Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi trên và phân tích một số yếu tố liên quan tại bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh an giang năm 2020 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
-------------------------

ĐINH HỒNG TÙNG

KẾT QUẢ CHĂM SĨC NGƢỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT
KẾT HỢP XƢƠNG CHI TRÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC
TỈNH AN GIANG NĂM 2020 - 2021

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƢỠNG

HÀ NỘI – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
-------------------------

ĐINH HỒNG TÙNG – C01683

KẾT QUẢ CHĂM SĨC NGƢỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT
KẾT HỢP XƢƠNG CHI TRÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC
TỈNH AN GIANG NĂM 2020 - 2021
CHUYÊN NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG
MÃ SỐ: 8720301

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƢỠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. PHẠM VĂN ĐỞM

HÀ NỘI - 2022

Thang Long University Library


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô
trong Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Bộ môn Điều Dưỡng Trường Đại
học Thăng Long Hà Nội, các phịng ban của trường đã tận tình giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho Tôi thực hiện tốt tiểu luận này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS.Phạm Văn Đởm, người
đã trực tiếp hướng dẫn, dành nhiều thời gian, cơng sức, tận tình chỉ bảo cho tơi trong
suốt q trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tôi cũng chân thành cám ơn Ban Giám đốc, Hội đồng Khoa học Công nghệ, Ban
lãnh đạo khoa cùng Bác sĩ và Điều dưỡng tại Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình – Bỏng,
Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi thực hiện.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tồn thể các thầy, cơ trong bộ môn Điều Dưỡng
- Trường Đại Học Thăng Long Hà Nội đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và
truyền đạt kiến thức cho tơi để hồn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tơi
trong q trình hồn thành luận văn.
Cuối cùng tơi xin ghi nhớ tình yêu thương, sự ủng hộ, động viên, giúp đỡ của
những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong quá trình học tập cũng
như thực hiện tiểu luận này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý bệnh nhân đã nhiệt tình hợp tác
giúp tôi thực hiện đề cương luận văn tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2022


Đinh Hoàng Tùng


LỜI CAM ĐOAN
Tơi là Đinh Hồng Tùng học viên lớp cao học khóa 8, chuyên ngành Điều dưỡng,
trường Đại học Thăng Long Hà Nội, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
TS.Phạm Văn Đởm.
2. Nghiên cứu của tôi này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Những số liệu và thơng tin trong nghiên cứu là chính xác, trung thực và khách
quan, đã được cơ quan Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang xác nhận và chấp thuận.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2022
Người viết cam đoan

Đinh Hoàng Tùng

Thang Long University Library


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNVC

: Công nhân viên chức

CS

: Chăm sóc


DL

: Dẫn lưu

ĐTNC

: Đối tượng nghiên cứu

NB

: Người bệnh

ODL

: Ống dẫn lưu

TN

: Tai nạn

TNGT

: Tai nạn giao thông

TNLĐ

: Tai nạn lao động

TNSH


: Tai nạn sinh hoạt

VAS

: Visual Analog Scale


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3
1.1. Tổng quan về gãy xương chi trên................................................................... 3
1.1.1. Định nghĩa, dịch tễ học gãy xương chi trên .......................................... 3
1.1.2. Đặc điểm giải phẫu xương chi trên ....................................................... 4
1.2. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của gãy xương chi trên ........................ 7
1.2.1. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng ..................................................... 7
1.2.2. Biến chứng .......................................................................................... 12
1.3. Học thuyết điều dưỡng ................................................................................. 13
1.4. Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương .................................. 14
1.4.1. Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương ........................ 14
1.4.2. Quy trình chăm sóc người bệnh có khung cố định ngồi .................. 16
1.4.3. Giáo dục sức khỏe .............................................................................. 19
1.5. Một số nghiên cứu liên quan ........................................................................ 21
Chƣơng 2: ĐỐI TƢƠNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 22
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu .......................................................................... 22
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ .............................................................................. 22
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................... 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................. 22

2.2.2. Cở mẫu ................................................................................................ 22
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu ....................................................................... 22
2.3. Nội dung nghiên cứu và biến số nghiên cứu, tiêu chuẩn ............................. 23
2.3.1. Biến số, chỉ số nghiên cứu .................................................................. 23
2.3.2. Một số khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá ............................................... 26
2.4. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 28
2.4.1. Công cụ thu thập số liệu ...................................................................... 28

Thang Long University Library


2.4.2. Kỹ thuật thu thập thông tin ................................................................. 28
2.5. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu ..................................................... 29
2.6. Sai số, hạn chế của nghiên cứu và các biện pháp khắc phục ................. 29
2.6.1. Sai số, hạn chế .................................................................................... 29
2.6.2. Các biện pháp khắc phục .................................................................... 29
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................................ 29
Chƣơng 3: 31KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 31
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.................................................. 31
3.2. Mô tả đặc điểm người bệnh sau phẫu thuật kết hợp gãy xương chi trên tại
Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang ......................................................... 35
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng người bệnh sau phẫu thuật .................................. 35
3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng sau phẫu thuật ............................................... 36
3.3.1. Kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi trên37
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ..................................................................................... 48
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.................................................. 48
4.1.1. Thông tin chung đối tượng nghiên cứu ............................................... 48
4.1.2. Đặc điểm người bệnh gãy xương chi trên:.......................................... 50
4.3. Phân tích kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi
trên và một số yếu tố liên quan ........................................................................... 58

