BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
TRẦN THỊ PHƯƠNG LAN
Mã học viên: C01558
KẾT QUẢ CHĂM SÓC, ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH
HIV/AIDS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI
BỆNH VIỆN 09 HÀ NỘI NĂM 2020 -2021
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
HÀ NỘI - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
TRẦN THỊ PHƯƠNG LAN
Mã học viên: C01558
KẾT QUẢ CHĂM SÓC, ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH
HIV/AIDS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI
BỆNH VIỆN 09 HÀ NỘI NĂM 2020 -2021
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
Chuyên ngành: Điều dưỡng
Mã số: 872.03.01
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. HOÀNG TRUNG VINH
HÀ NỘI - 2022
Thang Long University Library
i
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này. Tơi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu
trường Đại Học Thăng Long phịng Đào tạo sau đại học, bộ mơn Điều dưỡng. Với
tình cảm chân thành cho phép tơi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy, Cô
giáo Bộ môn Điều dưỡng những người đã trang bị kiến thức cho tơi trong suốt q
trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt là PGS.TS Hoàng Trung Vinh đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ, truyền đạt kiến thức cũng như góp ý kiến q báu giúp tơi hồn
thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn: Ban giám đốc, Phịng kế hoạch tởng hợp, Khoa
Chẩn đốn hình ảnh Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec; Bệnh viện 09 Hà Nội đã giúp
tơi hồn thành số liệu trong thời gian làm luận văn. Xin gửi lời cảm ơn tới các anh
chị, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình học tập
và nghiên cứu.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn đến bệnh nhân và gia đình bệnh nhân đã phối
hợp, giúp đỡ, cho tơi có cơ hội được thực hiện luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình thân u đã ln bên
tơi, giúp đỡ và động viên tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày 02 tháng 07 năm 2022
TÁC GIẢ LUẬN VĂN.
Trần Thị Phương Lan
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Trần Thị Phương Lan - Học viên lớp Cao học Điều dưỡng- Trường
Đại học Thăng Long. Tôi xin cam đoan đề tài “Kết quả chăm sóc, điều trị người bệnh
HIV/AIDS và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện 09 năm 2020-2021” do chính
bản thân tôi thực hiện, tất cả số liệu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa
từng được công bố trong bất kì cơng trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm./.
Hà Nội, ngày 02 tháng 07 năm 2022
Người viết cam đoan
Trần Thị Phương Lan.
Thang Long University Library
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. AIDS (Acquired Immune Deficiency Syndrome): Hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải
2. ARV (Antiretroviral):
Thuốc kháng retrovirus
3. GDSK:
Giáo dục sức khỏe
4. ĐTNC:
Đối tượng nghiên cứu
5. EAPC (European association for palliative care): Hiệp hội chăm sóc giảm
nhẹ Châu Âu
6. HBV (Hepatitis B virus):
Virus viêm gan siêu vi B
7. HCV (Hepatitis C virus):
Virus viêm gan siêu vi C
8. HIV (Human Immunodeficiency Virus):
Virus gây suy giảm miễn
dịch ở người
9. NB:
Người bệnh
10. NVYT:
Nhân viên y tế
11. WHO (World Health Oganization):
12. BMI :
Tổ chức y tế thế giới
Body Mass Index
13. CLB :
Câu lạc bộ
14. BHYT:
Bảo hiểm y tế
15. RLGN :
Rối loạn giấc ngủ
16. RLLA :
Rối loạn lo âu
17. VAS:
Thang điểm đánh giá đau Visual Analog Scale
18. NTCH:
Nhiễm trùng cơ hội
19. LS:
Lâm sàng
20. CLS :
Cận lâm sàng
21. TD:
Theo dõi
22. CSTD:
Chăm sóc tồn diện
23. THCS:
Trung học cơ sở
24. THPT :
Trung học phở thông
25. MMT :
Điều trị Methadone
26. CDTP:
Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện
iv
27. IDI &WPRO :
Thang phân loại BMI của Hiệp hội đái đường các
nước châu Á được áp dụng cho người châu Á.
28. DHST:
Dấu hiệu sinh tồn.
29. VSCN:
Vệ sinh cá nhân.
30. TDKMM:
Tác dụng không mong muốn
31.GĐLS
Giai đoạn lâm sàng.
32. d4T
Stavudine
33. AZT
Zidovudin
34. 3TC
Lamivudine
35. NVP
Nevirapine
36. EFV
Efavirenz
37. TDF
Tenofovir
38. KHCS
Kế hoạch chăm sóc.
39. TT
Thơng tư
40. BLĐTBXH
Bộ Lao Động – Thương binh và xã hội
41. MSM
Quan hệ đồng giới nam
Thang Long University Library
v
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3
1.1.
