Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 102 trang )

LÊ NGÔ QUỲNH HOA

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

LÊ NGƠ QUỲNH HOA

LUẬN VĂN CAO HỌC

PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC
SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NĂM 2016

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ NGƠ QUỲNH HOA

PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC
SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60380102


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Cửu Việt

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
thơng tin, số liệu và trích dẫn được sử dụng trong luận văn là trung thực và có chú
thích nguồn gốc rõ ràng. Những phân tích, kiến nghị được đưa ra dựa trên quá trình
nghiên cứu, tìm hiểu của cá nhân và chưa từng được cơng bố trong các cơng trình
nghiên cứu trước đó.
Tác giả luận văn

Lê Ngơ Quỳnh Hoa


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BHYT
CEDAW
CRC
CRPD
ICCPR
ICESCR

Nghĩa đầy đủ
Bảo hiểm y tế
Cơng ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với
phụ nữ (Convention on the Elimination of All Forms of
Discrimination against Women)

Công ước về quyền trẻ em (Convention on the Rights of the
Child)
Công ước về quyền của những người khuyết tật (Convention on
the Rights of Persons with Disabilities)
Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (International
Covenant on Civil and Political Rights)
Cơng ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
(International Covenant on Economic, Social and Cultural
Rights)

NCT

Người cao tuổi

Nxb

Nhà xuất bản

tr.

Trang

tlđd

Tài liệu đã dẫn

UNDESA

Bộ các vấn đề về kinh tế và xã hội của Liên hợp quốc (the
United Nations Department of Economic and Social Affairs)


WHO

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Oganization)


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ
QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO
TUỔI............................................................................................................................... 6
1.1. Người cao tuổi – đối tượng dễ bị tổn thương về quyền con
người ............................................................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của người cao tuổi........................................................... 6
1.1.2. Vị thế của người cao tuổi trong lĩnh vực quyền con người................................... 9
1.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung quyền được chăm sóc sức khỏe
của người cao tuổi và các biện pháp pháp lý hành chính bảo đảm
quyền này ....................................................................................................................... 10
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm quyền được chăm sóc sức khỏe của người
cao tuổi............................................................................................................................ 11
1.2.2. Nội dung quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi .............................. 14
1.2.3. Các biện pháp pháp lý hành chính bảo đảm quyền được chăm
sóc sức khỏe của người cao tuổi ..................................................................................... 18
1.3. Khái niệm, đặc điểm, nội dung và vai trò của pháp luật về
quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi.................................................... 23
1.3.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về quyền được chăm sóc sức
khỏe của người cao tuổi .................................................................................................. 23
1.3.2. Nội dung của pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của
người cao tuổi ................................................................................................................. 25
1.3.3. Vai trò của pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của

người cao tuổi ................................................................................................................. 28
1.4. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của một số nước trên thế
giới về quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ....................................... 31
1.4.1. Kinh nghiệm của các nước Bắc Âu với điển hình của Đan Mạch ........................ 31
1.4.2. Kinh nghiệm của một số nước phát triển ở châu Á............................................... 32
1.4.3. Kinh nghiệm của các quốc gia khu vực Đông Nam Á .......................................... 34
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT, THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC SỨC


KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN ............................................................................................................... 37
2.1. Thực trạng quy định pháp luật, thực hiện pháp luật về quyền
được bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi và
một số giải pháp hoàn thiện ......................................................................................... 37
2.1.1. Thực trạng quy định pháp luật về quyền được bình đẳng trong
chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi và một số giải pháp hoàn thiện......................... 37
2.1.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về quyền được bình đẳng trong
chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi và một số giải pháp khắc phục ......................... 41
2.2. Thực trạng quy định pháp luật, thực hiện pháp luật về quyền
được phòng bệnh, được theo dõi sức khỏe và khám sức khỏe định
kỳ của người cao tuổi và một số giải pháp hoàn thiện............................................... 43
2.2.1. Thực trạng quy định pháp luật về quyền được phòng bệnh, được
theo dõi sức khỏe và khám sức khỏe định kỳ của người cao tuổi và một
số giải pháp hoàn thiện ................................................................................................... 43
2.2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về quyền được phòng bệnh,
được theo dõi sức khỏe và khám sức khỏe định kỳ của người cao tuổi
và một số giải pháp khắc phục........................................................................................ 46
2.3. Thực trạng quy định pháp luật, thực hiện pháp luật về quyền
được khám bệnh, chữa bệnh của người cao tuổi và một số giải

pháp hoàn thiện ............................................................................................................. 49
2.3.1. Thực trạng quy định pháp luật về quyền được khám bệnh, chữa
bệnh của người cao tuổi và một số giải pháp hoàn thiện ............................................... 49
2.3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về quyền được khám bệnh, chữa
bệnh của người cao tuổi và một số giải pháp khắc phục................................................ 53
2.4. Thực trạng quy định pháp luật, thực hiện pháp luật về quyền
được chăm sóc lâu dài đối với bệnh mạn tính của người cao tuổi
và một số giải pháp hoàn thiện..................................................................................... 56
2.4.1. Thực trạng quy định pháp luật về quyền được chăm sóc lâu dài
đối với bệnh mạn tính của người cao tuổi và một số giải pháp hoàn
thiện................................................................................................................................. 56
2.4.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về quyền được chăm sóc lâu dài
đối với bệnh mạn tính của người cao tuổi và một số giải pháp khắc
phục ................................................................................................................................. 59


2.5. Thực trạng quy định pháp luật, thực hiện pháp luật về các
biện pháp pháp lý hành chính bảo đảm quyền được chăm sóc sức
khỏe của người cao tuổi và một số giải pháp hoàn thiện........................................... 61
2.5.1. Thực trạng quy định pháp luật, thực hiện pháp luật về biện
pháp thiết lập các điều kiện bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe
của người cao tuổi và một số giải pháp hoàn thiện ........................................................ 61
2.5.2. Thực trạng quy định pháp luật, thực hiện pháp luật về biện
pháp tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về quyền được chăm
sóc sức khỏe của người cao tuổi và một số giải pháp hoàn thiện .................................. 66
2.5.3. Thực trạng quy định pháp luật, thực hiện pháp luật về biện
pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp
luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi và một số
giải pháp hoàn thiện........................................................................................................ 73
2.5.4. Thực trạng quy định pháp luật, thực hiện pháp luật về biện

pháp xử lý vi phạm hành chính về quyền được chăm sóc sức khỏe của
của người cao tuổi và một số giải pháp hồn thiện ........................................................ 75
2.6. Các giải pháp chung góp phần hồn thiện pháp luật về quyền
được chăm sóc sức khoẻ của người cao tuổi ............................................................... 77
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quyền được chăm sóc sức khỏe là một quyền cơ bản của con người, được
ghi nhận trong Điều 12 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá
năm 1966 “Mọi người có quyền được hưởng một tiêu chuẩn sức khỏe về thể chất và
tinh thần ở mức cao nhất có thể được”. Ở Việt Nam, quyền này được quy định
trong Điều 38 Hiến pháp năm 2013 như sau “Mọi người có quyền được bảo vệ,
chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ
thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh”. Như vậy, ở nước ta,
quyền được chăm sóc sức khỏe được Nhà nước thừa nhận và bảo thực thực hiện
bình đẳng đối với mọi cá nhân, trong đó có người cao tuổi.
Trong thời gian qua, quyền được chăm sóc sức khỏe người cao tuổi được thể
hiện trong rất nhiều văn bản pháp luật như: Điều 41 Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân
năm 1989 quy định:“Người cao tuổi … được ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh, được
tạo điều kiện thuận lợi để đóng góp cho xã hội phù hợp với sức khoẻ của mình; Bộ y
tế, Tổng cục thể dục thể thao hướng dẫn phương pháp rèn luyện thân thể, nghỉ ngơi
và giải trí để phòng, chống các bệnh người già”. Tại Khoản 2 Điều 36 Luật Hơn
nhân và gia đình năm 2000, quy định:“Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, ni
dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật…”. Điều 167 Bộ luật

