Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Cẩm nang kiến thức tổng quát cho huấn luyện viên vovinam – việt võ đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.8 KB, 35 trang )

Cẩm nang: Kiến thức tổng quát cho huấn
luyện viên Vovinam – Việt Võ Đạo


Câu hỏi 1: Võ Đường là gì?
Võ đường là nơi riêng biệt để tập và dạy võ.

Câu hỏi 2: Tại sao cần thiết lập võ đường?
Vì với đà phát triển của Môn phái, các võ đường mới cần được thiết lập
để đáp ứng nhu cầu phát triển Môn phái, để đại chúng hóa nền võ học Vovinam.

Câu hỏi 3: Khi nghiên cứu thiết lập một võ đường, chúng ta cần phải để ý đến
những phần nào?
Chúng ta cần phải để ý đến ba phần:
- Bối cảnh sinh hoạt của địa phương nơi mở võ đường.
- Nghiên cứu sinh hoạt dân chúng (kinh tế, xã hội, văn hóa ….)
- Địa điểm thiết lập võ đường.


Câu hỏi 4: Trong phần nghiên cứu bối cảnh sinh hoạt địa phương, ta để ý đến mấy
phần?
Ta có ba phần cần điều nghiên:
- Chính quyền địa phương
- Đoàn thể áp lực
- Các võ phái bạn.

Câu hỏi 5: Đối với chính quyền địa phương, tại sao ta cần lưu ý?
Chính quyền là các cơ quan địa phương quan trọng nhất. Chúng ta cần điều nghiên
kỹ thái độ của chính quyền địa phương đối với chúng ta (thích, không thích, không
có ý kiến). Điều nghiên kỹ chúng ta sẽ dễ dàng trong việc xin phép mở võ đường,
cũng như mọi yểm trợ sau này.



Câu hỏi 6: Tại sao chúng ta cần lưu ý đến các đoàn thể áp lực?
Chúng ta cần lưu ý đến các đoàn thể áp lực và đây là thành phần tôn giáo và các
hội đoàn thanh niên địa phương. Chúng ta cần tìm hiểu để dễ bề thích hợp.

Câu hỏi 7: Tại sao chúng ta cần lưu ý đến các võ phái bạn?
Đối với các võ phái bạn, ta cần điều nghiên kỹ để gây tình võ hữu, tránh được
những đụng chạm vô ích.

Câu hỏi 8: Trong phần điều nghiên sinh hoạt dân chúng, ta có bao nhiêu điều cần
biết?
Trong phần này sự nghiên cứu sẽ đem đến ba phần cần biết:
- Dân chúng có đông không (vì nếu võ đường thiết lập ở một nơi quá ít dân
thì số môn sinh sẽ không được nhiều)
- Tinh thần dân chúng ở đó có ham chuộng võ thuật không?
- Đời sống có sung túc đầy đủ không?

Câu hỏi 9: Một địa điểm như thế nào được xem là thích hợp?
Một địa điểm thích hợp nhất để thành lập một võ đường phải thỏa đáp được 5 ưu
tiên theo thứ tự sau:
- An ninh
- Trục giao thông
- Cao ráo, thoáng khí
- Điện nước
- Yên tĩnh

Câu hỏi 10: Tại sao vấn đề an ninh được quan tâm hàng đầu?
Vấn đề an ninh được quan tâm hàng đầu vì nếu một võ đường xây cất ở một nơi
mà tình hình an ninh, trật tự xã hội kém, chắc chắn ít người dám mạo hiểm đi tập
võ.


Câu hỏi 11: Võ đường không nên thiết lập ở đâu nữa?
Võ đường cũng không nên thiết lập trong những ngõ hẻm chật chội, dễ xảy ra hỏa
hoạn.
Câu hỏi 12: Tại sao trục giao thông được xem là ưu tiên thứ nhì?
Vì thuận tiện cho việc di chuyển. Võ đường trong ngõ hẻm chật chội sẽ khó tìm và
nếu ở trên một trục giao thông hay kẹt xe, võ sinh sẽ thường đi trễ, dễ bị đụng xe
và ngay cả việc di chuyển của HLV cũng bất tiện.

Câu hỏi 13: Tại sao võ đường cần thành lập ở nơi cao ráo, thoáng khí?
Chúng ta cần một địa điểm cao ráo thoáng khí vì nếu ẩm thấp sẽ có nhiều chuột
bọ, vi trùng. Võ đường cũng không nên gần những nơi đổ rác, hay các chợ có các
gian hàng thịt, cá có mùi hôi rất hại cho phổi.

Câu hỏi 14: Tại sao điện nước được xem là ưu tiên thứ tư?
Vì cần có ánh sáng cho lớp tối. Nước để rửa mặt sau khi tập hoặc uống giải khát.

Câu hỏi 15: Tại sao ta cần điều kiện yên tĩnh?
Ta cần nơi yên tĩnh vì có lợi cho việc giảng dạy cho cả HLV và võ sinh.

Câu hỏi 16: Quản trị là gì?
Quản: Trong coi, xem xét mọi việc.
Trị: Sắp xếp công việc theo một diễn trình hợp lý, theo một thứ tự có tính toán
trước. Quản trị là một nghệ thuật trong coi, sắp xếp theo một tiến chính hợp lý,
một thứ tự có tính toán để xem xét, thi hành các công việc cho trôi chảy.
Do đó, trong các tổ chức lớn như việc thiết lập một võ đướng cần phải có phương
pháp quản trị khéo léo để điều hành các công việc trong võ đường, hầu tránh được
những rắc rối do yếu tố cẩu thả mang đến.

Câu hỏi 17: Muốn quản trị được, chúng ta cần những điều kiện nào?

Muốn quản trị được, chúng ta cần phải biết qua mộït số nguyên tắc về quản trị: Có
4 nguyên tắc được xem là chính yếu:
- Phân nhiệm
- Hệ thống kiểm soát
- Ủy quyền
- Thống nhất về chỉ huy.

Câu hỏi 18: Thế nào là phân nhiệm?
Phân: là chia
Nhiệm: Trách nhiệm (việc được giao phó)
Phân chia công việc chánh ra nhiều công việc phụ rồi tùy công việc để qui định
nhiệm vụ cho cá nhân phụ trách.

Câu hỏi 19: Thế nào là hệ thống kiểm soát?
Vấn đề kiểm soát rất cần yếu cho mọi hoạt động chung. Chúng ta cần phải xem
những người được phân nhiệm có thực hiện đúng công tác giao phó không. Và do
đó, hệ thống kiểm soát cần phải đặt ra. Đối với hệ thống nhỏ, sự kiểm soát dĩ
nhiên dễ dàng, người trên chỉ cần xem xét nhân sự giữ vụ điều hành. Đối với
hệ thống lớn hơn như Cục Huấn Luyện hay Tổng Cục Huấn Luyện, hệ thống kiểm
soát này gần giống như hệ thống tranh tra của chính phủ, kiểm soát trực tiếp cũng
như gián tiếp theo cả hàng ngang lẫn hàng dọc.

Câu hỏi 20: Thế nào là ủy quyền?
Ủy quyền là trao cho người khác một quyền mà mình có với những điều kiện giới
hạn.

Câu hỏi 21: Thế nào là thống nhất chỉ huy?
Thống nhất chỉ huy là sự đồng nhất về hành động theo một lệnh từ trên đưa xuống.

Câu hỏi 22: Nếu đã có võ đường vấn đề nào cần phải kiện toàn trước tiên?

Nếu đã có võ đường, vần đề nhân sự cần phải kiện toàn trước tiên, vì chúng ta phải
có người để làm việc trong võ đường đó.

Câu hỏi 23: Vấn đề gì chúng ta cần lưu lý tiếp theo đó?
Sau vấn đề nhân sự, vấn đề cần lưu ý tiếp theo là vấn đề tài chánh. Chúng ta cần
phải có tài chánh để nuôi cán bộ, và những việc liên quan. Vả lại, vì yếu tố thời
gian, có thể chúng ta gặp nhiều thiếu xót, tài chánh vay mượn ở đâu đó, vật dụng
(bàn ghế) có thiếu sót phải bổ túc ngay.

Câu hỏi 24: Cùng với những việc bổ túc những thiếu sót trên, chúng ta, cần phải
thực hiện tại võ đường điều gì trước tiên?
Song song với việc bổ túc những thiếu sót trên, một hệ thống quản trị đối nội và
đối ngoại cần phải thành lập và hoạt động ngay.

Câu hỏi 25: Thế nào là một hệ thống đối nội và đối ngoại?
Đây là một hệ thống đơn giản gồm một chủ tịch và hai phó:
- Một là về nội vụ.
– Một lo về ngoại vụ.

Câu hỏi 26: Khối ngoại vụ có những hoạt động gì?
Khối ngoại vụ tương đối vất vả trong những ngày đầu. Khối phải liên lạc với các
thành phần sau:
- Chánh quyền địa phương
- Thân hào nhân sĩ
- Đoàn thể tôn giáo
- Quần chúng

Câu hỏi 27: Khối ngoại vụ liên lạc với chính quyền địa phương để làm gì?
Khối ngoại vụ liên lạc với chính quyền địa phương để lo các thủ tục hành chánh
của võ đường mình (xin giấy phép dựng bảng hiệu, quảng cáo), nếu không có

sự đồng ý của chính quyền địa phương chúng ta khó lòng làm việc. Ngoài ra, nếu
chúng ta khéo léo họ sẽ là những ngưồi đắc lực nhất giúp chúng ta phát triển môn
phái.

