Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Kết quả chăm sóc người bệnh sau mổ thay khớp háng nhân tạo và một số yếu tố liên quan tại khoa phẫu thuật chi dưới bệnh viện hữu nghị việt đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

---oOo---

NGUYỄN THỊ HUYỀN

KẾT QUẢ CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH SAU MỔ
THAY KHỚP HÁNG NHÂN TẠO
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƢỠNG

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

NGUYỄN THỊ HUYỀN
Mã học viên: C01597

KẾT QUẢ CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH SAU MỔ
THAY KHỚP HÁNG NHÂN TẠO
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Chuyên ngành : Điều dƣỡng
Mã số

: 8720301



LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƢỠNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Xuân Thùy

HÀ NỘI – 2022

Thang Long University Library


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới:
Ban giám hiệu, Phòng sau đại học trường Đại Học Thăng Long, đã tạo điều kiện
cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS, TS Nguyễn Xuân Thùy, thầy đã tận tình
giúp đỡ tơi trong suốt q trình, nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban Giám Đốc, Phòng Kế Hoạch
Tổng Hợp bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi
trong quá trình lấy số liệu phục vụ cho luận văn.
Đặc biệt, xin cảm ơn gia đình đã ln dành cho tôi những điều kiện tốt nhất để
tôi yên tâm học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Hà nội, ngày …..Tháng …..Năm

Nguyễn Thị Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Huyền, học viên cao học chuyên ngành điều dưỡng Trường
Đại Học Thăng Long xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do tôi do tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy

Nguyễn Xn Thùy.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công
bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu thơng tin trong nghiên cứu hồn tồn chính xác, trung thực và
khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu.

Hà nội, Ngày …..Tháng …..Năm 2022
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Huyền

Thang Long University Library


CHỮ VIẾT TẮT

AA

Anterversion Angle
(Góc ngả trước)

ADE

Acetabular deep
(Độ sâu ổ cối)

ADI

Acetabular diameter
(Đường kính ổ cối)


CLVT

Cắt lớp vi tính

CXĐ

Cổ xương đùi

ĐH

Đại học

GDSK

Giáo dục sức khỏe

HA

Huyết áp

HTVK

Hoại tử vơ khuẩn

IA

Incliantion Angle
(Góc nghiêng)


KQCS

Kết quả chăm sóc

NB

Người bệnh

NKBV

Nhiễm khuẩn bệnh viện

PT

Phẫu thuật

PTV

Phẫu thuật viên

TH

Trung học

THA

Total Hip Arthroplasty
(Thay khớp háng toàn phần)

THA


Total Hip Arthroplasty
(Thay khớp háng tồn phần)

THPT

Trung học phổ thơng


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN .........................................................................................3
1.1. Đặc điểm giải phẫu và sinh lí của khớp háng .......................................................3
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu và cơ sinh học ................................................................3
1.2. Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo .....................................................................6
1.2.1. Sơ lược lịch sử................................................................................................6
1.2.2. Cấu tạo của khớp háng nhân tạo ....................................................................7
1.3. Các tai biến và biến chứng của phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo. ................10
1.3.1. Biến chứng trong mổ ....................................................................................10
1.3.2. Biến chứng sớm sau mổ ...............................................................................10
1.3.3. Biến chứng xa sau mổ ..................................................................................11
1.4. Tình hình phẫu thuật thay khớp háng ở bệnh nhân ở việt nam. .......................13
1.4.1. Học thuyết Nightingale ................................................................................14
1.4.2. Học thuyết Henderson ..................................................................................15
1.4.3. Học thuyết về Orem’s ..................................................................................15
1.5. Đều dưỡng, vai trị và nhiệm vụ của điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh nội trú. ..15
1.5.1. Khái niệm về điều dưỡng .............................................................................15
1.5.2. Vai trò của Điều dưỡng. ...............................................................................16
1.5.3. Nhiệm vụ của người điều dưỡng ..................................................................17
1.6. Quy trình chăm sóc sau phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo. ...........................20

1.6.1. Nhận định tình trạng người bệnh .................................................................20
1.6.2. Can thiệp của Điều dưỡng ...........................................................................20
1.6.3. Giảm khối lượng máu và co thắt mạch máu. ...............................................20
1.6.4. Biến đổi dinh dưỡng ....................................................................................21
1.6.5. Khả năng nhiễm khuẩn, tổn thương da và ống dẫn lưu ...............................21
1.6.6. Chăm sóc vết mổ ..........................................................................................21
1.6.7. Chăm sóc dẫn lưu .........................................................................................21
1.6.8. Phục hồi chức năng sau mổ ..........................................................................22

Thang Long University Library


CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................25
2.1. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................25
2.2. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................25
2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ....................................................................25
2.4. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................26
2.4.1. Hình thức thu thập số liệu ............................................................................26
2.4.2. Quy trình thu thập số liệu .............................................................................26
2.5. Biến số nghiên cứu..............................................................................................27
2.5.1. Biến số nền của đối tượng tham gia nghiên cứu ..........................................27
2.5.2. Biến số lâm sàng: .........................................................................................27
2.5.3. Biến số cận lâm sàng: ...................................................................................28
2.5.4. Biến số chăm sóc, tư vấn..............................................................................28
2.5.5. Biến số liên quan: .........................................................................................29
2.6. Khái niệm thước đo và mô tả chỉ tiêu đánh giá ..................................................29
2.7. Quản lí, xử lý và phân tích số liệu ......................................................................32
2.8. Hạn chế của nghiên cứu ......................................................................................33
2.9. Sai số và cách khống chế sai số ..........................................................................33
2.10. Đạo đức nghiên cứu ..........................................................................................34

