Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Kết quả chăm sóc, điều trị người bệnh bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện đa khoa huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình năm 2020 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

VÕ THỊ BÍCH TUYẾT
Mã học viên: C01577

KẾT QUẢ CHĂM SĨC, ĐIỀU TRỊ NGƯỜI
BỆNH BỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN TUN HỐ,
TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2020 - 2021

LUẬN VĂN THẠC SĨ SỨC KHỎE

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

VÕ THỊ BÍCH TUYẾT
Mã học viên: C01577

KẾT QUẢ CHĂM SĨC, ĐIỀU TRỊ NGƯỜI
BỆNH BỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN TUN HỐ,
TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2020 - 2021

LUẬN VĂN THẠC SĨ SỨC KHỎE
CHUYÊN NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG


MÃ SỐ: 8720301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS: NGUYỄN THỊ VÂN

HÀ NỘI - 2022

Thang Long University Library


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Nhà trường,
phòng sau đại học, các quý Thầy, Cô Trường đại học Thăng Long.
Xin cảm ơn Ban lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa huyện Tuyên Hóa đã tạo
điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian học tập và làm luận văn.
Em xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Thị
Vân và PGS.TS. Lê Thị Bình đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp em từ cách
phân tích rất quan trọng ban đầu đến việc định hướng và góp ý chi tiết để tơi
hồn thành luận văn.
Em xin bày tỏ lịng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể các bác sĩ,
điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa huyện Tuyên Hóa đã tạo điều kiện cho em trong
quá trình thu thập số liệu nghiên cứu và làm luận văn tại bệnh viện.
Với tất cả lịng kính trọng và biết ơn của mình em xin chân thành cảm ơn
các Thầy, Cô trong Hội đồng thông qua đề cương; các Thầy, Cô trong Hội đồng
chấm luận văn tốt nghiệp đã đóng góp cho em những ý kiến quý báu để thực
hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin trân trọng cảm ơn các anh, chị, em, bạn bè, đồng nghiệp ln bên
cạnh động viên em trong q trình học tập, các bạn học cùng lớp cao học điều
dưỡng đã đồng hành học tập với tôi trong thời gian qua.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn rất nhiều đến những người thân yêu

trong gia đình đã hết lịng vì em trong những năm tháng học tập vừa qua và ln
là nguồn động viên, chăm sóc cho em trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn!
Quảng Bình, ngày 26 tháng 10 năm 2021
HỌC VIÊN

Võ Thị Bích Tuyết


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Phịng Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Thăng Long;
- Bộ môn Điều dưỡng - Trường Đại học Thăng Long;
- Hội đồng chấm Luận văn Thạc sỹ.
Tôi là Võ Thị Bích Tuyết, Điều dưỡng Cao học Khóa 2020 – 2021
Trường Đại học Thăng Long.
Hiện đang công tác tại Khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa huyện Tun
Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Tơi xin cam đoan đề tài luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng
tơi, do chính bản thân tơi thực hiện, tất cả số liệu trong luận văn này là trung
thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Nếu có điều gì sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Quảng Bình, ngày 26 tháng 10 năm 2021
NGƯỜI LÀM LUẬN VĂN

Võ Thị Bích Tuyết


Thang Long University Library


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3
1.1. Tổng quan về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ................................................. 3
1.1.1 Giới thiệu về bệnh ........................................................................................ 3
1.1.2. Định nghĩa ................................................................................................... 3
1.1.3. Đặc điểm dịch tễ học ................................................................................... 3
1.1.4. Nguyên nhân gây bệnh ................................................................................ 4
1.1.5. Yếu tố nguy cơ ............................................................................................ 5
1.1.6. Các yếu tố liên quan đến cơ địa ................................................................... 5
1.1.7. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng ............................................................ 6
1.1.8. Chẩn đốn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và phân nhóm .............................. 9
1.1.9. Tiến triển và biến chứng ............................................................................ 11
1.1.10. Không đề cập đến ACO [GOLD 2020] .................................................... 11
1.2.Cơng tác chăm sóc người bệnh ....................................................................... 12
1.2.1.Khái niệm về chăm sóc điều dưỡng ............................................................ 12
1.2.2.Vai trị chăm sóc của điều dưỡng đối với người bệnh ................................. 12
1.2.3. Học thuyết điều dưỡng được áp dụng trong nghiên cứu ............................. 13
1.2.4. Bốn lĩnh vực của học thuyết Orem [49] bao gồm: ...................................... 13
1.2.5. Ba khái niệm chính của học thuyết Orem [49] ........................................... 13
1.2.6. Quy trình chăm sóc người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính[21] .................... 14
1.2.7. Những nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về cơng tác chăm sóc người
bệnh .................................................................................................................... 21
1.2.8. Giới thiệu sơ lược về địa bàn nghiên cứu - Bệnh viện đa khoa huyện Tuyên
Hóa, Tỉnh Quảng Bình ........................................................................................ 22
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 24
2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu ................................................................ 24

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 24
2.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu .................................................................. 24
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ người bệnh .................................................................. 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 24


2.2.2. Phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu ................................................................ 25
Vậy phải chọn ít nhất là 384 NB để nghiên cứu có ý nghĩa thống kê. .................. 25
2.3 Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 25
2.3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................................ 26
2.3.2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến hoạt động chăm sóc người bệnh...... 28
2.4. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 30
2.5. Xử lý và phân tích số liệu .............................................................................. 30
2.6. Sai số và cách khắc phục sai số ..................................................................... 30
2.7. Đạo đức nghiên cứu ....................................................................................... 31
2.8. Hạn chế của nghiên cứu................................................................................. 31
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 33
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính......... 33
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng: ................................................................................... 33
3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng .............................................................................. 43
3.1.3. Phân tích một số yếu tố liên quan đến chăm sóc người bệnh ...................... 45
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN........................................................................................ 52
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ......... 52
4.1.1. Đặc điểm lâm sàng. ................................................................................... 52
4.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng .............................................................................. 58
4.2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến chăm sóc người bệnh....................... 58
4.2.1. Chăm sóc người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp.............................. 58
4.2.2. Một số yếu tố liên quan đến chăm sóc người bệnh ..................................... 63
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 67

