Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
3LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay Công nghệ thông tin đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội của mỗi quốc gia, chiếm một vị trí quan trọng trong mọi lĩnh vực đời sống, trở
thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội, đưa thế giới chuyển từ kỷ
nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Đối với bất
kỳ tổ chức nào, từ doanh nghiệp đến các tổ chức chính phủ giải quyết các bài toán nhằm
tối ưu hóa hoạt động nghiệp vụ, kinh doanh và quản lý của mình dựa trên cơ sở ứng dụng
công nghệ thông tin là yêu cầu quan trọng được đặt lên hàng đầu. Trong thời đại bùng nổ
công nghệ thông tin và xu hướng phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, nhu cầu thiết
kế và quản trị Website cho cá nhân hoặc các tổ chức, cơ quan, đã và đang trở thành nhu
cầu cấp bách. Chính vì vậy thiết kế và quản trị Website ngày càng được rất nhiều người
yêu thích và chọn làm hướng đi riêng cho mình.
Với những kiến thức được học về thiết kế website, trong lần thực tập tốt nghiệp này em
đã chọn đề tài "Xây dựng website cho công ty ".
Trong quá trình thực hiện đề tài do chưa có kinh nghiệm nhiều lên em vẫn mắc phải
những sai sót nhỏ mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để đề tài hoàn
thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Văn Cường người đã trực tiếp
hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này.
Sinh viên thực hiện
1
Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu môn thiết kế Web em đã không ngừng được mở
mang kiến thức và tầm hiểu biết về lĩnh vực Công nghệ Thông tin qua sự dạy dỗ, đào tạo
tận tình của thầy Nguyễn Văn Cường và sự học hỏi lẫn nhau giữa bạn bè cùng khóa.
Thông qua bản Báo Cáo này, em xin được gửi lời chân thành cảm ơn đến Ban
Giám Hiệu Trường và trên hết là Giáo viên Khoa CNTT nhà trường đã tạo những điều
kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian học tập và sinh hoạt tại trường; xin chân thành
cảm ơn thầy Nguyễn Văn Cường – nguyên là phó khoa khoa CNTT - đã phụ trách và
hướng dẫn em tận tình trong suốt khóa học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những
kiến thức, kinh nghiệm quý báu và hơn hết là tình cảm mà Quý thầy cô đã dành cho em
trong suốt quá trình giảng dạy.
Em cũng xin được cảm ơn những người bạn đã gắn bó, chia sẻ rất nhiều kinh
nghiệm và những kiến thức và nhất là trong thời gian thực hiện đề tài để em có thể hoàn
thành một cách thành công tốt đẹp nhất.
SVTH :
2
Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
CHƯƠNG 2: NÊU VẤN ĐỀ GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN 22
2.4 Xác định yêu cầu khách hàng 25
!"#$%
2.5 Phân ch yêu cầu khách hàng 28
&'()* !)+,
/0123,
29
'045236
'()* !"#$78)9:;
/0123;<
=>#523;<
;?@A8)9@*;<
2.6 Giao diện người dùng : 46
<&B@*)C"#$
3
Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
4
Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1.1. Khái niệm
Thương mại điện tử (còn gọi là thị trường điện tử, thị trường ảo, E-Commerce hay E-
Business) là quy trình mua bán thông qua việc truyền dữ liệu giữa các máy tính trong
chính sách phân phối của tiếp thị. Tại đây một mối quan hệ thương mại hay dịch vụ trực
tiếp giữa người cung cấp và khách hàng được tiến hành thông qua Internet. Hiểu theo
nghĩa rộng, thương mại điện tử gồm tất cả các loại giao dịch thương mại mà trong đó các
đối tác giao dịch sử dụng các kỹ thuật thông tin trong khuôn khổ chào mời, thỏa thuận
hay cung cấp dịch vụ.
1.1.2. Đặc trưng của Thương mại điện tử
So với thương mại truyền thống, Thương mại điện tử có một số điểm khác biệt sau:
- Các bên tiến hành giao dịch trong Thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau
và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.
- Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biến
giới quốc gia, còn Thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên
giới (thị trường thống nhất toàn cầu). Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi
trường cạnh tranh toàn cầu.
- Trong hoạt động giao dịch Thương mại điện tử đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ
thể. Trong đó có một bên không thể thiếu được đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ
quan chứng thực.
- Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ
liệu, còn đối với Thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường.
1.1.3. Lợi ích của thương mại điện tử (TMĐT)
1
Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- TMĐT giúp cho các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường và đối
tác.
- TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất.
- TMĐT giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị.
- TMĐT qua INTERNET giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời
gian và chí phí giao dịch.
- TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành phần
tham gia vào quá trình thương mại.
- Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hoá.
1.1.4. Các loại hình giao dịch thương mại điện tử
Trong Thương mại điện tử có ba chủ thể tham gia: Doanh nghiệp (B) giữ vai trò động lực
phát triển Thương mại điện tử, người tiêu dùng (C) giữ vai trò quyết định sự thành công
của Thương mại điện tử và chính phủ (G) giữ vai trò định hướng, điều tiết và quản lý. Từ
các mối quan hệ giữa các chủ thể trên ta có các loại giao dịch Thương mại điện tử: B2B,
B2C, B2G, C2G, C2C… trong đó B2B và B2C là hai loại hình giao dịch Thương mại
điện tử quan trọng nhất.
Business-to-Business (B2B): Doanh nghiệp với doanh nghiệp
Business-to-Consumer (B2C): Doanh nghiệp với người tiêu dùng
1.1.5. Vấn đề thanh toán trong thương mại điện tử
Ở các giao dịch truyền thống, người mua và người bán gặp gỡ nhau. Hàng hóa và tiền
được trao chuyển trực tiếp.
Ngược lại trên thương mại điện tử đúng nghĩa, người mua và người bán tham gia mạng
internet toàn cầu, hoàn toàn không có ràng buộc địa lý. Với sự bùng nổ mua bán qua
mạng thì vấn đề thanh toán rất được quan tâm ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Hiện
nay đang tồn tại 2 kiểu thanh toán là off-line và online.
1.1.5.1. Thanh toán off-line
Thanh toán off-line có nghĩa là người mua vẫn phải trực tiếp thực hiện quá trình trả tiền
cho người bán bằng cách này hay cách khác trước khi nhận được hàng. Ví dụ như ra ngân
hàng thực hiện lệnh chuyển khoản đến tài khoản người bán hay thậm chí gửi tiền qua
2
Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
dịch vụ chuyển phát nhanh của bưu điện. Chú ý là trong khi đó việc chọn hàng hóa mua
vẫn hoàn toàn được thực hiện trên website
1.1.5.2. Thanh toán online
Mục tiêu của thanh toán online là khắc phục yếu điểm của hình thức thanh toán off-line:
người dùng chỉ cần đồng ý mua hay không mua thì quá trình chuyển tiền sang
nhà cung cấp được tiến hành hoàn toàn tự động. Thực hiện được quá trình này có nghĩa
là loại bỏ cảm giác ngại ngần trong mua sắm, thúc đẩy xã hội tiêu dùng. Để thực hiện
được điều đó thì cần có thêm những bên tham gia khác.
Trong thanh toán B2C qua mạng, đại đa số người mua dùng thẻ tín dụng để thanh toán.
Thẻ tín dụng là loại thẻ Visa, MasterCard có tính quốc tế, chủ thẻ có thể dùng được trên
toàn cầu .