CHƢƠNG 3: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU ..................................................................35
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................................................35
3.2. Đặc điểm của người bệnh sau phẫu thuật ...........................................................39
3.3. Kết quả cận lâm sàng ..........................................................................................42
3.4. Những hoạt động chăm sóc người bệnh .............................................................44
3.5. Hoạt động hướng dẫn tư vấn cho người bệnh và gia đình nb ..................................44
3.6. Sự hài lịng của người bệnh ................................................................................45
3.7. Phân loại kết quả chăm sóc .................................................................................46
3.8. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc người bệnh .......................................46
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ...........................................................................................52
4.1. Đặc điểm của nhóm người bệnh nghiên cứu ......................................................52
4.1.1. Tuổi và giới ..................................................................................................52
4.1.2. Nghề nghiệp, nơi sống, trình độ học vấn .....................................................53
4.1.3. Thời gian phẫu thuật ....................................................................................53
4.1.4. Các bệnh lý khác kèm theo ..........................................................................54


4.2. Đặc điểm lâm sàng trước và trong phẫu thuật ....................................................54
4.2.1. Nguyên nhân tổn thương dẫn đến PT thay khớp háng .................................54
4.2.2. Phương pháp phẫu thuật ...............................................................................55
4.3. Đặc điểm người bệnh và kết quả hoạt động chăm sóc điều dưỡng sau phẫu thuật .......55
4.3.1. Dấu hiệu sinh tồn .........................................................................................56
4.3.2. Chảy máu sau mổ .........................................................................................56
4.3.3. Đau sau mổ ...................................................................................................57
4.3.4. Buồn nôn, nơn ..............................................................................................57
4.3.5. Chăm sóc vết mổ và dẫn lưu vết mổ ............................................................58
4.3.6. Cơng tác chăm sóc dự phịng nhiễm khuẩn đường tiết niệu ........................59
4.3.7. Vận động phòng cứng khớp và dự phòng huyết khối tĩnh mạch .................59
4.3.8. Các hoạt động tư vấn giáo dục trước và sau khi ra viện ..............................61
4.4. Kết quả chăm sóc và điều trị bệnh nhân thay khớp háng ...................................62

4.5. Một số yếu tố liên quan đến q trình chăm sóc và kết quả điều trị ..................63
4.6. Bàn luận về điểm mạnh, điểm yếu của nghiên cứu ............................................65
KẾT LUẬN ..................................................................................................................66
KHUYẾN NGHỊ ..........................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Thang Long University Library


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu .....................................................................35
Bảng 3.2. Thời gian phẫu thuật của đối tượng nghiên cứu ..........................................37
Bảng 3.3. Số ngày nằm viện của đối tượng nghiên cứu ...............................................38
Bảng 3.4. Bệnh lý mắc kèm của đối tượng nghiên cứu ................................................38
Bảng 3.5. Nguyên nhân tổn thương dẫn đến phẫu thuật thay khớp háng .....................38
Bảng 3.6. Phương pháp phẫu thuật ................................................................................39
Bảng 3.7. Biểu hiện lâm sàng của NB Sau phẫu thuật ..................................................39
Bảng 3.8. Số Người bệnh được sử dụng giảm đau sau mổ và phương pháp giảm đau
sau mổ. .........................................................................................................40
Bảng 3.9. Tình trạng buồn nơn và nơn ..........................................................................40
Bảng 3.10. Tình trạng vết mổ ........................................................................................41
Bảng 3.11. Tình trạng chân dẫn lưu ..............................................................................41
Bảng 3.12. Mức độ vận động của NB sau mổ ...............................................................42
Bảng 3.13. Kết quả cận lâm sàng ..................................................................................42
Bảng 3.14 Tâm lý người bệnh sau mổ ..........................................................................42
Bảng 3.15. Tình trạng giấc ngủ người bệnh sau mổ ....................................................43
Bảng 3.16. Một số biến chứng sau PT ..........................................................................43
Bảng 3.17. Những hoạt động chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật .............................44
Bảng 3.18. Hoạt động hướng dẫn tư vấn cho người bệnh và gia đình NB ...................44

Bảng 3.19. Kết quả hài lịng của người bệnh ...............................................................45
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa đặc điểm chung với KQCS .........................................46
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa BHYT, KQ điều trị với KQCS ....................................47
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa thời gian phẫu thuật với KQCS ..................................47
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa số ngày nằm viện với KQCS ......................................48
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa bệnh lý kèm với KQCS ...............................................48
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa hoạt động chăm sóc với KQCS ..................................49
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa tư vấn,hướng dẫn với KQCS ......................................50