Lao động năm 2012 quy định: “... Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan
tâm chăm sóc sức khoẻ của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc”. Đặc biệt là
sự ra đời của Luật người cao tuổi năm 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
người cao tuổi đã thể hiện bước tiến tích cực trong việc bảo vệ và bảo đảm quyền
được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ở Việt Nam khi quy định cụ thể việc
chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cũng như tại
cộng đồng. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1781/QĐTTg ngày 22 tháng 11 năm 2012 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về
người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 – 2020. Trong đó, đề ra các mục tiêu
“Tăng cường sức khoẻ về thể chất và tinh thần của người cao tuổi; nâng cao chất
lượng mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe, phịng bệnh, khám, chữa bệnh và quản lý
các bệnh mãn tính cho người cao tuổi…”.


2

Tuy nhiên, các chính sách, pháp luật hiện hành vẫn chưa đáp ứng được yêu
cầu thực tế của việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở nước ta. Trong khi
người cao tuổi ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dân số thì như hệ thống chăm
sóc sức khỏe lão khoa vẫn còn rất thiếu; tỷ lệ người cao tuổi được theo dõi, kiểm tra
sức khỏe định kỳ còn thấp, khả năng tiếp cận dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của
người cao tuổi cũng không được bảo đảm… Điều này cho thấy một thách thức rất
lớn trong việc bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ở nước ta
hiện nay. Vấn đề đặt ra là cần phải hoàn thiện khung pháp lý nhằm bảo vệ và thúc
đẩy thực hiện quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi, bảo đảm cho
người cao tuổi được sống khỏe mạnh và hạnh phúc, góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống cho thế hệ cao niên trong xã hội trước thách thức của quá trình già hóa
dân số nhanh như hiện nay. Do đó, việc nghiên cứu một cách toàn diện cả về mặt lý
luận và thực tiễn pháp lý về quyền được chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là rất
cần thiết nên tác giả chọn đề tài “PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC
SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI” để nghiên cứu làm đề tài luận văn Thạc

sĩ Luật học, chuyên ngành Luật Hành chính – Hiến pháp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, có khá nhiều đề tài nghiên cứu và bài viết khoa
học liên quan đến người cao tuổi, pháp luật về người cao tuổi, chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi và bảo vệ quyền của người cao tuổi. Cụ thể:
Về Luận án tiến sĩ, có thể kể một số cơng trình nghiên cứu như:
- Luận án tiến sĩ Y học của tác giả Trần Văn Hưởng (2012) tại Viện Vệ sinh
dịch tễ trung ương về đề tài Thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh và hiệu
quả mơ hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại y tế tuyến cơ sở của tỉnh
Bình Dương mô tả nhu cầu khám chữa bệnh cũng như việc tiếp cận, sử dụng dịch
vụ khám chữa bệnh của người cao tuổi tại tỉnh Bình Dương và khả năng đáp ứng
của trạm y tế xã; đồng thời đánh giá hiệu quả của mơ hình chăm sóc sức khỏe cho
người cao tuổi dựa vào y tế tuyến cơ sở tại tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2012.
- Luận án tiến sĩ Kinh tế của tác giả Phạm Vũ Hoàng (2013) tại trường Đại
học Kinh tế quốc dân về đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc
người cao tuổi Việt Nam nghiên cứu, đánh giá thực trạng chăm sóc và chất lượng
chăm sóc người cao tuổi từ các mơ hình chăm sóc người cao tuổi hiện có ở Việt
Nam; từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người cao
tuổi Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và những năm tới.


3

Về Luận văn thạc sĩ, có một số cơng trình nghiên cứu như:
- Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Đình Phong (2012) tại
trường Đại học Kinh tế – Luật về đề tài Hồn thiện chính sách xã hội cho đối tượng
bảo trợ xã hội ở Tỉnh Long An giai đoạn 2012 – 2020 nghiên cứu và đánh giá chính
sách, pháp luật về bảo trợ xã hội cho các đối tượng được bảo trợ xã hội nói chung
trên địa bàn tỉnh Long An, giai đoạn 2012 – 2020 (trong đó có đề cập đến nhóm đối
tượng là người cao tuổi);

- Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Phùng Thị Vân Anh (2014) tại trường
Đại học Luật Hà Nội về đề tài Pháp luật người cao tuổi và vấn đề bảo vệ người cao
tuổi ở Việt Nam hiện nay nghiên cứu quy định pháp luật và thực hiện pháp luật về
người cao tuổi nói chung và đánh giá thực trạng bảo vệ người cao tuổi trong đời
sống xã hội hiện nay.
Ngồi ra, cịn có nhiều bài viết liên quan đến pháp luật về người cao tuổi và
việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong các sách chuyên khảo và tạp chí
chuyên ngành như: sách của tác giả Minh Thúy (2010) về Chính sách mới của nhà
nước đối với người cao tuổi, người khuyết tật, nhà xuất bản Dân Trí; sách của tác
giả Nguyễn Vũ Tiến, Đỗ Đức Hồng Hà, Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2011) về Chỉ dẫn
áp dụng luật người cao tuổi, nhà xuất bản Tư pháp; sách của tác giả Ngô Quang
Thái, Nguyễn Công Đức (2013) về Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, nhà xuất bản
Văn hóa dân tộc; bài “Sức khỏe và việc lựa chọn, sử dụng cơ sở khám chữa bệnh
của người cao tuổi Việt Nam” của tác giả Giang Thanh Long đăng trên Tạp chí Bảo
hiểm xã hội, số 7 năm 2008; bài “Luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước về
chăm sóc người cao tuổi trong xu thế hội nhập quốc tế” của tác giả Đàm Hữu Đắc
đăng trên Tạp chí Lao động và Xã hội, số 373 năm 2009;… Các bài viết trên chủ
yếu nghiên cứu pháp luật về người cao tuổi và chính sách bảo trợ xã hội đối với
người cao tuổi nói chung; hoặc nghiên cứu một vấn đề đặc thù về sức khỏe và việc
chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi.
Như vậy, theo tìm hiểu của tác giả thì đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một
đề tài khoa học nào nghiên cứu một cách tồn diện và có hệ thống pháp luật về
quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi. Do đó, đề tài mà tác giả chọn
hồn tồn khơng trùng lắp với các cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố trước.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài: Trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực trạng
pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi, luận văn đưa ra


