Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Kết quả chăm sóc điều trị bệnh nhi được chích áp xe vùng hàm mặt và một số yếu tố liên quan tại khoa răng hàm mặt bệnh viện nhi trung ương năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

DƢƠNG THỊ HẢI VÂN
MHV: C01737

KẾT QUẢ CHĂM SÓC, ĐIỀU TRỊ BỆNH NHI
ĐƢỢC CHÍCH ÁP XE VÙNG HÀM MẶT VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI KHOA RĂNG HÀM MẶT
BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƢƠNG - NĂM 2021

LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƢỠNG

Hà Nội, tháng 12 năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

DƢƠNG THỊ HẢI VÂN

KẾT QUẢ CHĂM SÓC, ĐIỀU TRỊ BỆNH NHI
ĐƢỢC CHÍCH ÁP XE VÙNG HÀM MẶT VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI KHOA RĂNG HÀM MẶT
BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƢƠNG - NĂM 2021
Chuyên ngành: Điều dƣỡng
Mã số: 8720301
LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƢỠNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Đỗ Mạnh Hùng


Hà Nội, tháng 12 năm 2021

Thang Long University Library


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng uỷ, Ban giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương,
Ban giám hiệu, Phịng Sau Đại học, và bộ mơn Điều dưỡng Trường Đại Học Thăng
Long; đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong q trình học tập và nghiên cứu để tơi
có thể hồn thành luận văn này.
Tơi xin tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS Đỗ Mạnh Hùng, người Thầy đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn GS-Trương Việt Dũng- Trưởng bộ mơn Điều dưỡng.
PGS-TS Lê Thị Bình, Trường Đại học Thăng Long. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy
cô trong hội đồng chấm luận văn, các thầy cơ giáo và các nhà khoa học đã đóng góp cho
tơi những ý kiến q báu để tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các bác sỹ, điều dưỡng khoa Răng
Hàm Mặt, bệnh viện Nhi Trung ương đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình triển khai
nghiên cứu tại khoa.
Và cuối cùng tôi luôn trân trọng và mãi khắc ghi trong tim mình những tình cảm,
động viên của gia đình, những người thân u bạn bè, đó chính là động lực to lớn để
tơi có được thành quả như ngày hôm nay.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Dƣơng Thị Hải Vân


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Dương Thị Hải Vân, học viên lớp thạc sỹ điều dưỡng CSN8.1D, Trường

Đại học Thăng Long, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.
Đỗ Mạnh Hùng.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công
bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực và
khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021
Học viên

Dương Thị Hải Vân

Thang Long University Library


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BV

Bệnh viện

BYT

Bộ Y tế

ĐDV

Điều dưỡng viên

NB


Người bệnh

NCST

Người chăm sóc trẻ

NVYT

Nhân viên y tế

SL

Số lượng

TL

Tỷ lệ


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3
1.1. Một số định nghĩa và khái niệm ........................................................................3

1.1.1. Viêm ...............................................................................................................3
1.1.2. Viêm mô tế bào thanh dịch ............................................................................3
1.1.3. Viêm mô tế bào mủ (áp xe) ............................................................................3
1.1.4. Viêm mô tế bào hoại thư ................................................................................4
1.2. Giải phẫu vùng đầu mặt cổ ................................................................................4
1.2.1. Giải phẫu định khu vùng mặt .........................................................................4
1.2.2. Giải phẫu định khu vùng cổ ...........................................................................4
1.2.3. Các nhóm hạch ...............................................................................................4
1.3. Các nhiễm trùng vùng đầu mặt cổ thƣờng gặp ở trẻ em ................................5
1.3.1. Nhiễm trùng da và mô mềm ...........................................................................5
1.3.2. Viêm hạch bạch huyết vùng đầu mặt cổ ........................................................6
1.3.3. Viêm xương hàm ............................................................................................7
1.4. Chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng đầu mặt cổ ...............................................8
1.4.1. Chẩn đốn.......................................................................................................8
1.4.2. Đánh giá tồn trạng của bệnh nhân ................................................................8
1.4.3. Đánh giá mức độ tổn thương tại chỗ ..............................................................8
1.4.4. Hỏi bệnh .........................................................................................................9
1.4.5. Cận lâm sàng ..................................................................................................9
1.4.5.1. Siêu âm ....................................................................................................9
1.4.5.2. Chụp Phim cắt lớp vi tính (CT Scan) hoặc phim cộng hưởng từ ..........11
1.5.5.3. Xét nghiệm máu ....................................................................................11
1.4.6. Chọc hút mủ .................................................................................................12

Thang Long University Library


1.4.7. Phẫu thuật dẫn lưu mủ..................................................................................12
1.4.7.1. Chỉ định dẫn lưu mủ ..............................................................................12
1.4.7.2. Chống chỉ định dẫn lưu mủ ...................................................................12
1.4.8. Nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ .....................................................13

1.4.9. Điều trị thuốc kháng sinh .............................................................................13
1.5. Chăm sóc trẻ em đƣợc chích áp xe vùng hàm mặt ........................................15
1.5.1. Khái niệm về chăm sóc điều dưỡng .............................................................15
1.5.2. Quy trình chăm sóc bệnh nhi được chích áp xe vùng hàm mặt ...................15
1.6. Một số nghiên cứu về chăm sóc ngƣời bệnh đƣợc phẫu thuật/thủ thuật ....17
1.6.1. Hoạt động tiếp đón và hướng dẫn người bệnh ............................................17
1.6.2. Theo dõi, đánh giá người bệnh.....................................................................18
1.6.3. Thực hiện y lệnh của bác sỹ .........................................................................19
1.6.4. Chăm sóc dinh dưỡng, vệ sinh hàng ngày cho người bệnh .........................19
1.6.5. Chăm sóc tâm lý, tinh thần của NB .............................................................20
1.6.6. Tập vận động, phục hồi chức năng cho NB chấn thương sau PT ................20
1.6.7. Tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho NB ..............................................................20
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................22
2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................22
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................22
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................22
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:.....................................................................................22
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu. ............................................................22
2.3. Nội dung và biến số nghiên cứu:......................................................................23
2.3.1. Các biến số về thơng tin hành chính đối tượng nghiên cứu .........................23
2.3.2. Các biến số về đặc điểm và kết quả điều trị người bệnh .............................23
2.3.3. Các biến số về đánh giá chăm sóc bệnh nhi được chích áp xe ....................25
2.4. Thu thập và xử lý số liệu ..................................................................................27
2.4.1. Công cụ thu thập số liệu ...............................................................................27
2.4.2. Xử lý số liệu .................................................................................................27
2.4.3.Sai số và khống chế sai số .............................................................................27



