, 691 loài Dương sỉ,
69 loài thực vật hạt trần và 13.000 lồi thực vật hạt kín, đưa tổng số loài thực vật
Việt Nam lên đến gần 20.000 loài.
Giai đoạn 2001- 2005, tập thể các tác giả thuộc trung tâm nghiên cứu tài nguyên
và Môi trường- Đại học Quốc gia Hà Nội và Nguyễn Tiến Bân (2003, 2005, T1, T2,
T3) trên cơ sở tập hợp các mẫu tiêu bản thực vật cùng với các mẫu tiêu bản đã có,
đã xuất bản bộ “Danh lục các lồi thực vật Việt Nam” gồm 3 tập. Bộ sách đã thống
kê được đầy đủ nhất các lồi thực vật có ở Việt Nam với tên khoa học cập nhật nhất.
Trong tài liệu này, đã cơng bố 11.238 lồi thực vật bậc cao có mạch thuộc 2.435 chi,
327 họ. Trong đó ngành Khuyết lá thơng (Psilotophyta) có 1 lồi, 1 chi, 1 họ; ngành
Thơng đất (Lycopodiophyta) có 35 lồi, 5 chi, 3 họ; ngành Cỏ tháp bút
(Equisetophyta) có 2 lồi, 1 chi, 1 họ; ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 696 lồi,

7



136 chi, 29 họ; ngành Hạt trần (Gymnospermae) có 69 lồi, 22 chi, 9 họ; ngành Hạt
kín (Angiospermae) có 10.417 loài, 2.270 chi, 284 họ.
Gần đây, Theo báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học (2011) Việt Nam là một
trong những quốc gia có đa dạng sinh học cao về các lồi thực vật. Tính đến năm
2011 đã ghi nhận được 13.766 loài thực vật (2.393 loài thực vật bậc thấp và 11.373
lồi thực vật bậc cao có mạch).
Đối với các vườn quốc gia có nhiều cơng trình nghiên cứu về tính đa dạng hệ
thực vật, Danh lục thực vật Vườn quốc gia Cát Tiên đã được Trần Văn Mùi (2004)
thống kê được 1.610 loài thực vật bậc cao có mạch của 78 bộ, 162 họ, 724 chi. Ngơ
Tiến Dũng và cộng sự (2005), đã thống kê được 565 lồi có ích trong tổng số 854
lồi thực vật của Vườn quốc gia Yok Đơn. Trong đó nhóm tài ngun cây lấy gỗ có
158 lồi chiếm 18,5% tổng số lồi trong toàn hệ. Nguyễn Quốc Trị (2006), xây dựng
bảng danh lục thực vật của Vườn quốc gia Hoàng Liên gồm 2.432 loài thuộc 898
chi, 209 họ, 6 ngành. Nghiên cứu về đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch vùng đệm
Vườn quốc gia Vũ Quang, Đỗ Ngọc Đài và cộng sự (2008), đã thống kê được 79 họ,
215 chi, 349 loài. Võ Thị Minh Phương và cộng sự (2010), đã điều tra được 20 loài
cây hạt trần thuộc 10 chi của 7 họ thực vật, 58 loài cây thân gỗ một lá mầm thuộc 21
chi của 4 họ thực vật tại Vườn quốc gia Bạch Mã. Kết quả điều tra ở phía Tây bắc
Vườn quốc gia Vũ Quang, Phạm Hồng Ban (2010), thống kê có 5 ngành thực vật
bậc cao với 94 họ, 332 chi, 478 loài... Đối với các Khu bảo tồn thiên nhiên cũng có
nhiều cơng trình nghiên cứu, Bảng danh lục thực vật của Khu bảo tồn thiên nhiên
Đakrơng của Nguyễn Long (2007) gồm 1.412 lồi thuộc 645 chi, 150 họ thuộc 5
ngành. Điều tra hệ thực vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, Hậu Giang,
Vi Thị Vân và cộng sự (2009), đã xác định được 201 loài, 153 chi, 80 họ thực vật.
Bùi Thanh Sơn (2015), Nghiên cứu bảo tồn hệ thực vật tại khu rừng Quốc gia Yên
Tử, tỉnh Quảng Ninh. Đã phát hiện và giám định được 998 loài thực vật bậc cao có
mạch, thuộc 547 chi, 175 chi, trong 5 ngành thực vật. Theo kết quả điều tra về thành
8