4


một số giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật trong
việc bảo vệ và thúc đẩy quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi.
Để đạt được mục đích trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Phân tích những vấn đề lý luận về quyền được chăm sóc sức khỏe của
người cao tuổi như: khái niệm, đặc điểm của người cao tuổi, vị thế của người cao
tuổi trong lĩnh vực quyền con người; khái niệm, đặc điểm, nội dung và các biện
pháp bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi;
- Làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung và vai trò của pháp luật về quyền
được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ở Việt Nam; nghiên cứu, tìm hiểu kinh
nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc điều chỉnh pháp luật về quyền được
chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi;
- Phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong thực trạng quy định và
thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền được chăm sóc
sức khỏe của người cao tuổi; trên cơ sở đó, đề ra một số giải pháp cụ thể nhằm góp
phần hồn thiện pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi
Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các quy định
pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền được chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và
thực trạng thực hiện pháp luật về quyền này ở nước ta hiện nay. Đề tài không đề cập
đến các vấn đề thuộc về chun mơn trong việc chăm sóc người cao tuổi như: việc
khám, chữa bệnh cho người cao tuổi, điều trị các bệnh mãn tính của người cao tuổi.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, các chủ trương, nghị quyết của Đảng, các
văn kiện pháp lý quốc tế và trong nước.
Đồng thời, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá: tác giả sử dụng nhiều tài liệu
được thu thập từ các nguồn văn bản pháp luật, báo cáo, sách, cơng trình nghiên cứu
khoa học và các bài viết trên báo, tạp chí chuyên ngành để tổng hợp, phân tích, làm

rõ thực trạng quy định pháp luật và thực hiện pháp luật về quyền được chăm sóc sức
khỏe của người cao tuổi; trên cơ sở đánh giá thực trạng, tác giả phân tích nguyên
nhân tồn tại hạn chế để đề ra giải pháp khắc phục.
- Phương pháp chuyên gia: tác giả tham khảo ý kiến từ các chuyên gia là
những nhà nghiên cứu về luật học và về quyền con người, những người làm công


5

tác thực tiễn chuyên về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi để làm rõ các nội dung về
lý luận, pháp lý của quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi và thực
trạng về sức khỏe cũng như việc chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi hiện nay.
- Phương pháp thống kê phân tích: thơng qua việc thu thập, tổng hợp các số
liệu thống kê có liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (từ kết quả
điều tra của Tổng cục Thống kê về mức sống dân cư qua các năm 2004, 2006, 2008,
2010, 2012), tác giả phân tích, xử lý và làm rõ các vấn đề về thực trạng điều chỉnh
pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Đây là một cơng trình nghiên cứu cơ bản và có tính hệ thống về những vấn
đề lý luận, pháp lý và thực tiễn pháp luật Việt Nam về quyền được chăm sóc sức
khỏe của người cao tuổi; từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị cụ thể để hoàn thiện pháp
luật về quyền này, nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật trong việc bảo vệ,
bảo đảm và thúc đẩy quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam.
Sau khi hoàn thành, đề tài có thể cung cấp những cơ sở, định hướng giúp các
nhà hoạch định chính sách xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật về chăm sóc
người cao tuổi đặc biệt là trong lĩnh vực sức khỏe. Đây cũng sẽ là một tài liệu tham
khảo cho các sinh viên, học viên chuyên ngành luật học và các nhà nghiên cứu khác
có quan tâm đến vấn đề điều chỉnh pháp luật về quyền của người cao tuổi nói chung
và quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi nói riêng.
6. Bố cục luận văn

Bên cạnh phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục và
mục lục, đề tài được kết cấu thành hai chương, gồm:
Chương 1: Những vấn đề chung của pháp luật về quyền được chăm sóc sức
khỏe của người cao tuổi;
Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật, thực hiện pháp luật về quyền
được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi và một số giải pháp hoàn thiện.


6

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ
QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
1.1. Người cao tuổi – đối tượng dễ bị tổn thương về quyền con người
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của người cao tuổi
1.1.1.1 Khái niệm người cao tuổi
Theo từ điển tiếng Việt, “người cao tuổi” (viết tắt là NCT) là người nhiều
tuổi, cách nói lịch sự để chỉ người già. Cịn “già” là ở vào tuổi có những hiện tượng
sinh lý suy yếu dần trong gia đoạn cuối của quá trình sống tự nhiên1. Trong tiếng
Anh, từ “older person”, “aged person” và “elderly person” đều dùng để chỉ người
già, người đã nhiều tuổi. Như vậy, xét về mặt thuật ngữ thì NCT chính là người già.
Theo quan điểm phổ biến hiện nay thì việc xác định NCT được căn cứ vào
một độ tuổi nhất định – khi mà con người có biểu hiện thay đổi rõ nét về tâm sinh lý
và vai trị xã hội, trong đó nổi bật nhất là tình trạng suy yếu cả về thể chất lẫn tinh
thần. Độ tuổi này được pháp luật từng quốc gia quy định. Tùy thuộc vào điều kiện
kinh tế xã hội và đặc điểm dân cư của từng nước mà việc quy định “ngưỡng” để xác
định NCT ở mỗi nước là khác nhau. Hầu hết các quốc gia phát triển đều quy định
NCT là người từ 65 tuổi trở lên, tuy nhiên ở một số quốc gia đang phát triển thì
người từ 60 tuổi trở lên đã được quy định là NCT. Trong khi đó, ở một vài nước
châu Phi, người từ 50 hoặc 55 tuổi trở lên đã có thể trở thành NCT2. Ở Việt Nam,

pháp luật quy định NCT là người từ đủ 60 tuổi trở lên3. Quy định này phù hợp với
quan điểm truyền thống trong phong tục tập quán của người Việt Nam cũng như
điều kiện kinh tế xã hội của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh thuật ngữ NCT,
trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay còn xuất hiện từ “người già”. Mặc dù
hai thuật ngữ này đều có ý nghĩa như nhau cả về phương diện y học lẫn nhân khẩu
học nhưng trong khoa học pháp lý, hai thuật ngữ này được hiểu và giải thích khác
nhau. Thuật ngữ NCT được sử dụng trong hầu hết các văn bản pháp luật từ Hiến
pháp, Luật đến các văn bản dưới luật và được hiểu thống nhất là người từ đủ 60 tuổi
trở lên như trong Luật Người cao tuổi năm 2009. Trong khi đó, thuật ngữ “người
1

Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt phổ thơng, Nxb. thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí
Minh, tr. 103.
2
“Definition of an older or elderly person”, />3
Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009.


7

già” chỉ được đề cập trong Bộ luật Hình sự năm 1999 (khi quy định về tình tiết
giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự) và được xác định là người từ 70
tuổi trở lên4. Có nhiều ý kiến cho rằng “người già” nên được xác định giống với
“NCT” là người từ 60 tuổi trở lên để vừa phù hợp với quan niệm của dân gian, vừa
tạo tính thống nhất cao trong việc áp dụng pháp luật. Trái lại, có khơng ít quan điểm
cho rằng dưới góc độ pháp lý, không thể đồng nhất hai khái niệm trên và tác giả
cũng có cùng ý kiến với quan điểm này. Theo tác giả, khái niệm “người già” dùng
trong Bộ luật Hình sự cần được hiểu là những người đã bước vào thời kỳ mà tình
trạng lão suy đã bộc lộ rõ, cả thể lực và tinh thần đều suy giảm mạnh. Trong trường
hợp này “già” gắn liền với “yếu” nên người già cần được hưởng chính sách bảo vệ