1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: ...... 67
1.1. Đặc điểm lâm sàng ....................................................................................... 67
1.2. Đặc điểm cận lâm sàng ................................................................................. 68
2. Phân tích một số các yếu tố liên quan đến chăm sóc người bệnh ................... 68
2.1. Thực trạng chăm sóc người BPTNMT. ......................................................... 68
2.2. Một số các yếu tố liên quan đến chăm sóc người bệnh. ................................. 68
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Thang Long University Library


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATS

Hội lồng ngực Hoa Kỳ (American Thoracic Society) BMI Chỉ

số khối cơ thể (Body MassIndex)
BPTNMT

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

(COPD)

(Chronic Obstructive Pulmonary Disease)

CAT

Bộ câu hỏi chất lượng cuộc sống cho người bệnh COPD


(COPD AssessmentTest)
CLVT

Cắt lớp vi tính

CNHH/CNTK

Chức năng hơ hấp/ Chức năng thơng khí

CRP

Protein phản ứng C (C reationprotein)

CRQ

Bộ câu hỏi bệnh hơ hấp mạn tính (Chronic Respiratory

Questionnaire)
CS

Cộng sự

DLCO

Khả năng khuếch tán khí CO ở phổi
(Diffusing lung capacity for carbon monoxide)

ERS


Hội Hô hấp Châu Âu (European
RespiratorySociety)

FEV1

Thể tích khí thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (Forced

Expired Volume in the firstsecond)
FEV1/FVC

Chỉ số Gaensler FEV1/VC Chỉ sốTiffeneau

FFMI

Chỉ số khối khơng mỡ (Fat free massindex)

FVC

Dung tích sống gắng sức (Forced vitalcapacity)

GOLD

Chiến lược toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Global

Initative for Chronic

Obstructive LungDisease)

HPPQ


Hồi phục phế quản

HPQ

Hen phế quản

mMRC

Bộ câu hỏi khó thở cải biên của hội đồng nghiên cứu y khoa

(Modified Medical ResearchCouncil)
MRC

Hội đồng nghiên cứu Y khoa (Medical ResearchCouncil)

NHLBI

Viện nghiên cứu tim, phổi và huyết học quốc gia Hoa Kỳ


(National Heart, Lung and BloodInstitute)
PaCO2

Áp lực riêng phần khí cacbonic trong máu động mạch
(Pressure of arterial carbon dioxide)

PaO2

Áp lực riêng phần khí oxy trong máu động mạch (Pressure of


arterialoxygene)
PHCN

Phục hồi chứcnăng

SaO2

Độ bão hòa oxy máu động mạch (Saturation of arterialoxygen)

SGA

Thang điểm đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh

COPD SpO2

Độ bão hòa oxy máu ngoại vi (Saturation of peripherral xygen)

TSLT

Trị số lý thuyết

WHO

Tổ chức y tế Thế giới (World Health Organization)

YNTK

Ý nghĩa thống kê

Thang Long University Library



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Giá trị chẩn đoán của các thăm dò trong đánh giá đợt cấp BPTNMT theo
GOLD 2019 ................................................................................................................. 8
Bảng 1.2. Phân loại COPD theo mức độ tắc nghẽn đường thở theo GOLD 2019 ......... 9
Bảng 1.3. Phân nhóm BPTNMT theo GOLD 2019 ...................................................... 9
Bảng 1.4. Đánh giá mức độ nặng của đợt cấp BPTNMT [GOLD 2019] ..................... 10
Bảng 2.1. Phân loại BMI cho các nước châu Á (IDI và WPRO, 2000) ....................... 26
Bảng 2.2. Thang điểm khó thở mMRC ...................................................................... 27
Bảng 2.3. Phân độ tăng huyết áp theo hội tim mạch học Việt Nam năm 2018 ............ 29
Bảng 3.1. Phân bố người bệnh theo thời gian mắc bệnh (n=384)................................ 35
Bảng 3.2. Số đợt cấp trung bình của người bệnh trong 12 tháng (n=384) ................... 36
Bảng 3.3. Lý do vào viện của người bệnh (n=384) ..................................................... 37
Bảng 3.4. Các triệu chứng cơ năng (n=384) .................................................................. 38
Bảng 3.5. Các triệu chứng thực thể ( n=384) ................................................................. 39
Bảng 3.6. Bảng nhiệt độ của người bệnh (n= 384) ......................................................... 40
Bảng 3.7. Phân loại mức độ khó thở theo điểm mMRC ( n= 384)................................... 40
Bảng 3.8. Thời gian xuất hiện triệu chứng và thời gian nằm viện của người bệnh
(n=384) ...................................................................................................................... 41
Bảng 3.9. Chất lượng cuộc sống theo thang điểm CAT (n=384) ..................................... 41
Bảng 3.10. Phân nhóm BPTNMT theo GOLD 2019(n=384) ......................................... 42
Bảng 3.11. Phân loại mức độ trong đợt cấp BPTNMT theo Anthonisen (n=384) ............. 42
Bảng 3.12. Kết quả xét nghiệm bạch cầu (n=384) ......................................................... 43
Bảng 3.13. Kết quả xét nghiệm CRP (n=384) ............................................................... 43
Bảng 3.14. Bệnh đông mắc ( n=384) ............................................................................ 44
Bảng 3.15. Đánh giá chung kết quả điều trị ( n=384) ..................................................... 45
Bảng 3.16. Chăm sóc người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp (n=384) .................... 45
Bảng 3.17. Điều dưỡng giúp đỡ người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống (n=384) ..... 46
Bảng 3.18. Điều dưỡng phát thuốc và hướng dẫn uống thuốc (n= 384) ...................... 46



