Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nguyễn thị nga phân tích chi phí trực tiếp điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại trung tâm y tế thành phố bắc ninh luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 82 trang )

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGA

PHÂN TÍCH CHI PHÍ TRỰC TIẾP
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ
BẮC NINH
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI – 2023


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGA

PHÂN TÍCH CHI PHÍ TRỰC TIẾP
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ
BẮC NINH
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dược
MÃ SỐ: CK 60.72.04.12
Người hướng dẫn khoa học: TS. Kiều Thị Tuyết Mai
Nơi thực hiện: Trường Đại học Dược Hà Nội


Thời gian thực hiện: 9/2022 đến 02/2023

HÀ NỘI – 2023


LỜI CẢM ƠN
Với sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành gửi lời
cảm ơn tới TS Kiều Thị Tuyết Mai đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hồn thành luận văn.
Tơi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Nguyễn Thị Thanh
Hương và các thầy cô giáo trong khoa Quản lý và Kinh tế Dược đã trang bị
cho tôi những kiến thức và những kinh nghiệm quý báu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Quản lý đào tạo, bộ
phận Sau Đại học, các phịng ban và các thầy cơ giáo trường Đại học Dược
Hà Nội đã tạo điều kiện, dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại
trường Đại học Dược Hà Nội.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc và các khoa phòng Trung tâm
Y tế thành phố Bắc Ninh đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi rất nhiều trong
q trình học tập, hồn thành luận văn này.
Tôi xin dành những lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Trường
cao đẳng Y tế Bắc Ninh, đồng nghiệp, gia đình, bạn bè, những người đã
dành cho tơi tình cảm và nguồn động viên, khích lệ trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Học viên

Nguyễn Thị Nga


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN............................................................................ 3
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 3
1.1.1. Bệnh Đái tháo đường típ 2 và các phương pháp điều trị ........................ 3
1.1.2. Phương pháp phân tích chi phí................................................................ 7
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 11
1.2.1. Cơ cấu chi phí điều trị Đái tháo đường ................................................. 11
1.2.2. Một số yếu tố liên quan đến chi phí ...................................................... 15
1.3. Đơi nét về Trung tâm y tế thành phố Bắc Ninh ....................................... 16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

19

2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu .............................................. 19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 19
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................... 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20
2.2.1. Xác định biến số nghiên cứu ................................................................. 20
2.2.2 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 22
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 22
2.2.4. Mẫu nghiên cứu..................................................................................... 23
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu ..................................................................... 26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

30

3.1. Mơ tả cơ cấu chi phí trực tiếp điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 của bệnh
nhân điều trị ngoại trú có BHYT tại Trung tâm y tế thành phố Bắc Ninh năm

2022………………………………………………………………………….30
3.1.1. Số lượt điều trị ngoại trú trong năm ...................................................... 30
3.1.2. Chi phí trực tiếp trung bình năm cho 1 bệnh nhân ............................... 31


3.1.3. Chi phí trực tiếp trung bình một lượt khám bệnh ................................. 31
3.1.4. Cơ cấu chi phí trực tiếp cho y tế điều trị bệnh đái tháo đường típ 2
ngoại trú……………………………………………………………………...32
3.1.5. Cơ cấu chi phí trực tiếp ngồi y tế điều trị bệnh đái tháo đường típ 2
ngoại trú……………………………………………………………………...35
3.2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến chi phí điều trị của bệnh nhân đái
tháo đường típ 2 tại Trung tâm y tế thành phố Bắc Ninh năm 2022. ............. 36
3.2.1. Chi phí y tế trực tiếp cho điều trị ngoại trú của các nhóm bệnh nhân .. 36
3.2.2.Chi phí trực tiếp ngồi y tế cho điều trị ngoại trú của các nhóm bệnh
nhân………………………………………………………………………….38
3.2.3. Mơ hình hồi quy tuyến tính phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chi
phí y tế trực tiếp cho bệnh đái tháo đường típ 2 ngoại trú .............................. 40
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN

42

4.1. Mơ tả cơ cấu các chi y tế trực tiếp cho ĐTĐ típ 2 ngoại trú tại trung tâm
Y tế thành phố Bắc Ninh 2022 ........................................................................ 42
4.1.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu..................................................................... 42
4.1.2. Số lượt điều trị ngoại trú trong năm 2022 ............................................. 43
4.1.3. Cơ cấu tổng chi phí y tế trực tiếp cho ĐTĐ típ 2 ngoại trú .................. 44
4.1.4. Cơ cấu chi phí trực tiếp cho y tế liên quan đến điều trị ĐTĐ típ 2 ngoại
trú…………………………………………………………………………….45
4.1.5. Cơ cấu chi phí trực tiếp ngồi y tế liên quan đến điều trị ĐTĐ típ 2
ngoại trú……………………………………………………………………...49

4.2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí ý tế trực tiếp liên quan đến
bệnh đái tháo đường típ 2 tại trung tâm y tế thành phố Bắc Ninh năm 2022 . 50
4.2.1. Mối liên quan giữa chi phí trực tiếp cho y tế với các yếu tố ảnh hưởng50
4.2.2. Mối liên quan giữa chi phí trực tiếp ngồi y tế cho điều trị ngoại trú với
các yếu tố ảnh hưởng....................................................................................... 51


