Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
NGUYỄN THỊ NGỌC LAN
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TẠI BỆNH VIỆN A
THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số: 60.72.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Xuân Tráng
THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Đào tạo sau đại học, Bộ
môn Nội, các thầy giáo, cô giáo của Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái
Nguyên; Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.
Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS
Trịnh Xuân Tráng, người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch Tổng hợp,
Khoa Khám bệnh, Khoa Xét nghiệm Bệnh viện A Thái Nguyên đã tạo điều
kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp cùng toàn thể
anh chị em lớp Cao học Nội K13 đã giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian
học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn
Thái nguyên, tháng 11 năm 2011
Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Lan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh đái tháo đƣờng 3
1.2. Chẩn đoán và phân loại đái tháo đƣờng 4
1.3. Biến chứng bệnh đái tháo đƣờng 7
1.4. Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đƣờng 12
1.5. Vai trò của HbA
1
c trong theo dõi điều trị bệnh ĐTĐ 15
1.6. Các phƣơng pháp điều trị bệnh đái tháo đƣờng 17
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 24
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 24
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 24
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu 24
2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu 26
2.6. Vật liệu nghiên cứu 30
2.7. Xử lý số liệu 30
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CƢU 31
3.1. Đặc điểm chung 31
3.2. Đánh giá kết quả điều trị. 36
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả kiểm soát đƣờng huyết ở bệnh
nhân ĐTĐ 40
Chƣơng 4: BÀN LUẬN 47
4.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu 47
4.2. Đánh giá kết quả điều trị 50
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả kiểm soát đƣờng huyết ở bệnh
nhân ĐTĐ 54
KẾT LUẬN 58
KHUYẾN NGHỊ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BMI : Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)
ĐTĐ : Đái tháo đƣờng
ECG : Điện tim đồ (Electro Cardio Graphy)
THA : Tăng huyết áp
HbA1c : Hemoglobin gắn đƣờng (Glycosylated Hemoglobin)
JNC : Ủy ban phòng chống, phát hiện, đánh giá,
điều trị tăng huyết áp (Joint National Committee on detection)
WHO : Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
WHR : Tỷ lệ vòng eo/vòng hông (Waist Hips Ratio)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại thể trạng theo BMI 27
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị của ngƣời bệnh ĐTĐ Theo WHO 29
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn giới hạn bệnh lý thành phần lipid máu 29
theo WHO năm 1998 29
Bảng 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ và tuổi trung bình theo giới 31
Bảng 3.2. Phân bố nghề nghiệp ở đối tƣợng nghiên cứu 32
Bảng 3.3. Phân bố tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ theo nhóm tuổi 33
Bảng 3.4. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ theo thời gian phát hiện bệnh 34
Bảng 3.5. Phân loại đối tƣợng nghiên cứu theo chỉ số khối cơ thể 35
Bảng 3.6. Phân loại đối tƣợng nghiên cứu theo chỉ số eo/hông 35
Bảng 3.7. Các triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân ĐTĐ tại thời điểm nghiên cứu 36
Bảng 3.8. Kiểm soát đƣờng huyết ở đối tƣợng nghiên cứu theo các mức
HbA
1
c và glucose máu 37
Bảng 3.9. Kết quả điều trị dựa vào đồng thời nồng độ glucose và hàm lƣợng
HbA
1
c của đối tƣợng nghiên cứu 38
Bảng 3.10. Hàm lƣợng HbA
1
c trung bình ở đối tƣợng nghiên cứu theo nhóm tuổi 38
Bảng 3.11. Tỷ lệ đối tƣợng nghiên cứu có biến chứng của bệnh ĐTĐ 39
Bảng 3.12. Tỷ lệ đối tƣợng nghiên cứu có chỉ số lipid ở giới hạn bệnh lý 39
Bảng 3.13. Các chỉ số enzym SGOT, SGPT và Creatinin máu 40
Bảng 3.14. Tình trạng tuân thủ chế độ điều trị của bệnh nhân 40
Bảng 3.15. Liên quan giữa nhóm tuổi với mức độ tuân thủ điều trị 41
Bảng 3.16. Liên quan giữa kiểm soát đƣờng huyết theo HbA
1
c và nhóm tuổi 41
Bảng 3.17. Liên quan giữa hàm lƣợng HbA
1
c với thời gian phát hiện bệnh 42
Bảng 3.18. Liên quan giữa hàm lƣợng HbA
1
c với nghề nghiệp 42
Bảng 3.19. Liên quan giữa hàm lƣợng HbA
1
c với BMI 43
Bảng 3.20. Liên quan giữa hàm lƣợng HbA
1
c với chỉ số eo/hông 43
Bảng 3.21. Liên quan hàm lƣợng HbA
1
c tiền sử THA 44
Bảng 3.22. Liên quan giữa hàm lƣợng HbA
1
c với việc tuân thủ chế độ ăn 44
Bảng 3.23. Liên quan giữa hàm lƣợng HbA
1
c với việc tuân thủ chế độ luyện tập 45
Bảng 3.24. Liên quan hàm lƣợng HbA
1
c với mức độ tuân thủ điều trị 45
Bảng 3.25. Liên quan giữa hàm lƣợng HbA
1
c với một số biến chứng của bệnh
ĐTĐ ở đối tƣợng nghiên cứu 46
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ theo giới 31
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ theo nghề nghiệp 32
Biểu đồ 3.3. Phân bố tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ theo nhóm tuổi 33
Biểu đồ 3.4. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ theo thời gian phát hiện bệnh 34
Biểu đồ 3.5. Kiểm soát đƣờng huyết ở đối tƣợng nghiên cứu theo các mức
HbA
1
c và glucose máu 37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đƣờng (ĐTĐ) là một bệnh nội tiết mạn tính, biểu hiện của bệnh
là tình trạng tăng Glucose máu thƣờng xuyên, bệnh gây tổn thƣơng nhiều cơ
quan làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe ngƣời bệnh do các biến
chứng cấ p và mạn tính, nhất là khi phát hiện và điều trị muộn. Về phƣơng
diện xã hội, bệnh ĐTĐ là một gánh nặng cho xã hội, sự điều trị và chăm sóc
khá phức tạp và tốn kém. Mỗi năm thế giới phải chi số tiền khổng lồ từ 232 tỷ
đến 430 tỷ USD cho việc phòng chống và điều trị [6]. Hiện nay, ĐTĐ là bệnh
không lây nhiễm đƣợc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) quan tâm hàng đầu trong
chiến lƣợc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng trong thế kỉ 21 [5], [6].