Bảng 3.19. Điều dưỡng sử dụng thuốc đúng giờ (n= 384) .......................................... 47
Bảng 3.20. Điều dưỡng giúp đỡ, hỗ trợ người bệnh vệ sinh (n= 384) ......................... 47
Bảng 3.21. Điều dưỡng hướng dẫn người bệnh chế độ ăn phù hợp (n=384) ............... 47
Bảng 3.22. Điều dưỡng tư vấn cho người bệnh ( n=384)................................................ 48
Bảng 3.23. Điều dưỡng tư vấn cho người bệnh ( n=384)................................................ 48
Bảng 3.24. Điều dưỡng tư vấn cho người bệnh ( n=384)................................................ 48
Bảng 3.25. Điều dưỡng tư vấn cho người bệnh ( n=384)................................................ 49
Bảng 3.26. Giúp đỡ hỗ trợ người bệnh vệ sinh và chăm sóc cá nhân (n=384) .................. 49
Bảng 3.27. Yếu tố liên quan đến hướng dẫn chế độ ăn tại thời điểm T0( n=384).............. 50
Bảng 3.28. Yếu tố liên quan đến hướng dẫn luyện tập PHCN tại thời điểm T0 ( n = 384) 51

Thang Long University Library


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi ......................................................................... 33
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo Giới tính ........................................................................... 33
Biểu đồ 3.3. Chỉ số BMI của người bệnh ................................................................... 34
Biểu đồ 3.4. Phân bố theo Nghề nghiệp ..................................................................... 34
Biểu đồ 3.5. Phân bố theo nơi sinh sống .................................................................... 35
Biểu đồ 3.6. Tiền sử hút thuốc ................................................................................... 36


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease – viết
tắt là COPD) là bệnh thường gặp có thể dự phịng và điều trị triệu chứng, đặc trưng bởi

sự tắc nghẽn đường thở tiến triển ngày càng nặng dần, liên quan tới phản ứng viêm bất
thường của đường thở và nhu mô phổi bởi các phần tử và khí độc hại. Các đợt cấp và
bệnh đồng mắc góp phần làm tăng mức độ nặng ở mỗi bệnh nhân. [GOLD 2020]
BPTNMT là một trong những nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 trên
toàn thế giới dẫn đến gánh nặng kinh tế, xã hội ngày càng gia tăng. Dựa trên các
nghiên cứu dịch tễ học, số ca mắc BPTNMT ước tính là khoảng 385 triệu ca năm
2010, với tỷ lệ mắc trên thế giới là 11,7% và khoảng 3 triệu ca tử vong hàng năm. Ở
Việt Nam nghiên cứu về dịch tễ học của BPTNMT năm 2009 cho thấy tỷ lệ mắc ở
người > 40 tuổi là 4,2%. Với sự gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá tại các nước đang phát triển
và sự già hóa dân số ở những quốc gia phát triển, tỷ lệ mắc BPTNMT được dự đoán sẽ
tăng cao trong những năm tới và đến năm 2030 ước tính có trên 4,5 triệu trường hợp tử
vong hàng năm do BPTNMT và các rối loạn liên quan.[BYT.CQLB 2018](tr14)
Bệnh BPTNMT thường kéo dài và có sự xen kẽ giữa những giai đoạn ổn định
và đợt cấp, trong đó những đợt cấp có thể gây đe doạ tính mạng người bệnh [9]. Đợt
cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng thay đổi cấp tính các biểu hiện lâm
sàng, làm tăng các triệu chứng như khó thở, tăng, khạc đờm, cũng như màu sắc của
đờm thay đổi. Điều này cần có sự thay đổi trong điều trị và chăm sóc người bệnh so
với cách liệu pháp thông thường [9]
Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một q trình phức tạp, địi hỏi phải có
sự quản lý điều trị nội trú và ngoại trú lâu dài, do đó, việc chăm sóc điều dưỡng cho
người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đóng vai trị quan trọng trong việc điều
trị cho người bệnh. Cơng tác chăm sóc điều dưỡng đối với người bệnh mắc bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính cần được lưu tâm ngay từ khi mới được chẩn đoán và xác định
hướng điều trị nhằm đảm bảo người bệnh điều trị đủ phác đồ, phòng ngừa các biến
chứng và giảm nhẹ các tác dụng phụ của q trình điều trị, giảm chi phí và thời gian
nằm viện và nâng cao chất lượng điều trị.

Thang Long University Library



2

Vai trị của điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính đã được nghiên cứu trên thế giới, với bằng chứng về sự cải thiện khả năng tự
chăm sóc của người bệnh, chất lượng cuộc sống, chất lượng chăm sóc, kiến thức và sự
hài lịng của người bệnh. Tuy nhiên, tác động của công tác chăm sóc của điều dưỡng
với sự cải thiện về mặt lâm sàng và cận lâm sàng của người bệnh mắc bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính đợt cấp tại Việt Nam vẫn chưa được đánh giá đầy đủ. Do đó, chúng tơi
thực hiện đề tài “Kết quả chăm sóc, điều trị người bệnh bị bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện đa khoa huyện Tun
Hố, tỉnh Quảng Bình.” với 2 mục tiêu:
1. Mơ tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở người bệnh bị bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Đa Khoa Huyện Tun Hố, Tỉnh Quảng Bình.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến hoạt động chăm sóc.


3

CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
1.1.1 Giới thiệu về bệnh
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được biết đến từ rất lâu và được hiểu rõ hơn về
cả cơ chế sinh bệnh học, điều trị vào cuối thế kỷ XX. Đồng thời sự nghiên cứu về
BPTNMT cũng được phát triển mạnh mẽ.
Trong hội nghị lần thứ 10-1992 của Tổ chức Y tế thế giới ( WHO) bàn về sửa
đổi phân loại bệnh tật đã nhất trí dùng thuật ngữ COPD trong chẩn đốn và thống kê
bệnh tật.
Năm 1995, Hội lồng ngực Hoa Kỳ (ATS), Hội Hô hấp Châu Âu (ERS), các
Hội lồng ngực khác đồng loạt đưa ra các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COPD.