4.2.3 Mơ hình hồi quy tuyến tính phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chi
phí y tế trực tiếp cho ĐTĐ típ 2 ngoại trú ....................................................... 52
4.3. Đóng góp và hạn chế của nghiên cứu ...................................................... 55
4.3.1. Đóng góp của nghiên cứu ..................................................................... 55
4.3.2. Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................ 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CHỮ, KÝ

TIẾNG ANH

HIỆU
ADA

AIDS

AST
ALT


TIẾNG VIỆT

American Diabetes

Hiệp hội đái tháo đường Hoa

Association

Kỳ

Acquired Immuno
Deficiency Syndrom

Hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải do virus HIV
gây ra

Aspartate Amino
Transferase

Chỉ số đánh giá chức năng gan

Alanine Amino Transferase

BH

Bảo hiểm

BHYT


Bảo hiểm Y tế

BMI

Body Mass Index

Chỉ số khối cơ thể

BN

Bệnh nhân

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BSCK

Bác sĩ chun khoa

CĐHA

Chẩn đốn hình ảnh

COI

Cost Of Illness

ĐTĐ
DPP-4i


GLP-1

HIV

Phương pháp phân tích chi phí
bệnh tật
Đái tháo đường

Dipeptidyl Peptidase 4

Chất ức chế enzym dipeptidyl

Inhibitor

peptidase 4

Glucagon-like peptide-1

Chất đồng vận glucagon giống
peptide-1

Human Immunodeficiency

Virus gây suy giảm miễn dịch

Virus

ở người



CHỮ, KÝ
HIỆU
HDL-C

IFD

LDL-C

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

High Density Lipoprotein

Lipoprotein Cholesterol trọng

Cholesterol

lượng phân tử cao

International Diabetes

Liên đoàn Đái tháo đường

Fereration

Quốc tế

Low Density Lipoprotein


Lipoprotein Cholesterol trọng

Cholesterol

lượng phân tử rất thấp

RLLM

Rối loạn Lipid máu

RLDNG

Rối loạn dung nạp glucose
STEPwise approach for

STEPwise

SGLT2i

non- communicable disease bước để giám sát yếu tố nguy
risk factor surveillance

cơ bệnh không lây nhiễm

Sodium Glucose

Chất ức chế kênh đồng vận

Cotransporter-2 Inhibitors


chuyển sodium-glucose
Thăm dò chức năng

TDCN
TZD

Phương pháp tiếp cận từng

Thiazolidinedione

TPCN

Thực phẩm chức năng

THA

Tăng huyết áp

USD

Đồng đô la Mỹ


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1. Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ ở người trưởng thành,

5

Bảng 1.2. Tỷ lệ mắc các bệnh lây nhiễm và các bệnh không lây nhiễm năm

2022……………………………………………………………………………. 18
Bảng 2.3. Biến số nghiên cứu………………………………………………. 20
Bảng 2.4. Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu……………………24
Bảng 2.5. Đặc điểm về bệnh của mẫu nghiên cứu.......................................... 25
Bảng 3.6. Số lượt khám ngoại trú năm 2022……………………………….. 30
Bảng 3.7. Chi phí trực tiếp trung bình cho 1 bệnh nhân năm 2022………… 31
Bảng 3.8. Chi phí trực tiếp trung bình cho 1 lượt khám năm 2022................ 31
Bảng 3.9. Cơ cấu các chi phí trực tiếp liên quan đến y tế điều trị ĐTĐ típ 2
ngoại trú trong năm 2022…………………………………………………… 32
Bảng 3.10. Cơ cấu chi phí thuốc được cấp phát theo phạm vi thanh tốn của
BHYT theo nhóm thuốc.................................................................................. 33
Bảng 3.11. Cơ cấu chi phí thuốc hạ đường huyết được cấp cho bệnh nhân
ngoại trú BHYT.............................................................................................. 34
Bảng 3.12. Cơ cấu các chi phí trực tiếp ngồi y tế liên quan đến ĐTĐ típ 2
ngoại trú trong năm 2022…………………………………………………… 35
Bảng 3.13. Chi phí y tế trực tiếp cho điều trị ngoại trú của các nhóm bệnh
nhân................................................................................................................. 36
Bảng 3.14. Chi phí trực tiếp ngoài y tế cho điều trị ngoại trú của các nhóm
bệnh nhân........................................................................................................ 38
Bảng 3.15. Mơ hình hồi quy phân tích các yếu tố liên quan đến tổng chi phí
điều trị ĐTĐ típ 2 ngoại trú………………………………………………… 40


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Phân loại chi phí………………………………………………….8
Hình 3.2. Cơ cấu các chi phí trực tiếp liên quan đến y tế điều trị ĐTĐ típ 2
ngoại trú trong năm 2022 (theo nguồn chi trả)…………………………….33



ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mạn tính, không lây nhiễm, bệnh gây ra
nhiều biến chứng nguy hiểm, làm giảm chất lượng cuộc sống và là nguyên
nhân chính gây tử vong ở hầu hết các quốc gia. Nghiên cứu về gánh nặng
bệnh tật toàn cầu chỉ ra tỷ lệ tử vong do ĐTĐ xếp thứ 8 đối với nhóm người ở
mọi lứa tuổi và xếp thứ 3 đối với lứa tuổi 50-70 tuổi [19]
ĐTĐ típ 2 trước kia được gọi là ĐTĐ của người lớn tuổi hay ĐTĐ không
phụ thuộc insulin, chiếm tỷ lệ 90-95%. Cùng với chế độ ăn khơng thích hợp,
lối sống giảm hoạt động thể lực, ĐTĐ típ 2 đang có xu hướng tăng cả ở trẻ
em, trở thành vấn đề cộng đồng nghiêm trọng [6].
Trên thế giới, ĐTĐ típ 2 có xu hướng gia tăng nhanh ở các nước đang
phát triển nơi mà có sự thay đổi nhanh về kinh tế, lối sống và tốc độ đơ thị
hố. Theo cảnh báo của Quỹ ĐTĐ thế giới (WDF), sự gia tăng ĐTĐ típ 2 ở
các nước phát triển là 42% nhưng ở các nước đang phát triển lại lên tới 170%.
ĐTĐ típ 2 chiếm khoảng 85 - 95% tổng số người mắc ĐTĐ. Chi phí cho điều
trị ĐTĐ của toàn thế giới năm 2007 ước tính 232 nghìn tỷ đơ la Mỹ, dự báo
vào năm 2025 sẽ tăng lên khoảng 302 nghìn tỷ đơ la Mỹ [4][25].
Việt Nam là nước đang phát triển cũng không nằm ngoài quy luật trên.
Chỉ riêng trong năm 2017, gánh nặng kinh tế liên quan tới ĐTĐ típ 2 đã lên
tới 674 triệu USD, trong đó có 435 triệu USD là chi phí y tế trực tiếp phải chi
trả. Với tỷ lệ mắc bệnh luôn cao, bệnh là gánh nặng chi phí cho cả người dân
và nguồn ngân sách BHYT [4].
Hiện nay số nghiên cứu về chi phí trực tiếp điều trị ĐTĐ cịn rất ít. Trong
những năm gần đây, lượng bệnh nhân điều trị ĐTĐ típ 2 ngoại trú tại Trung
tâm y tế thành phố Bắc Ninh ngày càng tăng đòi hỏi Trung tâm y tế cần xây
dựng kế hoạch điều trị một cách chủ động, dự trù các nguồn lực để đáp ứng
nhu cầu điều trị. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, Trung tâm y tế thành phố
1



chưa có nghiên cứu nào đánh giá về cơ cấu chi phí cũng như các yếu tố liên
quan đến chi phí điều trị ĐTĐ típ 2. Xuất phát từ lý do trên, chúng tơi tiến
hành đề tài “Phân tích chi phí trực tiếp điều trị ngoại trú bệnh nhân đái
tháo đường típ 2 tại Trung tâm y tế thành phố Bắc Ninh” với 2 mục tiêu:
- Mô tả cơ cấu chi phí trực tiếp của bệnh nhân ĐTĐ típ 2 điều trị ngoại trú
có BHYT tại Trung tâm y tế thành phố Bắc Ninh năm 2022.
- Phân tích một số yếu tố liên quan đến chi phí trực tiếp điều trị bệnh ĐTĐ
típ 2 của bệnh nhân ngoại trú tại Trung tâm y tế thành phố Bắc Ninh năm
2022.
Từ đó, cung cấp số liệu cần thiết giúp bác sĩ và gia đình bệnh nhân ước
lượng được chi phí điều trị ĐTĐ típ 2 để tránh những gánh nặng về kinh tế.
Đồng thời, cung cấp thông tin quan trọng cho các phân tích chi phí - hiệu quả
tại trung tâm y tế trong tương lai.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Bệnh Đái tháo đường típ 2 và các phương pháp điều trị
1.1.1.1. Định nghĩa
ĐTĐ là bệnh rối loạn chuyển hố có đặc điểm tăng glucose huyết mạn
tính do khiếm khuyết tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng
glucose huyết mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hoá
carbohydrat, protid, lipid, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt
ở tim và mạch máu, mắt, thận, thần kinh [5][26].
1.1.1.2. Dịch tễ
Theo thống kê năm 2019 của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF),
tỷ lệ ĐTĐ trên tồn cầu ở nhóm tuổi 20 - 79 là 9,3%, con số này trong năm
2017 là 8,8%. Ngồi ra, cứ 2 người thì có 1 người khơng biết về tình trạng

bệnh [20]. Ngồi ra, theo ước tính của hiệp hội quốc tế trên, số người trưởng
thành mắc ĐTĐ trên thế giới tăng từ 108 triệu người vào năm 1980 lên 428
triệu người vào năm 2014. Nguyên nhân đến từ sự gia tăng tỷ lệ hiện mắc
(28,5%), sự gia tăng và già hóa dân số (39,7%) cũng như sự tác động qua lại
của hai yếu tố trên (31,8%) [3].
Tại Việt Nam nghiên cứu năm 2012 của Bệnh viện Nội tiết Trung ương
cho thấy: tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5,42%,
tỷ lệ ĐTĐ chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 63,6%. Tỷ lệ RLDNG là
7,3%, rối loạn glucose huyết lúc đói 1,9% (toàn quốc năm 2003) [4]. Một
nghiên cứu khác của Phạm Minh Ngọc sàng lọc ĐTĐ trong cộng đồng giai
đoạn từ năm 2011 - 2013 tại Việt Nam cho thấy: tỷ lệ ĐTĐ là 6,0% và tiền
ĐTĐ là 13,5%. Nhiều nghiên cứu cũng đưa ra kết luận tuổi, béo phì, tăng
huyết áp và cơng việc ít vận động có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ mắc ĐTĐ
[14].
3


