Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật khu vực vịnh lan hạ thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.11 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TÀO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHẠM QUYẾT THẮNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HỆ THỰC VẬT KHU VỰC
VỊNH LAN HẠ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

CHUYÊN NGHÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ NGÀNH: 8620211

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VƢƠNG DUY HƢNG

Hà Nội, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào./.
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2019
Học viên

Phạm Quyết Thắng


i


LỜI CẢM ƠN
Được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các thầy, cô trong Khoa Quản lý
tài nguyên rừng và môi trường; Khoa Sau đại học, Trường Đại học Lâm
nghiệp Việt Nam bản luận văn thạc sỹ này đã được hồn thành. Tơi xin chân
thành biết ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ q báu đó, đặc biệt tơi xin gửi lời cảm ơn
tới TS. Vương Duy Hưng, người đã hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài, cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ Vườn quốc gia Cát Bà, Hạt Kiểm
lâm Khu vực Cát Hải, Bạch Long Vĩ đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho
tơi trong q trình thực địa cũng như thu thập số liệu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên,
ủng hộ tơi để hồn thành học tập đến ngày hơm nay.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng khơng tránh khỏi những
thiếu sót, tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cơ, các
nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để bản luận văn được hồn thiện hơn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn./.
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2019
Học viên

Phạm Quyết Thắng

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………….....….i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................... ii
MỤC LỤC......................................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
Phần 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 3
1.1. Nghiên cứu thực vật trên Thế giới ............................................................ 3
1.2. Nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam .................................................... 5
1.3. Nghiên cứu về thực vật tại khu vực Cát Bà ............................................ 12
Phần 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 16
2.1 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 16
2.1.1.Mục tiêu chung .................................................................................. 16
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 16
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 16
2.2.1.Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 16
2.2.2.Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 16
Hình 2.1. Sơ đồ huyện Cát Hải, TP. Hải Phịng...................................... 17
Hình 2.2. Sơ đồ khu vực 3 đảo chính của nghiên cứu ............................ 17
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................................... 18
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 18
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu đa dạng về phân loại của hệ thực vật ..... 18
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu yếu tố địa lý của hệ thực vật ................... 25
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu dạng sống của hệ thực vật ...................... 27
2.4.4. Phương pháp xác định các tác động đến hệ thực vật ...................... 29
2.4.5. Phương pháp đề xuất các giải pháp quản lý hệ thực vật tại khu vực
nghiên cứu .................................................................................................. 30
iii


Phần 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC ... 31
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 31
3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 31

3.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................ 31
3.1.2. Đặc điểm địa hình ............................................................................ 31
3.1.3. Khí hậu thuỷ văn ............................................................................... 32
3.1.4. Đặc điểm đất đai .............................................................................. 34
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội .......................................................................... 35
3.2.1. Dân số và phân bố dân cư ................................................................ 35
3.2.2. Tình hình phát triển dân số. ............................................................. 36
3.2.3. Cơ cấu dân số và lao động ............................................................... 36
3.2.4. Đời sống của người dân ................................................................... 36
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 38
4.1. Danh lục và bản chất hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu...................... 38
4.1.1. Danh lục thực vật ............................................................................. 38
4.1.2. Bản chất hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu ................................... 38
4.2. Yếu tố địa lý của hệ thực vật .................................................................. 48
4.3. Dạng sống của hệ thực vật ...................................................................... 50
4.3.1. Phổ dạng sống tại khu vực nghiên cứu ............................................ 50
4.3.2. So sánh với phổ dạng sống của các khu vực khác ........................... 51
4.4. Các tác động đến tài nguyên thực vật tại khu vực nghiên cứu ............... 53
4.4.1. Tác động tích cực ............................................................................. 53
4.4.2. Tác động tiêu cực ............................................................................. 53
4.5. Đề xuất giải pháp bảo tồn ....................................................................... 54
4.5.1. Nhóm giải pháp về kỹ thuật .............................................................. 54
4.5.2. Các nhóm giải pháp về mặt xã hội ................................................... 54
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ....................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 61
iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nghĩa


Từ viết tắt
BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

VQG

Vườn quốc gia

ĐDSH

Đa dạng sinh học

TCN

Trước công nguyên

STN

Sau công nguyên

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

NXBKH &KT

Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật


SĐVN

Sách đỏ Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Tổng hợp số họ, chi, loài của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu..... 38
Bảng 4.2: Danh sách các họ thực vật nhiều loài, chi tại khu vực ................... 40
nghiên cứu ....................................................................................................... 40
Bảng 4.3: Danh sách các chi thực vật nhiều loài tại khu vực nghiên cứu ...... 40
Bảng 4.4: Danh sách các họ thực vật đơn loài tại khu vực nghiên cứu.......... 41
Bảng 4.5: Tỷ lệ các công dụng của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu ........ 44
Bảng 4.6. Danh sách các loài thực vật nguy cấp quý hiếm tại khu vực theo
Sách Đỏ Việt Nam, 2007 và Nghị định 06/2019. ........................................... 45
Bảng 4.7: So sánh số họ, chi loài ở các taxon bậc ngành của Lan Hạ với các
khu vực khác ................................................................................................... 46
Bảng 4.8: So sánh hệ thực vật nghiên cứu với các hệ thực vật khác bằng chỉ số
Sorenson .......................................................................................................... 47
Bảng 4.9: Tổng hợp yếu tố địa lý của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu .... 48
Bảng 4.10. Tỷ lệ các nhóm dạng sống của hệ thực vật tại khu vực ............... 50

nghiên cứu ....................................................................................................... 50
Bảng 4.11. So sánh phổ dạng sống KVNC với các VQG-KBT của Việt Nam52