Năm 2001 Viện huyết học, Tim mạch, Hô hấp Hoa Kỳ (NHLBI) phối hợp với
Tổ chức y tế Thế giới (WHO) đề ra chương trình khởi động toàn cầu về COPD viết tắt
là GOLD (Global Initative for Chronic Obstructive Pulmonary Disease) [48]. Năm
2003, GOLD đã đưa ra bản cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COPD [47], từ
đó đến nay hàng năm GOLD ln đưa ra các bản cập nhật mới dựa vào các chứng thực
trên lâm sàng.
1.1.2. Định nghĩa
Năm 2020 GOLD đưa ra định nghĩa COPD là bệnh lý thường gặp, có thể phịng
ngừa và điều trị được. Đặc trưng các triệu chứng dai dẳng và giới hạn đường thở hoặc
phế nang thường do tiếp xúc với hạt và khí độc hại kèm sự phát triển bất thường của
phổi, bệnh đồng mắc làm tăng tàn phế và tử vong.
1.1.3. Đặc điểm dịch tễ học
1.1.3.1.Đặc điểm dịch tễ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một trong những bệnh phổ biến trên thế giới
và Việt
Nam. Theo WHO, năm 1990 tỷ lệ người bệnh mắc BPTNMT trên tồn thế giới
ước tính khoảng 9,34/1000 ở nam và 7,33/1000 ở nữ. Tuy nhiên ước tính tại thời điểm
này bao gồm ở mọi lứa tuổi chứ chưa phản ánh đúng tình trạng mắc BPTNMT ở người

Thang Long University Library


4
cao tuổi [40].
BPTNMT gây ra gánh nặng đáng kể cho nền y tế thế giới và Việt Nam. Tỷ lệ mắc
BPTNMT ở người trên 40 tuổi khác nhau theo phương pháp đo lường, bao gồm 4,9% theo
lời khai người bệnh; 5,2% theo chẩn đốn bác sỹ; và 9,2% theo hơ hấp ký [45]. Theo ước
tính của WHO, dự kiến năm 2020 tỷ lệ tàn tật và tử vong do BPTNMT được dự báo sẽ
đứng hàng thứ 3 toàn cầu [40]
1.1.3.2. Tình hình dịch tễ học ở Việt Nam

Tại Việt nam, Ngô Quý Châu và cộng sự nghiên cứu trên 3606 người bệnh điều
trị tại Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai từ 1996 - 2000, tỷ lệ người bệnh được
chẩn đoán BPTNMT lúc ra viện chiếm 25,1% đứng đầu trong các bệnh lý về phổi
(31).
Một nghiên cứu ở Bắc Giang trên 1012 người > 40 tuổi cho thấy tỷ lệ mắc
BPTNMT là 3,85% (nam 6,9% và nữ 1,4%) (2). Nghiên cứu điều tra dịch tễ học về
BPTNMT do Bệnh viện Phổi Trung Ương tiến hành trên 25,000 người với quy mơ
tồn quốc cơng bố năm 2010 cho thấy tỷ lệ mắc BPTNMT tại Việt Nam là 4,2% (nam
7,1% và nữ 1,9%) (5). Tại khoa lao - bệnh phổi, Bệnh viện 103 từ 2001 - 2010; 49,5%
nhóm người bệnh viêm phế quản mắc BPTNMT (1).
1.1.4. Nguyên nhân gây bệnh
- Do vi khuẩn, virus: gây nhiễm khuẩn khí phế quản phổi cấp.
- Do tắc mạch phổi, tràn khí màng phổi, rối loạn nhịp tim, rối loạn chuyển hóa.
- Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc: BPTNMT xảy ra ở khoảng 15%
người nghiện thuốc và việc sử dụng thuốc lá chiếm 90% nguy cơ mắc bệnh này.
- Hút thuốc lá thụ động hoặc tiếp xúc với khói thuốc cũng làm gia tăng tỷ lệ
nhiễm trùng đường hô hấp dẫn đến giảm chức năng của phổi.
- Do Ơ nhiễm mơi trường: khói, buị nghề nghiệp, bếp than đây là những
yếu tố nguy cơ để bệnh phát triển .
- Tăng nhạy cảm đường dẫn khí: Là tình trạng đường dẫn khí phản ứng
q mức với những chất kích thích từ khơng khí, như khói thuốc lá và chất ơ nhiễm.
Vai trị làm yếu tố nguy cơ của chứng bệnh này đối với BPTNMT ở những người hút
thuốc vẫn là nguyên nhân chính của bệnh.


5
1.1.5. Yếu tố nguy cơ
1.1.5.1. Thuốc lá
Thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ chính dẫn tới BPTNMT đóng vai
trị trong 80 - 90% số người mắc BPTNMT. Thuốc lá còn là một trong những yếu tố