đặc biệt hơn những đối tượng khác, điều này thể hiện tính nhân đạo của pháp luật
hình sự nước ta. Cịn NCT được hiểu theo nghĩa tích cực hơn, là người đã lớn tuổi,
có thâm niên sống lâu, có thời gian dài đóng góp sức mình vào lực lượng lao động
sản xuất. Quy định về NCT vừa thể hiện truyền thống “kính lão, trọng thọ” của dân
tộc, vừa nhằm giải quyết các vấn đề về phúc lợi và an sinh xã hội, đảm bảo cuộc
sống cần thiết cho NCT khi họ khơng cịn là lực lượng lao động chính trong xã hội.
Ngày nay, chất lượng cuộc sống của con người không ngừng được nâng cao, những
người ở độ tuổi 60, tuy cơ thể đã xuất hiện dấu hiệu lão hóa nhưng sức khỏe vẫn
còn tốt, dù tuổi cao nhưng sức chưa yếu nên không thể đánh đồng họ với đối tượng
già yếu như trong pháp luật hình sự.
1.1.1.2. Đặc điểm của người cao tuổi
Về mặt thể chất
Khi bước vào giai đoạn già, cơ thể con người có những thay đổi theo chiều
hướng đi xuống, đặc biệt là sự suy giảm chức năng sinh lý của cơ thể. Cụ thể là:
- Sự suy giảm chức năng các giác quan của NCT như: mắt của NCT khó nhìn
rõ những vật ở gần hoặc ở nơi thiếu ánh sáng, và tầm nhìn của mắt cũng hẹp lại; tai
của NCT khó bắt được âm thanh ở tần số cao, kể cả tiếng nói chuyện và rất dễ mắc
chứng rối loạn thính giác; cả khứu giác và vị giác đều bị suy thối theo tiến trình lão
hóa nên càng lớn tuổi, khả năng tiếp nhận và phân biệt mùi vị của NCT càng yếu đi.
- Sự suy yếu chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể NCT: sự lão hóa của
bộ não làm cho trí nhớ của NCT giảm đi, nhất là đối với những ký ức gần, suy nghĩ
4

Điểm m Khoản 1 Điều 46 và Điểm h Khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm
2009) và tiểu mục 2.4 Mục 2 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự.


8


thường rối loạn, nhầm lẫn; theo thời gian, cơ tim và thành mạch máu trở nên xơ
cứng, lưu lượng máu qua tim giảm nên NCT rất dễ bị mắc các bệnh lý về tim mạch
như cao huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim...; hoạt động của phổi cũng yếu đi nên
NCT thường bị khó thở và rất dễ mệt khi làm việc tay chân; bên cạnh đó, lượng
canxi trong xương thiếu và hiện tượng vơi hóa các khớp nên NCT hoạt động kém
linh hoạt và dễ mắc các bệnh về xương khớp như: thối hóa cột sống, lỗng xương,
viêm khớp...; mặt khác, sự suy yếu của hệ miễn dịch khiến NCT rất dễ bị mắc bệnh
và nguy cơ bị lây nhiễm cao hơn nhiều so với người trẻ tuổi.
Về mặt tâm – sinh lý
Sự suy giảm chức năng thần kinh trong q trình lão hóa làm cho hoạt động
tâm lý của NCT có những thay đổi như: giảm khả năng tập trung, mau quên, dễ
nhầm lẫn... Cùng với yếu tố di truyền, các yếu tố về môi trường, xã hội cũng tác
động đến sự thay đổi trong hoạt động tâm lý của NCT. Những thay đổi trong cuộc
sống ở “tuổi xế chiều” thường khiến tâm lý NCT rơi vào trạng thái tiêu cực. Cụ thể:
- Nghỉ hưu là một bước ngoặt lớn trong lao động nghề nghiệp mà NCT phải
đối mặt. Khi đó, họ phải xa rời thói quen cơng việc đã gắn bó hàng chục năm, các
mối quan hệ xã hội bị thu hẹp, nếp sống bị đảo lộn, thu nhập và vị thế xã hội cũng
khơng cịn như trước. Những thay đổi này gây ra sự biến động trong tâm lý NCT,
họ thường cảm thấy hụt hẫng, trống trải, cô đơn, dễ mất tập trung và hay nổi giận5.
- Trong quan hệ gia đình, sự sụt giảm về thu nhập và vai trò xã hội khiến cho
nhiều NCT cảm thấy vai trị quyết định trong gia đình bị suy giảm. Bên cạnh đó,
sức khỏe ngày một suy yếu khiến cho NCT phải phụ thuộc nhiều vào sự chăm sóc
của con cháu, cùng với nỗi lo về bệnh tật tuổi già đã tạo áp lực tâm lý cho NCT. Họ
thường cảm thấy bất lực, mặc cảm, hay lo âu, buồn phiền, dễ căng thẳng và cáu gắt.
Như vậy, tuổi càng cao thì hành lang an tồn cho sức khỏe của con người
càng hẹp lại. Khi bước vào giai đoạn tuổi già, NCT sẽ phải đối mặt với những nguy
cơ bệnh tật nhiều hơn các giai đoạn trước. Bên cạnh gánh nặng về bệnh lý mạn tính
của cơ thể, NCT cịn có nguy cơ mắc các bệnh lý do rối loạn tâm thần như: rối loạn
lo âu, trầm cảm, loạn thần, mất trí... Do đó, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của NCT là
rất lớn, nó được đặt ra như một đòi hỏi thiết yếu nhất cho cuộc sống của NCT.

1.1.2. Vị thế của người cao tuổi trong lĩnh vực quyền con người

5

Vũ Thị Nho (1999), Tâm lý học phát triển, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 176.


9

Quyền con người là một phạm trù đa diện với nhiều góc độ tiếp cận khác
nhau. Dù ở góc độ nào thì nó cũng ln được nhìn nhận là những giá trị nhân văn,
là tiếng nói chung của nhân loại, nhằm bảo vệ những giá trị thiêng liêng mà tạo hóa
đã ban cho lồi người, đó là nhân phẩm, là các quyền và tự do cơ bản vốn có của
mọi cá nhân với tư cách một con người. Là thành viên trong cộng đồng nhân loại,
NCT cũng đương nhiên có đầy đủ tất cả các quyền, tự do cơ bản của con người, để
được hưởng một cuộc sống hạnh phúc và có phẩm giá. Đây chính là quyền của
NCT. Tuy nhiên tuổi tác tăng cao đã tạo ra những trở ngại nhất định làm hạn chế
khả năng tiếp cận và thụ hưởng các quyền của NCT. Càng bước vào giai đoạn tuổi
già, NCT càng phải đối mặt với nhiều vấn đề đe dọa trực tiếp đến chất lượng sống
của họ như: sức khỏe suy yếu; giảm dần (thậm chí mất hẳn) khả năng tự chủ; dễ bị
cách ly khỏi xã hội; dễ rơi vào tình trạng túng thiếu về mặt kinh tế và dễ bị xâm hại
từ các vấn đề bất ổn trong xã hội6. Đối xử không công bằng dựa trên sự phân biệt
tuổi tác là biểu hiện phổ biến nhất của việc tổn hại quyền của NCT. Ngay trong xã
hội hiện đại, tư tưởng phân biệt tuổi, đối xử khơng cơng bằng với NCT vẫn tồn tại
và có xu hướng lan rộng, kể cả ở những nước tiến tiến như Hoa Kỳ cũng khơng nằm
ngồi xu hướng này7. Bên cạnh vấn đề tuổi tác thì tình trạng sức khỏe, điều kiện
kinh tế xã hội và giới tính cũng đều là những nguyên nhân quan trọng, tạo ra sự
thiệt thòi của NCT trong việc thụ hưởng các quyền của mình. Càng lớn tuổi, hành
lang an tồn của NCT càng bị thu hẹp, khả năng tự bảo vệ kém dần nên các quyền
của NCT rất dễ bị lạm dụng và tổn thương, họ có thể bị ngược đãi, bị bạo hành bởi

chính những người chăm sóc mình; bị cơ lập và bỏ rơi ngay trong chính căn nhà của
mình. Mặt khác, một số hệ lụy từ chính sách phát triển kinh tế xã hội cũng có thể
ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của NCT. Điển hình như việc lao động di cư phát
triển mạnh khiến cho nhiều NCT ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa dễ rơi vào cảnh
sống neo đơn, không nơi nương tựa hoặc họ phải gánh vác việc chăm sóc những
đứa cháu chưa thành niên, trong khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe của bản thân ngày
càng lớn. Bên cạnh đó, giới tính cũng là một yếu tố góp phần nhân đơi sự thiệt thịi
trong việc hưởng quyền của NCT là nữ giới. Vì trong quá trình sống, phụ nữ phải
thực hiện thiên chức duy trì nịi giống và chăm sóc gia đình nhưng họ thường phải
6