Ở Việt Nam, cá nhân hay tổ chức có thể đăng ký làm thẻ tín dụng với các ngân hàng như
ACB, Vietcombank Trên thẻ có các thông số sau: hình chủ sở hữu thẻ, họ và tên chủ sở
hữu thẻ, số thẻ (Visa Electron và MasterCard đều có 16 chữ số), thời hạn của thẻ, mặt sau
thẻ có dòng số an toàn (security code) tối thiểu là ba chữ số, và một số thông số khác
cùng với các chip điện tử hoặc vạch từ (magnetic stripe).
a. Các vai trò tham gia
Khách hàng
Doanh nghiệp
nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán qua mạng (DVTT)
Ngân hàng tại Việt Nam
Sơ đồ tương tác khi Doanh nghiệp bán hàng mua dịch vụ thanh toán qua mạng của nhà
cung cấp thứ 3
3
Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 1.6: Sơ đồ tương tác khi Doanh nghiệp bán hàng mua dịch vụ thanh toán qua mạng
của nhà cung cấp thứ 3
b. Điều kiện tiên quyết để có thể tham gia thanh toán trực tuyến
Đối với Doanh nghiệp bán hàng
- Đăng ký tài khoản tại nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán qua mạng
- Đăng ký một tài khoản ngân hàng tại một ngân hàng tại Việt Nam. Tài khoản này dùng
để nhận tiền chuyển về khi bán hàng
Đối với Khách mua hàng
- Mua thẻ tín dụng Visa hoặc Master từ các ngân hàng tại Việt Nam. Các ngân hàng này
là đại lý phát hành thẻ tín dụng cho các tổ chức tài chính lớn ở nước ngoài
Vì sao phải có Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán thứ 3
- Nhiều ngân hàng không thực hiện chức năng bảo mật và chấp nhận thanh toán trực tiếp
bằng thẻ tín dụng đối với khách hàng tại Việt Nam.
- Đòi hỏi có một vai trò trung gian có uy tín đã được xây dựng hạ tầng một cách hoàn
hảo, đứng ra giao tiếp với khách hàng, ngân hàng cũng như các trung tâm xử lý thẻ tín
dụng quốc tế
d. Một số chính sách cần lưu ý đối với doanh nghiệp bán hàng
4
Tổ chức phát hành thẻ tín dụng
Ngân hàng tại VN làm đại lý
phát hành thẻ
Doanh nghiệp bán hàng
Website bán hàng
Nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh
toán qua mạng
Khách mua hàng
Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Rủi ro khi gặp gian lận trong thanh toán qua mạng: người bán sẽ chịu mọi thiệt hại, vừa
không nhận được tiền, vừa bị mất $10 - $30 mỗi giao dịch gian lận.
Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán qua mạng gửi tiền cho người bán theo định kỳ hàng
tháng (có thể hàng tuần nếu tổng giá trị giao dịch lớn). Tuy nhiên, tổng giá trị giao dịch
trong tháng phải lớn hơn một mức quy định (như 2checkout quy định mức $600) thì họ
mới gửi, nếu thấp hơn, họ sẽ để cộng dồn vào tháng sau. Mỗi lần gửi như thế có thể phát
sinh chi phí, tuy không nhiều.
1.2.TỔNG QUAN VỀ APPSERVER, PHP, MYSQL
1.2.1. Apache server
Trên thị trường tồn tại nhiều phần mền Websever khác nhau như : Warm Xampp
Apachetriad, IIS…, mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng điển hình là sản phẩm
thương mại của do Microsoft phát triển, nó rất thích hợp với các chương trình dịch của
Microsoft hơn còn với các trình biên dịch khác thì ít hỗ trợ hơn . Apperv Web server do
công ty Apache phát triển được cung cấp miễn phí và hỗ trợ nhiều chương trình chạy trên
nhiều môi trường như Microsoft, Linux, Unix . Apache là Web server phổ biến nhất hiện
này, chiếm khoảng 60% thị trường máy chủ Web trên thế giới chứng tỏ sự mạnh mẽ và
đáng tin cậy của nó.
Sau khi cài đặt cần phải sửa File cấu hình của Apache (mặc định là C:\Appserv\), tìm
kiếm dòng chứa lệnh www, thay tham số bằng thư mục sẽ chứa bằng các trang web của
mình. Sau đó khởi động lại Appserv là được.
