Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ đời sống của lao động nữ di cư từ nông thôn ra thành phố tại phường yên hòa, quận cầu giấy thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

NGUYỄN TH MAI HNG C00273

CÔNG TáC XÃ HộI NHóM TRONG Hỗ TRợ ĐờI SốNG
CủA LAO ĐộNG Nữ DI CƯ Từ NÔNG THÔN RA THàNH PHố
TạI PHƯờNG YÊN HòA, QUậN CầU GIÊY, THµNH PHè Hµ NéI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2016
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

NGUYỄN TH MAI HNG C00273

CÔNG TáC XÃ HộI NHóM TRONG Hỗ TRợ ĐờI SốNG
CủA LAO ĐộNG Nữ DI CƯ Từ NÔNG THÔN RA THàNH PHố
TạI PHƯờNG YÊN HòA, QUậN CầU GIÊY, THµNH PHè Hµ NéI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUN NGÀNH

: CƠNG TÁC XÃ HỘI

MÃ SỐ


: 60 90 01 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS LÊ THỊ QUÝ

HÀ NỘI - 2016

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Kết quả nghiên cứu, mơ hình đề xuất trong luận văn là hồn tồn trung
thực chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.
Mọi sự giúp đỡ việc thực hiện luận văn này đã được thơng tin trích dẫn
trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc trong danh mục tài liệu tham khảo.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mai Hương

3


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tơi xin được tỏ lịng biết ơn và gửi lời cám ơn chân thành đến
GS.TS Lê Thị Quý, người trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tận tình chỉ bảo và
hướng dẫn tơi tìm ra cách tiếp cận, xử lý, phân tích số liệu và đề xuất mơ hình
CTXH để giải quyết vấn đề nghiên cứu … nhờ đó tơi mới có thể hồn thành
luận văn thạc sĩ của mình.
Ngồi ra, trong q trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tơi cịn
nhận được nhiều sự quan tâm, góp ý, hỗ trợ quý báu của thầy cô, đồng nghiệp,

bạn bè, người thân. Đặc biệt là chính quyền phường n Hịa, các chị em phụ
nữ trong nhóm lao động di cư tự do đang sinh sống và làm việc tại phường và
địa bàn lân cận đã nhiệt tình trả lời, tham gia vào mơ hình CTXH nhóm để tơi
có thể thực hiện hồn thành luận văn của mình.
Tơi xin cám ơn tổ bộ mơn Cơng tác xã hội, phòng Sau đại học trường
Đại học Thăng Long đã giúp đỡ cho tơi trong q trình học tập và nghiên cứu
ở đây.
Tôi xin trân trọng cám ơn!
Hà Nội, tháng 9 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Mai Hương

4


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 2
3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu..................................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ....................................................... 8
5. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 9
6. Khách thể nghiên cứu ................................................................................. 9
7. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 9
8. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................. 9
9. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 9
10. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 10
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................... 11

CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ LÝ THUYẾT ÁP DỤNG ..... 11
1.1. Phương pháp luận .................................................................................. 14
1.1.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng ......................................................... 14
1.1.2. Chủ nghĩa duy vật lịch sử ................................................................ 14
1.1.3. Hướng tiếp cận nghiên cứu: phương pháp công tác xã hội nhóm .. 15
1.2. Khái niệm nghiên cứu............................................................................ 11
1.2.1. Khái niệm di cư và người lao động di cư ....................................... 11
1.2.2. Công tác xã hội và phương pháp công tác xã hội nhóm ................. 13
1.3. Lý thuyết áp dụng trong đề tài ............................................................... 16
1.3.1. Lý thuyết hệ thống và sinh thái........................................................ 16
1.3.2. Lý thuyết hút – đẩy trong hỗ trợ người lao động di cư từ nông thôn
ra thành phố............................................................................................... 19
1.4. Chương trình, chính sách về người lao động di cư từ nơng thơn ra
thành phố ..................................................................................................... 22
1.4.1. Chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước.......................... 22

5


1.4.2. Chương trình, chính sách đối với người lao động di cư của thành
phố Hà Nội................................................................................................. 24
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU QUA ĐIỀU TRA
XÃ HỘI HỌC ................................................................................................. 28
1.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu ................................................................ 28
1.2.1. Sự chuyển đổi từ “xã” nông thôn thành “phường” đô thị ở phường
n Hịa ..................................................................................................... 28
1.2.2. Tình hình di cư trên địa bàn phường n Hịa ............................... 30
2.2. Tình trạng nữ lao động di cư từ nông thôn ra thành phố tại phường Yên
Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội ....................................................... 33
2.2.1. Tình hình di cư tự do từ nơng thôn ra thành phố Hà Nội hiện nay 33

2.2.2. Đặc điểm của nhóm lao động nữ di cư từ nơng thơn ra thành phố tại
phường n Hịa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội .............................. 35
2.2.3. Nguyên nhân của tình trạng di cư của nhóm lao động nữ từ nơng thơn
ra thành phố tại phường n Hịa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội ....... 39
2.3. Thực trạng những khó khăn trong cuộc sống và các vấn đề gặp phải của
nữ lao động di cư từ nông thôn ra thành phố tại Phường Yên Hòa, quận Cầu
Giấy, Hà Nội ................................................................................................. 40
2.3.1. Khó khăn về điều kiện sống, cơng việc và thu nhập........................ 40
2.3.2. Khó khăn của nữ lao động di cư tại thành phố trong tiếp cận các
dịch vụ bảo hiểm xã hội, y tế và giáo dục ................................................. 49
2.3.3. Vấn đề về tâm lý và sự kỳ thị đối với nữ lao động di cư tại thành phố . 57
2.3.4. Những rủi ro khác trong cuộc sống của nữ lao động di cư tại
thành phố................................................................................................... 59
2.4. Nhu cầu hoạt động của công tác xã hội đối với nữ lao động di cư ra
thành phố tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội ............ 61
2.4.1. Những nhu cầu cơ bản của nữ lao động di cư từ nơng thơn ra thành
phố tại phường n Hịa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội .................. 61