phần loài thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, Nghệ An tác giả Hoàng Đanh
Trung và cộng sự (2010), đã xác định được 426 loài thuộc 271 chi, 116 họ thuộc 5
ngành thực vật bậc cao có mạch. Phan Hoài Vỹ (2011), đã xác định được hệ thực
vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn, tỉnh Bình Định có 625 lồi thực vật thuộc
370 chi, 138 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch.
Nghiên cứu về yếu tố địa lý thực vật:
Mỗi hệ thực vật bao gồm các loài giống và khác nhau về nguồn gốc phân bố địa
lý do sự phụ thuộc vào điều kiện môi trường và lịch sử phát sinh. Những loài thuộc
yếu tố đặc hữu thể hiện sự khác biệt giữa các hệ thực vật với nhau, cịn các lồi thuộc
yếu tố di cư sẽ chỉ ra sự liên hệ giữa các hệ thực vật đó.
Gagnepain là người đầu tiên nghiên cứu, phân tích và đánh giá các yếu tố địa
lý thực vật của hệ thực vật Việt Nam, theo tác giả hệ thực vật Đông dương bao gồm
5 yếu tố:
- Yếu tố Trung Quốc, 38,8%
- Yếu tố Xích Kim – Himalaya, 18,5%
- Yếu tố Malaysia và nhiệt đới khác, 15,0%
- Yếu tố Đặc hữu, 11,9%
- Yếu tố nhập nội và phân bố rộng, 20,8%
Pocs Tamas (1965) đã phân tích và sắp xếp các loài thực vật ở Bắc Việt Nam
có 5.190 lồi. Tác giả đã xây dựng phổ các yếu tố địa lý cho hệ thực vật ở miền Bắc
Việt Nam, trong đó các yếu tố cũng như thành phần của chúng đều có sự thay đổi so
với những kết quả nghiên cứu của Gagnepain, cụ thể như sau:
* Nhân tố bản địa đặc hữu, 39,90%
+ Việt Nam 32,55%
+ Đông Dương 7,35%
* Nhân tố di cư từ các vùng nhiệt đới, 55,27%
+ Trung Hoa 12,89%
9



+ Ấn Độ và Hymalaya 9,33%
+ Malaysia - Indonesia 25,69%
+ Các vùng nhiệt đới khác 7,36%
* Nhân tố khác, 4,83%
+ Ôn đới 3,27%
+ Thế giới 1,56%
* Nhập nội, trồng trọt, 3,08%
Theo Thái Văn Trừng (1978) đã thống kê hệ thực vật Bắc Việt Nam có 3% số
chi và 27,5 % số loài đặc hữu. Đồng thời thảm thực vật rừng Việt Nam cũng hội tụ
các luồng di cư từ nhiều hướng khác nhau. Căn cứ theo khu phân bố và nguồn gốc
phát sinh thì:
* Nhân tố bản địa đặc hữu 50,0%
* Nhân tố di cư từ các vùng nhiệt đới 39,0%
+ Ấn Độ - Miến Điện 14.0%
+ Malaysia – Indonesia 15,0%
+ Vân Nam- Quý Châu 10%
* Nhân tố khác, 11,0%
+ Nhiệt đới 7,0%
+ Ôn đới 3,0%
+ Thế giới 1,0%
* Nhập nội, trồng trọt, 3,08%
Nghiên cứu phổ dạng sống của hệ thực vật
Pocs Tamas (1965) trong cơng trình nghiên cứu hệ thực vật Bắc Việt Nam đã
phân tích một số thành phần phổ dạng sống của hệ thực vật Bắc Việt Nam như sau:
- Cây gỗ lớn cao trên 30m (Meg) 4,85%
- Cây có chồi vừa trên đất cao 8-30m (Mes) và cây có chồi nhỏ trên
đất cao 2-8m (Mi) 13,80%
10