Theo tính toán của Hội ngƣời giáo dục bệnh ĐTĐ Việt Nam cho thấy:
Tỷ lệ ngƣời mắc bệnh ĐTĐ năm 2002 chiếm 2,7% đến năm 2008 đã tăng lên
5,7% dân số, tỷ lệ ngƣời ĐTĐ ở các thành phố lớn và khu công nghiệp chiếm
7,2% dân số. Năm 2008 có khoảng 4,8 triệu bệnh nhân và dự tính đến năm
2025 sẽ có 7 triệu ngƣời mắc bệnh ĐTĐ. Điều đáng ngại là đối tƣợng mắc
bệnh ngày càng trẻ hóa [5], [34].
Với số lƣợng bệnh nhân lớn và thời gian điều trị cho bệnh nhân bắt buộc
phải liên tục suốt đời, cho nên việc điều trị ngoại trú cho ngƣời bệnh ĐTĐ là
hết sức cần thiết để giảm tải cho các cơ sở y tế và giúp ngƣời bệnh có cuộc
sống lao động bình thƣờng, đồng thời giảm bớt gánh nặng kinh tế cho bệnh
nhân và xã hội. Hiện nay, đã có rất nhiều bệnh viện và trung tâm y tế trong
nƣớc thành lập phòng khám ngoại trú ĐTĐ, đã có một số nơi nghiên cứu đánh
giá kết quả điều trị của các phòng khám này.
Tại Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên Năm 2006, Hoàng Thị
Đợi đã nghiên cứu về thực trạng bệnh nhân ĐTĐ typ 2 điều trị tại phòng
khám ngoại trú.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
Năm 2009, Đào Thị Dừa nghiên cứu về kiểm soát chuyển hóa ở bệnh
nhân ĐTĐ điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung ƣơng Huế.
Tháng 3/2010, Bệnh viện A Thái Nguyên thành lập phòng khám ĐTĐ
với nhiệm vụ theo dõi điều trị ngoại trú cho bệnh nhân ĐTĐ trong tỉnh. Số
lƣợng bệnh nhân điều trị ở đây ngày một đông. Việc nghiên cứu đánh giá kết
quả điều trị và xác định các yếu tố liên quan là hết sức cần thiết, là cơ sở khoa
học để có thể phát huy những ƣu điểm đồng thời khắc phục những tồn tại, xây
dựng các giải pháp dự phòng và điều trị thích hợp làm hạn chế những biến
chứng cho bệnh nhân giúp họ có cuộc sống thoải mái chung sống “ hòa bình”
với bệnh.
Từ mong muốn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá kế t
quả điề u trị ngoạ i trú bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện A
Thái Nguyên”
Với mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đƣờng tại
Bệnh viện A Thái Nguyên .
2. Xác định một số yếu tố liên quan tới kết quả kiểm soát
glucose máu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
Chƣơng 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh đái tháo đƣờng
Đái tháo đƣờng là một nhóm các bệnh chuyển hoá có đặc điểm là tăng
glucose máu, hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin; khiếm khuyết trong
trong hoạt động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính thƣờng
kết hợp với sự hủy hoại, sự rối loạn chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là
mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu [4], [7], [34], [52].
Trong những năm gần đây, tỷ lệ đái tháo đƣờng gia tăng mạnh mẽ trên
toàn cầu, WHO đã lên tiếng báo động vấn đề nghiêm trọng này trên toàn
thế giới.
Năm 1992, ở Pháp tác giả Marie Laure Auciaux và cộng sự ƣớc tính có
khoảng 2 triệu ngƣời đái tháo đƣờng týp 2.
Ở Mỹ, theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC, bệnh đái tháo đƣờng
tăng 14% trong hai năm từ 18,2 triệu ngƣời (năm 2003) lên 20,8 triệu ngƣời
(năm 2005)
Theo một thông báo của Hiệp hội đái tháo đƣờng quốc tế, năm 2006 ƣớc
tính khoảng 246 triệu ngƣời mắc bệnh, trong đó bệnh đái tháo đƣờng týp 2
chiếm khoảng 85-95% tổng số bệnh nhân đái tháo đƣờng ở các nƣớc phát
triển và thậm chí còn cao hơn ở các nƣớc đang phát triển [5].
Tỷ lệ bệnh đái tháo đƣờng thay đổi theo từng nƣớc có nền công nghiệp
phát triển hay đang phát triển và thay đổi theo từng vùng địa lý khác nhau.
Trong đó, nơi có tỷ lệ đái tháo đƣờng cao nhất là khu vực Bắc Mỹ
(7,8%), khu vực Địa Trung Hải và khu vực Trung Đông (7,7%), châu Âu
(4,9%) và châu Phi (1,2%) [5].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
Tỷ lệ đái tháo đƣờng ở châu Á cũng gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt ở khu
vực Đông Nam Á (5,3%) [5]. Nguyên nhân của sự gia tăng bệnh nhanh chóng
do mức độ đô thị hóa nhanh, sự di dân từ khu vực nông thôn ra thành thị
nhiều, sự thay đổi nhanh chóng về lối sống công nghiệp, giảm hoạt động chân
tay, sự tăng trƣởng kinh tế nhanh và chế độ ăn không cân đối, nhiều mỡ.
Tại Việt Nam, năm 2002, theo điều tra trên phạm vi toàn quốc ở lứa tuổi
từ 30 - 64 của Bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng, tỷ lệ mắc đái tháo đƣờng chung
cho cả nƣớc là 2,7%, ở các thành phố 4,4%, vùng đồng bằng ven biển 2,2%
và miền núi 2,1% [4].
Một nghiên cứu đƣợc tiến hành trên 2394 đối tƣợng từ 30 - 64 tuổi đang
sinh sống tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành phố
Hồ Chí Minh thấy rằng tỷ lệ mắc đái tháo đƣờng là 4,6% - 4,9%. Đa số bệnh
nhân đái tháo đƣờng không đƣợc chẩn đoán và điều trị [4], [5]. Nghiên cứu
của Hoàng Thị Đợi, Nguyễn Kim Lƣơng tại Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ mắc
bệnh ở nữ cao hơn nam, ở nhóm ít hoạt động thể lực cao hơn nhóm hoạt động
thể lực nhiều [17]. Đó là một thách thức lớn ảnh hƣởng tới sự phát triển kinh
tế xã hội và sức khoẻ cộng đồng .