Câu hỏi 28: Ngoài những thủ tục hành chánh, liên lạc với chính quyền địa phương
còn những ích lợi gì?
Chính quyền địa phương là nơi giàu phương tiện để giúp đỡ nhất, thường thì khi
đến một tỉnh, nhân vật chính quyền thường xuyên tiếp xúc với chúng ta là ông
Trưởng Ty Thanh Niên. Nếu chúng ta khéo léo, ông sẽ giúp đỡ chúng ta nhiều khi
thấy rằng chúng ta đã giúp đỡ ông nhiều trong lãnh vực thanh niên.

Câu hỏi 29: Tại sao ta phải iếp xúc với Thân Hào Nhân Sĩ?
Chúng ta phải tiếp xúc với thân hào nhân sĩ vì đây là thành phần trí thức của vùng.
Chúng ta liên lạc với họ để dễ dàng tìm hiểu khối quần chúng đa dạng nơi đó.
Họ sẽ giúp đỡ chúng ta đắc lực khi họ hiểu rằng chúng ta sẽ giúp họ trong việc
hướng dẫn con em họ đi theo con đường tốt.

Câu hỏi 30: Tại sao chúng ta cần phải liên lạc với các đoàn thể, các tôn giáo?
Các đoàn thể tư, các đoàn thể tôn giáo sẽ là mối nguy hại nếu chúng ta vụng về.
Với các đòan thể tôn giáo, chúng ta tôn trọng tự do tín ngưỡng và cần lưu ý tới các
nghi thức tôn giáo của họ.
Với các đoàn thể tư, chúng ta căn cứ trên 5 tôn chỉ và 3 mục đích mà hành động
(đọc kỹ hơn trong bài Việt Võ Đạo và các nhóm xã hội khác).

Câu hỏi 31: Quần chúng, đóng vai trò nào trong công việc của chúng ta?
Đi tìm một môi trường để phát triển, dù môi trường đó ở đâu, cũng gồm những
con người, là số đông đa dạng, là quần chúng. Do đó, quần chúng đóng vai trò hết
sức quan trọng và thiết yếu trong mọi việc. Tất cả các cư xử ngoại giao ở trên đều
nhằm mục đích Việt Võ Đạo hóa thành phần hạ tầng nầy.
Đây là thành phần đông đảo và khó hiểu nhất. Khối ngoại vụ phải sử dụng tất

cả khả năng tuyên truyền vận động của mình để lôi cuốn được số người nầy.

Câu hỏi 32: Ngoài những liên lạc kể trên khối ngoại vụ còn phải liên lạc với ai?
Ngoài những liên lạc kể trên, vì võ đường là một thành phần nhỏ của môn phái,
trực thuộc tổng cục huấn luyện nên khối ngoại vụ còn phải liên lạc với các cơ cấu
khác của môn phái như Tổng Đoàn Thanh niên, Các võ đường bạn…

Câu hỏi 33: Trong khi khối ngoại vụ có những công việc như trên thì khối nội
vụ có những công việc gì?
Khối nội vụ sẽ là khối vất vả sau đó. Khối nầy gồm cả việc hành chánh (đơn xin
nhập học…) và huấn luyện. Trong khi khối ngoại vụ có bổn phận mời người đến
thì khối nội vụ có bổn phận giữ người ta lại, đồng thời biến họ thành những mầm
tuyên truyền nhỏ để đi sâu vào quần chúng hơn.

Câu hỏi 34: Những người tìm đến học võ với chúng ta, trên bình diện lý thuyết
tổng quát, có những ràng buộc nào với chúng ta?
Trên bình diện lý thuyết tổng quát, những người tìm đến học võ với chúng ta được
ràng buộc với 3 lý do.
-Tư tưởng
-Lợi ích
-Ép buộc
Câu hỏi 35: Nếu họ tìm đến ta vì lý tưởng việt Võ Đạo thì ta đối xử như thế nào?
Nếu họ tìm đến ta vì lý tưởng, ta phải cho họ thấy ta sẽ cùng với họ giúp nhau đạt
đến lý tưởng. Như thế, sự ràng buộc của những người cùng trong một tập thể mới
bền bỉ lâu dài.

Câu hỏi 36: Nếu họ tìm đến ta vì một lợi nào đó, thì ta đối xử như thế nào?
Thường thì những ngưòi tìm đến Việt Võ Đạo đều mong học được một ít võ thuật.
Do đó, nếu không có sự ràng buộc bởi một lý tưởng, họ sẽrời xa Việt Võ Đạo một
khi thấy không cần thiết học thêm võ thuật nữa.


Câu hỏi 37: Nếu có những người bị ép buộc học Việt Võ Đạo thì ta đối xử ra sao?
Nếu có những người bị ép buộc học Việt Võ Đạo, ta cũng sẽ cho họ thấy lý tưởng
cao quý của chúng ta, để khi không còn ép buộc nữa, họvẫn ở lại với môn phái ta.

Câu hỏi 38: Khi thực sự bắt tay vào việc quản trị một võ đường chúng ta sẽ có
những hậu quả như thế nào?
Khi thực sự giải quyết những vấn đề mà chúng ta gặp phải, chúng ta sẽ nhận được
những điều mà lý thuyết không bao giờ mang lại được. Đó là kết quả công việc
của chúng ta, hậu quả này sẽ được trình bày 2 phần:
-Đối với bản thân
-Đối với tha nhân

Câu hỏi 39: Thế nào là hậu quả đối với bản thân?
Vì chính tự chúng ta học tập lạy những nguyên tắc quản trị trên phương diện thực
hành, nhờ đó chúng ta sẽ trở thành một quản trị viên giỏi, trong khi làm việc
như vậy,chúng ta sẽ tự chọn giải pháp cho chính chúng ta. Những giải pháp này
sẽ giúp cho ta thích ứng được với hoàn cảnh hơn. Hoặc chúng ta sẽ đưa ra giải
pháp riêng của ta (đúc kết của nhiều năm kinh nghiệm)

Câu hỏi 40: Thế nào là hậu quả đối với tha nhân?
Đó là phần giúp cho người khác. Nhờ kinh nghiệm bản thân, ta sẽ giúp cho người
khác đỡ vấp ngã hơn ta, hoặc hoàn toàn tránh khỏi mọi sai lầm. Ta sẽ giúp được
người khác kỹ thuật cũng như nghệ thuật quản trị và trong khi giúp cho người
khác, chúng ta còn học hỏi từ họ, từ công việc nhiều điều mới lạ.

Câu hỏi 41: Tác phong của huấn luyện viên đối với võ sinh ra sao?
Huấn luyện viên phải biết hòa mình với võ sinh trong lớp, không phải lúc nào
cũng quá nghiêm, cần phải linh động trong lúc khen, chê sựluyện tập của võ sinh,
biết săn sóc võ sinh và gây thiện cảm với võ sinh. Ngoài ra là một người phổ biến

võ thuật và phát huy võ đạo, huấn luyện viên phải tự mình giữ vững tác phong của
một huấn luyện viên: Trang phục chỉnh tề, tóc tai đàng hoàng, không uống rượu,
không hút thuốc trong võ đường, phải lịch thiệp, nhã nhặn và xử sự đứng đắn với
mọi người.

Câu hỏi 42: Đối với nữ võ sinh, huấn luyện viên cần giữ tác phong như thế nào?
Riêng đối với nữ võ sinh Huấn luyện viên cần phải giữ tác phong hơn nữa. Huấn
luyện viên cần phải nghĩ đến thanh danh môn phái, của chính bản thân mình và
nhất là nữ võ sinh (cha mẹ của nữ võ sinh cho con học võ mặc nhiên giao trọn
thanh danh của nữ võ sinh cho người dạy). Huấn luyện viên tuyệt đối tránh vấn
đề nam nữ giữa huấn luyện viên và nữ võ sinh.

Câu hỏi 43: Muốn thực hiện một lớp võ, huấn luyện viên phải làm những gì? hãy
giải thích đại cương.
Tổ chức một lớp võ gồm nhiều thành phần, huấn luyện viên ngay từ đầu phải:
- Sắp xếp võ sinh: Xem võ sinh thuộc những thành phần nào để xưng hô đúng
cách, đối xử hợp tình. Huấn luyện viên có thể sắp xếp vị trí cho võ sinh tùy theo
trình độ học vấn, tuổi tác, vóc dáng, nam nữ…
- Tìm hiểu khả năng của võ sinh: Huấn luyện viên phải biết khả năng luyện tập,
sức chịu đựng của võ sinh để huấn luyện đúng mức.
- Tìm hiểu phần tử phá hoại trong lớp: quan sát những kẻ nào có ý phá hoại gây
rối, chọc phá, muốn thử võ… để có biện pháp ngăn chận hữu hiệu hầu giữ lớp học
có kỹ luật.