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ huyện Cát Hải, TP. Hải Phịng ............................................. 17
Hình 2.2. Sơ đồ khu vực 3 đảo chính của nghiên cứu .................................... 17
Biểu đồ 4.1. So sánh phổ dạng sống của Vịnh Lan Hạ và các khu vực lân cận ... 52

vii


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng đối với con người và động
thực vật. Vì rừng là nơi cung cấp 4 yếu tố cơ bản cho sự sinh sống của sinh
vật như: nguồn lượng thực, nơi cư trú, vật liệu làm đồ tiêu dùng hàng ngày và
thuốc chữa bệnh… Ngoài ra chức năng cung cấp 4 yếu tố cơ bản cho sự sinh
sống của sinh vật, rừng còn là lá phổi xanh cung cấp Oxy cho trái đất, cung
cấp thông tin cho việc nghiên cứu khoa học, là nơi nghỉ ngơi du lịch sinh
thái… Đối với việc phát triển kinh tế- xã hội, con người đã lạm dụng quá mức
vào tự nhiên làm cho nhiều cánh rừng các vùng bị giảm sút cả về diện tích và
chất lượng. Khi hệ sinh thái rừng bị tàn phá q mức, tính điều tiết của nó mất
đi, nhiều trận lũ qt,sạt lở, gió bão, hạn hán, cháy rừng, ơ nhiễm môi trường
sống, các căn bệnh hiểm nghèo… sẽ thường xuyên đe dọa cộng đồng dân cư
địa phương, thiệt hại về nhân lực và vật chất sẽ không lường hết được. Tất cả
thảm họa đó là kết quả của việc phá rừng. Vì vậy vấn đề cấp thiết được các
nhà khoa học và nhân loại đặt ra là hãy cùng nhau bảo vệ rừng, bảo vệ tính đa

dạng sinh học.
Nằm ở phía đơng đảo Cát Bà, vịnh Lan Hạ trơng ra cửa Vạn và là một
vùng vịnh rất êm ả hình vịng cung với 388 hịn đảo lớn, nhỏ, có diện tích
rộng trên 7.000 ha. Tất cả các hịn đảo ở vịnh Lan Hạ đều được phủ đầy cây
xanh hay thảm thực vật, đây là các hệ sinh thái biển có tính đại diện cao về đa
dạng sinh học và chứa đựng nhiều nguồn gen q hiếm, nhiều lồi có giá trị
kinh tế cao. Tuy nhiên khu vực Vịnh Lan Hạ đã và đang phải đối mặt với
những khó khăn nhất định trong công tác quản lý bảo vệ tài ngun đa dạng
sinh học. Tình trạng chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để
xây dựng cơ sở du lịch, hoạt động nuôi thủy sản, khai thác lâm sản trái phép,
thu hái dược liệu, săn bắt động vật trái phép vẫn còn xảy ra và các hoạt động
khác làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hệ thực vật trên một số hòn
đảo.
Các nghiên cứu về hiện trạng hệ thực vật ở đây còn chưa đầy đủ. Điều
này gây khó khăn cho việc quản lý, bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật


2

tại khu vực vịnh Lan Hạ. Do vậy, việc thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu
nhằm làm rõ các thông tin về thành phần loài, hiện trạng tài nguyên thực vật
tại khu vực vịnh Lan Hạ là rất cần thiết.
Xuất phát từ các lý do trên, tôi lựa chọn đề tài luận văn “Nghiên cứu
đặc điểm hệ thực vật khu vực vịnh Lan Hạ thành phố Hải Phòng”.
Kết quả nghiên cứu sẽ là số liệu khoa học ban đầu rất có giá trị về hệ
thực vật tại khu vực vịnh Lan Hạ, là cơ sở cho chính quyền địa phương xây
dựng các giải pháp quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học
ở địa phương.



3

Phần 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu thực vật trên Thế giới
Việc nghiên cứu hệ thực vật trên thế giới đã có từ lâu. Các tài liệu mơ tả
về hệ thực vật xuất hiện ở Ai Cập khoảng 300 năm trước công nguyên và ở
Trung quốc khoảng 200 năm trước cơng ngun. Song những cơng trình có
giá trị xuất hiện vào thế kỷ XIX-XX như, Thực vật chí Hongkong (1861),
Thực vật chí Australia (1866), Thực vật chí rừng Tây Bắc và trung tâm Ấn
Độ (1874).Theo hướng nghiên cứu thống kê và mô tả thực vật phải kể đến các
cơng trình như, Thực vật chí Đơng Dương của Lecomte và cộng sự (19071952), Thực vật chí Malasia (1948-1972), Thực vật chí Vân Nam (19791997).
Kiến thức về cây cỏ được loài người ghi chép và lưu lại. Tác phẩm ra
đời sớm nhất có lẽ là của Aristote (384-322 trước cơng nguyên). Tiếp đó là
tác phẩm lịch sử thực vật của Theophraste (khoảng 349 trước cơng ngun)
trong đó ơng đã mơ tả, giới thiệu gần 500 loài cây cỏ với các chỉ dẫn nơi mọc
và công dụng.
Một số tác giả nghiên cứu về hệ thực vật Trung quốc như: Dunn S. T.
VàTutcher W. J. (1912) về thực vật Quảng Đông và Hồng Kông, Chen Fenghwai và Wu Te-lin (1987-2006) về thực vật chí Quảng Đơng, Huang Tsengchieng (1994-2003) đã cho ra đời bộ thực vật đài loan, Wu Zheng-yi và
Raven P.H. (1994-2007) với thực vật chí Trung Quốc,Wu Te-lin (2002) với
danh lục các lồi thực vật Hồng Kơng. Mới đây nhất, năm 2008, Hu Shiuying đã công bố cuốn Thực vật chí Hồng Kơng.
Ở Nga, từ năm 1928-1932 được xem là giai đoạn mở đầu cho thời kỳ
nghiêncứu hệ thực vật. Tolmachop A.I cho rằng “Chỉ cần điều tra trên một
diện tích đủlớn để có thể bao trùm được sự phong phú của nơi sống nhưng
khơng có sự phân hóa về mặt địa lý”. Ơng gọi đó là hệ thực vật cụ thể.
Tolmachop A.I đã đưa ra một nhận định là số loài của một hệ thực vật cụ thể
ở vùng nhiệt đới ẩm thường xanh là 1500-2000 loài.