6


2.4.2. Nhu cầu trợ giúp của công tác xã hội trong giải quyết những vấn đề
và khó khăn của nữ lao động di cư từ nông thôn ra thành phố Hà Nội tại
phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy ............................................................. 64
CHƯƠNG 3: MƠ HÌNH NHĨM “CÙNG TƯƠNG TRỢ” CỦA LAO ĐỘNG
NỮ DI CƯ TỪ NÔNG THÔN RA THÀNH PHỐ TẠI PHƯỜNG YÊN
HÒA, QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................... 67
3.1. Đề xuất xây dựng mơ hình nhóm “Cùng tương trợ” của nữ lao động di cư
ra thành phố tại Phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội ........... 67
3.1.1. Hồ sơ nhóm ...................................................................................... 67

3.1.2. Tiến trình hoạt động nhóm “Cùng tương trợ” ............................... 69
3.2. Một số định hướng giải pháp để điều hành nhóm “Cùng tương trợ” có
hiệu quả ......................................................................................................... 85
3.2.1. Giải pháp về tổ chức, điều hành nhóm............................................ 85
3.2.2. Vận dụng biện pháp khác của cơng tác xã hội trong hoạt động nhóm
“Cùng tương trợ” ...................................................................................... 86
3.3. Một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề lao động nữ di cư từ nông thôn
ra thành phố .................................................................................................. 88
3.3.1. Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn,
tích cực đào tạo nghề, tạo việc làm ở khu vực nông thôn. ........................ 88
3.1.2. Đảm bảo an sinh xã hội khu vực nông thôn .................................... 89
PHẦN KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 95
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 98

7


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTXH

: Công tác xã hội

CNH, HĐH

: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

NVCTXH

: Nhân viên cơng tác xã hội


UBND

: Ủy ban nhân dân

KĐT

: Khu đô thị

WTO

: Tổ chức Thương mai quốc tế

8


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Bảng

1

Bảng 2.1: Tỷ lệ và số lượng người di cư đến Hà Nội qua các
năm

2

34


Bảng 2.2: Một số chi tiêu đời sống của lao động nữ nông thôn
làm việc tự do tại Hà Nội

3

47

Bảng 2.3. Trong thời gian sinh sống, làm ăn ở Hà Nội, người
di dân tự do nông thôn - đô thị thường bị dụ dỗ, lôi kéo.

4

Trang

60

Bảng 2.4: Hành vi phạm tội, vi phạm tệ nạn xã hội của người
di dân tự do nông thôn - đô thị trong thời gian sinh sống, làm
ăn ở Hà Nội

60

9


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

STT
1


Biểu 2.1. Thời gian sinh sống, làm ăn của nữ lao động di cư
tại phường Yên Hòa

2

36

Biểu 2.2: Việc làm của nữ lao động di cư tự do tại thành phố
ở phường Yên Hòa

3

38

Biểu 2.3: Lý do di cư ra thành phố của nhóm nữ lao động di
cư tại phường n Hịa

4

40

Biểu 2.4. Loại hình nhà ở của nữ lao động di cư tự do ra thành
phố tại phường n Hịa

5

41

Biểu 2.5. Các đặc trưng tính chất công việc của lao động tự do

ở thành phố

6

43

Biểu 2.6: Tỷ lệ người di cư gửi tiền hay hiện vật cho người
thân ở quê theo tình trạng di cư

7

47

Biểu 2.7: Các hình thức trợ giúp người thân ở quên của người
di cư

8

Trang

48

Biểu 2.8: Tình trạng có thẻ BHYT để chi trả của người lao
động di cư ra thành phố

50

9

Biểu 2.9. Cách thức để khỏi ốm của người di cư


52

10

Biểu 2.10: Trạng thái tâm lý của những người di cư ra thành phố

58

11

Biểu 2.11: Trạng thái tâm lý của người lao động di cư về vấn
đề kinh tế xã hội

12

13

58

Biểu 2.12: Hiểu biết của nhóm nữ lao động di cư ra thành phố
về nghề CTXH và nhân viên CTXH

65

Biểu 2.13: Mức độ cần sự trợ giúp của nhân viên CTXH cho

66

người lao động di cư


10


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với quá trình cơng nghiệp hố và đơ thị hố, dịng lao động di cư
từ nông thôn ra thành thị và các KCN-KCX ngày càng gia tăng. Quá trình này
đã diễn ra ở tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta
xu hướng người lao động di cư từ nông thôn ra thành thị đang diễn ra mạnh
mẽ. Theo thống kê hiện nay, dòng di cư nông thôn ra thành thị là phổ biến và
chiếm 53% luồng di cư, tập trung tại các thành phố lớn như: Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng...[7].
Di cư lao động nông thôn – thành thị đã tạo ra những lợi thế đặc biệt
cho nền kinh tế, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông
thôn, tăng nguồn thu nhập đáng kể cho người lao động, từ đó rút ngắn khoảng
cách giàu – nghèo; đồng thời nhờ có dịng di cư lao động này đã cung cấp
nguồn lao động giá rẻ cho các khu vực xây dựng, dịch vụ khu vực kinh tế phi
chính thức tại các đô thị.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội việc làm và thu nhập, người lao động
di cư ra thành phố cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức và thương
tổn, đặc biệt là nhóm người lao động di cư tự do. Những người lao động di cư
tự do phải tự mình trang trải tồn bộ chi phí cho cuộc sống, như: Họ đều phải
thuê chỗ ở trong khi vấn đề nhà ở nên họ thường bị ép giá, điều kiện sinh hoạt
thiếu thốn và thấp kém; Người lao động di cư thường bị sức ép về tìm kiếm
việc làm và thu nhập nên phải chấp nhận làm các công việc giản đơn, nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm với thời giờ làm việc kéo dài là nguy cơ tiềm tàng
làm suy giảm, thậm chí huỷ hoại sức khoẻ đối với họ. Trong thời kỳ khủng
hoảng kinh tế họ là nhóm có nguy cơ cao bị mất việc làm hoặc công việc
không ổn định nên thu nhập của những người này vốn thấp lại càng thấp và

bấp bênh hơn; Nhóm lao động nữ di cư tự do ra thành phố cũng gặp khó khăn
trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục; Ngoài
ra, những người lao động di cư ra thành phố cịn có nguy cơ dễ bị nhiễm các tệ
nạn xã hội như nghiện hút, mại dâm, cờ bạc; dễ bị các bệnh hiểm nghèo như
HIV/AIDS..., gây ra những hậu quả rất lâu dài, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc
sống của họ.
1