1.1.1.3. Phân loại bệnh Đái tháo đường
ĐTĐ được phân thành 4 loại chính [5]:
a) ĐTĐ típ 1: đây là một loại bệnh tự miễn dịch, cụ thể là do các tế bào
sản xuất insulin trong tuyến tụy của cơ thể bị phá hủy.
b) ĐTĐ típ 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền
tảng đề kháng insulin).
c) ĐTĐ thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng
cuối của thai kỳ và khơng có bằng chứng về ĐTĐ típ 1, típ 2 trước đó).
d) Các loại ĐTĐ đặc biệt do các nguyên nhân khác, như ĐTĐ sơ sinh
hoặc ĐTĐ do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị
HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô...
1.1.1.4. Biến chứng bệnh đái tháo đường típ 2
Biến chứng ĐTĐ thưởng phát triển dần dần, là kết quả của thời gian mắc

bệnh dài và khơng kiểm sốt được đường huyết mục tiêu, bao gồm biến
chứng cấp tính và biến chứng mạn tính.
a. Biến chứng cấp tính
Nhóm biến chứng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi lượng đường
trong máu tăng cao hay hạ thấp quá mức [5].
- Nhiễm toan ceton
- Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu
- Các bệnh nhiễm trùng cấp tính
- Hạ đường huyết
b. Biến chứng mạn tính
Bệnh nhân ĐTĐ sau nhiều năm kiểm soát đường máu kém dẫn đến xuất
hiện nhiều biến chứng, chủ yếu ảnh hưởng đến mạch máu nhỏ (vi mạch),
mạch máu lớn, hoặc cả hai. Một số biến chứng có thể đe dọa tính mạng theo
thời gian. Thời gian xuất hiện các biến chứng mạn tính của ĐTĐ là 5 - 10
4


năm sau khi mắc bệnh. Xuất hiện sớm nhất là biến chứng thần kinh và biến
chứng tim mạch của ĐTĐ. Biến chứng mắt (bệnh võng mạc, đục thủy tinh
thể, tăng nhãn áp...) sẽ xảy ra sau khoảng 7 năm. Bệnh thận ĐTĐ xuất hiện
muộn hơn, sau khoảng 12 - 18 năm…
1.1.1.5. Điều trị
Theo Bộ Y tế, mục tiêu điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ típ 2 như sau:
Bảng 1.1. Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ ở người trưởng thành,
khơng có thai
Mục tiêu
HbA1c
Glucose huyết tương mao
mạch lúc đói, trước ăn
Đỉnh glucose huyết tương

mao mạch sau ăn 1-2 giờ

Chỉ số
< 7% (53mmol/mol)
80-130 mg/dL (4,4-7,2 mmol/L)

< 180 mg/dL (10,0 mmol/L)
Tâm thu < 140 mmHg, Tâm trương < 90 mmHg

Huyết áp

Nếu đã có biến chứng thận, hoặc có yếu tố nguy
cơ tim mạch do xơ vữa cao: Huyết áp < 130/80
mmHg
LDL cholesterol < 100 mg/dL (2,6 mmol/L),
nếu chưa có biến chứng tim mạch
LDL cholesterol < 70 mg/dL (1,8 mmol/L) nếu

Lipid máu

đã có bệnh tim mạch vữa xơ, hoặc có thể thấp
hơn <50 mg/dL nếu có yếu tố nguy cơ xơ vữa
cao Triglycerides < 150 mg/dL (1,7 mmol/L)
HDL cholesterol > 40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở
nam và >50 mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ

Mục tiêu điều trị ở các cá nhân có thể khác nhau:
5



- Mục tiêu có thể thấp hơn (HbAlc <6,5%) ở BN trẻ, mới chẩn đốn,
khơng có các bệnh lý tim mạch, nguy cơ hạ glucose máu thấp.
- Ngược lại, mục tiêu có thể cao hơn (HbAlc từ 7,5 - 8%) ở những BN
lớn tuổi, mắc ĐTĐ đã lâu, có nhiều bệnh lý đi kèm, có tiền sử hạ glucose máu
nặng trước đó.
- Cần chú ý mục tiêu glucose huyết sau ăn (sau khi bắt đầu ăn 1-2 giờ)
nếu đã đạt được mục tiêu glucose huyết lúc đói nhưng chưa đạt được mục tiêu
HbA1c [5].
Các thuốc điều trị ĐTĐ được phân thành 2 loại: thuốc uống hạ đường
huyết và thuốc tiêm hạ đường huyết, cụ thể:
- Thuốc uống: metformin, sulfonylurea, ức chế enzym alpha glucosidase,
ức chế kênh đồng vận thụ thể SGLT2, ức chế enzym DPP-4, TZD
(Pioglitazon)
- Thuốc tiêm: Insulin, đồng vận thụ thể GLP-1.
Ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 khơng đạt được HbA1c mục tiêu với thuốc hạ
đường huyết uống thì bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc hạ đường huyết
tiêm hoặc phối hợp cả hai loại. Insulin lần đầu tiên được phát hiện vào khoảng
một trăm năm trước, năm 1920 bởi Banting và Best. Việc phát hiện ra insulin
đã tạo ra bước ngoặt trong điều trị ĐTĐ. Đây là thuốc hạ đường huyết hiệu
quả nhất, có thể nhanh chóng kiểm sốt tình trạng tăng đường huyết cấp tính
và mạn tính, trở thành liệu pháp điều trị cần thiết cho bệnh nhân mắc ĐTĐ
trên toàn thế giới.
Bất kể bệnh nhân được chỉ định dùng phương pháp điều trị nào, việc
tuân thủ điều trị là tối cần thiết nhằm đạt được hiệu quả điều trị. Tuy nhiên,
theo một số nghiên cứu được thực hiện ở Việt Nam những năm gần đây, tỷ lệ
tuân thủ điều trị ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 điều trị ngoại trú tại các cơ sở y tế
chưa cao [7].
6