Câu hỏi 44: Ích lợi của sự biểu diễn võ thuật ra sao? khi nào chúng ta không chấp
nhận cuộc biểu diễn?
Cuộc biểu diễn Vovinam là một cơ hội tốt để giới thiệu Vovinam cho quần chúng
hiểu và có mỹ cảm đối với Việt Võ Đạo hay có thể gia nhập Vovinam Việt Võ
Đạo.
Việt Võ Đạo sinh từ chối những cuộc biểu diễn trong những truờng hợp:

- Có tính kỳ thị võ phái, gây chia rẽ
- Có sự lủng củng nội bộ của đoàn thể, tôn giáo mời biểu diễn
- Không gây được sự phát huy Việt Võ Đạo
- Khung cảnh, môi trường, khán giả không thích hợp với cuộc biểu diễn Việt Võ
Đạo (biểu diễn cho thực khách xem hay biểu diễn để mọi người giải trí, chè chén)

Câu hỏi 45: Nếu ban tổ chức có nhã ý điều khiển cuộc biểu diễn Vovinam Việt
Võ Đạo sinh phải có thái độ như thế nào? Muốn cuộc biểu diễn thành công Việt
Võ Đạo sinh phải ghi nhớ những gì?
Rất sẵn lòng để ban tổ chức giới thiệu về Vovinam (nhưng phải giúp tài liệu cho
ban tổ chức). Riêng về phần điều khiển biểu diễn võ thuật, người trong đoàn biểu
diễn sẽ đảm trách phần kỹ thuật này.
Người biểu diễn chú tâm vào tinh thần và cách thể hiện đồng thời người điều
khiển chương trình phải biết ứng biến lanh lẹ và hiểu tâm lý người xem.

Câu hỏi 46: Thế nào là dân ca lời mới? Thế nào là đạo ca?
Dân ca lời mới là những khúc ca mang âm hưởng độc đáo của dân tộc trong một
nước hay trong một vùng được sửa đổi lời ca cho thích hợp với tâm hồn của Việt
Võ Đạo sinh hiện tại.
Đạo ca là những bản nhạc, những bài hát mang âm hưởng thanh cao, hùng mạnh,
nội dung biểu tượng được tinh thần Việt Võ Đạo.

Câu hỏi 47: Nội dung những bài ca môn phái ra sao? Cần gạt bỏ loại nào?
Bài ca của môn phái phải có tính chất: Hào hùng, sống động, hướng thượng đượm
tình thân yêu dân tộc, giống nòi, tạo sự phấn đấu mảnh liệt thúc đẩy hăng hái alm
việc trong tình thần tập thể. Vì vậy, những bài ca môn phải thiên về những bài đạo
ca, dân ca lời mới, hùng ca hay những bài ca tình cảm thanh cao cùng những bài
ca vui tươi, cởi mở, ý nhị.
Trái lại, cần gạt bỏ những bài ca ủy my, yếu hèn, hạ cấp hay những bài ca thác
loạn, kích động, lố lăng trong các buổi sinh hoạt.

Câu hỏi 48: Tại sao Việt Võ Đạo sinh không được trình diễn những bài ca ủy mỵ,
yếu hèn hay kích động, lố lăng trong những buổi sinh hoạt môn phái?
Do những nguyên nhân sau:
- Không thích hợp với tinh thần Việt Võ Đạo sinh
- Việt Võ Đạo sinh không phải là những ca sĩ chuyên môn để trình diễn những bài
ca đó.
- Việt Võ Đạo sinh ca hát dễ nung cao chí khí và sự nỗ lực làm việc chớ không
để tiêm nhiễm sự yếu hèn, suy nhược, chán nản.

Câu hỏi 49: Tại sao Việt Võ Đạo sinh phải hát những bài đạo ca trong buổi sinh
hoạt môn phái?
Luôn luôn trong những buổi sinh hoạt môn phái, Việt Võ Đạo sinh hát những bài
đạo cao vì:
- Đạo ca đã được chọn lựa nên có tính chất Việt Võ Đạo.
- Việt Võ Đạo sinh hát để mọi người hiểu được tình cảm, tinh thần của người môn
sinh Việt Võ Đạo.
- Thính giả thường ít được thưởng thức văn nghệ Việt Võ Đạo nên họ sẽ thích thú
được nghe những bài ca Việt Võ Đạo hơn là những bài ca của các tập thể khác.

Câu hỏi 50: Muốn cuộc biểu diễn thành công, Việt Võ Đạo sinh phải ghi
nhớ những gì?

Người biểu diễn phải chú tâm vào tinh thần và cách thể hiện, đồng thời người điều
khiển chương trình phải ứng biến mau lẹ, và hiểu rõ tâm lý người xem.

Câu hỏi 51: Thống nhất chỉ huy là gì? Hãy giải thích đại cương
- Thống nhất: tạo thành một mối duy nhất
- Chỉ huy: Ra hiệu lệnh để sai bảo thuộc cấp
- Thống nhất chỉ huy: Ra lệnh cho thuộc cấp thi hành theo một đường lối duy nhất,
một hệ thống chỉ huy đã định.

Làm thế nào để thống nhất chỉ huy? – Muốn thống nhất chỉ huy người chỉ huy
phải lưu ý đến những điểm sau:
Cơ quan ra lệnh phải thống nhất (đừng ra lệnh khi này, khi khác)
- Giải thích lệnh và giới hạn lệnh
- Kiểm soát sự thi hành lệnh
- Phải có một hệ thống chỉ huy hữu hiệu
- Cách thi hành phải thống nhất.

Câu hỏi 52: Thế nào là ủy quyền? Sự cần thiết của ủy quyền?
Ủy quyền là giao một số quyền hành cho một người hay một cơ quan để họ giải
quyết nhưng vấn đề trong khuôn khổ nhiệm vụ của họ.
Thí dụ: Ủy quyền cho huấn luyện viên A quyền huấn luyện, quyền thưởng phạt
một lớp võ để người này thi hành trọn vẹn nhiệm vụ huấn luyện của họ (nếu
không người này chỉ là phụ tá).
Sựủy quyền rất cần thiết vì những lý do sau đây:
Làm thăng tiến thuộc viên (cho họ quyền hạn để họ thực hiện những gì đã biết,
hay giải quyết những việc khó khăn trong khi thi hành nhiệm vụ).
Người chỉ huy không thể tự mình làm hết mọi việc,vì vậy phải giao lại cho cộng
sự viên có khả năng đó.

Câu hỏi 53: Sựủy quyền đòi hỏi những điều kiện nào?
Quyền hạn tương xứng với nhiệm vụ: Để cho thuộc viên có đủ tinh thần vật chất
để tăng hiệu năng làm việc.
Phải chọn đúng người đểủy quyền: Chọn người có khả năng và thích hợp với việc
được giao phó cần thực hiện.
Giải thích và giới hạn quyền: Cho người được ủy quyền biết quyền hạn của mình
gồm những quyền nào, được hành sử những quyền hạn đó đến mức hạn định nào!
Kiểm soát quyền: Để cho họ được tự do giải quyết nhiệm vụ của họ, nhưng phải
kiểm soát luôn luôn hầu tránh sự sử dụng quyền không đúng mức hoặc lạm quyền.
Nên nhớ người ủy quyền hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả công việc đã giao

phó cho người thụủy.

Câu hỏi 54: Sự cần thiết của thưởng phạt ra sao? Nguyên tắc của thưởng phạt
như thế nào?
Đoàn thể nào cũng có kỷ luật để trật tự hóa hoạt động của mình. Có công thì
thưởng, có tội thì phạt, sự thưởng phạt nhằm ý hướng khích lệvà răn trị đoàn viên
trong việc góp công xây dựng đoàn thể và duy trì kỷ luật đoàn thể.
Nguyên tắc của thưởng phạt bao gồm chữ: Phạt nghiêm, thưởng xứng với điều
kiện sau:
Phải căn cứ vào bằng cớ xác tín của người được thưởng hay bị phạt.
Ấn định trừng phạt đồng đều.

Câu hỏi 55: Sự thưởng phạt có hiệu quả ra sao? Giải thích đại cương sự lợi hại
của thưởng phạt:
Sự thưởng phạt mang lại cho thuộc viên những tâm lý sau:
- Thưởng: Ước ao, mong muốn cố gắng hoạt động hăng say.
- Phạt: Sợ, cố tránh, làm việc phải nghĩ đến kỷ luật.
Thưởng phạt có những lợi hại như sau:
- Lợi: Thưởng hợp tình, hợp lý, thuộc viên hăng say làm việc hơn, có sự thông
cảm hợp tác giữa cấp chỉ huy và thuộc viên.
- Hại: Gây bất mãn, hiềm khích và có thể tan vỡ hoạt động của đoàn thể nếu:
Phạt không nghiêm, thưởng không xứng
Thưởng phạt bất công, thiên vị.

Câu hỏi 56: Quan niệm thưởng phạt của Việt Võ Đạo sinh ra sao?
Muốn thưởng phạt nghiêm xứng, Việt Võ Đạo sinh phải hằng quan tâm đến thuộc
viên của mình, khi phạt phải nhìn rõ hành động của thuộc viên để nhắc nhở hay
cảnh cáo tùy theo lỗi nặng nhẹ. Người chỉ huy phải lưu ý đến từng sơ xuất lỗi lầm
nhỏ của thuộc viên để cho thuộc viên kiện toàn con người của mình (vì lỗi nặng là
lỗi nhỏ tạo thành nếu không sửa từ đầu).