4

Engler (1882) đưa ra con số thống kê cho thấy số lồi thực vật Thế giới
là 275.000 lồi, trong đó thực vật có hoa có 155.000 - 160.000 lồi, thực vật
khơng có hoa có 30.000 - 135.000 lồi. Riêng thực vật có hoa trên Thế giới,
Van lop(1940) đưa ra con số 200.000 loài, Grosgayem (1949) là 300.000 loài.
Hai vùng giàu có nhất thế giới là Brazil 40.000 lồi và quần đảo Malaixia
45.000 lồi, 800 chi, 120 họ trong khi đó ở Trung Trung Hoa có 2.900 lồi,
936 chi, 155 họ (Dẫn theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008).
Takhtajan Viện sỹ thực vật, Acmenia đã có những đóng góp lớn cho
khoa học phân loại thực vật. Trong cuốn “Diversity and Classifcation of
Flowering Plant” (1977), đã thống kê và phân chia toàn bộ thực vật Hạt kín
trên thế giới khoảng 260.000 lồi, vào khoảng 13.500 chi, 591 họ, 232 bộ
thuộc 16 phân lớp và 2 lớp. Trong đó Lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) gồm
11 phân lớp, 175 bộ, 45) 8 họ, 10.500 chi; không dưới 195.000 loài vào Lớp
Một lá mầm (Monocotyledoneae) gồm 6 phân lớp, 57 bộ, 133 họ, trên 3000
chi và khoảng 65.000 lồi.
Brummit (1992) chun gia của Phịng Bảo Tàng Thực Vật Hoàng Gia
Anh, trong cuốn “Vascular plant families and genera” đã thống kê tiêu bản
thực vật cao có mạch trên thế giới vào 511 họ, 13.884 chi, 6 ngành là, Khuyết
lá thông (Plilotophyta), Thông đá (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút
(Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Hạt trần (Gymnospermae) và
Hạt kín (Angiospermae). Trong đó ngành Hạt kín (Angiospermae) có 13.477 họ,
454 chi và được chia ra hai lớp là, Lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) bao gồm
10.715 chi, 357 họ và Lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae) bao gồm 2.762 chi,
97 họ.
Theo Phạm Hoàng Hộ (1992 - 2003), hệ thực vật trên Thế giới như sau,
Pháp có khoảng 4.800 lồi, châu Âu 11.000 lồi, Ấn Độ có khoảng 12.000 14.000 lồi, Malaysia và Indonesia có khoảng 25.000 loài.
Lê Trần Chấn và cộng sự (1999), đưa ra con số về số lượng loài thực vật
ở các vùng như sau, vùng hàn đới (đất mới,208 lồi), vùng ơn đới
(Litva,1.439 loài), cận nhiệt đới (Palextin,2.334 loài), vùng nhiệt đới ẩm và



5
nhiệt đới gió mùa (Philippin 8.099 lồi, Bắc Việt Nam 5.609 loài). Trong
phạm vi bắc bán cầu, tỷ lệ 10 họ giàu loài nhất của hệ thực vật giảm dần từ
vùng bắc cực đến vùng xích đạo(từ gần 75% đến khoảng 40%). Trong khi đó
số họ chiếm vị trí nổi bật trong 10 họ giàu loài nhất tăng dần từ vùng nhiệt đới
(10%) đến vùng ôn đới, nhất là hàn đới.
Sau khi học thuyết tiến hóa của S. Darwin ra đời các cơ sở lý luận của
địa lýthực vật cũng được hình thành và phát triển. Sau đó, trong nửa sau thế
kỷ XIX có nhiều cơng trình nghiên cứu địa lý thực vật xuất hiện và phát triển
theo các xu hướng chính, đánh giá số lượng thực vật, phân vùng địa lý thực
vật.
Về xác định yếu tố địa lý của từng lồi có các tác giả như: Aliochin
(1961), Schmidthusen (1976), Pócs Tamás (1965), Takhtajan (1978), K. et J.
Wu (1991).
Xác định các loài đặc hữu là vấn đề cũng rất quan trọng khi phân tích
đặc trưng phân bố địa lý của hệ thực vật. Theo T. Pocs, A.I.Tolmatrov,
J.Schmithuse,“... đặc hữu là những loài chỉ phân bố ở một vùng (miền, địa
phương...) duy nhất trên trái đất, không thể phát hiện ở bất kỳ nơi nào khác.
Rõ ràng là với cách hiểu này khi xác định tính đặc hữu chỉ cần quan tâm đến
khơng gian phân bố hiện tại của lồi này hoặc lồi kia, chứ khơng cần biết
nguồn gốc phát sinh của chúng. Nó khác với việc phân tích hệ thực vật về mặt di
truyền là để xác định nguồn gốc phát sinh, từ đó khẳng định đây là lồi bản địa
hoặc di cư.
1.2. Nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam
Nghiên cứu về hệ thực vật rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu trong công tác nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học. Việt Nam là
một trong những trung tâm đa dạng sinh học lớn nhất của thế giới và đã được
nhiều tác giả trong và ngoài nước tiến hành nghiên cứu.
Việc nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam đã có từ lâu. Tuệ Tĩnh