International Federation on Aging and HelpAge International, The Rights of Older Persons in Asia,
01/2009, />7
“Obituary Photos Suggest Growing Bias Against Aging Faces”, Science Daily, 18/5/2009,
/>

10

hứng chịu nhiều bất lợi do sự phân biệt đối xử về giới nên tình trạng sức khỏe và
điều kiện kinh tế của người phụ nữ thường không được đảm bảo lúc về già, họ có
thể đối mặt với nguy cơ tàn phế, đói nghèo và bị cơ lập khi họ trở thành NCT.
Như vậy, NCT là một nhóm xã hội chịu nhiều thiệt thịi, có xuất phát điểm
để hưởng quyền thấp và có nguy cơ bị tổn thương cao hơn các chủ thể quyền con
người khác. Do đó cần có sự quan tâm đặc biệt trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền
của NCT, để “đặt lại” vị trí xuất phát điểm của họ, giúp họ có khả năng thụ hưởng
quyền của mình một cách đầy đủ nhất. Tuy nhiên, trong pháp luật quốc tế về nhân
quyền hiện nay vẫn còn tồn tại một khoảng trống về quyền của NCT8. Tương tự như
trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật là các nhóm xã hội dễ bị tổn thương đã được cộng
đồng quốc tế ghi nhận và bảo vệ quyền của họ trong các Công ước quốc tế riêng
biệt9, NCT với tính cách là một nhóm yếu thế có những đặc thù riêng cũng rất cần

được bảo vệ các quyền của mình bằng một văn bản pháp lý về nhân quyền cụ thể.
Trong đó bao gồm tất cả các quyền và tự do cơ bản của một con người như: quyền
không bị phân biệt đối xử, quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân, quyền tự
quyết, quyền về sức khỏe, quyền về tài sản,...10 Tất cả các quyền này đều quan trọng
như nhau, mỗi quyền có một ý nghĩa nhất định, góp phần tạo nên giá trị cuộc sống
của NCT, trong đó tác giả đặc biệt chú ý đến các quyền liên quan đến sức khỏe. Vì
sức khỏe là thứ không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, đặt biệt là khi con
người bước vào giai đoạn tuổi già thì sức khỏe lại càng trở nên quý giá nên bảo đảm
các quyền về sức khỏe là tạo nền tảng vững chắc giúp NCT có cuộc sống hạnh phúc
và có phẩm giá như các thành viên khác trong xã hội.
1.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung quyền được chăm sóc sức khỏe của
người cao tuổi và các biện pháp pháp lý hành chính bảo đảm quyền này
8

Mặc dù các văn bản quốc tế quan trọng về quyền con người như Tuyên ngôn thế giới về quyền con người
1948; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966 và Cơng ước quốc tế về các quyền dân
sự, chính trị 1966 đều bảo vệ quyền cho mọi cá nhân trong cộng đồng nhân loại, trong đó có NCT, nhưng các
quy phạm và cơ chế trong các văn bản về quyền con người chung đó không đủ và đôi khi không phù hợp để
áp dụng đối với NCT. Tuy cũng có nhiều văn kiện quốc tế nhấn mạnh việc bảo vệ và thúc đẩy quyền của
NCT như Nghị quyết 46/91 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về các nguyên tắc của Liên hợp quốc về NCT
năm 1991 hay Tuyên bố chính trị và Kế hoạch hành động quốc tế Madrid vì NCT năm 2002... nhưng các văn
kiện trên chỉ mang tính tuyên bố và khuyến nghị mà khơng có tính ràng buộc buộc pháp lý.
9
Công ước về quyền của trẻ em (CRC), Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại
phụ nữ (CEDAW), Công ước về quyền của những người khuyết tật (CRPD).
10
Chanmi Kim (2009), The necessity of a human rights approach and effective United Nations mechanism
for the human rights of the older person, 4th session of Human Rights Council Advisory Committee,
04/12/2009,
/>


11

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao
tuổi
1.2.1.1. Khái niệm quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi
Theo Hội đồng biên soạn từ điển quốc gia, “Chăm sóc là hoạt động nhằm
duy trì, điều chỉnh vào lúc cần thiết để phục hồi khả năng hoạt động bình thường
của cơ thể, tạo được trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần cho mỗi người
dân”11. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong việc xác định khái niệm sức khỏe,
từ đó dẫn đến các cách hiểu khác nhau về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT.
Theo cách hiểu thơng thường thì khái niệm sức khỏe được nhìn nhận trong
một góc độ hẹp, đó là “trạng thái khơng có bệnh tật, cảm thấy thoải mái về thể chất
và thư thái về tinh thần”12. Trong tiếng anh, từ “health care” có nghĩa là chăm sóc
sức khỏe và cũng đồng thời mang nghĩa là chăm sóc y tế. Nên quyền được chăm sóc
sức khỏe của NCT có thể được hiểu theo nghĩa hẹp đó là quyền của NCT được bảo
đảm về mặt y tế, tức là nhấn mạnh vào việc phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi sức
khỏe cho NCT để họ được sống khỏe mạnh và khơng có bệnh tật. Với cách hiểu này
thì quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT chủ yếu liên quan đến các vấn đề:
phòng bệnh hiệu quả để tránh cho NCT bị lây, nhiễm bệnh; khi có bệnh thì NCT
phải được tiếp cận các dịch vụ y tế cần thiết và kịp thời để được khám, chuẩn đoán,
điều trị bệnh và phục hồi chức năng; đối với những bệnh mạn tính, khơng thể chữa
khỏi thì phải được kiểm sốt thích hợp và có các biện pháp giảm thiểu tối đa những
đau đớn khơng đáng có cho NCT.
Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra một định nghĩa khá rộng
và ở tầm xa về khái niệm “sức khỏe” là tình trạng hồn tồn sảng khối về thể chất,
tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là việc khơng có ốm đau, bệnh tật13.
Theo đó, chăm sóc sức khỏe NCT là việc thực hiện các hoạt động cần thiết và kịp
thời nhằm giúp cho NCT đạt được trạng thái tốt nhất có thể ở cả ba mặt về thể chất,
tinh thần và xã hội. Với cách tiếp cận này thì quyền được chăm sóc sức khỏe của

NCT sẽ có phạm vi rất rộng, có nội dung khơng chỉ liên quan đến việc chăm sóc y
tế, mà còn liên quan đến những yếu tố nền tảng quyết định sức khỏe của NCT như:
lương thực và dinh dưỡng, nước sạch, điều kiện vệ sinh, nhà ở, mơi trường sống và
11

Trích theo Phạm Vũ Hồng (2013), Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi Việt
Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, tr. 22.
12
Viện Ngôn ngữ học (2002), tlđd 1, tr. 805.
13
Lời nói đầu của Hiến chương của Tổ chức Y tế thế giới năm 1946.