nguy cơ của rất nhiều bệnh như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, loãng xương, ung
thư phổi, viêm răng lợi,...và những nguy cơ này xảy ra cả với hút thuốc lá chủ động và
thụ động. Hút thuốc chủ động hoặc thụ động đều làm tăng nguy cơ mắc BPTNMT.
1.1.5.2. Bụi và hóa chất nghề nghiệp
Phơi nhiễm với bụi và hóa chất (như hơi, chất kích thích, khói bếp than) nghề
nghiệp, đặc biệt trong một thời gian dài, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn đường hô hấp,
suy giảm hô hấp và tăng nguy cơ mắc BPTNMT (4).
1.1.5.3. Nhiễm trùng đường hô hấp
Nghiên cứu cho thấy những người có tiền sử mắc các bệnh viêm phổi khi cịn
nhỏ có nguy cơ suy giảm chức năng phổi, tăng triệu chứng ở tuổi trưởng thành, từ đó
dẫn tới tăng nguy cơ mắc BPTNMT.
1.1.5.4. Chế độ dinh dưỡng lúc nhỏ
Việc thiếu các yếu tố vi lượng ví dụ như các vitamin A, D, E cũng có liên quan
tới việc gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tuy nhiên cịn chưa được chứng minh đầy đủ.
1.1.5.5. Tình trạng kinh tế xã hội
Nghiên cứu cho thấy, những người có tình trạng kinh tế xã hội thấp, tiếp cận
mơi trường sống hoặc dinh dưỡng kém dễ dẫn tới các bệnh về phổi và BPTNMT (43).
1.1.6. Các yếu tố liên quan đến cơ địa
1.1.6.1. Yếu tố gen
Nhiều nghiên cứu cho thấy BPTNMT tăng lên trong những gia đình có tiền sử
mắc bệnh, yếu tố nguy cơ gen được biết rõ nhất là thiếu hụt di truyền α1- antitrypsin
(AAT). AAT là một protien được tổng hợp tại gan, có vai trị ức chế Elatase (là một
proteinnase huyết tương). Người bệnh thiếu AAT sẽ khơng ức chế được Elatase gây
nên tình trạng phá hủy Elatase trong nhu mô phổi cuối cùng dẫn đến BPTNMT. Thiếu
AAT sẽ gây khí phế thũng tồn tiểu thuỳ ở người trẻ tuổi, đối với những người có hút
thuốc có biểu hiện sớm hơn ở 40 tuổi, trong khi biểu hiện này sẽ muộn hơn 13 - 15
năm ở những người không hút thuốc.

Thang Long University Library



6
1.1.6.2. Tính tăng phản ứng của phế quản
Đây cũng là yếu tố nguy cơ của BPTNMT, song yếu tố này chỉ thấy được ở 8 14% người bình thường (28).
1.1.6.3. Sự phát triển của phổi
Sự phát triển của phổi có liên quan đến quá trình phát triển ở bào thai, trọng
lượng khi sinh và các phơi nhiễm trong thời niên thiếu. Nếu chức năng phổi của một
cá thể khi trưởng thành khơng đạt được mức bình thường thì những cá thể này có nguy
cơ sau này dễ bị BPTNMT (18).
1.1.6.4. Tuổi
Tỷ lệ mắc BPTNMT cao hơn ở người già. BPTNMT thường là hậu quả sau khi
phơi nhiễm với các hạt hoặc các phân tử khí độc hại. Đa phần gặp ở đối tượng trên 40
tuổi, có yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, thuốc lào, tiếp xúc với các chất đốt sinh khối,
ơ nhiễm mơi trường, khói bụi nghề nghiệp, tuổi càng cao thì thời gian tiếp xúc với các
yếu tố nguy cơ càng dài, tỷ lệ tiến triển thành BPTNMT càng lớn.
1.1.6.5. Giới tính
Đây là yếu tố nguy cơ không rõ ràng. Trước kia các nghiên cứu đều chỉ ra rằng
nam mắc bệnh nhiều hơn nữ, nhưng ngày nay tỷ lệ mắc BPTNMT ở nữ ngày càng gia
tăng do tỷ lệ hút thuốc chủ động và thụ động tăng lên cũng như tiếp xúc với chất đốt
sinh khối.
1.1.7. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng
1.1.7.1. Triệu chứng cơ năng
Triệu chứng cơ năng chủ yếu của người bệnh BPTNMT đó là: ho (thường kèm
theo khạc đờm) và khó thở khi gắng sức(3)
- Ho khạc đờm mạn tính:
+ Ho khạc đờm mạn tính thường vào buổi sáng hoặc sau khi người bệnh hút
điếu thuốc đầu tiên. Giai đoạn đầu thường ho cơn buổi sáng, về sau ho dài hơn có khi
cả ngày. Người bệnh ho thường kèm theo khạc đờm, đờm nhầy trong, số lượng tùy
người bệnh.
+ Ho và tính chất đờm thường nặng lên trong những tháng mùa đông hoặc

trong những đợt cấp, đặc biệt do nguyên nhân nhiễm khuẩn hô hấp. Đờm trở thành
đờm mủ trong đợt cấp.
- Khó thở:


7
+ Khó thở thường tiến tiển từ từ và tăng dần. Ở giai đoạn đầu người bệnh
thường khó thở khi gắng sức, sau đó người bệnh sẽ cố gắng thay đổi để thích nghi với
tình trạng khó thở đó và dần dần sau những đợt cấp tình trạng khó thở tăng dần và cuối
cùng là người bệnh khó thở thường xuyên.
+ Mức độ khó thở có thể đáng giá dễ dàng qua khả năng hoạt động của người
bệnh trong cuộc sống hàng ngày (thay quần áo, khoảng cách đi bộ, leo cầu thang) và
lượng giá theo thang khó thở.
1.1.7.2 Triệu chứng thực thể
Khám lâm sàng người bệnh mắc BPTNMT không thấy có biểu hiện bệnh lí nếu
chưa có tắc nghẽn mức độ trung bình hoặc nặng.
Thường gặp là:
Thở nhanh, nhịp thở >20 lần/phút.
- Kiểu thở chúm mơi ở cuối thì thở ra thường gặp ở người bệnh thuộc giai đoạn
nặng, kiểu thở này nhằm làm chậm xẹp đường thở ở thì thở ra.
- Xương ức lồi ra tăng đường kính trước sau dẫn đến biến dạng lồng ngực tạo
cho lồng ngực có hình thùng.
- Dấu hiệu Hoover: sự giảm bất thường đường kính lồng ngực khi hít vào (ở
người bình thường đường kính lồng ngực tăng khi hít vào).
- Sự co các cơ hô hấp lúc nghỉ ngơi (cơ ức đòn chũm) là dấu hiệu chứng tỏ bệnh
đã tiến triển nặng hoặc là trong đợt cấp.
- Ngón tay ám khói vàng chứng tỏ người bệnh nghiện thuốc lá.
- Khám phổi: Rì rào phế nang giảm ở những người bệnh có giãn phế nang nặng.
Đơi khi có thể có ran ngáy thay đổi với ho, thở rít là triệu chứng gặp thường xuyên. Có
thể có ran nổ.