Tại Bệnh viện A Thái Nguyên số bệnh nhân ĐTĐ ngày một tăng. Bệnh
viện đã điều trị nội trú, ngoại trú cho nhiều bệnh nhân ĐTĐ, nhƣng nghiên
cứu về thực trạng bệnh nhân ĐTĐ và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân
ĐTĐ điều trị ngoại trú tại đây thì chƣa có.
1.2. Chẩn đoán và phân loại đái tháo đƣờng
1.2.1. Chẩn đoán
* Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định:
Theo ADA năm 1997 và đƣợc Tổ chức Y tế Thế giới công nhận năm
1998, tuyên bố áp dụng vào năm 1999, đái tháo đƣờng đƣợc chẩn đoán xác
định khi có bất kỳ một trong ba tiêu chuẩn sau [4], [38], [52]:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
- Tiêu chuẩn 1: Glucose máu bất kỳ ≥11,1 mmol/l. Kèm theo các triệu
chứng uống nhiều, đái nhiều, sút cân.
- Tiêu chuẩn 2: Glucose máu lúc đói ≥7,0 mmol/l, xét nghiệm lúc bệnh
nhân đã nhịn đói sau 6 - 8 giờ không ăn.
- Tiêu chuẩn 3: Glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp
tăng glucose máu ≥11,1 mmol/l.
Các xét nghiệm trên phải đƣợc lặp lại 1-2 lần trong những ngày sau đó
1.2.2. Phân loại, bệnh sinh của bệnh đái tháo đường
Có nhiều cách phân loại bệnh đái tháo đƣờng, hiện nay theo WHO
(1997) thống nhất phân loại ĐTĐ nhƣ sau [3], [6], [9], [11], [32], [40], [54]:
1.2.2.1. Đái tháo đường týp 1
Đái tháo đƣờng týp 1 chiếm tỷ lệ khoảng 5 - 10% tổng số bệnh nhân đái
tháo đƣờng thế giới. Nguyên nhân do tế bào bê-ta bị phá hủy, gây nên sự
thiếu hụt insulin tuyệt đối cho cơ thể (nồng độ insulin giảm thấp hoặc mất
hoàn toàn). Các kháng nguyên bạch cầu ngƣời (HLA) chắc chắn có mối liên
quan chặt chẽ với sự phát triển của đái tháo đƣờng týp 1 [32], [39], [40].
Đái tháo đƣờng týp 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen và thƣờng đƣợc
phát hiện trƣớc 40 tuổi. Nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành
niên biểu hiện nhiễm toan ceton là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Đa số các
trƣờng hợp đƣợc chẩn đoán bệnh đái tháo đƣờng týp 1 thƣờng là ngƣời có thể
trạng gầy, tuy nhiên ngƣời béo cũng không loại trừ. Ngƣời bệnh đái tháo
đƣờng týp 1 sẽ có đời sống phụ thuộc insulin hoàn toàn.
Có thể có các dƣới nhóm:
- Đái tháo đƣờng qua trung gian miễn dịch.
- Đái tháo đƣờng týp 1 không rõ nguyên nhân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
1.2.2.2. Đái tháo đường týp 2
Đái tháo đƣờng týp 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% đái tháo đƣờng trên thế
giới, thƣờng gặp ở ngƣời trƣởng thành trên 40 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh tăng
dần theo tuổi. Tuy nhiên, do có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, về thói
quen ăn uống, đái tháo đƣờng týp 2 ở lứa tuổi trẻ đang có xu hƣớng phát
triển nhanh.
Đặc trƣng của đái tháo đƣờng týp 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt
tiết insulin tƣơng đối. Đái tháo đƣờng týp 2 thƣờng đƣợc chẩn đoán rất muộn
vì giai đoạn đầu tăng glucose máu tiến triển âm thầm không có triệu chứng.
Khi có biểu hiện lâm sàng thƣờng kèm theo các rối loạn khác về chuyển
hoá lipid, các biểu hiện bệnh lý về tim mạch, thần kinh, thận…, nhiều khi các
biến chứng này đã ở mức độ rất nặng.
Đặc điểm lớn nhất trong sinh lý bệnh của đái tháo đƣờng týp 2 là có sự
tƣơng tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trƣờng trong cơ chế bệnh sinh. Ngƣời
mắc bệnh đái tháo đƣờng týp 2 có thể điều trị bằng cách thay đổi thói quen,
kết hợp dùng thuốc để kiểm soát glucose máu, tuy nhiên nếu quá trình này
thực hiện không tốt thì bệnh nhân cũng sẽ phải điều trị bằng cách dùng insulin
[5], [32].
1.2.2.3. Đái tháo đường thai nghén
Đái đƣờng thai nghén thƣờng gặp ở phụ nữ có thai, có glucose máu tăng,
gặp khi có thai lần đầu. Sự tiến triển của đái tháo đƣờng thai nghén sau đẻ
theo 3 khả năng: Bị đái tháo đƣờng, giảm dung nạp glucose, bình thƣờng [7].
1.2.2.4. Các thể đái tháo đường khác (hiếm gặp)
Nguyên nhân liên quan đến một số bệnh, thuốc, hoá chất:
- Khiếm khuyết chức năng tế bào bê - ta.
- Khiếm khuyết gen hoạt động của insulin.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
- Bệnh tụy ngoại tiết: Viêm tụy, chấn thƣơng, carcinom tụy…
- Các bệnh nội tiết: Hội chứng Cushing, cƣờng năng tuyến giáp…
- Thuốc hoặc hóa chất.
- Các thể ít gặp qua trung gian miễn dịch.
Qua các công trình nghiên cứu các tác giả đều thống nhất cho rằng các
yếu tố nguy cơ có liên quan đến bệnh ĐTĐ bao gồm:
+ Béo phì nhất là béo bụng
+ Tiền căn gia đình có ngƣời mắc bệnh ĐTĐ
+ Tăng huyết áp
+ Rối loạn lipid máu
+ Tuổi trên 45
+ Có tiền căn rối loạn dung nạp glucose, bao gồm cả ĐTĐ trong thời kỳ
mang thai.
+ Sử dụng thuốc làm tăng đƣờng huyết nhƣ glucocorticoid, thiazid và
thuốc chẹn giao cảm.