4.3.1. Kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi trên 58
4.3.2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc người bệnh phẫu thuật
kết hợp gãy xương chi trên ................................................................. 64
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 67
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.3. Đặc điểm lâm sàng người bệnh sau phẫu thuật (n=152) .................... 35
Bảng 3.4. Đặc điểm cận lâm sàng người bệnh sau phẫu thuật ........................... 36
Bảng 3.5. Hoạt động chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật ................................ 37
Bảng 3.6. Hoạt động tư vấn người bệnh sau phẫu thuật ..................................... 39
Bảng 3.7. Liên quan giữa kết quả chăm sóc người bệnh với tuổi ở ĐTNC ....... 42
Bảng 3.8. Liên quan giữa kết quả chăm sóc người bệnh với giới tính ở ĐTNC 42
Bảng 3.9. Liên quan giữa kết quả chăm sóc người bệnh với trình độ học vấn ở
người bệnh........................................................................................... 43
Bảng 3.10. Liên quan giữa kết quả chăm sóc người bệnh với nghề nghiệp ở
ĐTNC .................................................................................................. 43
Bảng 3.11. Liên quan giữa kết quả chăm sóc người bệnh với dân tộc ở ĐTNC 44
Bảng 3.12. Liên quan giữa kết quả chăm sóc người bệnh với lý do vào viện ở
ĐTNC .................................................................................................. 44
Bảng 3. 13. Liên quan giữa kết quả chăm sóc người bệnh với thời gian khởi
bệnh trước vào viện ở ĐTNC.............................................................. 45
Bảng 3. 14. Liên quan giữa kết quả chăm sóc người bệnh với phân bố theo
xương gãy ở ĐTNC............................................................................. 45
Bảng 3. 15. Liên quan giữa kết quả chăm sóc người bệnh với phân loại gãy
xương ở ĐTNC ................................................................................... 46
Bảng 3. 16. Liên quan giữa kết quả chăm sóc người bệnh với thời gian phẫu

thuật ĐTNC ......................................................................................... 46
Bảng 3. 17. Liên quan giữa kết quả chăm sóc người bệnh với phương pháp phẫu
thuật ở ĐTNC ...................................................................................... 47
Bảng 3. 18. Liên quan giữa kết quả chăm sóc người bệnh với bệnh lý đi kèm ở
ĐTNC .................................................................................................. 47

Thang Long University Library


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi .............................. 31
Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính ................................ 31
Biểu đồ 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn .................... 32
Biểu đồ 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp .......................... 32
Biểu đồ 3.5. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc .................................. 33
Biểu đồ 3.6. Kết quả hoạt động chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật ............... 39
Biểu đồ 3.7. Kết quả hoạt động tư vấn sức khỏe người bệnh sau phẫu thuật ..... 40
Biểu đồ 3.8. Kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật ................................ 41


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Gãy xương chi trên là một chấn thương thường gặp và xảy ra ở mọi lứa tuổi,
nhưng chủ yếu là lứa tuổi lao động. Trong đó gãy thân hai xương cẳng tay thường gặp
ở trẻ em và người trưởng thành chiếm tỷ lệ khoảng 53,6% trong tổng số các loại gãy
xương chi trên và khoảng 12- 30% trong tổng số các loại gãy xương nói chung [27].
Gãy xương chi trên ngày càng gia tăng do sự phát triển của các phương tiện giao thông
và sự phát triển của nền cơng nghiệp hố và hiện đại hố đất nước trong quá trình đổi mới,

hội nhập quốc tế, đặc biệt là cơ sở hạ tầng đường xá chật hẹp so với các phương tiện đông
đúc, việc lao động, sản xuất các phương tiện bảo hộ cho người lao động, cũng như nhận
thức của con người về phòng hộ cho bản thân cũng còn bất cập [19].
Trước đây, ở nước ta đa phần người bệnh bị gãy xương thường được điều trị bằng
phương pháp dân gian và bảo tồn (mang đai desault, mang đai số 8, bó bột,…). Đặc
biệt ở người lớn, điều trị bảo tồn thường hay để lại di chứng can lệch, làm mất độ cong
sinh lý của xương quay, làm hẹp màng liên cốt và làm thay đổi trục của xương [7],
[20]. Xuất phát từ thực tế trên nên hiện nay hầu hết các tác giả trên thế giới và trong
nước đều chủ trương phẫu thuật kết hợp xương để điều trị gãy xương ở người lớn
nhằm mục đích nắn chỉnh hết các di lệch cố định vững chắc ổ gãy và cho phép người
bệnh vận động sớm để phục hồi chức năng. Có nhiều phương pháp kết hợp xương
trong điều trị gãy xương (bằng các phương pháp như: đặt khung cố định ngồi, nẹp
vis, đóng đinh nội tủy, phẫu thuật xuyên kim kirschner,...). Trong trường hợp được
điều trị tốt thì xương sẽ liền trong 3 đến 4 tuần, song vẫn cịn một số biến chứng trong
q trình điều trị như: chèn ép khoang, nhiễm trùng, teo cơ, cứng khớp, các triệu
chứng về thần kinh như: đau, tê nơi chi bị tổn thương. Vì vậy để hạn chế các biến
chứng, người bệnh cần phải được điều trị, chăm sóc, theo dõi sâu sát trong q trình
điều trị nhằm phát hiện sớm các biến chứng cũng như tư thế xấu để xử lý kịp thời.
Trong quá trình điều trị cơng tác điều dưỡng chăm sóc cũng vơ cùng quan trọng
góp phần rất đáng kể vào kết quả, chất lượng điều trị. Công việc xây dựng kế hoạch phù
hợp sát với tình hình cần chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật là nhu cầu rất cần thiết để
đem lại kết quả mong muốn trong quá trình điều trị phục hồi của người bệnh. Trong cơng
tác điều dưỡng chăm sóc thì người điều dưỡng phải ln dự đốn trước, đáp ứng các nhu

