Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Công tác xã hội cá nhân đối với người cao tuổi mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn 3 tại khoa thận tiết niệu bệnh viện thanh nhàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MƠN CƠNG TÁC XÃ HỘI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO
TUỔI MẮC BỆNH SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN 3 TẠI
KHOA THẬN - TIẾT NIỆU BỆNH VIỆN THANH NHÀN

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
SINH VIÊN THỰC HIỆN
MÃ SINH VIÊN
CHUYÊN NGÀNH

: GS.TS LÊ THỊ QUÝ
: ĐỒN HẢI PHƯƠNG
: A24073
: CƠNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI – 2021


LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập, nghiên cứu và thực hành trong thực tế hết sức nghiêm túc,
sinh viên đã hồn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Công tác xã hội cá nhân đối
với người cao tuổi mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn 3 tại khoa Thận - Tiết Niệu
bệnh viện Thanh Nhàn”.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Lê Thị Quý - người đã
tận tâm và nhiệt tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp.


Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến quý giảng viên bộ môn Công tác xã hội
trường Đại học Thăng Long đã trang bị, hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức, kỹ
năng chuyên ngành cho tôi trong những năm học vừa qua.
Qua đây, tôi cũng xin cảm ơn sự hỗ trợ từ phía Ban lãnh đạo, các cán bộ và cá
nhân chị Nguyễn Thị Sợi - Điều dưỡng trưởng khoa Thận - Tiết Niệu bệnh viện Thanh
Nhàn đã trực tiếp giúp đỡ, chỉ bảo và tạo điều kiện để tơi nghiên cứu, hồn thành khóa
luận tốt nghiệp này. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã cố gắng nhưng do
điều kiện và khả năng cịn hạn chế nên khó tránh khỏi một vài thiếu sót. Tơi rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp, nhận xét từ các quý giảng viên và các cá nhân quan
tâm đến đề tài trên.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2021
Người thực hiện
Đoàn Hải Phương

Thang Long University Library


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Công tác xã hội cá nhân đối
với người cao tuổi mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn 3 tại khoa Thận - Tiết Niệu
bệnh viện Thanh Nhàn” là do tự bản thân thực hiện cùng với sự hỗ trợ từ giảng viên
hướng dẫn và không sao chép cơng trình nghiên cứu từ người khác. Các thơng tin sử
dụng trong khóa luận có nguồn gốc từ q trình làm việc thực tế và các tài liệu được
trích dẫn nguồn rõ ràng. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này./.
Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2021
Người thực hiện

Đoàn Hải Phương



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CTXH

Công tác xã hội

NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội

TC

Thân chủ

SV

Sinh viên

UBND

Ủy ban Nhân dân



Quyết định


PVS

Phỏng vấn sâu

Thang Long University Library


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
I. PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 3
3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ........................................................................ 8
5. Đóng góp của khóa luận .............................................................................................. 9
6. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 9
7. Khách thể nghiên cứu .................................................................................................. 9
8. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 9
9. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 10
10. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 10
II. PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................. 12
CHƯƠNG 1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CÁC LÝ THUYẾT ÁP DỤNG ......... 12
1. Khái niệm công cụ ..................................................................................................... 12
1.1. Khái niệm Công tác xã hội ................................................................................. 12
1.2. Khái niệm Công tác xã hội cá nhân ................................................................... 12
1.3. Công tác xã hội trong bệnh viện ........................................................................ 13
1.4. Khái niệm Người cao tuổi .................................................................................. 14

1.5. Khái niệm Bệnh suy thận mạn ........................................................................... 15
1.6. Đặc điểm của bệnh suy thận mạn giai đoạn 3 .................................................... 15
1.7. Khái niệm Người cao tuổi mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn 3 ........................ 16
2. Phương pháp luận ...................................................................................................... 16
2.1. Phương pháp Duy vật biện chứng ...................................................................... 16
2.2. Phương pháp Duy vật lịch sử ............................................................................. 17
3. Lý thuyết và áp dụng ................................................................................................. 17
3.1. Thuyết nhu cầu của Maslow .............................................................................. 17
3.2. Thuyết thân chủ trọng tâm của Carl Rogers ...................................................... 20
4. Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội đối với người cao tuổi mắc bệnh suy thận mạn
giai đoạn 3 ................................................................................................................. 22
4.1. Vai trò là người tuyên truyền, giáo dục ............................................................. 22
4.2. Vai trò là người tư vấn ....................................................................................... 22
4.3. Vai trò là người kết nối ...................................................................................... 23


4.4. Vai trị là người huy động, tìm kiếm nguồn lực ................................................. 24
4.5. Vai trị là người chăm sóc, trợ giúp.................................................................... 24
5. Chính sách đối với người cao tuổi ............................................................................. 25
5.1. Chính sách quy định về quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi ......................... 28
5.2. Chính sách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi .................................................. 29
5.3. Chính sách phát huy vai trị của người cao tuổi ................................................. 30
5.4. Chính sách đảm bảo thu nhập và cuộc sống cho người cao tuổi ....................... 32
5.5. Một số chính sách khác ...................................................................................... 33
6.Tiểu kết ....................................................................................................................... 34
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN GIAI
ĐOẠN 3 TẠI KHOA THẬN - TIẾT NIỆU BỆNH VIỆN THANH NHÀN........... 35
1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu tại bệnh viện Thanh Nhàn ........................................ 35
2. Phịng cơng tác xã hội bệnh viện Thanh Nhàn .......................................................... 27
2.1. Cơ cấu ................................................................................................................ 27

2.2. Thực trạng tại phòng công tác xã hội bệnh việnThanh Nhàn............................................ 27
3. Khoa Thận - Tiết Niệu bệnh viện Thanh Nhàn ......................................................... 28
3.1. Lịch sử hình thành khoa Thận - Tiết Niệu bệnh viện Thanh Nhàn ................... 28
3.2. Chức năng .......................................................................................................... 28
3.3. Nhiệm vụ ............................................................................................................ 28
3.4. Những thành tích nổi bật: ................................................................................... 29
4. Thực trạng đời sống của người cao tuổi mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn 3 .......... 29
4.1. Những vấn đề khó khăn của người cao tuổi mắc bệnh suy thận........................ 29
4.2. Về tâm lý ............................................................................................................ 29
4.3. Về sức khoẻ ........................................................................................................ 30
4.4. Về kinh tế ........................................................................................................... 31
5. Tiểu kết ...................................................................................................................... 31
CHƯƠNG 3. THỰC HÀNH TIẾN TRÌNH CƠNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI
VỚI NGƯỜI CAO TUỔI MẮC BỆNH SUY THẬN TẠI KHOA THẬN - TIẾT
NIỆU BỆNH VIỆN THANH NHÀN ......................................................................... 32
1. Mơ tả thân chủ ........................................................................................................... 32
2. Tiến trình thực hành công tác xã hội cá nhân gồm 7 bước ....................................... 32
2.1. Bước 1: Tiếp cận thân chủ ................................................................................. 32
2.2. Bước 2: Thu thập thông tin ................................................................................ 33
2.3. Bước 3: Xác định nguyên nhân vấn đề và vấn đề ưu tiên của thân chủ ............ 35
2.4. Bước 4: Lập kế hoạch ........................................................................................ 39
2.5. Bước 5: Triển khai hoạt động ............................................................................ 41
2.6. Bước 6: Lượng giá kết quả ................................................................................. 44

Thang Long University Library


2.7. Bước 7: Kết thúc/ đóng hồ sơ ............................................................................ 46
3. Tiểu kết ...................................................................................................................... 46
PHẦN 3. KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN .......... 47

1. Khuyến nghị .............................................................................................................. 47
1.1. Đối với cộng đồng, các cơ sở y tế ...................................................................... 47
1.2. Đối với phịng cơng tác xã hội bệnh viện Thanh Nhàn ..................................... 47
1.3. Đối với Khoa Thận - Tiết Niệu bệnh viện Thanh Nhàn ..................................... 47
1.4. Đối với bệnh viện Thanh Nhàn .......................................................................... 47
1.5. Đối với thân chủ ................................................................................................. 47
1.6. Đối với người cao tuổi nói chung ....................................................................... 48
1.7. Đối với gia đình thân chủ ................................................................................... 48
1.8. Đối với nhân viên công tác xã hội ...................................................................... 48
2. Kết luận...................................................................................................................... 48
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 64