+ Các nhóm chủng tộc có tỷ lệ cao
Các yếu tố trên có thể kết hợp với nhau trên cùng một đối tƣợng, nó sẽ là
một gợi ý để cho ta nghĩ tới đối tƣợng đó có khả năng bị mắc bệnh đái tháo
đƣờng [27], [33].
1.3. Biến chứng bệnh đái tháo đƣờng
Đái tháo đƣờng nếu không đƣợc phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh
sẽ tiến triển nhanh chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính. Bệnh
nhân có thể tử vong do các biến chứng này.
1.3.1. Biến chứng cấp tính
Biến chứng cấp tính thƣờng là hậu quả của chẩn đoán muộn, nhiễm khuẩn
cấp tính hoặc điều trị không thích hợp. Hôn mê nhiễm toan ceton và hôn mê
tăng áp lực thẩm thấu và hạ đƣờng huyết là những biến chứng nặng nề.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
Nhiễm toan ceton là biểu hiện nặng của rối loạn chuyển hóa glucid do
thiếu insulin gây tăng glucose máu, tăng phân hủy lipid, tăng sinh thể ceton
gây toan hóa tổ chức. Mặc dù y học hiện đại đã có nhiều tiến bộ về trang thiết
bị, điều trị và chăm sóc, tỷ lệ tử vong vẫn cao 5-10%.
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose
nặng, đƣờng huyết tăng cao. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu chiếm 5-10%. Ở
bệnh nhân đái tháo đƣờng týp 2 nhiều tuổi, tỷ lệ tử vong từ 30-50% [11], [20].
Nhiều bệnh nhân hôn mê, dấu hiệu đầu tiên của bệnh chính là tăng
glucose máu. Điều đó chứng tỏ sự hiểu biết về bệnh đái tháo đƣờng còn chƣa
đƣợc phổ biến trong cộng đồng.
Hạ đƣờng huyết cũng là một biến chứng nguy hiểm gặp ở bệnh nhân ĐTĐ
sử dụng insulin hoặc sulfamid hạ đƣờng huyết và thƣờng để lại thƣờng để lại
những hậu quả nghiêm trọng về cả thể lực lẫn tinh thần cho ngƣời bệnh [20].
Nguyên nhân của hạ đƣờng huyết thƣờng có liên quan đến sử dụng
insulin nhƣ chế độ ăn không tƣơng xứng, quên bữa, hoạt động thể lực quá sức,
quá liều insulin, stress, suy vỏ thƣợng thận, bệnh lý dạ dày đái tháo đƣờng,
suy thận, thai nghén. Sử dụng thuốc viên hạ glucose máu cũng có thể xảy ra
biến chứng hạ đƣờng huyết.
Trƣờng hợp hạ đƣờng huyết nếu nhẹ bệnh nhân có cảm giác đói bụng,
mệt mỏi cả thể lực và tinh thần, vã mồ hôi, tim đập nhanh, có thể nôn hoặc ỉa
chảy. Trƣờng hợp nặng có thể xảy ra bất ngờ hoặc từ từ trên nền các triệu
chứng trên biểu hiện chủ yếu là tâm thần kinh nhƣ mất ý thức thoáng qua,
chóng mặt. Hôn mê hạ đƣờng huyết thƣờng không đột ngột, kèm co cơ, co
giật bệnh nhân sẽ hồi phục khi truyền glucose sớm. Nếu hạ glucose máu kéo
dài thƣơng tổn não không hồi phục và có thể tử vong, tỷ lệ tử vong ở bệnh
nhân ĐTĐ typ 1 hạ đƣờng huyết là 3-7% [20].
1.3.2. Biến chứng mạn tính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
Biến chứng mạn tính là những biến chứng về mạch máu mà ngƣời ta
phân làm hai nhóm [11], [39], [53]:
+ Biến chứng mạch máu nhỏ chủ yếu ở mao mạch biểu hiện ở mắt, thận,
thần kinh.
+ Biến chứng mạch máu lớn gồm các biến chứng tim, mạch não, hoại tử
do sự thúc đẩy của quá trình xơ vữa động mạch và tăng hiện tƣợng tắc mạch
do huyết khối ở bệnh nhân ĐTĐ.
Những yếu tố tham gia vào cơ chế bệnh sinh vữa xơ động mạch ở bệnh
nhân ĐTĐ:
+ Rối loạn chuyển hóa lipid
+ Tăng kết dính tiểu cầu do tăng tổng hợp Thromboxan A2, giảm tổng
hợp Prostaglandin (PG12).
+ Tăng tiết Endothelin, giảm tổng hợp nitric oxid.
+ Tăng yếu tố VIII và Volt Willezbrand.
+ Giảm thủy phân Fibrin ở thành mạch, có sự tham gia của PAII.
- Các yếu tố:
+ Tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, béo phì, hút thuốc lá, tuổi
tác sẽ làm cho vữa xơ động mạch xuất hiện sớm hơn.
+ Tăng đƣờng máu, tăng insulin huyết thanh, tăng đông máu có tác
dụng làm cho xơ vữa động mạch ở bệnh nhân ĐTĐ tiến triển ngày càng nặng.
1.3.2.1. Biến chứng tim - mạch.
Bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đƣờng là biến chứng thƣờng gặp
và nguy hiểm. Mặc dù có nhiều yếu tố tham gia gây bệnh mạch vành, nhƣng
các nghiên cứu cho thấy nồng độ glucose máu cao làm tăng nguy cơ mắc
bệnh mạch vành và các biến chứng tim mạch khác. Ngƣời đái tháo đƣờng có
bệnh tim mạch là 45%, nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 2 - 4 lần so với ngƣời
bình thƣờng. Nguyên nhân tử vong do bệnh tim mạch chung chiếm khoảng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
75% tử vong ở ngƣời bệnh đái tháo đƣờng, trong đó thiếu máu cơ tim và nhồi
máu cơ tim là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất. Một nghiên cứu đƣợc tiến
hành trên 353 bệnh nhân đái tháo đƣờng týp 2 là ngƣời Mỹ gốc Mêhicô trong
8 năm thấy có 67 bệnh nhân tử vong và 60% là do bệnh mạch vành.
Tăng huyết áp thƣờng gặp ở bệnh nhân đái tháo đƣờng, tỷ lệ mắc bệnh
chung của tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đƣờng gấp đôi so với ngƣời
bình thƣờng. Trong đái tháo đƣờng týp 2, 50% đái tháo đƣờng mới đƣợc chẩn
đoán có tăng huyết áp. Tăng huyết áp ở ngƣời đái tháo đƣờng týp 2 thƣờng
kèm theo các rối loạn chuyển hoá và tăng lipid máu [9], [20].