Gặp trường hợp nhắc nhở nhiều lần những thuộc viên không sửa lỗi, người chỉ huy
có thể áp dụng hình phạt nặng theo qui lệ của môn phái. Hình phạt chỉ được ân
giảm khi thuộc viên thực tâm sửa lỗi bằng sự làm việc, bằng kết quả hoạt động của
mình đối với đoàn thể. Người chỉhuy có khi cần phải để đoái công chuộc tội nếu
kẻ phạm lỗi có nhiều công lao với đoàn thể.
Đối với kẻ có công lao, tinh thần và nhiều cố gắng, người chỉ huy phải biết tưởng
thưởng họ. Muốn thưởng, Việt Võ Đạo sinh phải xem người được thưởng muốn
gì? Vì vậy phải luôn luôn quan tâm đến hoàn cảnh, gia đình, hoài bảo, lý tưởng,
chí hướng và sở thích của thuộc viên
Tóm lại, sự thưởng phạt của Việt Võ Đạo sinh nhằm ý hướng kiện tòan con người
luôn luôn phải quan tâm đến thuộc viên, đồng thời sựthưởng phạt phải tùy theo
hoàn cảnh và phương tiện sẵn có cùng những hình thức theo qui luật của môn
phái. Việt Võ Đạo sinh phải dùng lý trí để phân định mức tưởng thưởng, phạt đối
với thuộc viên, những sự thưởng phạt bao giờ cũng dùng tình cảm chân thật để đối
xử với người.

Câu hỏi 57. Xã hội là gì?
Xã hội là một số tổ hợp nhiều người trong một hoàn cảnh không gian và thời gian
được qui định hay mặc nhiên qui định. Một tập hợp người sống chung dưới một
số qui ước đã được chấp nhận để bảo tồn mọi cá nhân về sinh mạng và tài sản.
Như luật lệ lưu thông ấn định về cách thức di chuyển xe trong thành phố, luật
lệ này bắt buộc cá nhân thi thành đúng cách để tránh tai nạn.

Câu hỏi 58: Tương quan giữa Việt Võ Đạo và Xã hội ra sao?
Việt Võ Đạo là một phần tử trong xã hội, của dân tộc Việt Nam qua các giai đoạn
lịch sử nên giữa Việt Võ Đạo và xã hội có những mối tương quan mật thiết. Nếu
không có xã hội làm môi trường hoạt động thì cũng không có Việt Võ Đạo, vì Việt
Võ Đạo từ xã hội mà ra, do xã hội mà có.
Ngược lại, xã hội không thể làm ngơ, không thể chi dụng những công dân do Việt
Võ Đạo đào tạo, mà phải giúp đỡ Việt Võ Đạo đạt đến lý tưởng phục vụ cho xã

hội Việt Nam và rộng lớn hơn cho nhân loại.
Việt Võ Đạo mang đến cho xã hội những bàn tay kiên dũng nhưng từ ái để thắng
phục mọi trở ngại đưa xã hội đến tốt đẹp hơn. Do đó, xã hội có bổn phận giúp
đỡ phương tiện và nâng đỡ Việt Võ Đạo có nhiều cơ hội, môi turờng tốt để hoạt
động.

Câu hỏi 59: Tương quan giữa xã hội và các nhóm xã hội khác như thế nào?
Mỗi nhóm xã hội có những tiêu hướng hoạt động riêng tương đồng hay bất đồng
với tiêu hướng hoạt động của các nhóm xã hội khác. Nhưđoàn thể chính trị, tôn
giáo, hiệp hội, thương mãi, hội đoàn thanh niên hay các đoàn thể áp lực v.v Đồng
thời sự điều hành trong xã hội tạo ra mối tương quan giữa các nhóm xã hội này,
tạo thành các mối liên lạc trong sự sinh hoạt của xã hội. Vì các tiêu hướng khác
nhau, nên các nhóm xã hội thường có những liên kết hay va chạm. Do đó, Việt Võ
Đạo cần phải có một thái độ thích hợp trong tương quan với các nhóm xã hội
khác. Thái độ đó được ấn định rõ rệt trong 3 mục đích và 5 tôn chỉ của Việt Võ
Đạo.

Câu hỏi 60: đối với các võ phái khác ta phải có thái độ ra sao?
Đối với các võ phái khác ta phải tôn trọng, và chỉ dùng võ để tự vệ và bênh vực
lẽ phải. Thái độ tôn trọng của ta nói lên sự khiêm cung độlượng của người võ sĩ
chớ không phải là thái độ sợ sệt hay nhút nhát, khi chúng ta lễ độ, tôn trọng, giao
hòa với các võ phái khác là để cùng phát triển, phục vụ cho nền võ đạo của dân tộc
và nhân lọai.

Câu hỏi 61: Việt Võ Đạo cần có những thái độ nào đối với các nhóm xã hội?
Trong mọi hoạt động của sinh hoạt cộng đồng xã hội, vì có những giao tiếp nên có
những trường hợp phải liên kết hay va chạm. Do đó, Việt Võ Đạo chúng ta mặc
dầu đặt căn bản trên đạo, tức võ đạo, phải vượt thoát ra ngoài sự hơn thua thành
bại tranh chấp. Nhưng đôi khi chúng ta cũng cần một thái độ thích ứng tương
xứng. Nhưng khi chúng ta đã đạt được đạo rồi, chúng ta không cần đến thái độấy

nữa, ba thái độthích ứng ta cần có là: HỢP, HÒA và CHỐNG.

Câu hỏi 62: Thế nào là hợp?
Hợp: Nghĩa là kết hợp, hợp tác, là hành động của nhiều người cùng chung góp với
nhau về vật chất hoặc tinh thần để thực hiện một mục đích Việt Võ Đạo. Thái
độ hợp của chúng ta là sẵn sàng hợp tác với các nhóm xã hội như các đoàn thể, hội
đoàn khác để thể hiện một công tác, một công việc nếu giữa ta và nhóm xã hội có
chung mục đích và chí hướng. Sự hợp tác này biểu lộ trong việc ích lợi chung cho
mọi người, chứ không nhắm đề cao một nhóm xã hội nào khác, nhất là không đi
ngược lại mục đích và tôn chỉ Việt Võ Đạo.

Câu hỏi 63: Hòa là gì?
Hòa là một hành động, một thái độ không HỢP nhưng cũng không CHỐNG,
không muốn có sự liên hệ về mọi phương diện giữa các nhóm người với nhau,
nhưng vẫn tôn trọng lẫn nhau. Hòa đối với chúng ta là giữ một thái độ im lặng bất
hợp tác việc ai nấy làm, đường ai nấy đi không đụng chạm phá rối nhau. Các
nhóm xã hội khác tự do hoạt động miễn là không đụng chạm tới Việt Võ Đạo trên
mọi phương diện vềdanh dự, quyền lợi, chí hướng Việt Võ Đạo, không ngăn
trở chúng ta phát triển môn phái. Mọi cá nhân được tự do lựa chọn không bị ngăn
trởbất kỳ một nhóm xã hội nào khác, tùy theo ý chí của mình để gia nhập đoàn
thể xã hội Việt Võ Đạo.

Câu hỏi 64: Thế nào là chống?
Chống là hành động, thái độ đối kháng với những thái độ hay hành động có tính
cách triệt hạ, gây áp lực, phá rối. Chống, đối với Việt Võ Đạo sinh nghĩa là sẵn
sàng có một thái độ thích hợp để đối phó với các nhóm xã hội , khi họ có những
hành động va chạm đến danh dự, quyền lợi, lý tưởng của chúng ta. Khi đó hành
động sẵn sàng chống lại bất cứ ngoại lực nào ngăn chận bước tiến của Việt Võ
Đạo trên đường phát triển để phục vụ cho dân tộc và nhân lọai là hành động
tự vệ và hành động tự vệ này được xem như là một phương thức được sử dụng

để bảo tồn môn phái.

Câu hỏi 65: Cả 3 giai đoạn hợp, hòa và chống luôn luôn xãy ra hay có tính cách
giai đoạn?
Ba giai đoạn: Hòa, Hợp, Chống chỉ có tính cách giai đoạn. Chúng ta áp dụng ba
thái độ trên một cách linh động và uyển chuyển trong từng giai đoạn của vấn đề.
Có thể trong giai đoạn trước chung HỢP với nhóm xã hội này vì cùng chung mục
đích và chí hướng, nhưng giai đoạn sau phải CHỐNG vì mục đích và tôn chỉ của
họ đã biến đổi hoặc giai đoạn này chúng ta HÒA nhưng giai đoạn sau HỢP vì mục
đích, chí hướng của chúng ta đã chinh phục được họ.

Câu hỏi 66: Chúng ta hành sử 3 thái độ trên theo tiêu chuẩn nào?
Chúng ta hành sử 3 thái độ trên theo đúng mục đích và tôn chỉ của Việt Võ Đạo.
Vì mục đích và tôn chỉ Việt Võ Đạo được coi là nền tảng căn bản của lý tưởng
Việt Võ Đạo.