1.1.2. Phương pháp phân tích chi phí
1.1.2.1 Khái niệm và phân loại chi phí
Chi phí hay cịn gọi là giá thành (cost) của một loại hàng hóa, dịch vụ
hay hoạt động nào đó là giá trị (thường quy ra tiền) của tất cả các nguồn lực
cần thiết tạo ra của một loại hàng hóa, dịch vụ hay hoạt động đó [1].
Có rất nhiều cách phân loại chi phí khác nhau. Trong đó, phân loại theo
nguồn gốc chi tiêu là cách phân loại thường được sử dụng để tính chi phí của
một dịch vụ y tế.
Chi phí trực tiếp (Direct cost) là các chi phí liên quan trực tiếp đến việc
sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Trong lĩnh vực y tế, chi phí này là những phát
sinh cho hệ thống y tế, cho cộng đồng và cho gia đình người bệnh trong giải
quyết trực tiếp bệnh tật, chia làm 2 loại:
- Chi phí trực tiếp cho y tế: là những chi phí liên hệ trực tiếp đến việc
chăm sóc sức khỏe như chi phí cho phịng bệnh, cho điều trị, chăm sóc và
phục hồi chức năng...
- Chi phí trực tiếp khơng cho y tế: là những chi phí khơng liên quan đến
khám chữa bệnh nhưng có liên quan đến q trình khám chữa bệnh như chi
phí đi lại, ở trọ, ăn uống...
- Chi phí gián tiếp bao gồm những mất mát của xã hội (được quy ra tiền)
có liên quan đến bệnh tật bao gồm mất năng suất lao động do bị bệnh tật
(giảm khả năng đóng góp cho xã hội) hoặc mất đóng góp cho xã hội do tử
vong sớm.
- Chi phí vơ hình bao gồm những mất mát liên quan đến sự kỳ thị, đau
đớn, lo sợ, giảm sút chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình, mất
thời gian nghỉ ngơi. Trên thực tế, các chi phí này thường ít được xem xét đến
trong đánh giá kinh tế gánh nặng của bệnh tật vì mang tính chủ quan cao và
phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố văn hóa.
7



Trong nghiên cứu này, nhóm chi phí được quan tâm đến là chi phí trực
tiếp. Do hạn chế về nguồn lực, thời gian và quy mô đề tài nên gián tiếp và chi
phí vơ hình khơng được đề cập trong nghiên cứu
Chi phí

Chi phí trực tiếp

Chi phí gián tiếp

Chi phí cơ hội do Chi phí do đau
giảm năng suất lao đớn, lo lắng,
tổn thương …
động, do tử vong

Chi phí trực
tiếp ngồi y tế

Chi phí trực
tiếp cho y tế

Chi phí ăn ở
Chi phí đi lại
Chi phí chăm

Chi phí thuốc, chi
phí vật tư y tế, chi
phí cận lâm sàng,
chi phí giường
bệnh, chi phí
phẫu thuật, chi


sóc người bệnh

Chi phí vơ hình

phí khám
Hình 1.1. Phân loại chi phí
1.1.2.2. Cách tính chi phí cho người sử dụng dịch vụ y tế
Chi phí trực tiếp là những chi phí nảy sinh cho hệ thống y tế, cho cộng
đồng và cho gia đình người bệnh trong giải quyết trực tiếp bệnh tật. Chi phí
này được chia thành 2 loại:
Chi phí y tế trực tiếp cho điều trị: Mỗi giai đoạn trong q trình điều trị
bệnh, chi phí y tế trực tiếp cho điều trị bệnh nhân gánh chịu gồm:
- Chi phí cho khám bệnh * giá một lần khám bệnh
- Chi phí ngày giường * số ngày nằm viện
8


- Chi phí thuốc: số tiền trả cho thuốc của bệnh nhân trong thời gian điều
trị.
- Chi phí xét nghiệm: tổng số tiền phải trả cho các xét nghiệm trong mỗi
đợt điều trị.
- Chi phí vật tư tiêu hao: Tổng tiền (VNĐ) phải trả cho những vật tư tiêu
hao trong đợt điều trị.
- Chi phí chẩn đốn hình ảnh, thăm dò chức năng: X-quang, siêu âm, nội
soi, điện tim đồ….
- Chi phí y tế trực tiếp cho điều trị = chi phí khám bệnh + chi phí nằm
viện + chi phí thuốc + chi phí xét nghiệm + chi phí vật tư tiêu hao + chi phí
chẩn đốn hình ảnh, thăm dị chức năng.
Chi phí trực tiếp ngồi y tế.