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 1.1. 5 giai đoạn của bệnh thận mạn (theo GFR) ............................................ 15
Bảng 1.2. Giai đoạn 3 của bệnh suy thận mạn (phân loại theo GFR) ..................... 16
Bảng 3.1. Phương pháp phỏng vấn và quan sát....................................................... 34
Bảng 3.2. Bảng kế hoạch trị liệu cụ thể ................................................................... 41
Bảng 3.3. Bảng triển khai hoạt động trị liệu ............................................................ 43
Bảng 3.4. Bảng lượng giá kết quả ............................................................................ 44
Bảng 3.5. Bảng thuận lợi và khó khăn ..................................................................... 46
Hình 1.1. Nhà tâm lý học Abraham Maslow ......................................................... 17
Hình 1.2. Tháp nhu cầu của Maslow ........................................................................ 18
Hình 1.3. Carl Ransom Rogers................................................................................ 20
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ phả hệ ........................................................................................... 36
Sơ đồ 3.3. Sơ đồ sinh thái ........................................................................................ 38
Sơ đồ 3.4. Sơ đồ điểm mạnh, điểm yếu ..................................................................... 39
Sơ đồ 3.5. Kết quả lượng giá .................................................................................... 45


Thang Long University Library


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đối với mỗi chúng ta, những người cha, người mẹ, người ông, người bà đều có một
ý nghĩa rất quan trọng. Họ chính là những người đã vất vả, hy sinh để đảm bảo cho
những thế hệ sau của mình một cuộc sống tốt đẹp hơn, no ấm hơn. Những người con,
người cháu nhận được tình yêu thương và sự hy sinh ấy cũng rất mong muốn rằng
những đấng sinh thành của mình sẽ được sống vui vẻ, hạnh phúc. Niềm hạnh phúc đó
ln là ước mong mà bất cứ gia đình nào cũng muốn đạt được. Tuy nhiên khi tuổi tác
ngày càng cao và người cao tuổi bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu của bệnh tật thì việc
phải khám bệnh và điều trị là không thể tránh khỏi. Con người sống có “sinh, lão,
bệnh, tử” nên khi tuổi càng cao, các bệnh lý sẽ nhiều hơn khi còn trẻ. Bệnh suy thận
cũng là một căn bệnh dần phổ biến tại Việt Nam và người cao tuổi mắc phải căn bệnh
này cũng khơng phải là ít.
Bác sĩ Nguyễn Bách (Khoa Nội thận lọc máu - Bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ
Chí Minh) cho biết, bệnh suy thận mạn là bệnh tiến triển âm thầm và qua nhiều năm
tháng. Ở giai đoạn sớm, bệnh khơng có triệu chứng nổi bật, chỉ khi mất đến 90% chức
năng thận mới có triệu chứng. Suy thận mạn do đó dần trở thành gánh nặng trong
nhiều gia đình và xã hội. Theo các số liệu thống kê, tại Việt Nam có khoảng 6 triệu
người mắc suy thận mạn, chiếm khoảng 6,73% dân số. Trong đó, có khoảng 800.000
bệnh nhân ở tình trạng suy thận mạn giai đoạn cuối cần điều trị thay thế. Tuy nhiên chỉ
có 10% bệnh nhân được điều trị lọc máu, số cịn lại chưa có điều kiện tiếp cận các
phương pháp điều trị. Trên thực tế tỷ lệ này có thể cịn cao hơn và đang tăng lên nhanh
chóng hơn. Điều này cho thấy nhiều bệnh nhân suy thận mạn còn chưa nhận được sự
quan tâm, điều trị kịp thời.
Bệnh suy thận là một vấn đề lâm sàng phổ biến ở bệnh nhân cao tuổi và có liên
quan đến bệnh tật hay tử vong khá cao. Khi tuổi thọ trung bình trên thế giới được gia
tăng thì tỷ lệ bệnh tật cũng tăng theo và những yếu tố gây nguy hiểm như huyết áp cao,

tim mạch hay tiểu đường cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến bệnh suy thận. Theo như
các nghiên cứu thuộc Khảo sát sức khỏe quốc gia và dinh dưỡng lần thứ ba tại Hoa
Kỳ, tỷ lệ mắc suy thận ở người trưởng thành tại Mỹ được ghi nhận là 11%. Tỷ lệ mắc
bệnh suy thận ở người cao tuổi cao hơn nhiều và ở khoảng 39,4% đối với số người
trong độ tuổi trên 60 tuổi, 12,6% của những người từ 40 - 59 tuổi và 8,5% với người từ
20 - 39 tuổi. Những con số này cho thấy bệnh suy thận đã trở thành vấn đề sức khỏe
cộng đồng rất quan trọng, và đặc biệt đáng lưu tâm đối với người cao tuổi.
Trong những thập niên gần đây, suy thận mạn đã trở thành một căn bệnh mang tính
thời sự trên tồn cầu bởi tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng, kéo theo những hậu quả
nghiêm trọng và chi phí khám chữa bệnh tốn kém. Đến năm 2011, trên thế giới đã có
hơn một triệu dân mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối. Trong đó, tại Mỹ là trên 571
nghìn người và con số này đã vượt mức 700 nghìn người vào năm 2015. Theo các
1


chuyên gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, khi các cơ quan, bộ phận trên cơ thể con
người đã “hoạt động” lâu năm thì sẽ dần bị suy thối, sức khỏe giảm sút và hệ miễn
dịch làm việc không sung sức như khi cịn trẻ, đó chính là ngun nhân và cơ hội
khiến cho rất nhiều căn bệnh người cao tuổi bùng phát. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ
ra rằng thận “làm việc” lâu năm cũng sẽ lão hóa theo thời gian, tức là khi con người
càng cao tuổi thì kích thước của thận sẽ giảm đi và đồng nghĩa với lưu lượng máu đi
qua thận giảm, chức năng lọc của thận cũng giảm dần. Chính vì vậy, nguy cơ mắc
bệnh suy thận ở người cao tuổi cao hơn với nhiều lứa tuổi khác. Người cao tuổi khi
mắc bệnh về thận thường sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm hơn bình thường, đồng
thời bệnh có thể tiến triển nhanh hơn dẫn đến suy thận mạn.
Đảng và Nhà nước ta ln có những chính sách an sinh xã hội, các chủ trương
thể hiện sự quan tâm đến người cao tuổi. Đã có nhiều văn bản pháp luật được ban hành
trong những năm gần đây đã tăng cường hỗ trợ cơng tác chăm sóc người cao tuổi. Việc
thực hiện các chính sách đối với người cao tuổi đã góp phần đem lại hiệu quả tích cực
cho cơng tác chăm sóc sức khỏe, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện để

người cao tuổi được sống vui, sống khỏe và sống có ích. Đồng thời cũng giúp người
cao tuổi có thể phát huy được vai trị của mình. Nhưng trên thực tế, chúng ta có thể
thấy rằng, những chính sách, chủ trương này chưa được cộng đồng, xã hội hiểu rõ. Và
chính các thành viên sống cùng gia đình cũng chưa dành sự quan tâm đúng mức đến
người cao tuổi khiến đời sống tinh thần, vật chất, các nguyện vọng của họ bị bỏ qua,
khiến họ cô đơn trong chính ngơi nhà của mình với những người con, người cháu. Vì
lẽ đó, việc thực hiện nghiên cứu về các vấn đề của người cao tuổi nói chung và người
cao tuổi mắc bệnh suy thận mạn nói riêng chính là góp phần củng cố sự bền vững của
xã hội. Qua đó cũng thể hiện được sự quan tâm tới người cao tuổi có điều kiện sức
khỏe kém như người mắc bệnh suy thận mạn. Nhờ những nghiên cứu này chúng ta có
thể đưa đến các biện pháp hợp lý để lấp dần khoảng trống về chính sách và dịch vụ đối
với người cao tuổi.
Trong những năm gần đây, cuộc sống kinh tế và xã hội của nước ta ngày càng
được cải thiện và nhu cầu được chăm sóc sức khỏe chuyên biệt ngày càng gia tăng.
Chất lượng của các nghiên cứu xã hội về sự tương tác giữa cá nhân, gia đình và xã hội
được nâng cao, hướng tới chiều sâu để thực sự giải quyết được yêu cầu đó. Đã có khá
nhiều cơng trình nghiên cứu người cao tuổi trên các lĩnh vực như y học, tâm lý, an sinh
xã hội,… nhưng chưa xuất hiện nhiều cơng trình nghiên cứu về người cao tuổi từ góc
độ CTXH. Do ngành CTXH ở nước ta là một ngành khoa học còn non trẻ nên việc
CTXH tiếp cận tới các vấn đề của người cao tuổi, đặc biệt là người cao tuổi mắc bệnh
suy thận mạn cịn chưa có nhiều tài liệu để nghiên cứu.
Công tác xã hội trong bệnh viện ngày càng nhận được quan tâm của Đảng, Nhà
nước, của các cấp chính quyền. Trong những năm gần đây, tại một số bệnh viện tuyến
trung ương và tuyến tỉnh cũng đã triển khai một số hoạt động CTXH với sự tham gia
2