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Giới tính của đối tượng nghiên cứu ..........................................................35
Biểu đồ 3.2. Nơi sinh sống của đối tượng nghiên cứu ..................................................36
Biểu đồ 3.3. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ...................................................36
Biểu đồ 3.4. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu ............................................37
Biểu đồ 3.5. Tình trạng sonde tiểu ................................................................................41
Biểu đồ 3.6. Kết quả chăm sóc của đối tượng nghiên cứu ............................................46

Thang Long University Library


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Cấu tạo chỏm xương đùi ................................................................................4
Hình 1.2: Các góc cổ xương đùi .....................................................................................4
Hình 1.3: Hệ thống dây chằng ........................................................................................5
Hình 1.4: Thành phần trong khớp háng ..........................................................................5
Hình 1.5 : Các loại lót ổ cối .............................................................................................8
Hình 1.6: Các vị trí (1) (2) (3) giúp làm vững chi ......................................................9
Hình 1.7: Các loại chi khớp nhân tạo .........................................................................9
Hình 1.8: Phân loại gãy quanh chi ............................................................................12

Hình 1.9: Phân loại tiêu xương quanh khớp nhân tạo ...................................................12


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thay khớp háng nhân tạo là một phương pháp phẫu thuật để điều trị những
bệnh lý khớp háng mà tất cả các phương pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả.
Thay khớp háng giúp giảm đau khi vận động khớp háng và cải thiện chất lượng cuộc
sống cũng như các sinh hoạt hàng ngày của người bệnh [43]. Phẫu thuật thay khớp
háng là chỉ định tối ưu cho những người bệnh bị chấn thương hay mắc bệnh lý ở chỏm
hoặc cổ xương đùi hoặc ổ cối mà mọi phương pháp điều trị như kết hợp xương cho
bệnh gãy cổ xương đùi hay điều trị nội khoa cho thối hóa khớp háng mà khơng đạt
kết quả [28].
Những người bệnh sau mổ thay khớp háng cần sự chăm sóc sát sao của người
điều dưỡng, đặc biệt những ngày sau mổ còn ảnh hưởng của thuốc mê, thuốc tê, và
chăm sóc cơ bản như thay đổi tư thế, vận chuyển bệnh nhân và tình trạng huyết động
như chảy máu sau mổ, tụt huyết áp, trụy mạch sau mổ, choáng [39] [44]. Trong giai
đoạn này là không bao giờ được để người bệnh chưa tỉnh thuốc mê nằm một mình vì
người bệnh dễ bị kích động vật vã, người bệnh thường có nhiều dẫn lưu, có dẫn lưu
rất quan trọng trong điều trị và nguy hiểm khi rút ống hay bị tuột ống [6]. Ngồi các
chăm sóc về thể chất, việc chăm sóc tâm lý người bệnh sau mổ cũng rất quan trọng.
Do đó, vai trị của người Điều dưỡng trong giai đoạn sau mổ góp phần lớn vào việc
phịng các biến chứng và đạt kết quả điều trị tối ưu.
Gần đây, quan điểm chăm sóc và điều trị người bệnh có chuyển biến mà trong
đó lấy người bệnh là trung tâm. Chăm sóc và đều trị người bệnh đã chuyển dần sang
lĩnh vực cung cấp dịch vụ, nhưng vẫn mang tính phục vụ vơ điều kiện đã đạt được kết
quả tốt nhất cho đối tượng là người bệnh. Đánh giá kết quả điều trị và sự hài lòng của
người bệnh là đánh giá kết quả một loại hình dịch vụ đặc biệt do những sản phẩm là
sức khỏe người bệnh. Chỉ số hài lòng của người bệnh được nhiều bệnh viện các nước

phát triển trên thế giới sử dụng để đánh giá các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và hoạch
định chiếm được duy trì khách hang, tiếp thị xây dựng thương hiệu và gia tăng năng
lực canh tranh. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ hướng tới sự hài lòng của người
bệnh đã được Bộ Y Tế phê duyệt và triển khai kế hoạch từ năm 2015. [34].

Thang Long University Library


2

Chăm sóc người bệnh thay khớp háng nhân tạo địi hỏi người điều dưỡng phải
có năng lực, vì đây là một lĩnh vực không chỉ cung cấp dịch vụ xã hội mà cịn cần cả
đạo đức và tình thương với người bệnh. Do đó đánh giá kết quả chăm sóc và sự hài
lòng của người bệnh là tương đối phức tạp.
Việc chăm sóc người bệnh được quy định tại Thơng tư 07/2011/TT- BYT hiện
nay có nhiều nghiên cứu đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh tại bệnh viện, trong đó
đánh giá các hoạt động chăm sóc điều dưỡng như tiếp đón, hướng dẫn người bệnh, các
nghiên cứu về theo dõi, đánh giá, chăm sóc về dinh dưỡng, vệ sinh cho người bệnh,
hay nghiên cứu có đề cập đến việc tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh. Mặt
khác đối tượng chăm sóc tại viện chấn thương chỉnh hình đa phần là người bệnh sau
phẫu thuật, tuy nhiên tác giả lại ít đề cập đến lĩnh vực này.
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức là bệnh viện ngoại khoa hạng đặc biệt của cả nước.
Khoa phẫu thuật Chi dưới là một trong những khoa điều trị nội trú của Bệnh viện. Năm
2021, khoa tiếp nhận điều trị 5072 người bệnh điều trị nội trú và phẫu thuật 4971 người
bệnh. Tại Bệnh viện Việt Đức cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào về chăm sóc
người bệnh sau Phẫu Thuật thay khớp háng nhân tạo một cách toàn diện. Việc chăm sóc
tốt người bệnh sau mổ thay khớp háng nhân tạo góp một phần khơng nhỏ cho kết quả
cuộc phẫu thuật. Chúng tôi tiến hành đề tài “Kết quả chăm sóc người bệnh sau mổ thay
khớp háng nhân tạo và một số yếu tố liên quan tại khoa phẫu thuật Chi dưới Bệnh Viện
Hữu Nghị Việt Đức’’ được thực hiện nhằm hai mục tiêu sau:

1.