Như vậy, những rủi ro và khó khăn của lao động nữ di cư tự do từ nông
thôn ra thành thị là rất lớn. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đối với
bản thân những người lao động mà cịn gây ra những xáo trộn tại các đơ thị,
ảnh hưởng đến trật tự xã hội.
Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu dưới góc độ khác nhau, như: xã hội
học, quản lý xã hội, dân tộc học về nhóm người lao động di cư ra thành phố
hay ảnh hưởng của lao động di cư tới trật tự an toàn xã hội ở thành phố, hoặc
an sinh xã hội cho người lao động tự do từ nông thôn ra thành phố…để góp
phần quản lý trật tự xã hội tại nơi đến của lao động di cư hay để nâng cao chất
lượng sống cho người lao động di cư. Tuy nhiên, dưới góc độ cơng tác xã hội
chưa có nhiều nghiên cứu về người lao động di cư từ nông thôn ra thành phố.
Do đó, cần phải có biện pháp can thiệp hỗ trợ giải quyết những khó khăn cho
người lao động tại thành phố nói chung và lao động nữ di cư nói riêng, điều
này là rất cần thiết.
Cơng tác xã hội bao gồm 3 phương pháp cơ bản: phương pháp với cá
nhân, phương pháp với nhóm và phương pháp tổ chức và phát triển cộng
đồng. Với mục đích là đưa ra những biện pháp can thiệp, phòng ngừa nhằm
giảm những rủi ro cho nhóm nữ lao động di cư và có biện pháp hỗ trợ giải
quyết những khó khăn của đối tượng này một cách bền vững. tôi lựa chọn đề
tài “Cơng tác xã hội nhóm trong hỗ trợ đời sống của lao động nữ di cư từ
nông thôn ra thành phố tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố

Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp góp phần vào sự phát triển ổn định và
bền vững cho xã hội.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ thực trạng di cư từ nơng thơn ra thành phố Hà Nội, những khó
khăn và các vấn đề gặp phải của nữ lao động di cư từ nông thôn ra thành phố
Hà Nội tại Phường n Hịa, Quận Cầu Giấy
- Trình bày ctxh nhóm để hỗ trợ phụ nữ di cư từ nông thôn ra thành phố
Hà Nội
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

2


- Thơng qua việc phân tích tài liệu thứ cấp và tiến hành điều tra xã hội
học để phân tích thực trạng và những khó khăn gặp phải của nhóm nữ lao
động di cư từ nông thôn ra thành phố Hà Nội.
- Vận dụng các lý thuyết CTXH liên quan đặc biệt là ctxh nhóm với
nhóm nữ lao động di cư để hỗ trợ họ giải quyết vấn đề đang gặp phải góp
phần làm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động di cư tại thành
phố Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp CTXH thơng qua mơ hình nhóm trong hỗ trợ giải
quyết những vấn đề và khó khăn của nữ lao động di cư tại Phường Yên Hòa,
Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Hiện nay ở nhiều quốc gia đặc biệt là những nước đang phát triển đã có
nghiên cứu về thực trạng lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và ảnh
hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và bản thân những
người di cư.
Theo nhóm tác giả Winkels, Alexvara trong bài trình bày “Sự yếu thế

của người dân di cư: Vai trò chưa rõ ràng của các mạng lưới xã hội” tại hội
thảo Quốc gia có di cư, Canberra (Úc) từ 19 – 20/11/2009. Tác giả đã phân
tích về ngun nhân của tình trạng di cư là do người lao động là những người
nghèo, có cuộc sống bấp bênh nên họ phải lên thành thị kiếm sống. Tuy nhiên,
cuộc sống của những người này tại các đô thị lại gặp rất nhiều thách thức và
thực tế thì chưa có chính sách và mạng lưới xã hội an toàn để hỗ trợ cho
những người di cư đó.
Theo tác giả Mark VanLandingham (2005). Tác động của di dân nông
thôn - thành thị lên sức khỏe người di cư trong độ tuổi lao động ở TP Hồ Chí
Minh, Viet Nam. Hội thảo Dân số Quốc tế-Tours, Pháp-Tháng 7, 2005.
(Impacts of rural to urban migration on the health of working-age adult
migrants in Ho Chi Minh city, Vietnam. XXV International Population
Conference – Tours, France – July, 2005.) Trong báo cáo này tác giả đã phân
tích những nguy cơ về sức khoẻ mà người lao động di cư gặp phải, như dễ bị
nhiễm các bệnh hiểm nghèo như HIV/AIDS..., họ thường bị sức ép về tăng
thêm thu nhập nên phải chấp nhận làm các công việc giản đơn, nặng nhọc, độc
3


hại, nguy hiểm, với thời giờ làm việc kéo dài nên họ thường khơng quan tâm
đến chăm sóc sức khoẻ và khơng có cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế.
Một báo cáo của United Nation Vietnam về, Di cư trong nước, cơ hội
và thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, 2010. Nghiên
cứu đã đưa ra bức tranh tổng quát về tình trạng di cư trong nước, trong đó
nhấn mạnh đến hình thức di cư từ nơng thơn ra thành thị là phổ biến. Dòng di
cư này đã mang lại những cơ hội về việc làm, thu nhập đối với người lao động
nhưng nó cũng tạo ra những thách thức trong sự phát triển, như tình trạng mất
trật tự xã hội, sức ép của di dân đối với các đô thị...
Trong nước:
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về di cư từ nông thôn ra thành thị đã được