Đại cương về HIV/AIDS ...................................................................................3
1.1.1 Khái niệm về HIV/AIDS..................................................................................3
1.1.2. Tác nhân gây bệnh HIV/AIDS .........................................................................3
1.1.3 Hình thái sinh học của HIV: ............................................................................4
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh .............................................................................................4
1.1.5. Đặc điểm dịch tễ HIV/AIDS ............................................................................5
1.1.6 Đặc điểm lâm sàng của người nhiễm HIV/AIDS .............................................8
1.1.7. Tình hình chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.....................................................10
1.2. Chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS. ............................................11
1.3. Những vấn đề người bệnh HIV/AIDS phải đối mặt. ..........................................17
1.3.1 Gánh nặng về bệnh tật ...................................................................................17
1.3.2 Tâm lý xã hội ..................................................................................................18
1.3.3 Kỳ thị và phân biệt đối xử ..............................................................................18
1.4. Một số yếu tố liên quan đến chăm sóc và điều trị bệnh nhân HIV/AIDS ..........19
1.5. Các mơ hình học thuyết điều dưỡng thường áp dụng vào trong thực hành điều
dưỡng..........................................................................................................................21
1.5.1 Nghiên cứu áp dụng học thuyết về tự chăm sóc của Orem ............................21
1.5.2 Học thuyết Nightingle: ...................................................................................21
1.5.3.Học thuyết Virginia Henderson......................................................................21
1.6.Những nghiên cứu về đánh giá nhu cầu chăm sóc trên thế giới và ở Việt Nam..22
1.6.1. Nghiên cứu trên thế giới ................................................................................22
1.6.2. Nghiên cứu tại Việt Nam ...............................................................................23
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................26
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................................26
2.2. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................26
2.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................26
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................26
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu .......................................................................................26
vi
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin....................................................................27
2.3.4. Các chỉ số nghiên cứu ...................................................................................28
2.3. Xử lý số liệu ........................................................................................................33
2.4. Đạo đức của nghiên cứu ......................................................................................33
2.5. Sai số và cách khắc phục sai số...........................................................................33
2.6. Sơ đồ nghiên cứu.................................................................................................34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHÊN CỨU ...................................................................35
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu..........................................35
3.2.Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng .........................................................39
3.2.1. Một số đặc điểm lâm sàng .............................................................................39
3.2.2. Một số đặc điểm cận lâm sàng ......................................................................40
3.3.Kết quả chăm sóc, điều trị và một số yếu tố liên quan ........................................42
3.3.1. Kết quả điều trị ..............................................................................................42
3.3.2. Các hoạt động chăm sóc người bệnh ............................................................43
3.3.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc bệnh nhân HIV ....................50
Chương 4: BÀN LUẬN ...............................................................................................53
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu.........................................53
4.2. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ........................................................57
4.2.1. Một số đặc điểm lâm sàng .............................................................................57
4.2.2. Một số đặc điểm cận lâm sàng ......................................................................59
4.3. Kết quả chăm sóc, điều trị và một số yếu tố liên quan .......................................61
4.3.1. Kết quả điều trị ..............................................................................................61
4.3.2. Kết quả chăm sóc ..........................................................................................62
4.3.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc bệnh nhân HIV ....................69
Chương 5: KẾT LUẬN ...............................................................................................71
1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh HIV/AIDS điều trị tại Bệnh
viện 09. .......................................................................................................................71
2. Xác định yếu tố liên quan đến đối tượng nghiên cứu và kết quả chăm sóc ...........71
KIẾN NGHỊ .................................................................................................................73
Thang Long University Library
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phân giai đoạn miễn dịch nhiễm HIV/AIDS ở người lớn [24] .....................29
Bảng 2.2: Phân giai đoạn IDI & WPRO BMI [24] .......................................................30
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm t̉i (n=385) .................................................35
Bảng 3.2: Nghề nghiệp và trình độ học vấn của bệnh nhân (n=385) ............................36
Bảng 3.3. Đặc điểm gia đình (n=385) ..........................................................................36
Bảng 3.4 Tiền sử mắc bệnh của đối tượng (n=385) ......................................................37
Bảng 3.5. Một số yếu tố nguy cơ (n=385) .....................................................................38
Bảng 3.6: Phân loại giai đoạn mắc bệnh .......................................................................39
Bảng 3.7. Theo dõi các triệu chứng lâm sàng (n=385) .................................................39
Bảng 3.8: Tình trạng mắc bệnh nhiễm trùng cơ hội của bệnh nhân HIV (n=385) .......40
Bảng 3.9. Phân bố đối tượng tham gia nghiên cứu theo xét nghiệm CD4 ....................40
Bảng 3.10: Các chỉ số sinh hóa máu (n=385)................................................................41
Bảng 3.11: Một số chỉ số huyết học (n=385) ................................................................41
Bảng 3.12. Phân bố phác đồ điều trị nội trú tại bệnh viện ............................................42
Bảng 3.13. Tỷ lệ tuân thủ điều trị của đối tượng ...........................................................42
Bảng 3.14. Thời gian kết thúc đợt điều trị .....................................................................42
Bảng 3.15. Hoạt động đo các chỉ số sinh tồn của người bệnh ......................................42
Bảng 3.16. Đánh giá mức độ đau của người bệnh theo thang điểm VAS.....................43
Bảng 3.17. Hoạt động chăm sóc cơ bản trong đợt điều trị ............................................44
Bảng 3.18. Đường nuôi dưỡng của bệnh nhân (n=385) ................................................44
Bảng 3.19. Tình trạng giấc ngủ của bệnh nhân (n=385) ...............................................45
Bảng 3.20: Đánh giá mức độ lo âu ở bệnh nhân HIV (n=385) .....................................46
Bảng 3.21: Phân loại lo âu .............................................................................................48
Bảng 3.22: Hoạt động tư vấn, giáo dục sức khỏe (n=385) ............................................48
Bảng 3.23. Hoạt động chăm sóc, theo dõi cơ bản (n=385) ...........................................49
Bảng 3.24. Đánh giá kết quả chăm sóc chung của đối tượng nghiên cứu (n=385) .......49
Bảng 3.25. Mối liên giữa thông tin chung và chăm sóc chung .....................................50
Bảng 3.26. Mối liên giữa lâm sàng và chăm sóc chung ................................................51
Bảng 3.27. Mối liên giữa tư vấn GDSK và chăm sóc ...................................................51
Bảng 3.28. Mối liên giữa chăm sóc chung và tuân thủ điều trị .....................................52
viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Phân bố người nhiễm HIV theo giới qua các năm.........................................6
Biều đồ 2: Phân bố người nhiễm HIV theo nhóm t̉i qua các năm...............................7
Biểu đồ 3: Tỷ lệ người nhiễm HIV theo qua các năm 1980 – năm 2010 ......................33
Biều đồ 3.1: Phân bố người bệnh theo giới (n=385) .....................................................35
Biểu đồ 3.2 Phân bố bệnh nhân theo chỉ số cơ thể BMI (n=385) .................................38
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Cấu trúc HIV [40]...............................................................................................4
Hình 2.1. Thang điểm nhìn VAS (Visual Analog Scale) [58]: .....................................31
Thang Long University Library
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổ chức y tế thế giới ghi nhận nhiễm HIV ở người là một đại dịch [35]. Kể từ khi
phát hiện người nhiễm HIV đầu tiên tại Việt Nam năm 1990, nhà nước ln coi việc
chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV là một trong những chương trình y tế ưu tiên
[5]. Tính tới thời điểm 31/10/2019 trong số 211.981 người nhiễm HIV đang còn sống
và đã có 103.426 người chết do AIDS. Nhưng trong số đó chỉ có khoảng 80% số
trường hợp theo dõi và quản lý dược [2].