Thang Long University Library


của đội ngũ nhân viên y tế kiêm nhiệm và các tình nguyện viên, nhằm hỗ trợ nhân viên

y tế trong phân loại bệnh nhân, tư vấn và giới thiệu dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc người
bệnh, người nhà bệnh nhân… Các hoạt động này đã góp phần làm giảm bớt khó khăn
cho các bệnh nhân và gia đình bệnh nhân trong quá trình tiếp cận và sử dụng dịch vụ
khám chữa bệnh… tiêu biểu là các bệnh viện lớn tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội cũng đã
xây dựng và phát triển phịng cơng tác xã hội theo thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế.
Tại bệnh viện Thanh Nhàn đã xuất hiện phòng CTXH, và được thành lập trong vài
năm gần đây. Tuy nhiên các hoạt động tại đây chủ yếu là giải quyết các vấn đề thắc
mắc, khiếu nại của bệnh nhân và giúp đỡ một số hồn cảnh khó khăn. Mặc dù số lượng
người cao tuổi mắc bệnh suy thận mạn tới khám, chữa bệnh tăng cao nhưng tại đây
chưa thấy rõ sự hỗ trợ của NVCTXH đối với bệnh nhân. Do vậy rất cần có nghiên cứu
trên quy mơ nhỏ để can thiệp và hỗ trợ theo phương pháp CTXH cá nhân.
Dưới góc độ nghiên cứu về hoạt động CTXH cá nhân nhằm bổ sung kiến thức
và trợ giúp tâm lý cho bệnh nhân cao tuổi đang thực hiện điều trị bệnh suy thận mạn
chưa có nhiều sự hỗ trợ từ NVCTXH, việc lựa chọn và đưa ra đề tài: “Công tác xã hội
cá nhân với người cao tuổi mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn 3 tại khoa Thận - Tiết
Niệu bệnh viện Thanh Nhàn” là cần thiết để đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống
của người cao tuổi nói chung và người cao tuổi mắc bệnh suy thận mạn nói riêng. Từ
đó tạo điều kiện cho nhóm người này có cuộc sống vật chất, tinh thần tốt hơn và phát
huy được khả năng, trí tuệ của họ để xây dựng những giá trị nền tảng cho xã hội.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng về vai trò của NVCTXH đối với người cao
tuổi mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn 3 tại khoa Thận-Tiết Niệu bệnh viện Thanh
Nhàn.
Tiến hành thực hành CTXH cá nhân đối với người cao tuổi mắc bệnh suy thận mạn
giai đoạn 3 tại khoa Thận - Tiết Niệu bệnh viện Thanh Nhàn.
Để đóng góp một số khuyến nghị có ý nghĩa đối với việc hỗ trợ người cao tuổi
mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn 3 tại khoa Thận-Tiết Niệu bệnh viện Thanh Nhàn.
2.2. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Tiến hành xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận để nghiên cứu vấn đề
bệnh suy thận mạn và tình trạng của người cao tuổi mắc bệnh suy thận mạn; Áp dụng
các phương pháp thực hành CTXH cá nhân để tìm hiểu thực trạng vai trị của
NVCTXH đối với bệnh nhân là người cao tuổi mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn 3
đang thực hiện điều trị tại khoa Thận-Tiết Niệu bệnh viện Thanh Nhàn.
Tiến hành thực hành CTXH cá nhân đối với bệnh nhân là người cao tuổi mắc
bệnh suy thận mạn giai đoạn 3 tại bệnh viện Thanh Nhàn dựa trên cơ sở nắm vững các
lý thuyết, kỹ năng và phương pháp thực hành CTXH.
3


Đề xuất một số khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao, cải thiện hiệu quả hoạt
động CTXH đối với người cao tuổi mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn 3 tại địa bàn
nghiên cứu.
3. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CTXH trong bệnh viện là các hoạt động hỗ trợ người bệnh, người nhà của người
bệnh và các nhân viên y tế trong bệnh viện nhằm góp phần giải quyết các vấn đề tâm
lý, xã hội liên quan đến bệnh tật cũng như q trình khám, chữa bệnh. Với mục đích
hỗ trợ các nhóm đối tượng khắc phục những khó khăn trong đời sống có được sự chăm
sóc sức khỏe hiệu quả nhất. NVCTXH trong bệnh viện nên đóng vai trị như một chiếc
cầu nối hỗ trợ giải quyết các mâu thuẫn giữa người bệnh và nhân viên y tế, giữa người
bệnh và người bệnh, giữa người bệnh và người nhà của người bệnh,… Vì vậy, CTXH
trong bệnh viện thực sự cần thiết đối với việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Các
hoạt động của CTXH không chỉ dừng lại ở công việc từ thiện trong bệnh viện như những
bữa ăn, nồi cháo, hay quà tặng cho người bệnh có hồn cảnh khó khăn, mà cịn là hoạt
động góp phần chuyên nghiệp hóa lĩnh vực CTXH.
Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, hoạt động CTXH tại bệnh viện là yếu tố cần
được phát huy nhất. Sự hỗ trợ của NVCTXH đã làm tăng thêm sự hài lòng của người
bệnh và gia đình người bệnh khi đến điều trị tại bệnh viện.
Vì vậy, CTXH trong bệnh viện thực sự có vai trò rất quan trọng, ngành CTXH

trong lĩnh vực y tế cũng đã có hướng đi rõ ràng. Nếu tiếp tục thực hiện và thực hiện
tốt, chúng ta có thể tin tưởng rằng CTXH sẽ góp một phần khơng nhỏ vào cơng cuộc
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân.
3.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
Ngay từ cuối thế kỷ thứ 17, xã hội phương Tây dưới cuộc cách mạng công
nghiệp bắt đầu chứng kiến những vấn đề mới rất phức tạp có quy mơ rộng lớn. Theo
đó đã có nhiều hoạt động từ thiện do các cá nhân, tổ chức thực hiện nhằm hỗ trợ nạn
nhân vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, các nhóm đối tượng yếu thế khơng những khơng
thể thay đổi được tình thế mà cịn sinh ra thói quen ỷ lại . Các hoạt động từ thiện khi
đó chỉ có góp phần xoa dịu những nỗi đau một cách tạm thời mà không tìm ra được
nguyên do của vấn đề các đối tượng đang gặp phải, khơng giúp những đối tượng này
tìm ra được cách giải quyết.
Tới đầu thế kỷ thứ 19, dạng CTXH sơ khai đã được thực hiện bởi các nhà truyền
giáo và tình nguyện viên tại Mỹ. Những tình nguyện viên này thường xuyên được
tuyển chọn và có nhiệm vụ giúp đỡ những người nghèo đói, ốm yếu, bệnh tật, trẻ em
mồ côi, cũng như những người già không nơi nương tựa,… Họ được gọi với cái tên là
“những vị khách thân thiện”. Tới đầu thế kỷ thứ 19, dạng CTXH sơ khai đã được thực
hiện bởi các nhà truyền giáo và tình nguyện viên tại Mỹ. Những tình nguyện viên này
thường xuyên được tuyển chọn và có nhiệm vụ giúp đỡ những người nghèo đói, ốm
yếu, bệnh tật, trẻ em mồ côi, cũng như những người già không nơi nương tựa,… Họ
được gọi với cái tên là “những vị khách thân thiện”.
4