Câu hỏi 67: Cả 3 thái độ hợp, hòa, và chống nêu trên để đối với đoàn thể xã hội,
còn đối với cá nhân trong cuộc sống thì sao?
Đối với cá nhân trong cuộc sống thì 3 thái độ trên vẫn được áp dụng, tuy nhiên tùy
theo mức độ thầm nhuần tinh thần võ đạo của người môn sinh Việt Võ Đạo, để nói
lên đức sống của mình mà có lúc áp dụng 3 thái độ trên có lúc không, và ở mức
độ cao thì không cần đến chúng nữa.

Câu hỏi 68: Khi hội nhập vào xã hội, để tồn tại, cá nhân có những quan hệ gì?
Khi hội nhập vào xã hội, để tồn tại, cá nhân có những quan hệ:
- Quan hệ giữa cá nhân với cá nhân
- Quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng
- Quan hệ giữa cá nhân với đoàn thể
- Quan hệ giữa cá nnhân với tập thể.


Câu hỏi 69: Quan hệ giữa cá nhân với cá nhân có mấy phần vụ?
Quan hệ cá nhân có 4 phần vụ:
- Sinh hoạt tinh thần
- Sinh hoạt vật chất
- Nếp sống và tập quán
- Nguyện vọng.

Câu hỏi 70: Phần vụ sinh hoạt tinh thần trong quan hệ cá nhân ra sao?
Sinh hoạt tinh thần bao gồm những ràng buộc ảnh hưởng về lý trí tình cảm, ý thức,
tiềm thức, cá tính, thiên khiếu, cảm giác của cá nhân, tạo thành rồi mở rộng thành
quan niệm sống.
Câu hỏi 71: Phần vụ sinh hoạt vật chất trong quan hệ cá nhân ra sao?
Phần vụ sinh hoạt vật chất trong quan hệ cá nhân gồm có:
- Y phục, ẩm thực: Đầy đủ
- Ngủ: Yên
- Sức khỏe: đồi dào
- Nhà cửa: sạch sẽ, khang trang, tiện nghi
- Có tương lai

Câu hỏi 72: Phần vụ nguyện vọng trong quan hệ cá nhân ra sao?
Phần vụ nguyện vọng là xu hướng cầu tiến của con người, luôn luôn nuôi sống con
người, bồi dưỡng đức tin của con người, thúc đẩy con người luôn cầu tiến và thăng
tiến.

Câu hỏi 73: Quan hệ tập thể có mấy phần vụ?
Quan hệ tập thể có 5 phần vụ:
- Tổ chức và điều hành
- Khả năng
- Lãnh đạo
- Hành động

- Nguyện vọng
Câu hỏi 74: Phần vụ tổ chức và điều hành của quan hệ tập thể ra sao?
Phần vụ tổ chức và điều hành vừa quan hệ tập thể gồm có thành tố:
Về cơ cấu: Kiện toàn bằng hệ thống hóa và qui chế hóa.
Về làm việc: Có phương pháp và khoa học.
Về chương trình làm việc: Phải thực tiển, thích hợp
Về kỷ luật: Phải nghiêm minh từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên.

Câu hỏi 75: Phần vụ khả năng của quan hệ tập thể ra sao?
Phần vụ khả năng của quan hệ tập thể gồm có 3 thành tố:
- Về nhân tố: Cán bộ đa năng, đa hiệu, quần chúng đông, có ý thức, hiệu năng và
kỷ luật.
- Về tài lực: đủ để bảo đảm công tác, nếu có thể: Dồi dào
- Về thể lực: Có uy tín, nhiều ảnh hưởng với các tập thể bạn, với cộng đồng.

Câu hỏi 76: Phần vụ lãnh đạo của quan hệ tập thể ra sao?
Phần vụ lãnh đạo của tập thể có 10 yếu tố:
- Linh mẫn
- Đồng nhất ý chí
- Hòa hợp, đoàn kết
- Chí công vô tư, liêm khiết, trọng nghĩa công hơn tình riêng.
- Đủ ân, Uy, tình, nghĩa khi làm việc
- Sức chịu đựng cao
- Đa năng, đa hiệu
- Thưởng phạt nghiêm minh
- Bản lãnh vững (không thể bị huyền hoặc, mua chuộc)
- Trung kiên (không phản bội tập thể dưới bất cứ hình thức nào)
Câu hỏi 77: Phần hành động của quan hệ tập thể ra sao?
Phần vụ hành động của quan hệ tập thể có 4 yếu tố:
Đồng nhất ý chí trong hành động

Kế hoạch hóa và phương pháp hóa mọi công tác, dịch vụ
Tháo vát, mẫn tiệp, kịp thời, đa dụng, đa năng, đa hiệu để thích ứng với mọi hoàn
cảnh, trong mọi trường hợp.
Có phối kiểm tính cao, để rút kinh nghiệm, khắc phục khuyết điểm và bồi
bổ nhược điểm nhanh chóng.

Câu hỏi 78: Phần vụ nguyện vọng của quan hệ tập thể ra sao?
Phần vụ nguyện vọng của quan hệ tập thể là tiêu hướng của mọi quan hệ tập
thể với các thành tố:
Lý tưởng: Phát huy tinh thần Việt và khả năng Việt bằng hệ thống Cách Mạng
Tâm Thân cho người Việt, thành tinh thần võ đạo Việt Nam (Việt Võ Đạo)
Tiêu hướng: Quảng bá và phát huy Việt Võ Đạo dưới mọi hình thức
Ý hướng: Yêu nước, biểu dương, thể hiện và bảo vệ công bằng xã hội, tình nhân ái
nhưng không trực tiếp tham gia sinh hoạt chính trị, và đồng thời cũng không ngăn
cấm các môn sinh hoạt động chính trị với tư cách công dân

Câu hỏi 79: Có mấy loại tương quan giữa cá nhân và tập thể?
Có 2 lọai tương quan giữa cá nhân và tập thể:
- Tương quan thuận
- Tương quan nghịch.

Câu hỏi 80: Có mấy tương quan thuận giữa cá nhân và tập thể?
Có 6 tương quan thuận giữa cá nhân và tập thể:
- Cùng có ý hướng tiến bộ, cầu tiến và thăng tiến
- Cùng tập trung nỗ lực về những vần đề nhân bản.
- Bản chất của tập thể là tổ hợp các cá nhân nên dể có sự thông cảm và phối hợp
tinh thần.
Tập thể dung hợp cá nhân, cá nhân dựa vào tập thể để tồn tại và phát triển
Nếu hội nhập lâu, cá nhân sẽ đồng hóa nếp sống và tập quán, trở thành phần tử của
tập thể.

Ý thức tập thể của cá nhân nếu tới cao độ, sẽ thành ý thực tập thể là một.

Câu hỏi 81: Có mấy tương quan nghịch giữa cá nhân và tập thể?
Có 7 tương quan nghịch giữa cá nhân và tập thể:
- Ranh giới phân lập mơ hồ có thể đưa tới bất mãn, nghi kỵ và bất tín nhiệm.
- Cá nhân đòi hỏi tự do và quyền hạn, tập thể đòi hỏi trách nhiệm và kỷ luật
- Cá nhân đa cảm, xúc cảm và dễ thiên lệch, trong lúc tập thể duy lý, vô tư và
nghiêm khắc.
- Cá nhân phải tiết giảm cá tính, tập thể đòi hỏi tập thể tính.
- Cá nhân dễ mua chuộc, tập thể chỉ thỏa hiệp, khó bị mua chuộc
- Tập thể có thể hy sinh cá nhân, cá nhân không thể hy sinh tập thể.
- Cá nhân có thể Đi Chung Đánh Riêng, tập thể bắt buộc phải Đi Chung Đánh
Chung

Câu hỏi 82: Tóm lại thực chất của tương quan giữa cá nhân và tập thể ra sao?
Tóm lại tương quan giữa cá nhân và tập thể chính là sự ràng buộc và sự đòi hỏi cá
nhân hội nhập đời tư vào đời công, cùng tập hợp và tập trung khả năng vào những
nguyện vọng chung để cùng tiến triển.

Câu hỏi 83: Muốn nói chuyện trước công chúng, ta phải có ý niệm đầu tiên
về vấn đề này ra sao?
Phải luyện NÓI, phải hiểu nghệ thuật NÓI, vì ngôn ngữ là một phương tiện
để phát biểu tư tưởng, ý kiến để người khác nghe mà hiểu, thông cảm, tán thành,
hoặc ngược lại.

Câu hỏi 84: Muốn nói chuyện trước công chúng phải chuẩn bị và làm ra sao?
Muốn nói chuyện trước công chúng, chúng ta phải chuẩn bị và thực hiện thành 3
phần vụ:
1. Trước khi nói:
- Phải chuẩn bị đề tài thích hợp

- Phải hiểu để nắm vững tâm lý đối tượng quần chúng
- Tìm ý, kiếm ý và sắp ý
- Làm một dàn bài chi tiết
- Tập nói nhiều lần cho quen, cần nhấn mạnh những điểm quan trọng
2. Trong khi nói:
Nói đúng lúc
Tác phong, cử chỉ, điệu bộ thích hợp (cả sắc mặt, đôi mắt)
Chú trọng tới cảm quan thính giả để nhấn mạnh về các điểm tình cảm tâm lý và ý
thức.
Biết ngưng đúng chỗ và đúng lúc để giữ hơi trong lúc thính giả cần có thời
giờ để suy nghĩ, ý hội.
3. Sau lúc nói:
Lời chào, điệu bộ chào thích hợp
Rời khỏi diễn đàn chững chạc, từ tốn.