2.5. Đạo đức trong nghiên cứu. ...............................................................................28
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................29
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhi đƣợc chích áp xe vùng hàm
mặt .............................................................................................................................29
3.2. Thực trạng chăm sóc bệnh nhi đƣợc chích áp xe vùng hàm mặt tại bệnh
viện Nhi Trung ƣơng năm 2021 ..............................................................................33
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ...............................................................................................42
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhi đƣợc chích áp xe vùng hàm mặt
tại bệnh viện Nhi Trung ƣơng ................................................................................42
4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học. .............................................................................42
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng .......................................................................................43
4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng ................................................................................45
4.2. Thực trạng chăm sóc bệnh nhi đƣợc chích áp xe vùng hàm mặt tại bệnh
viện Nhi Trung ƣơng năm 2021 ..............................................................................46
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc bệnh nhi đƣợc chích áp xe vùng
hàm mặt tại khoa Răng Hàm Mặt, bệnh viện Nhi Trung ƣơng năm 2021 ................ 51
KẾT LUẬN ..................................................................................................................53
KHUYẾN NGHỊ ..........................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Thang Long University Library


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3. 1 Đặc điểm nhân khẩu học bệnh nhi ................................................................29
Bảng 3.2. Đặc điểm toàn thân bệnh nhân ......................................................................30
Bảng 3.3 Đặc điểm tại chỗ ...........................................................................................31
Bảng 3.4. Đánh giá mức độ đau ...................................................................................32
Bảng 3.5. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn.............................................................................32

Bảng 3.6. Đánh giá biến chứng .....................................................................................32
Bảng 3.7. Hoạt động đón tiếp và hướng dẫn được chích áp xe .....................................33
Bảng 3.8. Theo dõi, đánh giá người bệnh hàng ngày ...................................................34
Bảng 3.9. Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng ...............................................................35
Bảng 3.10. Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc ...........................................................36
Bảng 3.11. Đảm bảo an tồn và phịng ngừa sự cố trong chăm sóc .............................37
Bảng 3.12. Ghi chép hồ sơ, bệnh án .............................................................................37
Bảng 3.13. Chăm sóc dinh dưỡng .................................................................................38
Bảng 3.14. Chăm sóc phục hồi chức năng ....................................................................39
Bảng 3.15. Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khoẻ ........................................................39
Bảng 3.16. Liên quan giữa kết quả chăm sóc và nhân khẩu học bệnh nhi ....................40
Bảng 3.17. Liên quan giữa kết quả chăm sóc và đặc điểm lâm sàng ............................41
Bảng 3.18. Liên quan giữa kết quả chăm sóc và kết quả điều trị ..................................41


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hệ thống hạch vùng cổ ...................................................................................5
Hình 1.2. Hình ảnh siêu âm hạch cổ viêm .....................................................................10
Hình 1.3. Hình ảnh siêu âm các giai đoạn viêm ............................................................10
Hình 1.4. Apxe vùng cổ sâu trên phim CT Scan ..........................................................11
Hình 2.1. Đánh giá theo thang điểm đau Wong-Baker .................................................24
Hình 2.2. Đánh giá theo thang điểm đau VAS ..............................................................24
Hình 3.1. Các loại áp xe vùng hàm, mặt .......................................................................30
Hình 3.2. Đánh giá chung về kết quả chăm sóc bệnh nhi .............................................40

Thang Long University Library


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Áp xe là tên gọi của một tổ chức viêm, khu trú thành một khối mềm, bên
trong chứa đầy mủ thường do nhiễm khuẩn, có 2 loại áp xe là áp xe da và áp xe bên
trong cơ thể [21]. Áp xe vùng hàm mặt là áp xe khu trú ở vùng hàm mặt bao gồm
các loại áp xe; áp xe vùng cơ cắn, áp xe má, áp xe vùng dưới hàm, áp xe vùng sàn
miệng, áp xe vùng mang tai, áp xe thành bên họng [1].
Nghiên cứu của Naeem và cộng sự (2015) cho thấy trong số những bệnh
nhân bị viêm nhiễm khu vực đầu cổ cho thấy có đến 96% bệnh nhân là áp xe, trong
đó 58% bệnh nhân nhiễm khuẩn khu vực hàm, 42% bệnh nhân có nguồn gốc từ
răng cũng như nguyên nhân gốc rễ từ nhiễm khuẩn khu vực đầu cổ [20].
Có nhiều nguyên nhân gây áp xe khu vực hàm mặt. Ở người lớn nguyên
nhân chủ yếu của các nhiễm trùng vùng cổ sâu là do răng, nhưng ở trẻ em thì bệnh
sinh chủ yếu từ viêm Amydal, viêm họng, viêm tai, viêm hạch mủ, viem mủ tuyến
mang tai và sỏi tuyến nước bọt nhiễm khuẩn; Do tai biến điều trị, do chấn thưo ng,
nhiễm trùng các vùng lan cạn; và do viêm hạch vùng mang tai [1].
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu cho thấy có đến 90% trẻ em mắc bệnh răng
miệng , viêm tai mũi họng, viêm Amydal [2]. Do vậy, áp xe hàm mặt ở trẻ em là
bệnh có tỷ lệ mắc cao.
Áp xe khu vực hàm mặt gây ra những hậu quả như viêm tấy lan toả vùng
mặt, gây đau, khó nhai, khó nuốt và nói. Áp xe cũng là nguyên nhân gây nề thanh
quản cấp, phải tiến hành mổ khí quản; gây chảy máu do nhiễm khuẩn, làm tổn
thương các mạch máu lớn (động mạch cảnh, tĩnh mạch cảnh trong) phải tiến hành
thắt mạch, gây viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, viêm màng não mủ, gây áp xe trung
thất và nhiễm khuẩn huyết từ đó có thể gây tử vong cho người bệnh. [1] Trẻ mắc áp
xe khu vực hàm mặt được chỉ định rạch dẫn lưu mủ kết hợp sử dụng kháng sinh.
Tại khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Nhi Trung ương sau chích rạch dẫn lưu
mủ, trẻ cần được chăm sóc và theo dõi, phục hồi chức năng. Việc chăm sóc sau
chích rạch dẫn lưu ở trẻ em mắc áp xe đóng vai trị quan trọng trong việc phòng
ngừa các biến chứng tại chỗ chích, rạch, dẫn lưu và các triệu chứng tồn thân để
theo dõi, phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết.