- Cây có chồi trên đất lùn dưới 2m (Na) 18,02%
- Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp) 9,08%
- Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep) 6,45%
- Cây chồi sát đất (Ch), cây chồi nửa ẩn (H), cây chồi ẩn (Cr) 40,68%
- Cây chồi một năm (Th) 7,12%
Và phổ dạng sống như sau:
SB = 52,20 Ph + 40,68 (Ch,H,Cr) + 7,12 Th
Để nghiên cứu về phổ dạng sống của hệ thực vật, nhiều tác giả sử dụng phương
pháp của Raunkiaer (1934) đã được Thái Văn Trừng (1999) xây dựng theo sơ đồ
theo hai mùa, thuận lợi và khó khăn.
1. Cây chồi trên (Phanerophytes) - Ph, bao gồm những cây có chồi trong mùa
khó khăn nằm cách mặt đất từ 25cm trở lên. Ví dụ, Sâng, Chị chỉ,… Nhóm này
được chia thành những nhóm nhỏ
1.1. Cây chồi trên to (Megaphanerophytes) - Mg, là cây gỗ hay dây leo gỗ cao
từ 25m trở lên như Sâng, Chò chỉ, Chò xanh, Lim.
1.2. Cây chồi trên nhỡ (Mesophanerophytes) - Me, gồm những cây gỗ hay dây
leo gỗ từ 8- 25m, Gội, Sung, Máu chó, Trường. Có thể gồm một số lồi cây thân
thảo hóa gỗ như Tre, Nứa.
1.3. Cây chồi trên nhỏ (Microphanerophytes) - Mi, là cây gỗ nhỏ, cây bụi, dây
leo gỗ có thân cây hóa gỗ, cao từ 2-8m, Chòi mòi, Dâu da, Ngái, Mận, Đào.
1.4. Cây chồi trên lùn (Nanophanerophytes) - Na, gồm cây gỗ lùn, cây bụi hay
nửa bụi, dây leo gỗ nhỏ, có thân hóa gỗ, cao từ 25- 200 cm,các lồi thuộc họ Cà phê,
Thầu dầu, Ơ rơ, Gai dưới tán rừng hay các loài như Bồng bồng, Dứa mỹ, Hoa hồng,
Nhài.
1.5. Cây bì sinh (Ebiphytes-phanerophytes) - Ep gồm những cây bì sinh sống
lâu năm trên thân, cành cây gỗ, trên vách đá… như các loài Dương xỉ, Phong lan.

11



1.6. Cây mọng nước (Suculentes) - Suc bao gồm những cây mọng nước như
Xương rồng, Thuốc bỏng…
1.7. Dây leo gỗ (Lianophanerophytes) - Lp, Kim ngân, bàm bàm, Mã tiền,
Vằng.
1.8. Cây ký sinh hay bán ký sinh (Parasite-hemiparasit phanerophytes) - Pp gồm
những cây sống ký sinh hay bán ký sinh.
2. Cây chồi sát đất (Chamaephytes) - Ch, gồm những cây có chồi trong mùa
khó khăn cách mặt đất dưới 25 cm, mùa đông được lớp tuyết hay lá khô bao phủ
chống lạnh hay chống khô, Cao cẳng, Mạch môn.
3. Cây chồi nửa ẩn (Hermicryptophytes) - Hm, gồm những cây có chồi trong
mùa khó khăn nằm sát mặt đất (ngang mặt) được lá khơ che phủ, bảo vệ, thường các
lồi này có thân nửa nằm dưới đất, nửa nằm trên mặt đất, nhiều loài thuộc Dương
xỉ, Náng.
4. Cây chồi ẩn (Cryptophytes) - Cr, gồm những cây có chồi trong mùa khó khăn
nằm dưới đất hay dưới nước, Cỏ tranh, Gừng, Củ ấu, Khoai tây.
5. Cây thủy sinh (Hydrophytes) - Hy, gồm những cây có chồi nằm trong nước
hay trong đất dưới nước, Rong tóc tiên, Rong mái chèo, Sen, Súng.
6. Cây một năm (Therophytes) - Th, gồm những cây trong thời kỳ khó khăn
tồn bộ cây bị chết đi, chỉ cịn duy trì nịi giống dưới dạng hạt. Đó là tồn bộ cây có
đời sống ngắn hơn một năm, sống ở bất cứ mơi trường nào, các lồi cỏ, rau Tàu bay,
Cải cúc, Cỏ mực. Nguyễn Long (2007) trong cơng trình nghiên cứu đa dạng hệ thực
vật khu bảo tồn thiên nhiên Đakrơng đã thống kê được các nhóm dạng sống của hệ
thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông như sau:
- Nhóm cây chồi trên (Ph), 77,69%
- Nhóm cây chồi sát đất (Ch), 7,15%
- Nhóm cây chồi nửa ẩn (Hm), 3,61%
- Nhóm cây chồi ẩn (Cr), 3,48%
12