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh sau mổ thay khớp
háng nhân tạo tại khoa Phẫu thuật chi dưới, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
năm 2021.

2.

Đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh và một số yếu tố liên quan.


3

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ SINH LÍ CỦA KHỚP HÁNG
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu và cơ sinh học
Khớp háng là khớp ổ chỏm lớn nhất cơ thể, tiếp nối đầu trên xương đùi với ổ cối.
Cấu tạo bởi các thành phần chính:Ổ cối, đầu trên xương đùi, bao khớp, dây chằng,
mạch máu thần kinh và các cơ xung quanh[50]

Hình 1.1: Cấu tạo khớp háng [36]

Ổ cối:
Ổ cối do ba phần của xương chậu tạo thành là phần chậu (40%), phần mu (20%),
phần ngồi (40%). Trong đó vùng trần của ổ cối là vùng chịu lực tác động lớn nhất khi
đứng hoặc đi lại [50].
Ổ cối gồm 2 phần: Phần tiếp xúc với chỏm xương đùi là diện nguyệt có sụn bao
bọc, phần cịn lại là hố ổ cối chứa tổ chức mỡ, mạch máu… quanh ổ cối xương nhơ lên
thành viền ổ cối, phía dưới viền ổ cối có khuyết ổ cối.

Chỏm xương đùi:
Hình 2/3 khối cầu hướng lên trên vào trong ra trước, chỏm có sụn che phủ, dày
nhất ở trung tâm. Phía sau dưới đỉnh chỏm có một chỗ lõm khơng có sụn bao phủ gọi
là hố dây chằng tròn đây là nơi bám dây chằng trịn. Giữa phần chỏm và phần cổ
xương đùi có một sụn tiếp hợp, sụn này sẽ cốt hóa ở tuổi 16 tuổi.

Thang Long University Library


4

Hình 1.1: Cấu tạo chỏm xương đùi [55]
Cổ xương đùi
Cổ nối chỏm với 2 mấu chuyển, có hình ống dẹt trước sau, hướng xuống dưới và
ra ngoài, dài khoảng 30-40 mm [11]
Cổ

xươnùi

Chỏm

Góc ngả trước

Góc cổ
xương
đùi

Hình 1.2: Các góc cổ xương đùi [29]
Cấu tạo xương vùng cổ xương đùi: CXĐ được cấu tạo bởi 2 hệ thống xương đó
là các bè xương và các vỏ xương đặc:

Hệ thống nối khớp.
* Dây chằng
Có 2 loại dây chằng khớp là dây chằng bên trong và dây chằng bên ngoài.
- Dây chằng bên trong: Là dây chằng tròn đi từ hố dây chằng tròn đến khuyết ổ
cối. Dây chằng này có tác dụng cố định chỏm xương đùi vào ổ cối
- Dây chằng bên ngoài: Gồm 3 dây chằng là dây chằng chậu đùi, dây chằng mu
đùi, dây chằng ngồi đùi.


5

+ Dây chằng chậu đùi (dây chằng chữ Y): Nằm ở mặt trước bao khớp, gồm có 2
bó tỏa ra theo hình tam giác, đi từ gai chậu trước dưới tới đường gian mấu trước:
+ Dây chằng mu đùi: Ở mặt trước của bao khớp, đầu trên bám vào ngành xương
mu, đầu dưới bám vào hố dưới mấu chuyển bé, dây chằng này hợp với 2 bó của dây
chằng chậu đùi thành 3 nét hình chữ N hoa (dây chằng Bertin).
+ Dây chằng ngối đùi: Ở mặt sau khớp, đi từ xương ngồi tới mấu MCL.

Hình 1.3: Hệ thống dây chằng [55]
* Bao khớp
Là một bao sợi dầy chắc bọc quanh khớp bám vào xương chậu và xương đùi

Hình 1.4: Thành phần trong khớp háng [55]
- Về phía xương chậu: Bao khớp bám vào chu vi ổ cối và mặt ngồi sụn viền ổ cối.
- Về phía xương đùi: Phía trước bao khớp bám vào đường gian mấu; Phía sau
bao khớp bám vào 2/3 trong cổ giải phẫu xương đùi và cách mào gian mấu ≈ 1cm.