Ngày nay với sự không ngừng gia tăng số người nhiễm HIV và số người chuyển
sang giai đoạn AIDS, cơng tác chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV/AIDS ngày càng
trở nên mối lo của ngành y tế nói chung và xã hội nói riêng. Trong những năm gần đây
chủ chương, chính sách của nhà nước về chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV càng
được chú trọng như” Luật phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)”, “Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở
Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020” [21], [28]. Nhờ đó cơng tác chăm sóc,
điều trị cho người nhiễm HIV đã đạt được những kết quả tốt, giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV
trong cộng đồng. Tuy nhiên cơng tác chăm sóc, điều trị cịn gặp nhiều khó khăn, thách
thức như tình hình lây nhiễm có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt lây nhiễm cộng
đồng ở nhóm nguy cơ cao như: người tiêm chích ma túy, nam quan hệ đồng giới hoặc
nữ giới bán dâm.
Tại Hà Nội đã phát hiện 1.238 trường hợp nhiễm HIV (tăng 438 ca so với cùng kỳ
năm 2018) do tính chất tại địa bàn là thành phố lớn cộng thêm tính chất biến động dân
cư của thủ đơ làm cho dịch khó được kiểm sốt và khó phát hiện hơn. Hơn nữa tình
trạng kì thị với bệnh nhân HIV vẫn còn tiềm tàng trong thức người dân gây nên hệ lụy
nhũng người nhiễm HIV không muốn tiếp cận những dịch vụ y tế để điều trị và chăm
sóc khiến cho đại dịch vẫn kéo dài không dứt điểm [7].
Các nghiên cứu trước kia về bệnh nhân HIV/AIDS chưa có nhiều nghiên cứu về
chăm sóc bệnh nhân HIV. Việc chăm sóc, phục hồi chức năng, đáp ứng nhu cầu của
bệnh nhân. Một số triệu chứng của bệnh nhân HIV như: suy giảm miễn dịch, đồng
nhiễm, đau, khó thở, tiêu chảy… làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị, chăm sóc, kéo
dài thời gian nằm viện và có thể dẫn đến tử vong. Do đó người bệnh HIV cần phải
được theo dõi và chăm sóc có hệ thống nhằm phát hiện sớm các biến chứng để xử trí
kịp thời. Xuất phát từ thực tế Bệnh viện 09 vẫn nhiều người bệnh còn gặp một số các
2
biến chứng, đó là lý do đề tài nghiên cứu. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu “Kết quả chăm sóc, điều trị người bệnh HIV/AIDS và một số yếu tố
liên quan tại Bệnh viện 09 năm 2020-2021” với các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh HIV/AIDS
điều trị tại Bệnh viện 09 năm 2020-2021.
Mục tiêu 2: Phân tích kết quả chăm sóc, điều trị ở đối tượng nghiên cứu và một số
yêu tố liên quan.
Thang Long University Library
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.
Đại cương về HIV/AIDS
1.1.1 Khái niệm về HIV/AIDS
a. HIV
HIV (Human Immunodeficiency Virus) dùng để chỉ loại vi rút gây suy giảm miễn
dịch mắc phải ở người. Khi HIV xâm nhập vào cơ thể sẽ phá hủy hệ thống miễn dịch
làm cho cơ thể mất khả năng chống lại các bệnh tật [36].
b. AIDS
AIDS (Acquired Immunodeficiency Syndrome) là hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải. Đây là giải đoạn cuối cả quá trình nhiễm HIV, giai đoạn này hệ thống
miễn dịch của cơ thể suy giảm nên người nhiễm HIV dễ mắc nhiễm trùng cơ hội hoặc
ung thư, các bệnh này diễn biến ngày càng nặng dẫn đến tử vong cho người bệnh [36].
1.1.2. Tác nhân gây bệnh HIV/AIDS
Tên tác nhân: Tác nhân gây bệnh là do vi rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải
ở người (HIV - Human immunodeficiency virus). Đây là loại vi rút có men sao chép
ngược. Hiện nay, người ta xác định có hai loại HIV-1 và HIV-2. HIV-1 là ngun
nhân chính gây AIDS trên tồn thế giới. HIV-2 tìm thấy chủ yếu ở Tây Phi và khả
năng lây truyền cũng như gây bệnh ít hơn so với HIV-1 [38], [43].
- Hình thái: HIV thuộc họ Retroviridae, có dạng hình cầu, kích thước khoảng từ 80120 nm. Cấu tạo gồm 3 lớp:
+ Lớp vỏ ngoài là màng lipit kép. Gắn lên trên màng này có các gai nhú là phân tử
glucoprotein gồm gp120 và các yếu tố xuyên màng gp41.
+ Lớp vỏ trong: Gồm 2 lớp protein là p17 và protein lõi p24. Đây là kháng nguyên
quan trọng để chẩn đoán nhiễm HIV.
+ Lõi gồm 2 sợi ARN có các men gắn kết, men tổng hợp và men sao chép ngược. Nhờ
men sao chép ngược nên khi xâm nhập vào tế bào, vi rút có thể tởng hợp ADN 2 vịng.