đề cập khá nhiều, dưới nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau. Nội dung của
các nghiên cứu là thực trạng về số lao động di cư từ nông thôn ra thành thị;
ảnh hưởng của di cư lao động đến sự phát triển kinh tế; những khó khăn người
lao động di cư gặp phải; chính sách của nhà nước về hỗ trợ cho lao động di
cư… Hiện tại, có một số nghiên cứu tiêu biểu như sau:
Thứ nhất, bàn về thực trạng của lao động di cư ở nước ta và di cư từ
nơng thơn ra thành thị có các tác giả nghiên cứu:
Tác giả Đặng Nguyên Anh, Trong bài “Di cư và phát triển trong bối
cảnh đổi mới kinh tế xã hội của đất nước” đăng tại Tạp chí Xã hội học, số
1(68), năm 1998. Tác giả đã nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia châu Á,
như: Trung Quốc, Malaixia, Philippin… về chính sách di cư và q trình di cư
trong biến đổi kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Tác giả phân tích vai trị của các
yếu tố phát triển đối với di cư ở nước ta. Đặc biệt, tác giả đã đưa ra mơ hình
hồi quy trong di cư.
Trong bài “Di dân và quản lý di dân trong giai đoạn phát triển mới:
Một số suy nghĩ từ góc độ nghiên cứu”, Tạp chí xã hội học số 3 và 4, năm
1999, tác giả đã đề cập đến loại hình di cư tự phát, hiện phát triển với quy mô
ngày càng lớn, đặt ra nhiều cơ hội và thách thức hiện nay. Bài viết xem xét
quá trình này trên bình diện quản lý. Những suy nghĩ, trao đổi trong bài là
những ý kiến đóng góp cho cơng tác đổi mới chính sách di dân và quản lý dân
cư ở Việt Nam.
4


Theo tác giả Khuất Thu Hồng, trong nghiên cứu về “Di cư trong nước:
Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam”, tháng
7 năm 2010. Tác giả đã phân tích về tình hình di cư trong nước, trong đó có
luồng di cư nơng thơn – đơ thị, từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp. Tác
giả chỉ ra rằng các tác động này sẽ phụ thuộc vào các mơi trường chính trị,
kinh tế xã hội đồng thời phụ thuộc vào hành vi và nguồn lực của cá nhân

người di cư và gia đình của họ. Để có thể tận dụng tối đa lợi ích của q trình
di cư, Chính phủ, chính quyền địa phương và khu vực tư nhân đều có những
vai trị trong việc tạo ra một môi trường đầy đủ cho người di cư, cho các hộ
gia đình và cho xã hội.
Ngồi ra, cịn một số thống kê, nghiên cứu khác như: Tồng cục thống
kê, UNFPA, Di cư và sức khỏe, Hà Nội, tháng 11 năm 2006; Tổng cục thống
kê, Di cư trong nước và mối liên hệ với các sự kiện của cuộc sống, Hà Nội,
tháng 11 năm 2006; Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa XI, Báo
cáo kết quả nghiên cứu đánh giá chính sách di dân tới đơ thị, Hà Nội, 2005.
Về di cư nông thôn – đô thị và nữ lao động di cư,
Tác giả Đặng Nguyên Anh, với bài nghiên cứu “Chiều cạnh giới của di
dân lao động thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Tạp chí xã hội
học số 2 (90), 2005,tác giả đã xem xét đặc trưng của di dân nhìn từ góc độ giới,
tập trung đánh giá loại hình di dân lao động nữ ra đô thị và đến các khu cơng
nghiệp, chế xuất. Khía cạnh giới trong di dân là rất quan trọng song thường bị
lãng quên trong nghiên cứu, thậm chí bị phủ nhận trong một số chính sách. Bài
viết cũng đã đề cập đến động lực di cư, những trở ngại khó khăn trong q trình
di cư và vị thế pháp lý của những người lao động nữ ra đô thị.
Trong bài viết khác của ông “Về vai trị của di cư nơng thơn – đơ thị
trong sự kiện phát triển nơng thơn hiện nay”. Tạp chí xã hội học số 4, 1997,
tác giả xem xét và đánh giá vai trị của di cư nơng thơn – đơ thị, từ đó tìm ra
những giải pháp chính sách phù hợp nhằm phát huy những yếu tố tích cực của
di cư nông thôn – đô thị trong giai đoạn CNH, HĐH nông thôn, tác giả đã đưa
ra giải pháp cần phát triển nơi đi tức khu vực nông thôn để hạn chế dịng di cư
từ nơng thơn ra đơ thị.
Thứ hai, các nghiên cứu về tác động của di cư đến sự phát triển kinh tế
5


- xã hội:

Theo tác giả Lê Bạch Dương, Nguyễn Thanh Liêm (chủ biên) trong tác
phẩm “Từ nông thôn ra thành phố: Tác động kinh tế - xã hội của di cư ở Việt
Nam”, Nhà xuất bản lao động. Nhóm tác giả đã chỉ ra do sự tác động của nền
kinh tế thị trường, q trình đơ thị hố đã dẫn đến hệ quả tất yếu là quá trình di
cư lao động từ nông thôn ra thành thị để giải quyết vấn đề việc làm cho người
lao động nông thôn. Quá trình di cư này đã có tác động tích cực, tiêu cực về
mặt kinh tế, xã hội đối với cả thành thị và nông thôn.
Tác giả Trần Nguyệt Minh Thu, Viện Xã hội học, trong bài viết “Vài
nét về nhóm lao động di cư tự do nông thôn – đô thị trong vai trị hỗ trợ kinh
tế gia đình”. Nghiên cứu phân tích về đặc điểm của nhóm lao động di cư tự do
từ nông thôn – đô thị. Sự tham gia vào thị trường lao động tại đô thị của nhóm
lao động này và dịng thu nhập của nhóm lao động đối với hỗ trợ kinh tế gia
đình của họ. Nghiên cứu cũng đặt ra những vấn đề xã hội đối với nhóm người
lao động tự do và đơ thị.
Trong bài viết khác của tác giải Nguyễn Đình Cử về “Thúc đẩy di cư
nơng thơn – đơ thị góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội”, tác giả lý
giải một trong những nguyên nhân của quá trình di cư nông thôn – đô thị là
lao động ở nông thôn –khu vực đất chật, người đông, thiếu việc làm, nhiều rủi
ro, năng suất thấp. Tác giả cũng phân tích dường như cả dư luận xã hội và các
nhà hoạch định chính sách đều khơng mấy thiện cảm với dịng di cư nơng thơn
– thành thị, ln coi nó là tự phát, là làm quá tải cơ sở hạ tầng, gây tắc nghẽn
giao thơng, ơ nhiễm mơi trường, khó đáp ứng dịch vụ xã hội cơ bản...Chính vì
vậy, cho đến nay, các chính sách thường nghiêng về phía hạn chế nhập cư đô
thị chứ chưa tạo điều kiện cho q trình này diễn ra trơi chảy. Dựa trên thực tế
Việt Nam và những kinh nghiệm từ Trung Quốc, Hàn Quốc, tác giả luận giải
rằng, quan niệm như vậy là khơng chính xác, tiếp cận như vậy là thụ động và
gợi mở sự thay đổi tư duy, chính sách đối với dịng di dân nơng thơn – thành
thị ở Việt Nam.
Hay trong nghiên cứu của tác giả Đinh Quang Hà về “Di dân tự do
nông thôn – đô thị với trật tự xã hội”, năm 2010, tác giả lại nghiên cứu những

tác động của người nhập cư tại Hà Nội đến trật tự xã hội, nghiên cứu và phân
6


tích những vấn đề xã hội như nhập cư bất hợp pháp, các tệ nạn xã hội nảy sinh
tại thành thị khi có người di cư đến.Từ đó, đưa ra các giải pháp về quản lý
người nhập cư tại thành phố
Thứ 3, các nghiên cứu về rủi ro của những người lao động di cư tại
thành phố và giải pháp:
Tác giả Nguyễn Huyền Lê, Viện Khoa học và xã hội, Rủi ro của lao
động di cư và một số kiến nghị. Tác giả đã chỉ ra rằng dòng lao động di cư từ
nông thôn ra thành thị đang đặt ra những vấn đề xã hội cấp bách cần giải
quyết. Do vậy, cần có các chính sách hỗ trợ thích hợp để người lao động di cư
có những đóng góp tích cực cho cả nơi đi và nơi đến bảo đảm quyền lợi của
chính họ.
Trong một bài viết khác của tác giả Đặng Nguyên Anh “Bảo đảm cung
cấp dịch vụ xã hội cho người lao động nhập cư ở thành phố”, Tạp chí xã hội
học số 4, 1998, tác giả phân tích tình hình nhập cư vào các thành phố lớn, sự
bảo đảm dịch vụ xã hội cho người lao động nhập cư tự phát, đặc biệt là dịch
vụ chăm sóc sức khỏe. Từ đó, đưa ra một số định hướng chính sách cho người
lao động nhập cư vào thành phố.
Khi đề cập đến “Vai trò của mạng lưới xã hội trong q trình di cư”.
Tạp chí Xã hội học số 2 (62), 1998,tác giả Đặng Nguyên Anh đã nhấn mạnh
mạng lưới xã hội coi đó là một nhân tố quan trọng quyết định tồn bộ q
trình chuyển cư. Khái niệm mạng lưới xã hội trên thực tế được ứng dụng rộng
rãi trong nhiều nghiên cứu và đã trở thành một cấu thành cơ bản trong các lý
thuyết đương đại về di cư, kể cả di cư trong nước lẫn di cư quốc tế (Theo
Massey, 1993). Ảnh hưởng của mạng lưới xã hội đối với di cư khác nhau theo
đặc điểm cá nhân và hộ gia đình, cũng như khác biệt giữa nam và nữ. Đối với
nhóm đối tượng di chuyển có nguồn lực hạn chế, mạng lưới xã hội góp phần

tạo nên một chiến lược quan trọng đối với sự phát triển kinh tế cá nhân và hộ
gia đình.
Trong bài viết “Đổi mới, bảo trợ xã hội và di cư nông thôn ra thành thị”
của tác giả Lê Bạch Dương tại Kỷ yếu Hội thảo Di dân và nhu cầu bảo trợ xã
hội của người di dân ở Việt Nam. Tác giả đã phân tích những người di dân tự
do chưa trở thành đối tượng của các chính sách, chương trình lao động việc làm
7


và dịch vụ xã hội; Cũng chưa có một cơ quan nhà nước cụ thể nào có trách
nhiệm phối hợp với các bộ ngành chức năng giải quyết các vấn đề liên quan đến
bảo trợ xã hội cho người di cư. Trong khi đó, đa số những người lao động di cư
đều gặp khó khăn, khơng được tham gia vào các hoạt động tại cộng đồng tại các
khu vực đô thị. Do vậy, bảo trợ xã hội là cần thiết để người dân di cư có thể trở
thành nhân tố tích cực trong xóa đói giảm nghèo, phát triển nơng nghiệp, nơng
thơn; Cần có các chính sách, chương trình tạo việc làm cũng như sự bảo đảm
những điều kiện sống tối thiểu cho người di cư; Bỏ những rào cản đối với các
dịch vụ xã hội, đặc biệt là giáo dục và y tế cho những đối tượng này...
Những thống kê, nghiên cứu này đã đưa ra một bức tranh tổng quát về
chính sách của Nhà nước về người di cư, thực trạng dịng lao động di cư từ
nơng thơn ra thành thị và những vấn đề xã hội đặt ra cũng như những khó
khăn thách thức của người lao động di cư đang gặp phải.
Như vậy, vấn đề lao động di cư từ nông thôn ra thành thị đã được nhiều
nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu dưới nhiều góc độ và
cách tiệp cận khác nhau. Tuy nhiên, những vấn đề xã hội, khó khăn của người
lao động di cư nói chung và đặc biệt là nữ laod động di cư đang gặp phải và
biện pháp can thiệp trợ giúp cho họ thì chưa có cơng trình nào đề cập đến.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
Vận dụng các lý thuyết của công tác xã hội vào việc đánh giá nhu cầu,