Câu hỏi 85: Muốn tập nói cho có hiệu quả, chúng ta phải làm gì?
- Phải chuyện luyện các đức tính về nói và kỹ thuật nói.
- Tánh tự chủ (bình tỉnh, tự tin, nhiệt thành)
- Tánh kiên nhẩn (để nghe chất vấn, đẻ thuyết phục)
- Luyện giọng (lúc thường, lúc trầm, lúc hùng, lúc thiết tha, lúc bi phẩn, lúc tạm
ngưng)
- Luyện thái độ, cử chỉ (cách nhìn, miệng nói, lúc cúi đầu, bộ điệu bàn tay, khi
ngước mắt)

Câu hỏi 86: Muốn gặt hái được kết quả tốt đẹp trong khi nói, phải làm sao?
Phải áp dụng phối hợp đúng mức các phần vụ:
- Hòa mình vào không khí NÓI với công chúng
- Hòa lời vào văn mạch, đề tài.
- Áp dụng phối hợp nói đúng đề tài và kỹ thuật Nói.


Câu hỏi 87: Trong một buổi hội thảo làm sao chinh phục được cảm tình của hội
thảo viên?
Muốn chinh phục được cảm tình của hội thảo viên, chúng ta phải làm cho họ chú ý
và cử chỉ của người nói. Cách vô đầu thông thường là bằng một câu chuyện, hoặc
đặt câu hỏi chọc tánh tò mò của người nghe. Muốn thuyết phục người khác, tức là
nói cho họ nghe, hiểu, biết và làm theo ta thì trong bài thuyết trình, ta cần phải
chia rõ dàn bài để cho các hội thảo viên nắm vững vấn đề ta muốn nói. Điều quan
trọng là, ta hãy tùy theo trình độ kiến thức của hội thảo viên để dùng từ ngữ thích
hợp.

Câu hỏi 88: Trong trường hợp chúng ta lên thuyết trình, hội thảo viên đặt câu hỏi
mà ta không nắm vững (bí quá) thì phải làm sao?
Trong trường hợp này chúng ta phải thật bình tĩnh đối phó bằng cách trì hoãn, kéo
dài thời giờ để ta suy nghĩ hoặc đánh tan thắc mắc của họở vài cách sau đây:
- Anh (chị) nói nhỏ quá, tôi chưa kịp nghe, xin anh (chi) nhắc lại cậu hỏi vừa rồi.
- Câu hỏi của anh (chị) hay lắm nhưng tiếc quá nó ngoài vấn đề chúng ta bàn luận
hôm nay, xin trở lại một dịp khác.
Đặt câu hỏi ngược lại cho mọi người có thì giờ suy nghĩ và trả lời. Cần giữ tuyệt
đối trầm tỉnh, tìm cách dồn người hỏi tới chỗ bối rối, để lộ sơhở yếu điểm của họ.
Nhờ đó, ta có thể dựa vào kẻ hở, điểm yếu để đánh mạnh vài câu, chinh phục họ.

Câu hỏi 89: Trong buổi học tập, thuyết trình viên làm thế nào để biết học viên có
theo kịp bài giảng của mình hay không?
Ngay trong lúc diễn thuyết bạn nên theo dõi tất cả mọi người. Nhất là nhìn vào cặp
mắt của họ. Thỉnh thoảng chỉ một em nhỏở xa chỗ ta đứng hỏi em có nghe rõ
giọng tôi nói hay không? Đến đây anh (chị) có điều gì thắc mắc hay những điểm gì
không hiểu cần hỏi lại hay không?
Tóm lại, tùy lúc thuyết trình ta nên linh động để thích ứng làm thính giả đối tượng
muốn nghe.


Câu hỏi 90: Thái độ và tinh thần được thể hiện ra sao trong giờ hội thảo?
Để mọi người hòa hợp với nhau trên bước tiến thực thi lý tưởng cao cả chung của
môn phái. Chúng ta nên thể hiện:
Thái độ:
- Nhgiêm chỉnh, cởi mở
- Khiêm trang, từ tốn
Nghiêm chỉnh ở đây không phải là được trào phúng nhưng đưa cho câu chuyện
thêm vui vẻ thì rất nên. Trái lại cốt ý nói đùa không đúng lúc, đúng chỗ thì gây
thêm tai hại.
Khiêm trang, từ tốn trong lý thuyết Việt Võ Đạo chúng ta rất quan trọng, khi hòa
mình vào không khí hội thảo, không nên bực tức, mạt sát một người nào
để tỏ mình hiểu biết nhiều, hoặc lấn át người khác để trổ tài.
Tóm lại, ta nên nghiêm chỉnh mà cởi mở, vui vẻ, khiêm tốn mà độ lượng nhã
nhặn.
Tinh thần:
- Thành thực
- Bao dung
Phần tinh thần rất là quan hệ, vì muốn cho người khác cũng có ý nghĩ như ta,
trước hết ta phải có thái độ thành thực, để hội thảo viên tin tưởng ta. Với tình cảm
của ta chân thực, chúng ta sẽ hăng hái diễn đạt làm cho vấn đề ta nói Có Hồn và ta
tin chắc người nghe sẽ ý hội được những điều ta nói.

Phải biết bao dung, dù ta tin chắc rằng ý niệm của ta đúng, bằng cách luôn luôn
phân tích, nhận định ý kiến của người khác nữa, rồi từ từhướng dẫn họ vào quan
niệm của ta.

Câu hỏi 91: Đàm đạo là gì?
Đàm đạo là cuộc nói chuyện ít người, trong một khung cảnh nhỏ hẹp, ấm cúng,
trong không khí thanh nhã, ôn hòa, thân hữu.


Câu hỏi 92: Tranh luận là gì?
Tranh luận là sự đua tranh giành phần thắng bằng cách bàn cãi, thảo luận với mục
đích tìm ra lẽ phải.

Câu hỏi 93: Thuyết phục là gì?
Thuyết phục là cảm phục đối tượng bằng cách nói về một hay nhiều vần đề, với
dụng ý hướng dẫn cảm quan của người nghe.

Câu hỏi 94: Đàm đạo, tranh luận và thuyết phục có những đồng điểm và dị điểm
gì?
Có đồng điểm và dị điểm:
Cùng mục đích: Tranh thủ cảm tình của đối tượng
Đàm đạo ôn hòa, cởi mờ, tranh luận, thuyết phục nhiều tính chất kỹ thuật và
thủ đoạn.
Đàm đạo có đối tượng thuần chất và chọn lọc, tranh luận và thuyết phục có đối
tượng phức tạp.
Có thể phối hợp trong những trường hợp đặc biệt: Tranh luận, thuyết phục xong
chuyển sang đàm đạo.

Câu hỏi 95: Đàm đạo có mục đích ra sao?
Mục đích của đàm đạo là tạo cảm thông, gây hòa khí và tình thân thiện giữa người
trong cuộc.

Câu hỏi 96: Công tác đàm đạo có mấy nguyên tắc căn bản?
Công tác đàm đạo có 4 nguyên tắc căn bản:
- Nghe nhiều nói ít
- Nhận, tán dương ưu điểm của người
- Tế nhị trong việc diễn ý
- Gợi ý và gợi hứng cho người đối thoại.


Câu hỏi 97: Có mấy đặc điểm nghe nhiều nói ít?
Có 3 đặc điểm nghe nhiều nói ít:
- Không ai phản đối, vì không ai rõ ý mình
- Dễ tiến thoái khi hành động
- Hiểu được người khác
- Có thể chia sẻ với đối phương một số hiểu biết và nhận định
- Có thể chia sẻ với đối tượng một sốưu tư và trách nhiệm.

Câu hỏi 98: Thế nào là nhận và tán dương ưu điểm của người?
Nhận và tán dương ưu điểm của người là: nhớưu điểm, bỏ khuyết điểm, nhược
điểm để làm gia tăng liên tình thân hữu và thông cảm.

Câu hỏi 99: Tai sao phải tế nhị trong việc diễn ý?
Phải tế nhị trong việc diễn ý để tránh những va chạm đáng tiếc dù là vô tình.

Câu hỏi 100: Tai sao phải gợi ý và gợi hứng cho người đối thọai?
Phải gợi ý và gợi hứng cho người đối thoại để họ nhớ ra và có thể cảm hứng nói
chuyện, để tránh tình trạng độc thoại.

Câu hỏi 101: Giai đoạn chuẩn bị và thực hiện đàm đạo có những đặc điểm gì?
Giai đoạn chuẩn bị và thực hiện đàm đạo có 7 đặc điểm:
- Tìm hiểu cá tính người đàm đạo
- Lượng giá tài trí và tinh thần người đàm đạo
- Lượng giá những điểm bất đồng có thể xãy ra
- Lượng giá những điểm tương đồng thuận lợi
- Biết rõ mục đích cuộc đàm đạo
- Tiên liệu và nắm vững đề tài
- Chuẩn bị tư thế

Câu hỏi 102: Có mấy trường hợp tranh luận chính?