2

Mặt khác, trẻ được chích rạch dẫn lưu áp xe thường khó khăn trong việc ăn,
uống và nói. Do vậy chăm sóc điều dưỡng đóng vai trị quan trọng ở bệnh nhân
được chích rạch dẫn lưu mủ áp xe. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu nào đánh
giá thực trạng chăm sóc bệnh nhi được chích rạch áp xe.
Nhằm tìm hiểu thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc
bệnh nhi được chích rạch áp xe tại bệnh viện Nhi Trung ương, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu: “Kết quả chăm sóc, điều trị bệnh nhi được chích áp xe vùng hàm mặt
và một số yếu tố liên quan tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh iện hi Trung ương năm 2021”, với 2 mục tiêu cụ thể:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhi được chích áp xe vùng hàm
mặt tại bệnh viện Nhi Trung ương
2. Mơ tả kết quả chăm sóc bệnh nhi và một số yếu tố liên quan

Thang Long University Library


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số định nghĩa và khái niệm
1.1.1. Viêm
Viêm là một tập hợp những quá trình phản ứng của cơ thể để chống lại tác nhân
xâm nhập. Đặc trưng của viêm là sinh ra các chất trung gian viêm làm cho các chất dịch
và bạch cầu thốt ra khỏi mạch đi vào các mơ xung quanh.
Có nhiều cách phân loại viêm dựa vào nguyên nhân, vị trí, thành phần dịch
viêm, diễn biến. Trên lâm sàng, chúng ta quan tâm đến cách phân loại theo diễn

biến của viêm. Thể tiến triển của viêm mô tế bào cấp có thể chia ra: viêm mơ tế bào
thanh dịch (viêm mô tế bào), viêm mô tế bào mủ (áp xe) và viêm mô tế bào hoại thư
(viêm hoại thư). 7
1.1.2. Viêm mô tế bào thanh dịch
Viêm mô tế bào thanh dịch là một nhiễm trùng lan rộng của mô mềm mà
khơng có khối mủ khu trú. Vùng tổn thương gồm có sưng, nóng, đỏ và đau. Trên
lâm sàng xóa mờ các rãnh tự nhiên trên da và gờ xương, giới hạn không rõ; Da
căng, đỏ, đau. Mật độ chỗ sưng chắc, nhiệt độ tăng. Bệnh nhân có thể có cảm giác
mạch đập.7
1.1.3. Viêm mô tế bào mủ (áp xe)
Một ổ apxe là một ổ mủ khu trú, thường bởi thành phần các mơ viêm xung
quanh, ngồi cùng là vịng ngun bào sợi, ngăn cách tất cả ổ mủ. Đây là tiến triển
xấu tiếp theo sau giai đoạn viêm thanh dịch. Dấu hiệu tại chỗ của ổ apxe là vùng ấn mềm
lõm hoặc có dấu hiệu chuyển sóng. Với các ổ áp xe lớn, bệnh nhân thường kèm theo các
dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân như sốt cao, mệt mỏi, hơi thở hôi.
Việc phân biệt viêm mô tế bào và áp xe rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới
phương pháp và tiên lượng điều trị. Phương pháp điều trị cho ổ áp xe là chích và
dẫn lưu mủ. Trong khi viêm mô tế bào không cần cách can thiệp ngoại khoa mà chỉ
điều trị nội khoa.7


4

1.1.4. Viêm mô tế bào hoại thư
Viêm mô tế bào hoại thư là một nhiễm trùng nặng, đe doạ tính mạng, khơng
có giới hạn giữa tổ chức lành và tổ chức hoại tử. Bệnh nhân thường mệt mỏi, sốt
cao, hạ huyết áp, tồn trạng yếu, thậm chí sốc nhiễm khuẩn.
Tại chỗ: da bị sưng lên nhưng thường khơng có các biểu hiện của viêm mơ tế
bào. Có thể có tràn khí dưới da ở mơ mềm hoặc nhìn thấy khí trên phim Xquang. 7
1.2. Giải phẫu vùng đầu mặt cổ

1.2.1. Giải phẫu định khu vùng mặt
Vùng môi: Giới hạn ở trên là nền mũi, ở dưới bởi rãnh cằm môi và hai bên là
rãnh mũi má. Gồm có mơi trên và mơi dưới.
Vùng cằm: Giới hạn ở phía trên bởi rãnh mơi cằm, phía dưới bởi bờ xương
hàm, hai bên bởi đường thẳng kéo từ mép môi xuống.
Vùng má: Giới hạn ở phía trên bởi bờ dưới của ổ mắt, ở dưới bởi bờ dưới
xương hàm dưới, ở sau bởi bờ trước cơ cắn, ở trước bởi rãnh mũi má, mép môi và
đường thẳng từ mép môi đến bờ dưới xương hàm.8
1.2.2. Giải phẫu định khu vùng cổ
Cổ được chia thành các vùng trước, bên và sau. Vùng cổ sau tương ứng với vùng
chứa cơ thang, còn các vùng cổ trước và bên ngăn cách nhau bởi cơ ức đòn chũm.
Vùng cổ trước (tam giác cổ trước): giới hạn trước là đường giữa trước, ở trên
là một đường chạy dọc nền xương hàm dưới và chạy tiếp tục từ góc hàm dưới tới
mỏm chũm, ở sau là bờ trước cơ ức đòn chũm.
Vùng cổ bên (tam giác cổ sau): giới hạn ở trước bởi cơ ức đòn chũm, ở sau bởi
cơ thang và ở dưới bởi phần ba giữa xương địn.8
1.2.3. Các nhóm hạch
Hệ thống hạch bạch huyết vùng đầu mặt cổ gồm có nhóm nơng (chẩm,
chũm, mang tai, dưới hàm, dưới cằm) và nhóm sâu (sau hầu, quanh hầu, dưới
góc hàm).
Một số nhóm dưới đây hay bị viêm nhiễm:
Nhóm hạch nông:
- Hạch vùng xương chũm: nhận bạch huyết đi từ vùng thái dương, mặt trong
vành tai, mặt sau của ống tai ngoài.