1.2.2. Giới thiệu PHP
Cùng với Apache ,PHP và MySQL đã trở thành chuẩn trên các máy chủ Web .Rất
nhiều phần mền Web mạnh sử dụng PHP và MySQL (PHP Nuke Vbuletin, Joomla,
Wordpress, Drupal…)
PHP là ngôn ngữ có cú pháp gần giống Perl nhưng tốc độ dịch của nó được các chuyên
gia đánh giá nhanh hơn ASP 5 lần, chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau và có thể kết
hợp hoàn hảo với MySQL ngoài ra nó còn được Apache hỗ trợ như là một modul cơ bản.
1.2.2.1 PHP là gì
PHP ra đời khoảng năm 1994, do một người phát minh mang tên Rasmus Lerdorf và
được nhiều người phát triển cho đến ngày hôm nay. PHP được sử dụng khá nhiều trong
các ứng dụng Web về thương mại điện tử, tính đến năm 2001 có khoảng 5 triệu tên miền
sử dụng mã nguồn PHP.
5
Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHP là một phiên bản mã nguồn mở, điều đó cho phép bạn có thể làm việc trên mã
nguồn, thêm, chỉnh sửa, sử dụng hay phân phối chúng.
1.2.2.2. Sử dụng PHP
Để có thể biên dịch các mã lệnh PHP thì khi bạn đưa mã nguồn lên Webserver bạn cần
phải cấu hình PHP trên Server có cài IIS (Internet Information Server). Tuy nhiên đa số
các Webserver hiện nay đều hỗ trợ các trình biên dịch mã lệnh PHP cho nên chúng ta
không cần phải quá quan tâm tới việc cài đặt cấu hình PHP trên Server.
Để có thể test các ứng dụng PHP trên máy tính khi đang thiết kế mã nguồn, bạn có thể cài
trình biên dịch mã lệnh PHP từ bộ cài AppServ hoặc một số bộ cài khác. Cũng cần lưu ý
khi trên máy bạn cài đồng thời nhiều trình biên dịch mã nguồn, bạn nên cài PHP ở một
cổng (port) khác để tránh xung đột, hoặc khi bạn biên dịch mã nguồn PHP thì nên tạm
thời tắt các Webserver khác trong IIS.
1.2.2.3 Kiểu dữ liệu và chuyển đổi kiểu dữ liệu trong PHP
PHP hỗ trợ 5 kiểu dữ liệu cơ bản:
+ Integer: Sử dụng hầu hết cho các biến có giá trịlà số.
+ Double: Sử dụng cho các biến kiểu số thực.
+ String: Sử dụng cho các biến có kiểu xâu, chuỗi.
+ Array: Sử dụng cho các biến có kiểu mảng và các phần tử có cùng kiểu.
+ Object: Sử dụng cho các biến có kiểu dữ liệu là đối tượng của lớp.
Kiểu dữ liệu của một biến phụ thuộc vào giá trị đầu tiên mà bạn gán cho biến đó.
Tuy nhiên ta hoàn toàn có thể chuyển đổi kiểu dữ liệu bằng cách để kiểu dữ liệu cần
chuyển trong cặp dấu ngoặc đơn và đặt trước giá trị cần chuyển.
1.2.3. Cơ sở dữ liệu MySQL
MySQL là cơ sở dữ liệu được sử dụng cho các ứng dụng Web có quy mô vừa và nhỏ.
Tuy không phải là một cơ sở dữ liệu lớn nhưng chúng cũng có trình giao diện trên
Windows hay Linux, cho phép người dùng có thể thao tác các hành động liên quan đến
cơ sở dữ liệu.
6
Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Cũng giống như các cơ sở dữ liệu, khi làm việc với cơ sở dữ liệu MySQL, bạn đăng ký
kết nối, tạo cơ sở dữ liệu, quản lý người dùng, phần quyền sử dụng, thiết kế đối tượng
Table của cơ sở dữ liệu và xử lý dữ liệu.
Tuy nhiên, trong bất kỳ ứng dụng cơ sở dữ liệu nào cũng vậy, nếu bản thân chúng có hỗ
trợ một trình giao diện đồ hoạ, bạn có thể sử dụng chúng tiện lợi hơn các sử dụng
Command line. Bởi vì, cho dù bạn điều khiển MySQL dưới bất kỳ hình thức nào, mục
đích cũng quản lý và thao tác cơ sở dữ liệu.