- Chi phí đi từ nhà đến bệnh viện, và từ viện về nhà.
- Chi phí ăn uống
- Chi phí khác.
Chi phí gián tiếp
Chi phí gián tiếp được tính bằng thu nhập mất đi do bệnh nhân bị bệnh,
thu nhập mất đi do người nhà phải chăm sóc hoặc đi thăm bệnh nhân. Bao
gồm 5 yếu tố: chi phí nghỉ làm của người bệnh, giảm năng suất lao động khi
làm việc, chi phí nghỉ làm của người nhà để chăm sóc bệnh nhân, chi phí
giảm năng suất do tàn tật, chi phí giảm năng suất do tử vong sớm.
Chi phí gián tiếp của bệnh nhân và người nhà do mất thu nhập = thu
nhập trung bình/ngày * số ngày (bệnh nhân bị bệnh khơng lao động được,
người nhà chăm sóc bệnh nhân).
Do đó chi phí cho người bệnh = chi phí y tế trực tiếp cho điều trị + chi
phí trực tiếp ngồi y tế + chi phí gián tiếp.
1.1.2.3. Phương pháp phân tích chi phí
9


Đánh giá kinh tế y tế ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong kinh tế
học, đặc biệt trong lĩnh vực y tế. Thật vậy, sức khỏe là yếu tố vô cùng quan
trọng đối với mỗi cá nhân và tồn xã hội, và chăm sóc y tế là một trong các
yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bệnh tật, tác động gây ra do bệnh tật cũng
như chất lượng cuộc sống và khả năng sống còn của mỗi người. Thị trường y
tế vơ cùng rộng lớn. Do đó hiệu quả hoạt động đánh giá trên khía cạnh kinh tế
của hệ thống y tế được cho rằng có mối liên hệ mật thiết với sự phát triển kinh
tế nói chung của mỗi quốc gia và người dân của quốc gia đó [2].
Phương pháp phân tích chi phí bệnh tật - Cost of illness (COI) đánh giá
nguồn lực đã sử dụng cho phòng ngừa, điều trị, mất mát do bệnh tật và tử
vong, từ đó sẽ xác định tổng chi phí gây ra bởi bệnh tật hay tử vong. Các chi
phí của phương pháp này thường được tóm lược trong 2 loại là chi phí trực

tiếp và chi phí gián tiếp.
Nghiên cứu COI của ĐTĐ típ 2 có thể áp dụng phương pháp ước tính chi
phí từ trên xuống (top-down, gross, average costing) hoặc từ dưới lên
(bottom-up, micro costing, ingredient) hay kết hợp cả hai.
- Phương pháp từ dưới lên: được tiến hành thông qua các bước
(1) Xác định các loại nguồn lực cần thiết;
(2) Xác định số lượng đơn vị từng loại nguồn lực;
(3) Xác định chi phí đơn vị từng nguồn lực;
(4) Xác định chi phí từng loại nguồn lực;
(5) Xác định chi phí chung.
Phương pháp từ dưới lên sẽ giúp việc ước tính chi phí chính xác hơn
nhưng thường phức tạp và tốn thời gian hơn.
- Phương pháp từ trên xuống: được tiến hành thông qua các bước:
(1) Xác định tổng chi phí
(2) Số lượng đơn vị sản phẩm/dịch vụ;
10


(3) Xác định chi phí trung bình.
Phương pháp từ trên xuống đơn giản, tốn ít thời gian nhưng ít chính xác
hơn phương pháp từ dưới lên.
Quan điểm chi phí (cost perspective) đề cập đến người, cơ quan, tổ chức,
hệ thống chịu trách nhiệm các khoản chi phí của hàng hóa, dịch vụ, hoạt động
(Ai phải chỉ trả?). Quan điểm chi phí giúp xác định được chi phí nào cần được
tính tốn [1]. Vì vậy, các nghiên cứu COI cho các bệnh giống nhau có thể cho
các loại kết quả khác nhau. Những quan điểm này có thể là quan điểm xã hội,
cơ sở chăm sóc sức khỏe, cơ quan chỉ trả thứ ba, doanh nghiệp, Chính phủ và
người bệnh.
Có hai loại nghiên cứu COI là dựa trên tỷ lệ mắc hoặc dựa trên tỷ lệ hiện
mắc, tùy thuộc vào dữ liệu sử dụng. Phương pháp tỷ lệ hiện mắc ước tính

gánh nặng kinh tế của một bệnh trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là
sáu tháng đến một năm. Ngược lại, phương pháp dựa trên tỷ lệ mắc dựa trên
số ca bệnh mới phát sinh trong một khoảng thời gian được xác định trước và
ước tính chi phí suốt đời từ khi khởi phát cho đến khi được chữa khỏi hoặc
bệnh nhân tử vong. Phương pháp phổ biến hơn cả là phương pháp dựa trên tỷ
lệ hiện mắc. Như vậy, đối với một bệnh cấp tính chỉ có chi phí trong vịng
một năm, nghiên cứu dựa trên tỷ lệ mới mắc hay tỷ lệ hiện mắc đều cho kết
quả như nhau. Đối với các bệnh mạn tính, các nghiên cứu dựa trên tỷ lệ mới
mắc thường cho kết quả thấp hơn một chút so với tỷ lệ hiện mắc do việc chiết
khấu làm giảm giá trị đồng tiền trong tương lai [23].
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Cơ cấu chi phí điều trị Đái tháo đường
1.2.1.1. Trên thế giới
Trước những năm 2000, trên thế giới khơng có nhiều nghiên cứu liên
quan đến gánh nặng bệnh tật của ĐTĐ típ 2. Cho đến một thập kỷ trở lại đây,
11


ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra gánh nặng kinh tế gây ra bởi ĐTĐ típ 2
cho khơng chỉ người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cả xã hội.
Nghiên cứu tổng quan hệ thống xem xét các bài báo về chi phí bệnh tật
của ĐTĐ típ 2 ở đối tượng người trưởng thành ở các quốc gia có thu nhập
thấp và trung bình thấp đến tháng 9 năm 2018 cho kết quả: chi phí trung bình
hàng năm (cả trực tiếp và gián tiếp) cho mỗi người bệnh điều trị ĐTĐ típ 2
dao động từ 29,91 USD đến 237,38 USD. Trong đó, chi phí trực tiếp dao
động từ 106,53 USD đến 293,79 USD và chi phí gián tiếp dao động từ 1,92
USD đến 73 USD cho mỗi người mỗi năm. Các yếu tố có liên quan đến chi
phí trực tiếp bao gồm tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, số lượng biến chứng,
thời gian mắc ĐTĐ và số lần nhập viện [17].
Một nghiên cứu tổng quan cũng được thực hiện ở các quốc gia có thu

nhập thấp và trung bình, chủ yếu ở châu Á và châu Mỹ Latin, sử dụng cách
thức phân loại chi phí khác cho thấy chi phí cho mỗi lần khám bệnh ngoại trú
dao động từ dưới 5 USD đến hơn 40 USD (trung vị: 7 USD), chi phí điều trị
nội trú hàng năm khoảng 10 USD đến hơn 1000 USD (trung vị: 290 USD),
chi phí cho các xét nghiệm cận lâm sàng dao động từ dưới 5 USD đến hơn
100 USD (trung vị: 25 USD) và chi phí thuốc hàng năm khoảng 15 USD đến
hơn 500 USD (trung vị: 177 USD), phụ thuộc nhiều vào việc có sử dụng
insulin hay khơng. Chi phi điều trị các biến chứng, nhìn chung, tương đối cao,
khác nhau giữa các quốc gia và các loại biến chứng [18].
Nghiên cứu COI của tác giả Afsana Afroz và cộng sự thực hiện năm
2017 tại Bangladesh với mẫu nghiên cứu có 54% là nam, độ tuổi trung bình là
55,1 ± 12,5 và thời gian mắc ĐTĐ típ 2 trung bình là 10,7 ± 7,7 năm, chi phí
trung bình hàng năm là 864,7 USD cho mỗi bệnh nhân, chi phí thuốc điều trị
chiếm 60,7% trong cơ cấu chi phí trực tiếp, tiếp theo là chi phí điều trị nội trú
(27,7%). Chi phí trung bình hàng năm cho bệnh nhân nhập viện cao gấp 4,2
12


lần so với không nhập viện. Các yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến chi phí trung
bình hàng năm cho bệnh nhân ĐTĐ típ 2 là giới tính nữ, có sử dụng insulin,
thời gian mắc bệnh lâu hơn và sự xuất hiện của các biến chứng của bệnh [17].
1.2.1.2. Ở Việt Nam
Hiện nay, các nghiên cứu về gánh nặng kinh tế liên quan đến ĐTĐ típ 2
tại Việt Nam vẫn cịn rất hạn chế về số lượng và quy mơ. Phần lớn các nghiên
cứu được tiến hành trên hồ sơ bệnh án của bệnh nhân tại một bệnh viện cụ
thể. Năm 2013, Nguyễn Thị Bích Thủy đã tiến hành đánh giá chi phí điều trị
nội trú của bệnh nhân ĐTĐ, bao gồm cả chi phí y tế và chi phí ngoài y tế tại
Khoa Nội tiết - Bệnh viện Thanh Nhàn. Theo đó, chi phí trung bình cho một
đợt điều trị nội trú của người bệnh là 4.540.846 đồng, chi phí y tế trung bình
một đợt điều trị là 2.709.978 đồng, cịn lại là chi phí trực tiếp ngồi y tế.

Trong chi phí trực tiếp chi cho y tế cho một đợt điều trị, chi phí chiếm tỷ
trọng cao nhất là chi phí về thuốc chiếm 56,4% (1.529.311 đồng), tiếp đến là
chi phí cho cận lâm sàng là 29,5% (799.545 đồng). Theo kết quả phân tích,
khi so sánh ngày điều trị trung bình của người bệnh là 12.9 ngày so với thu
nhập bình quân người bệnh năm 2012 là 30,351 triệu đồng, trong khi đây chỉ
mới tính đến chi phí trực tiếp chi cho y tế, chưa tính đến chi phí trực tiếp
ngồi y tế và các chi phi gián tiếp mà gia đình và bản thân người bệnh phải
gánh chịu. Như vậy, chỉ tính riêng chi phí trực tiếp chi cho y tế cho một đợt
điều trị của người bệnh vào điều trị nội trú được ước lượng xấp xỉ 1/2 thu
nhập hàng tháng của người bệnh. Nếu như người bệnh khơng có sự hỗ trợ của
BHYT thì đây thực sự sẽ là một gánh nặng kinh tế cho bản thân người bệnh
cũng như gia đình của người bệnh [15].
Theo kết quả được công bố trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị
Anh Thư năm 2020 tại bệnh viện Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh: chi phí
điều trị trung bình là 2.081 triệu ±1.131 triệu VNĐ. Trong tất cả các khoản
13