Đoạn cuối hai đầu của AND mới tạo này có khả năng gắn được ổn định vào nhiễm sắc
thể ADN của tế bào và trở thành 1 tiền vi rút. Tiền vi rút này sẽ như một gen của tế
bào bị nhiễm vi rút và có thể tồn tại thầm lặng khơng phát triển và truyền sang cho thế
hệ tế bào sau khi có phân bào. Nó cũng có thể nhờ men ribonuclease của tế bào nhiễm
4
để tạo ra ARN truyền tin giúp tạo ra các protein của vi rút hoàn chỉnh. Đây là một đặc
trưng của HIV và gây khó khăn cho việc sản xuất các thuốc để tiêu diệt HIV khi nó
trong tế bào và lại gắn vào ADN của tế bào. Tính biến đổi gen của HIV là rất lớn và
cũng là một đặc trưng quan trọng. Do vậy, nó gây khó khăn cho việc phát triển vắc xin
phòng HIV cũng như sản xuất thuốc điều trị [39], [42].
- Khả năng tồn tại trong mơi trường bên ngồi: HIV là vi rút dễ bị tiêu diệt bởi các tác
nhân lý hố ở mơi trường bên ngoài cơ thể. Các nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát
bệnh tật Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, trong giọt máu hoặc dịch cơ thể khô, HIV chỉ có thể
tồn tại được từ vài phút đến vài giờ tuỳ thuộc vào môi trường. HIV cũng rất dễ bị tiêu
diệt bởi tác động của nhiệt độ và chất sát khuẩn, nó bị tiêu diệt sau 30 phút ngâm trong
cồn 70 độ, dung dịch Cloramin 1%, nước Javen 1%. Trong bơm kim tiêm có chứa máu
khơng bị khơ, chúng có thể tồn tại thậm chí đến vài ngày, trong xác chết bệnh nhân
AIDS, chưa rõ HIV có thể tồn tại bao lâu nhưng một số nghiên cứu cho rằng chúng tồn
tại trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, ở nhiệt độ dưới 00C, tia X, tia cực tím khơng giết
được HIV [41].
1.1.3 Hình thái sinh học của HIV:
Hình 1: Cấu trúc HIV [40]
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh
HIV gây tổn thương các tế bào hệ miễn dịch dẫn tới các rối loạn đáp ứng miễn
dịch, trong đó TCD4 thường bị tởn thương đầu tiên và trầm trọng nhất. Khi HIV xâm
Thang Long University Library
5
nhập vào tế bào TCD4, nó sẽ trực tiếp phá hủy TCD4 bằng cách làm tăng thẩm thấu tế
bào, gây độc tế bào, hoặc gián tiếp giết TCD4 do hình thành kháng thể kháng lympho
hoặc phản ứng chéo giữa kháng thể kháng HIV với kháng nguyên tế bào đích. Hậu quả
của quá trình này dấn tới một loạt các rối loạn hệ thống miễn dịch trong cơ thể bao
gồm: [10], [44]
1.1.4. Đặc điểm dịch tễ HIV/AIDS
a. Đặc điểm dịch tễ HIV trên thế giới:
Những ca bệnh đầu tiên được phát hiện vào tháng 6 năm 1982 tại Los Angeles
(Mỹ) trên 5 người tình dục đồng giới nam bị nhiễm trùng Pneumocytis Carini do suy
giảm miễn dịch mắc phải. Sau đó nhiều nơi cũng lần lượt công bố các ca bệnh lâm
sàng liên quan đến dấu hiệu suy giảm miễn dịch mắc phải. Đặc biệt từ khi phát triển ra
các phương pháp xét nghiệm HIV, người ta thấy HIV có mặt ở mọi quốc gia trên thế
giới.
- Theo báo cáo của Chương trình phối hợp liên hợp quốc về HIV/AIDS
(UNAIDS), cuối năm 2007 tồn thế giới có khoảng 33,2 triệu người nhiễm HIV đang
còn sống, với khoảng 30,8 triệu là ngưòi lớn và khoảng 2,5 triệu trẻ em [54]. Tổng số
người nhiễm HIV được chia đều cho cả nam và nữ với tỷ lệ là 50:50. Vùng cận Sahara
(Châu Phi) có số người hiện nhiễm HIV cao nhất khoảng 24,5 triệu người, tiếp đến là
vùng Đông Nam Á khoảng 4 triệu người. Các vùng cịn lại trên thế giới đều có người
nhiễm HIV nhưng với số lượng và tỷ lệ thấp [54]. Những năm gần đây, tỷ lệ người
nhiễm HIV trên tởng dân số có xu hướng khơng tăng do số nhiễm mới có xu hướng
chững lại, số người được tiếp cận và điều trị thuốc kháng vi rút nhiều hơn và t̉i thọ
bình qn trên đầu người chung tồn thế giới có xu hướng tăng lên.
b. Đặc điểm dịch tễ tại Việt Nam:
Vào tháng 12 năm 1990 ca nhiễm HIV tại Việt Nam được phát hiện tại thành phố
Hồ Chí Minh. Tiếp sau đó bệnh dịch bùng nở năm 1993 trong nhóm những người
nghiện chích ma túy tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó ở dịch đã được lan truyền
khắp cả nước đến tháng 2/1998 toàn bộ 61 tỉnh/ thành phố đã ghi nhận ca bệnh nhiễm
HIV. Nhưng đến năm 2002 con số đã lên tới 58.490 trường hợp nhiễm HIV, 8.717
trường hợp chuyển sang AIDS và 4.834 trường hợp tử vong do AIDS [21].