vấn đề gặp phải của nhóm lao động nữ di cư từ nông thôn ra thành phố Hà Nội
và biện pháp hỗ trợ can thiệp cho nữ lao động di cư từ nông thôn ra thành phố.
Thực hành cơng tác xã hội với nhóm lao động nữ di cư từ nông thôn ra
thành phố Hà Nội để giải quyết những khó khăn của họ.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết nối nguốn lực để hỗ trợ giải quyết những khó khăn, vấn đề của
người lao động di cư từ nơng thơn ra thành phố tại Phường n Hịa
Xây dựng mơ hình câu lạc bộ “Cùng tương trợ” của nhóm lao động nữ
di cư từ nông thôn ra thành phố tại Phường Yên Hòa để hỗ trợ họ giải quyết
những khó khăn và vấn đề gặp phải để từ đó có thể nhân rộng mơ hình này
trong cộng đồng.
8


5. Đối tượng nghiên cứu
Cơng tác xã hội nhóm trong hỗ trợ đời sống của lao động nữ di cư từ nơng
thơn ra thành phố tại phường n Hịa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
6. Khách thể nghiên cứu
- Lao động nữ di cư từ nông thôn ra thành phố tại Phường Yên Hòa,
quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điều tra bằng bảng hỏi 100 nữ lao động đang sống và
làm việc tại phường.
- Cán bộ chính quyền địa phương, cơng an… tại Phường n Hịa, quận
Cầu Giấy, Hà Nội (3 người)
- Những người dân tại Phường Yên Hòa
7. Câu hỏi nghiên cứu
1/ Thực trạng đời sống, việc làm của lao động nữ di cư từ nông thôn ra
thành phố tại Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội như thế nào?
2/ Mơ hình Cơng tác xã hội nhóm có những hỗ trợ gì trong việc giải
quyết những khó khăn của nữ lao động di cư từ nông thôn ra thành phố tại
phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội?

8. Giả thuyết nghiên cứu
1/ Nữ lao động di cư từ nơng thơn ra thành phố tại Phường n Hịa,
Quận Cầu Giấy, Hà Nội đang gặp các khó khăn về nhà ở, điều kiện sinh hoạt,
lao động – việc làm, sức khỏe, tâm lý… ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
2/ Cơng tác xã hội hỗ trợ giải quyết những khó khăn trong cuộc sống
của nhóm nữ lao động di cư từ nơng thơn ra thành phố tại phường n Hịa.
9. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu:
+ Những khó khăn, vấn đề gặp phải của nữ lao động di cư từ nơng thơn
ra thành phố tại phường n Hịa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
+ Mơ hình CTXH nhóm trong hỗ trợ nữ lao động di cư từ nông thôn ra
thành phố tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Khơng gian: Địa bàn phường n Hịa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
9


- Thời gian: từ tháng 11/2015 đến tháng 7 năm 2016
10. Phương pháp nghiên cứu
10.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Dựa vào tác tài liệu đã tìm hiểu trong phần tổng quan, các tài liệu về
chính sách đối với người lao động di cư ra thành phố đã cho thấy một bức
tranh tổng thể về người lao động di cư trong đó có nữ lao động di cư từ nơng
thơn ra thành phố, những khó khăn trong đời sống, lao động và việc làm cũng
như những chính sách và sự hỗ trợ đối với nhóm người này.
10.2. Phương pháp điều tra xã hội học:
- Điều tra bằng bảng hỏi: 100 nữ lao động di cư tại phường Yên Hòa
- Phỏng vấn sâu: cán bộ quản lý, người lao động, người dân
Qua phương pháp điều tra xã hội học đã cho thấy tình hình nữ lao động
di cư tại phường Yên Hòa. Định lượng được số lao động nữ di cư đang sống và
làm việc tại phường. Việc làm và đời sống của nhóm nữ lao động di cư tại đây.

Qua điều tra tình hình nữ lao động di cư tại phường có thể thấy rằng,
những ngun nhân, tình hình di cư hay cuộc sống của những người này khá
giống, tương đồng với các nghiên cứu của các tác giả khác, hoặc ở các địa bàn
khác trên thành phố Hà Nội.
10.3. Phương pháp Công tác xã hội: công tác xã hội nhóm
Thơng qua thành lập nhóm tự tạo là những người nữ lao động di cư ra
thành phố đang sinh sống và làm việc tại Phường Yên Hòa để nhằm trợ giúp
cho nhóm phụ nữ di cư được sinh hoạt trong nhóm có thể thảo luận, chia sẽ
những vấn đề gặp phải để tự trợ giúp giải quyết cho những khó khăn họ gặp
phải trong cuộc sống.
Mặt khác, thông qua mô hình nhóm này cũng đề xuất, đưa ra những
kiến nghị giúp họ tăng cường nhận thức về những vấn đề di cư tại thành phố;
giúp họ trao đổi, động viên nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