Thang Long University Library



6

Các động tác cơ bản của khớp háng[50], [55]
- Gấp đùi: Đây là cử động do các cơ: Thắt lưng chậu, cơ thẳng đùi (cơ tứ đầu
đùi) và cơ may phối hợp vận động. Các cơ này đều do thần kinh đùi chi phối vận
động. Tầm vận động khi gối gấp là 1300 - 1400.
- Duỗi đùi: Do các cơ ngồi đùi (cơ nhị đầu đùi, cơ bán gân và cơ bán màng) phối
hợp tạo nên. Các cơ này đều chịu sự chi phối của thần kinh chày (một nhánh của thần
kinh ngồi. Tầm vận động khi duỗi đùi là 100 - 300.
- Dạng đùi: Do cơ mông nhỡ và cơ mông bé phối hợp gây ra cử động. 2 cơ này đều
do thần kinh mông trên phân nhánh vận động. Tầm vận động khi dạng đùi là 400 - 500.
- Khép đùi: Do nhóm cơ khép đùi phối hợp gây ra cử động: Cơ lược, cơ thon,
cơ khép ngắn, cơ khép dài, cơ khép lớn. Các cơ này chịu sự chi phối của các nhánh
của thần kinh bịt. Tầm vận động khi khép đùi là 100 - 300.
- Xoay trong: Do sự co của các sợi trước của cơ mông nhỡ và cơ mông bé dưới
sự chi phối của thần kinh mông trên. Tầm vận động khi xoay trong là 300 - 450.
- Xoay ngồi: Các cơ chậu hơng mấu chuyển (cơ hình lê, cơ sinh đơi trên và
dưới, cơ bịt trong, cơ hình lê, cơ vng đùi) phối hợp vận động, chịu sự chi phối thần
kinh của thần kinh mơng dưới. Tầm vận động khi xoay ngồi là 450 - 600.
1.2. PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG NHÂN TẠO
Phẫu thuật thay khớp háng là phẫu thuật cắt bỏ khối cổ chỏm xương đùi, sụn
viền, và một phần xương dưới sụn ổ cối thay bằng một khớp nhân tạo. Khớp này đảm
bảo chức năng của khớp ban đầu khi chưa bị tổn thương.
1.2.1. Sơ lƣợc lịch sử
Từ năm 1940, Moore và Bohlman đã chế tạo thành công một chỏm làm bằng
thép không gỉ để thay cho một bệnh nhân bị u đầu trên xương đùi. Kết quả phẫu thuật
tương đối tốt, chức năng khớp háng đạt 70%.
Năm 1950, Moore đã cải tạo loại chỏm của mình bằng cách cho chi dài hơn để
cắm sâu vào ống tủy xương đùi. Các tác giả đều có chung một nhận xét là kết quả ban
đầu rất tốt, nhưng sau đó ổ cối đã bị mài mịn đi nhanh chóng và BN đau trở lại.

Đây là vấn đề được đạt ra cho các phẫu thuật viên chú ý trước khi chỉ định thay
khớp cho những bệnh nhân cịn ít tuổi, nhưng ở những bệnh nhân già yếu thì chỉ định
thay chỏm xương đùi là rất hợp lý.


7

Thay khớp háng toàn phần (total hip arthroplasty) được Philip Wiles thực hiện
năm 1948. Ông đặt một khớp nhân tạo có khối cầu trong một ổ khớp bằng thép khơng
gỉ nhưng phẫu thuật thất bại. Sau đó 3 năm, Mc Kee và Watson Farrar sử dụng lagsrew (ốc ép hoặc vít ép) ở trên xương đùi và sử dụng thành phần ổ cối bằng kim loại.
Khi Charnley cùng với Kiaer và Jansen phát triển và đưa vào sử dụng xi-măng methylmetha acrylate vào năm 1951, những thành phần trên được cố định bằng xi-măng.
Polyethilene được đưa vào sử dụng 1961 do tạo ma sát ít, nên đã thay thế dần
cup kim loại.
Những vấn đề và giải pháp đặc trưng trong lịch sử thay khớp háng có thể được
tóm lược như sau:
- Thập niên 1960 – 1970: Cố định Acrylic, sức mạnh vật liệu, nhiễm trùng và
tính tương hợp sinh học.
- Thập niên 1970 – 1980: Tái tạo bề mặt, cố định sinh học và cắt bảo tồn xương.
- Thập niên 1980 – 1990: Cắt bảo tồn xương, khái niệm thay khớp háng lại và
mảnh vụn vật liệu.
- Thập niên 1990 – 2000: Sinh cơ học khớp (sự vững, độ mòn và vận động linh
hoạt).
- Từ 2000 đến nay: Phẫu thuật thay khớp chính xác với các phương tiện kỹ thuật
tiên tiến.
1.2.2. Cấu tạo của khớp háng nhân tạo
Khớp háng là khớp lồi cầu có chỏm xương đùi chuyển động bên trong ổ cối. Để
giống với tính chất này, một khớp háng nhân tạo phải có 2 phần:
- Thành phần ổ cối: Cup, lớp lót ổ cối (liner)
- Thành phần xương đùi: Chuôi (stem) để gắn vào ống tủy xương đùi và chỏm
(head) thay thế chỏm xương đùi[50].

1.2.2.1. Thành phần ổ cối
- Thành phần ổ cối không xi măng thường gồm 2 thành phần: Lớp vỏ kim loại
cứng (shell) để xương mọc vào và lớp lót ổ cối (thường bằng polyme trọng lượng phân
tử cao hoặc bằng kim loại và sứ) trơn nhẵn để khớp với chỏm nhân tạo[36].