Thang Long University Library


2
cầu cần thiết của người bệnh bởi vì do bệnh tật mà người bệnh có những nhu cầu nhiều
khi khơng được thỏa mãn, đó là cần sự giúp đỡ, chăm sóc họ, cung cấp các điều kiện, để

người bệnh được thỏa mãn các yêu cầu cơ bản của mình [5].
Tại Bệnh viện cũng có nhiều đề tài nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và kết quả
điều trị, trong đó có gãy xương chi trên nhưng chưa có đề tài nghiên cứu về điều
dưỡng chăm sóc người bệnh. Vì vậy, để tìm hiểu về một số đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng của gãy xương chi trên và nhận định kết quả chăm sóc của Điều dưỡng đối
với người bệnh đang nằm điều trị nội trú tại Bệnh viện; qua đó tìm những yếu tố ảnh
hưởng đến sự chăm sóc của Điều dưỡng và đề ra biện pháp khắc phục, góp phần chăm
sóc, theo dõi tốt hơn cho những người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi trên tại
Khoa ngoại Chấn thương chỉnh hình – Bỏng, Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An
Giang cho nên Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kết quả chăm sóc người bệnh sau
phẫu thuật kết hợp xương chi trên và phân tích một số yếu tố liên quan tại Bệnh
viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang năm 2020 - 2021” nhằm mục tiêu:
1- Mô tả đặc điểm người bệnh sau phẫu thuật kết hợp gãy xương chi trên tại
Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang.
2- Phân tích kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi trên
và một số yếu tố liên quan.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về gãy xƣơng chi trên
1.1.1. Định nghĩa, dịch tễ học gãy xương chi trên
Định nghĩa: Gãy xương là sự phá hủy đột ngột các cấu trúc bên trong của xương do
nguyên nhân cơ học, làm mất tính tồn vẹn và tính liên tục của xương. Hầu hết các gãy
xương là do chấn thương, do lực uốn bẻ trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên.
Dịch tễ học:
- Gãy xương là một tai nạn gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, bất kỳ lúc nào và bất cứ ở
đâu. Mỗi tuổi có 1 loại gãy xương hay gặp:

- Trẻ em: hay gãy xương đòn, trên lồi cầu xương cánh tay, xương đùi,…
- Người lớn (trên 50 tuổi): hay gãy cổ xương đùi, đầu dưới xương quay,…
- Mỗi nghề có một loại gãy xương thường xảy ra.
- Thợ lò bị gãy cột sống do sập hầm; thợ tiện, thợ cưa hay bị thương ở bàn tay,…
- Gãy xương liên quan tới tuổi hoạt động nhiều: gãy xương gặp nhiều nhất ở tuổi
lao động, tuổi hoạt động thể dục thể thao (khoảng 20 – 40 tuổi) và tỷ lệ nam nhiều hơn
nữ [17].
- Ảnh hưởng của giới tính và tuổi tác đến loại gãy xương: Ở trẻ em, bộ xương
đang tăng trưởng, màng xương dày nên gặp các loại gãy cành tươi, gãy xương cong
tạo hình. Ở người già có lỗng xương nên có một số xương xốp, yếu dễ bị gãy lún đốt
sống, gãy cổ xương đùi. Ở giới nữ từ sau tuổi mãn kinh thì gãy xương do loãng xương
xuất hiện sớm hơn.
- Khả năng chức năng của chi trên phản ánh sự tích hợp của tất cả các bộ phận
thành phần của nó, một phương pháp kết hợp để điều trị chấn thương xương và mơ
mềm có tầm quan trọng cơ bản trong chấn thương chi trên [44].
- Gãy xương chi trên ở người cao tuổi, thường được xử trí bằng cách cố định
cánh tay, hạn chế các hoạt động ở mức độ không xác định. Năm mươi mốt người bệnh
ở Middlesbrough, trên 60 tuổi và bị gãy xương chi trên, đã được phỏng vấn tại phòng
khám gãy xương [39, 45]. Trong số những người cao tuổi, gãy xương ở đầu gần và đầu
xa nhất của các chi có tỷ lệ cao nhất.

Thang Long University Library


4
1.1.2. Đặc điểm giải phẫu xương chi trên
Xương chi trên gồm các xương: xương bả vai, xương đòn, xương cánh tay, xương
trụ, xương quay, các xương cổ tay, các xương đốt bàn tay, các xương đốt ngón tay.
Giữa các xương nối tiếp nhau bỡi các bao khớp và dây chằng. Xương cẳng tay có
màng gian cốt nối giữa xương trụ và xương quay. Xung quanh xương chi trên được

bao phủ bởi thành phần mơ mềm bao phủ [24].

Hình 1.1. Các xương chi trên
Nguồn: Theo Nguyễn Quang Quyền (2021) [29].
Xƣơng bả vai
- Mặt trước bao phủ cơ dưới vai và cơ trám trước trong.
- Mặt sau có cơ trên gai, dưới gai, và cơ thang nối gai vai và xương đòn.
- Bờ trong: cơ trám, cơ nâng vai, cơ răng (dentelé cơ lược).
- Bờ ngồi: cơ trịn bé, trịn lớn, cơ lưng rộng (góc dưới).
- Cơ ngực bé, đầu ngắn cơ 2 đầu, cơ quạ cánh tay bám vào mõm.
- Đầu dài cơ 2 đầu bám ở gờ trên ổ chảo (lồi củ trên ổ chảo).
- Gân 3 đầu bám bờ dưới ổ chảo (lồi củ dưới ổ chảo).
- Mõm quạ nằm ở bờ trước trên xuơng bả vai.