Có 3 trường hợp tranh luận chính:
- Song luận
- Tam luận
- Quần luận

Câu hỏi 103: Trường hợp song luận có mấy nguyên tắc?
Trường hợp song luận có 5 nguyên tắc:
- Nhìn thẳng vào mắt đối phương
- Gợi ý cho đối phương nói nhiều
- Nắm quyền chủ động
- Đừng để đối phương kết luận
- Không tranh thắng hoàn toàn, để lại vài điểm thứ yếu cho đối phương rút lui bảo
toàn thể diện.
Câu hỏi 104: Trường hợp tam luận ra sao?
Là trường hợp tranh luận có người thứ ba bàng thính.
Câu hỏi 105: Có mấy nguyên tắc bổ túc vào trường hợp song luận, dành cho
trường hợp tam luận?
Có 3 nguyên tắc:
- Tranh thủ cảm tình người thứ ba
- Trọng tài hoa họ
- Gợi ý và lôi cuốn sự tán đồng quan điểm của người thứ ba.

Câu hỏi 106: Có mấy phương cách áp dụng trong trường hợp Qua Địch Chung?
Có 3 phương cách áp dụng trong trường hợp Qua Địch Chung:
- Đánh tỉa từng đối thủ, từ đối thủ kém lý luận nhứt
- Khai thác mâu thuẫn lý luận nội bộ của đối phương
- Hỏi dồn dập tất cả đối thủ một loạt, để họ không còn thì giờ suy nghỉ.

Câu hỏi 107: Trong trường hợp Chung Địch Qua phải tranh luận ra sao?
Trong trường hợp Chung Địch Qua mọi người phải tấn công đối phương (lần lượt

hay đồng loạt) về một mặt hay một vấn đề trước khi kết luận từng điểm, để làm
sụp đổ toàn bộ hệ thống lý luận của đối phương.

Câu hỏi 108: Trong trường hợp đa phương, phải tranh luận ra sao?

Trong trường hợp đa phương phải liên kết với các nhóm trung lập hoặc nếu đơn
phương, phải trù liệu khai thác những yếu điểm nhất của các nhóm yếu phải có
chương trình phân công tranh luận hợp lý để có tinh thần tập thể và phá vỡ tinh
thần tập thể của đối phương.
Câu hỏi 109: Thuyết phục có mấy định tác riêng biệt?
Thuyết phục có 4 định tác riêng biệt:
- Phải nắm vững vấn đề để đàm đạo và tranh luận
- Vận dụng ý thức phản luận cao
- Hùng biện từ lời nói, cách nói đến cử chỉ, điệu bộ, đề tài
- Kỹ thuật vận động.

Câu hỏi 110: Chân giá trị của đàm đạo, tranh luận ra thuyết phục ra sao?
Chân giá trị của đàm đạo là cho chúng ta nghe thuật sống tươi mát, hòa mình với
mọi người.
Chân giá trị của tranh luận là phương tiện giải quyết những mâu thuẫn, chia rẽ,
thủ đoạn bằng lý luận làm phương tiện giải quyết.
Chân giá trị của thuyết phục là vận động mọi thủ đoạn và kỹ thuật vào đàm đạo và
tranh luận để làm cảm phục, khuất phục đối tượng.

Câu hỏi 111: Trường hợp nào chúng ta đem vấn đề ra trình bày?
Thông thường trong những trường hợp sau đây, khi chúng ta cần:
Thông báo (tin cho biết không cần người phải thấu triệt hay tùng phục)
Thông đạt (tin cho người biết có mục đích giải tỏa những thắc mắc hoặc đòi hỏi
nơi người nghe, đọc…)
Chỉ thị (ra lệnh cho người cấp dưới làm một chuyện hay một công tác nào đó)

Phổ biến, xây dựng hoặc phê bình một quan niệm một triết thuyết, một chủ trương
hay một hành động nào đó…
Báo cáo và đề đạt lên cấp trên.

Câu hỏi 112: Tại sao chúng ta phải biết cách trình bày một vấn đề mà chúng ta
mong ước được gặt hái kết quả tốt đẹp?
Chúng ta phải biết cách trình bày một vấn đề để được kết quả tốt là do những mục
đích giản dị sau đây:
- Đem cái mà mình có (biết) làm cho người biết (có) như mình
- Đem cái mà ta hiểu làm cho người hiểu như ta
- Đem điều mà ta suy nghĩ cho người khác cùng suy nghĩ với ta
- Đem điều hay đẹp, hữu ích chung mà ta dự tính cho người rõ dự tính tốt đẹp của
ta.
- Đem điều ta ấp ủ (hằng mơước thực hiện) đến cho mọi người cùng ấp ủ một lý
tưởng như ta.

Câu hỏi 113: Đối tượng là gì? Cho vài thí dụ:
Đối tượng là hình tượng (hình ảnh, nhân vật hay sự việc) trước mặt mà từ đó, các
mục tiêu được hướng tới để đạt một kết quả. Ví dụ: đối tượng của nhà diễn thuyết
là thính giả, đối tượng của nhà văn là đọc giả, đối tượng của báo cáo viên là cấp
chỉ huy trực tiếp hay gián tiếp.

Câu hỏi 114: Thông thường có mấy nguyên tắc để trình bày một vấn đề được áp
dụng? Hãy kể ra?
Có 2 nguyên tắc thông thường được áp dụng khi trình bày một vấn đề:
Khởi từ cái mà người biết, rồi dẫn dụ đến cái mà người chưa biết.
Khởi từ cái mà người chưa biết trở lại cái người biết rồi (đối với người hiếu kỳ
vọng ngoại: Tính tò mò ham thích mới lạ)

Câu hỏi 115: Để tiện việc trình bày được hoàn hảo chúng ta phải lo chuẩn

bị những gì?
Chúng ta phải lo:
- Phân loại
- Bố cục
- Nội dung
- Chuẩn bị thời gian và không gian.

Câu hỏi 116: Việc phân lọai các vấn đề trình bày được căn cứ trên nhiều lãnh vực
khác nhau, trên đề tài, mục đích và trên sự thể hiện. Vậy theo bạn, bạn có
thể kể tên các loại mà bạn biết?
- Báo cáo, phúc trình
- Đề đạt nguyện vọng
- Diễn văn, diễn thuyết
- Nghị luận…

Câu hỏi 117: Sau khi đã phân loại các vấn đề trình bày thành từng nhóm, anh
chị hãy kể một vài phương pháp áp dụng khi thực hiện?
Phương pháp 1: chúng ta trả lời đầu đủ các chi tiết sau: – Ai? – Cái gì? – Ở đâu? –
Lúc nào?- Ra sao?
Phương pháp 2: Chúng ta nêu lên những phương thức: – chuẩn bị thực hiện, – đúc
kết tác dụng.
Phướng pháp 3: Chúng ta phải tìm chứng minh: Nguyên nhân, diễn biến,hậu quả,
biện pháp.

Câu hỏi 118: Về bố cục chúng ta dựa trên những tiêu chuẩn nào?
Dựa trên các tiêu chuẩn sau đây: Chặt chẻ, rõ ràng, không chia quá nhiều đoạn.

Câu hỏi 119: Để cho bố cục được dễ dàng, chúng ta nên chọn hình thức nào cho
toàn bài? gồm mấy phần?
Chọn hình thức 3 phần:

- Dẫn nhập
- Thân Bài
- Kết luận

Câu hỏi 120: Một bài, một sự việc được trình bày bao giờ cũng phải được cân đối
trong hình thức. Để nhớ điều đó ta phải luôn luôn để ý đến nguyên tắc nào?
Nguyên tắc cân đối tránh: Đầu Voi Đuôi Chuột, hoặc Mình Voi mà Đầu Chuột.

Câu hỏi 121: Thân bài là chính yếu và quan trọng vì trong đó ta mổ xẻ đề tài,
chủ đích … bằng mọi lý lẽ để chứng minh, giải tỏa mọi khúc mắc, và bổ túc với
nhau thế nào? Chuyển mạch ra sao?
Có nhiều cách nhưng thông thường chúng ta nên chia thân bài ra làm ba đoạn và
mỗi đoạn có thể gồm 2 hoặc 3 tiểu đoạn. Sự bổ túc phải liền nhau đoạn hoặc tiểu
đoạn trên với đoạn hoặc tiểu đoạn kế tiếp. (đoạn đoạn, tiểu đoạn, tiểu đoạn).
Để ý được liên lạc chặt chẽ giữa các đoạn và các tiểu đoạn, phải được nói liền
bằng những câu chuyển mạch.
Ví dụ tổng quát: Đề cập tới tác phong Việt Võ Đạo sinh khi làm việc: Khi làm
việc Việt Võ Đạo sinh phải thận trọng (tinh thần) và mau lẹ(thực hiện).
Muốn đạt được tiêu chuẩn trên chúng ta phải phân sự việc ra làm 3 giai đoạn sau
đây:
1. Lúc tính việc (tinh thần):
- Thực tiển
- Chí công vô tư
- Lòng nhiệt thành
- Phiêu lưu mạo hiểm
Sau khi tính việc kỹ lưỡng và tiếp đến là:
2. Lúc vào việc phải (thực hiện):
- Quyết tâm mau lẹ
- Kiên nhẫn, tháo vát
- Tinh thần, trách nhiệm, tình đồng đạo

Sau thời gian thực hiện dĩ nhiên chúng ta sẽ có những kết quả: Tốt xấu, hay dở,
thành bại, kinh nghiệm, do đó ta bước sang giai đoạn:
3. Lúc xong việc phải:
- Tự kiểm
- Kiểm nguời
- Kiểm việc
- Đúc việc
Tóm lại, Việt Võ Đạo sinh chúng ta muốn đạt được hiệu năng tối đa khi làm việc,
tác phong của chúng ta phải là thể hiện 2 khía cạnh: Tinh thần rất thận trọng,
nhưng thực hiện rất mau lẹ.