Ngoài ra, tỷ lệ biến chứng mạch não ở bệnh nhân đái tháo đƣờng gấp 1,5
- 2 lần, viêm động mạch chi dƣới gấp 5 - 10 lần so với ngƣời bình thƣờng.
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình, khoảng 80% bệnh nhân
đái tháo đƣờng mắc thêm các bệnh liên quan đến tim mạch [5], [7].
1.3.2.2. Biến chứng thận
Biến chứng thận do đái tháo đƣờng là một trong những biến chứng
thƣờng gặp, tỷ lệ biến chứng tăng theo thời gian. Bệnh thận do đái tháo đƣờng
khởi phát bằng protein niệu; sau đó khi chức năng thận giảm xuống, ure và
creatinin sẽ tích tụ trong máu.
Bệnh thận do đái tháo đƣờng là nguyên nhân thƣờng gặp nhất gây suy
thận giai đoạn cuối, đƣợc đặc trƣng bởi sự suất hiện protein niệu và giảm mức
lọc cầu thận. ở ngƣời bình thƣờng bài tiết albumin niệu từ 1,5 đến 20 µg/phút,
khi albumin bài tiết từ 20-200 µg/ph đƣợc gọi là mcroalbumin niệu (+). Nếu
xuất hiện albumin niệu >50 mg/ngày chứng tỏ đã có bệnh ở màng nền cuộn
mạch, mức lọc cầu thận giảm chậm khoảng 11 mol/phút/năm, sự xuất hiện
THA thúc đẩy quá trình suy thận [1], [28], [53].
Với ngƣời đái tháo đƣờng týp 1, mƣời năm sau khi biểu hiện bệnh thận
rõ ràng, khoảng 50% tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối và sau 20 năm sẽ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
có khoảng 75% số bệnh nhân trên cần chạy thận lọc máu chu kỳ. Khả năng
diễn biến đến suy thận giai đoạn cuối của bệnh nhân đái tháo đƣờng týp 2 ít
hơn so với bệnh nhân đái tháo đƣờng týp 1, song số lƣợng bệnh nhân đái tháo
đƣờng týp 2 chiếm tỷ lệ rất lớn nên thực sự số bệnh nhân suy thận giai đoạn
cuối chủ yếu là bệnh nhân đái tháo đƣờng týp 2 [20].
Để theo dõi bệnh thận đái tháo đƣờng có thể định lƣợng microalbumin
niệu, đo mức lọc cầu thận, định lƣợng protein niệu/24 giờ. Ngày nay, nhiều
phòng xét nghiệm chọn phƣơng pháp định lƣợng protein niệu trong mẫu nƣớc
tiểu qua đêm.
1.3.2.3. Bệnh lý mắt ở bệnh nhân đái tháo đường
Đục thuỷ tinh thể là tổn thƣơng thƣờng gặp ở bệnh nhân đái tháo đƣờng,
có vẻ tƣơng quan với thời gian mắc bệnh và mức độ tăng đƣờng huyết kéo dài.
Đục thuỷ tinh thể ở ngƣời đái tháo đƣờng cao tuổi sẽ tiến triển nhanh hơn
ngƣời không đái tháo đƣờng.
Bệnh lý võng mạc đái tháo đƣờng là nguyên nhân hàng đầu của mù ở
ngƣời 20-60 tuổi. Bệnh biểu hiện nhẹ bằng tăng tính thấm mao mạch, ở giai
đoạn muộn hơn bệnh tiến triển đến tắc mạch máu, tăng sinh mạch máu với
thành mạch yếu dễ xuất huyết gây mù loà. Sau 20 năm mắc bệnh, hầu hết
bệnh nhân đái tháo đƣờng týp 1 và khoảng 60% bệnh nhân đái tháo đƣờng týp 2
có bệnh lý võng mạc do đái tháo đƣờng [11].
1.3.2.4. Bệnh thần kinh do đái tháo đường
Bệnh thần kinh do đái tháo đƣờng gặp khá phổ biến, ƣớc tính khoảng
30% bệnh nhân đái tháo đƣờng có biểu hiện biến chứng này. Ngƣời bệnh đái
tháo đƣờng týp 2 thƣờng có biểu hiện thần kinh ngay tại thời điểm chẩn đoán.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
Bệnh thần kinh do đái tháo đƣờng thƣờng đƣợc phân chia thành các hội
chứng lớn sau: Viêm đa dây thần kinh, bệnh đơn dây thần kinh, bệnh thần
kinh thực vật, bệnh thần kinh vận động gốc chi [6], [11].
1.3.3. Một số biến chứng khác
1.3.3.1. Bệnh lý bàn chân do đái tháo đường [5], [7]
Bệnh lý bàn chân đái tháo đƣờng ngày càng đƣợc quan tâm do tính phổ
biến của bệnh. Bệnh lý bàn chân đái tháo đƣờng do sự phối hợp của tổn
thƣơng mạch máu, thần kinh ngoại vi và cơ địa dễ nhiễm khuẩn do glucose
máu tăng cao.
Theo các số liệu nƣớc ngoài tỷ lệ tổn thƣơng loét bàn chân ở bệnh nhân
ĐTĐ thay đổi từ 5-10%, có khoảng 5-15% bệnh nhân ĐTĐ sẽ phẫu thuật cát
cụt chi tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời. [Trích dẫn từ 20].
1.3.3.2. Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân đái tháo đường
Bệnh nhân bị đái tháo đƣờng thƣờng nhạy cảm với tất cả các loại nhiễm
khuẩn do có nhiều yếu tố thuận lợi. Có thể gặp nhiễm khuẩn ở nhiều cơ quan
nhƣ: viêm đƣờng tiết niệu, viêm răng lợi, viêm tủy xƣơng, viêm túi mật sinh
hơi, nhiễm nấm …
1.4. Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đƣờng
1.4.1. Các thành phần lipid máu
Lipid là sự kết hợp giữa một alcol và một acid béo nhờ liên kết este, lipid
không hoà tan trong nƣớc, chỉ tan trong dung môi hữu cơ.