5

1. Mõm quạ.

3. Cổ xương vai.

2. Gai vai.

4. Hố dưới vai.

Hình 1.2. Xương vai (mặt trước)
Nguồn: Theo Nguyễn Thị Vân Anh (2018) [2]
Xƣơng đòn
- Xương đòn là xương duy nhất kết nối vai với khung xương trục. Theo các nghiên
cứu giải phẫu, xương địn ngắn lại có liên quan đến giảm sức mạnh và phạm vi vận

động [52]. Xương đòn là xương bắt đầu cốt hóa sớm trong bào thai, khi trẻ lọt lòng
hay bị gãy. Gãy xương đòn chiếm 5% tổng số gãy, phần lớn ở trẻ em.
- Ở đai vai, gãy xương đòn chiếm 44% thương tổn. Ở người lớn, gãy xương đòn
do lực va mạnh.
- Xương đòn cong chữ S, 94% do đánh trực tiếp, đánh vào vai từ trên xuống, gây
gãy chỗ nối 1/3 giữa với 1/3 ngồi; cịn thấy do ngã chống cánh tay duỗi (6%), do ngã
hay kèm thương tổn ở đầu, ở cột sống cổ.

Hình 1 3. Xương địn
Nguồn: Theo Phạm Thị Hậu (2020) [16]

Thang Long University Library


6
Xƣơng cánh tay:
- Cơ chế chấn thương trực tiếp gặp trong tai nạn lao động, tai nạn giao thông, đâm
chém nhau hoặc vết thương hỏa khí, thường gây gãy hở.

Hình 1.4. Xương cánh tay
Nguồn: Theo khoa Điều Dưỡng - Đại Học Y Dược Huế (2017) [23]
Hai xƣơng cẳng tay:
- Xương quay: là một xương dài, nằm ở phía ngồi cẳng tay, gần như song song với xương
trụ khi cẳng tay để ngửa, khi cẳng tay sấp xương quay trở thành bắt chéo xương trụ.
- Xương quay và xương trụ đều có vai trị quan trọng trong chức năng của cẳng tay.
Đó là chức năng sấp, ngửa bàn tay.

Hình 1.5. Xương cẳng tay
Nguồn: Theo khoa Điều Dưỡng - Đại Học Y Dược Huế (2017) [23]



7
Xƣơng bàn tay – ngón tay

Hình 1.6. Xương bàn tay – ngón tay
Nguồn: Theo khoa Điều Dưỡng - Đại Học Y Dược Huế (2017) [23]
1.2. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của gãy xƣơng chi trên
1.2.1. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng
Gãy xƣơng bả vai
Triệu chứng lâm sàng: Nghèo nàn đa phần là sưng, bầm, đau tại chỗ [46].
Chẩn đoán: dựa vào X-quang, CT.
- Xác định loại gãy, đường gãy, vị trí, di lệch.
- Xác định tổn thương phối hợp: tràn khí màng phổi, gãy xương sườn, dập phổi:
11-54% trong gãy xương bả vai, gãy xương đòn: 23 - 39%, tổn thương đám rối thần
kinh cánh tay: 5 - 13%.
- X-quang:
+ Thẳng: không thấy rõ.
+ Nách: thấy mõm cùng vai và bờ ổ chảo.
Điều trị: đa phần là điều trị bảo tồn, phẫu thuật khi có di lệch nhiều.
- Bảo tồn: bột vai 6- 8 tuần (Bodeman).
- Mổ nắn, kết hợp xương.
- Phục hồi chức năng khớp vai[43, 46].
Gãy xƣơng địn
Chẩn đốn:
- Chấn thương làm gãy xương địn có thể trực tiếp, có thể từ bờ vai.

Thang Long University Library


8

- Chẩn đoán dựa vào lâm sàng: Trong trường hợp gãy mới có các dấu hiệu như:
sưng đau, mất cơ năng khớp vai, vai xệ, có thể xương gãy gồ lên dưới da ấn đau nhối
và có tiếng lạo xạo xương.
Phân loại theo cách đơn giản: gãy 1/3 giữa, 1/3 ngoài, 1/3 trong. Kỹ thuật kết hợp
xương bằng kim nội tủy được thực hiện dễ dàng, ít bốc tách màng xương, sẹo mổ nhỏ.
Khi lành xương có thể rút đinh tại phòng tiểu phẫu và gây tê tại chổ [12].
Điều trị:
- Nắn và Bất động bằng băng bột Desault cũng được ưa dùng vì chỉ băng có một
bên vai. Ngun tắc cũng là giữ cho vai đau lên trên và ra sau. Thời gian 5-6 tuần. Nói
chung khó làm cho hết di lệch, ln ln có biến dạng.
- Chỉ định mổ nắn và cố định bên trong:
+ Không liền: chỉ định chính, mổ cố định bên trong với đinh nội tủy hay nẹp vít
và ghép xương.
+ Bị thần kinh [40], mạch máu, nên mổ sớm và kết hợp xương ngay.
+ Mổ đặt lại ghim 2 đinh Kirschner từ mỏm cùng vai qua khớp cùng địn, xun
vào đầu phía trong, khơng cần khâu dây chằng quạ đòn bị rách.
Hai đầu gãy xa nhau do chèn phần mềm, đầu gãy nhọn chọc vào cơ delta, cơ
thang nắn khồng được, có khi chọc thủng da.
+ Mổ: gặm bớt chỗ xương nhọn, kết hợp xương nẹp vít,… và ghép xương xốp [47].
Gãy xƣơng cánh tay
- Đường gãy của thân xương cánh tay có giới hạn từ bờ trên của chỗ bám cơ ngực
lớn xuống đến giới hạn trên của lồi cầu xương cánh tay. Thường do cơ chế chấn
thương gián tiếp, như ngã chống tay, do tai nạn sinh hoạt.
- Gãy thân xương cánh tay chiếm khoảng 3% các gãy xương nói chung, có thể lựa
chọn nhiều phương pháp điều trị, hiện nay kết quả điều trị bảo tồn và phẫu thuật tương
đương như nhau.
Triệu chứng lâm sàng:
- Triệu chứng cơ năng:
+ Đau vùng thương tổn.
+ Mất cơ năng cánh tay.