10


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ LÝ THUYẾT ÁP DỤNG
1.1. Khái niệm nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm di cư và người lao động di cư
1.1.1.1. Di cư
Theo Mục 7, Điều 1, Pháp lệnh của Ủy ban Thường vị Quốc hội, số
06/2003/PL – UBTVQH11, ngày 09/01/2003 ghi rõ, “Di cư là sự di chuyển
dân số từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ địa phương này sang địa
phương khác”
Năm 1958, Liên Hợp Quốc đưa ra quan niệm về di cư (migration) “đó
là sự di chuyển dân cư trong khơng gian giữa một đơn vị địa lý hành chính
này sang một đơn vị hành chính khác, kèm theo sự thay đổi về chỗ ở thường

xuyên trong một khoảng cách di dân xác định”.
Năm 1973, Liên hợp quốc đưa ra khái niệm di cư ngắn hạn và dài hạn.
Di cư dài hạn là người di cư đến nơi ở mới trên 12 tháng trở lên. Di cư ngắn
hạn là người di cư di chuyển đến nơi ở mới dưới 12 tháng.
1.1.1.2. Di cư từ nơng thơn ra thành phố
Có nhiều cách phân loại di cư. Về tính chất, có di cư tự nguyện và di cư
cưỡng bức (bắt buộc). Về đặc trưng, có di cư theo tổ chức và di cư tự do (di
dân không tổ chức, di dân tự phát). Theo địa bàn, có: xuất cư và nhập cư, có di
dân nội vùng và ngoại vùng, di dân nội tỉnh, ngoại tỉnh, di dân trong nước và
quốc tế, di dân nông thôn – đô thị, đô thị - nông thôn… Theo độ thời gian cư
trú, có di cư tạm thời, di cư mùa vụ, di cư con lắc, v.v….[33]
Trong đề tài này, tác giả nghiên cứu hình thức di cư tự do từ nông
thôn ra thành thị và đối tượng là phụ nữ.
Di cư tự do (di cư khơng có tổ chức, di cư tự phát) là di cư không theo
kế hoạch, các chương trình dự án của Nhà nước và các địa phương; sự dịch
chuyển mang tính tự phát của các cá nhân, hộ gia đình, nhóm hộ gia đình từ
địa phương đang cư trú đến địa phương khác để sinh sống. Ví như, một số hộ
đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi Phía Bắc di cư đến các tỉnh ở Tây
Nguyên sau năm 1975; các cá nhân, hộ gia đình từ nơng thơn di chuyển ra các
đơ thị, khu cơng nghiệp để mưu sinh; v.v… Dịng di dân này thể hiện bản chất
11


tự nguyện, tính năng động của con người trong xã hội. Ngồi ra nó cịn thể
hiện sức hút của nơi đến và lực đẩy của nơi đi.[33]
Di cư tự do nông thôn – thành thị là di cư không theo kế hoạch, các
chương trình dự án của Nhà nước và các địa phương; sự dịch chuyển mang
tính tự phát của cá nhân, hộ gia đình từ khu vực nơng thơn đến khu vực đô thị
để làm ăn, sinh sống. Nơi xuất cư là nông thôn, nơi nhập cư là đô thị. Chiều
hướng của di cư là từ nông thôn đến thành thị. Đặc trưng là di cư tự phát.

Các loại hình phổ biến của di cư tự do nơng thơn – đô thị: di cư tạm
thời, di cư theo mùa vụ, di cư con lắc.[33]
Di cư tạm thời: là hình thái di cư của người dân khu vực nông thôn đến
một khu vực đô thị định cư trong thời gian ngắn, sau đó chuyển đến chỗ ở
khác hoặc trở về nơi cũ. Người di cư khơng có ý định hoặc chưa có ý định
định cư lâu dài ở thành phố mà có xu hướng trở về quê sau một thời gian làm
ăn, sinh sống ở đô thị. Thời gian tạm trú ở thành phố khoảng từ 6 – 12 tháng.
Di cư mùa vụ: là hình thái di cư theo cơng việc, theo “mùa, vụ”; vào
thời nông nhàn, một số người nông dân di cư ra thành phố để kiếm việc làm,
đến thời điểm cấy cày, gặt hái, người dân trở lại về nông thôn để làm việc;
hoặc di cư theo mùa lễ hội, du lịch. Thời gian ở thành phố khồng 1 – 3 tháng.
Di cư “con lắc”:là hình thái di cư luân chuyển giữa nông thôn và thành
thị khá ổn định về khơng gian, thời gian; loại hình di cư có thời hạn liên quan
đến việc làm hoặc lý do khác đòi hỏi người di chuyển phải ngủ qua đêm ở đô
thị, được lặc đi lặp lại và không nhất thiết phải thay đổi nơi cư trú chính thức.
Ví như, di cư theo thời vụ, thời kỳ nông nhàn nông dân ra thành phố kiếm việc
làm, đến mùa vụ sản xuất nông nghiệp lại trở về quê, cứ thế lặp đi lặp lại trong
năm hoặc nhiều năm của một nhóm cộng đồng cư dân nơng thơn.
Như vậy, điểm khác biệt cơ bản giữa di cư tạm thời, di cư mùa vụ, di cư
con lắc là ở quy mô về thời gian(quãng thời gian, chu kỳ về thời gian) di cư tự
do nông thôn – đô thị.
1.1.1.3. Người lao động di cư từ nông thôn ra thành phố
Người lao động
Theo quy định tại Điều 6 Bộ luật lao động: Người lao động là người ít
nhất đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.
Nhìn dưới góc độ lao động, di cư tự do từ nơng thơn – đơ thị có thể
được xem là “di cư lao động”, “di chuyển lao động”.
12