- Có thể có dấu hiệu của tăng áp lực động mạch phổi và tâm phế mạn: Phù
chân, thổi tâm thu nghe thấy ở mũi ức, phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính, tĩnh
mạch cổ nổi.
- Giai đoạn cuối của BPTNMT thường hay có biến chứng:
+ Suy hơ hấp mạn tính
+ Tâm phế mạn
+ Tràn khí màng phổi
+ Người bệnh thường tử vong do suy hơ hấp cấp tính trong đợt cấp của bệnh.

Thang Long University Library


8
1.1.7.3. Cận lâm sàng
Bảng 1.1. Giá trị chẩn đoán của các thăm dò trong đánh giá đợt cấp BPTNMT
theo GOLD 2019
Xét nghiệm thăm dị
Đo SpO2

Có thể phát hiện
Giảm độ bảo hịa Oxy trong máu

Khí máu động mạch Tăng CO máu, giảm oxy máu toan máu, kiềm máu
2
Chụp X-quang phổi

Giúp phân biệt viêm phổi, phát hiện biến chứng

Công thức máu


Thiếu máu, đa hồng cầu tăng bạch cầu

Xét nghiệm đờm

Nhuộm Gram cấy đờm
Rối loạn nhịp tim: nhịp nhanh, ngoại tâm thu, rung nhĩ.

Điện tim

Thiếu máu cơ tim cục bộ
Dấu hiệu suy tim phải, suy tim trái
Giãn thất phải

Siêu âm tim

Tăng áp lực động mạch phổi
Rối loạn điện giải
Rối loạn chức năng gan, thận; tăng hoặc hạ đường huyết, các

Sinh hóa máu

rối loạn chuyển hóa
Tăng BNP, Pro-BNP: suy tim
Tăng D Dimer: Huyết khối - tắc động mạch phổi
Tăng các dấu ấn viêm: protein phản ứng C (CRP)
Rối
thơng khí tắc nghẽn khơng hồi phục hồn tồn: đo
Tăngloạn
Procalcitonin


Chức năng thơng khí chức năng thơng khí sau khi đợt cấp ổn định


9
1.1.7.4. Đánh giá mức độ tắc nghẽn đường thở
Theo GOLD 2019, COPD được chia thành 4 giai đoạn
Bảng 1.2. Phân loại COPD theo mức độ tắc nghẽn đường thở theo GOLD 2019
Mức độ rối loạn thơng khí tắc

Giá trị FEV1 sau test hồi phục phế quản

nghẽn

(các bệnh nhân đều có FEP1/ FVC< 0.70)

GOLD 1 (Mức độ nhẹ)

FEV1 ≥ 80% trị số lý thuyết

GOLD 2 (Mức độ trung bình)

50% ≤ FEV1 <80% trị số lý thuyết

GOLD 3 (Mức độ nặng)

30% ≤ FEV1 < 50% trị số lý thuyết

GOLD 4 (Mức độ rất nặng)

FEV1 < 30% trị số lý thuyết


* Dựa trên FEV1 sau test HPPQ
1.1.8. Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và phân nhóm
1.1.8.1. Chẩn đốn BPTNMT
Theo khuyến cáo của GOLD 2019.
+ Người bệnh có triệu chứng lâm sàng là khó thở tăng dần, ho kéo dài, khạc
đờm mạn tính.
+ Người bệnh có phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ: khói thuốc lá, thuốc lào, ơ
nhiễm mơi trường trong và ngồi nhà, tiếp xúc với khói, khí bụi nghề nghiệp.
+ Đo CNHH để chẩn đoán xác định: chỉ số FEV1/FVC < 70% sau test hồi phục
phế quản
Phân nhóm BPTNMT: Theo khuyến cáo của GOLD 2019 [42].
+ Phân nhóm ABCD chủ yếu dựa vào:
• Mức độ triệu chứng, ảnh hưởng của bệnh (mMRC, CAT).
• Nguy cơ đợt cấp (tiền sử đợt cấp/ năm, mức độ nặng đợt cấp).
Bảng 1.3. Phân nhóm BPTNMT theo GOLD 2019
C

D

A

B

mMRC 0 - 1

mMRC ≥ 2

CAT < 10


CAT ≥ 10

Bệnh nhân được xếp vào 1 trong 4 nhóm:
A: Ít triệu chứng, nguy cơ thấp
B: Nhiều triệu chứng, nguy cơ thấp
C: Ít triệu chứng, nguy cơ cao
D: Nhiều triệu chứng, nguy cơ cao

Thang Long University Library


10
Người bệnh mắc COPD được phân loại theo tiêu chuẩn của Global for
Obstructive Lung Disease (GOLD), GOLD 2019 - 2020 như sau:
Người bệnh thuộc nhóm (A) - Nguy cơ thấp, ít triệu chứng: có 0 - 1 đợt cấp
trong vịng 12 tháng qua (đợt cấp không nhập viện và không sử dụng kháng sinh,
Corticosteroid) và mMRC 0 - 1 hoặc CAT < 10.
Người bệnh thuộc nhóm (B) - Nguy cơ thấp, nhiều triệu chứng: có 0 - 1 đợt cấp
trong vịng 12 tháng (đợt cấp khơng nhập viện và khơng sử dụng kháng sinh,
Corticosteroid) và mMRC ≥ 2 hoặc điểm CAT ≥ 10.
Người bệnh thuộc nhóm (C) - Nguy cơ cao, ít triệu chứng: có ≥ 2 đợt cấp trong
vịng 12 tháng (hoặc 1 đợt cấp nặng phải nhập viện hoặc phải đặt nội khí quản) và
mMRC 0 - 1 hoặc điểm CAT < 10.
Người bệnh thuộc nhóm (D) - Nguy cơ cao, nhiều triệu chứng: có ≥ 2 đợt cấp
trong vòng 12 tháng (hoặc 1 đợt cấp nặng phải nhập viện hoặc phải đặt nội khí quản)
và mMRC ≥ 2 trở lên (theo phân loại mMRC) hoặc điểm CAT ≥ 10.
1.1.8.2. Đánh giá mức độ nặng của đợt cấp BPTNMT
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2018: đánh giá mức độ nặng của đợt cấp
COPD theo các triệu chứng sau:
Bảng 1.4. Đánh giá mức độ nặng của đợt cấp BPTNMT [GOLD 2019]