- Nhóm cây một năm (Th), 7,65%
- Nhóm cây thủy sinh (Hy), 0,07%
- Nhóm cây mọng nước (Succ), 0,35%
Phổ dạng sống cho hệ thực vật Đakrông:
SB=77,69Ph+7,15Ch+3,61Hm+3,48Cr+7,65Th+0,07Hy+0,35Succ
Theo nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật núi đá vôi của Hà Thị Sim (2016) đã xác
định được phổ dạng sống của hệ thực vật tại xã Đồng Yên, huyện Bắc Quang, Tỉnh
Hà Giang như sau:
- Cây chồi trên (Ph), 71,6%
- Cây chồi sát đất (Ch), 3,41%
- Cây chồi nửa ẩn (Hm), 7,2%
- Cây chồi ẩn (Cr), 4,55%
- Cây một năm (T), 13,3%
Phổ dạng sống cho hệ thực vật núi đá vôi xã Đồng Yên:
SB=71,6Ph+3,41Ch+7,2Hm+4,55Cr+13,3T
Theo nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật của Nguyễn Thị Bến (2017) đã xác định
được phổ dạng sống của hệ thực vật tại xã Lục Sơn huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang
như sau:
SB = 84,77Ph + 4,89Cr+ 4,31Hm + 3,16T.+ 2,87Ch
- Cây chồi trên (Ph) 84,77%
- Cây chồi ẩn (Cr) 4,89%
- Cây chồi nửa ẩn(Hm) 4,31%
- Cây một năm (T) 3,16%
- Cây chồi sát đất(Ch) 2,58%.
Phổ dạng sống của nhóm cây có chồi trên đất:
SB = + 33,91Mi + 18,35Na + 16,09Me + 7,18Lp + 6,32Mg + 1,15Pp +
0,86Ep + 0,86Suc
13



- Cây chồi trên nhỏ 33,91%
- Cây chồi trên lùn 18,35%
- Cây chồi trên nhỡ 16,09%
- Dây leo gỗ chiếm tới 7,18%
- Cây chồi trên to chiếm 6,32%
- Cây kí sinh hay bán kí sinh 1,15%
- Cây bì sinh 0,86%
- Cây mọng nước 0,86%.
Nghiên cứu giá trị sử dụng của hệ thực vật:
Những giá trị sử dụng của thực vật được các tác giả mô tả trong các tài liệu như,
Thực vật Nam Bộ (Loureiro, 1790). Thực vật rừng Nam Bộ (Pierre, 1879). Thực vật
chí Đơng Dương (Lecomte chủ biên, 1907 - 1952). Cây cỏ thường thấy (Lê Khả Kế
và cộng sự, 6 tập, 1969-1975) Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000). Cây
gỗ rừng Việt Nam (Viện điều tra quy hoạch rừng, 1971-1988). Vietnam Forest Tree
(Vũ Văn Dũng và cộng sự, 1996). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất
Lợi, tái bản 2003). 1900 cây có ích ở Việt Nam (Trần Đình Lý và cộng sự, 1995).
Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn Chi, Trần Hợp, 1999-2002). Tài nguyên thực vật
Việt Nam (Trần Minh Hợi và cộng sự, 2013)
Như vậy, Nghiên cứu về đa dạng thực vật ở Việt Nam đã được nghiên cứu khá
toàn diện. Sử dụng nhiều phương pháp điều tra khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn sử
dụng những phương pháp truyền thống trong lâm học. Kết quả điều tra đã đưa ra
được số liệu về thành phần lồi và đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật tại khu vực
nghiên cứu. Nhưng những khu bảo tồn nhỏ, mới thành lập hay các xã miền núi khó
khăn thì việc nghiên cứu cịn nhiều hạn chế.
1.3. Nghiên cứu hệ thực vật tại Phú Thọ
Các cơng trình nghiên cứu hệ thực vật ở Phú Thọ ngày càng được chú trọng.
Nghiên về cứu về tài nguyên thực vật của trung tâm phát triển công nghệ cao “Điều
14