Phân loại lipid gồm:
- Lipid đơn giản: là este của các acid béo với các alcol khác nhau thƣờng
thấy trong cơ thể glycerid và cholesterid mà alcol là cholesterol
- Lipid phức tạp: trong thành phần cấu tạo ngoài Alcol và acid béo có
các chất khác chứa nitơ, phospho, lƣu huỳnh là những lipid có vai trò trong
thành phần cấu trúc tế bào.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
13
Trong cơ thể lipid ở ba dạng chính: lipid dự trữ là thành phần cấu trúc tế
bào; lipid huyết tƣơng thƣờng kết hợp với protid dƣới dạng lipoprotein mỗi
lipoprotein đều có lõi triglycerid và cholesterol este, phần vỏ có phospho lipid,
cholesterol tự do và apopretein.
Bằng phƣơng pháp điện ly và siêu ly tâm ngƣời ta phân đƣợc các
lipoprotein:
- Chymomicron là loại lipoprotein có kích thƣớc lớn nhất và có tỷ trọng
nhẹ nhất, chymomicron đƣợc tạo ra trong quá trình tiêu hoá ở ruột nhờ enzym
lipase, có tác dụng vận chuyển triglycerid và đƣợc thanh thải rất nhanh ở gan.
- VLDL (Very Low Density Lipoprotein) là lipoprotein có tỷ trọng thấp
nhất là tiền chất của LDL sinh vữa xơ động mạch.
- IDL (Intermediate Density Lipoprotein) là lipoprotein có tỷ trọng trung
bình, có hàm lƣợng rất phức tạp trong huyết tƣơng, IDL đƣợc tạo thành từ
VLDL rồi chịu hai khả năng: một số giữ lại ở gan, số còn lại chịu sự phân huỷ
tiếp tục các triglycerid để chuyển thành LDL.
- LDL (Low Density Lipoprotein) là lipoprotein có tỷ trọng thấp nhất là
chất chủ yếu vận chuyển cholesterol và chất sinh vữa xơ động mạch, LDL
chuyên trở 70% cholesterol trong huyết tƣơng tới các tế bào nội biên, chính tỷ
lệ cholesterol tự do ở LDL là chất vận chuyển và phân phối cholesterol cho
các tế bào và các tổ chức, số phận LDL sẽ đƣợc thoái hoá ở gan là chủ yếu,
tuy nhiên các mô khác cũng có khả năng này, quá trình thoái hoá của LDL
đƣợc thực hiện qua nhiều bƣớc, song cuối cùng là sự giải phóng ra
cholesterol tự do, sự tăng quá mức cholesterol tự do là một Alcol sẽ gây
độc cho tế bào nội mạc, cùng với các yếu tố khác (các yếu tố đông máu,
kết tập tiểu cầu, thay đổi tốc độ dòng chảy của tuần hoàn) dẫn đến tình
trạng vữa xơ động mạch mà hậu quả của nó là thiếu máu cơ tim, nhồi máu
cơ tim hay tai biến mạch máu não.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
- HDL (High Density Lipoprotein) là lipoprotein có tỷ trọng cao là yếu
tố bảo vệ tim mạch. HLD đƣợc tổng hợp từ gan một phần ở ruột và một phần
còn do chuyển hoá của VLDL trong máu ngoại vi. HDL vận chuyển
cholesterol dƣ thừa từ tế bào tới gan hoặc tới những tế bào cần cholesterol
làm giảm cholesterol trong máu.
1.4.2. Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường
Ngày nay qua nghiên cứu ngƣời ta thấy đã có rối loạn lipid máu ngay từ
khi tỷ lệ các thành phần lipid trong máu có sự thay đổi. Khái niệm này chỉ rõ
rối loạn lipid có thể xảy ra từ rất sớm, ngay cả khi chƣa có tăng nồng độ của
các thành phần lipid trong máu. Rất hiếm khi tìm đƣợc triệu chứng đặc thù
của rối loạn lipid máu.
- Ngƣời ta thƣờng chỉ phát hiện đƣợc khi kiểm tra máu định kỳ hoặc có
các biến chứng buộc phải vào viện nhƣ: Đột quỵ, bệnh mạch vành hoặc bệnh
lý mạch ngoại biên [1].
Bệnh nhân ĐTĐ typ 2 mặc dù kiểm soát glucose máu tốt, rối loạn chuyển
hoá lipid có hạn chế, nhƣng không trở về bình thƣờng, rối loạn chuyển hoá lipid
thƣờng liên quan đến tình trạng kháng insulin, tăng insulin máu.
Tác động của ĐTĐ typ 2 đối với lipid và lipoprotein khó đƣợc đánh giá
hơn vì sự không đồng nhất của các yếu tố tham gia vào chu trình sinh bệnh
học nhƣ: kiểm soát đƣờng máu, béo phì, tình trạng sử dụng thuốc. Bệnh ĐTĐ
typ 2 chƣa đƣợc dùng insulin hoặc thuốc uống hạ glucose máu thƣờng có tăng
TG máu. Khi bắt đầu sử dụng insulin hoặc sulfamid làm hạ glucose máu dẫn
đến giảm mức VLDL và tăng HDL-C, còn nếu điều trị bằng metformin thì sẽ
giảm VLDL.
Hiệu quả điều trị các rối loạn chuyển hoá lipid lớn hơn nhiều nếu ngay
từ đầu đã đƣợc điều trị đúng, kiểm soát đƣờng máu tốt. Tăng triglycerid máu
và giảm HDL- C thƣờng tồn tại ở ngƣời bệnh ĐTĐ typ 2 đôi khi không phụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
thuộc vào mức độ kiểm soát glucose máu. Những bất thƣờng còn lại này đƣợc
gọi là rối loạn lipid trong ĐTĐ. Tăng triglycerid là kết quả của tăng bài tiết
VLDL do quá trình dị hoá VLDL có thể bị tổn thƣơng. Mặc dù lipoprotein
lipase vẫn bình thƣờng. Phần nhiều do hoạt tính của lipoprotein lepase bị
giảm. Trong trƣờng hợp này thiếu hụt insulin thƣờng chiếm ƣu thế.
Nếu ĐTĐ typ 2 nhẹ không đƣợc điều trị, tốc độ tổng hợp và loại bỏ LDL
cũng tăng lên đồng thời dẫn đến mức LDL-C bình thƣờng. Ở ngƣời bệnh có
glucose máu tăng trung bình không đƣợc điều trị, tổn thƣơng dị hoá LDL-C
có thể dẫn đến tăng nhẹ mức LDL-C. Nhƣng trong trƣờng hợp này quan tâm
hàng đầu là sự hiển diện của LDL-C hạt nhỏ đậm đặc. LDL-C có thể đƣợc tái
cấu trúc thành hạt nhỏ hơn, đậm đặc hơn bởi lipase gan có thể tăng lên trong
ĐTĐ typ 2.