1.2.3.1 Các kiểu dữ liệu trong MySQL
Trước khi thiết kế cơ sở dữ liệu trên MySQL, bạn cần phải tham khảo một số kiểu dữ liệu
thường dùng, chúng bao gồm các nhóm như: numeric, date and time và string.
Đều cần lưu ý trong khi thiết kế cơ sở dữ liệu, bạn cần phải xem xét kiểu dữ liệu cho môt
cột trong Table sao cho phù hợp với dữ liệu của thế giới thực.
Điều này có nghĩa là khi chọn dữ liệu cho cột trong Table, bạn phải xem xét đến loại dữ
liệu cần lưu trữ thuộc nhóm kiểu dữ liệu nào, chiều dài cũng như các ràng buộc khác,
nhằm khai báo cho phù hợp.
1.2.3.2. Loại dữ liệu numeric
Kiểu dữ liệu numeric bao gồm kiểu số nguyên trình bày trong bảng dưới đây:
Type Range Bytes Legerd
tinyint -127->128 hay 0 255 1 Số nguyên rất nhỏ
smallint -32768 ->32767 hay 0 65535 2 Số nguyên rất nhỏ
mediumint -8388608 -> 838860 hay
0 16777215
3 Số nguyên vừa
int -231->231-1 hay 0 232-1 4 Số nguyên.
bigint -263->263-1 hay 0 264-1 8 Số nguyên lớn
7
Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Và kiểu số chấm động, trong trường hợp dữ liệu kiểu dấu chấm động bạn cần phải
chỉ rõ bao nhiều số sau đấu phần lẻ như trong bảng:
Type Range Bytes Legerd
Float Phụ thuộc số thập phân Số thập phân
dạng Single
hay double
Float(M,D) ±1.175494351E-38
±3.40282346638
4 Số thập phân
dạng Single
Double(M,D) ±1.7976931348623157308
±2.2250738585072014E-308
8 Số thập phân
dạng double
Float(M[,D]) Số chấm
động lưu
dưới dạng
char
1.2.3.3. Loại dữ liệu Datet and Time
Kiểu dữ liệu Date and Time cho phép bạn nhập liệu dưới dạng chuỗi hay dạng số như
trong bảng:
Type Range Legerd
Date 1000-01-01 Date trình bày dưới dạng
Yyyy-mm-dd.
Time -838:59:59
838:59:59
Time trình bày dưới dạng
hh:mm:ss.
DateTime 1000-01-01 00:00:00
9999-12-31 23:59:59
Date và Time trình bày dưới
dạng yyyy-mm-dd hh:mm:ss.
8
Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
TimeStamp[(M)] 1970-01-01 00:00:00 TimeStamp trình bày dưới
dạng yyyy-mm-dd hh:mm:ss.
Year[(2|4)] 1970-2069
1901-2155
Year trình bày dưới dạng 2 số
hoặc 4 số.
1.2.3.4. Kiểu dữ liệu String
Kiểu dữ liệu String chia làm ba loại:
Loại thứ nhất như char (chiều dài cố định) và varchar (chiều dài biến thiên). Char cho
phép bạn nhập liệu dưới dạng chuỗi với chiếu dài lớn nhất bằng chiều dài bạn đã định
nghĩa, nhưng khi truy cập dữ liệu trên Field có khai báo dạng này, bạn cần phải xử lý
khoảng trắng. Điều này có nghĩa là nếu khai báo chiều dài là 10, nhưng bạn chỉ nhập
chuỗi 4 ký tự, MySQL lưu trữ trong bộ nhớ chiều dài 10.
Ngược lại với kiểu dữ liệu Char là Varchar, chiều dài lớn hất người dùng có thể nhập vào
bằng chiều dài bạn đã định nghĩa cho Field này, bộ nhớ chỉ lưu trữ chiều dài đúng với
chiều dài của chuỗi bạn đã nhập.