Thang Long University Library


8

Lớp vỏ ổ cối nhân tạo (Shell)
- Lớp vỏ kim loại cứng được làm nhẵn bên trong và bên ngoài phủ bề mặt nhám
để xương mọc vào. Cơ chế cố định của Cup bao gồm cả sự mọc xương vào trong và
mọc xương lên trên bề mặt. Kích thước tối ưu để xương mọc vào bề mặt nhám này là
khoảng 100-400 µm. Bề mặt nhẵn để xương mọc lên trên có thể được tạo ra bằng phủ
lớp nhơm oxit (sâu khoảng 3-8µm, dày 50-150µm) hoặc cắt bằng dao plasma (trong
mơi trường argon) hoặc phủ huyết áp (Hydroxyapatit).
- Kích thước của lớp vỏ cup 40-70mm, dày khoảng 5mm để tránh sự gãy do mỏi
kim loại. Kích thước thường gặp nhất ở nữ là 48mm và ở nam là 52mm[36].
Lớp lót ổ cối (Liner)
- Là thành phần nằm giữa lớp vỏ của cup và chỏm nhân tạo. Chủ yếu được cấu
tạo bởi polyethylen một số trường hợp làm bằng kim loại và sứ. Thơng thường, lót ổ
cối phải dày ít nhất 6mm để tránh vỡ [29].

Hình 1.5 : Các loại lót ổ cối [40]
- Thiết kế của lót ổ cối cũng khác nhau. Lót ổ cối tiêu chuẩn có dạng bán cầu để
tối đa hóa tầm vận động (Hình 22-A). Một số khác có viền chống trật 100-150-200 tùy
theo nhà sản xuất và được đặt ở vùng có nguy cơ trật cao nhất (Hình 22-B và C). Một
số lót ổ cối lại làm tăng offset và đưa tâm xoay của khớp ra ngồi (Lateralized – hình
22-D).

1.2.2.2. Chi
- Trong thời gian đầu sau mổ, chuôi cần được cố định vững chắc vào ống tủy
xương đùi. Điều này được đánh giá dựa vào khoảng trống giữa chi và vỏ xương
dưới 50µm và các vi vận động (micromotion) trong khoảng 30-150µm. Nếu khơng đạt
được sẽ dẫn tới xơ mọc vào trong, là nguyên nhân dẫn đến đau và lỏng chi về sau
[36]. Hình 23 thể hiện 3 điểm chịu lực, giúp chuôi ổn định và chống xoay. Tuy nhiên,
khi theo dõi thời gian dài, sự mọc xương mới là yếu tố quyết định đến sự vững của
chuôi.


9

Hình 1.6: Các vị trí (1) (2) (3) giúp làm vững chi [36]
- Tùy theo hình dạng, sự cố định vào xương đùi mà có thể phân loại chi xương
đùi thành 6 loại (Hình 24). Trong đó loại 1 phù hợp Dorr type B và C, với cố định
vững tại cả 3 điểm, loại 2, 4 phù hợp với Dorr type A, loại 5 phù hợp với các trường
hợp loãng xương và cần điều chỉnh góc nghiêng trước của chi, loại 6 hiện đang
được nghiên cứu và phát triển, hứa hẹn nhiều triển vọng. Loại 5 và loại 6 hiện chưa
được áp dụng tại Việt Nam.

Hình 1.7: Các loại chi khớp nhân tạo [36]
1.2.2.3. Chỏm (head)
- Chỏm của khớp nhân tạo khớp với lớp lót ổ cối và gắn chặt vào phần ngõng
(trunnion) của chi xương đùi. Kích thước của chỏm thay đổi từ 22mm tới 40mm.
Kích thước chỏm to giúp khớp ổn định hơn vì 2 lý do: Làm tăng tỷ số cổ-chỏm, giúp