tra nghiên cứu tiềm năng và triển vọng của một số nhóm tài nguyên thực vật ở tỉnh
Phú Thọ, đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững”. kết quả nghiên
cứu đã xác định được nhóm cây gỗ: có 204 lồi cây cho gỗ thuộc 136 chi, 57 họ, 2
ngành; nhóm cây thuốc: có 684 lồi thuộc 136 họ, 457 chi 5 ngành; nhóm cây cho
tinh dầu: có 48 lồi thuộc 18 họ; nhóm cây cho dầu nhựa: có 163 lồi thuộc 121 chi,
84 họ; nhóm cây nhuộm màu: có 40 lồi; nhóm cây ăn được: có 225 lồi thuộc 157
chi, 77 họ, 3 ngành.
Nghiên cứu của trường Đại học Thái Nguyên về: tính đa dạng thực vật trong
các hệ sinh thái rừng ở vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ làm cơ sở cho công
tác quy hoạch và bảo tồn. Kết quả nghiên cứu đã xác định tính đa dạng thực vật, xác
định được các lồi thực vật q hiếm, phân loại, mơ tả cấu trúc, phân tích sự biến
đổi của các kiểu thảm thực vật của VQG Xuân Sơn theo các đai độ cao (dưới 700m
và trên 700m), theo địa hình và theo mức độ tác động của con người. Kết quả nghiên
cứu đã bổ sung thêm 2 họ, 5 chi và 16 loài thực vật cho khu hệ thực vật VQG Xuân
Sơn. - Luận án đã cung cấp nhiều dẫn liệu về sự đa dạng của các taxon thực vật và
thảm thực vật của Vườn. Đã xác định được công dụng của 948 lồi cây có ích và 47
lồi thực vật q hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng ở VQG.
Nghiên cứu về đa dạng yếu tố địa lý của khu hệ thực vật huyện Phù Ninh, tỉnh
Phú Thọ, Kết quả nghiên cứu cho thấy, số lượng loài đã thống kê được là 764 lồi,
chúng tơi tiến hành nghiên cứu sự phân bố yếu tố địa lý và sắp xếp được vào 19 yếu
tố địa lý thực vật. Hệ thực vật huyện Phù Ninh có tỷ trọng yếu tố đặc hữu là 75 loài,
chiếm 9,82% trong tổng số 764 loài của hệ thực vật. Riêng yếu tố đặc hữu Bắc Bộ
có 37 loài, chiếm 4,84% thuộc 35 chi, chiếm 6,86% tổng số chi đặc hữu và 31 họ,
chiếm 20,13% tổng số họ đặc hữu. Các yếu tố Đông Dương, Châu Á nhiệt đới, Ấn
Độ đều là những yếu tố có số lượng loài phong phú. Điều này cũng tương tự như hệ
thực vật Việt Nam. Yếu tố di cư hiện đại, nhập nội và cây trồng có 58 lồi, chiếm