12

làm việc,... nhằm hướng đến một chuẩn sức khỏe toàn diện của NCT trên cả ba
phương diện về thể chất, tinh thần và xã hội.
Như vậy, phạm vi khái niệm quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT được
xác định tùy thuộc vào cách tiếp cận khái niệm sức khỏe theo nghĩa rộng hay nghĩa
hẹp. Trong giới hạn của đề tài, quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT được
nghiên cứu theo nghĩa hẹp, trong đó sức khỏe được hiểu là trạng thái khỏe mạnh,
khơng có bệnh tật; và chăm sóc sức khỏe là việc tiến hành các hoạt động cần thiết
để phòng ngừa, chữa trị và phục hồi sức khỏe nhằm duy trì trạng thái khỏe mạnh về
thể chất cho NCT. Hiện nay, dù quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT đã được
thừa nhận và thực thi ở cấp độ quốc tế lẫn cấp độ quốc gia nhưng trong khoa học
pháp lý, vẫn chưa có một định nghĩa chính thống nào về quyền được chăm sóc sức
khỏe của NCT. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đưa ra định nghĩa về quyền được
chăm sóc sức khỏe của NCT theo nghĩa hẹp như sau: “Quyền được chăm sóc sức
khỏe của NCT là quyền của NCT được tiếp cận và thụ hưởng sự chăm sóc y tế một
cách kịp thời và thỏa đáng để duy trì trạng thái khỏe mạnh của cơ thể”.

1.2.1.2. Đặc điểm quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi
Thứ nhất, chủ thể hưởng quyền là một nhóm yếu thế về quyền con người.
Như đã phân tích ở trên, NCT là một nhóm xã hội yếu thế, rất dễ bị tổn
thương về quyền con người. Những đặc trưng tâm sinh lý ở tuổi già cùng với sự
thay đổi vai trò xã hội khiến NCT dễ bị thiệt thòi trong việc thụ hưởng các quyền
con người nói chung so với các cá nhân khác trong cộng đồng. Họ thường bị đặt
vào vị thế là một “người thừa”, là gánh nặng của xã hội và rất dễ bị xâm hại, bị bỏ
rơi, bị cô lập với xã hội. Tương tự như đối với trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật,
người lao động di cư... NCT cũng được nhìn nhận là nhóm đối tượng dễ bị tổn
thương trong xã hội nên cần có cơ chế pháp lý ưu tiên để đảm bảo cho họ được sống
mạnh khỏe, hạnh phúc và có phẩm giá.
Thứ hai, quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT là loại quyền chủ động.
Trong nghiên cứu về nhân quyền, dựa vào cách thức bảo đảm thực hiện,
quyền con người được chia làm hai loại là quyền thụ động và quyền chủ động.
Trong đó, quyền thụ động là loại quyền đòi hỏi các chủ thể khác phải kiềm chế,
không tùy tiện hạn chế, tước bỏ hoặc can thiệp vào việc hưởng thụ (thực thi) quyền
của chủ thể hưởng quyền. Còn quyền chủ động là loại quyền đòi hỏi các chủ thể
khác phải chủ động thực hiện các biện pháp (hành động) tương ứng với nghĩa vụ


13

của mình để bảo đảm cho việc thực thi quyền của chủ thể hưởng quyền14. Tuy
nhiên, việc phân chia này chỉ mang tính tương đối vì trong thực tế, khơng có một
loại quyền nào mang tính thụ động hồn tồn hoặc chủ động hoàn toàn. Để đảm bảo
cho một quyền con người cụ thể được thực thi một cách toàn diện thì địi hỏi các
chủ thể khác (đặc biệt là Nhà nước) phải vừa có tính thụ động (tơn trọng, kiềm chế,
không can thiệp, hạn chế vào việc thụ hưởng quyền), vừa có tính chủ động (tn
thủ, triển khai các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền).
Đối với quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT, để quyền này được áp

dụng thực tế địi hỏi phải có sự nỗ lực của Nhà nước tiến hành các biện pháp bảo
đảm thích hợp, tương ứng với nguồn lực sẵn có của quốc gia mình. NCT khơng thể
có được sự chăm sóc sức khỏe thỏa đáng nếu như Nhà nước chỉ thụ động, tôn trọng
và không can thiệp hay hạn chế quyền. Mà trái lại, Nhà nước cần phải có sự chủ
động xây dựng và thực hiện các chương trình, chính sách pháp luật về y tế phù hợp,
đồng thời triển khai thỏa đáng hệ thống y tế công cộng, tạo điều kiện cần thiết để
NCT thực sự hưởng thụ quyền được chăm sóc sức khỏe.
Thứ ba, quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT là một quyền cụ thể
trong nhóm quyền về sức khỏe.
Trong pháp luật quốc tế về nhân quyền, quyền về sức khỏe được xác định là
loại quyền có nội hàm rất rộng và có mối liên quan mật thiết với các quyền con
người khác, “Quyền về sức khỏe là một quyền tổng hợp, có nội dung khơng chỉ liên
quan đến việc chăm sóc sức khỏe thích đáng và kịp thời, mà còn liên quan đến
những yếu tố nền tảng quyết định đến sức khỏe con người như: tiếp cận nước sạch
và nước uống, điều kiện vệ sinh đủ tiêu chuẩn, nguồn cung cấp thích đáng về lương
thực an tồn, dinh dưỡng và nhà ở, những điều kiện về môi trường và làm việc lành
mạnh, việc tiếp cận với giáo dục và thông tin liên quan đến sức khỏe”15. Từ cách
diễn giải trên, có thể thấy quyền về sức khỏe là một tập hợp gồm nhiều quyền cụ thể
liên quan đến sức khỏe, trong đó có quyền được chăm sóc sức khỏe. Nói cách khác,
quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT là một bộ phận cấu thành của quyền về
sức khỏe của NCT. Nếu như quyền về sức khỏe hướng đến chuẩn sức khỏe tồn
14

Nguyễn Đăng Dung, Vũ Cơng Giao, Lã Khánh Tùng (2011), Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con
người, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 68.
15
Quyền về sức khỏe được ghi nhận trong rất nhiều văn kiện quốc tế quan trọng về nhân quyền, trong đó
Điều 12 Cơng ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa được xem là quy định tồn diện nhất về
quyền này. Và điều luật này được giải thích cụ thể trong Bình luận chung số 14 do Ủy ban các quyền kinh tế,
xã hội và văn hóa phê chuẩn năm 2000.



14

diện cho NCT, nhằm đạt được trạng thái cao nhất ở cả ba phương diện về thể chất,
tinh thần và xã hội thì quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT chỉ hướng đến một
mục tiêu sống khỏe mạnh và khơng bệnh tật cho NCT.
Thứ tư, quyền được chăm sóc sức khỏe là nền tảng đem lại giá trị cuộc
sống cho NCT.
Sức khỏe là một thứ tài sản vô cùng quý giá trong cuộc sống của mỗi con
người, Dalai Lama từng nói “Là con người tất cả chúng ta đều mong được hạnh
phúc và tránh sự đau khổ. Khát vọng của chúng ta về sức khỏe, về tình trạng khỏe
mạnh hoàn toàn về thể chất và tinh thần, là sự biểu hiện của mong ước này, mỗi
người đều muốn khỏe mạnh và không ai mong đau ốm”16. Đối với NCT, sức khỏe
lại càng có ý nghĩa hơn nữa. Bởi vì trong q trình sống trước đó, những áp lực, lo
âu từ cuộc sống; những thói quen xấu trong sinh hoạt, ăn uống thường ngày và sự ô
nhiễm của môi trường xung quanh... dần tích tụ theo thời gian, cùng với q trình
lão hóa tự nhiên đã làm hao mịn sức khỏe của NCT. Điều này làm ảnh hưởng xấu
đến chất lượng sống và khả năng hưởng thụ các quyền con người khác của NCT.
Tuổi tác càng tăng cao thì sức khỏe càng giảm sút, nên nhu cầu chăm sóc sức khỏe
của NCT lớn hơn rất nhiều so với các nhóm tuổi khác. Do đó, mối quan tâm hàng
đầu của mỗi con người khi bước vào giai đoạn tuổi già chính là vấn đề về sức khỏe.
Đảm bảo quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT là tạo điều kiện cho họ được
sống khỏe mạnh để tận hưởng cuộc sống hạnh phúc và có phẩm giá.
1.2.2. Nội dung quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi
Do khơng có Cơng ước quốc tế chuyên biệt về quyền của NCT nên tất cả các
quyền và tự do cơ bản của NCT vẫn dựa trên nền tảng pháp lý của các Công ước
quốc tế chung về quyền con người là Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội
và văn hóa 1966 (ICESCR) và Cơng ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị
1966 (ICCPR). Trong đó, nội dung của quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT

được xác định trên cơ sở của Điều 12 ICESCR (được giải thích trong Bình luận
chung số 14) về “Quyền được hưởng tiêu chuẩn sức khỏe về thể chất và tinh thần ở
mức cao nhất có thể”17. Trên cơ sở đó và để phù hợp với thực tiễn pháp lý của Việt

16

Trích theo Wolfgang Benedek (2008), Tìm hiểu về quyền con người, Nxb. Tư Pháp, Hà Nội, tr.135.
Theo đoạn 25 của Bình luận chung số 14 thì việc thực hiện quyền về sức khỏe của NCT chú trọng vào
phương pháp tiếp cận lồng ghép, kết hợp những yếu tố của điều trị y tế dự phòng, chữa trị và phục hồi.
Những biện pháp này cần được dựa trên hoạt động kiểm tra sức khỏe định kỳ cho cả hai giới; những biện
pháp phục hồi về thể chất cũng như tâm lý nhằm duy trì chức năng và tính tự chủ của người cao tuổi; và cần
17


15

Nam, tác giả nghiên cứu quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT chủ yếu tập trung
vào các vấn đề: phòng bệnh cho NCT; khám, chữa bệnh và phục hồi sức khỏe cho
NCT; chăm sóc lâu dài đối với NCT mắc bệnh mạn tính. Liên quan đến các nội
dung đó, quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT bao gồm các quyền cụ thể sau:
Thứ nhất, quyền được bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe
Bình đẳng là ngun tắc cơ bản khơng thể thiếu của mọi quyền con người
nói chung. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, bình đẳng có nghĩa là trong những
điều kiện, hồn cảnh, năng lực có sẵn như nhau thì tất cả mọi người phải có quyền
được chăm sóc y tế, bảo vệ sức khỏe ngang nhau. Mọi sự phân biệt đối xử nhằm vơ
hiệu hóa hoặc gây cản trở việc thụ hưởng và thực hiện quyền được chăm sóc sức
khỏe đều đi ngược lại nguyên tắc cơ bản của quyền con người và đều không được
công nhận. NCT là thành viên trong cộng đồng nhân loại nên đương nhiên cũng
được hưởng quyền này một cách bình đẳng như mọi chủ thể khác của quyền con
người. Do đó, yêu cầu trước hết của quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT là

khơng có sự phân biệt về độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, điều kiện kinh tế –
xã hội... nhằm từ chối hoặc hạn chế khả năng tiếp cận và thụ hưởng việc chăm sóc y
tế của NCT; bảo đảm cho mọi NCT, trong những điều kiện hồn cảnh như nhau thì
phải được đối xử ngang nhau về chăm sóc sức khỏe.
Tuy nhiên, bình đẳng và khơng phân biệt đối xử khơng có nghĩa là phải
ngang bằng nhau trong mọi trường hợp. Khi các chủ thể quyền có xuất phát điểm
(điều kiện, hồn cảnh, năng lực có sẵn) để hưởng quyền khác nhau mà lại được đối
xử như nhau thì chỉ là sự cào bằng, bình đẳng hình thức – thực chất là bất bình
đẳng. Trong thực hiện các quyền con người nói chung và quyền được chăm sóc sức
khỏe nói riêng, NCT có xuất phát điểm thấp hơn so với các chủ thể khác. Những
thiệt thòi về thể trạng, tâm lý và xã hội ở giai đoạn tuổi già đã tạo ra những giới hạn
khiến NCT khơng được hưởng sự chăm sóc y tế và bảo vệ sức khỏe một cách trọn
vẹn. Do đó, địi hỏi phải có sự điều chỉnh hợp lý nhằm “đặt lại” xuất phát điểm của
NCT, để họ có năng lực tiếp cận và hưởng được sự chăm sóc sức khỏe ngang bằng
với các chủ thể khác. Thực chất, đây là sự phân biệt đối xử theo hướng tích cực
nhằm thúc đẩy bình đẳng của NCT trong việc tiếp cận y tế thông qua các biện pháp
hỗ trợ như chi phí dịch vụ y tế thấp, ưu tiên cho NCT trong khám, chữa bệnh...

quan tâm, chăm sóc những người ốm kinh niên và ốm nặng để giúp cho họ giảm thiểu đau đớn và tạo điều
kiện để họ hưởng cái chết nhân đạo.


16

Thứ hai, quyền được phòng bệnh, được theo dõi sức khỏe và khám sức
khỏe định kỳ
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là triết lý muôn đời trong việc bảo vệ sức khỏe
của con người, hiểu theo nghĩa thơng thường thì phịng bệnh là việc đề phòng, ngăn
ngừa các yếu tố gây hại cho sức khỏe để tránh cho cơ thể bị lây, nhiễm bệnh. Do
đặc trưng cơ bản trong vấn đề sức khỏe của NCT là sự suy giảm miễn dịch và thay

đổi chức năng sinh lý nên khi bước vào giai đoạn này, cơ thể NCT rất dễ bị rối loạn
và tổn thương bởi tác động của các yếu tố từ mơi trường. Vì vậy, phịng tránh sự
lây, nhiễm bệnh có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của NCT, giúp họ
được sống khỏe mạnh. Để đạt điều này, quyền được phòng bệnh của NCT đòi hỏi
hai yêu cầu sau: Một là bảo đảm cho NCT được tiếp cận thơng tin đầy đủ để có sự
hiểu biết cần thiết về sức khỏe tuổi già, giúp họ chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân
thông qua việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về các biện pháp phòng bệnh và
chăm sóc sức khỏe cho NCT tại nơi cư trú. Hai là tạo điều kiện để NCT tham gia
các hoạt động xã hội và rèn luyện sức khỏe tại cộng đồng nhằm duy trì khả năng
hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đồng thời giúp NCT có tâm lý vui vẻ, thoải
mái. Điều này có tác dụng rất lớn trong việc phịng bệnh cho NCT vì nó giúp hạn
chế tối đa các nguy cơ bệnh lý do tuổi già như: trầm cảm, sa sút trí tuệ, đột quỵ...
Bên cạnh vấn đề phòng bệnh, việc theo dõi sức khỏe và khám sức khỏe định
kỳ cho NCT cũng giữ một vai trị rất quan trọng trong q trình duy trì cuộc sống
khỏe mạnh của tuổi già. Trong đó, theo dõi sức khỏe là việc xem xét mọi diễn biến
trong tình trạng sức khỏe của NCT một cách thường xuyên và liên tục để phát hiện
kịp thời những chuyển biến về sức khỏe của NCT. Còn khám sức khỏe định kỳ là
việc tiến hành các hoạt động y tế nhằm kiểm tra, xem xét và đánh giá tổng quan tình
trạng sức khỏe của một người trong một khoảng thời nhất định. Khi về già, tác động
của q trình lão hóa khiến cho chức năng sinh lý của cơ thể NCT có nhiều thay đổi
bất thường, rất dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm. Thông qua việc khám định kỳ và
theo dõi sức khỏe thường xuyên thì các vấn đề bất thường về sức khỏe của NCT sẽ
sớm được phát hiện trước khi chuyển thành bệnh, hoặc các bệnh trong cơ thể sẽ
được phát hiện ở giai đoạn sớm khi chưa có biểu hiện ra bên ngồi. Điều này giúp
đem lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh cho NCT, tăng khả tăng lành bệnh, tiết
kiệm được thời gian và chi phí, hơn nữa cịn tránh được các biến chứng nguy hiểm
do bệnh gây ra. Do đó, theo dõi sức khỏe và khám sức khỏe định kỳ cho NCT là rất
cần thiết và phải tiến hành đều đặn để duy trì trạng thái sức khỏe ổn định cho NCT.