(1417) trong cuốn “Nam dược thần hiệu” đã mơ tả tới 579 lồi cây làm
thuốc.Tới thế kỷ 18, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã xuất bản bộ sách


6
lớn thứ hai “Y tông Tâm tĩnh”. Bộ sách gồm 28 tập, 66 quyển đã mô tả khá
chi tiết về thực vật, các đặc tính chữa bệnh. Song việc điều tra nghiên cứu
thực vật có tính quy mơ lớn ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu vào thời Pháp thuộc.
Trước hết phải kể đến các cơng trình,“Thực vật chí Nam bộ” của Leureir,
“Thực vật chí rừng Nam bộ” của các tác giả Piere L. Một trong các cơng trình
lớn nhất về quy mơ cũng như giá trị là cơng trình nghiên cứu hệ thực vật
Đông Dương của các tác giả pháp Lecomte et al., kết quả của nghiên cứu này
là bộ “Thực vật chí đại cương Đơng Dương”, theo Lecomte thì Đơng Dương
có hơn 7000 lồi. Đây là bộ sách có giá trị và ý nghĩa lớn với các nhà Thực
vật học, những người nghiên cứu thực vật Đông Dương nói chung và hệ thực
vật Việt Nam nói riêng.
Năm 1969, Phan Kế Lộc đã thống kê và bổ sung số loài ở miền Bắc Việt
Nam lên 5.609, 1.660 chi, 140 họ. Trong đó có 5.069 lồi thực vật Hạt kín và
540 lồi thuộc các ngành cịn lại. Trên cơ sở bộ Thực vật chí Đơng Dương,
Thái Văn Trừng (1978) trong cơng trình “Thảm thực vật rừng Việt Nam” đã
thống kê ở khu hệ thực vật Việt Nam có 7004 lồi thực vật bậc cao có mạch
thuộc 1850 chi và 289 họ. Thái Văn Trừng đã khẳng định ưu thế của ngành
Hạt kín trong hệ thực vật Việt Nam với 6336 loài (chiếm 90,9%), 1727 chi
(chiếm 93,4%) và 239 họ (chiếm 82,7%).
Đáng chú ý nhất là bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (19911993) xuất bản tại Canada, bao gồm 3 tập (6 quyển), đã thống kê mô tả được
10419 lồi thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam. Trong hai năm 1999-2000,
ông đã chỉnh lý, bổ sung và tái bản lại tại Việt Nam. Bộ sách gồm 3 quyển, đã
thống kêmơ tả kèm hình vẽ của 11611 loài thuộc 3179 chi, 295 họ và 6
ngành.
Năm 1997, Nguyễn Nghĩa Thìn cho xuất bản cuốn “Cẩm nang nghiên

cứu đa dạng sinh vật” đưa ra các thơng tin về tình hình đa dạng sinh học trên
thế giới và Việt Nam. Ngoài ra tác giả đã thống kê được ở Việt Nam có
10.580 lồi thực vật bậc cao có mạch thuộc 2.342 chi, 334 họ, 6 ngành. Trong
đó ngành Hạt kín có 9.812 lồi, 2.175 chi và 296 họ. Năm 1998, Nguyễn


7
Nghĩa Thìn và Nguyễn Thị Thời cho xuất bản cuốn “Đa dạng thực vật vùng
núi cao Sa Pa - Phan Si Păng”, đã thống kê được 2.024 loài thực vật bậc cao
có mạch thuộc 771 chi, 200 họ và 6 ngành.
Năm 1999, trong cuốn “Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt
Nam”, Lê Trần Chấn đã thống kê được ở Việt Nam có 10.192 lồi, 2.298 chi
và 285 họ thuộc 7 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, ngành Khuyết
lá thơng (Psilotophyta) có 1 lồi, 1 chi, 1 họ, ngành Cỏ tháp bút
(Equisetophyta) có 2 lồi, 1 chi, 1 họ, ngành Dương xỉ (Potypodiophyta) có
632 lồi, 138 chi, 28 họ, ngành Hạt trần (Gymnospermae) có 52 lồi, 22 chi, 8
họ, ngành Hạt kín có 9.450 loài, 2.131 chi, 244 họ.
Giai đoạn 2001- 2005, Nguyễn Tiến Bân và tập thể các tác giảthuộc
Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và Môi trường- Đại học Quốc gia Hà Nội
và Viện hàn lâm khoa học công nghệ quốc gia (2001, 2003, 2005, tập 1-3)
trên cơ sở tập hợp các mẫu tiêu bản thực vật cùng với các mẫu tiêu bản đã có,
đã xuất bản bộ “Danh lục các lồi thực vật Việt Nam” gồm 3 tập. Bộ sách đã
thống kê được đầy đủ nhất các lồi thực vật có ở Việt Nam với tên khoa học
cập nhật nhất. Trong tài liệu này, đã cơng bố 11.238 lồi thực vật bậc cao có
mạch thuộc 2.435 chi, 327 họ. Trong đó ngành Khuyết lá thơng
(Psilotophyta) có 1 lồi, 1 chi, 1 họ; ngành Thơng đất (Lycopodiophyta) có 35
lồi, 5 chi, 3 họ; ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) có 2 lồi, 1 chi, 1 họ;
ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 696 lồi, 136 chi, 29 họ; ngành Hạt trần
(Gymnospermae) có 69 lồi, 22 chi, 9 họ; ngành Hạt kín (Angiospermae) có
10.417 lồi, 2.270 chi, 284 họ.