Thang Long University Library


Giữa thế kỷ 20, CTXH đã trở thành một ngành học chính thức, được đào tạo
chính quy ở hầu hết các nước trên thế giới, có mặt tại Châu Âu, Châu Á, Châu Phi,
Châu Mỹ, … những nước tư bản cũng như những nước xã hội chủ nghĩa. Hiện nay
trên thế giới đã thiết lập mạng lưới quốc tế về CTXH với các tổ chức như: Hiệp hội

các trường CTXH, Liên đoàn chuyên nghiệp xã hội, Các tổ chức và bảo vệ an ninh nhi
đồng, dịch vụ gia đình,… Nhiều tổ chức Liên hiệp quốc như: UNDP, UNICEF,
ESCAP đã đề cao CTXH như một cách tiếp cận khoa học nhằm thúc đẩy quá trình
phát triển xã hội tại những nước chậm phát triển. Vì vậy mà CTXH cũng được coi là
một ngành nghề quan trọng tại nhiều nước trên thế giới.
Trong suốt những năm từ năm 1921 tại Châu Á, các hoạt động xã hội đầu tiên
được công nhận ở Trung Quốc là hoạt động xã hội về y tế tại khoa CTXH bệnh viện
tại Bắc Kinh, được thành lập bởi một nhân viên làm CTXH Hoa Kỳ - Ida Pruitt. Bộ
phận này sẽ cung cấp các dịch vụ nghiên cứu xã hội, cơng tác thích ứng và tái định cư.
Bên cạnh đó cũng tổ chức đào tạo dịch vụ cho các nhân viên xã hội. Và đây có thể là
công việc đào tạo đầu tiên tại Trung Quốc.
Từ những năm 1936 tại Ấn Độ, Clifford Manshardt là một nhà truyền giáo người
Mỹ. Ông đã bắt đầu tổ chức đào tạo chính thức về CTXH ở Ấn Độ thơng qua trường
Đại học CTXH Dhorabji Tata. Vào năm 1946, NVCTXH y tế đầu tiên đã được nhận
vào làm việc tại bệnh viện J.J, Bombay. Những năm 1960, quy mô của các NVCTXH
y tế đã tăng lên ở Ấn Độ.
Tại bệnh viện, NVCTXH là một thành phần trong ê kíp trị liệu. NVCTXH sẽ có
nhiệm vụ tìm hiểu về các ngun nhân gây bệnh, phương pháp chữa trị thích hợp trên
cơ sở thu thập thơng tin về điều kiện sống, thói quen, cá tính, đặc điểm tâm lý của
bệnh nhân. NVCTXH tiến hành thực hiện các trợ giúp về tâm lý đối với người bệnh
như: trấn an, giảm áp lực, tránh xấu hổ, tư vấn về điều trị,… NVCTXH có thể khuyến
nghị về kế hoạch xuất viện của bệnh nhân và theo dõi bệnh nhân sau khi ra viện. Chăm
sóc sứa khỏe tại gia đình và cộng đồng như: truyền thơng, giáo dục sức khỏe, giúp các
nhóm đặc thù phục hồi, phát triển thể chất và tinh thần,… Ngoài ra, sau khi điều trị
bệnh, NVCTXH còn giúp bệnh nhân hồi phục và tái hịa nhập trở lại với đời sống bình
thường của gia đình và cộng đồng.
Sự xuất hiện của NVCTXH trong chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng là một
phương thức để mở rộng mạng lưới chăm sóc sức khỏe đến với người dân ở khắp mọi
nơi, mọi lúc. Từ đó khuyến khích họ tích cực tham gia giải quyết những vấn đề sức
khỏe bằng chính khả năng của mình với những phương pháp thích hợp. Bên cạnh đó,

CTXH cịn cần phải được ứng dụng ở cấp hoạch định chính sách về chăm sóc sức
khỏe. Tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, chăm sóc sức
khỏe được xác định là một trong những lĩnh vực của an ninh xã hội. Chính vì vậy, khi
các quốc gia tiến hành hoạch định những chính sách về chăm sóc sức khỏe, cần phải
ứng dụng những tri thức của CTXH sao cho mọi người dân, mọi tầng lớp đều có cơ
hội được thụ hưởng những quyền lợi.
5


3.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BỆNH SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN 3:
Theo thông tư số 34/2013/TT-BYT ngày 28/10/2013 của Bộ Y tế ban hành danh
mục bệnh cần điều trị dài ngày để hình thành cơ sở xác định thời gian hưởng chế độ
ốm đau cho người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội. Các
bệnh trong Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được gán mã bệnh theo Phân loại
quốc tế bệnh tật (ICD -10) có mã bệnh 3 và 4 ký tự. Các mã bệnh 3 ký tự bao gồm các
bệnh có mã bệnh 4 ký tự. Một số bệnh chưa được gán mã bệnh theo phân loại quốc tế
bệnh tật (ICD-10) thì thống nhất xác định chẩn đốn theo tên gọi của bệnh. Theo đó,
bệnh suy thận mạn có mã N18 trong danh mục bệnh hệ sinh dục - Tiết niệu. Tại mục
này, gồm có nhiều bệnh khác như hội chứng viêm thận mạn, hội chứng thận hư, viêm
ống kẽ thận mạn tính,… mỗi bệnh đều có mã số phân loại bệnh riêng của mình. Tỷ lệ
suy thận mạn tính trên toàn cầu đang tăng lên rất nhanh, báo trước hệ quả là bệnh suy
thận hoặc suy thận giai đoạn cuối cũng tăng theo.
Năm 2002, Quỹ thận học quốc tế có đồng thuận về thuật ngữ. Theo đó, suy giảm
chức năng thận mạn tính (chronic renal insufficiency) được đổi thành bệnh thận mạn
(chronic kidney disease). Bệnh thận giai đoạn cuối (end-stage renal disease) được đổi
thành suy thận (kidney failure). Suy thận mạn là hậu quả các bệnh mạn tính của thận
gây sút giảm từ từ số lượng Nephron chức năng làm giảm dần mức lọc cầu thận. Khi
mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 50% (60 ml/phút/1,73m2 trong hơn 3 tháng hoặc có
các tổn thương về thận như: Albumin niệu, chứng huyết niệu, những bệnh lý bất
thường và bất thường về cấu trúc) thì được gọi là suy thận mạn. Suy thận mạn là một

hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính qua nhiều tháng, năm, và hậu quả
của sự xơ hóa các Nephron chức năng sẽ gây giảm sút từ từ mức lọc cầu thận dẫn đến
tình trạng tăng nitơ phi protein máu.
Kế hoạch hành động tồn cầu để phịng ngừa và kiểm sốt các bệnh không lây
nhiễm từ năm 2013 đến năm 2020 (được gọi là kế hoạch hành động năm 2013) đã
vạch ra một cách tiếp cận để giảm tử vong kết hợp từ bốn loại bệnh khơng lây nhiễm
chính như: ung thư, bệnh tim mạch, bệnh hơ hấp mạn tính và tiểu đường. Trước đó,
bốn loại này đã được ưu tiên trong kế hoạch hành động từ năm 2008 đến năm 2013 vì
được cho là chiếm khoảng 60% số ca tử vong trên thế giới. Mặc dù đáng khen ngợi,
tuy nhiên kế hoạch hành động năm 2013 đã bị chỉ trích vì khơng thừa nhận các dịch
bệnh không lây nhiễm, các bệnh không lây nhiễm quan trọng khác và nguyên nhân của
việc không lây nhiễm.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng bệnh thận là một trong những bệnh
không lây nhiễm quan trọng bị thiếu trong kế hoạch hành động năm 2013. Đặc biệt là
bệnh thận có tác động gián tiếp đến bệnh suất và tử vong trên toàn cầu bằng cách tăng
nguy cơ liên quan đến 5 bệnh gây tử vong khác là: bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, tăng
huyết áp, nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV) và bệnh sốt rét.