- Triệu chứng thực thể:
+ Bầm tím, sưng, biến dạng cánh tay.


9
+ Sờ có điểm đau chói, tiếng lạo xạo, ngắn chi.
+ Có cử động bất thường tại điểm gãy.
+ Tổn thương thần kinh quay hay gặp, nếu có hình ảnh bàn tay rủ, không duỗi
bàn tay được.
Triệu chứng cận lâm sàng: Chụp phim X-quang chuẩn lấy hết khớp vai và khớp
khuỷu tay ở hai bình diện vng góc với nhau, thẳng và nghiêng. Trên phim ghi nhận
được vị trí gãy, đường gãy, di lệch, mãnh rời...
Điều trị: một nghiên cứu tài liệu có hệ thống về các trường hợp được báo cáo về
chậm hoặc không liên kết ở chi trên với mục đích đưa ra các khuyến nghị về cách họ
nên được điều trị [54].
Điều trị bảo tồn: thường là gãy xương khơng có biến chứng, gãy một bên hay
người bệnh chỉ gãy một xương cánh tay.
+ Bột cánh tay treo (Hanging Arm Cast): kỹ thuật cơ bản của phương pháp này là
bó bột từ 2 cm trên chỗ gãy đến cổ tay, khuỷu gấp 90°, cẳng tay tư thế trung gian, móc
tạ 2-3 kg ngay dưới khuỷu, thời gian 8-10 tuần.
+ Bột ngực vai cánh tay: bột ôm ngực, vai và cánh tay, cánh tay ở tư thế dạng.
+ Nẹp ôm cánh tay (Functional Bracing): là phương pháp điều trị bảo tồn hiện
đại nhất, do Sarmiento đề xướng năm 1977. Nẹp chỉ ôm đoạn thân cánh tay và được ép
bởi thủy lực. Phương pháp này là đại diện cho sự ưu việt trong điều trị bảo tồn không
mổ gãy thân xương cánh tay. Chỉ định khi gãy thân xương cánh tay đã hết sưng nề
(trước đó được bất động bởi một trong các kỹ thuật trên).
+ Để đảm bảo tính mạng và cứu vãn chức năng chi của người bệnh bị tổn thương mạch
máu tàn phá, cần phải có một phương pháp tiếp cận đa mô thức được tổ chức tốt
- Điều trị phẫu thuật kết hợp xương:
+ Kết hợp xương là phương pháp điều trị gãy xương đang được áp dụng phổ biến

hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này là có hiệu quả cao, ít biến chứng, giúp người
bệnh sớm hồi phục sức khỏe.
+ Phương pháp điều trị kết hợp xương: ba bước cơ bản trong điều trị gãy
xương gồm: nắn chỉnh - cố định - tập luyện.
Gãy hai xƣơng cẳng tay
Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng:
Triệu chứng cơ năng: đau vùng tổn thuơng, mất cơ năng cẳng bàn tay.

Thang Long University Library


10
Triệu chứng thực thể: sưng nề bầm tím cẳng tay, biến dạng gập góc ngắn chi, tiếng
lạo xạo xuơng, cử động bất thuờng.
Triệu chứng cận lâm sàng: chụp X-quang ghi nhận vị trí gãy, đuờng gãy, mảnh rời.
Điều trị:
- Danis R.Roy và Andrew H.Crawford cho rằng chỉ định điều trị phẫu thuật với
gãy thân hai xương cẳng tay bao gồm:
+ Gãy xương hở.
+ Các trường hợp gãy điều trị bảo tồn thất bại hoặc khơng duy trì được kết quả.
+ Các gãy xương bệnh lý.
- Theo tác giả, điều trị phẫu thuật là cần thiết trong hầu hết các trường hợp gãy ở
trẻ em trên 10 tuổi và người lớn khi gãy hoàn toàn thân hai xương cẳng tay ở đoạn 1/3
giữa, 1/3 trên có di lệch nhiều.
- Theo Cambell mổ nắn chỉnh và cố định xương bên trong được chỉ định sau khi
nắn kín thất bại và gãy ở 1/3 giữa và 1/3 trên thân hai xương cẳng tay.
- Theo T.M Clavert và Labosky - DA chỉ định điều trị phẫu thuật trong các trường hợp.
+ Gãy xương có chèn ép mạch máu thần kinh.
+ Gãy xương hở có dị vật hoặc khơng có dị vật.
- Mục tiêu điều trị gãy xương là giảm tối đa những biến chứng, di chứng là rất

quan trọng nhằm phục hồi chức năng tốt nhất chi bị tổn thương là việc làm rất cần thiết
cứu sống tính mạng người bệnh và làm liền xương ổ gãy [38, 40, 41, 49, 50].
- Điều trị bảo tồn: Bất động 8 đến 12 tuần, trẻ em 4 đến 6 tuần.
- Điều trị phẫu thuật: Kết hợp xương bằng nẹp vít, cố định ngồi trong gãy hở độ,
Đinh Kirschner,…
- Để đạt được những mục tiêu này, bác sĩ điều trị phải có kiến thức chun mơn
cần thiết về tất cả các phương pháp điều trị bảo tồn và phẫu thuật được áp dụng và
phải có khả năng áp dụng chúng để có chỉ định phù hợp [53].
Điều trị gãy xương gồm 2 giai đoạn:
- Điều trị sơ cứu: cấp cứu, sơ cứu.
- Điều trị thực thụ: nắn chỉnh phục hồi hình thể giải phẫu của xương, cố định ổ gãy
để liền xương vững chắc và tập phục hồi chức năng chi thể [18].