Như vậy, có nghĩa là nếu bạn khai báo kiểu varchar 10 ký tự, nhưng bạn hcỉ nhập 5 ký tự,
MySQL chỉ lưu trữ chiều dài 5 ký tự, ngoài ra, khi bạn truy cập đến Field có kiểu dữ liệu
này, bạn không cần phải giải quyết khoảng trắng.
Loại thứ hai là Text hay Blob, Text cho phép lưu chuỗi rất lớn, Blob cho phép lưu đối
tượng nhị phân. Loại thứ 3 là Enum và Set. Bạn có thể tham khảo cả ba loại trên trong
bảng sau:
Type Range Legerd
Char 1-255 characters Chiều dài của chuỗi lớn nhất
255 ký tự.
Varchar 1-255 characters Chiều dài của chuỗi lớn nhất
255 ký tự (characters).
Tinyblob Khai báo cho Field chứa kiểu
đối tượng nhị phân cở 255
9
Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
characters.
Tinytext Khai báo cho Field chứa kiểu
chuỗi cở 255 characters.
Blob 216-1 Khai báo cho Field chứa kiểu
blob cở 65,535 characters
text 216-1 Khai báo cho Field chứa kiểu
chuỗi dạng văn bản cở 65,535
characters.
Mediumblo 224-1 Khai báo cho Field chứa kiểu
blob vừa khoảng 16,777,215
characters.
Mediumtext 224-1 Khai báo cho Field chứa kiểu
chuỗi dạng văn bản vừa
khoảng 16,777,215 characters.
Longblob 232-1 Khai báo cho Field chứa kiểu
blob lớn khoảng
4,294,967,295 characters.
Longtext 232-1 Khai báo cho Field chứa kiểu
chuỗi dạng văn bản lớn
khoảng 4,294,967,295
characters.
1.2.3.5 Các hàm thông dụng trong MySQL
a. Các hàm trong phát biểu GROUB BY
Hàm AVG: Hàm trả về giá trị bình quân của cột hay trường trong câu truy vấn, ví
dụ như phát biểu sau:
Select AVG(Amount)
10
Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
From tblOrders
Hàm MIN: Hàm trả về giá trị nhỏ nhất của cột hay trường trong câu truy vấn, ví dụ như
phát biểu sau:
Select Min(Amount)
From tblOrders
Hàm MAX: Hàm trả về giá trị lớn nhất của cột hay trường trong câu truy vấn, ví dụ như
các phát biểu sau:
Select Max(Amount)
From tblOrders
Hàm Count: Hàm trả về số lượng mẩu tin trong câu truy vấn trên bảng, ví dụ như các
phát biểu sau:
Select count(*)
From tblOrders
Select count(CustID)
From tblOrders
Select count(*)
From tblOrderDetails
11
Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hàm Sum: Hàm trả về tổng các giá trị của trường, cột trong câu truy vấn, ví dụ như các
phát biểu sau:
Select sum(Amount)
From tblOrders
Chẳng hạn, bạn có thể tham khảo diễn giải toàn bộ các hàm dùng trong mệnh đề GROUP
BY.