Tính đến 31/10/2019, theo báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
thì cả nước có 211.981 người nhiễm HIV hiện đang cịn sống và 103.426 người nhiễm
HIV đã tử vong. Tring 10 tháng đầu năm 2019, cả nước xét nghiệm phát hiện mới
8.479 trường hợp nhiễm HIV, số bệnh nhân tử vong 1.496 trường hợp. Số người mới
6
phát hiện nhiễm HIV tập trung chủ yếu ở độ tuổi 16-29 (40,1%) và 30-39 (33,8%).
Đường lây chủ yếu là quan hệ tình dục khơng an tồn (67,2%) và qua đường máu
(16,6%), mẹ sang con 1,8%, cịn lại khơng có thơng tin về đường lây truyền [28].
Sau khi phân tích về sự phân bố người nhiễm HIV theo giới vào năm 2014 tỷ lệ
năm giời chiếm 67,7% hơn nữa giới chiếm 32,4%. Kết quả này thấy ko có sự thay đổi
về phân bổ giới của người nhiễm HIV so với năm 2013 [2].
Biểu đồ 1: Phân bố người nhiễm HIV theo giới qua các năm
(Nguồn Cục phòng, chống HIV/AIDS năm 2014)
Phân tích theo nhóm t̉i thì số người nhiễm HIV được báo cáo trong năm 2012
vẫn tập trung ở nhóm t̉i từ 20-39; trong đó, nhóm 20-29 t̉i chiếm 35,1% giảm
khoảng 3,5% so với cùng kỳ năm 2011, nhóm 30-39 tuổi chiếm 44,6% tăng gần 2% so
với năm 2011. Xu hướng nhiễm HIV có hốn đởi nhỏ giữa hai nhóm t̉i 20-29 và
nhóm 30-39, theo đó số nhiễm HIV trong nhóm t̉i từ 30-39 đang có xu hướng tăng,
trong khi ở nhóm t̉i 20-29 có xu hướng giảm nhẹ.
Thang Long University Library
7
Biều đồ 2: Phân bố người nhiễm HIV theo nhóm tuổi qua các năm
(Nguồn Cục phòng chống HIV/AIDS năm 2014)
Tỷ lệ người nhiễm HIV là người nghiện chích ma túy vẫn chiếm chủ yếu, đang có
xu hướng giảm dần từ 2008 đến 2012, tuy nhiên trong năm 2013, tỷ lệ người nhiễm
HIV được phát hiện báo cáo là người nghiện chích ma túy có tăng nhẹ, chiếm 39,2%
và trong q 1 năm 2014 tỷ lệ này giảm chỉ chiến 34,1%. Ngược lại, tỷ lệ người nhiễm
HIV được phát hiện là đối tượng tình dục khác giới có xu hướng gia tăng, trong giai
đoạn từ 2007-2012. Tuy nhiên, trong quý 1 năm 2014 phân bố người nhiễm HIV được
phát hiện và báo cáo là đối tượng tình dục khác giời giảm cịn 19,2%. Các nhóm cịn
lại chiếm một tỷ lệ thấp [2].
8
Biểu đồ 3: Tỷ lệ ca nhiễm HIV, AIDS và tử vong từ năm 2000- tháng 6/2012
1.1.6 Đặc điểm lâm sàng của người nhiễm HIV/AIDS
a. Phân chia giai đoạn lâm sàng
Tiến triển từ khi bị nhiễm HIV đến AIDS và tử vong là một quá trình kéo dài, với các
biểu hiện lâm sàng rất đa dạng. Đến nay, có nhiều phân loại lâm sàng
nhiễm HIV/AIDS.
- Theo tiến triển tự nhiên của bệnh, nhiễm HIV/AIDS diễn ra qua các giai đoạn sau:
+ Nhiễm trùng cấp ban đầu (hội chứng chuyển đổi huyết thanh cấp diễn).
+ Bệnh HIV giai đoạn sớm (giai đoạn thầm lặng).
+ Bệnh HIV giai đoạn trung gian.
+ Bệnh HIV giai đoạn muộn.
+ Bệnh HIV giai đoạn quá muộn.
+ Bệnh HIV giai đoạn tận cùng
Định nghĩa bệnh nhân AIDS bao gồm những bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng chỉ
điểm AIDS và/hoặc những bệnh nhân có số lượng TCD4 < 200 tế bào/mm3 máu.
- Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh được chẩn đoán theo 4 giai đoạn: I, II, III và IV.
Thang Long University Library
9
b. Phân loại giai đoạn lâm sàng nhiễm HIV ở người lớn (>13 tuổi) theo WHO và Bộ
Y tế Việt Nam 2011 [49]
Giai đoạn I
-Nhiễm HIV khơng có triệu chứng lâm sàng
- Bệnh lý hạch lympho toàn thân dai dẳng.
- Hội chứng nhiễm retro vius cấp tính
Giai đoạn II
- Sút cân vừa không rõ nguyên nhân (dưới 10% trọng lượng cơ thể).
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên (viêm xoang, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm hầu
họng).
- Zona (Herpes zoster).
- Viêm khóe miệng
- Loét miệng tái diễn
- Ban dát sẩn ngứa
- Viêm da bã nhờn
- Nhiễm nấm miệng
Giai đoạn III
- Sút cân nặng không rõ nguyên nhân (trên 10% trọng lượng cơ thể).
- Tiêu chảy không rõ nguyên nhân trên 1 tháng.
- Sốt kéo dài trên 1 tháng không rõ nguyên nhân (từng đợt hoặc liên tục).
- Nhiễm nấm Candida miệng tái diễn.
- Bạch sản dạng lông ở miệng
- Lao phổi
- Nhiễm trùng nặng do vi khuẩn (viêm phổi, viêm mũi, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng
não).
- Viêm loét miệng hoại tử cấp, viêm lợi hoặc viêm quanh răng
- Thiếu máu (hb <80g/L), giảm bach cầu trung tính (<0,5G/L), và hoặc giảm tiểu cầu
mạn tính (<50G/L) khơng rõ nguyên nhân
Giai đoạn IV
- Hội chứng suy mòn do hiv (sụt trên 10% trọng lợng cơ thể, kèm theo sốt kéo dài trên
1 tháng hoặc tiêu chảy kéo dài nguyên nhân trên 1 tháng, không rõ nguyên nhân).