6

Thang Long University Library


Bệnh thận mạn tính thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ bệnh thận mạn tính ở Mỹ
13% dân số, trong đó 37% người > 70 tuổi có bệnh thận mạn tính giai đoạn 3 trở
lên. Theo báo cáo hằng năm tại Mỹ vào năm 2006, xấp xỉ 1,5/ 1000 người/năm ≥ 65
tuổi bắt đầu điều trị bệnh thận giai đoạn cuối. Trong 10 năm qua, số người cao tuổi
đăng ký điều trị thay thế thận tăng 41% ở nhóm tuổi ≥ 75 và tăng 48% ở nhóm tuổi ≥
80. Tuy nhiên chỉ có khoảng 4/1000 người hiện tại đang điều trị thay thế thận, với
nhóm tuổi ≥ 75 tăng 10% mỗi năm. Cùng với những tiến bộ của y hoc, tuổi thọ của

con người ngày càng tăng cao, nhóm tuổi này hiện nay chiếm khoảng 11% dân số, sẽ
tăng lên 20% vào năm 2021.
3.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM
Nghề CTXH được chính thức cơng nhận tại Việt Nam từ năm 2010 kể từ sau khi
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg vào ngày 25/03/2010
phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020. Đến nay, sau hơn quá
trình triển khai, với sự nỗ lực của các cấp, các ban ngành, địa phương, Đề án đã đạt
được nhiều kết quả quan trọng và thực sự đi vào cuộc sống của người dân. Từ đó góp
phần chăm lo tốt cho đời sống của nhân dân, xây dựng một hệ thống an sinh xã hội
tiên tiến. Tiếp đó CTXH trong y tế cũng đã được hình thành khi Bộ Y tế ban hành Đề
án “Phát triển nghề CTXH trong ngành Y tế giai đoạn 2011-2020”.
Trong những năm gần đây, một số bệnh viện tuyến Trung ương cũng đã triển
khai các hoạt động CTXH với sự tham gia của đội ngũ nhân viên y tế và tình nguyện
viên nhằm hỗ trợ thầy thuốc trong việc phân loại bệnh nhân, tư vấn và giới thiệu dịch
vụ chuyển tiếp, hỗ trợ chăm sóc người bệnh,... góp phần làm giảm bớt khó khăn trong
q trình tiếp cận và sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh. Đội ngũ các cán bộ tham
gia hoạt động chủ yếu chỉ có sự nhiệt huyết và kinh nghiệm, chưa được đào tạo, bồi
dưỡng về mặt kiến thức, kỹ năng nên thường thiếu tính chuyên nghiệp, dẫn đến hiệu
quả hoạt động chưa được như mong đợi. Tại hầu hết các bệnh viện trong cả nước, nhất
là các bệnh viện tuyến trên thường xuyên gặp tình trạng q tải. Các nhân viên y tế
khơng có đủ thời gian và khả năng để giải quyết hết nhu cầu bức xúc từ bệnh nhân như
việc khai thác thông tin về đặc điểm nhân khẩu xã hội của người bệnh, cung cấp thông
tin về giá cả, chất lượng, địa điểm của các loại dịch vụ, tư vấn về phác đồ điều trị, tư
vấn cách phòng ngừa, trấn an tinh thần cho người bệnh,... Hậu quả là đang có rất nhiều
những vấn đề nảy sinh tại các bệnh viện như: “cò bệnh viện”, sự thiếu hụt thông tin
khi tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh, sự không hài lòng của bệnh nhân đối
với các cơ sở y tế, sự căng thẳng giữa người bệnh và thầy thuốc,...
Nhân ngày Thận thế giới, bác sĩ Nguyễn Vĩnh Hưng, Trưởng khoa Thận - Tiết
niệu và lọc máu, Bệnh viện E cho biết tại Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính
thức, song ước tính có khoảng 5 triệu người bị suy thận và hàng năm có khoảng 8.000

ca bệnh mới. Chỉ tính riêng bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu là khoảng
800.000 người, chiếm 0,1% dân số. Nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh lý tại thận,
7


tăng huyết áp và đái tháo đường. Tiến triển của bệnh thận mãn tính rất dễ dẫn đến suy
thận mãn tính, làm mất chức năng thận và người bệnh phải dùng các biện pháp điều trị
thay thế. Bên cạnh đó, khi mắc bệnh thận mãn tính và phải dùng các biện pháp thay thế,
trung bình người bệnh cứ 3 lần/1 tuần phải chạy thận nhân tạo chu kỳ để duy trì sự sống.
Trung bình, một năm bệnh nhân chạy thận nhân tạo tiêu tốn từ 100 - 150 triệu đồng. Điều
này không chỉ là gánh nặng cho người bệnh, cho gia đình mà cịn trở thành gánh nặng cho
tồn xã hội. Tuy nhiên, TS.BS Nguyễn Vĩnh Hưng cho biết, bệnh thận là một bệnh hồn
tồn có thể kiểm sốt được và bệnh nhân sẽ có cuộc sống bình thường nếu được điều trị,
kiểm soát bệnh tốt.
Theo niên giám thống kê vào năm 2013 cho thấy, cả nước có khoảng 1.125 bệnh
viện với 215.640 giường bệnh. Trong số đó có 46 bệnh viện Trung ương với 26.756
giường bệnh, 447 bệnh viện tuyến tỉnh với 110.549 giường bệnh, 1.214 bệnh viện
huyện với 77.134 giường bệnh và 155 bệnh viện ngồi cơng lập với 9.501 giường
bệnh. Nếu hình thành được một mạng lưới hoạt động CTXH tại hàng trăm bệnh viện
trên thì sẽ cần đến hàng nghìn nhân viên xã hội.
3.4. CƠNG TÁC XÃ HỘI VỚI BỆNH SUY THẬN MẠN
Các hoạt động CTXH ở bệnh viện sẽ khơng chỉ có vai trị trong hỗ trợ bệnh nhân
mà cịn có tác dụng lớn trong việc hỗ trợ thầy thuốc giảm bớt những áp lực công việc
cũng như nâng cao hiệu quả điều trị. Do đó, có thể thấy nhu cầu sử dụng đội ngũ nhân
viên CTXH trong ngành y tế hiện nay là rất lớn và vô cùng cần thiết ở mọi cấp độ. Tuy
nhiên cần phải căn cứ vào nhu cầu thực tế và khả năng đáp ứng về nguồn lực, từ đó
xác định lĩnh vực ưu tiên, lộ trình phát triển sao cho phù hợp nhất.
Dưới góc độ của CTXH, việc xây dựng và hình thành mơ hình nghiên cứu
chun biệt cho từng nhóm người, cụ thể là bệnh nhân của chúng tôi đang được hỗ trợ
tại địa bàn nghiên cứu sẽ có thể đưa đến một lối tiếp cận mới, thiết thực và hữu ích đối

với cơng tác chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn 3.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
4.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
CTXH đã được hình thành từ lâu trên thế giới, nhưng vẫn còn khá mới mẻ tại
Việt Nam. Các lý thuyết CTXH mang tính đa dạng, biến hố do các vấn đề, hiện
tượng, các q trình trong xã hội ln ln biến đổi, đa dạng, phong phú. Việc vận
dụng những kiến thức chun mơn vào q trình nghiên cứu thực tiễn đã góp phần
kiểm chứng, bổ sung và hồn thiện thêm những kiến thức đã học. Qua đó thể hiện rõ
nét mối quan hệ mật thiết giữa lý thuyết và thực hành trong CTXH. Không những thế,
việc thực hiện đề tài này còn làm rõ được vai trò của NVCTXH và CTXH cá nhân
trong các lĩnh vực đời sống, cụ thể ở đây là lĩnh vực y tế.