Thang Long University Library


5


- Hạch mang tai: nhận bạch huyết đi từ vùng thái dương, trán, má, lông mày,
mật trong vành tai, lỗ mũi, vịm miệng và đơi khi từ răng hàm trên.
- Hạch dưới hàm: nhận bạch huyết từ vùng cằm, phần giữa mơi dưới, vùng lợi
răng cửa dưới, đầu lưỡi.
Nhóm hạch sâu:
- Hạch bên hầu ở sâu trong hố chân bướm hàm.
- Hạch dưới góc hàm: ở sâu dưới và trong góc hàm, nhận bạch huyết từ vùng
Amydal, đáy lưỡi và vùng lợi răng cửa, răng khơn hàm dưới.
- Nhóm hạch bên cổ:
 Những hạch sâu dọc động mạch cảnh trong đi từ xương chũm tới cơ vai móng.
 Nhóm hạch trên địn. 8

Hình 1.1. Hệ thống hạch vùng cổ 7
1.3. Các nhiễm trùng vùng đầu mặt cổ thƣờng gặp ở trẻ em
1.3.1. Nhiễm trùng da và mô mềm
Các nhiễm trùng da và mô mềm bao gồm các nhiễm trùng của da, mô dưới da,
mạc và cơ, với các biểu hiện phong phú trên lâm sàng, từ viêm mô tế bào tới hoại tử
cân mạc tiến triển nhanh. Việc chẩn đoán chính xác mức độ tổn thương là thiết yếu
để có thể điều trị thành công. Chúng thường được chia thành hai nhóm lớn: các


6

nhiễm trùng sinh mủ và các nhiễm trùng không sinh mủ. Về mức độ trầm trọng
được chia thành nhẹ, vừa và nặng. Hầu hết các nhiễm trùng da và mô mềm là do vi
khuẩn, hay gặp nhất là tụ cầu vàng, liên cầu... Một số là do virus như varicella
zostervirus.
Theo thống kê của Sloane và cộng sự năm 2010 thống kê việc điều trị các
nhiễm khuẩn da và mô mềm tại 9 cơ sở thực hành tại Hoa Kỳ, trong số những ca
được nuôi cấy vi khuẩn, 56% được ghi nhận nhiễm S.aureus kháng Methicillin

(MRSA), 10% nhiễm S. aureus không kháng methicillin đặc hiệu, 5% nhiễm
S.aureus nhạy cảm với Methicillin (MSSA), 10% có hệ vi khuẩn da hoặc nhiều loại
khuẩn, 10% âm tính, 3% có các chủng liên cầu, 6% dương tính với các loại vi
khuẩn khác (Klebsiella, Proteus mirabilis) 9.
Các nhiễm trùng nhẹ thường chỉ biểu hiện tại chỗ (sưng, nóng, đỏ, đau); trong
khi nhiễm trùng vừa và nặng kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi,
thở nhanh, xét nghiệm máu bạch cầu tăng cao. Khi khối viêm nhiễm làm mủ sẽ
chuyển sang giai đoạn áp xe. Tùy từng vị trí của mủ có thể có thể có sự đổi màu da. Nếu
khối áp xe ở nơng thường có màu vàng, cịn ở sâu có màu đỏ. Xác định khối làm mủ bởi
dấu hiệu chuyển sóng.
1.3.2. Viêm hạch bạch huyết vùng đầu mặt cổ
Vùng cổ mặt có lưới hạch bạch huyết phong phú phân bổ. Các nhóm hạch này
rất dễ bị viêm, nhất là nhóm dưới hàm, mang tai, cổ bên, má.
Viêm hạch (lymphadenitis) là hậu quả của sự dẫn lưu bạch huyết hướng tâm
các chủng vi khuẩn đã xâm nhập vào niêm mạc miệng họng hoặc da vùng đầu và cổ
đến các hạch lympho tại chỗ. Kết quả là quá trình thâm nhiễm viêm xảy ra bên
trong các hạch bị tổn thương, dẫn đến các q trình viêm cấp hoặc mạn tính. Các
nhiễm trùng cấp tính là nguyên nhân phổ biến nhất ở trẻ em. Hầu hết các trẻ bị viêm
hạch có nguyên nhân là vi khuẩn hoặc virus, có thể từ các tổn thương răng miệng,
Amydal, theo đường máu… 10
Viêm hạch bạch huyết ở trẻ em chiếm phần lớn trong các viêm nhiễm vùng cổ
đặc biệt là các viêm hạch cấp tính, nghiên cứu của Georget nhận thấy tỷ lệ viêm
hạch cấp tính ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi trong số các viêm nhiễm vùng cổ là 57%, viêm
hạch mủ là 17%. 11