15



7,59% tổng số loài. Sự đa dạng về các yếu tố địa lý nói lên tính đa dạng và giá trị
khoa học của hệ thực vật huyện Phù Ninh.
Điều tra, thu thập một số lồi cây có giá trị kinh tế và các lồi có nguy cơ bị đe
dọa duyệt chủng làm cơ sở tuyên truyền giáo dục về tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn
đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn do Vườn Quốc gia Xuân Sơn chủ trì
thực hiện. Kết quả nghiên cứu lập các lồi dự kiến lấy mẫu với gần 400 loài thuộc
102 họ, trong đó có tới 63 lồi nguy cấp có trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ thế
giới, mô tả hình thái, vật hậu, phân bố sinh thái học, giá trị kinh tế của 300 loài thực
vật. Kết quả nghiên cứu đó được mơ tả cụ thể bằng cuốn sách Át-lát 300 loài thực
vật tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, nhằm phục vụ công tác quản lý và bảo vệ nguồn
thực vật có tại vườn. Đề tài cũng đã đưa ra những giải pháp cụ thể để quản lý, bảo
tồn và phát triển hiệu quả các loài thực vật ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn và đặc biệt
là 63 loài cây gỗ quý hiếm. Chú trọng giải pháp tuyên truyền, giáo dục người dân
trong việc bảo vệ rừng.
Ngoài những nghiên cứu về thực vật tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, chưa có cơng
trình nào nghiên cứu về đa dạng số lượng loài hay taxon của hệ thực vật, về phổ
dạng sống từng vùng của Vườn quốc gia.

16


Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Xác định được các đặc điểm đặc trưng của hệ thực vật tại xã Xuân Sơn, Vườn
quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát
triển tài nguyên thực vật tại khu vực này.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thành phần, tính da dạng sinh học của hệ thực vật trong khu
vực nghiên cứu.
- Đề xuất được giải pháp bảo tồn hệ thực vật.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các loài thực vật bậc cao phân bố tự nhiên tại
khu vực nghiên cứu.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu ở xã Xuân Sơn, Vườn quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú
Thọ trong thời gian từ ngày 08/01/2018 đến 07/05/2018.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật
- Phân tích về phổ dạng sống của hệ thực vật
- Các tác động đến hệ thực vật
- Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển hệ thực vật
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp
2.4.1.1. Điều tra sơ bộ

17


Việc đầu tiên của phương pháp ngoại nghiệp là xác định địa điểm thu mẫu,
tuyến thu mẫu trên bản đồ địa hình, bản đồ quản lý khu vực và sẽ tiến hành điều tra
sơ bộ nhằm xác định ranh giới, phạm vi cũng như điều kiện địa hình thực tế của khu
vực nghiên cứu. Từ đó làm cơ sở xác định vị trí để đặt các tuyến điều tra tỷ mỷ tất
cả các loài của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu.
2.4.1.2. Phương pháp điều tra, thu mẫu
Khi nghiên cứu tính đa dạng của hệ thực vật thì việc thu thập mẫu là nhiệm vụ

rất quan trọng là cơ sở để xác định tên taxon và xây dựng bảng danh lục chính xác,
đầy đủ. Để tiến hành tìm hiểu, thu thập các thông tin về khu vực nghiên cứu có liên
quan cần chuẩn bị một số dụng cụ phục vụ công tác điều tra như, Sổ ghi chép, bút,
thước kẻ, máy ảnh, dao, túi đụng mẫu, nhẵn (ghi số hiệu mẫu), dây buộc…
Các tuyến điều tra được lập dựa trên kết quả điều tra sơ bộ thực tế của khu vực
nghiên cứu. Các tuyến điều tra phải đi qua tất cả vị trí của xã Xn Sơn, khơng trùng
lặp, từ tuyến điều tra chính thiết lập các tuyến điều tra phụ, cứ khoảng 100 m thì lập
2 tuyến phụ về 2 bên, trên mỗi tuyến tiến hành điều tra tất cả các loài thực vật mọc
tự nhiên.
Phương pháp thu mẫu: mơ tả các đặc điểm của lồi và ghi vào phần lý lịch mẫu,
thu mẫu, ghi số hiệu mẫu vào etiket, treo số hiệu mẫu lên mẫu vật thu và chụp ảnh.
Nguyên tắc thu mẫu:
- Mẫu thu phải là mẫu đại diện nhất của cây, thể hiện được các đặc điểm của
lồi.
- Mẫu thu phải có đầy đủ các bộ phận cành, lá và hoa đối với cây lớn; thu mẫu
cả cây đối với cây thân thảo và có quả càng tốt.
- Mỗi cây nên thu từ 3- 5 mẫu, cịn mẫu cây thân thảo nên tìm các mẫu giống
nhau và cũng thu số lượng trên để vừa nghiên cứu tính biến dạng của lồi vừa để
trao đổi.

18


×