8

Thang Long University Library


4.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đối với tác giả, q trình thực hiện đề tài chính là cơ hội hữu ích để vẫn dụng
những kiến thức lý thuyết vào thực tế. Từ đó đưa đến cho tác giả những bài học, kinh
nghiệm quý báu trong nghiên cứu cũng như phục vụ công tác chuyên môn.
Đối với nhân viên xã hội, các nhà xã hội học, đề tài nghiên cứu này cũng giúp
cung cấp những thông tin thực tế và chân thực nhất về CTXH tại lĩnh vực y tế, thể hiện
rõ vai trò của NVCTXH trong việc áp dụng tiến trình CTXH cá nhân hỗ trợ người cao
tuổi mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn 3. Từ đó có thêm nguồn tài liệu cho các cá nhân,
tổ chức muốn tiến hành nghiên cứu những đề tài có liên quan.
Đối với bệnh viện Thanh Nhàn, tác giả hy vọng thơng qua q trình nghiên cứu
thực tiễn tại đây, những đóng góp về nghiên cứu và hỗ trợ người bệnh sẽ giúp các
NVCTXH, nhân viên y tế tại đây có cái nhìn khái qt hơn về vai trị của NVCTXH
trong bệnh viện. Cụ thể hơn là CTXH cá nhân đối với người cao tuổi mắc bệnh suy

thận mạn giai đoạn 3.
5. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN
5.1. VỀ MẶT Ý NGHĨA:
Bổ sung tài liệu nhằm phục vụ công tác nghiên cứu thuộc lĩnh vực CTXH với người
cao tuổi mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn 3 nói riêng và CTXH cá nhân với người cao
tuổi mắc bệnh suy thận nói chung.
5.2. VỀ MẶT LÝ LUẬN:
Bổ sung lý luận nghiên cứu về CTXH với người cao tuổi mắc bệnh suy thận mạn,
CTXH cá nhân với người cao tuổi mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn 3 từ nghiên cứu
thực tiễn tại khoa Thận - Tiết Niệu bệnh viện Thanh Nhàn.
6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
CTXH cá nhân với người cao tuổi mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn 3 tại khoa
Thận - Tiết Niệu bệnh viện Thanh Nhàn.
7. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
- 01 bệnh nhân là người cao tuổi mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn 3 đang điều trị
tại khoa Thận - Tiết niệu bệnh viện Thanh Nhàn trong thời gian nghiên cứu.
- 01 điều dưỡng khoa Thận - Tiết Niệu bệnh viện Thanh Nhàn.
- 02 người nhà bệnh nhân.
- 03 người cao tuổi mắc bệnh suy thận mạn đang điều trị tại khoa Thận - Tiết niệu
bệnh viện Thanh Nhàn.
8. CÂU HỎI VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
8.1. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để thực hiện khóa luận này một cách khoa học, tác giả đã đặt ra 2 câu hỏi để tiến
hành đề tài nghiên cứu được thông suốt:
1. Thực trạng đời sống của người cao tuổi mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn 3 dẫn đến
những khó khăn gì? Có những yếu tố nào ảnh hưởng tới đời sống của người bệnh?
9


2. CTXH đóng vai trị như thế nào trong việc hỗ trợ người cao tuổi mắc bệnh suy thận

mạn giai đoạn 3?
8.2. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Từ câu hỏi nghiên cứu, tác giả đã đưa ra 2 giả thuyết nghiên cứu sau:
1. Đời sống của người cao tuổi mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn 3 gặp rất nhiều khó
khăn cả về kinh tế, sức khoẻ lẫn tâm lý. Một số yếu tố gây ảnh hưởng của bệnh lý tới
đời sống của người cao tuổi mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn 3.
2. Hoạt động CTXH thực tiễn có tác dụng hỗ trợ giúp người bệnh vượt qua một số khó
khăn, xây dựng được lối sống tích cực để họ có thể sống vui, khỏe và có ích.
9. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
9.1. NỘI DUNG
Có rất nhiều khó khăn trong đời sống của người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi
mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn 3, tuy nhiên tôi chỉ có thể nghiên cứu những khó
khăn trong cuộc sống mà người bệnh gặp phải qua những khía cạnh như kinh tế, sức
khoẻ và tâm lý.
9.2. KHÔNG GIAN
Địa điểm thực hiện nghiên cứu là khoa Thận - Tiết Niệu tại bệnh viện Thanh Nhàn.
9.3. THỜI GIAN
Thời gian tiến hành nghiên cứu kể từ ngày 19/03 - 26/04/2018.
10. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
10.1. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI LIỆU
Tác giả sử dụng các kỹ thuật chuyên môn, thông qua việc nghiên cứu một số tài
liệu, sách báo, các bài viết, đề tài khoa học, các tiểu luận, khóa luận và luận văn, luận
án về CTXH trong lĩnh vực y tế, các chủ trương và chính sách liên quan đến nội dung
nghiên cứu và số liệu thống kê. Qua việc nghiên cứu tài liệu trong và ngồi nước, tác
giả có được cái nhìn tổng quát về thực trạng, hoạt động khám chữa bệnh cũng như các
hoạt động CTXH hiện nay đang được áp dụng để hỗ trợ cho các bệnh nhân là người
cao tuổi mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn 3 tại khoa Thận – Tiết Niệu bệnh viện
Thanh Nhàn.
10.2. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN SÂU
Phương pháp phỏng vấn sâu là một trong những phương pháp của phương pháp

nghiên cứu CTXH. Nhân viên CTXH sẽ cung cấp một bảng hỏi để phỏng vấn các đối
tượng khác nhau nhằm thu thập những thông tin, hiểu biết và nhận thức của họ về
bệnh suy thận ở người cao tuổi và sự cần thiết của ban CTXH tại bệnh viện Thanh
Nhàn. Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu đối với: 1 điều dưỡng, 2 người nhà bệnh nhân
cao tuổi và 3 người cao tuổi mắc bệnh suy thận.
10.3. PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
Phương pháp CTXH cá nhân là phương pháp được sử dụng đầu tiên trong lịch sử
phát triển nghề trên thế giới. Đây được coi là một phương pháp chuyên nghiệp mà các
10

Thang Long University Library


nhân viên CTXH sử dụng để hỗ trợ cá nhân trong việc thực hiện chức năng xã hội. Với
việc sử dụng phương pháp này sẽ giúp tác giả nhận biết được điểm mạnh, yếu và các
mối quan hệ, vấn đề của TC để từ đó có phương án hỗ trợ phù hợp nhất.
Tác giả muốn sử dụng phương pháp công tác xã hội vì phương pháp này giúp các
vấn đề của TC được giải quyết trong mối quan hệ tương tác với môi trường xã hội. Sự
tương tác trực tiếp với TC sẽ giúp tác giả có cái nhìn rõ nét, sâu sắc và tường tận về
hoàn cảnh của TC. TC sẽ được tác giả trợ giúp, tạo điều kiện để phát huy những điểm
mạnh và nâng cao năng lực giải quyết vấn đề của bản thân trong tương lai.

11


II. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CÁC LÝ THUYẾT ÁP DỤNG
1. KHÁI NIỆM CÔNG CỤ
1.1. KHÁI NIỆM CÔNG TÁC XÃ HỘI
CTXH được xem như một khoa học, một nghề mang tính chuyên nghiệp, một

nghệ thuật can thiệp đối với những vấn đề xã hội để tạo nên sự chuyển biến của xã hội
và đã xuất hiện ở nhiều quốc gia trên từ gần thế kỷ nay. Tại Việt Nam, CTXH thường
bị hiểu lầm và nghĩ đến như một việc làm từ thiện. Dẫn đến việc cần phải có cái nhìn
đầy đủ hơn về CTXH. Hiện nay có khá nhiều định nghĩa khác nhau về CTXH như sau:
Theo Từ điển Bách khoa ngành CTXH (1995): “CTXH là một khoa học ứng
dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã
hội và đem lại nền an sinh cho người dân trong xã hội”.
Vào tháng 7 năm 2011, Hiệp hội CTXH quốc tế và các trường đào tạo CTXH
quốc tế đã định nghĩa về CTXH như sau: “CTXH là nghề nghiệp tham gia vào giải
quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội,
tăng cường sự trao quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của
con người. CTXH sử dụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống
xã hội vào can thiệp sự tương tác của con người với môi trường sống.
Hội đồng Đào tạo CTXH Mỹ đã định nghĩa: “CTXH là một nghề nhằm tăng
cường các chức năng xã hội của cá nhân, hay nhóm người bằng những hoạt động tập
trung vào can thiệp mối quan hệ xã hội để thiết lập sự tương tác giữa con người và mơi
trường có hiệu quả. Hoạt động này bao gồm ba nhóm: phục hồi năng lực đã bị hạn chế,
cung cấp nguồn lực cá nhân, xã hội và phòng ngừa sự suy giảm chức năng xã hội.
Đại hội Liên đoàn CTXH chuyên nghiệp Quốc tế ở Canada năm 2004, CTXH
được định nghĩa với ý nghĩa tăng cường năng lực và phát triển, giải phóng con người:
“CTXH là hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự thay đổi (phát triển) của xã hội.
Bằng sự tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề xã hội (nảy sinh trong mối quan hệ
xã hội), vào quá trình tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng của mỗi cá nhân,
gia đình và cộng đồng, CTXH giúp con người phát triển đầy đủ và hiệu quả hơn.
Tại Việt Nam, theo tác giả Nguyễn Thị Oanh (trích từ tài liệu hội thảo năm
2004): “CTXH là hoạt động thực tiễn, mang tính tổng hợp được thực hiện và chi phối
bởi các nguyên tắc, phương pháp hỗ trợ cá nhân, nhóm và cộng đồng giải quyết vấn
đề. CTXH theo đuổi mục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội”.
❖ Từ đó rút ra nhận định chung về khái niệm CTXH: CTXH là một nghề
chuyên nghiệp góp phần thay đổi và phát triển xã hội thông qua 3 phương pháp là