Mức HDL-C giảm đi trong ĐTĐ typ 2 và tăng lên cùng với giảm cân. Sử
dụng insulin và sulfonylurea uống để làm giảm glucose máu, mức HDL- C sẽ
tăng nếu mức triglycerid giảm trong điều trị, do sự đảo ngƣợc của hiệu ứng
này [1]. Theo một ssó tác giả cho biết rối loại chuyển hoá lipid có liên quan
đến bệnh tổn thƣơng mạch vành đặc biệt làm rõ nhất HDL-C giảm và tăng
triglyecrid. Nghiên cứu của Nguyễn Kim Lƣơng, Thái Hồng Quang cho kết
quả đa số bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có tăng hàm lƣợng triglycerid và giảm hàm
lƣợng HDL-C là yếu tố tham gia vào quá trình gây ra vữa xơ động mạch [26], [28].
Rối loạn Lipid máu trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 đƣợc ghi nhận ngay từ lúc
bệnh nhân mới đƣợc phát hiện và độc lập với các kiểu điều trị trong các
nghiên cứu cắt ngang. Sự kết hợp tăng triglycerid và giảm HDL với kháng
insulin đƣợc tìm thấy trƣớc khi chẩn đoán là đái tháo đƣờng typ 2 [25].
1.5. Vai trò của HbA
1
c trong theo dõi điều trị bệnh ĐTĐ
HbA
1
c là một phân nhánh của HbA
1
c đại diện cho một số các
hemoglobin khác nhau xuất hiện trong máu, là kết quả của việc gắn glucose
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
16
hoặc sự chuyển hoá glucose vào hemoglobin. Tỷ lệ HbA1c phản ánh nồng độ
glucose máu của bệnh nhân trong thời gian 4-8 tuần lễ trƣớc thời điểm xét
nghiệm. Ngƣời bình thƣờng HbA1c chiếm 4-6% tổng số hemoglobin huyết
thanh. Ở bệnh nhân đái tháo đƣờng, HbA
1
c đƣợc coi là một tiêu chuẩn đánh
giá kết quả điều trị. HbA
1
c tăng cao là biểu hiện của mất cân bằng đƣờng
huyết kéo dài [22], [32], [43] .
Tỷ lệ HbA
1
c phản ánh nồng độ glucose máu ở thời gian 1-2 tháng trƣớc
đó. Vì vậy việc xác định tỷ lệ HbA
1
c có ý nghĩa đánh giá nồng độ glucose
máu trƣớc thời điểm xét nghiệm 2-3 tháng, phát hiện bệnh nhân để điều trị,
đánh giá tác dụng điều trị trong vòng 1-2 tháng, dự báo trƣớc tình trạng thai
sản, dự báo trƣớc nguy cơ biến chứng.
Tỷ lệ HbA
1
c ở bệnh nhân đái tháo đƣờng từ 5-7% cho biết bệnh nhân đã
đƣợc ổn định glucose máu tốt trong 2-3 tháng trƣớc, nếu HbA
1
c >9% tức là
glucose máu của bệnh nhân không đƣợc kiểm soát tốt. Trên bệnh nhân có
glucose máu cao, nếu điều trị tích cực giảm đƣợc glucose máu thì hàm lƣợng
HbA
1
c sẽ chỉ thay đổi sớm nhất là sau 4 tuần điều trị. Qua nghiên cứu, các tác
giả cho thấy, đối với bệnh nhân đái tháo đƣờng đang điều trị thì 2-3 tháng nên
định lƣợng HbA
1
c một lần. Ngày nay, ở các nƣớc tiên tiến HbA
1
c đã trở thành
một xét nghiệm thƣờng quy và đƣợc xem là một chỉ điểm chuẩn để đánh giá
cân bằng glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đƣờng [31].
Tuy nhiên, kết quả định lƣợng HbA
1
c sẽ bị ảnh hƣởng bởi một số yếu tố
nhƣ: mất máu, thiếu máu do các nguyên nhân và các bệnh về huyết sắc tố [22].
Ở Việt Nam, đã có một số tác giả nghiên cứu về tỷ lệ HbA
1
c, nhƣ Trần
Đức Thọ, Lê Thị Thu Hà (1999), Hoàng Trung Vinh (2004, 2006). Tại Thái
Nguyên Vũ Tiến Thăng đã nghiên cứu cho thấy có sự tƣơng quan thuận chặt
chẽ giữa tỷ lệ HbA
1
c với nồng độ glucose máu lúc đói, sự kiểm soát glucose
máu kém thông qua tỷ lệ HbA
1
c có liên quan tới tuổi, thời gian mắc bệnh, tỷ
lệ các biến chứng [36], [37], [47].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
17
1.6. Các phƣơng pháp điều trị bệnh đái tháo đƣờng
Cho đến nay chƣa có phƣơng pháp nào điều trị khỏi hẳn bệnh ĐTĐ, tuy
nhiên nếu bệnh nhân ĐTĐ đƣợc quản lý và điều trị đúng đắn, bệnh nhân sẽ có
cuộc sống gần nhƣ bình thƣờng. Nếu bệnh nhân ĐTĐ không đƣợc điều trị tốt
thì bệnh sẽ gây những biến chứng nặng nề [7].
Điều trị bệnh ĐTĐ tiến hành theo từng nấc trong bậc thang điều trị nhƣ
sau [9], [11]:
- Bắt đầu bằng chế độ ăn hạn chế glucid.
- Bổ sung với thuốc hạ đƣờng huyết
- Hoặc insulin khi cần thiết.
Tuy vậy, đa số bệnh nhân ĐTĐ đòi hỏi sử dụng thuốc hạ đƣờng huyết
đƣờng uống kéo dài phối hợp với chế độ ăn uống và luyện tập.
1.6.1. Chế độ ăn của bệnh nhân ĐTĐ
- Tiết chế ăn uống là nền tảng của điều trị và phòng ngừa ĐTĐ, với mục
đích nhằm đảm bảo cung cấp dinh dƣỡng, cân bằng đầy đủ về lƣợng và chất
để có thể điều chỉnh đƣờng huyết duy trì cân nặng đảm bảo cho ngƣời bệnh
có đủ sức khoẻ để hoạt động, công tác [3].