Các chỉ số

Nặng

Nguy kịch

Lời nói

Từng từ

Khơng nói được

Tri giác

Ngủ gà, lẫn lộn

Hôn mê

Rất nhiều

Thở nghịch thường

Tần số thở/phút

25 - 35

Thở chậm, ngừng thở

Khó thở


Liên tục

Liên tục

Co kéo cơ hơ hấp

Tính chất đờm
Thay đổi màu sắc
Tăng số lượng
Kèm theo sốt
Kèm theo tím và phù mới
xuất hiện.

Có thể cả 4, nhưng thường
Có 3 trong 4 đặc điểm

người bệnh khơng ho khạc
được nữa.


11
Mạch/phút

> 120

Chậm, loạn nhịp

SpO2 (%)

87 - 85


< 85

PaO2 mmHg

40 - 50

< 40

PaCO2 mmHg

55 - 65

> 65

7,25 - 7,30

< 7,25

pH máu

* Có từ ≥ 2 tiêu chuẩn của một mức độ thì được đánh giá ở mức độ đó.
Chỉ định người BPTNMT đợt cấp nhập viện khi có 1 hoặc nhiều dấu hiệu
- Khó thở nặng.
- Đã có chẩn đốn BPTNMT nặng hoặc rất nặng.
- Đã từng phải đặt nội khí quản vì đợt cấp.
- Xuất hiện các dấu hiệu thực thể mới: tím mơi, đầu chi, phù ngoại biên.
- Đợt cấp đã thất bại với các điều trị ban đầu.
- Có bệnh mạn tính nặng kèm theo: suy tim, bệnh gan, bệnh thận...
- Cơn bùng phát thường xuyên xuất hiện.

- Nhịp nhanh mới xuất hiện.
- Tuổi cao.
- Khơng có hỗ trợ từ gia đình và xã hội.
1.1.9. Tiến triển và biến chứng
- Bắt đầu bệnh rất nhẹ, bệnh nhân không để ý vì khơng ảnh hưởng đến lao động
và sinh hoạt. Bệnh tiến triển từ từ trong khoảng 5-10-20 năm. Trong q trình tiến
triển có biến chứng sau:
+ Bội nhiễm phổi: Viêm phổi ,áp xe phổi, lao phổi + Giãn phế nang.
+ Suy hô hấp cấp,
+ Suy tim phải (tâm phế mạn tính) [5], [6], [10], [11].
1.1.10. Khơng đề cập đến ACO [GOLD 2020]
Hội chứng chống lấp hen-COPD (ACOS) là một bệnh lý phức tạp khi vừa có
các triệu chứng của cả bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) trên
một cá thể.
Tuy nhiên nhấn mạnh là hen và COPD là các rối loạn khác nhau dù có vài đặc
điểm giống nhau về lâm sàng và cận lâm sàng ( bạch cầu ái toan, hồi phục test giãn
phế quản..). Hen và COPD có thể cùng tồn tại trên một bệnh nhân. Khi nghi ngờ có

Thang Long University Library


12
hen đi kèm thì nên tuân theo khuyến cáo điều trị hen. Tuy nhiên Phương pháp không
dùng thuốc và dùng thuốc nên được đánh giá thường xuyên
Mục đích là giảm triệu chứng và đợt cấp
1.2.Cơng tác chăm sóc người bệnh
1.2.1.Khái niệm về chăm sóc điều dưỡng
Chăm sóc điều dưỡng là những chăm sóc chun mơn của người điều dưỡng
đối với người bệnh từ khi vào viện đến lúc ra viện. Nội dung chính bao gồm: chăm sóc
về thể chất, tinh thần, dinh dưỡng, lập kế hoạch theo dõi, phục hồi chức năng, giáo dục

sức khỏe cho người bệnh. Chăm sóc điều dưỡng bắt đầu từ lúc người bệnh đến khám,
vào viện và cho đến khi người bệnh ra viện hoặc tử vong. Cơng tác chăm sóc trong
bệnh viện đảm bảo lấy người bệnh làm trung tâm, các hoạt động chăm sóc, dịch vụ
chăm sóc, điều trị dựa trên các đánh giá nhu cầu của người bệnh và hướng tới người
bệnh để phục vụ[18].
1.2.2.Vai trị chăm sóc của điều dưỡng đối với người bệnh
Nghề y là một nghề đặc biệt vì nó liên quan đến khám, chữa bệnh, phịng bệnh,
phục hồi chức năng và nâng cao sức khỏe cho con người. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe
là dịch vụ cơng cộng liên quan đến vấn đề an sinh xã hội tới mọi người, mọi nhà và
cộng đồng [18]. Người khỏe mạnh tự đáp ứng các nhu cầu của họ. Khi bị bệnh tật, ốm
yếu, nhập viện nhiều, người bệnh không đáp ứng được các nhu cầu hàng ngày cho
chính mình nên cần sự hỗ trợ của người điều dưỡng và người thân. Người bệnh khơng
chỉ có nhu cầu chữa bệnh mà cịn có nhu cầu về thể chất, tinh thần xã hội và nhu cầu
thiết lập mối quan hệ với bác sỹ và điều dưỡng. Jean Watson đưa ra hai giả định về giá
trị của chăm sóc con người là: chăm sóc và tình cảm tạo ra những năng lượng cơ bản
về thể chất và tinh thần, chăm sóc và tình cảm thiết yếu cho sự tồn tại và nuôi dưỡng
con người [18]. Theo Virginia Henderson “chăm sóc phải thỏa mãn các nhu cầu vật
chất, tâm lý, văn hóa xã hội và tinh thần của người bệnh”. Trên cơ sở này, Danielsson
(1988) đã nêu “Chăm sóc phải được thực hiện một cách nỗ lực nhằm đáp ứng và thỏa
mãn những nhu cầu cơ bản của mỗi cá nhân do vậy phải sử dụng các nguồn lực có sẵn
để duy trì hoặc phục hồi tình trạng sức khỏe tốt nhất hoặc là để thỏa mãn nhu cầu của
người bệnh”. Để nhận biết được những nhu cầu cơ bản của cá nhân người bệnh, nhân
viên y tế cần được trang bị đủ kiến thức, cơ sở lý luận của các học thuyết về nhu cầu
của mỗi cá nhân, chăm sóc điều dưỡng và chăm sóc người bệnh tồn diện.