- Viêm phổi do pneumocystis jiroveci(p. carinii-pcp).
10
- Bệnh do toxoplasma ở hệ thần kinh trung ương.
- Tiêu chảy mạn tính do cryptosporidia.
- Tiêu chảy mạn tính do isospora
- Nhiễm nấm cryptococcus ngồi phởi bao gồm viêm màng não.
- Bệnh do cytomegalovirus (cmv) ở võng mạc hoặc cơ quan khác(gan, lách, hạch).
- Nhiễm herpes simplex mạn tính (môi miệng, cơ quan sinh dục, quanh hậu môn kéo
dài trên 1 tháng hoặc ở nội tạng).
- Bệnh lý não chất trắng đa ổ tiến triển (progessive multifocal leukoencephalopathypml).
- Bệnh do nấm lan tỏa (nh nấm histoplasma, penicillium).
- Bệnh nấm candida thực quản (hoặc ở khí quản, phế quản hoặc phổi).
- Bệnh do mycobacteriaavium complex (mac) lan toả.
- Nhiễm khuẩn huyết tái diễn (bao gồm nhiễm salmonella không phải thơng hàn).
- Lao ngồi phởi.
- Bệnh do leishmania lan tỏa khơng điển hình
- U lympho ở não hoặc u lympho non-hodgkin tế bào b.
- Sarcoma kaposi.
- Ung thư cổ tử cung xâm nhập (ung thư biểu mô)
- Bệnh lý não do HIV
- Bệnh lý thận do HIV
- Viêm cơ tim do HIV [49]
1.1.7. Tình hình chăm sóc và điều trị HIV/AIDS
a. Trên thế giới:
Chiến lược ngành y tế về HIV/AIDS giai đoạn 2011-2015 đã phát triển để hướng
dẫn việc mở rộng chăm sóc và điều trị HIV tồn cầu.Ngồi việc thúc đẩy thay đổi
hành vi, một số biện pháp can thiệp sinh học đã được triển khai, bao gồm điều trị ARV
ở các cặp vợ chồng không đồng thời nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ mang thai và cho con
bú, cũng như tự nguyện cắt bao quy đầu ở nam giới(trong khu vực có tỉ lệ nhiễm HIV
cao ở miền Đơng và Nam Phi) và sử dụng các loại thuốc ARV cho dự phòng phơi
nhiễm và sau phơi nhiễm HIV [27]. Hết năm 2013 đã có 13 triệu người được điều trị
ARV. Các quốc gia đã nhanh chóng áp dụng hướng dẫn điều trị ARV của WHO toàn
cầu và tăng số lượng người đủ điều kiện cho ARV đến khoảng 85% tất cả những người
Thang Long University Library
11
sống chung với HIV. ARV tiếp tục mở rộng trên tồn cầu đặc biệt vùng miền Đơng và
Nam châu Phi.Đến cuối năm 2013, ước tính có khoảng 37% sốngười sống ở châu Phi
được điều trị ARV [52].Các nước phát triển như Anh, Pháp, Mĩ, Nhật,.... sẵn có thuốc
ARV. Hiện có nhiều loại thuốc mới tác động vào các bước khác nhau trong q trình
tởng hợp HIV, như các thuốc ức chế hòa màng, ức chế đồng thụ thể CCR5, ức chế tích
hợp. Phương pháp tiếp cận thuốc ARV theo hướng cho từng cá thể cho hiệu quả điều
trị cao và hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn của thuốc ARV[57], [56].Các
nước nghèo, đang phát triển như quốc gia vùng Nam Á,Châu Phi, do nguồn lực kinh
tế hạn chế, phụ thuộc vào nguồn thuốc của các nhà tài trợ nên tiếp cận điều trị ARV
theo hướng cộng đồng. Do đó người bệnh cần điều trị bị hạn chế,vàcó ít loại thuốc
ARV để lựa chọn điều trị, có nhiều tác dụng phụ của thuốc [56].
b. Tại Việt Nam:
Việt Nam là một trong những quốc gia có dịch HIV phát triển nhanh nhất ở châu Á.
Chiến lược quốc gia về HIV/AIDS đã tập trung vào việc chăm sóc tồn diện và điều trị
HIV/AIDS và cho rằng đây là một can thiệp có hiệu quả về chi phí. Đến hết năm 2015
đã có 46,9% người bệnh HIV được điều trị ARV [27]. Chiến lược quốc gia phòng
chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 khẳng định, dịch HIV/AIDS là đại
dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với sức khỏe, tính mạng của con người và tương
lai nịi giống của dân tộc. Chính phủ đã đặt ra mục tiêu, tăng tỷlệ người nhiễm HIV
được điều trị thuốc kháng vi rút HIV đạt 80% trên tổng số người nhiễm HIV vào năm
2020 [28].Trong 6 tháng đầu năm 2018, cả nước đã điều trị ARV cho khoảng 130.000
người bệnh HIV và mở rộng việc xét nghiệm tải lượng vi rút như xét nghiệm
thường quy. Việc mở rộng bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV theo chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ cũng đang được các địa phương đẩy mạnh với tỷ lệ chung tại 63 tỉnh
với khoảng 85% người nhiễm HIV đang điều trị ARV có thẻ bảo hiểm y tế...[2].Từ
ngày 8/3/2019, bệnh nhân HIV/AIDS trên tồn quốc chính thức sử dụng thuốc ARV
trong điều trị từ nguồn Quỹ bảo hiểm y tế [2]. Trong các năm qua, tại Việt Nam cũng
như trên toàn thế giới số người bệnh HIV được tiếp cận ARV ngày càng tăng lên, góp
phần làm cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
1.2.