Gần đây, Theo báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học (2011) Việt Nam là
một trong những quốc gia có đa dạng sinh học cao về các lồi thực vật. Tính
đến năm 2011 đã ghi nhận được 13.766 loài thực vật (2.393 loài thực vật bậc
thấp và 11.373 lồi thực vật bậc cao có mạch).
Đối với các vườn quốc gia có nhiều cơng trình nghiên cứuvề tính đa
dạng hệ thực vật,Danh lục thực vật VQG Cát tiên đã được Trần Văn Mùi
(2004) thống kê được 1.610 loài thực vật bậc cao có mạch của 78 bộ, 162 họ,


8
724 chi. Ngô Tiến Dũng và cộng sự (2005), đã thống kê được 565 lồi có ích
trong tổng số 854 lồi thực vật của VQG Yok Đơn. Trong đó nhóm tài
ngun cây lấy gỗ có 158 lồi chiếm 18,5% tổng số loài trong toàn hệ.
Nguyễn Quốc Trị (2006), xây dựng bảng danh lục thực vật của VQG Hoàng
Liên gồm 2.432 loài thuộc 898 chi, 209 họ, 6 ngành. Trần Minh Tuấn, 2014,
khi nghiên cứu về hệ thực vật VQG Ba Vì đã xác định VQG có 2181 lồi thực
vật thuộc 6 ngành thực vật; Đinh Thị Hoa, 2016, trong nghiên cứu “Đa dạng
thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha” đã thống kê khu vực nghiên cứu
có 1068 lồi thuộc 5 ngành thực vật.
Nghiên cứu về yếu tố địa lý thực vật
Pocs Tamas (1965) đã phân tích và sắp xếp các lồi thực vật ở Bắc Việt
Nam có 5.190 loài. Tác giả đã xây dựng phổ các yếu tố địa lý cho hệ thực vật
ở miền Bắc Việt Nam, trong đó các yếu tố cũng như thành phần của chúng
đều có sự thay đổi so với những kết quả nghiên cứu của Gagnepain, cụ thể
như sau:
*Nhân tố bản địa đặc hữu

39,90%

+ Việt Nam


32,55%

+ Đông Dương

7,35%

*Nhân tố di cư từ các vùng nhiệt đới

55,27%

+ Trung Hoa

12,89%

+ Ấn Độ và Hymalaya

9,33%

+ Malaysia - Indonesia

25,69%

+ Các vùng nhiệt đới khác

7,36%

*Nhân tố khác

4,83%


+ Ôn đới

3,27%

+ Thế giới

1,56%

+ Nhân tố nhập nội, trồng trọt

3,08%

Năm 1978, Thái Văn Trừng căn cứ vào bảng thống kê các loài của hệ
thực vật Bắc Việt Nam đã cho rằng ở Việt Nam có 3% số chi và 27,5% số loài
đặc hữu. Tuy nhiên, khi thảo luận tác giả đã gộp các nhân tố di cư từ Nam


9
Trung Hoa và nhân tố bản địa đặc hữu Việt Nam làm một (45,7% cộng theo
Gagnepain và 52,79% cộng theo Pocs Tamas) và căn cứ theo khu phân bố
hiện tại, nguồn gốc phát sinh của lồi đó đã nâng tỷ lệ các loài đặc hữu bản
địa lên 50%, yếu tố di cư chiếm tỷ lệ 39% (trong đó từ Malaysia - Indonesia
là 15%, từ Hymalaya -Vân Nam - Quí Châu là 10% và từ Ấn Độ - Miến Điện
là 14%), các nhân tố khác theo tác giả chỉ chiếm 11% (7% nhiệt đới, 3% ôn
đới và 1% thế giới), nhân tố nhập nội vẫn là 3,08%.
Trên cơ sở phân tích các yếu tố địa lý thực vật của nhiều địa phương
trên toàn quốc, kết hợp với những đánh giá, nhận xét về địa lý thực vật Việt
Nam, Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã tổng hợp và kết luận hệ thực vật Việt
Nam được cấu thành bởi các yếu tố:

1.Yếu tố đặc hữu Việt Nam: là những loài chỉ phân bố trong phạm vi
của Việt Nam.
2.Yếu tố Đông Dương: bao gồm Đông Dương hẹp là các loài chỉ phân
bố trong phạm vi ba nước Đông Dương và Đông Dương rộng là những lồi
phân bố trong phạm vi ba nước Đơng Dương đến Vân Nam (Trung Quốc),
Thái Lan, Miến Điện về phía tây bắc và bán đảo Mã Lai về phía nam.
3.Yếu tố Đơng và Đơng Nam Á: gồm những lồi phân bố trong phạm vi
ba nước Đơng dương về phía bắc đến các tỉnh phía nam sơng Hồng Hà
(Trung Quốc) và về phía nam đến bán đảo Mã Lai.
4.Yếu tố Đơng Dương – Himalaya: gồm những lồi phân bố từ vùng
Đơng Dương đến Vân Nam về phía bắc và Ấn Độ và Miến Điện về phía tây
có nghĩa là những lồi phân bố theo sự kéo dài của dãy Himalaya.
5. Yếu tố nhiệt đới châu Á hay là yếu tố Ấn Độ - Malezia: bao gồm
những loài phân bố từ cực nam Trung Quốc đến các đảo của Indonesia,
Malaixia, Philippin, Niu Ghinê, giới hạn đông đến đảo Fiji và các đảo Nam
Thái Bình Dương nhưng khơng tới châu Úc.
6. Yếu tố nhiệt đới Á – Úc: là những loài phân bố từ nam Trung Quốc
đến Ấn Độ, Miến Điện, đến bắc Úc và các đảo Thái Bình Dương.


10
7.Yếu tố ơn đới: gồm các lồi phân bố từ Việt Nam đến các nước ôn đới
như Nga, Mông Cổ, Triều Tiên, Nhật Bản,..
8.Yếu tố cổ nhiệt đới: là các loài phân bố khắp các vùng nhiệt đới châu
Á, châu Phi và Châu Úc.
9. Yếu tố liên nhiệt đới: là các loài phân bố cả vùng cổ nhiệt đới và tân
nhiệt đới tức là các lồi có cả ở vùng nhiệt đới châu Phi, châu Mỹ, châu Á và
châu Úc.
9.1.Yếu tố châu Á và châu Mỹ nhiệt đới: bao gồm các loài chỉ gặp ở
châu Á và vùng nhiệt đới châu Mỹ, chúng có thể mở rộng tới bắc Úc và các

đảo Thái Bình Dương.
9.2.Yếu tố nhệt đới châu Á và châu Phi: bao gồm những loài phân bố ở
vùng hiệt đới châu Á và châu Phi. Một số có thể mở rộng tới các vùng đảo
Thái Bình Dương.
10. Yếu tố tồn cầu: đó là các lồi phân bố gần khắp thế giới từ vùng
nhiệt đới đến vùng ôn đới, từ cổ nhiệt đới đến vùng tân nhiệt đới.
11.Yếu tố cây trồng: bao gồm những loài cây trồng và cây được trồng.
Nghiên cứu phổ dạng sống của hệ thực vật
Pocs Tamas (1965) trong cơng trình nghiên cứu hệ thực vật Bắc Việt
Nam đã phân tích một số thành phần phổ dạng sống của hệ thực vật Bắc Việt
Nam như sau:
- Cây gỗ lớn cao trên 30m (Meg):

4,85%

- Cây có chồi vừa trên đất cao 8-30m (Mes) và cây có chồi nhỏ trên đất
cao 2-8m (Mi):
13,80%
- Cây có chồi trên đất lùn dưới 2m (Na):

18,02%

- Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp):

9,08%

- Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep):

6,45%


- Cây chồi sát đất (Ch); cây chồi nửa ẩn (H), cây chồi ẩn (Cr):
40,68%
- Cây chồi một năm (Th):

7,12%


11
Và phổ dạng sống như sau:
SB = 52,20 Ph + 40,68 (Ch,H,Cr) + 7,12 Th
Ngoài ra nhiều tác giả khác đã vận dụng thang phân loại của Raunkiaer
để lập phổ dạng sống cho nhiều hệ thực vật khác nhau.
Năm1987 - 1990, trong cơng trình “Góp phần nghiên cứu một số đặc
điểm cơ bản của hệ thực vật Lâm Sơn, tỉnh Hịa Bình” Lê Trần Chấn và tập
thể đã phân tích lập phổ dạng sống cho vùng này như sau:
- Phanerophytes (Ph)

51,3%

- Chamaephytes (Ch)

13,7%

- Hemycryptophytes (Hm)

17,9%

- Cryptophytes (Cr)

7,2%


- Therophytes (Th)

9,9%

Phổ dạng sống :
SB = 51 Ph + 13 Ch + 17,9 Hm + 7,2 Cr + 9,9 Th
Năm 1994, trong công trình nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở Vườn
quốc gia Cúc Phương, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá Thụ, Phùng Ngọc Lan
(1996) cũng đưa ra phổ dạng sống cho vùng này như sau:
SB = 57,78 Ph + 10,46 Ch + 12,38 Hm + 8,37 Cr + 11,01 Th
Năm 2001, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn có nghiên cứu
đầu về đa dạng hệ thực vật ở Vườn quốc gia Pù Mát trong đó có phổ dạng
sống.
Thái Văn Trừng (1978) cịn áp dụng các ký hiệu khác cho chồi và lá
theo các trạng mùa, ký hiệu về hình dạng tán, chất liệu dây leo…
Nghiên cứu giá trị sử dụng của hệ thực vật
Những giá trị sử dụng của thực vật được các tác giả mô tả trong các tài
liệu như:
Thực vật Nam Bộ (Loureiro, 1790)
Thực vật rừng Nam Bộ (Pierre, 1879)
Thực vật chí Đơng Dương (Lecomte chủ biên, 1907 - 1952)
Cây cỏ thường thấy (Lê Khả Kế và cộng sự, 6 tập, 1969-1975)