Thang Long University Library


7


Cần phân biệt hạch viêm và hạch phản ứng. Hạch phản ứng là tình trạng tăng
kích thước hạch mà khơng có viêm, thường xảy ra sau các nhiễm trùng đường hơ
hấp trên, thay vì là các q trình nhiễm vi khuẩn tập trung tại hạch. Đây là nguyên
nhân phổ biến của các khối sưng sờ thấy được ở vùng cổ của trẻ em… Trên thực tế,
gần một nửa số trẻ khỏe mạnh có thể có hạch vùng cổ sờ thấy được mà khơng có bằng
chứng nào cho thấy có các bệnh lý tại chỗ hoặc hệ thống. Một nghiên cứu của Citak
năm 2011 ở 282 bệnh nhi được đánh giá về bệnh lý hạch vùng cổ cho thấy 64% là
viêm hạch không rõ nguyên nhân. 12
Các khối áp xe vùng cổ có thể xuất hiện dưới dạng viêm hạch bạch huyết mủ
hoặc các nhiễm trùng vùng cổ sâu. Ở người lớn nguyên nhân chủ yếu của các nhiễm
trùng vùng cổ sâu là do răng, nhưng ở trẻ em thì bệnh sinh chủ yếu từ viêm Amydal,
viêm họng, viêm tai, viêm viêm hạch mủ. Trong cả hai loại nhiễm trùng trên thì các vi
khuẩn gây bệnh phổ biến nhất là Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes. Các
vi khuẩn kỵ khí bao gồm Fusobacterium, Peptostreptococcus, Porphyromonas cũng
đã được tìm thấy nhưng ở mức độ thấp. 13
1.3.3. Viêm xương hàm
Xương hàm bị viêm do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn
thường gặp do răng, sang chấn hóa học hay yếu tố vật lý.
Các tác giả Dechaume, A.Chaput thường dùng danh từ viêm xương để chỉ
những thương tổn do nguyên nhân tại chỗ còn viêm xương tủy để chỉ thương tổn
xương bị viêm do nguyên nhân toàn thân theo đường máu.
Cốt tủy viêm xương hàm

14

là thể bệnh đặc biệt thường chỉ gặp ở trẻ còn bú,

nhưng cũng có thể gặp ở trẻ dưới 12 tuổi. Hay gặp ở xương hàm trên. Vì viêm
xương tủy phát triển trên xương xốp, vỏ mỏng, nên mủ dễ thoát nhanh ra ngồi,
khơng có túi mủ. Cũng vì tuần hồn phong phú nên khơng có hoặc có ít xương mục

nhỏ, khơng có dày xương.
Lâm sàng: Trẻ bỏ bú, quấy khóc, sốt cao 39 – 40 độ C, mệt, suy yếu, da nhợt
nhạt, co giật, rối loạn tiêu hóa (ỉa chảy, nôn, sút cân). Sau 2-3 ngày sưng một bên
mặt, lan đến mi dưới làm nhắm mắt lại do nề mi, da đỏ, sờ đau. Sưng nề cả bờ ổ
răng, vòm miệng, dày ngách tiền đình. Giai đoạn tồn phát: vài ngày sau mủ chảy
từ bờ ổ răng và mầm răng có thể bị tống ra ngồi. Mủ có thể chảy ra theo đường


8

mũi, góc mắt trong, ngách lợi, vịm miệng, hố nanh và qua lỗ mũi. Xương mục có
thể loại ra theo đường rị mủ. Sau giai đoạn cấp tính, thân nhiệt giảm, lỗ rị cịn tồn
tại, chảy mủ từng đợt, có thể kèm theo xương mục bé.
Tiên lượng: thường nặng vì nhiễm khuẩn tồn thân, có thể kèm theo các biến chứng
viêm tĩnh mạch huyết khối, tràn mủ màng phổi, viêm phế quản, nhiễm khuẩn huyết.
1.4. Chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng đầu mặt cổ
1.4.1. Chẩn đoán
Việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng; các triệu trứng bao
gồm sưng, nóng, đỏ, đau, có thể kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt
mỏi…40
Các xét nghiệm hỗ trợ cho chẩn đoán : Siêu âm, chụp cộng hưởng, CT Scan. 41
Chẩn đoán xác định nhiễm S. aureus dựa vào kết quả cấy mủ hoặc cấy máu. 42
1.4.2. Đánh giá toàn trạng của bệnh nhân
Đánh giá các dấu hiệu sinh tồn và đường thở là việc làm cần thiết ngay khi
tiếp xúc với bệnh nhân có các nhiễm trùng vùng đầu mặt cổ, nhất là khi nghi có
nhiễm trùng sâu, hay viêm mơ tế bào hoại thư có nguy cơ chèn ép đường thở. Theo
nghiên cứu của Cheng và cộng sự năm 2013 thì có tới 15,2% các ca nhiễm trùng cổ
sâu ở trẻ em phải điều trị ở khoa Điều trị tích cực. 37
Sốt là dấu hiệu toàn thân thường gặp kèm theo mất nước thứ phát. Nuốt đau và
ăn uống kém bằng là những triệu chứng cơ năng phổ biến. Nghiên cứu của Georget

năm 2014 thì sốt chiếm 96% các trường hợp. 11
Thăm khám tổng thể bệnh nhân để xác định mức độ nhiễm trùng nhiễm độc
toàn thân ảnh hưởng đến các hệ cơ quan và tiên lượng quá trình điều trị.
1.4.3. Đánh giá mức độ tổn thương tại chỗ
Tổn thương cần được đánh giá cẩn thận để phân biệt giữa viêm mô tế bào, hay
đã hình thành ổ áp xe hay viêm cân mạc hoại tử. Các dấu hiệu điển hình của nhiễm
khuẩn là sưng, đỏ, nóng và đau. Quan sát kỹ liệu có dấu hiệu của chấn thương, sờ để
kiểm tra dấu hiệu chuyển sóng, phát hiện có dấu hiệu lép bép hơi dưới da hay khơng.
Nếu tồn trạng ổn định và khơng có dấu hiệu tụ mủ, có thể chẩn đốn sơ bộ là
viêm mô tế bào, việc điều trị bằng kháng sinh là cần thiết trong giai đoạn này. Quan
sát tiến triển của tổn thương vì có thể sẽ hình thành ổ áp xe.