- Thực phẩm cung cấp: chất đạm, chất béo, chất đƣờng, muối khoáng và
chất xơ. Ngƣời ta chia chất đƣờng làm 2 loại: đƣờng hấp thu chậm và đƣờng
hấp thu nhanh. Chế độ ăn của ngƣời ĐTĐ nên:
+ Đảm bảo tỷ lệ năng lƣợng cung cấp do: chất đạm 12-15%, chất đƣờng
55%, chất béo 30%.
+ Trong mỗi bữa ăn nên có đủ các thành phần nêu trên là tốt nhất, không
nên chỉ ăn toàn thức ăn chứa nhiều đạm sẽ gây hại cho thận.
Cần sử dụng chất béo có lợi cho cơ thể có trong thực vật, ăn ít các chất
béo dễ gây xơ vữa động mạch (bơ, pho mát, các loại mỡ động vật trừ mỡ cá).
Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
18
+ Nên dùng những thức ăn chứa đƣờng hấp thu chậm, thức ăn có nhiều
chất xơ, đủ sinh tố, đặc biệt vitamin nhóm B, nên chia thành nhiều bữa để tránh
tăng đƣờng máu quá cao sau ăn và hạn chế hạ đƣờng huyết khi xa bữa ăn.
Thực tế không có một công thức cụ thể tính chế độ ăn cho mỗi bệnh
nhân vì chế độ ăn cụ thể phục thuộc vào nhiều yếu tố:
+ Thể trạng gầy, béo.
+ Có lao động thể lực hay không ?
+ Tập quán ăn uống.
+ Kinh tế gia đình.
Dựa vào những yếu tố trên mà ngƣời thầy thuốc có thể đƣa ra những chế
độ ăn hợp lý cho ngƣời bệnh [9], [11], [21].
1.6.2. Chế độ luyện tập của bệnh nhân ĐTĐ
Tập luyện thƣờng xuyên làm gia tăng nồng độ HDL (loại cholesterol tốt),
gia tăng sự tiêu hao năng lƣợng, giúp giảm trọng lƣợng cơ thể ở bệnh nhân
béo phì. Quá trình tập luyện còn giúp ngƣời ta tăng sự hƣng phấn, giảm đƣợc
áp lực bệnh tật và công việc, hạn chế tình trạng stress. Hoạt động thể lực đều
đặn ở ngƣời bệnh đái tháo đƣờng có thể giảm nồng độ đƣờng máu cả trong và
sau khi tập luyện. Ngƣời ta thấy rằng nếu tập đều đặn có thể cải thiện mức cân
bằng lƣợng đƣờng trong máu một thời gian dài và kiểm soát mức đƣờng hằng
ngày. Tập luyện còn giúp cơ thể tăng độ nhạy với insulin máu, do vậy nhu cầu
insulin bổ sung hằng ngày có thể đƣợc giảm đi. Đây là tác dụng rất quan trọng
với bệnh nhân đái tháo đƣờng týp 2, vì tình trạng giảm độ nhạy với insulin là
nguyên nhân chính gây tăng đƣờng huyết ở ngƣời bệnh. Để đạt đƣợc mục
đích này hàng ngày phải luỵện tập 30 -45 phút, và 4-5 ngày /tuần [3], [9].
Tuy nhiên, nếu tập luyện quá mức không phù hợp với sức khỏe sẽ dẫn
đến những hậu quả nguy hiểm. Đó là cơn hạ đƣờng huyết có thể xuất hiện
ngay trong lúc tập hoặc sau khi kết thúc bài tập. Các cơn đau thắt ngực, loạn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
19
nhịp tim thậm chí là nhồi máu cơ tim cũng có thể xuất hiện. Bên cạnh đó, các
biến chứng khác cũng có thể trầm trọng thêm nhƣ gây xuất huyết đáy mắt
hoặc làm bong võng mạc ở những ngƣời đã có biến chứng đáy mắt giai đoạn Sự
tiêu hao năng lƣợng trong luyện tập làm mất thêm chất đạm qua nƣớc tiểu và làm
trầm trọng bệnh lý thận do đái tháo đƣờng gây ra. Đối với những ngƣời bị thoái
hóa khớp, việc tập luyện quá mức có thể làm tổn thƣơng khớp [3].
Những nguy cơ xảy ra là do ngƣời bệnh tập luyện quá mức sức khỏe của
mình, trong số đó có ngƣời còn dùng quá liều thuốc hạ đƣờng huyết hay ăn
uống kiêng khem quá mức, dẫn đến cơ thể bị mất sức khi tập luyện. Một số
ngƣời lại vận dụng một cách quá máy móc các bài tập, không kể lúc khỏe, lúc
mệt. Do vậy bài tập phù hợp nhất cho ngƣời đái tháo đƣờng là đi bộ hằng
ngày, vào buổi sáng và chiều mát, mỗi lần đi khoảng 30 phút. Ngƣời bệnh
phải chọn giày vải mềm. Trong khi tập luyện nếu thấy dấu hiệu hoa mắt
chóng mặt cần ngừng tập ngay lập tức, đặc biệt chú ý đối với ngƣời già, ngƣời
có các bệnh mạn tính đi kèm khác. Hằng ngày nên đo đƣờng huyết để có sự
điều trị và tập luyện phù hợp. Những ngƣời mới mắc bệnh hay bệnh đƣợc
kiểm soát tốt cũng không nên tham gia những môn thể thao đòi hỏi nhiều sức
nhƣ đá bóng, chạy việt dã, tập tạ Vì vậy nên hỏi ý kiến của bác sĩ trƣớc khi
tập luyện.
1.6.3. Phương pháp điều trị dùng thuốc viên hạ đường huyết [34], [39]
Các loại sulfonylurea: Trong công thức chung của sulfamid hạ đƣờng
huyết (tức là sulfonylurea) có 2 gốc R1 và R2 tự do, nên khi thay thế các gốc
này sẽ đƣợc một hợp chất mới. Vì vậy, khả năng tạo ra các chất mới sẽ không
hạn chế: R1 - sulfonylure - R2
Sulfonylurea đƣợc chia làm 2 nhóm tuỳ theo thời gian xuất hiện của nó
trong danh mục thuốc:
- Thế hệ I: Tolbutamid, Acetohexamid, Clopropamid