12

Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000)
Cây gỗ rừng Việt Nam (Viện điều tra quy hoạch rừng, 1971-1988)
Vietnam Forest Tree (Vũ Văn Dũng và cộng sự, 1996)

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, tái bản 2003)
1900 cây có ích ở Việt Nam (Trần Đình Lý và cộng sự, 1995)
Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn Chi, Trần Hợp, 1999-2002)
Tài nguyên thực vật Việt Nam (Trần Minh Hợi và cộng sự, 2013)
1.3. Nghiên cứu về thực vật tại khu vực Cát Bà
VQG Cát Bà là khu vực có giá trị cao về đa dạng sinh học khơng chỉ
trên đất liền mà cịn ở dưới biển xung quanh quần đảo, kết quả điều tra khảo
sát cho thấy tại đây là nơi sinh sống của trên 3.000 loài động, thực vật khác
nhau với 1.588 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 850 chi, 187 họ, 5 ngành;
trong số 1.588 loài thực vật thống kê được ở Cát Bà có 81 lồi thực vật nguy
cấp, q hiếm trong sách đỏ Việt Nam 2007, Sách đỏ Thế giới, Nghị định
số: 160/2013/NĐ-CP, Nghị định số:06/2019/NĐ-CP. Ngoài các giá trị cao về
đa dạng sinh học Cát Bà cịn có nhiều cảnh quan thiên nhiên, hang động hùng
vĩ, độc đáo và các di chỉ, di tích lịch sử nổi tiếng, đã góp phần đưa Cát Bà trở
thành một trong số ít các nơi phát triển mạnh các hoạt động du lịch sinh thái
và nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu về hệ thực vật được thực hiện tại Vườn Quốc gia Cát Bà,
cụ thể:
- Trịnh Đình Thanh và cộng sự (1994 - 1998) nghiên cứu các giải pháp
trồng rừng ẩm hỗn loài dưới chân núi đá vơi với 11 lồi cây gỗ.
- Dự án “Vườn thực vật” (1996 - 2000) thông qua bảo tồn chuyển vị
được trên 100 loài cây gỗ và 90 loài cây dược liệu.
- Dự án Tibotec - Vương Quốc Bỉ “Các lồi cây đã tìm thấy tại Vườn
Quốc gia Cát Bà”, do Nguyễn Kim Đào và một số thành viên Viện hóa học
phối hợp với Vườn Quốc gia Cát Bà thực hiện năm 2002 - 2003 thống kê
được 1.306 lồi thực vật thuộc 181 họ. Theo dự đốn của nhóm nghiên cứu,


13
nếu được điều tra với diện rộng, tổ chức sàng lọc kỹ hơn, con số này có thể

vượt quá 2.000 loài.
- Dự án “Điều tra quy hoạch VQG Cát Bà giai đoạn 2006 - 2010, tầm
nhìn 2020” do Trung tâm Tài nguyên và Môi trường - Viện điều tra quy
hoạch rừng phối hợp với VQG Cát Bà thực hiện năm 2004 - 2005 đã thống kê
được 1.561 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 842 chi, 186 họ.
- Nguyễn Văn Phiến và công sự (2007 - 2010) nghiên cứu được các đặc
điểm sinh vật học, sinh thái học loài Cọ Hạ Long; Kỹ thuật nhân giống từ hạt
loài Cọ Hạ Long, kỹ thuật trồng lồi Cọ Hạ Long góp phần tăng hiệu quả bảo
tồn loài, thực nghiệm đưa vào sản xuất.
- Hoàng Văn Thập và cộng sự (2007 - 2010) nghiên cứu giải pháp phục
hồi rừng nghèo trên núi đá vôi tại vùng đệm Vườn Quốc gia Cát Bà, đã chọn
được một số lồi cây có triển vọng để phát triển rừng thứ sinh nghèo trên núi
đá vôi. Với 3 nhóm lồi cây đã được chọn là: nhóm lồi cây cải tạo hồn cảnh
rừng (Cây Keo lai), nhóm lồi cây gỗ bản địa mục đích (Lim xanh, Trám
trắng, Re hương, Quất hồng bì, Sấu, Giổi xanh), nhóm lồi Cây cho Lâm sản
ngoài gỗ (Song mật, Mây nếp,...).
- Đỗ Xuân Thiệp và cộng sự (2009 - 2011) nghiên cứu thực trạng phân
bố và xác định được 19 loài cây gỗ quý hiếm về thực trạng, số lượng, trữ
lượng các loài cây gỗ quý hiếm; 6 mối đe doạ trực tiếp và 4 mối đe doạ gián
tiếp đến các loài cây gỗ quý để từ đó đề ra hướng bảo tồn có hiệu quả.
- Đồn Văn Cẩn; Phạm Văn Thương; Vũ Hồng Vân; Đào Ngọc Hiếu
(2010) “Nghiên cứu thực trạng khai thác, sử dụng và giải pháp phát triển cây
lâm sản ngoài gỗ tại VQG Cát Bà” đã thống kê được 796 loài cây lâm sản
ngoài gỗ thuộc 157 họ.
- Dự án “Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững VQG Cát Bà, thành
phố Hải Phòng đến năm 2020„‟ do Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Viện điều tra quy hoạch rừng phối hợp với VQG Cát Bà thực hiện năm 2013
– 2014 đã ghi nhận được 1.588 loài, thực vật bậc cao có mạch thuộc 850 chi,
187 họ.