Thang Long University Library


10


giảm va chạm và tăng tầm vận động. Tăng đường kính chỏm giúp tăng khoảng cách
trật (Jump distance – bằng giá trị bán kính của chỏm là khoảng cách mà chỏm phải di
chuyển để trật khớp). Nhược điểm của chỏm to là tăng sự mịn với lót ổ cối (do tăng
diện tích tiếp xúc) và ngõng cổ xương đùi (do lực tác động lên mối nối cổ-chỏm tăng
lên). Ngoài ra, đường kính chỏm tăng lên làm lót ổ cối dễ vỡ hơn do phải mỏng đi[36].
- Chất liệu cấu tạo nên chỏm rất thay đổi, từ hợp kim Coban–chrôm tới sứ và hợp
kim sứ-kim loại. Sự biến đổi chất liệu làm thay đổi mức độ ma sát giữa lót ổ cối và
chỏm, làm thay đổi tốc độ mài mòn của khớp nhân tạo[36]..
1.3. CÁC TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG CỦA PHẪU THUẬT THAY KHỚP
HÁNG NHÂN TẠO.[36].
1.3.1. Biến chứng trong mổ
- Tử vong: Do các tai biến gây tê, gây mê, sốc phản vệ….
- Tắc mạch: Hiếm gặp, thường là do tắc mạch mỡ.
- Vỡ, nứt hoặc thủng thân xương đùi: Do khoan, doa, đóng chặt đi khớp.
Xảy ra khi chất lượng xương đùi kém, các thao tác trong quá trình mổ thô bao.
- Thủng ổ cối [14].
1.3.2. Biến chứng sớm sau mổ
- Chảy máu sau mổ.
- Nhiễm khuẩn:
+ Nhiễm khuẩn nơng: Sau mổ bệnh nhân có sốt cao, sưng nóng đỏ đau tại
vùng mổ, tại chỗ có thể thấy vết mổ viêm tấy, nề, ứ đọng dịch.
+ Nhiếm khuẩn sâu: Chẩn đốn khó khăn hơn điều trị cũng phức tạp hơn vì rất
khó khăn để kháng sinh có thể thâm nhập vào vùng nhiễm khuẩn.
- Tổn thương thần kinh ngồi: Trong phẫu thuật nhất là những BN có sử dụng
đường mổ tối thiểu, có thể gây tổn thương thần kinh ngồi [12].
- Trật khớp sớm sau mổ: Là biến chứng hay gặp, thường xảy ra trong vòng 3 tuần
đầu sau mổ.
- Lệch chi: Chân được phẫu thuật có thể ngắn hoặc dài thường do lỗi kỹthuật:
Lỗi trong cắt cổ xương đùi, trong ráp ống tủy, đặt chi, vị trí đặt cup. Hiện vẫn chưa

có tiêu chuẩn nào để chẩn đốn chênh lệch chiều dài chi sau mổ, tuy nhiên chênh lệch
chiều dài trên 1 cm được chấp nhận rộng rãi cho chẩn đoán chênh lệch chiều dài chi
sau mổ và để phân biệt với chênh lệch chiều dài chi sinh lý [13].


11

1.3.3. Biến chứng xa sau mổ
Trật khớp háng và bán trật khớp.
Tỷ lệ trật khớp háng sau mổ thay khớp háng trung bình khoảng 3%. Một vài yếu
tố ảnh hưởng tới yếu tố này như: 1- tiền sử phẫu thuật khớp háng, 2-đường mổ phía
sau, 3- vị trí đặt giữa các thành phần của khớp nhân tạo xấu hoặc không thích hợp, 4 sự va chạm giữa xương đùi với khung chậu hoặc với các chồi xương, 5-sự va chạm
giữa cổ của chuôi khớp háng và cạnh củaổ cối nhân tạo, 6-cân bằng phần mềm không
tốt, 7 - các cơ khép yếu hoặc mất chức năng, 8-mấu chuyển lớn không liền hoặc chậm
liền, 9-tư thế bất thường hoặc quá tầm vận động sau mổ. Tuổi, chiều cao, cân nặng
không được xem là một yếu tố nguy cơ, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, trật khớp
hay xảy ra ở nữ hơn nam [36].
Lỏng khớp nhân tạo.
Lỏng ổ cối và chuôi xương đùi là một biến chứng nghiêm trọng nhất
trong theo dõi dài hạn sau mổ thay khớp háng. Lỏng khớp có thể do nguyên nhân
nhiễm trùng hoặc không do nhiễm trùng.
Nhiễm trùng
Đây là một trong những biến chứng nặng sau mổ thay khớp háng. Nhiễm trùng
gây đau, tàn phế, tăng chi phí điều trị và thường phải tháo bỏ khớp nhân tạo.
Cốt hóa lạc chỗ.
Nguyên nhân là do các mảnh xương vụn bắn ra xung quanh trong quá trình phẫu
thuật mà khơng được bơm rửa sạch.
Gãy xương
Gãy xương đùi có thể xảy ra ở nhiều thời điểm. Có thể xảy ra ngay trong mổ (thì
làm trật khớp, thì doa và đóng chi, thì thử và đặt lại khớp). Cũng có thể xảy ra sau

mổ nhiều năm và nhiều tháng. Trong các trường hơp này, nguyên nhân thường do lỏng
chuôi hoặc tiêu xương quanh chuôi, làm yếu đi lớp vỏ xương.

Thang Long University Library


12

Hình 1.8: Phân loại gãy quanh chi [46]
Tiêu xương quanh khớp nhân tạo
Thường được mô tả cùng với một số các trường hợp lỏng khớp và cố định các thành
phần chắc chắn (cả xi măng và khơng xi măng.