chi phí dịch vụ y tế, chi phí dành cho khám bệnh, ngày giường điều trị cao
nhất chiếm 57,6%; chi phí dành cho cận lâm sàng cao thứ hai chiếm 30,0%;
chi phí dành cho thuốc và vật tư y tế thấp nhất chiếm 11,9%. Bệnh nhân
khơng có BHYT sẽ phải trả cao hơn 1,6 triệu VNĐ so với bệnh nhân sở hữu
BHYT. Mức chênh lệch này chiếm đến 37% so với mức thu nhập bình quân
đầu người một tháng 4,3 triệu đồng ở Việt Nam. Đây thực sự là gánh nặng
kinh tế của người ĐTĐ típ 2 nếu khơng có BHYT [16].
Nghiên cứu của tác giả Kiều Thị Tuyết Mai và cộng sự sử dụng cở sở dữ
liệu BHXH năm 2017 cho kết quả: trong số 1.395.204 người được xác định
mắc ĐTĐ típ 2, 55% có các biến chứng liên quan đến ĐTĐ, thường gặp nhất
là biến chứng tim mạch (34%). Tổng chi phí trực tiếp cho y tế trong 1 năm là
435 triệu USD, trong đó 24% là chi phí điều trị nội trú, 20% chi phí chăm sóc

ngoại trú, 7% chi phí cấp cứu, 36% chi phí thuốc điều trị khơng liên quan đến
ĐTĐ và chi phí thuốc hạ đường huyết là 13%. Khoảng 70% tổng chi phí y tế
trực tiếp được cho là do các biến chứng liên quan đến ĐTĐ. Nghiên cứu cùng
tác giả cũng chỉ ra rằng tổng chi phí trực tiếp ngồi y tế và chi phí gián tiếp là
239 triệu USD trong năm 2017, trong đó, chi phí trực tiếp ngồi y tế là 78
triệu USD và chi phí gián tiếp là 161 triệu USD [24].
Tác giả Lê Thị Bích Thùy và cộng sự tiến hành nghiên cứu chi phí liên
quan đến ĐTĐ típ 2 tại Bệnh viện Đà Nẵng năm 2019 cho kết quả: tổng chi
phí điều trị trung bình cho một đợt điều trị nội trú của người bệnh là
14.302.000 đồng, trong đó chi phí trực tiếp chiếm tỷ lệ cao nhất (56,79%)
tương ứng với 9.890.000 đồng. Trong chi phí trực tiếp cho y tế, tỷ lệ chi phí
thuốc là cao nhất (36,69%), thuốc hạ đường huyết chiếm tỷ lệ thấp 1,61%
trong khi thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ cao nhất (54,44%) [14].
Tác giả Lương Thảo Nhi đã thực hiện nghiên cứu chi phí điều trị trên
110 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 tại bệnh viện Kiến An, thành phố Hải Phòng thu
14


được kết quả: tổng chi phí điều trị ĐTĐ típ 2 năm 2021 của 110 bệnh nhân
đưa vào nghiên cứu là 2.004.684.038 đồng. Chi phí điều trị ngoại trú chiếm tỷ
lệ 87,61% trong khi chi phí điều trị nội trú chiếm tỷ lệ 12,39%. Trong đó, chi
phí trực tiếp cho y tế trung bình là 2.319.612 đồng cho 1 bệnh nhân, chiếm
95,48% với chi phí mua thuốc, TPCN ngồi BHYT chiếm tỷ trọng cao nhất
(62,23%). Chi phí trực tiếp ngồi y tế trung bình là 74.743 đồng tương ứng
với 3,08% tổng chi phí điều trị ngoại trú. Chi phí gián tiếp trung bình chỉ
chiếm 1,44%, vào khoảng 34.950 đồng [13].
Hầu hết các chi phí liệt kê trên mới chỉ tập trung vào đối tượng bệnh
nhân nhập viện điều trị nội trú. Tuy nhiên, ĐTĐ típ 2 là bệnh mạn tính, số
lượng bệnh nhân điều trị ngoại trú ở mỗi cơ sở y tế là rất nhiều. Mặc dù vậy,
hiện nay, chưa có nhiều các nghiên cứu về bệnh nhân ĐTĐ điều trị ngoại trú

có BHYT tại các bệnh viện tuyến quận, huyện và thành phố. Một nghiên cứu
mới được đăng tải trên tạp chí Y học Việt Nam tháng 11 năm 2021 thực hiện
hồi cứu trên bệnh án của 3.452 bệnh nhân điều trị ĐTĐ típ 2 ngoại trú tại
Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh cho kết quả: chi phí điều trị trung
bình cho 1 ca bệnh là 626.131 VND, trong đó, BHYT chi trả 64,6% và phần
cịn lại do người bệnh cùng chi trả. Tổng chi phí điều trị của tất cả các ca bệnh
trong 05 năm từ 2016-2020 là 31.581.327.511 VND, trong đó chỉ phi thuốc là
26.517.208.702 VND (chiếm 84%) và ln là chi phí cao nhất trong các loại
dịch vụ y tế. Chính vì vậy, BHYT thanh tốn chi phí điều trị hàng q đều tập
trung vào chi phí sử dụng thuốc hợp lý trong điều trị ĐTĐ típ 2 tại bệnh viện
[8].
1.2.2. Một số yếu tố liên quan đến chi phí
Tổng chi phí điều trị trực tiếp được tính bằng tổng của chi phí trực tiếp
cho y tế, chi phí trực tiếp ngồi y tế. Mỗi loại lại là tổng của nhiều chi phí nhỏ
hơn mà trong đó mỗi yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến tổng chi phí điều trị
15


×