Select CustID,
Count (CustID),Sum(Amount),
Max(Amount),
Min(Amount),
Avg(Amount)
From tblOrders
Group by CustID
Order by CustID
b. Các hàm xử lý chuỗi
Hàm ASCII: Hàm trả về giá trị mã ASCII của ký tự bên trái của chuỗi, ví dụ như khai
báo:
Select ASCII('TOI')
Kết quả trả về như sau: 84
12
Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hàm Char: Hàm này chuyển đổi kiểu mã ASCII từ số nguyên sang dạng chuỗi:
Select char(35)
Kết quả trả về như sau: #
Hàm UPPER: Hàm này chuyển đổi chuỗi sang kiểu chữ hoạ:
Select UPPER('mobile’)
Kết quả trả về như sau: MOBILE
Hàm LOWER: Hàm này chuyển đổi chuỗi sang kiểu chữ thường:
Select LOWER(CongViet’)
Kết quả trả về như sau: congviet
Hàm Len: Hàm này trả về chiều dài của chuỗi:
Select len('I Love You')
Kết quả trả về như sau: 10
Thủ tục LTRIM: Thủ tục loại bỏ khoảng trắng bên trái của chuỗi
Select ltrim(' Tuyen')
Kết quả trả về như sau: ‘Tuyen’
13
Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Thủ tục RTRIM: Thủ tục loại bỏ khoảng trắng bên phải của chuỗiï:
Select(‘Le Tuyen ')
Kết quả trả về như sau: ‘Le Tuyen’
Hàm Left: Hàm trả về chuỗi bên trái tính từ đầu cho đến vị trí thứ n:
Select left('Le Ngoc Tuyen',2)
Kết quả trả về như sau: 'Le'
Hàm Right: Hàm trả về chuỗi bên phải tính từ cuối cho đến vị trí thứ n:
Select Right(‘Le Ngoc Tuyen',5)
Kết quả trả về như sau: ‘Tuyen’
Hàm Instr: Hàm trả về vị trí chuỗi bắt đầu của chuỗi con trong chuỗi xét:
Select INSTR ('Tuyen','Le Ngoc Tuyen')
Kết quả trả về như sau: 9
9 là tương đương vị trí thứ 9 của chữ ‘Tuyen’ trong chuỗi "Le Ngoc Tuyen"
c. Các hàm về xử lý thời gian
Hàm CurDate(): Hàm trả về ngày, tháng và năm hiện hành của hệ thống:
14
Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Select curdate() as 'Today is’
Kết quả trả về như sau:
Today is
2001-11-21
Hàm CurTime(): Hàm trả về giờ, phút và giây hiện hành của hệ thống:
Select curtime() as 'Time is’
Kết quả trả về như sau:
Time is
09:12:05
Hàm Period_Diff: Hàm trả về số ngày trong khoảng thời gian giữa 2 ngày:
Select
Period_diff (OrderDate, getdate())
as 'So ngay giua ngay thu tien đen hom nay:'
from tblOrders
Kết quả trả về như sau
So ngay giua ngay thu tien đen hom nay:
15
Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
74
7
Hàm dayofmonth: Hàm dayofmonth trả về ngày thứ mấy trong tháng:
Select dayofmonth(curdate())
as 'hom nay ngay
Kết quả trả về như sau:
21
Ngoài các hàm trình bày như trên, bạn có thể tìm thấy nhiều hàm xử lý về thời gian
trong
phần Funtions xuất hiện bên phải màn hình của trình điều khiển như hình dưới đây:
1.2.4 Truy vấn cơ sở dữ liệu MySQL và PHP:
+ Các bước xây dựng chương trình có kết nối tới CSDL:
Thông thường, trong một ứng dụng có giao tiếp với CSDL, ta phải làm theo bốn trình tự
sau:
Bước 1: Thiết lập kết nối tới CSDL.
Bước 2: Lựa chọn CSDL.
Bước 3: Tiến hành các truy vấn SQL, xử lý các kết quả trả về nếu có.
16
Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bước 4: Đóng kết nối tới CSDL.
Nếu như trong lập trình thông thường trên Windows sử dụng các chương trình điều
khiển trung gian (ADO, ODBC ) để thực hiện kết nối và truy vấn, thì trong PHP, khi lập
trình tương tác với CSDL, chúng ta thường sử dụng thông qua các hàm.
Giả sử MySQL chạy trên nền máy chủ localhost, người sử dụng của CSDL này có
username là mysql_user, mật khẩu là mysql_password.
Thiết lập kêt nối tới MySQL:
Để kết nối tới MySQL, ta sử dụng hàm mysql_connect()
Cú pháp:
mysql_connect(host,tên_truy_cập,mật_khẩu);
Trong đó:
Host: chuỗi chứa tên (hoặc địa chỉ IP) của máy chủ cài đặt MySQL.
Tên_truy_cập: chuỗi chứa tên truy cập hợp lệ của CSDL cần kết nối.
Mật_khẩu: chuỗi chứa mật khẩu tương ứng với tên truy cập.