Thang Long University Library


9

Nếu tồn trạng ổn định và có ổ áp xe, việc rạch dẫn lưu phối hợp với kháng
sinh là cần thiết.
Nếu bệnh nhân có tồn trạng kém, với bằng chứng của ổ áp xe sâu hoặc viêm
cân mạc hoại tử, cần phẫu thuật cấp cứu mở rộng tổn thương kết hợp kháng sinh
đường tĩnh mạch và truyền dịch.
Kết hợp thăm khám đánh giá tìm các dấu hiệu nhiễm trùng với tìm căn nguyên
gây bệnh. Cần kiểm tra vùng miệng họng để tìm kiếm các dấu hiệu nhiễm trùng
kèm theo. Kiểm tra răng để tìm các ngun nhân có thể dẫn đến nhiễm trùng lan tỏa
do răng. Kiểm tra amydal có phù, đỏ, bất cân xứng hay tụ mủ. Lưỡi gà bị lệch sang
bên kèm theo sự sưng to bất cân xứng và amydal tiết dịch thường thấy ở các áp xe
quanh amydal, đẩy vị trí về đường giữa của thành bên hầu và amydal gợi ý đến các
áp xe thành bên hay thành sau họng. Vùng cổ cần được thăm khám bằng nhìn và sờ
để phát hiện các hạch cổ tương ứng bị viêm, sưng và chắc, theo một nghiên cứu hồi

cứu tổng kết nhận thấy dấu hiệu hạch là dấu hiệu phổ biến nhất, gặp ở 88% bệnh
nhân và vận động cổ thường bị giới hạn do đau và sưng, có thể có vẹo cổ. 3
1.4.4. Hỏi bệnh
Cần hỏi kỹ tiền sử các trường hợp viêm hạch do vi khuẩn hoặc virus, bệnh
nhân trước đó thường có các nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm tai, nhiễm trùng
răng miệng, quai bị.
Hỏi tiền sử về chấn thương trước khi các dấu hiệu của nhiễm khuẩn phát triển,
do chấn thương có thể có dị vật bên trong. Tiền sử bị động vật cắn cần nghĩ đến các
chủng vi khuẩn cần các kháng sinh đặc hiệu.
Hỏi về các tình trạng tồn thân khác như các bệnh rối loạn đông máu, suy
giảm miễn dịch, bệnh nhân ung thư…
Đối với các khối sưng vùng cổ. Việc hỏi tiền sử xuất hiện của các khối sưng
trước khi có dấu hiệu nhiễm trùng là quan trọng để phân biệt giữa các khối bẩm
sinh và viêm hạch tại chỗ.
1.4.5. Cận lâm sàng
1.4.5.1. Siêu âm
Các ổ nhiễm trùng, apxe ở nơng có thể được chẩn đốn bằng thăm khám lâm
sàng với dấu hiệu tụ mủ: da mỏng, có ngịi, ấn lõm và dấu hiệu chuyển sóng khi ấn


10

vào ổ áp xe. Tuy nhiên đối với các ổ áp xe ở sâu, được bao phủ bởi một lớp mơ dày
chắc thì việc chẩn đốn rất khó khăn, cần đến hỗ trợ các phương pháp chẩn đốn
hình ảnh, trong đó siêu âm là một phương tiện có giá trị trong chẩn đoán. Một
nghiên cứu ở trẻ em với các dấu hiệu và triệu chứng áp xe da và mô mềm cho
thấy để phát hiện áp xe, siêu âm có độ nhạy cao hơn rõ và độ đặc hiệu tương
đương như thăm khám lâm sàng. Siêu âm cải thiện độ chính xác trong chẩn đốn
khi việc thăm khám lâm sàng khơng thấy rõ ràng tổn thương. 43
Siêu âm cịn được sử dụng trong việc hướng dẫn chọc hút mủ bằng kim to (kim

lấy thuốc số 18), đối với các ổ áp xe nằm sâu vùng cổ thì siêu âm hướng dẫn giúp
xác định chính xác đường đi của kim có vào đúng ổ áp xe hay không cũng như tránh
được các mạch máu lớn. 44

Hình 1.2. Hình ảnh siêu âm hạch cổ viêm 2

A. Hình ảnh ổ áp xe trên

B. Hình ảnh nhiều ổ áp xe

siêu âm

có vách

C. Hình ảnh viêm mơ tế
bào khơng có các vùng tụ
dịch giảm âm

Hình 1.3. Hình ảnh siêu âm các giai đoạn viêm 2

Thang Long University Library


11

1.4.5.2. Chụp Phim cắt lớp vi tính (CT Scan) hoặc phim cộng hưởng từ
Trong một số trường hợp khơng có siêu âm hoặc siêu âm khơng giúp chẩn đốn
trong các ca khơng điển hình, có thể cần chụp phim cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ.
Phim CT Scan là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán các nhiễm trùng cổ sâu, đặc biệt
là vùng bên hoặc sau họng, đây là những vùng mà siêu âm rất khó để tiếp cận chẩn

đoán. Theo nghiên cứu trên đối tượng trẻ dưới 5 tuổi của Jain năm 2018 thì apxe vùng
dưới hàm chiếm tỷ lệ cao nhất 59% sau đó đến vùng dưới cằm là 19,2%. 45
Phim CT Scan có giá trị trong việc chẩn đoán phân biệt giữa áp xe và viêm mô
tế bào cũng như đưa ra chỉ định phẫu thuật dẫn lưu mủ trong những trường hợp áp
xe vùng cổ sâu. 44

Hình 1.4. Apxe vùng cổ sâu trên phim CT Scan 45
1.5.5.3. Xét nghiệm máu
Công thức máu: Trong đa số các trường hợp thì chỉ số về bạch cầu thường
tăng, một số trường hợp viêm mạn tính kéo dài thì chỉ số bạch cầu có thể nằm trong
giới hạn bình thường. Sự tăng hơn bình thường của tế bào lympho gợi ý nhiễm
virus, nhất là nếu bệnh nhân có viêm hạch ở hai bên. Nghiên cứu của Harounian
năm 2019 nhận thấy ở nhóm trẻ nhỏ hơn 2 tuổi có áp xe vùng cổ thì số lượng bạch
cầu trung bình là 20,7x109/l cịn ở nhóm trên 2 tuổi là 17,5x109/l46. Nghiên cứu của
Georget thì số lượng bạch cầu > 15,0 x109/L ở nhóm viêm hạch cấp tính và viêm
hạch mủ lần lượt là 60,5% và 69,2%, chỉ số C-RP > 50mg/L lần lượt là 62,8% và
53,8%. 11