Hình 1.9: Phân loại tiêu xương quanh khớp nhân tạo[46]


13

1.4. TÌNH HÌNH PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG Ở BỆNH NHÂN Ở
VIỆT NAM.
- Năm 2009 Nguyễn Đắc Nghĩa – BV Xanh Pôn báo cáo 40 bệnh nhân được
thay khớp háng toàn phần và 4 bệnh nhân khoan giảm áp theo dõi 1 năm đều hết đau
đi lại bình thường [].
- Mai Đắc Việt, Lưu Hồng Hải, Nguyễn Quốc Dũng,(2015), đã báo cáo đánh giá
kết quả thay khớp háng toàn phần không xi măng ở bệnh nhân hoại tử vô khuẩn chỏm
xương đùi giai đoạn IV,V,VI theo thang điểm Harris trước phẫu thuật từ 41,68 ± 21,78
điểm tăng lên 98,82 ± 2,29 điểm sau phẫu thuật với thời gian theo dõi tối thiểu 2
năm[45].
- Nguyễn Mạnh Khánh (2015) đã báo cáo kết quả thay khớp háng toàn phần ở
bệnh nhân bị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi điểm Harris tăng từ 41.5 lên 92.1

điểm[20].
- Lê Trọng Sanh(2016),báo cáo biến chứng sau mổ thay khớp háng toàn phần
nhân một trường hợp mổ lại hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi[34].
- Nguyễn Văn Thoan ( 2018), báo cáo đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp
háng bán phần chuôi dài không ximăng ở bệnh nhân cao tuổi gãy liên mấu chuyển
xương đùi tại Bệnh viện Việt Đức.
- Năm 2012, Nguyễn Mạnh Khánh đã báo cáo 26 trường hợp thay khớp háng bán
phần trên bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xương đùi ở người cao tuổi kết quả đạt
được 65,4 % tốt và rất tốt.
- Năm 2013 Nguyễn Mạnh Dinh đã nghiên cứu 59 trường hợp phẫu thuật thay
khớp háng bán phần cho bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xương đùi cho kết quả: Chủ
yếu loại gãy A2 ( 79,9) , 100% không có biến chứng sau mổ thì đầu, kết quả chung trất
tốt và tốt 82%.
Tốt.
- Năm 2019 Trần Trung Dũng và cộng sự đã nghiên cứu 35 bệnh nhân cao tuổi
gãy mất vững LMC xương đùi, đã được thay khớp háng bán phẫn chuôi dài không xi
măng . Kết quả điều trị thu được là 68,6% rất tốt và 28,6 % tốt. Điểm Hari strung bình
là 90,4 ± 4,72 . Thời gian đi lại chịu trọng lực trung bình là 4,36 ngày.

Thang Long University Library


14

- Năm 2020 Nguyễn Mạnh Linh Nghiên cứu( Đánh giá kết quả phẫu thuật thay
khớp háng bán phần không ximăng điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi ở bệnh
nhân trên 80 tuổi tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Kết quả thu được: Khơng có trường
hợp trật khớp háng sau mổ. Có 83,7% trường hợp chi khớp nằm ở vị trí trung gian
+ Thời gian tập đi lại chịu trọng lực cơ thể là 5,73 ± 2,43 ngày, không có trường
hợp nào biến chứng trong mổ.

+ Biến chứng sau mổ : 83,8% bệnh nhân không gặp biến chứng, biến chứng
thường gặp viêm phổi (10,8%), tai biến mạch máu não là ( 5,4%), tử vong( 8,1%). Tỷ
lệ tử vong sau hai năm đạt 13,5%. Tổng Haris trung bình 79,03 ± 15,77.
- Nghiên cứu Nguyễn Văn Thoan: Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng
bán phần chuôi dài không ximăng ở bệnh nhân cao tuổi gãy liên mấu chuyển xương
đùi tại Bệnh viện Việt Đức có kết quả: Khơng có bệnh nhân nào có biến chứng trong
mổ, có 1 bệnh nhân chậm liền vết mổ thì đầu do albumin thấp.. Xq phẫu thuật có 91,4
% bệnh nhân có độ áp khít giữa chi khớp so với ống tủy xương đùi ≥ 900, có 88,4%
bệnh nhân có trục trung gian so với trục xương đùi.
+ Bệnh nhân biến chứng sau mổ chiếm 13,5%, trong đó có 01 bệnh nhân gãy
xương sau mổ chiếm 2,7% , 1 bệnh nhân nhiễm trùng tiết niệu chiếm 2,7% 1 bệnh
nhân tai biến mạch máu não chiếm 2,7%, 02 bệnh nhân tử vong sau mổ do cao tuổi và
tai biến mạch máu não chiếm 5,4 %
+ Tổng điểm Haris trung bình là 84,54

±

16,87

+ Tổng phần trăm tỷ lệ điểm Haris rất tốt và tốt là 82,8% và kếm 8,6%
1.4.1. Học thuyết Nightingale
Việc làm của Florence Nightingale được xem như mơ hình học thuyết và khái
niệm cho ngành điều dưỡng. Theo Meleis (1997) ghi nhận rằng học thuyết Nightingale
dùng môi trường như một phương tiện để điều dưỡng chăm sóc người bệnh, và cũng
đề nghị rằng điều dưỡng cần biết tất cả môi trường ảnh hưởng bệnh tật để tận dụng
dùng các môi trường chung quanh người bệnh để tác động vào việc chăm sóc. Mơi
trường bao gồm: sự thơng khí trong lành, ánh sáng, sức nóng, sự sạch sẽ, yên tĩnh, vệ
sinh cá nhân để lồng ghép vào điều dưỡng và điều trị (Nightingale,1969). Học thuyết
này đến nay vẫn còn giá trị trong thực hành bệnh viện của điều dưỡng, đó là kiểm sốt
nhiễm khuẩn bệnh viện, việc quản lý các nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng, đề cao những

vấn đề vệ sinh và sạch sẽ trong môi trường [1].


×