11
Gãy xƣơng bàn tay – ngón tay
* Gãy xương bàn tay:
Đặc điểm chung của xương bàn tay:
- Gãy nền xương bàn I: gãy ngồi khớp, có loại được đặt tên riêng (gãy Rolando),
gãy thấu khớp, có loại gãy được đặt tên riêng (bennett).
- Xương bàn là xương dài nên có thể gặp nhiều loại đường gãy như gãy xương dài
khác di lệch gập góc ra sau do cơ giun và liên cốt kéo.
Triệu chứng:
- Sưng nề vùng khớp thang bàn 1. Đau góc xa của hố thuốc lá. Ngón cái khép vào
trong và đáy xương bàn gồ lên phía ngồi, đau khi ấn vào nền xương bàn hay dồn kéo
dọc trục ngón tay cái, hạn chế dạng ngón tay cái [12].
- Có thể thấy biến dạng.
- Sờ nắn đau chói vùng xương bàn một.
Cận lâm sàng: X-quang xác định đường gãy và các di lệch.
Điều trị:

- Gãy xương bàn tay út là loại gãy xương khớp ngón tay út phổ biến nhất và cách
điều trị khá khác nhau vì nó là một thực thể đa yếu tố bao gồm gãy xương dưới, trục
xương bàn tay và gãy cơ bản [44, 55].
- Chủ yếu là điều trị bảo tồn vì ít di lệch.
- Phẫu thuật: đối với gãy di lệch không vững. Đường mổ thường ở mặt lưng bàn
tay. Các phương pháp phẫu thuật: Xuyên kim Kirschner dọc trục hay chéo ổ gãy,
xuyên chéo kết hợp với vòng chỉ thép, nẹp vít xương bàn.
* Gãy xƣơng ngón tay
Gãy đốt 1: Chiếm 50% các gãy xương bàn và ngón tay. Có thể ở nền, thân hay
chỏm xương, là một xương dài nên gãy thân xương có thể gãy ngang, chéo, xoắn,
nhiều mảnh. Các gãy đầu xương có thể thấu khớp làm trật hay bán trật khớp và ảnh
hưởng chức năng ngón tay. Di lệch ở thân đốt 1 thường gặp gập góc trước do cơ giun
và cơ liên cốt kéo. Ngoài ra cịn di lệch chồng ngắn và xoay.
- Ở ngón 3, 4, 5: nếu gãy dưới chỗ bám gân gấp nông thì gập góc vể phía mặt
lịng, nếu gãy xa chỗ bám gân tận gân gấp nông gấp nông sẽ gập góc vể phía mặt lưng.
Cận lâm sàng: X-quang xác định đường gãy và các di lệch.

Thang Long University Library


12
Điều trị:
- Thường điều trị bảo tồn. Gãy không di lệch đường gãy vững hay sau khi nắn
vững, bó bột cẳng bàn tay nẹp Iselin mặt lịng có lót nỉ tránh lì do gập góc. Các khớp
ngón tay để trong tư thế chức năng, trục các ngón tay hướng về xương thuyền.
- Phẫu thuật:
+ Các gãy không vững hay thấu khớp khơng thể nắn kín: đường mổ ở phía lưng
ngón tay lách bên gân duỗi. Nắn các mãnh gãy phục hồi mặt khớp. Cố định bằng kim
Kirschner hay nẹp vít nhỏ dành cho xương ngón tay. Sau mổ nếu khơng vững nên làm
nẹp bột tăng cường.

+ Chỉ định khi gãy phạm khớp không mất vững hay đứt nơi bám gân duỗi: cố
định thường bằng kim Kirschner. Đối với bong nơi bám dây chằng có thể cố định bằng
vít hay chỉ thép.
- Vật lý trị liệu sau mổ: tập vận động các ngón và kê cao chi để tránh phù nề.
1.2.2. Biến chứng
- Liệt thần kinh quay cơ năng hay thoáng qua thường gặp sau các gãy ngang hoặc
gãy chéo ngắn thân xương cánh tay. Đứt ngang thần kinh quay thường gặp trong các
gãy hở, gãy liên quan đến vết thương đâm chọc. Có 30% tỷ lệ bị tàn tật lâu dài ở các
chi được cứu sống, phần lớn là do chức năng thần kinh phục hồi kém.
Biến chứng mạch máu: ít gặp trong gãy kín, hay gặp trong gãy hở, gãy do dao
chém hoặc hỏa khí. Nếu nghi ngờ có tổn thuơng mạch máu thì nên siêu âm mạch máu,
nếu cần thiết thì chụp động mạch để xác định vị trí tổn thương. Các cơ chế của chấn
thương mạch máu được xác định, và các nguyên tắc chung trong việc xử trí các chấn
thương này, bao gồm cả phương pháp phẫu thuật đối với chính chấn thương và các lựa
chọn trong việc sửa chữa cả chấn thương động mạch và tĩnh mạch.
Chèn ép khoang.
- Chọc thủng da biến gãy kín thành gãy hở.
- Nhiễm trùng không liền xương: liên quan trực tiếp giữa bất động không vững và
nhiễm trùng, đặc biệt trong gãy hở. Bất động vững, cắt lọc triệt để các mô chết kể cả
xương, rửa sạch vết thương và dùng kháng sinh có hệ thống sẽ dẫn đến liền xương
trong đa số trường hợp.
- Can xương liền tư thế xấu: thường thì gập góc 20-30° hoặc ngắn chi 2-3 cm ít để
lại di chứng gì lớn.