12

Với các bệnh nhân sốt cao kèm theo các dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc thì
cấy máu nên được chỉ định xem có bị nhiễm khuẩn huyết hay khơng. 42
Các xét nghiệm thường quy như các xét nghiệm chuyển hóa, công thức máu,
các chỉ số về đông máu, chỉ số CRP.
1.4.6. Chọc hút mủ
Chọc hút mủ bằng kim lớn được sử dụng trong cả chẩn đoán và điều trị áp xe. Ổ áp
xe có thể được làm giảm áp lực bằng cách dùng kim to (số 18) và bơm tiêm để hút mủ,
nó cũng giúp ngăn nhiễm trùng nặng thêm trước khi thực hiện phẫu thuật dẫn lưu mủ.
Trong một nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên ở 101 bệnh nhân bị áp xe ở

khoa cấp cứu của Fitch năm 2007, việc điều trị được định nghĩa là khỏi/ thành công
là khi kết quả siêu âm cho thấy ổ mủ đã được dẫn lưu hoàn toàn và các triệu chứng
được loại bỏ vào ngày thứ 7, tỷ lệ 26% bệnh nhân khỏi hoàn toàn chỉ với việc chọc hút
mủ và điều trị kháng sinh mà không phải can thiệp phẫu thuật dẫn lưu mủ. Do vậy, nếu
việc chọc hút mủ đã được thực hiện và có những thành cơng bước đầu, bệnh nhân nên
được giải thích về việc vẫn có thể cần phải chích và dẫn lưu mủ về sau nếu việc điều trị
nhiễm trùng vẫn không đáp ứng. 39
1.4.7. Phẫu thuật dẫn lưu mủ
Phẫu thuật dẫn lưu mủ nên được thực hiện khi xác định có khối mủ. Điều trị
kháng sinh phối hợp là cần thiết giúp giảm nguy cơ tái phát hoặc đã phẫu thuật
nhưng không hiệu quả, dùng kháng sinh dự phòng trước phẫu thuật là cần thiết.47
1.4.7.1. Chỉ định dẫn lưu mủ
- Khi chẩn đoán xác định có ổ áp xe (qua thăm khám lâm sàng và siêu âm).
- Dẫn lưu mủ dưới gây tê đối với các áp xe ở nơng và nằm ở vị trí có thể tiếp
cận được, trong nghiên cứu của chúng tơi do đối tượng nghiên cứu là trẻ em nên
phương pháp gây tê hạn chế sử dụng.
- Chỉ định phẫu thuật dẫn lưu mủ có gây mê với các trường hợp viêm mô tế bào
hoại thư sinh hơi hoặc các áp xe ở sâu khó tiếp cận hoặc đe dọa tính mạng.
1.4.7.2. Chống chỉ định dẫn lưu mủ
- Khơng chích áp xe với các trường hợp chỉ có viêm mơ tế bào mà khơng có ổ
áp xe bên dưới.

Thang Long University Library


13

- Các trường hợp có rối loạn đơng máu, có bệnh lý về máu: cần hội chẩn với
bác sỹ chuyên khoa huyết học.
- Cần thận trọng với các áp xe ở các vùng thẩm mỹ như mặt.

1.4.8. Nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ
S. aureus là cầu khuẩn Gram dương, dễ dàng phát triển trên môi trường nuôi
cấy thông thường như thạch máu, thạch dinh dưỡng thông thường…52
Bệnh phẩm ni cấy là dịch mủ, dịch viêm có thể lấy bằng phương pháp chọc
hút thăm dò hoặc phẫu thuật chích dẫn lưu mủ, hoặc có thể sử dụng tăm bông vô
trùng lấy dịch ở nền tổn thương (trường hợp áp xe vỡ mủ).
Trong trường hợp nhiễm trùng nặng và phức tạp thì cấy máu cũng có thể phát
hiện vi khuẩn gây bệnh. Theo nghiên cứu của Malone và cộng sự năm 2013 thì có
12,5% kết quả cấy máu dương tính, trong đó MRSA chiếm tới 60%, MSSA chiếm
30%, các vi khuẩn khác chiếm 10%. Trong khi đó đối với các nhiễm khuẩn da và
mơ mềm đơn giản thì kết quả cấy máu là âm tính 42.
Cấy máu được tiến hành khi NB sốt cao trên 38
1.4.9. Điều trị thuốc kháng sinh
Hội các bệnh nhiễm trùng Hoa Kỳ (The Infectious Diseases Society of
America - IDSA) khuyên sử dụng kháng sinh toàn thân kết hợp với rạch và dẫn lưu
trong các trường hợp bệnh nặng hoặc lan rộng (nhiễm trùng nhiều vị trí) hoặc tiến
triển nhanh với các triệu chứng tồn thân hoặc suy giảm miễn dịch, bệnh nhân rất
nhỏ tuổi hoặc áp xe ở các vùng khó dẫn lưu như (mặt, tay, …) hoặc các áp xe không
đáp ứng với việc dẫn lưu đơn thuần. 53
Liệu pháp kháng sinh theo kinh nghiệm, nếu được sử dụng cần phải có tác
dụng chống lại S. aureus nhạy với Methicillin. Hầu hết các bệnh nhân có ổ áp xe
nhỏ đều có thể điều trị ngoại trú bằng các kháng sinh phổ rộng. Kháng sinh được ưu
tiên sử dụng theo kinh nghiệm khi chưa có kết quả kháng sinh đồ là Cloxacillin hoặc
Amoxicillin kết hợp với clavulanate

45 38 54

. Hiệp hội các bệnh nhiễm trùng nhi khoa

của Pháp kiến nghị dùng amoxicillin + clavulanate trong điều trị ban đầu các nhiễm

trùng da và mô mềm ở trẻ em. 54
Clindamycin trước đây được khuyến cáo là một liệu pháp theo kinh nghiệm trong
điều trị áp xe đầu mặt cổ ở trẻ em khi chưa có kết quả kháng sinh đồ. Tuy nhiên, các


14

nghiên cứu gần đây đã cho thấy sự gia tăng tỷ lệ MRSA kháng Clindamycin: Trong
nghiên cứu của Duggal và cộng sự cho thấy 8% MRSA và 11% S. aureus kháng
Clindamycin. 26 Nghiên cứu của Naseri và cộng sự tìm thấy 18% kháng Clindamycin
trong tất cả các chủng của S. aureus và 47% MRSA kháng Clindamycin. 23
Vancomycin là thuốc được ưu tiên để điều trị S.aureus kháng Methicillin phổ
biến hiện nay, theo Hướng dẫn của Hiệp hội các bệnh nhiễm trùng Hoa Kỳ (IDSA)
đối với bệnh nhân nhiễm khuẩn MRSA khơng biến chứng có thể được điều trị
Vancomycin trong 14 ngày, liều thông thường từ 15 mg /kg x 4 lần /ngày.