Câu hỏi 122: Dẫn nhập rất ảnh hưởng đối với nội dung mà ta trình bày ở thân bài.
Bởi lẽ đó, lời dẫn nhập cần phải hay, sáng sủa, sâu sắc, đặc biệt. Mà muốn được
như thế ta dựa trên mấy cách để dẫn nhập? Hãy kể ra
Có nhiều nhưng đại để có 4 cách sau đây:
- Trực tiếp
- Gián tiếp
- So sánh
- Trích dẫn

Câu hỏi 123: Trong vần đề ta trình bày, cái chính yếu vẫn là nội dung, vì
thế chúng ta phải làm gì, ra sao, để có một nội dung phong phú giá trị?
Để có một nội dung phong phú giá trị khi trình bày vấn đề ta cần chú trọng tới:
- Ý chính
- Ý phụ
- Phần biện luận
- Chứng minh
- Đặc thù (chỉ nói khi cần)
- Loại bỏ tư tưởng đối nghịch.


Câu hỏi 124: Để tăng thêm hiệu quả của việc trình bày, chúng ta nên làm
gì ở những đoạn kết?
Đoạn kết bao giờ cũng là nơi cô đọng ý tưởng, tóm tắt, đúc kết mọi diễn biến, khởi
nguồn từ dẫn nhập đến thân bài nên phải nhấn mạnh, từ ý đến lời: Mãnh liệt, dứt
khoát, tin tưởng, niềm xúc động, ước mơ…

Câu hỏi 125: Tại sao chúng ta phải chú trọng đến thời gian và không gian khi thi
hành một vấn đề?
Tuy vấn đề có liên quan đến thời gian tính hay không, nếu có thì: sớm quá cũng
bất lợi mà trễ quá cũng bất lợi. Bởi thế, nói đến thời gian là nói tới việc trình bày
của mình có đúng lúc hay không. Có vấn đề phải cấp bách (nóng hổi) có vấn đề trì
hoãn (để cho lắng dịu)…
Nói tới không gian là nói tới vị trí, khung cảnh mà ta phải tiên liệu trong lúc trình
bày. Nếu quên mất điều này ta sẽ lúng túng, nói một đường thành một ngã. Vì ta
đã trình bày vấn đề không đúng chỗ. (không hợp với lời lẽ và diễn biến của đề tài).
Câu hỏi 126: Muốn trình bày một vấn đề, ta có mấy hình thức thể hiện? Hãy kể ra
và nêu vài quan niệm thể hiện hình thức?
Có 2 hình thức thể hiện khi ta muốn trình bày một vấn đề:
NÓI
VIẾT
Vì vậy, quan niệm của chúng ta về thể hiện qua hình thức là:
Giản dị (cách trình bày)
Bình dị (lời lẽ, ngôn từ, từ ngữ thích hợp với đối tượng có thể tiếp nhận được, mục
đích cho những lời lẽ phổ thông)

Câu hỏi 127: Đề tài trình bày một vấn đề mà phương thức áp dụng và dẫn giải nêu
trên phải chăng đã là hoàn toàn và đầy đủ, bất di bất dịch? Không cần thêm bớt gì
nữa khi thực hiện?
Qua những phương thức áp dụng và dẫn giải về đề tài Trình bày một vấn đề.
Chúng ta nghĩ rằng: Những điều mà ta tìm biết được ở trên ví như một cái khung,

một cái sườn nhà và soạn thảo viên là một người thợ khéo. Còn những sự tìm tòi,
học hỏi thêm qua sách báo, tài liệu, kinh nghiệm thiết thực trong việc làm,
khả năng thâu thập, đúc lọc và phát họa. Đó ví như là những vật dụng cần thiết
khác để chúng ta xây thêm một ngôi nhà khang trang, lý tưởng. Nghĩa là chúng ta
phải luôn luôn phân tích, tổng hợp, sáng tạo và thực hiện tiến bộ không ngừng.
Sao cho mọi lúc một thêm hoàn hảo và linh hoạt hơn.

Câu hỏi 128: Nên đọc những sách nào?
Hãy tìm một vài danh ngôn hướng về sự đọc sách.
“Trên đời, sợ nhất là người chỉ đọc một cuốn sch”
“Để cho con vạn tài, thiên kim, không bằng để cho con một cuốn sách”
“Thư trung hữu nữ nhan như ngọc”
“Đàn ông chớ kể Phan Trần, đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều”
“Trai thì đọc sách ngâm thơ, dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa”
“Gái thời giữ việc trong nhà, khi vào canh củi khi ra thêu thùa”
Hoặc:
“Bình thời luyện kiếm, loạn thế đọc thư“.
Có nghĩa là: Thời bình luyện võ (để cho thời loạn giúp nước), thời loạn đọc sách
(để cho đời sau khi bình trị)

Câu hỏi 129: Đọc sách tự nó có giá trị ra sao?
Đọc sách tự nó có một giá trị đặc biệt: đó là giá trị của phương tiện tìm hiểu, tiến
thân. Sự truyền kế bằng bất động sản và bất động sản của người trước cho người
sau vẫn không có giá trị lâu dài bằng giúp phương tiện tinh thần cho họ tự tìm
cơ hội tiến thân bằng đọc sách.

Câu hỏi 130: Tại sao người ta sợ Người chỉ đọc một cuốn sách?
Vì người này chỉ biết có một lẽ phải, chỉ làm theo lẽ phải là những điều dạy trong
một cuốn sách, trong lúc biển học mênh mông, nền văn minh nhân loại thường
phức tạp và đa diện, đòi hỏi người học phải đọc nhiều, hiểu rộng, cân nhắc

kỹ lưỡng mới có thể áp dụng hữu hiệu trên đường đời.

Câu hỏi 131: Bạn có quan niệm tổng quát ra sao về việc đọc sách?
Trước hết sách chính là túi khôn nhân loại, lưu truyền từ đời này qua đời khác,
kế đó, sách là người thầy, người bạn, người tình chung thủy nhất với người đọc
nó. Cuối cùng, sách đem lại cho chúng ta những giá trị tinh thần đặc biệt và nhiều
nguồn cảm hứng phong phú: Từ sự tăng cường hiểu biết, tới những phút cần tìm
sự giải trí khuây khỏa, niềm an ủi kỳ diệu, sự khích lệ nghị lực… mà đôi khi, ta
không thể tìm được ở tha nhân.

Câu hỏi 132: Việc chọn sách để học có mấy phần vụ?
Việc chọn sách để học có 2 phần vụ:
- Phân loại sách
- Lượng giá sách

Câu hỏi 133: Tại sao phải phân loại sách và phân loại ra sao?
Vì không có tiêu chuẩn nào có thểấn định chung cho các nhà xuất bản nên mỗi nhà
xuất bản có thểấn định riêng từng loại sách cho mình. Mặc khác cũng theo nhu cầu
kiến thức riêng của từng ngành, từng nghề trong xã hội mà có sự phân loại
thích ứng riêng biệt.
Vì vậy chúng ta có thể phân loại sách thành 6 loại:
- Nghiên cứu
- Chuyên môn và thực dụng
- Võ học
- Văn nghệ
- Giải trí
- Gia đình và linh tinh.

Câu hỏi 134: Hãy giải thích chân giá trị và phân lọai chi tiết về loại sách nghiên
cứu:

Loại sách nghiên cứu là loại sách Ngán nhất, và chỉ thích hợp với tùy từng trình
độ, nên giá trị phổ biến của nó cũng rất hạn chế. Tuy nhiên đây là loại sách cần
thiết cho chúng ta về mọi phương diện: Kiến thức, kinh nghiệm, thực hành…
Nếu xếp loại chi tiết, chúng ta lại có 5 loại sách nghiên cứu:
- Giáo khoa và liên hệ
- Khảo luận và phê bình
- Tôn giáo
- Trí thức tổng quát
- Tài liệu

Câu hỏi 135: Hãy giải thích chân giá trị và phân lọai chi tiết về loại sách chuyên
môn và thực dụng.
Loại sách này vì có giá trị chuyên môn và thực dụng, liên hệ trực tiếp ngay tới
kiến thức chuyên môn và những tác vụ áp dụng vào thực tiễn nên mặc dù khó

×