13
1.2.3. Học thuyết điều dưỡng được áp dụng trong nghiên cứu
Có rất nhiều mơ hình học thuyết điều dưỡng được áp dụng trong thực hành điều
dưỡng như: học thuyết Orem, học thuyết Florence Nightingale, học thuyết Peplau, học

thuyết Newman, học thuyết Henderson,….Trong khuôn khổ nghiên cứu này chúng tôi
áp dụng học thuyết của Orem: Học thuyết của Dorothea Orem được xây dựng dựa trên
nhu cầu tự chăm sóc và khả năng tự chăm sóc của người bệnh. Mục tiêu của học
thuyết Orem là giúp người bệnh có năng lực tự chăm sóc.
1.2.4. Bốn lĩnh vực của học thuyết Orem [49] bao gồm:
- Con người: có khả năng phân tích, phản ứng lại, suy luận, hiểu được các tình
huống (Orem,1997).
- Sức khỏe: là tình trạng khỏe mạnh hoặc tồn vẹn về cấu trúc con người, chức
năng về thể chất và tinh thần (Orem,1995). Duy trì sự khỏe mạnh bằng cách sử dụng
sức mạnh của bản thân và kiểm sốt mơi trường.
- Môi trường: tác động đến sức khỏe của con người (Orem,1991). Môi trường
bao gồm cả thể chất, tinh thần, xã hội.
- Điều dưỡng: là một nghệ thuật, dịch vụ, quy trình cung cấp các hỗ trợ chuyên
nghiệp và giúp đỡ những người cần hỗ trợ (Orem,1995).
1.2.5. Ba khái niệm chính của học thuyết Orem [49]
Hệ thống điều dưỡng (Nursing system): hỗ trợ hoàn toàn, hỗ trợ một phần, hỗ
trợ giáo dục sức khỏe.
Phụ thuộc hồn tồn: người bệnh khơng có khả năng thực hiện các hoạt động tự
chăm sóc, hầu như người điều dưỡng phải làm cho người bệnh.
Phụ thuộc một phần: người điều dưỡng chia sẻ công việc chăm sóc với người
bệnh, người bệnh có thể thực hiện một số hoạt động tự chăm sóc cịn lại vẫn cần sự hỗ
trợ của Điều dưỡng.
Không cần phụ thuộc: người bệnh tự mình hồn tồn chăm sóc, điều dưỡng là
người hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh.
Thiếu khả năng tự chăm sóc (Self care deficit): người bệnh cần sự hỗ trợ của
điều dưỡng. Năm phương pháp hỗ trợ: điều dưỡng thực hiện những chăm sóc cần thiết
cho người bệnh, hướng dẫn người bệnh trong một số hoạt động tự chăm sóc, tư vấn về
cách tự chăm sóc, sắp xếp hoặc điều chỉnh môi trường nhà ở để phù hợp với nhu cầu
hiện tại hoặc tương lai của người bệnh, hỗ trợ người bệnh.


Thang Long University Library


14
Tự chăm sóc (Self care):
Tự chăm sóc: tự thực hiện những hoạt động cá nhân cơ bản để duy trì cuộc
sống, sức khỏe.
Năng lực tự chăm sóc: khả năng hoặc sức mạnh của con người để thực hiện
việc tự chăm sóc, bị ảnh hưởng bởi những yếu tố cơ bản: tuổi, giới, tình trạng phát
triển, tình trạng sức khỏe, định hướng văn hóa xã hội, hệ thống chăm sóc sức khỏe,
yếu tố mơi trường…
u cầu phải tự chăm sóc: để duy trì chức năng và cấu trúc của cơ thể như đủ
lượng khí hít vào, nước, thực phẩm, duy trì quá trình bài tiết…, tự điều chỉnh để phù
hợp với những thay đổi của cơ thể, tình trạng tổn thương hay bệnh tật.
Yêu cầu tự chăm sóc trị liệu
1.2.6. Quy trình chăm sóc người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính[21]
Người BPTNMT nhập viện điều trị thường do đợt cấp, có nguy hiểm tới tính
mạng, do đó cần được xử trí kịp thời và chăm sóc tồn diện. Các hoạt động của điều
dưỡng trong chăm sóc người BPTNMT bao gồm:

- Đảm bảo hô hấp
- Thực hiện y lệnh của bác sỹ
- Đảm bảo vệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn
- Phục hồi chức năng
- Đảm bảo dinh dưỡng
- Đánh giá theo dõi tình trạng bệnh và điều trị
- Chăm sóc tâm lý và tinh thần cho người bệnh
- Giáo dục sức khỏe cho người bệnh.
1.2.6.1. Nhận định [21]
Người BPTNMT không được điều trị kịp thời, bệnh tiến triển ngày càng nặng

dần, nhiều biến chứng rất nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng, khi giao tiếp để nhận
định tình trạng, điều dưỡng cần phải nhẹ nhàng, ân cần và cảm thông với người bệnh
[21].
Hỏi người bệnh hoặc gia đình: các thơng tin chung: họ và tên, tuổi, giới, nghề
nghiệp, địa chỉ, ngày giờ vào viện.

- Lý do vào viện.


×