13
- Không liền xương gặp nhiều hơn trong các gãy hở, gãy do chấn thương tốc độ cao,
gãy có mãnh rời, các gãy mà nắn không tốt, gãy được mổ nhưng bất động không tốt.
1.3. Học thuyết điều dƣỡng
Học thuyết Henderson

Hơ hấp bình thường

Vệ sinh cơ thể.

Ăn uống đầy đủ.

Tránh nguy hiểm, an tồn.

Chăm sóc bài tiết.

Được giao tiếp tốt.

Ngủ và nghỉ ngơi.

Tơn trọng tự do tín ngưỡng.

Vận động và tư thế đúng.

Được tự chăm sóc, làm việc.

Mặc quần áo thích hợp.

Vui chơi và giải trí.

Duy trì nhiệt độ cơ thể.

Học tập có kiến thức cần thiết.

- Virginia Henderson xác định rằng điều dưỡng là sự hỗ trợ cho người bệnh hoặc
người khỏe mạnh nếu họ có khả năng hoạt động để hồi phục, giữ gìn sức khỏe hoặc có

chết cũng được chết trong cái chết êm ả miễn là họ có đủ nghị lực, kiến thức, ý chí để
hợp tác thực hiện. Mục tiêu của điều dưỡng là sớm giúp người bệnh đạt được tính độc
lập càng sớm càng tốt, học thuyết Henderson chỉ dẫn có 14 nhu cầu cơ bản cho người
bệnh bao gồm các nhu cầu về:
+ Học thuyết này giúp cho ĐD ứng dụng trong CSNB để đáp ứng 14 nhu cầu cơ
bản cho người bệnh khi bị ốm đau.
+ Những nhu cầu nhiều khi không được thỏa mãn, đó là cần sự giúp đỡ, chăm
sóc của người thân, cần cung cấp các điều kiện, để người bệnh được thỏa mãn các yêu
cầu cơ bản của mình.
Điều dưỡng với bệnh lý gãy xương chi trên
- Sau phẫu thuật điều dưỡng cần theo dõi dấu chứng sinh tồn đến khi ổn định, chú
ý huyết áp, mạch, nhiệt độ vì khả năng chảy máu sau mổ là rất cao. Phát hiện sớm các
dấu hiệu chảy máu qua dẫn lưu, nơi bó bột, vết mổ.
- Sau phẫu thuật người bệnh rất đau. Điều dưỡng cần đánh giá mức độ đau để
chăm sóc người bệnh đau sau mổ: thực hiện thuốc giảm đau, công tác tư tưởng cho
người bệnh, tư thế giảm đau,… kèm lo lắng, mất ngủ [42, 48].
- Phục hồi chức năng vận động:
+ Theo đánh giá lâm sàng tiếp theo bao gồm điểm số khuyết tật ngắn của cánh
tay, vai và bàn tay (DASH). Thời gian theo dõi tối thiểu là 12 tháng (12–36) [56]. Vì

Thang Long University Library


14
vậy người bệnh được phục hồi chức năng sau phẫu thuật càng sớm càng tốt để phòng
ngừa các di chứng do bất động trong thời gian điều trị.
+ Tập vận động chủ động 24 giờ sau mổ các phần không cần bất động như xoay
trở, vận động, tập gồng cơ, co duỗi, kéo ròng rọc, tập các khớp, tập cơ dẻo dai. Tập
vận động thụ động chi bị bệnh, chú ý không gây đau, không gây phù nề thêm, tập gồng
cơ nhẹ nhàng. Tập trong khi sinh hoạt, khi nằm, ngồi, đứng, đi,... cho người bệnh nằm

ở tư thế thoải mái, đúng tư thế cơ năng. Có bằng chứng khẳng định vai trò của các chế
độ tập thể dục cụ thể trong việc giảm suy giảm và cải thiện chức năng chi trên sau khi
gãy xương chi trên cụ thể [51].
1.4. Chăm sóc ngƣời bệnh sau phẫu thuật kết hợp xƣơng
1.4.1. Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương
* Nhận định tình trạng ngƣời bệnh:
Nhận định tại chỗ:
- Vết mổ: băng thấm dịch, mùi, chảy máu, phù nề chung quanh vết mổ.
- Dẫn lưu: số lượng, màu sắc, tính chất dịch.
- Tình trạng vết thương: sự phù nề, đau, mức độ đau, màu sắc da niêm.
Nhận định toàn thân:
- Tuần hoàn, dấu chứng sinh tồn, tri giác để phịng ngừa chống.·
- Tình trạng nước xuất nhập, nước tiểu qua sonde.
- Tình trạng sức cơ chi lành và chi bệnh.
- Tâm lý người bệnh khi biết họ có vật lạ trong xương, phải chịu bất động, đau
- Tình trạng dinh dưỡng, cân nặng sau mổ. Nhận định ngay biến chứng tắc mạch,
huyết khối, mất mạch do hoại tử, viêm phổi, nhiễm trùng vết mổ.
* Chẩn đoán và can thiệp điều dƣỡng:
Người bệnh nguy cơ ảnh hưởng thuốc mê sau phẫu thuật:
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn:
+ Trong vòng 24h đầu sau mổ: để phát hiện tình trạng tai biến của gây mê, phẫu thuật.
+ Ví dụ: mất máu, đau kéo dài, rối loạn nhịp tim, nhịp thở. Nếu có tai biến của
gây mê, phẫu thuật phải xử trí kịp thời và báo ngay cho bác sĩ.
+ Những ngày sau: để phát hiện tình trạng nhiễm trùng, tình trạng thiếu máu.
- Theo dõi tri giác người bệnh.


15
Đau do sau phẫu thuật kết hợp xương:
- Giảm đau, sưng nề chi tổn thương bằng cách gác chi cao trên dụng cụ thích hợp.