55

Khó

khăn khi điều trị bằng Vancomycin ở trẻ em là thời gian cho mỗi lần tiêm máy khá
dài từ 60 phút đến 2 giờ, Vancomycin có thể gây ra các phản ứng quá mẫn bao gồm
hội chứng Red Man (Red Man Syndrome) và phản vệ. 56
Red Man Syndrome (RMS) là phản ứng dạng phản vệ xuất hiện do sự mất hạt
của các tế bào mast và bạch cầu ưa base, dẫn đến giải phóng histamin độc lập với
kháng thể IgE hình thành trước đó hoặc con đường bổ thể. Có thể khó phân biệt
dạng phản vệ liên quan đến tiêm truyền và phản ứng dị ứng qua trung gian IgE.
Biểu hiện lâm sàng của RMS bao gồm ngứa, đỏ da vùng mặt, cổ, nửa người trên.
Các triệu chứng này thường mất trong vịng 20 phút nhưng cũng có thể kéo dài
trong vòng nhiều giờ. Các dấu hiệu của RMS có thể xuất hiện 4-10 phút sau khi bắt

đầu truyền hoặc có thể xuất hiện sớm sau khi truyền xong thuốc. Theo nghiên cứu
của Myers năm 2012 trên bệnh nhân ở độ tuổi từ 6 tháng đến 21 tuổi cho thấy tỷ lệ
RMS xuất hiện trong vòng 30 phút, 30-60 phút, trên 1 giờ sau khi bắt đầu truyền
vancomycin lần lượt là 62%, 21% và 16%. 57
Nếu xuất hiện RMS, cần ngừng truyền ngay vancomycin. Diphenhydramin
hydroclorid 50 mg (dùng đường tĩnh mạch hoặc uống) có thể giúp giải quyết hầu
hết các triệu chứng của phản ứng. Sau khi hết mẩn, ngứa, có thể thử truyền lại ở tốc
độ thấp hơn và/hoặc liều thấp hơn. Để giảm thiểu phản ứng có hại liên quan đến
truyền, mỗi liều vancomycin nên được truyền trong ít nhất 60 phút với tốc độ tối đa
10 mg/phút. 58
- Hiện nay một số thuốc mới đang được nghiên cứu thử nghiệm để thay thế
Vancomycin, Daptomycin và linezolid là 2 dịng kháng sinh mới có thể hạn chế các
tác dụng phụ của Vancomycin. 59

Thang Long University Library


15

- Theo báo cáo của Galli và cộng sự năm 2019 thì điều trị kháng sinh theo
kinh nghiệm được tiến hành càng sớm càng tốt trong những trường hợp nghi ngờ
nhiễm MRSA hoặc ở bệnh nhân nằm trong vùng có tỷ lệ nhiễm MRSA ≥ 10%. 40
- Theo một số nghiên cứu gần đây thì tỷ lệ nhiễm vi khuẩn kỵ khí đối với các
viêm nhiễm vùng đầu mặt cổ là rất thấp, do vậy cân nhắc việc sử dụng
Metronidazol trong điều trị MRSA theo kinh nghiệm nếu đã loại trừ các nguyên
nhân từ răng miệng. Nghiên cứu của Mungul năm 2019 nhận thấy chỉ có 1,2%
dương tính với vi khuẩn kỵ khí, 38 nghiên cứu của Neff thì chỉ có 1% dương tính với
vi khuẩn kỵ khí. 60
1.5. Chăm sóc trẻ đƣợc chích áp xe vùng hàm mặt
1.5.1. Khái niệm về chăm sóc điều dưỡng

Theo từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội: “Y tá là người có
trình độ trung cấp trở xuống và chăm sóc NB theo y lệnh bác sỹ”; Theo
Nightingale: “Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi trường của NB để hỗ trợ
sự phục hồi của họ” [3, 22];
Theo Virginia Handerson: “Chức năng duy nhất của người điều dưỡng là hỗ trợ
các hoạt động nâng cao hoặc phục hồi sức khỏe của NB hoặc người khỏe, hoặc cho cái
chết được thanh thản mà mỗi cá thể có thể tự thực hiện nếu họ có sức khỏe, ý chí và kiến
thức. Giúp đỡ các cá thể sao cho họ đạt được sự độc lập càng sớm càng tốt”[7, 22, 31];
Theo Bộ Y tế: Chăm sóc người bệnh trong bệnh viện bao gồm hỗ trợ, đáp ứng
các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh nhằm duy trì hơ hấp, tuần hồn, thân nhiệt,
ăn uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý; hỗ trợ
điều trị và tránh các nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho người bệnh [16].
1.5.2. Quy trình chăm sóc bệnh nhi được chích áp xe vùng hàm mặt
Quy trình chăm sóc bệnh nhi được chích mổ áp xe tại bệnh viện Nhi Trung
ương cũng bao gồm các nội dung tại Thơng tư 07/2011/TT-BYT [16] và có một số
đặc điểm riêng biệt bao gồm:
- Thực hiện cơng tác tiếp đón và hướng dẫn bệnh nhi: Gồm các nội dung:
Hướng dẫn nội quy khoa phịng; xếp buồng, xếp giường; thơng báo về tên bác sỹ
điều trị, điều dưỡng theo dõi; thông báo giờ khám bệnh hàng ngày; hướng dẫn tìm
kiếm trợ giúp từ ĐDV.


×