CTXH cá nhân, CTXH nhóm và Phát triển cộng đồng.
1.2. KHÁI NIỆM CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
Theo Hiệp hội Nhân viên công tác xã hội quốc tế - IFSW: Nhân viên công tác xã
hội (Social Woker) là những người hoạt động trong nhiều lĩnh vực, được đào tạo chính
12

Thang Long University Library


quy và bán chuyên nghiệp. Họ được trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng trong
công tác xã hội để hỗ trợ các đối tượng nhằm nâng cao khả năng giải quyết và đối phó
với các vấn đề trong cuộc sống. NVCTXH sẽ tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận
được nguồn lực cần thiết nhằm thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân với nhau, giữa
cá nhân với mơi trường. Từ đó tạo sự ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ
chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thông qua các hoạt động
nghiên cứu, hoạt động thực tiễn.
Tác giả Grace Mathew (1992)1 đã nhấn mạnh CTXH cá nhân là việc giúp đỡ con
người giải quyết những khó khăn về chức năng xã hội của họ trên cơ sở mối quan hệ
nghề nghiệp một - một. Theo tác giả, CTXH cá nhân là một phương pháp giúp đỡ cá
nhân con người thông qua mối quan hệ một - một. CTXH cá nhân được nhân viên các
cơ sở sử dụng để giúp những người có vấn đề về chức năng xã hội và thực hiện các
chức năng xã hội.
Theo Farley O. W (2000)2 đã định nghĩa về CTXH với cá nhân là “Hệ thống giá
trị và phương pháp được các nhân viên CTXH chuyên nghiệp sử dụng, ở đó các khái
niệm về tâm lý xã hội, hành vi và hệ thống được chuyển thành các kỹ năng giúp đỡ cá
nhân và gia đình giải quyết những vấn đề về nội tâm, quan hệ giữa các cá nhân, kinh tế
xã hội và môi trường thông qua các mối quan hệ về làm việc mặt đối mặt”.
Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Oanh (1998)3 cho rằng CTXH cá nhân được
định nghĩa rất ngắn gọn và tập trung vào những vấn đề can thiệp của đối tượng
“CTXH cá nhân là một biện pháp can thiệp quan tâm đến những vấn đề về nhân cách

mà một đối tượng cảm nghiệm”.
❖ Nhận định chung về khái niệm CTXH cá nhân: CTXH cá nhân là một trong 3
phương pháp CTXH, dựa trên cơ sở quan hệ một - một giữa thân chủ và nhân viên
CTXH, từ đó thân chủ nhận ra điểm mạnh, nâng cao năng lực bản thân để giải quyết
các vấn đề trong cuộc sống.
1.3. CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN
CTXH đóng một vai trị cực kỳ quan trọng trong việc tạo lập nên mối quan hệ hài
hòa giữa thể chất, tinh thần của người bệnh với người nhà, giữa người bệnh với những
người xung quanh, giữa người bệnh với cơ sở y tế đang điều trị,… Để nắm bắt được
những điểm này, yêu cầu người NVCTXH cần phải đi sâu, tìm hiểu về mặt tâm lý, xã
hội của người bệnh. Từ đó tìm ra được đâu là những khó khăn, trăn trở, băn khoăn
1
2

Tata Institute of Social Sciences, Bombay, The Introduction of Social Casework (1992)
Department of Public Health and Preventive Medicine, Louisiana State University Medical Center, New

Orleans, Louisiana, USA, A structural model of health behavior: a pragmatic approach to explain and influence
health behaviors at the population level
3

Th.S. Nguyễn Thị Thái Lan, T.S.Bùi Thị Xn Mai, 2014, Giao trình Cơng tác xã hội cá nhân và gia đình,

NXB Lao động xã hội

13


thực tế mà người bệnh đang gặp phải. Chính vì vậy sự có mặt của những NVCTXH tại
bệnh viện là rất cần thiết và thiết thực.

CTXH trong y tế nói chung đóng vai trị như một cầu nối giữa bệnh nhân, nhân
viên y tế và cộng đồng thông qua các hoặt động đón tiếp, chỉ dẫn, cung cấp thơng tin,
giới thiệu về các dịch vụ khám, chữa bệnh tại khoa Khám bệnh. Bên cạnh đó cũng hỗ
trợ khẩn cấp cho người bệnh là các nạn nhân bị bạo hành, bạo lực gia đình, giúp họ
được đảm bảo an tồn. CTXH trong y tế cũng hỗ trợ, tư vấn cho người bệnh về các
quyền, lợi ích hợp pháp và những nghĩa vụ của người bệnh nằm nội trú như: bảo hiểm
y tế, bảo trợ xã hội. Ngồi ra cịn có việc cung cấp thông tin, tư vấn cho người bệnh,
hỗ trợ các thủ tục chuyển tuyến, xuất viện… Bên cạnh đó, một trong những nhiệm vụ
được các cán bộ NVCTXH tại bệnh viện chú trọng ưu tiên đó là kêu gọi các nhà hảo tâm
nhằm tài trợ nguồn vật chất để chăm lo đời sống tinh thần và sinh hoạt hàng ngày cũng
như hỗ trợ tiền viện phí cho những trường hợp bệnh nhân nặng có hồn cảnh khó khăn.
Theo Kỷ yếu hội thảo “Công tác xã hội trong bệnh viện - Những vấn đề lý luận
và thực tiễn, thực hành” năm 2016, CTXH trong bệnh viện là một tiến trình giúp đỡ
người bệnh có thể đương đầu với các vấn đề cá nhân và xã hội liên quan đến bệnh tật
của mình và có thể hưởng lợi ích tốt nhất từ việc chữa trị y tế. Công việc này cũng bao
gồm việc giúp đỡ gia đình người bệnh. Từ đó người bệnh và gia đình người bệnh có
thể vượt qua những khó khăn.
1.4. KHÁI NIỆM NGƯỜI CAO TUỔI
Cần phải hiểu kỹ về khái niệm người cao tuổi vì đối tượng nghiên cứu của đề tài
là CTXH cá nhân với người cao tuổi mắc bệnh suy thận.
Trước đây, người ta thường dùng thuật ngữ “người già” để chỉ những người có
tuổi. Hiện nay thuật ngữ “người cao tuổi” ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Hai
thuật ngữ này mặc dù không khác nhau về mặt khoa học song về tâm lý, thuật ngữ
“người cao tuổi” mang tới tính tích cực và thể hiện thái độ tôn trọng hơn.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên hợp quốc tuyên bố rằng “người cao
tuổi” được biểu thị bằng độ tuổi từ 60 - 65 tuổi. Các chuyên gia còn xác định thêm các
nhóm phụ của phân khúc dân số này như: “trẻ già” (60 - 69 tuổi), “trung niên” (70 - 79
tuổi), và “rất già” (trên 80 tuổi) hoặc phân chia người cao tuổi trong ba loại “trẻ già”
(65 - 74 tuổi), “trung niên” (75 - 84 tuổi), và “người lớn tuổi nhất” (trên 85 tuổi).
Trong Luật Người cao tuổi Việt Nam số 39/2009/QH12 ngày 23/11/2009 người

cao tuổi của Việt Nam được xác định là những người có độ tuổi từ 60 tuổi. Pháp lệnh
về người cao tuổi của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 28/04/2000 có quy định:
Người cao tuổi theo quy định của Pháp lệnh này là công dân nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên.
Theo quan điểm của Công tác xã hội: Với đặc thù là một nghề trợ giúp xã hội,
CTXH có cái nhìn về người cao tuổi như sau: Người cao tuổi với những thay đổi về
tâm sinh lý, lao động - thu nhập, quan hê x̣ ã hội sẽ gặp nhiều khó khăn, nảy sinh các
14