- Cho người bệnh nằm nghỉ tại giường, nhận định tình trạng đau do vết thương, do
chèn ép, do dị vật...
- Xoay trở người bệnh thường xuyên và giúp người bệnh tư thế dễ chịu. Giải thích
tình trạng người bệnh thích nghi và cách tự chăm sóc vệ sinh cá nhân trong giới hạn
cho phép.
- Thực hiện thuốc giảm đau trước khi tập hay trước khi thay băng cho người bệnh.
- Lượng giá mức độ đau và nguyên nhân đau để phát hiện dấu hiệu chèn ép sau mổ.
Người bệnh nguy cơ nhiễm trùng vết mổ và ống dẫn lưu sau phẫu thuật:
- Chăm sóc thay băng vết mổ tuỳ từng trường hợp. Nếu chảy máu vết mổ cần thực hiện
băng ép cầm máu ngay, sau băng ép vẫn chảy máu phải báo bác sĩ để xử trí kịp thời.
+ Vết mổ tiến triển tốt, cắt chỉ sau 7 ngày.
+ Vết mổ có biểu hiện sưng nề, có dịch mủ cần cắt chỉ sớm để giải phóng mủ, dịch.
- Rút ống dẫn lưu sau 48-72 giờ.
- Thực hiện thuốc theo y lệnh, theo dõi tác dụng phụ, tai biến của thuốc.
Người bệnh nguy cơ có dấu hiệu chèn ép do bó bột sau phẫu thuật:
- Theo dõi tuần hoàn của chi, vận động cảm giác của chi tổn thương.
- Nhận định tình trạng bột, vùng chi bó bột sau mổ, tình trạng vết thương qua cửa
sổ bột. Hỏi người bệnh cảm giác đau, tê. Sờ mạch chi và nhiệt độ da vùng chi.
- Đánh giá mức độ phù nề chi và nâng cao chi cao không quá mực tim, nên kê chi dọc
theo chiều dài chi tránh chèn ép điểm. Tiếp tục theo dõi dấu hiệu đau, tê, phù nề chi.
- Hướng dẫn người bệnh tập gồng chi trong bột, tập các ngón.
Nguy cơ tắc mạch do bất động sau phẫu thuật:
- Sau phẫu thuật cần vận động chi lành để giúp cơ khỏe có thể đi nạng hay chống
đỡ chi bệnh. Với chi bệnh tập gồng cơ, kê cao chi, xoa bóp cơ, theo dõi dấu chèn ép,
theo dõi mạch chi, cảm giác, vận động, so sánh nhiệt độ của chi lành và chi bệnh, vận
động các ngón liên tục.
- Cho người bệnh ngồi dậy hay tự chăm sóc theo mức độ cho phép.
Nguy cơ chảy máu sau phẫu thuật:
- Trong những trường hợp phẫu thuật xương lớn nguy cơ chảy máu sau mổ rất cao.
Trong 24 giờ đầu sau mổ người bệnh tránh vận động.


Thang Long University Library


16
- Theo dõi dấu hiệu chảy máu như băng thấm đỏ máu, máu chảy thành dòng, phụt
máu khi tháo băng, dẫn lưu, dấu chứng sinh tồn.
- Theo dõi HCT, da niêm, bất động tốt sau mổ, tránh thay băng trước 24 giờ sau
mổ, thực hiện băng ép sau mổ.
- Khi có y lệnh thay băng nên tháo băng nhẹ nhàng an tồn. Cần giải thích với
người bệnh khi tháo băng.·
Dinh dưỡng người bệnh sau mổ xương:
- Hướng dẫn người bệnh ăn chế độ ăn bồi dưỡng để nâng cao thể trạng.
- Cho người bệnh uống nhiều nước, cung cấp nhiều chất có nhiều vitamin và nhất
là giàu protid và calci.
- Ăn ngay khi người bệnh tỉnh. Thức ăn nên có tính chất nhuận trường giúp người
bệnh đi cầu dễ dàng. Người bệnh không kiêng cử thức ăn nhưng nếu cung cấp nhiều
thức ăn có calci như nghêu, sị, cua,... nên hướng dẫn người bệnh vận động, uống
nhiều nước tránh nguy cơ tạo sỏi. Đối với người già thì nên cho uống sữa vì khả năng
hấp thu calci kém.
Người bệnh lo sợ vận động và vệ sinh sau phẫu thuật:
- Tập cho người bệnh đi lại khi có ý kiến chuyên môn, hướng dẫn cách đi nạng.
- Cho người bệnh đong đưa chân trên giường.
- Di chuyển cho người bệnh từ giường qua xe.
- Cho người bệnh đi lại trong nạng. Chú ý nếu người bệnh đau thì ngưng tập.
- Hướng dẫn người bệnh biết cách vệ sinh thân thể và vệ sinh cá nhân.
1.4.2. Quy trình chăm sóc người bệnh có khung cố định ngồi
* Chuẩn bị ngƣời bệnh:
- Rửa da sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn. Do xuyên đinh qua da nên cần cạo lông
vùng chi gãy nhưng tránh làm tổn thương da và nên cạo lông vài giờ trước mồ là tốt nhất.

- Thực hiện kháng sinh dự phịng trước mổ ln được áp dụng vì nguy cơ nhiễm
trùng sau mổ là rất cao. Khi mổ nên làm sạch vết thương, lấy hết mô chết, ngoại vật,
sát trùng và băng kín vết thương.
* Chuẩn bị tâm lý ngƣời bệnh:
- Thông tin cho người bệnh biết dụng cụ sẽ mang sau khi mổ vì nhiều khi người
bệnh sẽ hoảng sợ do thấy có quá nhiều đinh trên người. Khi cần thiết, có thể tạo điều
kiện cho người bệnh tiếp xúc với người bệnh đã phẫu thuật đặt khung cố định ngoài.


×