Ví dụ:
<?
mysql_connect ("localhost", "root","123456");
?>
Khi kết nối tới MySQL thành công, hàm sẽ trả về giá trị là một số nguyên định danh của
liên kết, ngược lại, hàm trả về giá trị false.
Ta có thể dùng hàm if để kiểm tra xem có kết nối được tới MySQL hay không:
17
Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
<?php
$link=mysql_connect("localhost","mysql_user","mysql_password");
if (!$link)
{
echo "Không thể kết nối được tới CSDL MySQL";
}
?>
Lựa chọn CSDL:
Để lựa chọn một CSDL nào đó mà người sử dụng có tên là “tên_truy_cập" có quyền sử
dụng, ta dùng hàm mysql_select_db:
mysql_select_db (tên_CSDL);
Hàm này thường được dùng sau khi thiết lập kết nối bằng hàm mysql_connect. Hàm này
trả về true nếu thành công, false nếu thất bại.
<?php
$link = mysql_connect("localhost","mysql_user","mysql_password");
if (!$link)
{
echo "Không thể kết nối được tới MySQL";
}
if (!mysql_select_db ("Forums"))
{
echo "Không thể lựa chọn được CSDL”;
}
?>
Đóng kết nối tới CSDL:
Để đóng kết nối tới CSDL, ta dùng hàm mysql_close. Hàm này có nhiệm vụ đóng kết nối
tới CSDL có mã định danh được tạo ra bởi hàm mysql_connect().
18
Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Cú pháp:
mysql_close(mã_định_danh_kết_nối).
Ví dụ:
<?php
$link=mysql_connect("localhost", "mysql_user", "mysql_password");
if (!$link)
{
echo "Không thể kết nối được tới MySQL";
}
mysql_close($link);
?>
Thực hiện truy vấn:
Giả sử MySQL chạy trên nền máy chủ localhost, người sử dụng có username là
mysql_user, mật khẩu là mysql_password.
CSDL có tên là CMXQ_Forum, trong đó có một bảng là CMXQ_Users để lưu thông tin
về những thành viên của diễn đàn. Bảng CMXQ_Users có các trường sau:
User_ID: Autonumber.// mã số của người dùng
User_Name: Varchar [20] // tên truy cập của người dùng
User_Pass: Varchar[64] //mật khẩu của người dùng
User_IP: Varchar [15] //Địa chỉ IP của người dùng.
User_Post: Number // Số bài viết của người dùng.
Bây giờ ta sẽ tiến hành một số thao tác thêm, sửa và xóa dữ liệu trên bảng đó. Để thực thi
một câu lệnh SQL bất kỳ trong PHP tác động lên MySQL, ta dùng hàm:
mysql_query (chuỗi_câu_lệnh_SQL).
Thêm một bản ghi vào bảng:
19
Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ví dụ ta chèn thêm một người sử dụng có User_Name là "CMXQ", User_Pass là
"123456", User_Post=0 ta làm như sau:
<?
$sql = "INSERT INTO CMXQ_Users (User_Name, User_Pass)
VALUES ("CMXQ","123456",0);
mysql_query ($sql);
?>
Xóa một bản ghi khỏi bảng:
Trong trường hợp này, ta sử dụng câu lệnh SQL DELETE FROM. Ví dụ muốn xóa khỏi
bảng CMXQ_Users tất cả những người có User_Name="CMXQ":
<?
$sql = "DELETE FROM CMXQ_Users WHERE User_Name='CMXQ'";
mysql_query ($sql);
?>
Sửa thông tin của bản ghi trong bảng:
Ta sử dụng cú pháp UPDATE, chẳng hạn muốn cập nhật địa chỉ IP cho người có
User_Name="CMXQ" với địa chỉ IP được lấy từ trình duyệt:
<?
$sql = "UPDATE CMXQ_Users
SET User_IP ='" . $_SERVER['REMOTE_ADDR'] . "'
Where User_Name='CMXQ'";
mysql_query ($sql);
?>
20
Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ghi chú: Biến $_SERVER['REMOTE_ADDR'] chứa địa chỉ IP của trình duyệt.
21