Thang Long University Library


vấn đề trong cuộc sống. Vì vậy, người cao tuổi được coi là một đối tượng yếu thế, cần
nhận được sự trợ giúp của CTXH.
1.5. KHÁI NIỆM BỆNH SUY THẬN MẠN
Theo KDIGO 2012 (Kidney Disease Improving Global Outcomes), bệnh thận
mạn (chronic kidney disease) là những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng thận,
kéo dài trên 3 tháng và ảnh hưởng lên sức khỏe người bệnh.
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận mạn dựa vào 1 trong 2 tiêu chuẩn sau:
Triệu chứng tổn thương thận (có biểu hiện 1 hoặc nhiều):
Có Albumine nước tiểu (tỷ lệ albumin creatinine nước tiểu > 30mg/g hoặc
albumine nước tiểu 24 giờ > 30mg/24giờ);
Bất thường nước tiểu;
Bất thường điện giải hoặc các bất thường khác do rối lọan chức năng ống thận;
Bất thường về mô bệnh học thận;
Xét nghiệm hình ảnh học phát hiện thận tiết niệu bất thường;
Ghép thận.
Giảm mức lọc cầu thận (Glomerular filtration rate: GFR) < 60ml/ph/1,73 m2
(xếp lọai G3a-G5):
Với mức lọc cầu thận được đánh giá dựa vào độ thanh lọc créatinine ước tính

theo cơng thức Cockcroft Gault hoặc dựa vào độ loc cầu thận ước tính (estimated
GFR, eGFR) dựa vào cơng thức MDRD;
Cơng thức Cockcroft Gault ước đốn ĐTL creatinin từ creatinin huyết thanh;
Công thức MDRD (Modification of Diet in Renal Disease Study) ước đoán mức
lọc cầu thận (estimated GFR, eGFR) từ creatinin huyết thanh;
Cơng thức tính mức lọc cầu thận theo creatinin nội sinh.
Theo bác sĩ Hà Hoàng Kiệm tại bệnh viện 103, suy thận mạn là hậu quả cuối
cùng của các bệnh thận, tiết niệu mạn tính, làm chức năng thận giảm sút dần dần tương
ứng với số lượng nephron của thận bị tổn thương dẫn đến xơ hóa và mất chức năng
không hồi phục. Biểu hiện lâm sàng là mức lọc cầu thận giảm dần không hồi phục,
tăng nitơ phi protein máu, rối loạn cân bằng nội môi, rối loạn các chức năng nội tiết
của thận. Các triệu chứng trên nặng dần tương ứng với giảm mức lọc cầu thận, cuối
cùng dẫn đến suy thận giai đoạn cuối, lúc này hai thận mất chức năng hồn tồn, địi
hỏi phải điều trị thay thế thận.
Năm 2002, NKF - KDOQI (National Kidney Foundation - Kidney Disease
Outcomes Quality Initiatives) phân bệnh thận mạn thành 5 giai đoạn dựa vào GFR:

15


Giai đoạn

Suy thận
mạn giai
đoạn 1

Suy thận
mạn giai
đoạn 2
Suy thận

mạn giai
đoạn 3
Suy thận
mạn giai
đoạn 4
Suy thận
mạn giai
đoạn 5

Mức lọc
cầu thận
(ml/phút/
1,73m2)

Chỉ định điều trị

Tổn thương thận
nhưng mức lọc cầu
thận bình thường hoặc
tăng

≥ 90

Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý
là nguyên nhân gây suy thận mạn;
giới hạn yếu tố nguy cơ gây suy
thận cấp; làm chậm tiến triển bệnh
thận; điều trị yếu tố nguy cơ tim
mạch


Tổn thương thận với
mức lọc cầu thận giảm
nhẹ

60 - 89

Theo dõi, ước đoán tốc độ tiến triển
bệnh thận

Giảm mức lọc cầu thận
trung bình

30 - 59

Đánh giá và điều trị các biến chứng
do bệnh thận gây ra

Giảm mức lọc cầu thận
nặng

15 - 29

Chuẩn bị các phương pháp điều trị
thay thế thận

Biểu hiện

Suy thận mạn giai
đoạn cuối


< 15 hoặc
phải điều Bắt buộc điều trị thay thế thận nếu
trị thận có hội chứng tăng ure máu
nhân tạo

Bảng 1.1. 5 giai đoạn của bệnh thận mạn (theo GFR)

1.6. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN 3
Bệnh thận mạn có tiến triển suy giảm chức năng thận chậm trong nhiều năm, và
không hồi phục đến giai đoạn cuối. Nếu người bình thường khơng bệnh thận, sau 30
tuổi, mỗi năm theo sinh lý, mức lọc cầu thận giảm trung bình 1ml/phút/1,73m2 thì
bệnh thận mạn được gọi là tiến triển nhanh khi mỗi năm mất ≥ 5 ml/phút (theo
(Kidney Disease Improving Global Outcomes - KDIGO 2012).
Vào năm 2012, KDIGO của Hội Thận học Quốc Tế, giai đoạn 3 được tách thành
3a và 3b, kèm theo bổ sung albumine niệu vào trong bảng phân giai đoạn hỗ trợ cho
việc đánh giá tiên lượng và tiến triển của bệnh thận mạn. Phân lọai theo GFR (ml/phút/
1,73 m2):

15

Thang Long University Library


Suy thận
mạn giai
đoạn 3

Biểu hiện

3a


Giảm nhẹ đến
trung bình

3b

Giảm trung
bình đến nặng

Mức lọc cầu
Nguy cơ bệnh
thận
thận tiến triển
(ml/phút/1,73m2)
Nguy cơ trung
45 - 59
bình, cao và
rất cao
Nguy cơ cao
30 - 44
và rất cao

Tần suất
khám bệnh
mỗi năm
Ít nhất 2
lần/năm
Ít nhất 3
lần/năm


Bảng 1.2. Giai đoạn 3 của bệnh suy thận mạn (phân loại theo GFR)

1.7. KHÁI NIỆM NGƯỜI CAO TUỔI MẮC BỆNH SUY THẬN MẠN GIAI
ĐOẠN 3
Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể rút ra được khái niệm về người cao tuổi
mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn 3 như sau:
Là những công dân từ 60 tuổi trở lên có những thay đổi về tâm sinh lý, thu nhập
xã hội;
Gặp những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng thận kéo dài trên 3 tháng và
ảnh hưởng lên sức khỏe;
Biểu hiện bằng sự giảm mức lọc cầu thận trung bình đến nặng, có Mức lọc cầu
thận từ 30 - 59 (ml/phút/1,73m2);
Nguy cơ bệnh tiến triển từ trung bình, cao đến rất cao.
2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1. PHƯƠNG PHÁP DUY VẬT BIỆN CHỨNG
Phương pháp duy vật biện chứng địi hỏi trong q trình nghiên cứu phải đặt
CTXH cá nhân đối với người cao tuổi mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn 3 trong một
mối quan hệ tương tác khách quan tất yếu với các yếu tố khác như quy định, cơ chế
chính sách của bệnh viện đối với người cao tuổi, các tổ chức đoàn thể, đối tượng cần
trợ giúp. Các giải pháp được đề xuất không chỉ hướng đến việc củng cố những mối
quan hệ nội tại bên trong như trình độ, kiến thức, kĩ năng chuyên môn của NVCTXH
và đối tượng trợ giúp mà cịn có các giải pháp tác động vào các chủ thể xây dựng
chính sách, cơ chế trong việc tổ chức, thực hiện nhiệm vụ của NVCTXH với các hệ
thống khác để đạt được hiệu quả mong muốn cao nhất.

16


×