Như vậy, người lao động di cư tự do từ nơng thơn ra thành phố là: sự
di chuyển của nhóm dân cư nông thôn trong độ tuổi lao động đến đơ thị để tìm
kiếm việc làm nhằm đảm bảo cuộc sống một cách tự phát, khơng có tổ chức.
Nữ lao động di cư tự do từ nông thôn ra thành phố là nhóm nữ giới
trong độ tuổi lao động di cư ra thành phố một cách tự phát, khơng có tổ chức,
họ ra thành phố để tìm kiếm cơ hội làm việc tốt hơn, đảm bảo cuộc sống cho
bản thân họ và gia đình.
(Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả đi sâu nghiên cứu về những người
lao động nông thôn di cư tự do ra thành phố, mà không phân tích các đối
tượng khác như: học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên chức; đặc biệt đi
sâu phân tích đời sống của nữ lao động di cư từ nông thôn ra thành phố)
1.1.2. Công tác xã hội và phương pháp cơng tác xã hội nhóm
Có nhiều tổ chức, tác giả nghiên cứu về CTXH dưới các góc độ khác nhau.
Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH Hoa Kỳ (NASW): Công tác xã hội
là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm
nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã
hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ. CTXH tồn
tại để cung cấp các dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và nhân đạo cho cá
nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng lực và cải thiện
cuộc sống.
Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp phần giải quyết
hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn
đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một
xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống
an sinh xã hội tiên tiến.
Có thể đưa ra một định nghĩa chung, khái quát về CTXH như sau: Công
tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp được thực hiện dựa trên nền tảng khoa
học chuyên ngành nhằm hỗ trợ đối tượng có vấn đề xã hội (cá nhân, nhóm,
cộng động) giải quyết vấn đề gặp phải, cải thiện hồn cảnh, vươn lên hịa
nhập xã hội theo hướng tích cực, bền vững.

Khái niệm cơng tác xã hội nhóm
CTXH nhóm: là một phương pháp của CTXH nhằm tạo dựng và phát
huy sư tương tác, chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực giữa các thành viên, giúp
củng cố, tăng cường chức năng xã hội và khả năng giải quyết vấn đề, thỏa
13


mãn nhu cầu của nhóm. Thơng qua sinh hoạt nhóm, mỗi cá nhân hòa nhập,
phát huy tiềm năng, thay đổi thái độ, hành vi và khả năng đương đầu với nan
đề của cuộc sống, tự lực và hợp tác giải quyết vấn đề đặt ra vì mục tiêu cải
thiện hồn cảnh một cách tích cực. [22]
Cơng tác xã hội nhóm tạo ra bối cảnh trong đó các cá nhân hỗ trợ lẫn
nhau, làm cho các cá nhân và nhóm có khả năng ảnh hưởng và thay đổi các
vấn đề của bản thân, của tổ chức và của cộng đồng. Mục đích của CTXH
nhóm là giúp cá nhân thuộc nhóm thỏa mãn nhu cầu, giải quyết các vấn đề
tiến tới sự trợ giúp và đóng trọn vẹn vai trị xã hội của mình.
1.2. Phương pháp luận
1.2.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Biện chứng là khái niệm dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác,
chuyển hóa và vận động, phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng,
quá trình trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy.
Theo Ph.Ăngghen: “Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về
những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã
hội loài người và của tư duy” (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2002, t.20, tr.20).
Phương pháp luận duy vật biện chứng là xem xét sự vật trên nền tảng
của thế giới quan duy vật khoa học. Các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã
hội và tư duy ln có mối liên hệ với nhau và xu hướng vận động của chúng là
phát triển đi lên.
1.2.2. Chủ nghĩa duy vật lịch sử

Chủ nghĩa duy vật lịch sử (hay còn gọi là quan niệm duy vật về lịch sử):
là khoa học nghiên cứu các quy luật vận động và phát triển của xã hội với tư
cách một chỉnh thể. Vì vậy, nếu các mơn khoa học xã hội chuyên ngành, như
kinh tế học, luật học, sử học, xã hội học nghiên cứu từng mặt khác nhau của
đời sống xã hội, thì chủ nghĩa duy vật lịch sử nghiên cứu toàn bộ xã hội như
một chỉnh thể thống nhất. Các quy luật xã hội mà nó nghiên cứu là những quy
luật tác động trong tất cả hoặc trong nhiều hình thái kinh tế – xã hội.
14


Ứng dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
trong đề tài.
Khi trợ giúp nhóm nữ lao động di cư tự do từ nông thôn ra thành phố
giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống của họ, cần tìm hiểu và
phân tích mơi trường xã hội của nhóm đối tượng này, như:
Gia đình, các thành viên trong gia đình và mối quan hệ giữa đối tượng
với các thành viên trong gia đình, điều kiện kinh tế, hồn cảnh của gia đình
đối tượng có tác động đến đối tượng như thế nào.
Cộng đồng, chính quyền địa phương, các nhóm xã hội, việc làm… ở
nơng thơn trong mối quan hệ tác động qua lại với đối tượng.
Cộng đồng, người dân, chính quyền, nhóm bạn bè, xã hội, việc làm, các
tổ chức…. nơi đối tượng đến di cư, làm việc và mối quan hệ với đối tượng.
Những yếu tố trong môi trường xã hội này cũng được xem là nguồn lực
trong việc trợ giúp đối tượng giải quyết vấn đề của mình. Nhân viên CTXH
cần biết khai thác những yếu tố nội lực và ngoại lực, kết nối nguồn lực trong
quá trình hỗ trợ đối tượng.
Bên cạnh đó, nhân viên CTXH trong trợ giúp cho đối tượng cũng cần
xem xét, phân tích hồn cảnh của từng đối tượng (theo nguyên tắc cá biệt hóa)
để từ đó mỗi đối tượng sẽ có những phương cách, giải pháp riêng chứ không áp
đặt giải pháp chung chung cho nhiều đối tượng. Từ đó, thấy rằng, nhân viên

CTXH cần ln tìm tịi, trau rồi kiến thức và kỹ năng CTXH, có thái độ tận
tâm, nhiệt tình cũng mỗi đối tượng giải quyết những vấn đề họ đang gặp phải.
1.2.3. Hướng tiếp cận nghiên cứu: phương pháp cơng tác xã hội nhóm
Các loại hình cơng tác xã hội nhóm
Việc ứng dụng CTXH nhóm ở những loại hình khác nhau với mục đích
tạo điều kiện để mỗi cá nhân khi tham gia nhóm sẽ có cơ hội, điều kiện để tự
nhìn nhận, đánh giá về bản thân, học tập chia sẻ kinh nghiệm qua các hoạt
động tăng cường sự đồng cảm với người khác nhằm phát triển các mối quan
hệ tương tác có hiệu quả hơn, tăng cường sức mạnh từ tiềm năng. Dựa vào

15


×