14
- Vũ Hồng Vân (2016) “Nghiên cứu bảo tồn loài Lan một lá (Nervilia
fordii (Hance) Schlechter) tại VQG Cát Bà, Hải Phòng”. Đề tài đã nghiên cứu
sơ bộ về đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài Lan một lá. Đồng thờithử
nghiệm nhân giống loài Lan một lá bằng dinh dưỡng (tách hom từ củ) tại
VQG Cát Bà.
- Nguyễn Văn Dinh (2016) “Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài Bình
vơi(Stephania rotunda Lour)làm cơ sở để bảo tồn tại Vườn Quốc gia Cát Bà”.
Đề tài đã nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của lồi Bình vơi. Đồng
thờithử nghiệm nhân giống lồi Bình vơi bằng phương pháp Ni cấy mơ tại
Vườn Quốc gia Cát Bà.
- Hồng Tiến Qun (2018) trong đề tài:“Nghiên cứu thực trạng tài
nguyên cây thuốc tại VQG Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phịng” đã
xác định VQG Cát Bà có 882 lồi thực vật thuộc 576 chi, 172 họ của 5 ngành
thực vật có giá trị làm thuốc.
Khu vực nghiên cứu
Nằm ở phía đông đảo Cát Bà, vịnh Lan Hạ trông ra cửa Vạn và là một
vùng vịnh rất êm ả hình vịng cung với 388 hòn đảo lớn, nhỏ. Nhờ vẻ đẹp tự
nhiên hoang sơ, yên tĩnh ngày nay vịnh Lan Hạ đã được đưa vào khai thác
như là một tuyến điểm du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn nhất du khách trong và
ngoài nước chỉ sau mỗi vịnh Hạ Long. Tuy chưa được đông đảo khách du lịch
biết đến nhưng vịnh Lan Hạ được đánh giá là một trong những vịnh biển đẹp
nhất của Việt Nam. Tất cả các hòn đảo ở vịnh Lan Hạ đều được phủ đầy cây
xanh hay thảm thực vật, đây là các hệ sinh thái biển có tính đại diện cao về đa
dạng sinh học và chứa đựng nhiều nguồn gen q hiếm, nhiều lồi có giá trị
kinh tế cao.
Tuy nhiên hiện nay khu vực vịnh Lan Hạ đã và đang phải đối mặt với
những khó khăn nhất định trong công tác quản lý bảo vệ tài ngun đa dạng
sinh học. Tình trạng chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để
xây dựng cơ sở du lịch, hoạt động nuôi thủy sản, khai thác lâm sản trái phép,

thu hái dược liệu, săn bắt động vật trái phép vẫn còn xảy ra và các hoạt động


15
khác làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hệ thực vật trên một số hòn
đảo.
Các nghiên cứu về hiện trạng hệ thực vật ở đây còn chưa đầy đủ. Điều
này gây khó khăn cho việc quản lý, bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật
tại khu vực vịnh Lan Hạ. Do vậy, việc thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu
nhằm làm rõ các thông tin về thành phần loài, hiện trạng tài nguyên thực vật
tại khu vực vịnh Lan Hạ là rất cần thiết.
Ý nghĩa của nghiên cứu hệ thực vật tại khu vực vịnh Lan Hạ
 Kết quả nghiên cứu là các thông tin bước đầu rất có ý nghĩa về đặc điểm
hệ thực vật tại khu vực vịnh Lan Hạ;
 Kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung các dữ liệu khoa học cho hệ thực vật của
khu vực vịnh Lan Hạ, cũng như cho các nghiên cứu tiếp theo về tài nguyên
thực vật, hệ thực vật, tài nguyên rừng tại khu vực;
 Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các đơn vị quản lý trênhuyện Cát Hải, thành
phố Hải Phòng nắm rõ hơn tài nguyên thực vật của khu vực, là cơ sở quan
trọng để xây dựng các biện pháp quản lý, bảo tồn đa dạng thực vật và sử
dụng bền vững tài nguyên rừng cho khu vực vịnh Lan Hạ.


16

Phần 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1.Mục tiêu chung

Xây dựng cơ sở khoa học nhằm quản lý, bảo tồn và phát triển tài
nguyên thực vật tại tại khu vực vịnh Lan Hạ, huyện Cát Hải, thành phố Hải
Phòng.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được các đặc trưng của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất được giải pháp quản lý tài nguyên thực vậttại khu vực vịnh
Lan Hạ, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1.Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các loài thực vật bậc cao có mạch phân bố
tại khu vực nghiên cứu.
2.2.2.Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu đa dạng về taxon (đơn vị sinh vật), yếu tố địa lý, các dạng
sống, các tác động, các mối đe dọa đến hệ thực vật bậc cao có mạch phân bố
tự nhiên tại khu vực vịnh Lan Hạ, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phịng.
Phạm vi về khơng gian
Nghiên cứu được tiến hành trên các tuyến chính tại 03 đảo gồm: Cát
Dứa, Cát Ơng, Nam Cát và một số tuyến phụ trên các đảo nhỏ tại vịnh Lan
Hạ, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.
Phạm vi về thời gian
Từ tháng 6/2019 đến 11/2019.


17

Hình 2.1. Sơ đồ huyện Cát Hải, TP. Hải Phịng

Hình 2.2. Sơ đồ khu vực 3 đảo chính của nghiên cứu



×