17

Thứ ba, quyền được khám bệnh, chữa bệnh
Bệnh là điều không thể tránh khỏi trong đời sống của mỗi người, nhất là khi
con người bước vào giai đoạn tuổi già thì đau ốm, bệnh tật được xem là điều tất
yếu. Trong trường hợp đó, quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT đòi hỏi việc
tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ y tế cần thiết để bảo vệ và phục hồi sức khỏe của
NCT. Ở đây nhấn mạnh đến quyền được khám bệnh và chữa bệnh cho NCT. Khám
bệnh được hiểu là “hoạt động thu thập, tìm hiểu thơng tin bệnh thông qua việc hỏi,
khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì làm xét nghiệm cận lâm
sàn, thăm dị chức năng để chuẩn đốn và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp”.
Còn chữa bệnh là “việc sử dụng các phương pháp chuyên môn kỹ thuật và thuốc
thích hợp để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh”18.
Như vậy khám bệnh và chữa bệnh cho NCT là những hoạt động mang tính chun
mơn trong lĩnh vực y tế nhằm khơi phục trạng thái bình thường về thể chất cũng
như tâm lý cho NCT, giúp họ duy trì chức năng và tính tự chủ của bản thân. Trong
quyền được khám bệnh, chữa bệnh của NCT đòi hỏi phải bảo đảm các yêu cầu sau:
Trước hết, khi có những biến đổi khơng bình thường về sức khỏe, NCT cần được
khám, theo dõi và điều trị một cách nhanh chóng và kịp thời để tránh phải chịu
đựng sự giày vò của bệnh tật và không để bệnh chuyển biến xấu hơn, gây nguy
hiểm cho NCT. Do đó hệ thống y tế cần được triển khai hợp lý và có chất lượng tốt
để NCT dễ dàng tiếp cận và hưởng được sự chăm sóc y tế, phục hồi sức khỏe sớm
nhất có thể. Bên cạnh đó, quyền được khám bệnh, chữa bệnh của NCT cịn địi hỏi
tính chun mơn cao, phù hợp với đặc thù sức khỏe của NCT. Vì đặc trưng bệnh lý
ở NCT là đa bệnh lý và biểu hiện bệnh không rõ ràng, kết hợp với việc suy giảm
chức năng của các cơ quan làm cho NCT rất dễ bị tổn thương (cả về sức khỏe thể
chất lẫn sức khỏe tâm lý) nên việc chuẩn đoán và điều trị bệnh cho NCT rất dễ bị
nhầm lẫn nếu chỉ dựa vào các triệu chứng cụ thể. Do đó việc khám bệnh, chữa bệnh
cho NCT phải dựa vào tính đặc thù về sức khỏe của NCT, trên cơ sở y học lão khoa
để đảm bảo cho NCT được chăm sóc sức khỏe tồn diện và có hiệu quả lâu dài.

Thứ tư, quyền được chăm sóc lâu dài đối với bệnh mãn tính
Ngày nay, bệnh mạn tính (bệnh khơng lây nhiễm) được xem là một đặc trưng
trong vấn đề sức khỏe của NCT. Theo WHO, bệnh mạn tính là loại bệnh có thời

18

Khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009.


18

gian bị bệnh kéo dài và nhìn chung là tiến triển chậm19. Có bốn loại bệnh mạn tính
chính (là ngun nhân của 80% tỷ lệ tử vong do bệnh mạn tính) là: tim mạch, ung
thư, hơ hấp mạn tính và đái tháo đường. Sự tích lũy những rối loạn sinh lý do phơi
nhiễm các yếu tố gây bệnh trong một thời gian dài của q trình sống, cùng với sự
thối hóa chức năng cơ thể do tiến trình lão hóa tự nhiên khiến cho tỷ lệ mắc bệnh
mạn tính ở NCT cao hơn rất nhiều so với các nhóm tuổi khác, làm tăng nguy cơ tử
vong hoặc tàn tật ở NCT. Bệnh mạn tính khơng thể chữa khỏi, nên việc điều trị
bệnh mạn tính ở NCT chỉ có thể áp dụng chế độ chăm sóc bệnh lâu dài nhằm phục
hồi chức năng, cải thiện sức khỏe và hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh, để
NCT có thể “chung sống” lâu dài với bệnh mạn tính mà vẫn duy trì trạng thái hoạt
động bình thường. Điều này địi hỏi phải có sự quản lý đối với bệnh mạn tính, giúp
cho NCT có thể tự theo dõi, chăm sóc và kiểm soát bệnh tại nhà; đồng thời phải kết
hợp chặt chẽ với người thầy thuốc trong việc áp dụng các chế độ điều trị lâu dài.
Bên cạnh đó, đối với những bệnh mạn tính nguy hiểm (đặc biệt là ung thư), NCT
ln phải chịu sự giày vị, đau đớn về thể xác, suy sút về tinh thần, việc điều trị lâu
dài gây tốn kém thời gian và tiền bạc càng tạo thêm gánh nặng cho người bệnh nên
trong điều trị bệnh mạn tính cho NCT cần phải áp dụng các biện pháp chăm sóc
giảm nhẹ, giảm đau hiệu quả và dễ tiếp cận.
Tóm lại, nội dung quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT chủ yếu bao gồm

các quyền cụ thể sau: quyền được bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe; quyền được
phòng bệnh, được theo dõi sức khỏe và khám sức khỏe định kỳ; quyền được khám
bệnh, chữa bệnh và quyền được chăm sóc lâu dài đối với bệnh mạn tính. Trong đó,
quyền được bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe là quyền mang tính phổ biến chung
vì nó được biểu hiện trong mọi khía cạnh của việc chăm sóc sức khỏe NCT (từ
phịng bệnh đến chữa bệnh, phục hồi sức khỏe và chăm sóc lâu dài cho NCT). Hơn
nữa, khơng chỉ tồn tại trong quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT, bình đẳng
cịn là một ngun tắc chung được thể hiện trong nội dung của nhiều quyền con
người khác. Các nội dung còn lại đều là những quyền cụ thể mang tính đặc thù
riêng của quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT và mỗi nội dung chỉ liên quan
đến một khía cạnh cụ thể trong việc chăm sóc sức khỏe cho NCT.
1.2.3. Các biện pháp pháp lý hành chính bảo đảm quyền được chăm sóc sức
khỏe của người cao tuổi
19

“Bệnh khơng lây nhiễm”, Văn phịng đại diện WHO Việt
/>
Nam,

11/3/2013,


×