CHĂM SĨC VÀ ĐIỀU TRỊ CHO NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS.
Trong cơng tác chăm sóc điều dưỡng ở nước ta, theo Tở chức Y tế thế
giới (WHO) xác định về chức năng nhiệm vụ của điều dưỡng ở các nước phát triển
12
gồm 3 chức năng: chức năng chủ động, chức năng phụ thuộc và chức năng phối hợp.
Một quy trình bao gồm nhiều bước mà người điều dưỡng phải trải qua gồm hàng loạt
các họat động theo môt kế họach đã được định trước để hướng đến kết quả chăm sóc
người bệnh mà mình mong muốn. Để chăm sóc người bệnh HIV, người điều dưỡng
cần phân tích, tởng hợp và đúc kết các dữ kiện để xác định nhu cầu cần thiết của người
bệnh. Chăm sóc người bệnh HIV phải dựa trên ngun tắc là chăm sóc tồn diện,
khơng chỉ về mặt bệnh tật mà còn về tinh thần, tâm lý xã hội [13].
Người bệnh nhiễm HIV/AIDS cũng có quyền được chăm sóc và điều trị tồn
diện theo đúng quy trình hướng dẫn và bình đẳng như những người bệnh khác trong
cộng đồng, khơng phân biệt đối xử. Điều đó được thể hiện qua việc cảm thông, an ủi
với người bệnh, khơng sợ hãi khi chăm sóc, tơn trọng người bệnh [11]
Cần phải đáp ứng nhu cầu tiếp cận các dịch vụ chăm sóc phù hợp cho người
nhiễm HIV/AIDS trên nguyên tắc giữ bí mật, quản lý tốt hồ sơ bệnh án, theo dõi diễn
biến bệnh và các biến chứng có thể xảy ra, tư vấn giáo dục kiến thức chăm sóc, kiến
thức về tn thủ điều trị, kiến thức phịng lây nhiễm cho cộng đồng
Hiện tại Bệnh viện triển khai chăm sóc người bệnh tồn diện theo Thơng tư
07/2011/TT-BYT với các nội dung:
* Đáp ứng các nhu cầu về hô hấp
Bệnh nhân được hít thở khơng khí trong sạch, buồng bệnh thống mát, đủ oxy.
Tư thế nghỉ ngơi thích hợp, đảm bảo lưu thông đường thở, chống ứ đọng đờm rãi, nếu
cần phải cho thở oxy, thở máy. Trung bình mỗi giờ con người tiêu thụ 25 lít oxy. Đáp
ứng thoả mãn các nhu cầu về hô hấp cho người bệnh là hành động đầu tiên, quan trọng
nhất của mọi nhân viên y tế [44].
* Giúp đỡ bệnh nhân về ăn uống, dinh dưỡng
Người trưởng thành cần 40ml nước/kg trọng lượng cơ thể, trẻ em có nhu cầu về
nước tăng từ 2 - 2,6 lần so với người lớn.
Dinh dưỡng đủ cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo đủ 2000 - 3000kcal/ngày, đủ
lượng protid, gluxit, lipid và các chất khống, sinh tố, đảm bảo vệ sinh an tồn thực
phẩm, ăn theo chế độ bệnh lý [18]
- Điều dưỡng viên, phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và
nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh.
Thang Long University Library
13
- Hằng ngày, người bệnh được bác sĩ điều trị chỉ định chế độ nuôi dưỡng bằng chế độ
ăn phù hợp với bệnh lý.
- Người bệnh có chế độ ăn bệnh lý được cung cấp suất ăn bệnh lý tại khoa điều trị và
được theo dõi ghi kết quả thực hiện chế độ ăn bệnh lý vào Phiếu chăm sóc.
- Người bệnh được hỗ trợ ăn uống khi cần thiết. Đối với người bệnh có chỉ định ăn qua
ống thơng phải do điều dưỡng viên, hộ sinh viên trực tiếp thực hiện.
* Giúp đỡ bệnh nhân trong bài tiết
Quá trình bài tiết qua đường tiết niệu, hơ hấp, tiêu hố, da xảy ra liên tục hàng
giờ, hàng ngày. Khi có chỉ định cần thơng tiểu, thụt tháo, chăm sóc tốt các trường hợp
bệnh nặng nằm viện nhiều ngày. Theo dõi, nhận định số lượng, tính chất phân, nước
tiểu, chất nơn, đờm, mồ hôi… của bệnh nhân trong ngày để kịp thời điều chỉnh quá
trình bài tiết [19].
* Giúp đỡ bệnh nhân về tư thế, vận động và luyện tập
Hầu hết bệnh nhân đều có khó khăn trong vận động, điều dưỡng hỗ trợ họ vận
động nhẹ nhàng, dần dần; vận động, thay đởi tư thế phù hợp với tình trạng bệnh lý;
giúp bệnh nhân trong quá trình di chuyển trong buồng bệnh cũng như khi chuyển
khoa, đi làm xét nghiệm, làm thủ thuật, phẫu thuật [19].
Vận động luyện tập để phòng chống loét, phục hồi di chứng, chống teo cơ cứng
khớp, chống dính ở bệnh nhân sau phẫu thuật
Phối hợp khoa lâm sàng và khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng để đánh
giá, tư vấn, hướng dẫn và thực hiện luyện tập, phục hồi chức năng cho người bệnh.
* Đáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ ngơi
- Tạo giấc ngủ thoải mái, hợp lý theo lứa tuổi.
- Trẻ sơ sinh cần ngủ 20 - 22 giờ/ngày.
- Người già cần ngủ 4 - 6 giờ/ngày.
- Người trưởng thành cần ngủ 7 - 8 giờ/ngày.
- Thời gian ngủ và nghỉ ngơi cũng cần được theo dõi, quản lý chặt chẽ, giúp bệnh nhân
nhanh chóng phục hồi sứckhoẻ [19], [51].
* Giúp bệnh nhân mặc và thay quần áo
Quần áo sạch, gọn, đẹp phù hợp với từng mặt bệnh, với phong tục tập quán. Có
kế hoạch thay quần áo định kỳ, giúp đỡ bệnh nhân nặng, người già, trẻ em trong việc
mặc, thay quần áo.
14
* Giúp bệnh nhân duy trì thân nhiệt
Đảm bảo đủ quần áo ấm, đủ chăn khi nằm viện vào mùa đơng, thống mát vào
mùa hè. Khi có tăng hoặc giảm thân nhiệt, có biểu hiện bệnh lý cần phải theo dõi và
xử trí kịp thời. Cùng với mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ cơ thể là những dấu hiệu
sinh tồn, duy trì chức năng sống của bệnh nhân.
* Giúp bệnh nhân vệ sinh cá nhân hàng ngày
Vệ sinh răng miệng hàng ngày giúp bệnh nhân ăn ngon miệng, phòng chống
viêm răng lợi, lưỡi, chống ùn tắc đờm rãi. Vệ sinh thân thể giúp bài tiết qua da được
tốt, giúp bệnh nhân tắm khi cần thiết đảm bảo đủ nước dùng, có nước nóng trong mùa
đơng. Điều dưỡng cần giúp bệnh nhân nặng, bất động về đại tiểu tiện hàng ngày.
* Giúp bệnh nhân tránh được mọi nguy hiểm trong khi nằm viện
Bảo đảm an toàn về thân thể và tài sản, đề phịng lây chéo, giữ vệ sinh mơi
trường, vệ sinh ăn uống. Ngăn ngừa phòng tránh các tai biến, biến chứng trong chăm
sóc và điều trị.
* Giúp bệnh nhân trong giao tiếp
Chủ yếu là giao tiếp bằng lời với thái độ ân cần, cởi mở, chân tình. Bệnh nhân
nặng, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em thường gặp nhiều khó khăn trong giao
tiếp. Điều dưỡng cần biết những khó khăn của bệnh nhân trong giao tiếp để giúp đỡ họ
hàng ngày [20], [52].
* Giúp bệnh nhân thoải mái về tinh thần và tự do tín ngưỡng
- Tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng của bệnh nhân, tạo môi trường chăm
- Người bệnh, người nhà người bệnh được động viên yên tâm điều trị và phối hợp với
nhân viên y tế trong quá trình điều trị và chăm sóc.
- Người bệnh, người nhà người bệnh được giải đáp kịp thời những băn khoăn, thắc
mắc trong quá trình điều trị và chăm sóc.
* Giúp bệnh nhân lao động, tránh mặc cảm là người vô dụng
Lao động cũng là nhu cầu của con người: lao động chân tay, lao động trí óc. Bệnh
nhân có thể tham gia vào vệ sinh cải tạo mơi trường bệnh viện, khoa phịng, đọc sách,
tài liệu trong chừng mực nhất định để tránh mặc cảm là người vô dụng.
* Giúp bệnh nhân trong các hoạt động vui chơi, giải trí
Bệnh viện có những hoạt động văn hóa xã hội, tở chức cho bệnh nhân tham gia, có
nhận xét khen thưởng và khuyến khích bệnh nhân xây dựng chương trình giải trí, văn
Thang Long University Library
15
nghệ, thể dục thể thao. Tạo điềukiện để bệnh nhân đọc báo, nghe đài, xem vơ tuyến
truyền hình.
* Giúp bệnh nhân có kiến thức về y học
Bệnh nhân quan tâm đến nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, cách điều trị bệnh và phịng
tránh. Một số bệnh nhân tìm kiếm tài liệu để tìm hiểu các đặc điểm lâm sàng của bệnh
cũng như các phương pháp chăm sóc, điều trị. Điều dưỡng có nhiệm vụ giúp bệnh
nhân hiểu biết về các nội dung cơ bản của bệnh tật cũng như cách chăm sóc điều trị
bệnh, tiên lượng bệnh để bệnh nhân giảm bớt lo lắng, yên tâm, tin tưởng vào chuyên
môn, vào cách chữa bệnh của bệnh viện .
- Can thiệp y lệnh thuốc
- Can thiệp y lệnh xét nghiệm, cận lâm sàng
- Can thiệp y lệnh thủ thuật
* Theo dõi và quản lý:
- Theo dõi toàn trạng
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn
- Theo dõi tình trạng bệnh
- Theo dõi tâm lý người bệnh
- Theo dõi biến chứng và phát hiện các nhiễm trùng cơ hội
- Theo dõi tình trạng dinh dưỡng, chế độ ăn uống sinh hoạt của người bệnh
- Theo dõi tình trạng sử dụng thuốc và tuân thủ điều trị
- Quản lý sức khỏe bằng hồ sơ bệnh án, cần ghi rõ thời điểm thăm khám lần đầu tiên,
ngày được xét nghiệm khẳng định HIV, ghi rõ tình trạng của người bệnh như cân
nặng, nhiệt độ, và các triệu chứng lâm sàng khác làm mốc cho những lần thăm khám
sau. Người quản lý phải có trách nhiệm giữ bí mật thơng tin cho người bệnh
* Giáo dục sức khỏe
Bên cạnh điều trị ARV, người nhiễm HIV cần được cung cấp các biện pháp can
thiệp dự phòng bao gồm: Truyền thông thay đổi hành vi, bơm kim tiêm sạch, bao cao
su .
Người bệnh nằm viện được điều dưỡng viên tư vấn, giáo dục sức khỏe, hướng
dẫn tự chăm sóc, theo dõi, phịng bệnh trong thời gian nằm viện và sau khi ra viện với
các nội dung:
- Giáo dục sức khỏe cho người nhiễm HIV [19]